Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.67 KB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

CÙ THỊ BÍCH HIỀN

CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ MINH TRÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

CÙ THỊ BÍCH HIỀN

CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự
Mã số sinh viên: 1853801013051

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ MINH TRÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022




LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả
nêu trong Khóa luận chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các ví dụ
và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy, em viết lời cam đoan này kính đề nghị Khoa Luật Hình sự xem xét để em có
thể bảo vệ Khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tác giả khóa luận

Cù Thị Bích Hiền


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cơ của
trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cơ Khoa Luật Hình
sự đã tạo điều kiện để em được viết Khóa luận này. Và em cũng xin chân thành cảm
ơn Giảng viên Nguyễn Thị Minh Trâm đã nhiệt tình hướng dẫn em hồn thành tốt
Khóa luận.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên Khóa luận
khơng thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy
cơ để em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tác giả khóa luận

Cù Thị Bích Hiền


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

BLHS năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017)

CQĐT

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017)
Cơ quan điều tra

CTTP

Cấu thành tội phạm

QĐHP

Quyết định hình phạt

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao


TNHS

Trách nhiệm hình sự

VKS

Viện kiểm sát

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

BLTTHS năm 2015


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT
TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM ...........................................................................................................................9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
.................................................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .............................9
1.1.2. Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .....................11

1.1.3. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ............................12
1.2. Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong quyết định hình
phạt.........................................................................................................................16
1.3. Nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định
hình phạt ................................................................................................................18
1.3.1. Chỉ được áp dụng các tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 Bộ
luật hình sự năm 2015 ........................................................................................18
1.3.2. Những tình tiết đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì khơng
được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt ..19
1.3.3. Chỉ được phép áp dụng mức hình phạt trong khung hình phạt luật định 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................21
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC
TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ....................................22
2.1. Lịch sử hình thành quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự ...............................................................................22
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1985 .............................................................22
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999 .....................................................23
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2015 .....................................................23
2.1.4. Giai đoạn từ năm 2015 đến nay ...............................................................24
2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự ....................................................................................................................25
2.2.1. Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) ............25
2.2.2. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm
2015) ...................................................................................................................27


2.2.3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015) ...........................................................................................................28
2.2.4. Phạm tội có tính chất cơn đồ (điểm d khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)
............................................................................................................................29

2.2.5. Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) 31
2.2.6. Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS năm
2015) ...................................................................................................................32
2.2.7. Phạm tội 02 lần trở lên ( điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) ......33
2.2.8. Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm
2015) ...................................................................................................................34
2.2.9 Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi
trở lên (điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) .............................................37
2.2.10 Phạm tội đối với người ở trong tình trạng khơng thể tự vệ được, người
khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận
thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt
khác (điểm k khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) ...............................................38
2.2.11. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh
hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm l khoản 1 Điều
52 BLHS năm 2015.............................................................................................40
2.2.12. Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội (điểm m khoản
1 Điều 52 BLHS năm 2015) ...............................................................................43
2.2.13 Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều
người để phạm tội (điểm n khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) .........................43
2.2.14. Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội (điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm
2015) ...................................................................................................................44
2.2.15. Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu
tội phạm (điểm p khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) ........................................45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................46
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM ............................................................................................47
3.1 Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS trong pháp luật hình sự Việt
Nam ........................................................................................................................47
3.1.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................47



3.1.2. Những hạn chế, vướng mắc khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự theo quy định của BLHS năm 2015 .......................................................48
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc khi áp dụng các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam ............................68
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam .............................................................70
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự ...................................................................................70
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng tăng nặng
trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam .....................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Luật hình sự được đánh giá là có vai trị hết sức quan trọng, là cơng cụ để bảo vệ
các quan hệ xã hội, thông qua việc trừng phạt nghiêm minh các hành vi xâm hại đến
các quan hệ xã hội, bảo vệ tối đa và toàn diện quyền con người, quyền công dân. Tội
phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực được thể hiện dưới những dạng hành vi nguy hiểm
cho xã hội, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Cho nên, khi
một người được tun là có tội thì phải chịu sự trừng phạt của pháp luật về những
hành vi mà họ gây ra. Mỗi hành vi phạm tội của từng chủ thể, giai đoạn khác nhau
thì có sự khác nhau do đó TNHS đặt ra đối với họ cũng khác nhau. Bên cạnh các tiêu
chí trên, xuất phát từ các căn cứ QĐHP được quy định tại Điều 50 BLHS năm 2015
thì các tình tiết tăng nặng TNHS là một trong những căn cứ quan trọng trong việc
đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi và khả năng cải tạo, giáo dục người phạm

tội, là một trong những chứng cứ quan trọng để cơ quan, người tiến hành tố tụng có
cái nhìn tồn diện khi QĐHP đối với người phạm tội.
Trong thực tiễn công tác xét xử những năm qua cho thấy, vấn đề áp dụng các tình
tiết tăng nặng TNHS được quy định tại BLHS năm 2015 về cơ bản là chính xác, thống
nhất. Tuy nhiên, vẫn đang có một số trường hợp sai sót trong quy định, dụng tình tiết
tăng nặng TNHS chưa đúng, thiếu sót trong việc khơng áp dụng tình tiết tăng nặng
TNHS cho người phạm tội có tình tiết đó; cùng một tình tiết tăng nặng nhưng mỗi
Tòa án lại vận dụng ở mức độ khác nhau dẫn đến việc QĐHP quá nặng hoặc quá nhẹ
hay áp dụng nhầm lẫn giữa các tình tiết có tính chất gần giống nhau. Ngồi ra, quy
định của BLHS năm 2015 cịn có một số hạn chế nhất định dẫn đến việc làm giảm
hiệu quả của công tác này như áp dụng chưa chính xác tình tiết tăng nặng TNHS, áp
dụng chưa đầy đủ, đánh giá chưa chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội. Điều này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như
sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, công tác hướng dẫn pháp luật chưa đầy
đủ, trình độ chun mơn của người tiến hành tố tụng chưa cao, tranh tụng chưa hiệu
quả… Đây cũng là thực trạng chung của công tác áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS
trong giải quyết vụ án hình sự tại một số địa phương cũng như trên cả nước. Những
vấn đề này đặt ra yêu cầu phải tăng cường hiệu quả của cơng tác áp dụng tình tiết
tăng nặng TNHS đối với công tác xét xử vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh nói riêng
cũng như trong cả nước nói chung. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này sinh viên
xin chọn chủ đề: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt
Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


