A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây chúng ta đang đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học theo chương trình cải cách giáo dục lấy học sinh làm trung tâm,
giáo viên là người hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đó là hình thức học rất hay và
thông minh tạo cho các em hứng thú học tập cao hơn so với chương trình học
trước đây. Vì vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học là yêu
cầu cấp thiết của ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là các trường nằm trong hệ
Giáo dục thường xuyên, làm sao đó đáp ứng được mục tiêu của ngành về công
tác phổ cập giáo dục trong nhân dân, đáp ứng nhiệm vụ của ngành giáo dục đề
ra, đưa đất nước phát triển tiến kịp với các nước trong khu vực. Có nhiều yếu tố
và biện pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Gây hứng thú là một
biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch sử hiện nay vì biện pháp này nó
thể hiện trên các mặt tư tưởng tình cảm, nhận thức và hành động trong các hoạt
động dạy và học, song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng,
tuỳ thích mà là sự định hướng có lựa chọn, nhằm mục đích nắm vững kiến thức
học tập một cách sâu sắc và toàn diện đồng thời giúp người học biết vận dụng
những kiến thức đã học vào cuộc sống.
Ở bài viết này tôi xin giới thiệu một vài kinh nghiệm trong việc dạy và
học. Đó là “ Phương pháp gây hứng thú học tập môn lÞch sử lớp11, qua khắc hoạ
sâu sắc biểu tượng nhân vật Lịch sử ”, để nâng cao nhận thức và chất lượng giáo
dục của bộ môn lịch sử hiện nay. Đặc biệt trong hệ thống các trường Trung tâm
Giáo dục thường xuyên hiện nay.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ
TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY.
Trong hệ thống các trường Trung tâm Giáo dục thường xuyên hiện nay nói
chung và các trường học khác trong hệ thống giáo dục nói chung như (THCS,
THPT) hầu như học sinh không còn ham thích học bộ môn lịch sử, việc này có
rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì
yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sử nào thầy cô giáo cũng bắt
buộc. Đặc biệt với khối giáo dục thường xuyên học sinh đầu vào đã thấp, ý thức
học lại không cao, giáo viên vừa dạy kiến thức văn hoá lại vừa dạy cho học sinh
cách ứng sử trong giao tiếp. Vì vậy, làm thế nào để học sinh có thể nắm kiến
thức môn học này tốt nhất là điều làm tôi phải suy nghĩ.
Việc học sinh chưa tích cực học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng không
phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương
pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói
cách khác là giáo viên chưa gây được hứng thú học tập trong giờ học bộ môn
lịch sử.
1
Mặc dù đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp
dạy và học bộ môn lịch sử, song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến
thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa không có sự cải tiến cách dạy
khi nêu kiến thức bài học nên học sinh không tập trung trong học tập bởi không
có gì mới, không có gì phải suy nghĩ, phải nghiên cứu. Trong khi đó một số thầy
cô giáo khi lên lớp ở các giờ học vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến
thức cơ bản cho học sinh, nên các em phải ghi quá nhiều sự kiện lịch sử, tiếp
nhận một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ hết dẫn đến chán
học.
Bên cạnh đó giáo viên chỉ giới thiệu qua loa các nhân vật lịch sử, chỉ cho
học sinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không thông qua chân dung đó để
giới thiệu tổng quát về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm, sự nghiệp, vai
trò của nhân vật lịch sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh, gây cho các em có
những xúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó, từ đó tạo ấn tượng sâu sắc gây hứng
thú học tập. Hơn nữa, khi kiểm tra đánh giá giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung
kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học các nhân vật lịch sử
đó đóng vai trò trung tâm trong nội dung bài giảng.
Lý do khác nữa dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn Lịch sử
là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, trong sử dụng
phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn nên chưa gây cho học sinh hứng thú
thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi nhà trường hiện nay vẫn còn
thiếu nhiều phương tiện dạy học như: băng đĩa Video, bản đồ tranh ảnh lịch sử,
tư liệu tranh ảnh về các nhân vật lịch sử
Với những lý do trên và qua nhiều năm dạy học Lịch sử 11 tôi xin nêu kết
quả học tập bằng thống kê kết quả học sinh ở năm học 2010- 2011 với số lượng
học sinh yếu kém còn nhiều, số lượng học sinh khá, giỏi ít:
Năm học
Giỏi Khá TB Yếu - kém
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
2010-2011
(lớp 11)
3 3.0 20 22 55 61 11 14
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
Với thực trạng trên, là cô giáo dạy lịch sử tôi luôn tìm tòi đưa ra những giải
pháp cụ thể để giải quyết vấn đề. Trong bài viết này bản thân tôi trình bày một
2
kinh nghiệm nhỏ được rút ra sau nhiều năm dạy học chương trình Lịch sử 11 hệ
Giáo dục thường xuyên với đề tài: “Gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử lớp 11
bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp”.
Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung, môn Lịch sử thế giới lớp
11 hiện nay nói riêng, cho ta thấy rằng sách giáo khoa lịch sử lớp 11 phần lịch sử
thế giới tác giả đã soạn thảo nội dung và chương trình thật sự không khô khan,
không kém phần hấp dẫn, so với sách cũ thì sách cải cách lần này nhà biên soạn
đã đưa rất nhiều các kiến thức mới để làm tư liệu cho giáo viên và học sinh, nếu
thầy cô giáo biết cách sử dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả trong giờ
lên lớp thì kết quả đạt được rất cao.
Để làm được điều đó, yêu cầu ở người giáo viên rất cao trong tất cả mọi
hoạt động mọi khâu trong quá trình lên lớp như: hướng dẫn học sinh học tập,
chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị tài liệu tham khảo, các câu hỏi mở rộng, có
sự liên hệ thực tế với cuộc sống…Giáo viên chuẩn bị được tất cả những điều
kiện trên thì khâu lên lớp sẽ là một quá trình hoàn hảo, làm chủ của giáo viên,
nhằm gây cho các em hứng thú học tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, để nâng
cao chất lượng dạy và học, trong đó phương pháp “ Phương pháp gây hứng thú
học tập lịch sử lớp 11 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượng nhân vật lịch sử”
là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học môn lịch sử hiện nay.
Như chúng ta đã biết, sử học Mác-xít đã làm sáng tỏ quan điểm con người
là chủ thể là nhân vật trung tâm của lịch sử, còn các vị Thần linh, Đức phật,
Chúa trời…qua các câu chuyện kể chỉ là do con người nghĩ ra mà thôi. Vì vậy,
sử học Mác-xít cũng khẳng định chân lý rằng, quần chúng là người làm nên lịch
sử, là động lực quyết định sự phát triển của lịch sử là sức mạnh của lịch sử, đó là
qui luật. Nhưng sử học Mác-xít không phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch
sử. Các-Mác khẳng định: “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ
đại của nó và nếu không có những con người như thế thì…thời đại sáng tạo ra
con người ”.
Trong chương trình và nội dung bài học lịch sử thế giới lớp 11 có nhiều
nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cả thế giới và Việt Nam. Vậy nên, khi lên lớp giáo
viên cần phải chú ý khắc sâu các biểu tượng nhân vật lịch sử đó trong giờ dạy
nhằm gây sự hứng thú học tập cho các em, đồng thời việc khắc sâu các biểu
tượng nhân vật lịch sử trong giờ dạy không những giúp các em khắc sâu được
kiến thức mà cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học mà còn giáo
dục các em học tập, noi gương những đức tính tốt đẹp của các nhân vật lịch sử
bấy giờ để rút ra được bài học cho bản thân của các em trong cuộc sống cũng
như khi vào đời.
