Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tìm hiểu về Đất ngập nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.51 KB, 18 trang )

TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC
Đất ngập nước là hệ sinh thái quan trọng trên Trái Đất.Hệ sinh thái này từ kỉ
cacbon là môi trường đầm lầy, đã sản sinh ra nhiều nhiên liệu hóa thạch mà hiện con
người đang sử dụng. Đất ngập nước rất quý, nó là những nguồn tài nguyên có giá trị
kinh tế cao, là bồn chứa cacbon, nơi bảo tồn gen và chuyển hóa các vật liệu hóa học,
sinh học. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy , giá trị kinh tế của đất ngập nước lên
tới 14,9 nghìn tỷ USD, chiếm 45% tổng giá trị của tất cả hệ sinh thái tự nhiên trên toàn
cầu. Con số này phản ánh các giá trị và chức năng lớn lao của đất ngập nước. Đất ngập
nước đôi khi còn được mô tả như những “quả thận của sinh cảnh” do chúng thực hiện
các chu trình thủy văn và hóa học, là những nơi thu nhận ở hạ nguồn các chất thải có
nguồn gốc tự nhiên và nhân sinh. Chúng làm sạch nước ô nhiễm, ngăn ngừa ngập lụt,
bảo vệ bờ biển và tái nạp tầng chứa nước ngầm. Đồng thời, đất ngập nước còn là nơi
cư trú của nhiều động vật hoang dã.
Tuy nhiên hiện nay,sự suy giảm ĐNN cả về số lượng và chất lượng ngày càng
gia tăng nhanh chóng trên thế giới cũng như Việt Nam, gây nhiều hậu quả nghiêm
trọng. Do đó, cần có những biện pháp,cũng như sự quản lý và bảo vệ ĐNN ngày càng
hữu hiệu hơn, phát huy vai trò to lớn của ĐNN.
I. ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC :
I.1 Định nghĩa:
Thuật ngữ đất ngập nước được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo quan
điểm, người ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng 50
định nghĩa về đất ngập nước đang được sủ dụng (theo Dugan, năm 1990).
Các định nghĩa về đất ngập nước theo định nghĩa rộng như định nghĩa của công
ước Ramsar, định nghĩa theo các chương trình điều tra đất ngập nước của Mỹ, Canada,
New Zealand và Oxtraaylia.
- Theo công ước Ramsar (năm 1971), đất ngập nước được định nghĩa như sau:
Theo công ước RamSar,( Điều 1.1), các vùng đất ngập nước được định nghĩa như
sau: “Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nước, tự nhiên hay
nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước đứng hay chảy, nước ngọt, lợ hay mặn,
kể cả những vùng nước biển với độ sâu ở mức triều thấp, không quá 6m”.
Ngoài ra, Công ước ( Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nước: “ Có thể bao


gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như các đảo
hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập nước”.
- Theo chương trình quốc gia về điều tra đất ngập nước của Mỹ:
“Về vị trí phân bố, đất ngập nước là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ
sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường
nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông”. Đất ngập nước
phải có ba thuộc tính sau ( theo Cowardin và cộng sự, năm 1979) :
• Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh.
• Nền đất hầu như không bị khô.
• Nền đất không có cấu trúc không rõ rệt hoặc bão hòa nước, bị ngập nước ở
mức cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.
- Theo các nhà khoa học Canađa: “Đất ngập nước là đất bão hòa nước trong thời
gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu hóa
nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường
ẩm ước”.
- Theo các nhà khoa học New Zealand: “Đất ngập nước là một khái niệm chung để
chỉ những vùng đất ẩm ước từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập
nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất nước. Nước có thể là nước
ngọt, nước mặn hoặt nước lợ. Đất ngập nước ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc
trưng bởi các loài thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt”
- Theo các nhà khoa học Oxtraylia: “Đất ngập nước là vùng đầm lầy, bãi lầy than
bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nước
tỉnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả bãi lầy và
những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp”.
- Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và là định nghĩa chính thức tại Mỹ:
“Đất ngập nước là những vùng đất bị ngập hoặc bão hòa giữa nước bề mặt hoặc
nước ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính ưu
việt của thảm thực vật thích nghi điển hình trong những điều kiện đất bão hòa
nước”. Đất ngập nước nhìn chung gồm: đầm lầy, đầm phá, đầm lầy cây bụi
những vùng đất tương tự.

