Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Khái niệm, giải nghĩa và việc sử dụng thuật ngữ 'văn hóa dân tộc'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.31 KB, 19 trang )

Viện Dân tộc







Báo cáo tổng hợp chuyên đề nghiên cứu

Khái niệm, giải nghĩa và việc sử dụng
thuật ngữ "văn hóa dân tộc"



Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Thu Hiên








8622


Hà nội - 2010

1



M U

1. S cn thit
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ơng Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ
năm khoá VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc đã mở ra một bớc mới cho công tác nghiên cứu văn hóa. Đồng thời,
nhiệm vụ đặt trên vai đội ngũ nghiên cứu văn hóa càng nặng hơn. Đó là: vừa
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, vừa định hớng phát triển và dự báo t-
ơng lai, góp phần thực hiện mục tiêu văn hóa mà Đảng ta đã khẳng định. Nhiệm
vụ to lớn đó không chỉ tác động đến tình hình văn hóa của những năm đổi mới
mà còn ảnh hởng của cả tiến trình vận động lâu dài của văn hóa dân tộc trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc te.
Vn húa dõn tc nc ta nhng nm gn õy c quan tõm nghiờn cu
trờn nhiu gúc khỏc nhau c v lý lun v thc tin. Tuy nhiờn, cha cú mt
cụng trỡnh no tng kt v ỏnh giỏ mt cỏch y v ni hm c
a thut ng
vn húa dõn tc. Do ú, vi t cỏch l n v nghiờn cu duy nht ca c quan
lm cụng tỏc dõn tc Trung ng, vic tip cn v phõn tớch ni hm cng nh
cỏch s dng thut ng vn húa dõn tc l ht sc cn thit trong bi cnh hin
nay.
2. Mc tiờu
Thụng qua nghiờn cu lý lun v thc tin ni dung ca vn húa núi
chung v vn húa dõn Vit Nam núi riờng a ra
c ni hm ca vn húa dõn
tc l gỡ v cỏch s dng thut ng vn húa dõn tc trong tng trng hp c
th.
3. Phm vi
Chuyờn tp trung nghiờn cu v trớ, vai trũ ca vn húa v ý ngha ca
vn húa dõn tc trong quỏ trỡnh phỏt trin t nc trong thi k hi nhp kinh

t th gii.
4. i tng nghiờn cu

2
- Các khái niệm, quan niệm về văn hóa, văn hóa dân tộc theo quan điểm
của Mác – Lê Nin; của Hồ Chí Minh và trong các Văn kiện Đại hội, nghị quyết,
chỉ thị, chiến lược phát triển kinh tế xã hội…
- Nội dung của văn hóa dân tộc trong các giai đoạn lịch sử.
5. Nội dung
Chuyên đề tập trung nghiên cứu một số nội dung chính:
- Khái niệm, quan niệm, vị trí, vai trò của văn hóa, văn hóa dân tộc.
-V
ăn hóa dân tộc trong mối quan hệ chung của phát triển kinh tế, xã
hội…
- Đưa ra nhận xét về cách sử dụng thuật ngữ “văn hóa dân tộc” hiện nay;
- Những kiến nghị cho việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa dân tộc” cho đúng
và chính xác trong từng trường hợp.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp
Chuyên đề đã sử dụng các tài liệu, tổng h
ợp các tài liệu liên quan về văn
hóa, văn hóa dân tộc qua các quan điểm của Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, của Đảng và Nhà nước
6.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Thông qua nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu về các vấn đề liên quan đến
nội dung của chuyên đề đã tổng hợp, phân tích và kế thừa những luận điểm khoa
học đã được nghiên cứu
6.3. Phương pháp so sánh
Từ nghiên cứu tài liệu thứ
cấp, tổng hợp, phân tích và so sánh các luận

điểm khoa học đã được nghiên để đưa ra khái niệm và nội hàm của thuật ngữ
Văn hóa dân tộc” theo cách hiểu chung nhất.
7. Cấu trúc của báo cáo
Chuyên đề có cấu trúc ngoài phần mở đầu và kết luận đi sâu vào 3 phần
chính:
1. Văn hóa, văn hóa dân tộc – Quan niệm và những giá trị cốt lõi