Trong chương trình và nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 11 (phần lịch
sử thế giới) hiện hành có trên 20 nhân vật lịch sử, những biểu tượng nhân vật
lịch sử mà giáo viên cần phải khắc sâu đó là những “vĩ nhân” lịch sử như: Ô-li-
3
vơ Crôm-Oen (nhà lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh); Rô-bex-spi-e (nhà lãnh đạo
Cách mạng tư sản Pháp); Oa-sinh-tơn (nhà lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc
lập ở Bắc Mỹ); Mông-tex-ki-ơ; Rút-xô; Vôn-te… (các nhà tư tưởng, triết học
ánh sáng lớn ở Châu Âu thế kỷ XVIII); C.Mác; Ăng-ghen (các nhà lãnh đạo cách
mạng vĩ đại trong phong trào công nhân quốc tế ); Lê-nin (Vị lãnh tụ vĩ đại Cách
mạng tháng Mười Nga); V.A.Mô-Za; Bét-thô-ven; Sô-panh (các nhạc sĩ nỗi
tiếng thế giới ở thế kỷ XVIII) ; Giêm-oát; Niu-tơn; Đác-uyn…(các nhà phát
minh khoa học). Các nhà lãnh đạo cách mạng trong phong trào giải phóng dân
tộc ở Châu Á như: Ti-Lắc (Ấn Độ); Áp-đun-ra-man (Mã Lai); A.Xu-các-nô (In-
đô-nê-xi-a)… và một số nhân vật lịch sử khác.
Phần lịch sử Việt Nam có nhiều nhân vât lịch sử nổi tiếng gắn với quá
trình đấu tranh xâm lược, đặc biệt phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong
những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Nguyễn Tri Phương, Trương
Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi, Nguyễn
Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, vua Duy Tân và đặc biệt là Nguyễn Tất Thành
người đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc trong bối cảnh đất nước gặp
nhiều đau thương khi Pháp xâm lược, nhất là chứng kiến sự thất bại của nhiều
bậc tiền bối đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, đây là nhân vật lịch
sử có vai trò quan trọng đối với lịch sử dân tộc nên SGK có phần bài riêng nói về
nhân vật này. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý chú trọng vì nó còn liên quan tới lịch
sử 12 sau này.
Như vậy, toàn bộ chương trình lịch sử thế giới lớp 11 hiện hành học sinh
phải nhớ trên 25 nhân vật lịch sử, cùng với hơn 15 nhân vật chính trong phần
lịch sử Việt Nam, do đó một trong những điều gây khó khăn đã làm giảm hứng
thú học tập của học sinh đối với bộ môn này .
Vì vậy muốn các em nhớ lâu và hiểu sâu sắc các nhân vật lịch sử đó thì
giáo viên phải biết khắc sâu những biểu tượng nhân vật lịch sử đó vào trong tâm
trí của các em bằng cách nêu những đặc điểm, hình dáng của từng nhân vật thì
các em thấy được tư liệu thầy cô cung cấp kiến thức ngoài hấp dẫn, tạo cho các
em sự hào hứng học tập. Từ các nhân vật lịch sử đó các em biết rút ra những bài
học quý báu cho bản thân vừa để học tập, vừa phấn đấu. Nhưng nếu ngược lại
thầy (cô) giáo chỉ giới thiệu qua loa như: cho xem tranh ảnh minh hoạ trong
SGK thôi, đọc những phần giới thiệu mà sách cung cấp, rồi thầy cô giáo bắt các
em phải nhớ tên, nhớ năm sinh, quê hương… của từng nhân vật lịch sử dẫn đến
các em nhàm chán trong quá trình học tập.
Muốn dạy tốt và học tốt môn lịch sử, ngoài những nguyên tắc và phương
pháp bắt buộc khi lên lớp, giáo viên cần phải biết khắc sâu nhân vật lịch sử ngay
trong giờ học. Việc khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử ngay trong giờ học có
nhiều cách làm, song bản thân tôi xin nêu vài kinh nghiệm đã thu được trong cả
năm học 2011-2012 ở 3 lớp 11A1, 11A2 và 11A3 và đặc biệt là qua nhiều năm
dạy lịch sử 11 mà tôi đã trực tiếp giảng dạy.
4
2. Các giải pháp thực hiện
Trong chương trình lịch sử 11hệ GDTX, trước khi lên lớp giáo viên cần xác
định cho được những đặc điểm, hình dáng…của nhân vật lịch sử, rồi khắc hoạ
cho học sinh nắm được, nhằm gây hứng thú học tập cho các em. Theo tôi được
phân ra nhiều biện pháp sau:
2.1 Trước hết giáo viên cần phải khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử
Mỗi nhân vật lịch sử đều có một hình dáng, tác phong riêng của mình. Nếu
thầy cô giáo chỉ giới thiệu sơ lược cho học sinh về hình dáng nhân vật qua hình
ảnh trong SGK cung cấp thì các em không có cảm nhận về nhân vật đó và không
có tác dụng giáo dục cao, mà kinh nghiệm cho thấy là, khi dạy đến nhân vật lịch
sử, giáo viên phải giới thiệu một vài đặc điểm về hình dáng nhân vật, khắc sâu
hình dáng riêng, đặc điểm riêng để các em dễ làm quen, dễ hiểu biết và nhớ lâu
về nhân vật đó, để dễ so sánh với các nhân vật lịch sử khác trong quá trình học.
Để từ đó chúng ta đánh giá được ngay con người ấy qua từng hình ảnh sinh động
riêng mà giáo viên cần phải là người hướng dẫn tìm lối đi cho học sinh.
Qua quá trình dạy và áp dụng biện pháp này, bản thân có 3 sáng kiến xử lý
như:
a) Có nhân vật lịch sử chúng ta cần phải mô tả một số nét chân dung
nhằm mục đích giúp học sinh biết kỹ và hiểu sâu sắc về nhân vật đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 1 “Nhật Bản” (SGK), Ở mục 2: “Cuộc Duy Tân Minh
Trị” giáo viên sử dụng hình 1 SGK và cho học sinh quan sát về Thiên Hoàng
Minh Trị (1852 - 1912). Vì trong SGK chỉ có tranh mà không có một tư liệu nào
nói về nhân vật này, trong khi đó vua Minh Trị có vai trò rất lớn đối với nước
Nhật đó là tiến hành cải cách trên mọi lĩnh vực những năm 60 của thế kỷ XIX,
đưa đất nước Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản rồi
tiến lên trở thành một đế quốc hùng mạnh ở Châu Á và đi xâm lược các nước
khác trên thế giới (đặc biệt là tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -
1918). SGK không miêu tả hình dáng Minh Trị, nếu giáo viên chỉ đưa ảnh trong
SGK cho học sinh xem thì không có ý nghĩa gì, mà giáo viên cần phải vừa cho
các em xem ảnh (nếu photo càng tốt) vừa giới thiệu cho học sinh thấy rõ Vua
Minh Trị (Mutsôhitô) là một người trẻ tuổi lên ngôi năm 1867 lúc đó ông mới 15
tuổi, dáng người nhỏ, có đôi mắt sáng, cái nhìn tinh anh, sắc và đôi lông mày
rậm, tư thế nghiêm trang dáng con nhà dòng tộc Chứng tỏ rằng Minh Trị là một
con người cương nghị cứng rắn nhưng táo bạo có năng lực, có học thức, có đầu
óc cách tân trong chính phủ. Với cách tả hình dáng như vậy nhằm mục đích khắc
hoạ sâu sắc hình ảnh của Vua trong đầu học sinh và làm cho các em mau chóng
hiểu biết về nhân vật này, qua đó giáo dục cho các em lòng kính trọng yêu quí
những người đã có công với đất nước, chúng ta cần phải trân trọng và luôn ghi
nhớ, từ đó giúp các em tìm hiểu thêm về cuộc đời của Minh Trị trong bài học
cũng như tài liệu khác ngoài SGK.