Những định nghĩa trên theo nghĩa hẹp, nhìn chung đều xem đất ngập nước như
đới chuyển tiếp sinh thái ( Ecotone), những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên
cạn và ngập nước, những nơi mà sự ngạp nước của đất gây ra sự phát triển của một hệ
thực vật đặc trưng ( theo Coward và cộng sự, năm 1979; Enny, năm 1985).
Hiện nay, định nghĩa theo công ước Ramsar là định nghĩa được nhiều người sử
dụng.
I.2. Phân loại:
Trên thế giới:
 Theo Mỹ: 4 nhóm chính:
- Các vùng nước ngọt nội địa:
• Những lưu vực, đồng bằng ngập lụt theo mùa
• Đồng cỏ nước ngọt
• Bãi lầy nước ngọt nông
• Bãi lầy nước ngọt sâu
• Nước ngọt trống trải (nước có độ sâu dưới 2m)
• Đầm lầy cây bụi
• Đầm lầy rừng cây gỗ
• Bãi lầy
- Các vùng nước mặn nội địa:
• Đồng bằng mặn
• Bãi lầy mặn
• Nước măn thông thoáng
- Các vùng nước ngọt ven biển
• Đầm lầy nước ngọt nông
• Đầm lầy nước ngọt sâu
• Nước ngọt trống trải (những phần nông của nước trống trải dọc theo các
con sông nước ngọt, thủy triều và các eo biển.
- Các vùng mặn ven biển
• Vùng đất bằng mặn
• Đồng cỏ nước mặn

• Đầm lầy ngập nước mặn không thường xuyên
• Đầm lầy ngập nước mặn thường xuyên
• Các eo biển và vịnh
• Đầm lầy rừng ngập mặn
Cách phân loại này được phổ biến rộng ở Mỹ cho đến năm 1979.
 Phân loại đất ngập nước theo công ước Ramsar: gồm 22 loại:
1) Biển và eo biển cạn (sâu dưới 6m khi thủy triều thấp)\
2) Các cửa sông, châu thổ
3) Các đảo nhỏ ngoài khơi
4) Bờ biển có đá
5) Bãi biển (bãi cát, sạn)
6) Bãi bùn, bãi cát vùng gian triều
7) Đầm lầy rừng ngập mặn, rừng ngập mặn
8) Những đầm phá nước mặn hay nước lợ ven biển
9) Ruộng muối (nhân tạo)
10) Ao tôm, cá
11) Các dòng chảy chậm (ở hạ lưu)
12) Các dòng chảy nhanh (ở thượng lưu)
13) Các hồ tạo nên do dòng sông chết và đầm lầy ven sông
14) Hồ nước ngọt và đầm lầy ven hồ
15) Ao nước ngọt
16) Hồ nước mặn, bãi sình lầy
17) Các hồ chứa nước, đập
18) Đồng cỏ, trảng cỏ và trảng cây bụi ngập nước theo mùa
19) Đồng lúa nước
20) Đất có khả năng canh tác, đất được tưới nước
21) Rừng đầm lầy, rừng ngập nước từng thời kỳ
22) Trũng than bùn
 Hệ thống phân loại đất ngập nước theo IUCN (1990)
Đất ngập nước mặn

Thuộc
biển
Dưới
triều
-Thủy vực không có cây, dưới 6m khi thủy triều thấp, bao gồm cả vịnh và
eo biển
-Thảm thực vật dưới triều bao gồm bãi biển cỏ nhiệt đới
- Rạn san hô
Gian
triều
- Bờ biển đá bao gồm vách đá và bờ đá
- Bờ biển có đá di động và đá cuội
- Bãi gian triều bùn, cát di động không có cây cối hoặc ruộng muối
- Trầm tích gian triều có cây bao gồm đầm lầy nước mặn và rừng
ngập mặn trên bờ biển có cây che khuất
Thuộc
cửa
sông
Dưới
triều
- Nước vùng cửa sông, nước thường xuyên ở cửa sông và hệ cửa
sông của châu thổ
Gian
triều
- Bãi gian triều bùn, cát hoặc bãi muối với rất ít thực vật
- Đầm lầy gian triều bao gồm đầm lầy nước mặn, bãi cỏ ngập mặn,
đầm lầy nước ngọt và nước hồ
- ĐNN có rừng gian triều bao gồm rừng ngập mặn, rừng dừa nước,
rừng đầm lầy nước ngọt vùng triều
Đầm, phá Phá nước lợ đến nước mặn với một hoặc nhiều cửa hẹp thông với biển