2
Các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại điều 52 BLHS năm 2015 đã được
đề cập, phân tích trong các cơng trình nghiên cứu khoa học, một số giáo trình, sách
tham khảo, báo, tạp chí và luận văn như:
* Sách chuyên khảo, giáo trình:

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB.
Cơng an nhân dân. Giáo trình đã trình bày những nội dung cơ bản của mơn học Luật
Hình sự Việt Nam (phần chung), gồm: khái niệm, nhiệm vụ, các nguyên tắc cơ bản,
nguồn của Luật Hình sự; các yếu tố của tội phạm, CTTP; TNHS và hình phạt; QĐHP;
các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt…Giáo trình trình bày các tình tiết
tăng nặng TNHS chung được quy định trong BLHS năm 2015. Tuy nhiên, chỉ đề cập
đến những vấn đề lý luận chung của các tình tiết tăng nặng TNHS như: khái niệm,
phân loại, vai trò, ý nghĩa và quá trình phát triển của các tình tiết tăng nặng TNHS
mà vẫn chưa cho thấy được thực tiễn áp dụng cũng như những bất cập tồn tại trong
thực tế của các tình tiết TNHS.
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam – Phần chung (tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB. Hồng Đức.
Nội dung cơ bản của giáo trình gồm: Khái niệm, nguyên tắc, nhiệm vụ, các nguyên
tắc của Luật hình sự; đạo luật của Luật Hình sự; tội phạm, CTTP; khách thể, chủ thể
của tội phạm; mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm; các giai đoạn thực hiện
tội phạm; đồng phạm; các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi; TNHS và hình phạt; hệ thống hình phạt; QĐHP; miễn, giảm TNHS và xóa án tích;
TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; TNHS đối với pháp nhân thương mại
phạm tội. Tài liệu này đã cung cấp những vấn đề cơ bản liên quan đến TNHS và hình
phạt nhưng chưa đi sâu phân tích cụ thể về lý luận, lịch sử hình thành hay điều chỉnh
pháp luật liên quan đến vấn đề này trong thực tiễn. Tài liệu chỉ đề cập đến các tình
tiết tăng nặng TNHS một cách khái quát và chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về các
tình tiết này.
-

Đinh Văn Quế (2000), Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS trong luật Hình

sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Tài liệu này đã giải thích rõ ràng cách
hiểu của từng tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong BLHS năm 1999. Trong
đó, tác giả vừa nêu ra các quan điểm khác nhau trên thực tế và quan điểm của mình

về từng tình tiết tăng nặng TNHS cụ thể, đồng thời đưa ra được một số bật cập trong
cách quy định của một số tình tiết tăng nặng TNHS cụ thể như: lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để phạm tội; Tái phạm, tái phạm nguy hiểm…Tuy nhiên, vẫn chưa thể
hiện được thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS này trên thực tế. Tài liệu


3
này chỉ mới tập trung vào cách quy định của các tình tiết tăng nặng TNHS trong
BLHS năm 1999 cho nên vẫn cịn khía cạnh thực tiễn chưa khai thác.
Những sách chuyên khảo và giáo trình hầu như chỉ dừng lại ở việc nêu ra khái
quát những vấn đề về mặt lý luận với mục đích làm rõ cho người đọc trên phương
diện nghiên cứu quy định pháp luật mà không đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn áp
dụng cũng như những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng
TNHS trên thực tế. Cho nên chỉ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu cơ bản về mặt lý luận
và cung cấp kiến thức tổng quan về khái niệm mà chưa làm rõ được việc áp dụng trên
thực tế để thấy được đã đạt những thành tựu gì hay gặp phải những bất cập, khó khăn
gì để hướng các đọc giả đưa ra các nghiên cứu mới về vấn đề các tình tiết tăng nặng
TNHS trong Luật hình sự Việt Nam.
* Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học
- Trần Thị Mỹ Dung (2006), Các tình tiết tăng nặng TNHS theo luật hình sự
Việt Nam – Những vấn đề Lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật,
Đại học Luật TP. HCM. Đã Làm rõ các nội dung lý luận cơ bản về các tình tiết tăng
nặng TNHS, tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện. Điển hình
như cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết, rõ ràng quy định về các tình tiết
tăng nặng TNHS. Cần có sự giải thích rõ ràng của cơ quan có thẩm quyền thế nào là
“Tăng nặng TNHS”. Phân biệt tình tiết tăng nặng TNHS với các tình tiết khác trong
vụ án. Hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự, đào tạo những người tiến hành tố tụng
có chun mơn, nghiên cứu sâu sắc về các tình tiết tăng nặng TNHS, có tâm trong
q trình áp dụng pháp luật. Phối hợp giữa CQĐT, VKS, tòa án với các cơ quan khác
để bảo vệ và đảm bảo lợi ích hợp pháp của bị cáo. Tuy nhiên, những giải pháp chỉ