5
Trên cơ sở đó, nhân vật Tôn Trung Sơn trong bài 3: “Trung Quốc”- Mục
3: “Tôn Trung Sơn và Cách Mạng Tân Hợi (1911)” hình 7(SGK) giáo viên gợi
mở câu hỏi cho học sinh như:
- Nhìn vào bức chân dung em thấy Tôn Trung Sơn như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về nhân vật này?
- Ông có tác động như thế nào đối với Trung Quốc nói chung và thế giới
nói riêng?
Với những câu hỏi gợi mở như vậy bắt buộc học sinh phải suy nghĩ về
nhân vật này, điều đó tạo cho học sinh sự khám phá tìm tòi Sau đó giáo viên
gợi mở cho các em những gì cần phải lưu tâm và bằng sự chuẩn bị của mình
người giáo viên hướng dẫn chi tiết cụ thể về lịch sử Trung Quốc ở giai đoạn này,
sau đó cho học sinh xem bức chân dung của Tôn Trung Sơn:
Tôn Trung Sơn (1866 - 1925)
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem bức chân dung của ông trong SGK và
thấy khuôn mặt của ông luôn đăm chiêu suy nghĩ, lông mày rậm mắt sáng, vầng
chán cao, là người thông minh, luôn lo lắng cho cuộc sống của nhân dân trước
tình cảnh đất nước một lúc có 8 nước đế quốc xâm lược. Ngoài những kiến thức
trong SGK cung cấp, giáo viên có thể thêm tư liệu về Tôn Trung Sơn, nhất là về
mối tình của ông với Tống Khánh Linh một trong ba chị em gái sinh đẹp tài giỏi
được sinh ra trong một gia đình tư sản lớn ở Thượng Hải. Cha của Tống Khánh
Linh là Tống Giá Thụ một mục sư đạo cơ đốc đã từng học ở Mĩ, lại cũng là một
gia đình cách mạng dân chủ. Tôn Trung Sơn phát động cuộc chiến tranh chống
Viên Thế Khải bị thất bại, đầu tháng 8/1913 phải chạy sang Nhật. Lúc này Tống
Khánh Linh vừa tốt nghiệp Đại học, trên đường về nước có ghé qua Nhật Bản,
bà nghe nói Tôn Trung Sơn đang tìm một người thư ký liền đến xin làm không
một chút do dự. Tống Khánh Linh hết sức giúp đỡ Tôn Trung Sơn làm việc. Bà
đảm nhiệm mọi công việc chỉnh lý văn kiện, xử lý điện mật hai người đều có
sức cuốn hút lẫn nhau vì đều có chung mục tiêu cách mạng, cùng có lòng yêu
nước nồng nàn đã giúp nhau trong khó khăn gian khổ và bắt đầu lặng lẽ yêu
nhau. Và một năm sau hai người đính hôn với nhau, gia đình Tống Khánh Linh
không chấp nhận, cho rằng cuộc kết hôn này không thích hợp và đủ lý do khác
nhưng Tống Khánh Linh không hề giao động, bà nói rằng bà chỉ sung sướng khi
6
được làm việc với Tôn Trung Sơn và bà quyết tâm đi Nhật. Ngày 25/10/1915
Tống Khánh Linh kết hôn với Tôn Trung Sơn.
Hoặc với Tổng thống Rurơven bài 13: “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới” (1918 – 1939); Gan-đi, Mao Trạch Đông trong bài 15: “Phong
trào cách mạng Trung Quốc và Ấn Độ”; Xucácnô bài 16: “Các nước Đông Nam
Á giữa hai cuộc chiến tranh” (1918 - 1939) giáo viên cũng lần lượt mô tả hình
dáng của các ông thật sâu sắc gây cảm xúc cho học sinh qua chân dung trong
sách giáo khoa, gây cho học sinh có những ấn tượng khó quên về các bậc lãnh tụ
đó.
b) Có những nhân vật lịch sử cần mô tả về phong thái và đặc điểm chung
Giáo viên không thể đặc tả tỉ mỉ chi tiết từng nhân vật lịch sử, nhưng cũng
không vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua. Do đó giáo viên có thể lược tả chung
chung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu
là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinh thấy
được phẩm chất của nhân vật lịch sử đó.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 7: “Những thành tựu văn hoá thời cận đại” đã giới
thiệu vài nét về Betthôven (năm sinh 1770 - 1827, nơi ở Đức) hình 16-SGK
Betthôven(1770-1827)
là nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Đức. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền
thống lâu đời về âm nhạc. Tám tuổi Betthôven tham gia trình diễn trong dàn
nhạc cung đình,12 tuổi bắt đầu sáng tác âm nhạc,16 tuổi đã nổi tiếng. Vì vậy
khuôn mặt của ông trong bức chân dung hình 16 SGK thể hiện sự đăm chiêu suy
nghĩ của nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên,
Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời
kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là
người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethôven được
khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều
những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.
Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao
hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao
7
hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao
hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho
dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng
(Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata) các sonata
cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer các Piano Concerto số 2, số 3, số
5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major các khúc mở màn Overture
Coriolan, Leonore, Egmont
Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano
điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá
chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bon. Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác
phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march
của Ernst Christoph Dressler". Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành
người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong
cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại
phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục
luyện tập dương cầm.
Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản
Concerto cung trưởng. Nhưng chẳng may từ năm 1780 ông bắt đầu bị lãng tai.
Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và
bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.
Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 1803-1805 vượt
trội hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó. Đó là bản Sonate Kreutzar (1803)
viết cho violon và piano. Bản Giao hưởng Số 3 Anh hùng ca (1804) có sức cuốn
hút mạnh mẽ và gây xúc động sâu xa, lúc đầu ông đề tặng Napoléon nhưng khi
Napoléon lên ngôi Hoàng đế thì ông đã xé đi lời đề tặng. Các Sonate cho piano,
Bình minh (1804) và Appasionta (1805), Bản Giao hưởng Số 4 (1806), Bản Giao
hưởng Số 5 Định mệnh (1808) đều có giá trị nghệ thuật lớn lao. Ông muốn lột tả
trong âm thanh về một cuộc sống trong sự đấu tranh với cái chết bằng một sức
mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải hoàn, như nhân vật nữ trong vở
Opera Fidelio (1805) ra sức bảo vệ người chồng của mình chống lại sự xấu xa
bạo tàn, và trong khúc Missa Solemnis là lời cầu nguyện để giải thoát khỏi đau
thương.
Từ đó giáo viên có thể so sánh Betthoven với MôZa là hai nhà âm nhạc
thiên tài của thế giới đã để lại cho đời những tác phẩm âm nhạc bất hủ đến bây
giờ vẫn còn được nhiều người yêu thích dòng nhạc cổ điển này.
Nhà toán học Tago (1861 - 1941), Hô-xê Mác-tin (1823 - 1893) sang
mục “ Trào lưu tư tưởng tiến bộ ” ( trang 41 SGK ) hình 20 có chân dung của
Hê-ghen (1770- 1830), đối với nhân vật lịch sử này giáo viên đặc tả cho học sinh
thấy được phong thái suy tư sâu rộng qua vẻ mặt của Hê-nghen một con người
luôn suy tư nghiên cứu về triết học một ngành khoa học đầy lý luận trong lịch sử
xã hội loài người bấy giờ.
8
Ví dụ 2: Cũng trong bài 13: “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918 - 1939)” để khắc sâu hình ảnh tổng thống Rurơven (Hình 36- SGK) giáo
viên giới thiệu hình ảnh đáng ghi nhớ, vị tổng thống xuất sắc của nước Mĩ bấy
giờ khi có những quyết định táo bạo nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng
hoảng
Ví dụ 3: Bài 15 “Phong trào cách mạng ở Trung Quốc” (trang 79 SGK)
chân dung Mao Trạch Đông (hình 39- SGK) sau đó giáo viên đặc tả những nét
chung và những phẩm chất tốt đẹp Mao Trạch Đông được thể hiện qua chân
dung với phong cách nghiêm nghị, ánh mắt nhìn thẳng, thể hiện tính cứng rắn và
cương quyết trừng trị bọn phản cách mạng, luôn luôn bảo vệ quyền lợi cho nhân
dân.