3
1.1. Văn hóa
1.1.1. Theo quan điểm Mác-Lênin
1.1.2. Theo quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh
1.1.3. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc
2. Vị trí, vai trò của văn hóa dân tộc
2.1. Nhận thức hệ quan điểm của Đảng về vấn đề văn hóa trong Nghị
Quyết trung ương 5 khóa VIII.
2.2. Một số vấn đề cần quan tâm về văn hóa dân tộc
ở nước ta hiện nay
3. Một số vấn đề khi sử dụng thuật ngữ “Văn hóa dân tộc”
3.1. Về việc sử dụng khái niệm thuật ngữ “văn hóa dân tộc”
3.2. Kiến nghị
8. Kinh phí thực hiện chuyên đề
3.000.000đ (Ba triệu đồng chẵn – Kinh phí nghiên cứu khoa học cấp Viện
năm 2010)














4
1. VĂN HÓA, VĂN HÓA DÂN TỘC – QUAN NIỆM VÀ NHỮNG GIÁ
TRỊ CỐT LÕI
1.1. Văn hóa
Văn hóa không chỉ là một từ được dùng trong sinh tồn và giao tiếp của
con người mà còn là một khái niệm khoa học rất quan trọng mà thiếu nó không
một lĩnh vực cốt yếu nào của tri thức lý luận và xã hội có thể hoạt động được.
Như vậy, văn hóa không phải là khái niệm có nội hàm hẹp, đơn nghĩa, đơn
tuy
ến, được sử dụng trong việc khái quát tri thức lịch sử hay một vài tri thức xã
hội nào đó. Cho đến nay, trên cơ sở của những công trình nghiên cứu chuyên
biệt về khái niệm văn hóa thuộc khoa học lịch sử, xã hội học, dân tộc học, văn
hóa học, triết học… có thể tìm thấy những quan niệm khác nhau, đôi khi rất
khác nhau, do vậy, rất khó để thống nhất được nội hàm của khái niệ
m văn hóa.
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh

"Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo
trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục
bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học
Anh Thomas Hobbes (1588-
1679): "Lao động
giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là

gieo trồng tinh thần".
Văn hóa là khái niệm rộng, cho đến nay có hang trăm định nghĩa về văn
hóa trên những bình diện khác nhau. Thoạt kỳ thủy từ văn hóa có nguồn gốc từ
tiếng Hy Lạp là trồng trọt, nông nghiệp (cultur)
Theo ngôn ngữ của phương
Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng
Pháp, kultur trong tiếng Đức, ) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin
colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong
trồng trọt;… Về sau nó được nhận thức và phát triển thanh nhiều quan niệm
khác nhau.
Trong tiếng Việt từ “Văn hóa” có khi được dùng theo nghia chỉ học thức,
trình độ vă
n hóa; có khi dùng theo nghĩa nếp sống, tâp quán, hay chỉ một giái
đoạn phát triển ctrong quá khứ như văn hóa Đông sơn, văn hóa Phùng Nguyên;
có khi chỉ văn hosq quốc gia (văn hóa Đại Việt) hay văn hóa tộc người (văn hóa
Chăm, văn hóa Thái…).Tuy nhiên đề định nghĩa khái niệm Văn hóa cần xác
định nét tiêu biểu và riêng biệt để đưa ra những nội hàm và ngoại diên của nó có
tnhs khái quát và đặc trưng nhất. Trên tinh thần đó, tổ chức vă
n hóa giáo dục của
Liên hiệp quốc (UNESCO) đá đưa ra quan niệm được đa số đồng tình là:

5
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và
nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truy
ền thống và đức tin.
Ở Việt Nam có nhiều quan niệm về văn hóa. Từ những vấn đề nghiên cứu
trong nước và quốc tế có nhà nghiên cứu đưa ra quan niệm : “Văn hóa là mọt hệ

thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, tròn sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội”
(*)

Bên cạnh quan niệm có tính phổ quát trên, văn hóa còn được tiếp cận theo
những góc nhìn khác như văn hóa vùng, tiểu văn hóa – văn hóa của nhóm nhóm
cộng xã hội (doàn thể, nhóm tuổi, dân tộc )…Thực chất vă nhóa vùng, tiểu văn
hóa vẫn là một bộ phận của nền văn hóa chung; nó chỉ có những nét khác biệt
khá rõ so với nền văn hóa chung, song không đối lập với nền văn hóa chung đó.
Trước tiên, do khái niệm văn hóa
được sử dụng và phản ánh nhiều lĩnh
vực của nhiều ngành khoa học cụ thể như dân tộc hoc, xã hội học, lịch sử, triết
học, văn hóa học… nên người ta đã sử dụng phương pháp liên ngành để nghiên
cứu khái niệm này. Sự tái hiện các mặt, các lát cắt thông qua cách tiếp cận liên
ngành này có thể thấy được tương đối toàn diện nhiều vấn đề mà khái niệm văn
hóa bao ch
ứa. Đó có thể là các vấn đề về bản sắc, nghi lễ, tín ngưỡng, đạo đức,
văn hóa nghệ thuật mà các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, văn
hóa học, lịch sử học… cùng quan tâm.
Bên cạnh vấn đề khái niệm văn hóa các phương pháp tiêp cận văn
hóa…giới nghiên cứu còn đề cập đến vấn đề ‘Phản văn hóa”.Đây là vấn đề vừ
có tính thực tiễn vừa có phơng pháp luận để nhận diện văn hóa sâu sắc hơn.
Trong khi cách tiếp cận “ Văn hóa vùng, Tiểu văn hóa” vẫn hướng tới bảo vệ
những giá trị của nền v
ăn hóa chung, thì phản văn hóa công khai bác bỏ những
chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa chung. Phản văn hóa có thể được xem như
tập hợp các chuẩn mực, giá trị của một nhóm người trong xã hội mà đối lập,
xung đột với các chuẩn mực, giá trị chung của toàn xã hội. Phản văn hóa là điều
thường thấy trong mọi xã hội.


