Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thế nào là nghiên cứu khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.09 KB, 7 trang )

THẾ NÀO LÀ NGHIÊN CỨU KHU VỰC?
Shiba Nobuhiro
Trường Sau Đại học, Đại học Tokyo
Lời mở đầu
Hôm nay, tôi rất cảm kích vì có cơ hội trao đổi với các giáo viên của Viện Việt Nam
học và Khoa học phát triển về chủ đề “Nghiên cứu khu vực là gì”, một chủ đề khi giảng dạy
cho học viên sau đại học về nghiên cứu khu vực thường ngày ít được bàn luận một cách
thẳng thắn. Bốn người chúng tôi tham gia báo cáo trong hội thảo này đều thuộc chuyên
ngành Nghiên cứu văn hóa khu vực, khoa Nghiên cứu văn hóa tổng hợp, Trường Sau đại
học, Đại học Tokyo. Như các bạn có thể thấy qua tên gọi, Trường Sau đại học của chúng tôi
không sử dụng từ “Nghiên cứu khu vực” mà đưa ra từ “Nghiên cứu văn hóa khu vực”. Tuy
nhiên như thế không có nghĩa rằng giữa chúng tôi có sự thống nhất ý kiến rõ ràng về
“Nghiên cứu khu vực” hay “Nghiên cứu văn hóa khu vực”. Báo cáo của bốn người phát biểu
hôm nay sẽ dựa trên lập trường riêng của từng người mà xin phép được dùng là “Nghiên cứu
khu vực” hoặc “Nghiên cứu văn hóa khu vực”.
Tôi xin được phát biểu suy nghĩ của bản thân về vấn đề này. Ngành nghiên cứu khu
vực vốn phát triển nhanh chóng ở Mĩ và Anh sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, là lĩnh
vực nghiên cứu liên ngành ra đời trên cơ sở chú trọng mối quan hệ với xã hội thực tiễn từ sự
phản tỉnh về việc trong thời kỳ hiện đại, sự chuyên môn hóa, phân tách hóa các ngành khoa
học đã có những tiến triển không giới hạn và đang đánh mất dần ý nghĩa xã hội của nó.
Trong nghiên cứu khu vực, người ta đã hướng tới việc tổng hợp hóa ngành khoa học xã hội
và ngành khoa học nhân văn nhưng dù thế nào thì màu sắc chính trị vẫn rất mạnh mẽ. Đối
với khuynh hướng này, chuyên ngành của chúng tôi lý giải việc sử dụng tên gọi “Nghiên cứu
văn hóa khu vực” với ý nghĩa nhấn mạnh sự tổng hợp hóa các ngành khoa học. Tuy vậy, do
tên tiếng Anh của “Nghiên cứu văn hóa khu vực” là Area Studies nên trong bài báo cáo này,
tôi quyết định sử dụng cụm từ “Nghiên cứu khu vực”.
Trước khi trình bày về nghiên cứu khu vực, tôi giới thiệu những nét chính về Chuyên
ngành Nghiên cứu văn hóa khu vực thuộc Khoa Nghiên cứu văn hóa tổng hợp.
Về Chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa khu vực
Khoa Giáo dục cơ sở (Faculty of Arts and Sciences) được đặt tại khu giảng đường
Komaba, Trường Đại học Tokyo và tương ứng ở trường Sau đại học ở trên là Khoa Nghiên