được nêu một cách khái qt, khơng có các biện pháp cụ thể nhất cho các công tác áp
dụng pháp luật cụ thể cũng như định hướng nhà làm luật phải sửa đổi, bổ sung hay
ban hành văn bản hướng dẫn để hồn thiện pháp luật về các tình tiết tăng nặng TNHS
cụ thể như thế nào. Vì thế, cơng trình vẫn chưa cho thấy được hướng hồn thiện pháp
luật đối với các tình tiết tăng nặng TNHS một cách rõ ràng và hiệu quả nhất.
- Vũ Văn Phong (2006), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật
hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học luật TP. HCM. Luận văn đã làm sáng tỏ
các cơ sở lý luận và nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS. Trên cơ sở đó,
đi vào việc phân tích một số hạn chế, vướng mắc thường gặp trong thực tiễn áp dụng.
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết này khi QĐHP,
từ góc độ hồn thiện pháp luật, áp dụng pháp luật, giải thích pháp luật và các giải
pháp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành
pháp luật. Tuy nhiên, luận văn tập trung phân tích các tình tiết tăng nặng TNHS được


4
quy định trong BLHS năm 1999 và chỉ dừng lại ở việc phân tích sơ bộ, khái quát, chỉ
đưa ra thực tiễn áp dụng cho một vài tình tiết trong hệ thống các tình tiết tăng nặng
TNHS mà trong đó có các tình tiết cịn giá trị áp dụng hiện nay như: phạm tội đối với
phụ nữ có thai, người già, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp, xúi giục người chưa thành niên phạm tội,…Cịn lại, các tình tiết khác vẫn
chưa được đề cập và với sự phát triển của xã hội đã xuất hiện những tình tiết tăng
nặng mới được quy định trong BLHS năm 2015 mà luận văn này không thể thể hiện
hết được.
- Ngơ Thị Tuyến (2011), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ
luật hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Đại học Luật TP. HCM.
Tập trung phân tích từng nội dung của từng tình tiết tăng nặng TNHS cụ thể. Tìm
hiểu những thực tế áp dụng và những mâu thuẫn, bất cập cịn tồn tại trong q trình
áp dụng. Đưa ra các đề xuất hoàn thiện bổ sung cũng như bỏ bớt một số tình tiết
khơng hợp lý và sắp xếp các tình tiết tăng nặng theo một trình tự hợp lý nhất. Tuy

nhiên, luận văn mới chỉ đưa ra các kiến nghị hoàn thiện trong quy định pháp luật mà
chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cho quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế.
Trong khi, hoạt động áp dụng pháp luật cực kỳ quan trọng đối với mỗi quy định pháp
luật nhưng tác giả lại không đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động này trên thực
tế. Việc hoàn thiện quy định pháp luật về mặt lý luận mà khơng có giải pháp áp dụng
trên thực tế thì những kiến nghị hồn thiện đó sẽ khơng có ý nghĩa. Ngồi ra, tác giả
chỉ đưa ra kiến nghị hồn theo hướng bổ sung thêm tình tiết tăng nặng TNHS mà
khơng có đề cập đến hồn thiện các tình tiết tăng nặng TNHS cụ thể mặc dù có rất
nhiều tình tiết cụ thể cịn nhiều bất cập và vướng mắc.
- Nguyễn Thị Thùy Dương (2020), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ
thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội. Luận
văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng TNHS. Qua việc
phân tích thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn đề xuất một số giải pháp đảm
bảo áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng TNHS trong thực tiễn xét xử các vụ án hình
sự. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu và phân tích các tình tiết tăng nặng
TNHS chung được quy định và sử dụng theo khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 và
chỉ giới hạn chủ thể áp dụng là cá nhân do TAND tỉnh Bắc Ninh chưa có vụ án nào
truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Cho nên, luận văn vẫn chưa thể hiện được hết các
bất cập của các tình tiết tăng nặng TNHS trên cả nước.
- Thạch Thị Chi Na (2021), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Luật
hình sự Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Đại học luật TP. Hồ Chí Minh. Đề tài đã
nghiên cứu các tình tiết tăng nặng TNHS theo nghĩa rộng bao gồm: tình tiết tăng nặng


5
là dấu hiệu định tội, tình tiết tăng nặng là dấu hiệu định khung, tình tiết tăng nặng
TNHS tại Điều 52 BLHS năm 2015. Trong đó, ở khía cạnh các tình tiết tăng nặng
TNHS quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015, tác giả đã bổ sung thêm tình tiết phạm
nhiều tội, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, cá nhân để phạm tội, phạm tội có
tính chất táo bạo, liều lĩnh, xúi giục người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần

phạm tội. Ngồi ra, khóa luận vẫn chưa hề đưa ra được thực tiễn áp dụng của các tình
tiết tăng nặng TNHS quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015 mà chỉ phân tích được
những tồn tại trong quy định pháp luật mà thôi. Những kiến nghị bổ sung của khóa
luận này về các tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 52 BLHS năm 2015 đang bị trùng
lặp so với các tình tiết TNHS sẵn có và chưa thực sự cần thiết.
Có thể thấy đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên
quan đến các tình tiết tăng nặng TNHS rất đa dạng. Có các cơng trình nghiên cứu các
tình tiết tăng nặng TNHS ở nghĩa rộng, nghĩa hẹp, ở một địa phương cụ thể hay một
số địa phương trên cả nước và ở các chủ thể được áp dụng khác nhau. Các cơng trình
cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng pháp luật về việc
áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS trong thực tế. Tuy nhiên, mỗi cơng trình đi theo
một khía cạnh cụ thể, chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách cụ thể và toàn
diện cả mặt lý luận lẫn thực tiễn đầy đủ nhất trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, một số
tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội vì động cơ đê hèn”, “xúi giục người dưới 18 tuổi
phạm tội” theo tác giả mà những tình tiết có nhiều vướng mắc, bất cập nhất vẫn chưa
có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Tạp chí nghiên cứu khoa học:
- Nam Phương (2011), “Áp dụng tình tiết định khung tăng nặng hay tình tiết
tăng nặng TNHS” , Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật, (số 10). Bài viết phân tích các
khái niệm về tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng TNHS. Thơng qua
đó thấy được cách hiểu của từng tình tiết với vai trị khác nhau và nên áp dụng tình
tiết nào với vai trò như thế nào để phù hợp với vụ án cụ thể nhất. Tuy nhiên, bài viết
không đề cập đến thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp để hồn thiện các tình tiết
tăng nặng với vai trị là tình tiết tăng nặng TNHS.
- Phí Thành Chung (2015), “Hồn thiện quy định của BLHS về phạm tội có tổ
chức” , Tạp chí Tịa án Nhân dân kỳ II tháng 5, (số 10). Bài viết tập trung nghiên cứu
về tình tiết “phạm tội có tổ chức” với vai các vai trị khác nhau. Từ đó cho thấy được
thực trạng một số bất cập và đưa ra giải pháp hoàn thiện cho chế định phạm tội có tổ
chức. Tuy nhiên, bài viết chỉ thể hiện được một tình tiết duy nhất là “phạm tội có tổ
chức” nên vẫn chưa thấy được toàn diện thực trạng và bất cập của tất cả các tình tiết

tăng nặng khác.


6
-

Nguyễn Đức Hạnh (2018), “Những điểm mới về các tình tiết giảm nhẹ, tăng

nặng trách nhiệm hình sự”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (số 04). Bài viết đã so sánh,
bình luận và phân tích các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS được quy định trong
BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015, góp phần làm phong phú thêm những nghiên
cứu lý luận của chế định này, nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học pháp lý pháp
luật hình sự. Nhưng chưa nêu được thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS
và chưa có giải pháp nào để hoàn thiện chúng.
Các bài viết trên rất đa dạng khai thác nhiều vấn đề có liên quan đến các tình tiết
tăng nặng TNHS nhưng cũng chỉ xuất phát từ một khía cạnh nhỏ. Các tác phẩm trên
chỉ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu từ từng góc độ nhỏ từ một hoặc một vài tình tiết tăng
nặng TNHS mà khơng mang tính chất bao qt và tồn diện mọi vấn đề thuộc các
tình tiết tăng nặng TNHS. Ngồi ra, các bài viết chỉ đi sâu vào thực tiễn là chủ yếu,
ít đi sâu vào các vấn đề lý luận cơ bản của các tình tiết tăng nặng TNHS cho nên vẫn
chưa thấy được các nghiên cứu bất cập trong quy định pháp luật về các tình tiết tăng
nặng TNHS.
Các cơng trình nghiên cứu trên đều tiếp cận về các tình tiết tăng nặng TNHS ở
nhiều khía cạnh khác nhau và với các mục đích khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu
hầu hết đã làm rõ được các vấn đề lý luận cơ bản của các tình tiết tăng nặng TNHS,
đồng thời cho thấy được thực tiễn áp dụng và các bất cập tồn tại trong các quy định
TNHS ở cả BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015. Do đó, các tình tiết tăng nặng
TNHS chỉ mới được nghiên cứu một cách khái quát, tổng thể cũng như mới làm rõ
những góc độ, những khía cạnh nhỏ của các tình tiết tăng nặng TNHS. Tác giả sẽ
nghiên cứu, kế thừa trong khóa luận của mình. Khóa luận này sẽ đi sâu vào tình hiểu,

làm rõ hơn nội dung cũng như thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS tại
Điều 52 BLHS năm 2015. Từ đó, có những kiến nghị, những đóng góp sửa đổi, bổ
sung nhằm hồn thiện hơn các quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt là làm rõ
các tình tiết tăng nặng TNHS mặc dù có nhiều bất cập nhưng vẫn chưa được nêu ra ở
các cơng trình nghiên cứu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng TNHS
trong BLHS năm 2015 của pháp luật hình sự Việt Nam. Qua việc phân tích các vấn
đề lý luận, thực tiễn áp dụng pháp luật, khóa luận đề xuất một số giải pháp đảm bảo
áp dụng đúng quy định các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 52 BLHS
năm 2015. Ngoài ra, bổ sung những tình tiết tăng nặng TNHS mà nhà làm luật chưa
quy định trong BLHS năm 2015.


7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích và làm rõ khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS, từ đó phân
tích đặc điểm pháp lý của các tình tiết tăng nặng TNHS.
Thứ hai, trình bày các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 52 BLHS
năm 2015 từ đó phân tích và tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật hình
sự về các tình tiết tăng nặng TNHS.
Thứ ba, phân tích thực trạng áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định
của BLHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng quy định này thơng qua các vụ việc cụ thể.
Thứ tư, trình bày một số giải pháp hoàn thiện quy định các tình tiết tăng nặng
TNHS để từ đó áp dụng hiệu quả trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quy định các tình tiết tăng nặng TNHS tại
Điều 52 BLHS năm 2015.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: khóa luận nghiên cứu và phân tích các tình tiết tăng nặng TNHS
được quy định tại điều 52 BLHS năm 2015.
Về không gian: trên địa bàn cả nước.
Về thời gian: trong giai đoạn năm năm từ năm 2017 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận là phép duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin về nhà nước và pháp luật, về tội phạm
học, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nguyên tắc xử lý tội phạm và chính sách
hình sự trong luật Hình sự Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các
phương pháp cụ thể như sau:
+ Phương pháp lịch sử: nhằm làm rõ những điều kiện, hoàn cảnh khách quan của
việc ban hành và sự kế thừa, thay đổi những quy định của pháp luật về các tình tiết
tăng nặng TNHS qua các thời kỳ.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: để phân tích, giải thích và đánh giá nội dung
quy định của pháp luật, những quan điểm khoa học pháp lý, quan điểm áp dụng pháp
luật của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời hệ thống hóa những vấn đề đã phân tích,
đánh giá thành những tiêu chí nghiên cứu có tính khái qt cao.