(*)
–Trần Ngọc Thêm: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Bội -1997, tr 10.

6
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại
tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.
Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội
hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác
xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát tri
ển của con người và của xã hội
được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của
con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.1.1.Theo quan điểm chu nghia Mác- Lê nin

Trong quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác văn hóa không
những không tách rời, mà còn là một bộ phận hữu cơ của chủ nghĩa duy vật lịch
sử. Các vấn đề văn hóa, học thuyết về văn hóa của Chủ nghĩa Mác có mối liên
hệ nội tại với học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội. C.Mác, Ph.
Ăngghen và
V.I. Lênin đều đã nghiên cứu và vạch ra bản chất văn hóa của các xã hội
nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản và văn
hóa của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Cách tiếp cận với khái niệm văn hóa của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác là cách tiếp cận về hình thái kinh tế- xã hội; do đó, văn hóa gắ
n bó chặt
chẽ với sự vận động của các phương thức sản xuất.Tiếp cận với tính giai cấp
của văn hóa không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà còn mang giá trị thực tiễn sâu
sắc. Việc xem xét các quan hệ văn hóa gắn với lợi ích giai cấp có ý nghĩa to lớn

với những định hướng của cả một nền văn hóa trong các giai đoạn phát triển cụ
thể c
ủa nó. Trong quan niệm ấy, văn hóa là trình độ người của các quan hệ xã
hội. Văn hóa không chỉ gắn với các quan hệ xã hội mà còn gắn trực tiếp với tự
nhiên, bởi tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Tiếp cận giá trị học mác xít
về văn hóa phải tiếp cận các mối quan hệ của con người với tự nhiên.
Quan niệm của V.I.Lênin về văn hóa khá rộng và bao quát. Từ cách tiế
p
cận hình thái kinh tế - xã hội, V.I.Lênin cho rằng: Sự phát triển của văn hóa gắn
liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, mỗi một hình thái kinh tế
- xã hội có một nền văn hóa tinh thần đặc trưng (như một giá trị lịch sử), khi
hình thái kinh tế - xã hội thay đổi, thì nền văn hóa tương ứng với nó cũng có sự
thay đổi nhất định. V.I.Lênin khẳng định: Ở đ
âu có hoạt động của con người thì
ở đó có văn hóa và văn hóa không chỉ dừng lại ở văn hóa tinh thần mà còn bao
hàm cả văn hóa vật chất. Người coi văn hóa là phương tiện quan trọng nhất

7
trong tất cả các loại hình hoạt động của con người và là kết quả của quá trình
hoạt động đó. Vì vậy, trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới, V.I.Lênin nhấn
mạnh nguyên tắc tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân loại trong văn
hóa, cách mạng văn hóa, trước hết là cách mạng trong trí tuệ, trong ý thức của
quần chúng. Người khẳng định: hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa phải là
“của” nhân dân, chứ không phải “cho” nhân dân. Ngườ
i viết: “Chủ nghĩa xã hội
được xây dựng không phải bằng mệnh lệnh từ trên. Tinh thần của nó xa lạ với
bộ máy nhà nước quan liêu; Chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo, tức là sáng
tạo của chính quần chúng”.
1.1.2.Theo quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cũng như các bậc tiền bối của chủ nghĩa Mác, quan niệm về văn hóa của
nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh cũng rất rộng; xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ
truyền thống văn hiến ngàn đời của dân tộc Việt Nam, với tầm nhìn bao quát,
Người đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: Vì lẽ sinh tồn cũng như mụ
c đích
của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ng
ười đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Quan điểm trên của Người đã khái quát được nội dung rộng nhất của phạm
trù văn hóa. Chỉ ra văn hóa không chỉ bao hàm các hoạt động tinh thần của con
người mà còn bao hàm trong đó cả những hoạt động vật chất. Người cũng chỉ ra
nguồn gốc sâu xa của văn hóa
đó chính là nhu cầu sinh tồn của con người, với tư
cách là chủ thể hoạt động của đời sống xã hội. Nó biểu hiện sự thống nhất của
yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội trong con người, biểu hiện khả năng và sức sáng
tạo của con người.
Nghĩa văn hóa mà nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh đề cập được trải rộng trên
cả hai lĩnh v
ực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, nhưng việc phân định hai
lĩnh vực văn hóa như trên chỉ có tính chất tương đối, vì trên thực tế mỗi kết quả
của hoạt động lao động của con người đều bao hàm trong đó cả hai giá trị vật
chất và tinh thần…Khi còn hoạt động ở Pháp người đã kịch liệt lên án chính
sách ngu dân của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nướ
c thuộc địa; để
thực hiện mong muốn của mình, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập,