Vậy chỉ cần ít phút để khắc sâu nhân vật lịch sử trong bài học sẽ làm cho
các em luôn có cảm tình với các nhân vật đó, qua đó các em sẽ khắc sâu được
vai trò của các nhân vật lịch sử nhất là các lãnh tụ của các cuộc đại cách mạng,
cũng từ đó giáo viên giáo dục các em biết tôn trọng các nhân vật lịch sử, biết noi
gương những phẩm chất tốt đẹp mà các nhân vật lịch sử có được mà giáo viên đã
đặc tả được ngay trong giờ lên lớp, đồng thời gây được hứng thú cho các em
ham thích học tập bộ môn lịch sử thế giới .
Bên cạnh việc đặc tả về phong thái của từng nhân vật, giáo viên có thể
giới thiệu thêm những đặc điểm đặc biệt như năng khiếu, năng lực, tính cách đạo
đức, hoàn cảnh bản thân…của nhân vật lịch sử có được để làm nổi bật nhân vật
lịch sử đó, giúp cho học sinh có ấn tượng sâu sắc, hoặc cảm thông với từng nhân
vật, làm cho các em hiểu và nhớ lâu các sự kiện lịch sử đã xảy ra có liên quan
đến nhân vật lịch sử trong giai đoạn đó.
Ví dụ 3 : Khi dạy bài 7:“ Những thành tựu văn hoá thời cận đại” mục 1
“Sự phát triển của văn hoá trong buổi đầu thời cận đại”. Trong nội dung bài dạy
có nói sự phát triển âm nhạc nhiều thiên tài xuất hiện như Mô-Za, Bách và Bét-
thô-ven, Sô-panh. Để học sinh nhận biết về các nhân vật này một cách sâu sắc
giáo viên có thể giới thiệu vài nét về đặc điểm đặc biệt về các nhân vật này. Ví
dụ như Mô-Za “là một thiên tài âm nhạc, lúc lên 3 tuổi đã biết chơi đàn, lúc 5
tuổi đã biễu diễn đàn trước hoàng tộc lúc 6 tuổi đã đã biết sáng tác nhạc…”
Mô-za(1756-1791)
9
Với cách giới thiệu đó có thể gây hứng thú cho các em làm cho các em
nhớ mãi về những nhân vật xuất sắc này bằng cách đưa bức chân dung của ông
cho học sinh xem và có thể so sánh các nhân vật thiên tài âm nhạc với nhau. Mặc
dù SGK không có tranh ảnh của các nhà âm nhạc này.
c) Chọn một vài nét về hình dáng của con người
Để minh hoạ nhắm khắc sâu hình ảnh của nhân vật lịch sử vào trong trí
nhớ của học sinh, giáo viên cần phải biết cách kết hợp các tư liệu khác để hoàn
thiện mục đích bài học của mình.
Vì vậy, làm sống lại nhân vật lịch sử đó trước mắt của các em. Chúng ta
có thể sử dụng kho tư liệu trên các trang Wed liên quan đến giảng dạy như
violet là thư viện giáo án điện tử bổ ích trong việc sử dụng các phương tiện hiện
đại trong dạy học lịch sử, như dạy trên Powerpoint, Violet. Giáo viên có thể sưu
tầm tranh, ảnh các nhân vật lịch sử liên quan đến bài dạy với việc in, phô tô ảnh
cỡ lớn hoặc sử dụng trong trình chiếu sẽ có tác dụng rất tích cực.
2.2) Chọn lọc những hoạt động tiêu biểu hay sự nghiệp của nhân vật để
khắc sâu kiến thức cho học sinh.
a) Một nhân vật lịch sử bao giờ cũng có một sự nội dung bài học lịch sử
ngoài những nhân vật chính diện, còn có một số nhân vật phản diện như : Hít-le
(bài “Nước Đức giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới”). Đối với những nhân vật
này giáo viên không cần hình ảnh hay chân dung để minh hoạ, mà cần khắc hoạ
bằng lời nói với những lời lẽ hết sức lôi cuốn. Vì đây là nhân vật phản diện.
Ví dụ: Giáo viên có thể mô tả vài nét về Hít-le có gương mặt hiểm hóc,
hiếu chiến thể hiện là một tên trùm phát-xít. Ông sinh năm 1889 tại nước Áo gần
biên giới nước Đức. Bố y là thợ đánh giầy, thuở nhỏ Hitle học kém hay bỏ học,
khi bố mẹ mất, Hitle lưu lạc đến thủ đô Viên làm nghề như quét tuyết, đập thảm,
vận chuyển hành lý để kiếm sống. Năm 1913 Hitle đi lính ở Đức, 1917 y được
phong hàm hạ sĩ. Sau chiến tranh y làm mật thám cho Bộ Chính Trị Lục Quân
Đức. Năm 1919 y ra nhập Đảng công nhân Đức. Năm 1920 y công bố 25 điểm
của Đảng gọi là chủ nghĩa xã hội, sau đó y đổi tên thành Đảng Quốc Xã để tuyên
truyền lừa bịp. Đảng phát triển rất nhanh và y cho ra lá cờ hình chữ thập ngoặc
về sau là lá cờ chung của chủ nghĩa phát xít. Năm 1932 Hítle ra tranh cử Tổng
thống tuy không đắc cử nhưng cũng giành được 38,6% số phiếu. Năm 1030
Đảng Quốc Xã lên nắm quyền. Năm 1934 Hítle trở thành Quốc trưởng nước Đức
và xúc tiến cuộc chiến tranh thế giới, kẻ gây Chiến tranh thế giới lần thứ II gây
ra bao cảnh đau thương cho nhân loại, từ đó giáo dục các em biết căm thù chiến
tranh, căm ghét những kẻ gây ra chiến tranh.
Tóm lại để gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên không nên bỏ qua
bất cứ hình ảnh nhân vật lịch sử nào, mà người thầy cô giáo cần phải khắc sâu
các nhân vật lịch sử đó ngay trong giờ lên lớp, song cũng không nên rập khuôn
một cách máy móc, người thầy giáo phải biết chọn lọc những chi tiết hết sức cần
10
thiết và những nét sinh động nhất để khắc sâu vào tâm trí các em, đặc biệt là thầy
cô giáo phải biết dùng lời nói sao cho phù hợp với nhân vật nhất định.
Trong một thời gian ngắn ngủi (45phút) trên lớp, người thầy cô giáo dạy
sử chúng ta không thể nào kể lại toàn bộ sự nghiệp của nhân vật, mà chỉ có thể
chọn lọc một trong hai hoạt động tiêu biểu nhất trong cuộc sống hoặc những hoạt
động điển hình nhất, cần phải chọn lọc tinh giảm cao độ nhưng phải đầy đủ
chính xác, làm sao khi giảng không nông cạn, không mơ hồ, đây là việc làm rất
khó, qua thực tế thực hiện ở lớp học tôi xin đúc kết một vài kinh nghiệm về mặt
lí luận và kết hợp với thực tiễn như sau:
Trước hết giáo viên phải nắm vững yêu cầu lịch sử cụ thể (thời gian xảy ra
sự kiện đó, xảy ra ở nước đó), trên cơ sở nắm vững vấn đề trên giáo viên chọn
hoạt động cần nêu ra của một nhân vật, đặc biệt giáo viên phải cho học sinh nắm
được tình huống xuất hiện của nhân vật lịch sử, để học sinh thấy rõ vấn đề trước
yêu cầu của lịch sử xuất hiện nhân vật lịch sử, trong mọi tình huống đó giáo viên
phải nêu rõ mâu thuẫn xã hội, tránh không được nêu chung chung mà phải đi sâu
vào tình hình và phân tích chung.