cứu văn hóa tổng hợp. Khoa Nghiên cứu văn hóa tổng hợp - Trường Sau đại học (Graduate
School of Arts and Sciences) có bốn chuyên ngành khoa học xã hội và một chuyên ngành với
ba lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đặc trưng lớn nhất của khoa Nghiên cứu văn hóa tổng hợp là
tính quốc tế và tính liên ngành đã vượt qua khuôn khổ các lĩnh vực khoa học đã có trước đó.
Bốn chuyên ngành khoa học xã hội gồm có “Ngôn ngữ và Thông tin học” (Language and
Information Studies), “Liên ngành văn hóa học” (Interdisciplinary Cultural Studies), “Xã hội
quốc tế” (Advanced Social and International Studies) và cuối cùng là “Nghiên cứu văn hóa
khu vực” (Area Studies) của chúng tôi.
Chuyên ngành “Nghiên cứu văn hóa khu vực” ra đời năm 1982 khi thành lập Khoa
Nghiên cứu văn hóa tổng hợp thuộc Trường Sau đại học tại Komaba. Dựa trên quan điểm
của Khoa Nghiên cứu văn hóa tổng hợp về tính liên ngành và tính quốc tế, chuyên ngành
Nghiên cứu văn hóa khu vực đã đề ra quan điểm về sự sáng tạo liên ngành ở trình độ cao
trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Sau đó, vào năm 1992, cùng với
chương trình tập trung trọng điểm cho đào tạo sau đại học, quy mô của chuyên ngành được
mở rộng, đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng hoàn thiện. Hiện nay, số giảng viên chuyên trách là
khoảng 50 người. Số học viên cao học ước chừng 100 người, còn số nghiên cứu sinh tiến sĩ
cũng lên tới con số 250 người.
Chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa khu vực lấy hầu như toàn bộ thế giới làm đối
tượng nghiên cứu với tư cách các khu vực. Ví dụ như nghiên cứu Mỹ - Thái Bình Dương,
nghiên cứu Anh, nghiên cứu Pháp, nghiên cứu Đức, nghiên cứu Nga và Đông Âu, nghiên
cứu châu Mỹ Latinh, nghiên cứu châu Á (trong đó bao gồm Nhật Bản), nghiên cứu Địa
Trung Hải và khu vực Hồi giáo, nghiên cứu Châu Phi. Ngành nghiên cứu châu Á mà quý vị
đang quan tâm được chia ra thành nghiên cứu Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Nam Á, Nam Á
và nghiên cứu Nhật Bản. Nghiên cứu Việt Nam nằm trong nghiên cứu Đông Nam Á. Chuyên
ngành Nghiên cứu văn hóa khu vực không chỉ có đối tượng nghiên cứu rộng mà chuyên
ngành của các giảng viên chuyên trách cũng đa dạng. Do phạm vi chuyên ngành rất rộng, từ
văn học, tư tưởng, lịch sử, văn hóa nhân học đến chính trị học, luật học, kinh tế học, xã hội
học và lý luận quan hệ quốc tế, nên cách tiếp cận các khu vực với tư cách là đối tượng
nghiên cứu cũng đa dạng. Do đó, chúng tôi không ngừng nỗ lực tìm kiếm một cách thức tồn
tại và một phương pháp nghiên cứu khu vực xuyên suốt các khu vực đa dạng và các lĩnh vực

khoa học.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, cơ hội để các giảng viên bàn về các vấn đề
“thế nào là nghiên cứu khu vực” hay “phương pháp nghiên cứu khu vực” thì hầu như không
có. Tôi xin nói lại là bốn người báo cáo trong buổi hôm nay sẽ trình bày những suy nghĩ
riêng của mình, nên giữa những nhận định cá nhân có lẽ sẽ có sự khác biệt. Khu vực là đối
tượng nghiên cứu của bốn người chúng tôi là Trung Quốc, Pháp, Châu Phi, Đông Âu và tôi
nghiên cứu về Đông Âu. Chuyên ngành cũng khác nhau với lịch sử, tư tưởng, văn hóa nhân
học. Qua hội nghị ngày hôm nay, chúng tôi cũng muốn đàm luận một cách thẳng thắn và trực
diện về nghiên cứu khu vực.
Để tham khảo, tôi xin đưa ra đề tài của các hội thảo mà chuyên ngành Nghiên cứu
văn hóa khu vực chúng tôi vừa tìm kiếm cách thức tồn tại và phương pháp nghiên cứu vừa tổ
chức hàng năm từ năm 1993. Tổng cộng gồm 14 đề tài là: “Ngày nay, tại sao là dân tộc?”,
“Xung đột văn minh hay cùng nhau chung sống?”, “Địa Trung Hải, sức cám dỗ của thuyết
ngày tận thế”, “Sự pha trộn của hình tượng Nhật Bản - Topos của Châu Á Thái Bình
Dương”, “Bầu cử là tấm gương phản chiếu xã hội - văn hóa khu vực nhìn từ hòm phiếu”,
“Các lữ khách rong ruổi trên những vùng văn hóa xa xôi - Giữa châu Âu và đạo Hồi”, “Suy
nghĩ về khu vực và văn hóa khu vực - Từ quan điểm của Đông Âu”, “Thống nhất châu Âu
và Đông Á trong thế kỉ XXI - Đề nghị dành cho tương lai”, “Hình thức con lai - Nghiên cứu
văn hóa vùng Caribê”, “Sự hình thành công luận Đông Á thời cận đại - Kinh nghiệm dân
chủ hóa và khả năng”, “Châu Phi - Điều có thể thấy và chuyện có thể kể”, “Cấu trúc hòa
bình và nghiên cứu khu vực”, “Yêu cầu lịch sử cho sự hòa giải - Châu Âu và Đông Á”, “Hỏi
đáp về nhân chủng và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc - Từ góc nhìn nghiên cứu văn hóa khu
vực”.
Tiếp theo tôi xin trình bày một cách đơn giản về nghiên cứu khu vực theo suy nghĩ
của tôi.
Nghiên cứu khu vực và tôi
Đây là câu chuyện riêng tư nhưng cho phép tôi được giới thiệu đôi chút về hoàn cảnh
tôi đã quyết định trở thành nhà nghiên cứu khu vực. Hồi học đại học, chuyên ngành của tôi
là Lý luận quan hệ quốc tế. Khi học về Lý luận quan hệ quốc tế vào nửa sau của thập niên
1960, Lý luận quan hệ quốc tế là một ngành học mới mang tính liên ngành, theo tôi nó được