8
Người đã chủ trương và thực hiện đồng thời chiến dịch chống giặc đói và chiến
dịch chống giặc dốt. Người cho rằng: văn hóa là tinh hoa của dân tộc, văn hóa
phải góp phần khẳng định vị thế của dân tộc và một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu. Cho nên: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dị
ch
của văn hóa đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn
hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng
một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”.
Những điều mà Người nói, Người viết rất giản dị, mộc mạc, nhưng mang ý
nghĩa giáo dục và nhân văn sâu sắc: cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ…cái gì cũ mà
không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…cái gì cũ mà tốt,
thì phải phát triển thêm…Người cũng nhấn mạnh nguyên tắc kế th
ừa và phát
triển trong quan điểm về bảo tồn văn hóa; văn hóa phải thoát khỏi mọi biểu hiện
kỳ thị chủng tộc, tránh xu hướng độc tôn, tránh phục cổ một cách máy móc, kế
thừa phải đi đôi với sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đồng thời, trong quá trình giao lưu quốc tế, đòi hỏi mỗi quốc gia phải nghiên
cứu kỹ, toàn diệ
n văn hóa của các dân tộc khác, học lấy những gì tốt đẹp, làm
giàu hơn cho văn hóa của chính mình, có như thế văn hóa Việt Nam mới thật có
tinh thần thuần túy Việt Nam, mới đủ sức mạnh “soi đường cho quốc dân đi”.
1.1.3.Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước
Thấm nhuần lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng và Nhà
nước ta đã có sự đổi mới nhận thức về văn hóa trên mọi phương diện. Nghị
quyết bốn Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII); và đặc biệt, đến nghị
quyết Trung ương năm (khóa VIII) đã đề cập đến toàn bộ các vấn đề văn hóa
liên quan đến quốc tế dân sinh, đến xây dựng đời sống tinh thần cho con ng
ười.
Trong quan niệm của Đảng ta về văn hóa, lý luận văn hóa nằm trong toàn

bộ hệ thống lý luận cách mạng. Nó gắn liền với quá trình phát triển của cách
mạng Việt Nam. Văn hóa là một trong những mắt xích quan trọng trong sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hóa
không nằm ngoài thực tiễn cách mạng và lịch sử. Văn hóa là thành tố chủ yếu
củ
a sự vận động lịch sử thực tế của xã hội Việt Nam tiến từ một nước tiểu nông
lên một nước công nghiệp hiện đại. Trong các tư tưởng văn hóa của Đảng, văn
hóa là sự phản ánh, sự tổng hợp, tổng kết cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong
việc làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình. Trên cơ sở đó,
Nghị quyết H
ội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII

9
(1998) đã phác thảo một chiến lược phát triển văn hóa quan trọng nhằm giữ gìn
và phát huy toàn bộ di sản văn hóa thiêng liêng của dân tộc và xác lập mục tiêu
hiện thực xây dựng nền văn hóa mới cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc
1.2.1. Về văn hóa dân tộc
Văn hóa dân tộc là vấn đề
ngày càng được quan tâm trong những thập kỷ
gần đây khi xu thế công nghiệp hóa, giao thoa văn hóa mang tính toàn cầu ngày
càng gia tăng. Tuy nhiên đây không chỉ là thuật ngữ khoa học mà còn là vấn đề
mang tính thực tiễn tên nhiều bình diện khác nhau (quản lý, hoạch định chính
sách, đào tạo…).
Từ nghiên cứu ván đề này chúng ta thấy rằng, có hai cấp độ khi banef về
Văn hóa dân tộc:
- Văn hóa dân tộc ở cấp độ quốc gia (Văn hóa Việt Nam, vă
n hóa Trung
Quốc, văn hóa Ấn Độ ): Đây là quan niệm chỉ những giá trị văn hóa vật thể và