Ví dụ 1: khi dạy bài 15: Cách mạng Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)
( Mục 2: “Chiến tranh Bắc phạt (1926-1927) và cuộc chiến Quốc cộng 1927 –
1937” SGK Lớp 11), chúng ta muốn khắc sâu nhân vật lịch sử Mao Trạch Đông
cho học sinh nắm vài đặc điểm của nhân vật này, trong sách giáo khoa không có
giới thiệu gì về Mao Trạch Đông mà chỉ nêu rằng “ Để bảo toàn lực lượng,
10/1934 Hồng quân công nông phải tiến hành cuộc phá vây, rút khỏi căn cứ địa
cách mạng, tiến lên phía bắc, trong lịch sử gọi là cuộc “Vạn lý trưòng chinh”.
Trên đường trường chinh tại hội nghị Tân Nghĩa (tỉnh Quý Châu) tháng 1/1935,
Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Và hình
39- SGK chụp ảnh Mao Trạch Đông trên đường Vạn Lý trường chinh. Nếu trình
bày như vậy thì học sinh không biết Mao Trạch Đông là ai và sao lại được quyền
lãnh đạo Đảng Cộng Sản? dẫn đến kiến thức nông cạn, không gây hấp dẫn cho
các em bằng cách giáo viên giới thiệu mâu thuẫn cụ thể giữa chính quyền Tưởng
Giới Thạch (cụ thể là Quốc Dân Đảng) và Đảng Cộng Sản để học sinh thấy được
với mâu thuẫn đó không thể không xảy ra cuộc chiến tranh giữa hai Đảng, một
bên đại diện quyền lợi cho nhân dân, một bên đại diện cho giai cấp tư sản đứng
sau hỗ trợ là Mĩ. Giáo viên trình bày cho học sinh thấy lịch sử Trung Quốc lúc
này không phải yêu cầu một nhân vật đứng đầu chỉ huy một sự chuyển biến
chung chung, mà là yêu câù một nhân vật lịch sử cụ thể để lãnh đạo Đảng Cộng
Sản tiến hành một cuộc chiến tranh và cuộc nội chiến để bảo vệ nhân dân. Với
cách trình bày như vậy thì chúng ta đã khắc sâu được nhân vật lịch sử Mao Trạch
Đông và giúp các em khắc sâu được kiến thức của bài học lịch sử ngay tại lớp.
Thậm trí giáo viên còn phải cung cấp thêm tư liệu về vị lãnh tụ này như: Mao
Trạch Đông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam. Sau 1911 ông tham
gia vào Cách mạng ở Hồ nam. Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành
công đã ảnh hưởng tới việc tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin của ông. Năm 1920
11
ông thành lập tổ cộng sản ở Hồ Nam. Năm 1921 ông thành lập Đảng Cộng Sản
Trung Quốc ở Thượng Hải. Năm 1923 ông được bầu làm uỷ viên Ban chấp hành
trung ương Đảng cộng sản trung Quốc. Năm 1934 ông tham gia “Vạn lý trường
chinh”, chuyển quân đội cách mạng lên miền Bắc để thấy được sự đi lên của
ông trong quá trình cách mạng.
Ví dụ 2: Cũng tương tự như vậy, đối với bài này mục 1 (II) “ Phong trào
độc lập dân tộc trong những năm 1918-1929” ở Ấn Độ. Giáo viên cần phải khắc
sâu nhân vật M.Gan-đi (hình 40-SGK) về quá trình hoạt động cách mạng của
ông. Trong SGK chỉ nêu Gan-đi một lãnh tụ có uy tín lớn và có ảnh hưởng sâu
rộng với nhân dân Ấn Độ.
Ngược lại, nhân vật G.Oa-sinh-Tơn thì khác, qua hoạt động quân sự của
G.Oa-sinh-tơn, trong SGK chỉ nêu rằng: “G.Oa-sinh-Tơn là một chủ nô giàu , có
tài quân sự và tổ chức, được cử làm tổng chỉ huy nghĩa quân”, SGK không nêu
lên hoạt động quân sự của G.Oa-sinh-tơn. Do đó giáo viên phải mô tả một vài
hoạt động tiêu biểu, để cho học sinh thấy rằng G.Oa-sinh-tơn là một thủ lĩnh
quân sự đáp ứng được nhu cầu giải quyết mâu thuẫn lúc bấy giờ giữa nhân dân
“13 Bang thuộc địa Bắc Mĩ” với bọn thực dân Anh. Ví dụ như sau:
(George Washington; 1732 - 99), tổng thống đầu tiên của Hoa Kì (1789 -
97). Người lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập ở các thuộc địa của Anh ở
Bắc Mĩ. Vốn là một chủ đồn điền - chủ nô giàu có ở Vơginia (Virginia), miền
Nam nước Mĩ. Lúc đầu, theo xu hướng ôn hoà nhưng sau đó là người kiên quyết
theo đuổi chủ trương lật đổ chế độ thuộc địa của Anh ở Mĩ, thành lập quốc gia
độc lập. Là người đại diện của bang Vơginia trong 2 Hội nghị lục địa lần I và lần
II (1774, 1775) - các cuộc hội nghị mang tính độc lập và thống nhất của 12 bang
trong cuộc đấu tranh vì một mục đích chung ở Philađenphia (Philadelphia). Sau
2 Hội nghị, ông giành được uy tín tuyệt đối. Ngày 10.5.1775, Hội nghị lần II kết
thúc và quyết định thành lập Quân đội Lục địa. Oasinhtơn được cử làm tổng chỉ
huy. Trong các năm 1776 - 81, trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh lớn, đặc biệt các
trận ở Xarơtâugơ (Saratoga, 1777), Yooctao (Yorktown, 1781) gây cho Anh
nhiều thất bại nặng nề. Năm 1783, Anh buộc phải kí với Hoa Kì Hiệp ước
Vecxay 1787 thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ. Chiến tranh còn
kéo dài thêm một thời gian nữa nhưng cuối cùng vào năm 1787, dưới sự chủ trì
của Oasinhtơn một Hội nghị Liên bang đã được triệu tập. Hội nghị đã thông qua
bản Hiến pháp 1787, nhằm biến Hoa Kì từ một liên bang nhiều quốc gia thành
một quốc gia liên bang. Sau khi Hiến pháp được phê chuẩn năm 1788, Oasinhtơn
được bầu làm tổng thống. Năm 1793, ông là người chủ trương không tham gia
vào liên minh các nước Châu Âu chống Cách mạng.
b) Một số tình huống xuất hiện những nhân vật lịch sử: trong các bài học
thuộc chương III trong SGK “ Châu Á ở thế kỷ XVIII - Đầu thế kỷ XX” ví dụ học
về Cách mạng Trung Quốc có lãnh tụ Tôn Trung Sơn, Cách mạng Pháp, cách
mạng Ấn Độ có lãnh tụ Ti-Lắc, hoặc bài “ Châu Á (1918 – 1945)” có lãnh tụ
M.Gan-đi (1869 – 1948), Cách mạng ở Mã Lai có lãnh tụ Áp-đun Ra-man, Cách
12
mạng In-đô-nê-xi-a có nhà cách mạng A.Xu-các-nô … như vậy cuối thế kỷ XIX
và những năm đầu của thế kỷ XX yêu cầu lịch sử đặt ra cho mỗi quốc gia nhiệm
vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp giành độc lập dân tộc, lúc này mâu
thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với đế quốc thực dân ngày càng sâu sắc, nên các
nhân vật lịch sử đó xuất hiện và đã giải quyết được mâu thuẫn đó theo yêu cầu
của lịch sử .