8
+ Phương pháp thống kê: nhằm làm rõ thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng
TNHS trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay qua số liệu xét xử các vụ án hình sự.
Các phương pháp này giúp tác giả nghiên cứu, giải thích và làm rõ các nội dung
từ quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng của các tình tiết tăng nặng TNHS.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục bản án kèm

theo, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự trong luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự
Chương 3: Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam


9
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự
1.1.1. Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội.
TNHS được thể hiện cụ thể trên thực tế bằng những QĐHP do Tòa án ban hành sau
một quá trình điều tra và xét xử. Trong q trình đó, yếu tố quan trọng là việc suy xét
đến từng yếu tố, từng hành vi phạm tội cụ thể đồng thời căn cứ vào các quy định của
BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân
người phạm tội, các tình tiết khác liên quan đến vụ án mới đưa ra được một QĐHP
chính xác nhất. Nằm trong q trình quan trọng đó, có ý nghĩa trong việc đánh giá
QĐHP cuối cùng của Tòa án phụ thuộc phần nhiều vào các tình tiết có tính chất giảm
nhẹ hoặc tăng nặng TNHS đối với người phạm tội. Nó được đưa ra để làm căn cứ
xem xét, cân nhắc khi xác định TNHS nhằm đáp ứng yêu cầu của các nguyên tắc cơ
bản của luật hình sự Việt Nam. Mặc dù các tình tiết tăng nặng TNHS có một vai trị
rất đặc biệt như vậy nhưng trong pháp luật hiện hành, các nhà làm luật không ghi
nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm như thế nào được gọi là tình tiết tăng nặng
TNHS.

Trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng có đa dạng các quan điểm về khái
niệm các tình tiết tăng nặng TNHS. Có quan điểm cho rằng: “Các tình tiết tăng nặng
TNHS là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một
loại tội phạm tăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi là căn cứ để
tăng nặng TNHS đối với trường hợp phạm tội đó”.1 Quan điểm khác cho rằng: “Các
tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết trong một vụ án cụ thể làm tăng mức độ
nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm
khắc hơn trong một khung hình phạt”.2 Ngồi ra, cịn có ý kiến khác cho rằng: “Các
tình tiết tăng nặng TNHS là các tình tiết được quy định trong BLHS phản ánh mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo, giáo dục của người
phạm tội. Các tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa trong việc QĐHP, làm tăng hình
phạt trong giới hạn một khung hình phạt,…”.3

1

Nguyễn Ngọc Hịa và Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, NXB Tư pháp, tr.116.
Đinh Văn Quế (2009), Bình luận khoa học về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, NXB Tổng hợp, tr.12.
3
Dương Tuyết Miên (2003), Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS theo BLHS 1999, Tạp chí TAND (1),
tr.19.
2


10
Hiểu theo nghĩa rộng, các tình tiết tăng nặng TNHS là yếu tố làm thay đổi mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, quyết định trực tiếp đến mức hình
phạt cụ thể cũng như các biện pháp tư pháp khác mà Tòa án áp dụng đối với người
phạm tội. Nếu hiểu theo nghĩa rộng này thì các tình tiết tăng nặng TNHS sẽ bao gồm:
các tình tiết định tội tăng nặng, định khung tăng nặng và các tình tiết tăng nặng TNHS
trong một khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Cách hiểu

này bao quát tất cả các tình tiết làm tăng nặng mức hình phạt của người phạm tội.
Tuy nhiên, việc hiểu một cách bao quát như vậy rất dễ nhầm lẫn trong việc nghiên
cứu, phân biệt các khái niệm của các tình tiết với từng vai trị khác nhau cho người
đọc. Tại Điều 52 đã quy định với cái tên “Các tình tiết tăng nặng TNHS” thì đa số
khi nhắc đến các tình tiết tăng nặng TNHS, đọc giả chỉ nghĩ đến Điều 52.
Hiểu theo nghĩa hẹp, các tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết trong một vụ
án hình sự, làm tăng mức độ nghiêm trọng của tội phạm và những người phạm tội
phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn so với người khơng có tình tiết tăng nặng đó.
Hiểu theo cách này thì các tình tiết tăng nặng TNHS chính là những quy định tại
khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Cách hiểu này mặc dù loại bỏ các tình tiết tăng
nặng với vai trị định tội và định khung nhưng lại hợp lý hơn. Tác giả đồng ý với cách
hiểu các tình tiết tăng nặng TNHS theo nghĩa hẹp. Bản chất tên gọi các tình tiết tăng
nặng TNHS là làm tăng mức hình phạt mà người phạm tội phải chịu khi có các tình
tiết đó. Cịn các tình tiết tăng nặng là dấu hiệu định khung hay dấu hiệu định tội mặc
dù cũng làm tăng mức hình phạt của người phạm tội nhưng hình phạt tăng nặng đó
thực chất được sinh ra ngay từ lúc người phạm tội thực hiện tội phạm. Cho đến khi
xét xử thì Tịa chỉ cần xác định đúng tội, đúng khung hình phạt tức là đã phản ánh
hình phạt đó xứng đáng với người phạm tội. Cịn các tình tiết tăng nặng TNHS có
nghĩa là khi họ đã được ấn định một tội phạm, một khung hình phạt cụ thể nhưng thay
vì người khơng có các tình tiết tăng nặng thì sẽ ở mức án thấp hơn trong khung hình
phạt đó cịn người mà có các tình tiết tăng nặng thì lại ở mức án cao hơn cũng ở trong
khung hình phạt đó để cho người phạm tội biết hành vi của họ nguy hiểm hơn và cần
được răn đe bằng cách tăng mức hình phạt so với người khác.
Có thể thấy, các tình tiết tăng nặng TNHS là sự thể hiện theo hướng làm tăng lên
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và chúng chỉ mang tính chất ảnh hưởng đến
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cho nên các tình tiết này chỉ được
xem xét, cân nhắc sau khi đã định tội danh và khung hình phạt.
Từ những phân tích trên cũng như căn cứ vào những ưu nhược điểm của các quan
điểm về khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS thì quan điểm của tác giả cho rằng
khái niệm các tình tiết tăng nặng TNHS như sau: “Các Tình tiết tăng nặng trách