phi vật của một cộng đồng chính trị -xã hội (gồm một hoặc nhiều tộc người) gắn
với một lãnh thổ có chủ quyền được công ước quốc tế công nhân, được điều
hành bởi một nhà nước, mà những giá trị văn hóa đó có những bản sắc riêng t
ạo
nên “tấm hộ chiếu” về đặc trưng văn hóa trên bản đồ thế giới và cộng đòng nhân
loại.
Văn hóa dân tộc theo nghĩa quốc gia trên còn là sự kết tinh tinh hoa văn
hóa của các thành phần tộc người, kết tính sự sáng tạo văn hóa của của những
công dân có cùng quốc tịch đóng góp phát huy giá trị tryền thống và làm giàu
cho những gía trị mới, phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển củ
a quốc gia trong
thời đại mới. Nhiều giá trị văn hóa tộc người trở thành di sản văn hóa không chỉ
của quốc gia mà còn của thế giới (Thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm, không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế…).
- Văn hóa dân tộc ở cấp độ tộc người (văn hóa các thành phần dân tộc, tộc
người trong các quốc gia đa dân tộc , đa tộc ngườ
i). Văn hóa tộc người ( thiểu
số và đa số) là tổng thể các yếu tố: Tiếng nói, chữ viết, lối sống, phong cách
sống, cách ứng xử với môi trường tự nhiên; các mối quan hệ xã hội, các sắc thái
tâm lý, tình cảm, những tập quán trong sinh hoạt đời thường, trong phong tục, lễ
nghi, tín ngưỡng; trong chu kỳ sống của đời người, trong quan niệm về vũ trụ

10
nhân sinh…Những yếu tố này được hình thành trong lịch sử, nó có tính đặc thù,
đặc trưng, bền vững và ổn định, được chuyển giao và phát triển không ngừng từ
thế hệ này qua thế hệ khác, được hoàn thiện dần cùng với sự phát triển của tộc
người
Nói cách khác: Văn hóa tộc người là tổng thể những giá trị văn hóa vật chất
và tinh thần của một dân tộc - tộc người cụ thể, được hình thành và phát triển
cùng với quá trình phát triển tộc người, trong quan hệ giao lưu và tiếp thu tinh

hoa văn hóa các dân tộc khác, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa
của cả cộng đồng.
1.2.2. Về bản sắc văn hóa dân tộc
Hiên nay có nhiều quan niệm về “bả
n sắc văn hóa dân tộc”. Tuy nhiên
chúng ta có thể đồng tình với quan điểm sau đây:
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam là nó những giá trị gốc, căn bản,
cốt lõi; những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam hoặc của mọt cộng đồng
tộc người. Đó là những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, mang tính dân tộc
sâu sắc nhất biểu hiện sinh độ
ng trong nền văn hóa quốc gia như trong các lĩnh
vực: văn họa nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc,
trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Bản sắc
dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đậm không chỉ
trong công tác v
ăn hóa – văn nghệ, mà cả trong mọi hoạt động xây dựng, sáng
tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo…
sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa
hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao
lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp thu những tinh hoa của
nhân lo
ại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc
dân tộc, quyết không tự mình đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao
chép của người khác”
Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc luôn là vấn đề cốt lõi đối với vận mệnh
của mỗi dân tộc. Nó là cái căn cước để một dân tộc không bị biến mất trên bản
đồ thế giới. Nó cũ
ng là sức mạnh để dân tộc đó luôn tự khẳng định được mình,
tạo nên nền tảng tinh thần vững chắc của một dân tộc. Nền tảng tinh thần vững


11
chắc đó của dân tộc được xây đắp bởi lực cố kết dân tộc, là sức mạnh tiềm năng
của dân tộc.
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC
2.1. Nhận thức hệ quan điểm của Đảng về vấn đề văn hóa trong Nghị
Quyết trung ương 5 khóa VIII
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII đã đề xuất năm quan điểm
chỉ
đạo cơ bản và mười nhiệm vụ cụ thể về xây dựng nền văn hóa mới ở Việt
Nam. Những quan điểm chỉ đạo bao gồm: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền
văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
n
ền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân
do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hóa là
một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu
dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Trên cơ sở năm quan
điểm chỉ đạo cơ bản trên, Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII đề ra mười nhiệm vụ cụ thể về: xây dựng con người Việt Nam trong
giai đoạn cách mạng mới; xây dựng môi trường văn hóa; phát triển sự nghiệp
văn học, nghệ thuật; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp
giáo dục- đào tạo với khoa học và công nghệ; phát triển đi đ
ôi với quản lý tốt hệ
thống thông tin đại chúng; bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số; xây dựng chính sách văn hóa đối với tôn giáo; mở rộng hợp tác quốc tế
về văn hóa; củng cố xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII tuy đã đề xuất rất nhiều giải