Phần lịch sử Việt Nam chúng ta cần khắc sâu những nhân vật lịch sử có
vai trò quan trọng với tiến trình lịch sử dân tộc như Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Nguyễn Tất Thành. Những nhân vật
lịch sử trên tạo dấu ấn trong phong trào cứu nước đầu thế kỉ XX.
Ví dụ: Ở bài 30 mục II có mục 3 về hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau
khi ra đi tìm đường cứu nước. Đây là mục quan trọng của tiết học và cũng là
bước đánh dấu hướng đi mới của người so với các bậc tiền bối. Giáo viên cho
học sinh xem ảnh :
rồi khắc sâu thân thế của người, hoàn cảnh gia đình bối cảnh đất nước và việc
lựa chọn hướng đi mới của người là phương Tây, muốn đánh Pháp phải hiểu biết
về nước Pháp Giáo viên có thể kể câu chuyện về Nguyễn Tất Thành và người
bạn lúc ra đi để thấy được quyết tâm và nghị lực của người, của một bậc vĩ nhân
sau này. Giáo viên có thể đọc một đoạn thơ:
“ Đất nước đẹp vô cùng
Nhưng Bác phải ra đi ”
Giáo viên kể về công việc của người trên tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin,
rồi đến các Châu Lục, các nước với công việc của một người lao động bình
thường. Qua đó học sinh thấy được những hoạt động bước đầu của Người nhưng
rất quan trọng để xác định con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Giáo viên
có thể tích hợp việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh ở mục này.
2.3) Khắc sâu vài chi tiết phụ của nhân vật lịch sử
Sau khi đã khắc sâu đặc điểm, hình dáng hay các hoạt động điển hình của
nhân vật, giáo viên còn có thể khắc hoạ sâu sắc nhân vật lịch sử vài nét về thân
13
thế, sự nghiệp, trình độ học vấn …để giúp học sinh hiểu sâu hơn, rộng hơn và
nhớ lâu về nhân vật lịch sử đó.
Ví dụ : Trong bài 7 “ Những thành tựu văn hoá thời cận đại” Giáo viên
phải chuẩn bị tốt về những hoạt động tiêu biểu nhất của Mác và Ănghen, Lê-nin.
Ví dụ khi giới thiệu về Mác, Ăng-ghen và Lê-nin, SGK chỉ nêu đơn giản mang
tính chất thông báo về ba ông, không giới thiệu về hoạt động của Mác, Ăng-ghen
và Lê-nin, khi dạy phần này giáo viên có thể giới thiệu nhanh khoảng 4 phút về
ba ông : như Mác không những học giỏi, đỗ tiến sĩ mà vừa là một nhà nghiên
cứu khoa học, tham gia cách mạng, vừa là lãnh đạo phong trào công nhân quốc
tế; đối với Ăng-ghen cho học sinh nắm rõ, Ăng-ghen sinh ra trong một gia đình
chủ xưởng giàu có ở Đức, nhưng Ông từ bỏ sự nghiệp làm giàu của gia đình,
quyết định đi tìm hiểu nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng giai cấp công nhân. Từ sự giới thiệu đó giáo viên có thể cho
học sinh thấy được những điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen
và cũng bắt đầu từ quan điểm chung đó, hai Ông đã gặp nhau và trở thành đôi
bạn tri kỉ, lâu bền và cảm động mà SGK đã nêu ra ý này.
Hoặc giáo viên có thể khắc sâu nhân vật lịch sử bằng cách cho học sinh
nắm những nét tương đồng xuất thân gia đình hay từ nghề nghiệp của nhân vật
đó…ví dụ như Crôm-Oen xuất thân từ gia đình quý tộc mới, Oa-Sinh-Tơn là kỹ
sư… hoặc có thể kích thích tâm lý học tập cho các em giáo viên có thể cho học
sinh biết thêm về nhà lãnh đạo cách mạng Ấn Độ, Ti-Lắc vừa là lãnh đạo phái
cấp tiến chống thực dân Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vừa là một nhà sử
học thông thái, nhà ngôn ngữ học danh tiếng .
Các nhân vật lịch sử trong phần lịch sử Việt Nam có vai trò rất quan trọng
với phong trào chống Pháp trong thời kì này.
Vua Hàm Nghi trong bài 21 “ Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân
dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX” có thể khái quát như sau:
Vua Hàm Nghi là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là em ruột của vua Kiến Phúc
(tức vua Đồng Khánh). Sau khi vua Tự Đức qua đời 1883, trước thời Hàm Nghi
cả ba vua Dục Đức, Hiêp Hòa, Kiến Phúc lên nối ngôi, nhưng khi vua Kiến Phúc
đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều
đình. Cuối cùng Tôn Thất Thuyết đã chọn Ưng Lịch là người nối ngôi vì vua ủng
hộ lập trường chống Pháp. Năm 1884 Ưng Lịch lên ngôi lấy niên hiệu là Hàm
Nghi và cùng phái chủ chiến tiến hành phát động phong trào Cần Vương….
Lúc bấy giờ trong phong trào Cần Vương còn có nhân vật điển hình và
được nhiều người biết đến đó là Nguyễn Tri Phương, quê ông ở xã Chánh Lộc
-Huyện Phong Điền-Tỉnh Thừa Thiên, xuất thân trong một gia đình làm ruộng
nghề thợ mộc, nhà nghèo không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập
ông đã làm nên nghiệp lớn. Năm 1832 ông được sung làm phái bộ sang Trung
Quốc về việc thương mại. Năm 1835 ông nhận lệnh vua Minh Mạng vào Gia
Định cùng Trương Thanh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Việc thành
14
công ông được phong làm thị lang. Đến năm 1845 Khâm sai quân thứ đại thần
Trấn Tây hàm Tòng Hiệp Biện Đại Học Sĩ rồi được thưởng danh hiệu “ An Tây
chí dũng tướng” năm 1847. Sau đó ông được sung chức khâm sai ở Gia Định,
Biên hòa ,Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên…
Chúng ta có thể khái quát vài nét về Phạm Bành (1830-1887) người làng
Trương Xá nay thuộc xã Hoa Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hoá, đậu cử nhân năm
1864, từng làm án sát Nghệ An. Đinh Công Tráng (1835-1887) quê Thanh Liêm
- Hà Nam, từng chiến đấu trong đội quân Hoàng Tá Viêm. Năm 1886 ông bắt
liên lạc với Trần Xuân Soạn và trở thành lãnh tụ của khởi nghĩa Ba Đình.
Các nhân vật trong lịch sử địa phương như Tống Duy Tân, Cao Điển, Cầm
Bá Thước, Hà Văn Mao, Hà Văn Nho cũng cần được khái quát để học sinh khắc
ghi về những lãnh tụ của phong trào Cần Vương, là người con ưu tú của xứ
Thanh.
Ví dụ: Trong bài 26 “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những
năm cuối thế kỉ XIX” chúng ta cần cho học sinh nắm được những nét chính về
thân thế và sự nghiệp của nhà lãnh đạo Phan Đình Phùng (1847-1895), quê Hà
Tĩnh, đỗ tiến sĩ năm 1877, làm tri huyện Yên Khánh (Ninh Bình) rồi về kinh đô
vào Viện Đô sát làm Ngự Sử. Năm 1883 ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế
Dục Đức lập Hiệp Hoà và bị đuổi về quê. Tuy vậy khi triều đình kháng chiến
ông tham gia tích cực và được giao chỉ huy phong trào ở Hà Tĩnh và lãnh đạo
phong trào trong 10 năm (1885-1895)
Bên cạnh đó là những nhân vật lịch sử khác như Hoàng Hoa Thám một
lãnh tụ xuất sắc của phong trào nông dân. Qua hình ảnh trong SGK, giáo viên
cho các em biết thêm về ông, là một người gắn bó mật thiết với nông dân, lãnh tụ
can đảm, tài năng của nông dân, nghĩa quân Yên Thế tất cả đều phục tùng ông.