cấu thành gồm ba trụ cột chính là Chính trị quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế và ngoài ra
còn có Lịch sử chính trị quốc tế, Lý luận về các tổ chức thế giới, Lý luận về so sánh văn hóa
và Địa chí thế giới. Trên cơ sở học những môn học này, chương trình giảng dạy đã được biên
soạn để có thể dự các giờ giảng về nghiên cứu khu vực. Nếu nói một cách thô thiển thì
ngành khoa học học tập về mặt lý luận mối quan hệ giữa diễn viên với diễn viên như nhà
nước, tổ chức quốc tế hay tổ chức phi chính phủ chính là ngành Lý luận quan hệ quốc tế, và
để cố gắng cho nó không bị sụp đổ về mặt lý luận, nghiên cứu khu vực đã được thiết lập với
tư cách là một ngành khoa học chú trọng đến hiện thực của những nơi mà quan hệ quốc tế
triển khai.
Lý luận quan hệ quốc tế và Nghiên cứu khu vực là lĩnh vực khoa học mang tính liên
ngành, có thể ví như hai chiếc bánh xe và ta có thể hiểu rằng, nó nghiên cứu các hiện tượng
đa dạng của thế giới hiện đại từ các phương diện chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn
hóa. Tuy nhiên, lý luận quan hệ quốc tế và phương pháp luận nghiên cứu khu vực là gì thì do
chưa có sự giải thích thấu đáo nên tôi hoàn toàn không hiểu. Dù hỏi giáo sư hướng dẫn rằng,
chẳng lẽ nó mãi là thể kết hợp của các lĩnh vực khoa học đã có và ngay từ đầu đã không có
phương pháp luận riêng hay sao thì nhận được câu trả lời: “chuyên môn của tôi là Chính trị
học quốc tế” hay “chuyên môn của tôi là Kinh tế học quốc tế”, tự mình lẩn vào trong chuyên
ngành nghiên cứu của bản thân và hoàn toàn không trả lời gì về lý luận quan hệ quốc tế và
phương pháp luận nghiên cứu khu vực. Khuynh hướng này ngày nay vẫn có thể nhìn thấy
cho dù từ đó đến nay đã trải qua gần 40 năm và bản thân tôi cũng đã có nhiều năm có liên
quan đến Nghiên cứu khu vực.
Thời sinh viên khi học Lý luận quan hệ quốc tế, tôi đã rất quan tâm đến Đông Âu, đặc
biệt là Liên bang Nam Tư. Tôi đã chọn khu vực Đông Âu làm đối tượng nghiên cứu và với
mong muốn tìm hiểu sâu hơn về khu vực Đông Âu, tôi quyết định học lên Cao học. Khi đó,
không có nhiều nhà nghiên cứu lấy Đông Âu làm đối tượng nghiên cứu khu vực nên tôi đã
chọn theo học trường có chuyên gia về lịch sử Đông Âu. Điều này không có nghĩa rằng tôi ý
thức mạnh về việc lấy sử học làm phương pháp nghiên cứu khu vực, nhưng khi học về lịch
sử, lúc suy nghĩ về hiện trạng của khu vực, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của ý
nghĩa mà lịch sử khu vực đó có. Việc phân tích hiện trạng không dựa trên lịch sử sẽ chỉ động
đến bề mặt và tôi cảm thấy sử học sẽ trở thành vũ khí sắc bén của nghiên cứu khu vực. Vừa