pháp tích cực để phát triển văn hóa nhưng các chuẩ
n mực cụ thể của nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đặt ra chưa tập trung; do đó, khi
giải quyết các vấn đề văn hóa phức tạp trong đời sống thường phải gắn với Hiến
pháp 1992 với các nội dung dân tộc - hiện đại – nhân văn. Việc rà sóat lại
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên ch
ủ nghĩa xã hội (1991)
về văn hóa và làm hiện thực hóa hơn các chuẩn mực văn hóa của Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII trong tình hình mới là một việc làm cần thiết.
2.2.Một số vấn đề cần quan tâm về văn hóa dân tộc ở nước ta hiện
nay

12
2.2.1. Văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa và văn hóa có mối quan hệ biện chứng. Sự biến đổi do toàn
cầu hóa tác động lên các quốc gia, dân tộc về các lĩnh vực chính trị, kinh tế như
thế nào, thì cũng tạo ra sự biến đổi văn hóa như thế đó, tuy mức độ có khác nhau
Sự biến đổi văn hóa trên nền cảnh toàn cầu hóa có mấyđặc điểm sau:
- Sự biến đổi có quy mô toàn cầu từ các n
ước phát triển đến các nước đang
phát triển, từ nước lớn đến nước nhỏ, không phân biệt trình độ phát triển.
- Mức độ biến đổi văn hóa khác nhau, nếu tham gia vào quá trình toàn cầu
hóa khác nhau. Nơi nào quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, ở trung tâm thì
văn hóa biến đổi mạnh, nhiều hơn; nơi nào toàn cầu hóa diễn ra chậm chạp,
ngoại vi biến đổi nhẹ, ít hơn. Chẳng hạn, trên quy mô thế giới, n
ước phát triển
tham gia vào quá trình toàn cầu hóa nhiều hơn thì văn hóa biến đổi nhanh hơn ở
các nước đang phát triển; trong một quốc gia, văn hóa ở thành thị biến đổi nhanh
và nhiều hơn ở nông thôn.
- Nếu chia văn hóa thành 2 thành tố: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể

thì sự biến đổi của nó khác nhau: văn hóa vật thể biến đổi trước, văn hóa phi vật
thể biến đổ
i sau. Mức độ và cường độ biến đổi của văn hóa hữu thể nhanh và
mạnh hơn văn hóa phi vật thể.
- Xu hướng Tây phương hóa phương Đông trong văn hóa là xu hướng
chủ đạo đã tạo ra các xung đột, va chạm văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa,
cộng sinh văn hóa… giữa văn hóa phương Tây và phương Đông, giữa truyền
thống và hiện đại… dẫn đến thay đổ
i cấu trúc văn hóa của nhiều quốc gia, dân
tộc.
- Sự phát triển của khoa học – công nghệ là điều kiện và phương tiện của
toàn cầu hóa, tác động và ảnh hưởng đến sự biến đổi văn hóa
2.2.2. Bản sắc văn hóa dân tộc trong thế giới hội nhập
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc được
giới nghiên cứu văn hóa đặc biệt quan tâm và bàn luận sôi nổi. Đã có nhiều hội
thảo, nhiều cuốn sách đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên về cơ bản thống nhất
như sau:
- Văn hóa là một thực thể luôn vận động và biến đổi trong không gian và
thời gian. Có những giá trị bất biến và nhất thời.

13
- Trong quá trình hình thành bản sắc, văn hóa luôn giao lưu, tiếp biến đối
với các yếu tố văn hóa ngoại sinh để bồi đắp cho bản sắc văn hóa. Chẳng hạn,
văn hóa Việt Nam đã giao lưu và tiếp biến nhiều yếu tố văn hóa của Ấn Độ,
Trung Hoa và phương Tây để phong phú cho nền văn hóa của mình.
- Bản sắc văn hóa là động thái, sức sống bên trong của mỗi nền văn hóa, là
cách thức lựa chọn phưong thức ứng xử của con người với con người, con người
với xã hội và con ngừoi với tự nhiên.
- Xác định chiến lược trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam là giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thế giới hội nhập. Văn hóa là nền tảng

tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế -
xã hộ
i, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân
tộc…
Trong quá trình toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa dân tộc biến đổi theo hai xu
hướng trái ngược nhau. Một là, có sự tác động, ảnh hưởng xâm lấn (thậm trí có
quan niệm cho rằng có xâm lược về văn hóa) của văn hóa phương Tây, đã làm
cho nhiều nền văn hóa của phương Đông, của các nước đang phát triển đ
ang dần
mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa đã xuất
hiện xu hướng trở về với truyền thống văn hóa, đề cao bản sắc văn hóa dân tộc.
Trở về cội nguồn là một thái độ ứng xử phù hợp với quy luật của văn hóa. Đó là
bản năng tự nhiên, kết quả của quá trình giao lưu, h
ội nhập văn hóa, đó là càng
giao lưu, hội nhập thì càng nhận rõ giá trị văn hóa được kết tinh từ lịch sử và
truyền thống dân tộc.
2.2.3. Đa dạng văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu (ASEM5) được tổ chức ở Hà nội tháng
10 năm 2004, các nguyên thủ quốc gia của 13 nước châu Á và 25 nước châu Âu
đã ký Tuyên bố về đối thoại giữa nền văn hóa và văn minh. Tuyên b
ố đã “công
nhận rằng ASEM là tổng hòa các nền văn hóa và văn minh phương Đông và
phương Tây.” Và khẳng định, “đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại, là
nguồn sáng tạo, cổ vũ và là động lực quan trọng của phát triển kinh tế và tiến bộ
xã hội loài người. Đa dạng văn hóa là cơ hội to lớn để xây dựng một thế giới
hòa bình và ổn định hơn bởi
đa dạng văn hóa không loại bỏ mà đem lại sự hòa
hợp, khoan dung đối thoại và hợp tác”.`

14

Bản sắc văn hóa dân tộc và đa dạng văn hóa là kết quả của quá trình tiến
hóa của nhân loại. Các nền văn hóa trong quá trình lịch sử luôn giao lưu, tiếp
biến để tạo ra hệ sinh thái văn hóa rất đa dạng và phong phú… Giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và đa dạng văn hóa là điều kiện tạo ra sự hòa hợp
và phát triển của cộng đồng văn hóa thế giới. Giao l
ưu, đối thoại giữa các nền
văn hóa là phương tiện để cùng tồn tại và phát triển, phù hợp với quy luật khách
quan cho một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI SỬ DỤNG THUẬT NGỮ “VĂN HÓA DÂN
TỘC”
1. Về vệc sử dụng khái niệm thuật ngữ “văn hóa dân tộc”
Văn hóa dân tộc là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phả
n ánh diện mạo, cốt
cách, phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, dân tộc; là dấu hiệu cơ bản
để phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa dân
tộc thể hiện tập trung trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Văn hóa dân tộc là một khái niệm “động” và “mở” mang tính lịch sử cụ
thể và vận động, đổi mớ
i không ngừng trên cơ sở loại bỏ những yếu tố bảo thủ
và tiêu cực, tiếp thu và phát huy những yếu tố tích cực và tiến bộ, đồng thời tạo
lập các giá trị mới để đáp ứng với yêu cầu phát triển của thời đại.
Trong công tác dân tộc, việc quan niệm và sử dụng khái niệm, thuật ngữ
“Văn hóa dân tộc” có thể được hiểu cả trên bình diện “ v
ăn hóa tộc người”.Khi
sử dụng thuật ngữ này nền có chú thích và dân tộc quan niệm cụ thể ở đây là dân
tộc – quốc gia hay dân tộc – tộc người. Đây không chỉ là vấn đề khái niệm dân
tộc học hay nhân học mà ở nước ta thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức và sự
nhận thức chung. Khi nói “văn hóa dân tộc” có thể hiểu là văn hóa quốc gia và
song cũng có thể hiểu là văn hóa tộc người.
Văn hóa dân tộc là thuật ngữ, là vấn dề khoa học đặt ra tiếp tục hoàn

thiên, làm rõ hơn trong tình hình hiện nay ở nước ta. Đây là vấn đề mà chuyên
đề nghiên cứu nhỏ này chỉ nêu một số nội dung, chứ không thể kết luận ở đây
mà cần có hội thảo thống nhất quan niệm, trước hết sử dụng sao cho phù hợp
trong cá văn bản quản lý nhà nước, trong công tác nghiên cứu hoạch định chính
sách dân t
ộc.