Tổ chức đánh phục kích, đánh trong rừng, vận dụng sáng tạo địa hình trong
chiến đấu. Bác Hồ cũng đã nhận xét về ông “Người anh hùng dân tộc ấy cùng
một số ít nghiã quân của ông đã chiếm cả một tỉnh nhỏ và chiến đấu với thực dân
Pháp trong nhiều năm”.
Nguyễn Trường Tộ là nhân vật tiêu biểu cho tư tưởng cải cách cuối thế kỉ
XIX. Là trí thức Thiên Chúa Giáo yêu nước, đã từng sang Pháp, học hỏi được
nhiều kinh nghiệm về kinh tế, văn hoá Phương Tây, ông đã gửi 30 bản tấu thỉnh
lên vua Tự Đức trong vòng 8 năm. Nhưng những đề nghị cải cách của ông đã
không được thực hiện.
Tất nhiên trong quá trình sử dụng những tư liệu nói trên để khắc sâu hình
ảnh của các nhân vật lịch sử nhằm gây hứng thú học tập cho các em, để nâng cao
chất lượng dạy và học là điều rất cần thiết, nhưng người thầy, người cô không vì
thế mà tham lam chồng chất nhiều kiến thức để phủ lên bộ nhớ các em, cuối
cùng làm cho các em không nhớ gì lại đâm ra chán học. Do đó muốn đạt được
mục đích trên thầy cô giáo phải biết chọn lọc tức là giản và tinh chứ không phải
15
nhiều số lượng là quyết định được sự tiếp thu kiến thức của học sinh và gây hứng
thú cho các em học tập tốt bộ môn lịch sử .
Muốn có được như vậy người giáo viên phải tích luỹ nhiều tư liệu lịch sử
có nhiều kiến thức lịch sử chi tiết và phong phú nhưng sống động, biết kết hợp
nhuần nhuyễn giữa các phương pháp tâm lý học để vận dụng tốt kiến thức vào
bài giảng đúng lúc đúng nơi, đúng nội dung yêu cầu của bài, ngoài ra giáo viên
còn phải biết kết hợp khai thác giữa kiến thức trong sách giáo khoa với kiến thức
ngoài sách giáo khoa, kết hợp lời nói truyền cảm với chân dung hay hình ảnh của
nhân vật lịch sử, biết so sánh đối chiếu giữa các nhân vật lịch sử nhằm nâng cao
giá trị nhận thức cho các em.
Để đạt được mục đích trên, người giáo viên phải mất nhiều công sức như
sưu tầm tài liệu, tranh ảnh của từng nhân vật lịch sử mà trong tiết dạy yêu cầu,
biết chọn lọc, kết hợp đưa những kiến thức ngoài sách giáo khoa vào bài giảng
đúng phương pháp dạy học mà bộ môn yêu cầu. Tất cả việc làm trên mặc dù tốn
nhiều thời gian và sức lực nhưng khi đạt được mục đích yêu cầu của bài học đề
ra trong một tiết học trên lớp 45 phút ngắn ngủi thì người giáo viên như tôi cảm
thấy nhẹ nhỏm, quên đi mệt mỏi lo âu, làm cho học sinh hứng thú, phấn khởi học
tập sau một giờ lên lớp công phu của giáo viên và học sinh. Đó là sự nổ lực của
cả tập thể giáo viên và học sinh trong một tiết học.
3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Trong dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, người giáo viên
phải biết khéo léo tổ chức việc khắc hoạ sâu sắc hình ảnh nhân vật lịch sử, nhằm
nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh, có tác dụng rất lớn trong việc gây
hứng thú học tập cho học sinh, đây là việc cần phải làm của giáo viên, vì có hứng
thú học tập, rung cảm của người học nhất là học sinh Trung tâm GDTX, là đối
tượng học sinh đặc biệt nên rất nhạy cảm .
Gây hứng thú học tập là chiếc cầu nối, là phương tiện để góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học tập bộ môn lịch sử hiện nay, đây là yêu cầu phải làm
thường xuyên đối với giáo viên. Những cách thức, những con đường hay và biện
pháp nêu trên của bản thân tôi để gây hứng thú cho các em học tập trong một tiết
dạy lịch sử lớp 11- đặc biệt là với đối tượng học sinh ở trường Trung tâm GDTX
Đông Sơn nói riêng và các Trung tâm khác nói chung hiện nay. Đó cũng là một
trong nhiều phương pháp để gây hứng thú học tập cho học sinh chúng tôi.
Để kiểm nghiệm lại quá trình thực hiện sáng kiến này, ngoài việc tiến
hành các phương pháp trên bản thân tôi còn tiến hành kiểm tra thực tế qua các
hình thức: kiểm tra miệng, 15 phút đầu giờ, kiểm tra 1 tiết đều có kèm theo các
câu hỏi về nhân vật lịch sử, các câu hỏi kiểm tra bản thân tự ra đề hoặc được sưu
tầm, tìm tòi qua các sách tham khảo như sách giáo viên của tác giả Phan Ngọc
Liên (tổng chủ biên), sách bài tập lịch sử của tác giả: Trịnh Đình Tùng (chủ
biên )…để đưa vào bài tập thường xuyên và định kỳ. Nó như là một động lực
giúp học sinh tìm hiểu qua sách báo, qua truyền hình, qua Intơnét để mang lại
16
một cái gì đó cho các em sau này khi nói đến Lịch sử trên thế giới, đặc biệt là
lịch sử nước nhà (Lịch sử Việt Nam) như Bác Hồ đã nói :
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ”
Thực tế hiện nay học sinh biết đến Lịch sử Trung Quốc nhiều hơn là lịch
sử Việt Nam, nhất là qua các kỳ thi vào Đại học và Cao đẳng hiện nay mà báo
đài hay nói đến. Bản thân tôi là giáo viên dạy Lịch sử, tôi tự thấy mình cũng có
một phần trách nhiệm, nhất là dạy trong trường Trung tâm GDTX cần nổ lực
nhiều hơn nữa trong dạy và học.
Sau đây là một số bài tập về nhân vật lịch sử mà bản thân tôi đã ra đề, để
vừa khắc sâu kiến thức nhân vật lịch sử cho học sinh - vừa kiểm tra việc tiếp thu
kiến thức đó như thế nào qua các lần kiểm tra ( miệng, 15 phút đầu giờ, 45 phút
định kỳ …).
Ví dụ 1: Ở bài 7 “ Những thành tựu văn hoá thời cận đại”, giáo viên có
thể ra câu hỏi (dạng tự luận) : Em hiểu biết gì về các nhân vật Xanh Xi-Mông,
Phu-ri-ê, Ô-oen ? ( Sách bài tập lịch sử tác giả Trịnh Đình Tùng … Nhà xuất bản
giáo dục năm 2007), để khắc sâu hình ảnh nhân vật lịch sử này tôi còn kèm theo
câu hỏi sau : Nhân vật Xanh-Xi-Mông, Phu-ri-ê, Ô-oen có liên quan đến sự kiện
lịch sử quan trọng nào trong “Cách mạng tư sản Pháp 1789” ?
Ví dụ 2: Ở bài 15 “Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-
1939)”.
Để nắm lại những kiến thức đã học về nhân vật lịch sử Mao Trạch Đông
ông đã có vai trò gì trong cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng
Sản? Giáo viên có thể ra đề dưới dạng điền thế vào ô trống để học sinh dễ nhớ về
nhân vật này.