học lịch sử, vừa dựa vào các thủ pháp Lý luận quan hệ quốc tế, tôi vẫn duy trì việc nghiên
cứu khu vực Đông Âu và gần đây là bán đảo Bancăng.
Khu vực là gì?
Trước khi thử suy nghĩ đến phương pháp luận của nghiên cứu khu vực, tôi muốn nói
về “khu vực” (region) vốn không hoàn toàn rõ ràng như ta đã và đang hiểu. Trong trường
hợp cho rằng “khu vực” là nơi quan hệ quốc tế được triển khai thì “khu vực” trên thực tế đã
không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia dân tộc mà nó còn hình thành ở quy mô vượt qua
biên giới quốc gia và ý nghĩa “địa phương” mang tính cục bộ trong một nước. Như vậy,
nguyên do nào đã tạo nên “khu vực”? Nếu suy nghĩ về quy mô quốc gia dân tộc như Anh,
Pháp, Đức ở châu Âu thì nguyên nhân theo suy nghĩ thông thường sẽ được kết luận là do
tính đồng nhất về địa lí quyết định. Trong trường hợp này, các ngôn ngữ như tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Đức có lẽ sẽ tương ứng như vậy.
Tuy nhiên, “khu vực” cũng được thành lập bởi quy mô vượt ra ngoài khuôn khổ của
quốc gia dân tộc. Nếu phân vùng theo quy mô lớn thì có châu Á, châu Mĩ, châu Âu, châu
Phi, còn phân vùng theo quy mô vừa thì có thể có Đông Âu và bán đảo Bancăng thuộc châu
Âu mà tôi đang nghiên cứu, có Đông Nam Á nằm trong châu Á. “Khu vực” ở đây, nếu nhìn
từ quan điểm ngôn ngữ thì sẽ thấy không đồng chất. Dù xét về tôn giáo hay xét về dân tộc
thì cũng muôn hình muôn vẻ. Đương nhiên, chúng ta có thể nói đến tính dị biệt mạnh. Ví dụ,
trong khu vực Đông Âu, cả ngôn ngữ, tôn giáo, dân tộc đều vô cùng đa dạng. Bởi vì việc
Đông Âu trở thành “khu vực” là một kết luận trong mối liên hệ với Tây Âu. Nguyên nhân
đưa đến kết luận là “khu vực” cũng có trường hợp là tính đồng nhất về ngôn ngữ, tôn giáo,
dân tộc nhưng cũng có trường hợp cho dù tính dị biệt mạnh nhưng nếu mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau mạnh mẽ thì vẫn đi đến kết luận: đó là “khu vực”. Tôi nghĩ là chúng ta nên có
suy nghĩ rằng “khu vực” được tạo nên trên tính đồng nhất và tính dị biệt.
Nghiên cứu khu vực với đối tượng là “khu vực” như vậy thì việc giảng dạy sẽ được
tiến hành với cách phân vùng nào? Tôi đơn cử ra trường hợp của ngành Nghiên cứu văn hóa
khu vực thuộc Khoa Giáo dục cơ sở, được đặt dưới Khoa Nghiên cứu văn hóa tổng hợp
thuộc Trường Sau đại học. Chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa khu vực được chia làm 7
phân ban khác nhau: Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nga - Đông Âu, Châu Á, Mĩ Latinh. Trên cơ sở
đó, các chương trình về châu Âu, lục địa Á - Âu, Hàn Quốc - Triều Tiên đã được xây dựng.

Nhìn thoáng qua có thể thấy có sự lẫn lộn giữa các cách phân vùng theo quy mô lớn như
châu Á, các phân vùng theo quy mô vừa như Mỹ, Mỹ Latinh, Nga - Đông Âu, và cách phân
vùng theo đơn vị quốc gia dân tộc như Anh, Pháp, Đức.
Về cách phân vùng như vậy có lẽ có rất nhiều nghi vấn. Ví dụ như không tìm thấy
nghiên cứu châu Phi ở phân vùng quy mô lớn. Nghiên cứu Australia và khu vực Thái Bình
Dương thì sao? Liệu đặt nghiên cứu khu vực Trung Đông trong nghiên cứu châu Á phân
vùng quy mô lớn có ổn không? Rồi trong nghiên cứu châu Âu ở phân vùng quy mô lớn có
các chuyên đề nghiên cứu với tầm quy mô trung và nhỏ có được không? Phải chăng là không
cần thiết phải nghiên cứu Bắc Âu ở phân vùng quy mô vừa? Và, nghiên cứu Italia và Hà Lan
ở đơn vị quốc gia dân tộc thì sẽ phải làm gì?
Rõ ràng là cách phân vùng trong Bộ môn Nghiên cứu văn hóa khu vực không đạt
được tính hoàn chỉnh và hợp lí. Tuy thế, nếu có điều chỉnh cách phân vùng cho hoàn chỉnh
và hợp lí đi chăng nữa thì đấy có lẽ cũng không hẳn là điều hay. Là bởi vì, mặc dù nghiên
cứu Anh, nghiên cứu Pháp, nghiên cứu Đức đã có bề dày nghiên cứu phong phú, hệ thống
kiến thức được hoàn chỉnh. So sánh với điều này, nghiên cứu châu Phi và nghiên cứu Hà Lan
chẳng hạn thì lịch sử nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu vừa thích ứng với thời đại,
vừa được thực hiện theo từng khu vực, không có nghĩa rằng nó được thúc đẩy đi lên theo

×