15
2. Một số kiến nghị
Để việc sử dụng đúng và đầy đủ thuật ngữ văn hóa dân tộc dưới tư cách
cá nhân tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, với quốc gia đa dân tộc như Việt Nam việc sử dụng thuật ngữ
văn hóa dân tộc phải lấy quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng H

Chí Minh là tư tưởng xuyên suốt khi xem xét vấn đề.
Thứ hai, Ủy ban Dân tộc, các cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương,
các vụ, đơn vị nghiên cứu cần quán triệt tư tưởng, nhận thức về vấn đề văn hóa
dân tộc theo hướng đổi mới của Nghị Quyết Trung ương 5 Khóa VIII cho phù
hợp với tình hình thực tiễn đặt ra – Bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
xu thế toàn cầ
u hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.




















16
KẾT LUẬN
Với cộng đồng đa dân tộc như nước ta hiện nay thì thuật ngữ văn hóa và
các thuật ngữ liên quan được đề cập trên nhiều phương diện khác nhau như: Văn
hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa tộc người, văn hóa quốc gia, bản sắc văn hóa,
tính đa dạng và thống nhất của văn hóa, văn hóa vùng, văn hóa vật thể, văn hóa
phi vật thể…
Như v
ậy, dù nhìn nhận, quan niệm như thế nào đi nữa thì chúng ta thấy
rằng khái niệm văn hóa là chìa khóa cơ bản để nhận diện các hiện tượng nói
riêng và văn hóa của một tộc người, quốc gia nói chung phục vụ hoạt động liên
quan đến văn hóa dân tộc. Không nhận thức được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của
văn hóa thì người làm công tác nghiên cứu, hoạch định và thực hiện chính sách
văn hóa, chính sách dân tộc và nhi
ều chính sách khác đối với các dân tộc sẽ rất
lúng túng trong việc xây dựng nội dung và kế hoạch tổ chức thực hiện. Vì vậy,
trong thời gian tới, hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, nhất là các cơ sở
nghiên cứu và đào tạo liên quan đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, địa bàn

vùng dân tộc thiểu số… cần quan tâm đúng mức hơn việc trang bị tri thức văn
hóa các tộc người cho cán bộ làm công tác dân t
ộc và liên quan nhằm góp phần
thực hiện một cách có chất lượng công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong thời
gian tới.













17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Conrad Phillip Kottak: Hình ảnh nhân loại (Lược khảo nhập môn Nhân
chủng học văn hóa). Nxb Văn hóa Thôn tin,2006.
2. Phan Hữu Dât- Ngộ Đức Thịnh – Lê Ngọc Thắng – Nguyễn Xuân Độ:
Sắc thái Văn hóa địa phương và tộcngười trong chiến lược phát triển đất
nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà nội -1997
3. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ V
, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1982, t.I, tr.133
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb, Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.98

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.16
6. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiệ
n Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2002, t.21, tr.937
7. Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
8. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr.605
9. E.Adamson Hoebel (Đại học Minnesota-USA): Nhân chủng học về con
người (Anthropology: The Stady of Man). Nxb Tổng hợp thành phố H

Chí Minh,2007.
10. Giáo trình: Emily A.Schultz & Robert H.Lavenda: Nhân học một quan
điểm về tình trạng nhân sinh. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2001.
11. Lê Sĩ Giáo (chủ biên)-Hoàng Lương-Lâm Bá Nam- Lê Ngọc Thắng. Dân
tộc học đại cương, Nxb Giáo dục (in lần thứ nhất 1995, tài bảnlần thứ tám
2006) Dân tộc học Đại cương, Tập II- Lê Ngọc Thắng (chủ biên)-Đặng
Việt Bích, Đại học Văn hoá-Hà Nội- 1997.
12. Đỗ Th
ị Thu Hiên – Nguyễn Thị Nhiên : Vai trò của văn hóa tộc người đối
với cán bộ làm công tác dân tộc ở địa phương. Chuyên đề cấp Viện năm
2007.

18
13. Tài liệu Hội thảo khoa học quốc tế : Văn hóa trong thế giới hội nhập, Nxb
Văn hóa – Thông tin Hà nội, 2010.
14. PGS,TS.Lê Ngọc Thắng,Chính sách Dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt
Nam- ĐH Văn hoá-Hà Nội 2005.
15. PGS,TS. Lê Ngọc Thắng: Một số vấn đề về Dân tộc và Phát triển, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005
16. Trần Ngọc Thêm: Cơ sở vă
n hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà nội -1997.
17. Ngô Đức Thịnh (chủ biên): Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội- 1993
18. Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc: 60 năm công tác Dân tộc – Thực tiễn và
bài học kinh nghiệm, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006
19. Ủy ban Dân tộc, Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2006















×