11
nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, là căn cứ để Tịa án quyết định hình phạt, chúng khơng có ý nghĩa trong
việc định tội mà chỉ có ý nghĩa trong việc lượng hình”.
1.1.2. Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Thứ nhất, tình tiết tăng nặng TNHS là một trong các căn cứ để Tòa án QĐHP
được quy định tại Điều 50 BLHS năm 2015. Khi QĐHP, Tòa án căn cứ vào quy định
của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS. Căn cứ vào các
tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS là một căn cứ rất quan trọng giúp thực hiện
đúng các nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự Việt Nam như: nguyên tắc pháp chế
XHCN, ngun tắc cơng bằng, ngun tắc phân hóa TNHS, ngun tắc cá thể hóa
hình phạt…
Thứ hai, tình tiết tăng nặng TNHS xuất hiện trong một tội phạm cụ thể và đối với
người phạm tội cụ thể. Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội
nào thì chỉ có ý nghĩa tăng nặng đối với cá nhân đó, tình tiết tăng nặng chung với tất
cả các bị cáo trong vụ án đồng phạm thì áp dụng cho tất cả các bị cáo đó.
Thứ ba, tình tiết tăng nặng TNHS làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, phản ánh tính chất nguy hiểm hơn so với các tội phạm khơng có
các tình tiết tăng nặng. Tức là hậu quả pháp lý mà nó gây ra tăng lên đáng kể so với
trách nhiệm cơ bản mà một người phạm tội phải gánh chịu. Khi xuất hiện các tình tiết
này trong vụ án cho phép Tịa án tăng mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội
giới hạn trong phạm vi một khung hình phạt. Các tình tiết tăng nặng TNHS chỉ làm
thay đổi mức độ nguy hiểm chứ khơng làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội
của một hành vi phạm tội, nó chỉ có ý nghĩa trong việc lượng hình với tội phạm.
Thứ tư, tình tiết tăng nặng TNHS khơng có ý nghĩa định tội, định khung hình phạt.
Đặc điểm này được quy định tại khoản 2 Điều 52 BLHS năm 2015 “Các tình tiết đã
được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì khơng

được coi là tình tiết tăng nặng”. Tuy nhiên, với mỗi loại tội phạm khác nhau và trong
từng tội phạm cụ thể thì vai trị của các tình tiết cũng khác nhau. Cũng cùng một tình
tiết tuy nhiên trong vụ án này là tình tiết tăng nặng TNHS nhưng ở vụ án khác lại là
tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt. Cho nên, cần xác định rõ ràng vai trị của
các tình tiết trong từng hồn cảnh cụ thể một cách chính xác.
Thứ năm, các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định cụ thể trong BLHS. Chỉ
những tình tiết nào được quy định trong BLHS mới được xem là tình tiết tăng nặng
TNHS và các văn bản pháp luật khác ngồi BLHS thì khơng chứa đựng các tình tiết
này.


12
Thứ sáu, các tình tiết tăng nặng TNHS được pháp luật quy định mang tính chất
hạn chế, khơng áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS nằm ngồi khoản 1 Điều 52
BLHS năm 2015. Khác với việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho phép Tịa
án linh hoạt trong quá trình áp dụng, được phép coi tình tiết khác ngồi những tình
tiết quy định trong BLHS là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ
trong bản án.4
1.1.3. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS là một việc làm cần thiết, hoạt động này
giúp cho việc nghiên cứu, nhận thức, và vận dụng chúng trong thực tiễn. Các tình tiết
tăng nặng TNHS được quy định lần lượt tại Điều 52 BLHS năm 2015. Nhà làm luật
quy định các tình tiết này dưới dạng liệt kê và sự sắp xếp này không theo bất kỳ một
nguyên tắc cụ thể nào mà chủ yếu căn cứ vào sự khác nhau về chất của từng trường
hợp. Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, vẫn chưa có một quan điểm thống nhất nào
về việc phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS mà còn tồn tại rất nhiều quan điểm
khác nhau như:
Quan điểm thứ nhất, có thể chia các tình tiết tăng nặng TNHS thành ba nhóm:
nhóm tình tiết thuộc về phương diện khách quan, nhóm các tình tiết thuộc về phương
diện chủ quan và nhóm các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội.5

Quan điểm thứ hai, có thể chia các tình tiết tăng nặng TNHS thành ba nhóm: nhóm
các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhóm
các tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội và nhóm những
tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội.6
Quan điểm thứ ba, các tình tiết tăng nặng TNHS có thể chia thành 2 nhóm sau:
nhóm các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhóm các
tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội.7 Tác giả Dương
Tuyết Miên trong cuốn sách “Định tội danh và quyết định hình phạt” xuất bản năm
2021, Nhà xuất bản Tư Pháp cũng có cùng quan điểm về việc phân loại các tình tiết
tăng nặng TNHS như trên.
Các quan điểm trên đều có các tiêu chí phân loại khác nhau nhưng đều làm sáng
tỏ vai trị của các tình tiết tăng nặng TNHS đối với quá trình QĐHP. Dựa trên sự kế