Ví dụ 3 : Ở bài 3 “ Trung Quốc”
Để đánh giá kiểm tra việc tiếp thu kiến thức về nhân vật lịch sử Tôn Trung
Sơn nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc với phong trào Cách mạng Tân Hợi
năm 1911. Giáo viên có thể ra đoạn văn ngắn để học sinh nhận biết và nhận xét
nhân vật lịch sử như sau: Em hãy cho biết đoạn tiểu sử sau đây nói về nhân vật
nào? em hãy nhận xét về nhân vật lịch sử đó? “ Ông là nhà cách mạng dân chủ
Trung Quốc, lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều đình phong kiến nhà
Mãn Thanh và thiết lập nhà nước Trung Hoa dân quốc … Ngày 24 tháng 12
năm 1911, Ông về nước và được cử làm Tổng Thống của chính phủ Trung ương
lâm thời. Ngày 1-1-1912 Ông nhận chức tại Nam Kinh và tuyên bố thành nước
Trung hoa dân quốc.
Ngày 13 tháng 2 năm 1912, để lôi kéo phái quân phiệt, ông từ chức để
Viên Thế Khải lên thay. Sau đó Viên Thế Khải phản bội, ông lại tập hợp lực
lượng các tỉnh phía Nam để chống lại. Tháng 8 năm 1912 ông hợp tác với Đảng
Cộng Sản Trung Quốc để bổ sung cho chủ nghĩa Tam dân thêm ba nội dung
17
nữa: liên minh với Liên Xô, liên minh với Đảng Cộng Sản và dựa vào công
nông.
Ngày 13-3-1925, Ông đã từ trần. Đó là một tổn thất cho phong trào cách
mạng Trung Quốc”( Bài tập Lịch sử lớp 11 của tác giả Trịnh Đình Tùng ).
Từ bài 3 này để hệ thống câu hỏi học sinh nắm được toàn bộ kiến thức của
bài và nhớ nhân vât lịch sử trong bằng cách giải ô chữ bài tập 8- trang 13 (vở bài
tập Lịch sử 11) như sau:
Ví dụ 4: Giáo viên có thể đặt trước vài câu hỏi về mỗi nhân vật lịch sử để
các em làm theo :
Câu hỏi: Một số vấn đề về nhân vật và sự kiện lịch sử Trung Quốc giữa
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
I. Ô chữ hàng ngang
1. Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời năm 1905?
2. Cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi của Tôn Trung Sơn?
3. Cuộc khởi nghĩa do Đồng Minh Hội phát động 10/10/1911?
4. Tên ông vua trị vì ở Trung Quốc đã lãnh đạo Duy Tân?
5. Một trong hai nhà nho yêu nước đã lãnh đạo Duy Tân?
6. Một cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cuối thế kỉ XIX?
7. Người được Quốc dân đại hội bầu làm đại tổng thống?
8. Tên một đại thần của triều Mãn Thanh được giữ chức Đại tổng thống
khi vua Thanh thoái vị ?
II. Ô chữ hàng dọc
? Tên triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc
Đ Ô N G M I N H H Ộ I
C Á C H M A N G T Â N H Ợ I
V Ũ X Ư Ơ N G
Q U A N G T Ự
K H A N G H Ữ U V I
N G H Ĩ A H Ò A Đ O À N
T Ô N T R U N G S Ơ N
V I Ê N T H Ế K H Ả I
18
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu:
Qua áp dụng sáng kiến này bản thân thấy rằng, muốn tạo cơ hội cho học
sinh học tập tốt bộ môn của mình, cô giáo luôn luôn chủ động tìm tòi những biện
pháp, những con đường truyền thụ kiến thức tốt nhất để đem lại hiệu quả nhất
trong giờ lên lớp, qua thời gian áp dụng sáng kiến này, kết quả học tập của học
sinh lớp tôi giảng dạy có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhất là trong tiết học lịch sử các em
rất sôi động, gần 90% số học sinh trong lớp tham gia cùng cô giáo khai thác kiến
thức trong bài giảng, kết quả chất lượng cả năm học 2011-2012 đạt kết quả cao
hơn so với năm trước được thông qua bản thống kê so sánh như sau: số lượng 3
lớp 11A3 & 11A2 và 11A3: 90 em với 2 lớp 11B1, 11B2 năm học 2010-2011.
Năm học
Giỏi Khá TB Yếu - kém
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
2010-2011
( lớp 11B1,11B2)
3 3.0 20 22 55 61 11 14
2011-2012(lớp
11A1,11A2,11A3)
6 7 36 40 48 53 0 0
Kết quả so sánh trên cho thấy, việc áp dụng sáng kiến trên đã đem lại kết
quả học tập của học sinh năm học 2011-2012 so với năm 2010-2011, có nhiều
khả quan hơn, số lượng học sinh giỏi, khá tăng, số lượng học sinh yếu kém
không còn.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy muốn có một tiết học thành công và
chất lượng học tập của học sinh được nâng lên đòi hỏi người dạy phải đầu tư
công sức và cả sự kiên trì, bền bĩ trong quá trình tự bồi dưỡng, rèn luyện để nâng
cao kiến thức và kỹ năng dạy học.
Để đạt mục tiêu chung của chương trình lịch sử lớp 11 thể hiện cụ thể ở
mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, người giáo viên cần phải nhận thức và
quán triệt mục tiêu vào mọi hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hoá việc dạy
và học môn lịch sử của giáo viên và học sinh. Điều này phải đòi hỏi sự nổ lực, cố
gắng cao, người giáo viên phải biết phát huy những ưu điểm, kinh nghiệm có
sẵn, đồng thời biết sáng tạo linh hoạt trong quá giảng dạy trên lớp, phải biết khắc
phục những tồn tại, thiếu sót trong dạy và học, nhất thiết phải bỏ kiểu dạy “thầy
giảng, trò ghi”, “thầy đọc trò chép”, trò trả lời theo sách mà không có những
sáng tạo chủ động nào trong quá trình học tập. Việc khắc hoạ sâu sắc biểu tượng
nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp cũng là một trong biện pháp cách thức gây
hứng thú học tập bộ môn lịch sử đối với học sinh bậc Trung Tâm GDTX nói
19
riêng và ở nhà trường Trung học phổ thông nói chung, tuy là một vài biện pháp
nhỏ nhưng góp phần hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hoá trong dạy và
học hiện nay.
2. Kiến nghị, đề xuất
Để nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai
đoạn hiện nay, mỗi giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên môn, học hỏi
đồng nghiệp, cập nhật thông tin. Đặc biệt là áp dụng công nghệ hiện đại trong
dạy học Trước yêu cầu và nhiệm vụ trên tôi kính mong các cấp lãnh đạo ngành
tạo điều kiện để chúng tôi được va chạm, học hỏi đồng nghiệp và sự chỉ đạo của
cấp trên như được học hỏi những sáng kiến kinh nghiệm hay của các đồng
nghiệp qua các hội thảo. Được học hỏi, tập huấn về sử dụng công nghệ hiện đại -
nhất là đưa công nghệ thông tin vào dạy học hiện nay là cần thiết và liên tục
được phát huy trong môi trường học tập ngày nay./.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị. Đông Sơn, ngày 17 tháng 05 năm 2013
Người viết
Trần Thị Thuỷ
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử lớp 11, tác giả Phan ngọc Liên (Chủ biên) - Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2004 .
2. Sách giáo viên lịch sử lớp 11, tác giả Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên)-
Nhà Xuất bản giáo dục năm 2005.
3. Sách bài tập lịch sử lớp 11, tác giả Trịnh Đình Tùng (Chủ Biên) - Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2004.
4. Sách giáo khoa Âm Nhạc - Mỹ Thuật lớp 6,7,8, Nhà xuất bản giáo dục
năm 2004 .
5.Các tạp chí giáo dục các năm 2005 & 2006.
6.Tài liệu gây hứng thú học tập môn Lịch sử - Nhà xuất bản giáo dục.
7. Trang điện tử trên mạng Internet.
8. Những mẫu chuyện Lịch sử thế giới - Tác giả: Đặng Đức An (nhà xuất
bản giáo dục).
9. Thiết kế giáo án lịch sử 11 (Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội)
21
22