4

Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Đinh Văn Quế (2000), Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, NXB Chính trị Quốc gia, tr.326.
6
Trường Đại học luật TP. HCM (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần chung, Trần Thị Quang
Vinh, NXB Hồng Đức, tr.316.
7
Trường Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần chung, Nguyễn Ngọc Hịa,
NXB Cơng an nhân dân, tr.308.
5


13
thừa và tiếp thu của bản thân, tác giả phân loại các tình tiết tăng nặng dựa trên 3 tiêu
chí với 3 góc nhìn khác nhau như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào các yếu tố CTTP chia các tình tiết tăng nặng TNHS thành

ba nhóm:
a) Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc mặt khách quan của tội phạm
Những tình tiết này thuộc về dấu hiệu bên ngoài của tội phạm, có ý nghĩa làm tăng
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã xảy ra so với những trường
hợp phạm tội khơng có các tình tiết này. Bao gồm các tình tiết sau:
-

Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
Phạm tội có tính chất cơn đồ (điểm d khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)

b) Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc mặt chủ quan của tội phạm
Các tình tiết tăng nặng TNHS phản ánh quá trình hoạt động tâm lý diễn ra bên
trong của người phạm tội, làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội. Bao gồm các tình tiết như sau:
- Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS)
c) Các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh
bản chất người phạm tội. Những đặc điểm, dấu hiệu này tác động với những tình
huống, hồn cảnh khách quan đã tạo ra xử sự phạm tội. 8 Những tình tiết thuộc về
nhân thân người phạm tội là những tình tiết phản ánh các đặc điểm thuộc về con
người của người phạm tội, thể hiện tính nguy hiểm ít nhiều của người phạm tội.
Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng quan trọng đến
việc phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội. Đặc biệt, các
tình tiết này khơng chỉ làm cho hành vi phạm tội trở nên nguy hiểm hơn mà cá nhân
người phạm tội cũng nguy hiểm hơn so với các trường hợp thông thường khác. Bao
gồm các tình tiết như sau:
- Phạm tội có tính chất chun nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Phạm tội 02 lần trở lên (điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)

Thứ hai, căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chia các tình tiết
tăng nặng TNHS thành các nhóm:
a) Tình tiết phản ánh đối tượng bị xâm hại là các đối tượng đặc biệt

8

Trường Đại học Luật TP. HCM (2008), Tập bài giảng Tội phạm học, NXB Hồng Đức, tr.88.


14
Một số đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ đặc biệt vì họ là những người khơng
có khả năng tự vệ hoặc khả năng tự vệ hạn chế từ nhận thức lẫn hành động và đòi hỏi
sự bảo vệ của mọi người trước sự xâm hại. Việc xâm phạm đến những đối tượng này
đã làm cho mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cao hơn với các trường
hợp phạm tội khơng có tình tiết này. Bao gồm các tình tiết như sau:
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở
lên (điểm I khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Phạm tội đối với người ở trong tình trạng khơng thể tự vệ được, người khuyết
tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc
người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác (điểm k
khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
b) Tình tiết phản ánh tính nguy hiểm của hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội sẽ có tính nghiêm trọng hơn so với hành vi phạm tội trong
trường hợp bình thường nếu có các tình tiết như:
- Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
-

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1 Điều 52 BLHS

2015)

- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội (điểm m khoản 1
Điều 52 BLHS 2015)
-

Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người

để phạm tội (điểm n khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
c) Tình tiết phản ánh mức độ lỗi
Khi xuất hiện các tình tiết tăng nặng TNHS thì mức độ lỗi của người phạm tội rõ
ràng cao hơn trường hợp phạm tội thông thường. Hành vi phạm tội càng bị thúc đẩy
khi mức độ lỗi của người phạm tội càng cao, càng quyết tâm đến cùng. Các tình tiết
thể hiện mức độ lỗi bao gồm:
- Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
-

Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)

d) Tình tiết phản ánh các đặc điểm nhân thân của người phạm tội
Các tình tiết này ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội cũng như mức độ nguy hiểm của người phạm tội. Tương tự phần phân tích tại mục
c nhỏ của căn cứ phân loại thứ nhất, các tình tiết nhóm này cũng bao gồm 3 tình tiết
tại điểm b, điểm g, điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.
e) Tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội
Những tình tiết này thuộc về mặt tâm lý, suy nghĩ và hành động của người phạm
tội. Chúng cho thấy được khả năng cải tạo, làm thay đổi những suy nghĩ, hành động


15
tiêu cực của người phạm tội, thể hiện hình phạt đã áp dụng đối với người phạm tội đã
đúng mức hay chưa, đã tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

phạm tội hay chưa. Hình phạt khi có các tình tiết tăng nặng này xuất hiện khơng chỉ
nhằm trừng trị người phạm tội mà cịn giáo dục họ thành người có ích cho xã hội,
ngăn ngừa tội phạm mới, đấu tranh phòng chống tội phạm. Bao gồm các tình tiết:
- Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội
phạm (điểm p khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
Thứ ba, căn cứ vào tính tồn diện và đầy đủ của tất cả các yếu tố có trong các
tình tiết tăng nặng TNHS, chia chúng thành ba nhóm sau:
a) Nhóm các tình tiết thuộc về đối tượng tác động của hành vi phạm tội:
Các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về đối tượng tác động của hành vi phạm tội
là những tình tiết cho thấy đối tượng mà người phạm tội đã tác động đến là những
chủ thể nào trong xã hội. Các đối tượng này là những chủ thể đặc biệt, yếu thế hoặc
có một số hạn chế nhất định về mặt thể chất và được pháp luật ưu tiên bảo vệ. Do
vậy, khi người phạm tội tác động đến các đối tượng trên thì sẽ phải gánh chịu những
hậu quả bất lợi hơn. Bao gồm các tình tiết:
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên
(điểm I khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
-

Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết

tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc
người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác (điểm k
khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội (điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
b) Nhóm các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội:
Tương tự sự phân tích tại mục c nhỏ của căn cứ phân loại thứ nhất, những tình tiết
thuộc về nhân thân người phạm tội bao gồm các tình tiết:
- Phạm tội có tính chất chun nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1 Điều 52 BLHS
2015)

- Phạm tội 02 lần trở lên (điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội (điểm m khoản 1 Điều
52 BLHS 2015)
- Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để
phạm tội (điểm n khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)


16
-

Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội

phạm (điểm p khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
c) Nhóm các tình tiết thuộc về cách thức, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội:
Các tình tiết thuộc về cách thức, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội là những
tình tiết cho thấy những điều kiện, công cụ, thủ đoạn và phương thức mà người phạm
tội đã sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế. Đồng thời các tình tiết này
là tiềm ẩn của sự nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Những tình tiết này
khơng chỉ là cơ sở, là tiền đề để người phạm tội thực hiện hành vi mà còn là những
phương thức mà người phạm tội sử dụng để che giấu, để thủ tiêu bằng chứng về hành
vi phạm tội. Những phương tiện, cách thức trên được quy định là tình tiết tăng nặng
TNHS xuất phát từ tính nguy hiểm cao độ của nó so với những trường hợp thực hiện
tội phạm dưới những hình thức thơng thường. Cụ thể, bao gồm các tình tiết:
- Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Phạm tội có tính chất cơn đồ (điểm d khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS 2015)
- Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc
những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm l khoản 1 Điều 52 BLHS

2015).
Mỗi cách phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS đều chỉ mang tính tương đối, có
một sự hợp lý nhất định và ý nghĩa đối với thực tiễn áp dụng. Do vậy, việc phân chia
rạch ròi các nhóm nội dung của tình tiết tăng nặng TNHS cũng chưa thể mang tính
tuyệt đối và mỗi cách phân loại đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Vì thực
tế có những tình tiết xếp vào nhóm nào cũng có sự hợp lý và hạn chế riêng. Tuy nhiên,
sự phân chia dựa trên các căn cứ trên cũng có ý nghĩa cao trong việc nghiên cứu các
tình tiết tăng nặng TNHS về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, đảm bảo cho
việc thực hiện tốt hơn các ngun tắc cá thể hóa hình phạt.
1.2. Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong quyết định
hình phạt
Các tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau và
đặc biệt đối với việc QĐHP. Vận dụng đúng đắn các tình tiết tăng nặng giúp cho việc
cá thể hóa hình phạt được đúng đắn. Tuy nhiên, để hiểu rõ về ý nghĩa của các tình tiết
tăng nặng TNHS, phải hiểu rõ ý nghĩa của chúng trên ba phương diện:
- Ý nghĩa về mặt chính trị
Các tình tiết tăng nặng TNHS đã thể hiện rõ ràng và cụ thể hóa chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về tội phạm và TNHS. Cụ thể, tại


17
khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 Đảng và nhà nước đã thể hiện kết hợp giữa nghiêm
trị với chế độ khoan hồng. Nghiêm trị đối với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy,
ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
phạm tội. Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính
chất chun nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời khoan hồng
đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập cơng chuộc
tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc
trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường
thiệt hại gây ra.9

Các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định thể hiện chính sách phân hóa TNHS
trong luật và cá thể hóa hình phạt khi xác định TNHS đối với người phạm tội. Đồng
thời giáo dục, khuyến khích những người phạm tội hịa nhập cộng đồng, sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt, cải tạo họ sống và làm việc đề cao
và chấp hành pháp luật. Ngoài ra, việc quy định các tình tiết tăng nặng TNHS cịn có
tác dụng thống nhất việc vận dụng đường lối xét xử của Tòa án trong cả nước, hạn
chế việc áp dụng tùy tiện, tránh việc mỗi địa phương áp dụng một kiểu dẫn đến khiếu
kiện do áp dụng không thống nhất trái với quan điểm của Đảng và nhà nước. Đồng
thời đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN trong lĩnh vực hình sự.
-

Ý nghĩa về mặt xã hội

Các tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện cơng
bằng xã hội trong lĩnh vực xử lý tội phạm. Các tình tiết là căn cứ đánh giá mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, là cơ sở để xác định mức độ TNHS và
hình phạt đối với người phạm tội. Nếu khơng có các tình tiết tăng nặng thì việc QĐHP
giới hạn trong mức thấp nhất và cao nhất trong một khung sẽ khơng có sự cơng bằng
giữa những trường hợp phạm tội có các tình tiết nguy hiểm cho xã hội. Cho nên, các
tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa định lượng được mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội trong một khung hình phạt được xác định và từ đó đưa ra được
mức hình phạt hợp lý nhất. Nhằm đảm bảo hình phạt được tuyên phải tương xứng với
hành vi phạm tội đã thực hiện và có một QĐHP đúng pháp luật, công bằng cho từng
tội phạm cụ thể.
- Ý nghĩa về mặt pháp lý
Việc xem xét đến các tình tiết tăng nặng TNHS là vấn đề quan trọng và cần thiết
khi truy cứu TNHS của người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng TNHS là phương tiện
cần thiết cho hoạt động phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt trong thực tiễn áp

9


Điểm c, d khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).


×