Hồ nước mặn Hồ, bãi và đầm lầy thường xuyên theo mùa, mặn hoặc nước lợ
Đất ngập nước ngọt
Thuộc
sông
Thường
xuyên
- Sông suối có nước thường xuyên kể cả thác nước
- Châu thổ nội địa
Tạm
thời
- Sông và suối có nước theo mùa và không có quy luật
- Đồng bằng ngập nước sông bao gồm đồng bằng ven sông, lưu vực
ngập nước, đồng cỏ ngập nước theo mùa
Thuộc
hồ ao
Thường
xuyên
- Hồ nước ngọt thường xuyên (>8ha), bao gồm cả vùng bờ ngập
nước theo mùa hoặc không quy luật
- Ao nước ngọt thường xuyên (< 8ha)
Theo
mùa
- Hồ nước ngọt theo mùa (>8ha) gồm hồ đồng bằng ngập nước
Thuộc
đầm
lầy
Có cây
nhô cao
- Đầm nước ngọt thường xuyên và đầm trên đất vô cơ với thực vật
vượt lên nước nhưng rễ của chúng lại nằm dưới mặt nước trong

phần lớn thời gian sinh trưởng
- Đầm lầy nước ngọt than bùn thường xuyên gồm đầm lầy trên thung
lũng cao vùng nhiệt đới do cây cói chỉ và cỏ nến chiếm ưu thế
- Đầm lầy nước ngọt trên đất vô cơ
- Đất than bùn
- ĐNN trên núi và các vùng cực bao gồm những đồng cỏ ngập nước
theo mùa được tuyết tan cung cấp nước tạm thời
- Suối phun nước ngọt và ốc đảo có cây cối bao quanh
- Lỗ phun khí của núi lửa được làm ẩm liên tục do hơi nước bốc lên

rừng
- Đầm lầy cây bụi bao gồm cả đầm lầy nước ngọt có cây bụi chiếm
ưu thế
- Rừng đầm lầy nước ngọt, bao gồm cả rừng ngập nước theo mùa,
đầm lầy có rừng trên đất vô cơ
- Đất than bùn có rừng bao gồm rừng đàm lầy than bùn
Đất ngập nước nhân tạo
Nuôi trồng thủy
sản
- Ao nuôi trồng thủy sản bao gồm cả ao tôm và ao cá
ĐNN - Ao, bao gồm ao của trang trại, ao cá giống và ao nhốt cá
- Đất được tưới nước và kênh dẫn nước bao gồm ruộng lúa nước,
kênh và rạch
- Đất cày cấy ngập nước theo mùa
Làm muối - Ruộng muối và nước muối
Đất thành phố,
công nghiệp
- Nơi khai đào, bao gồm hầm khai thác sỏi và khai thác mỏ
- Nơi xử lý nước thải, ao xử lý
Nơi chứa nước - Hồ dùng để tưới và/ hoặc dùng cho sinh hoạt có mức nước thay đổi

hàng tuần hoặc hàng tháng
Phân lọai đất ở Việt Nam:
- Theo bảng phân loại ĐNN của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN –
1990), ĐNN Việt Nam có thể chia làm 3 hệ lớn đó là ĐNN ven biển, ĐNN nội
địa, và ĐNN nhân tạo, bao gồm 12 phụ hệ: Biển, cửa sông, đầm phá, hồ nước
mặn ven biển, sông, hồ, đầm lầy, vùng nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp, nơi
khai thác muối, đất đô thị, đất công nghiệp.
- Theo hệ thống phân loại sử dụng trong xây dựng bản đồ đất ngập nước, phân
thành các cấp:
 Đất ngập nước mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển:
• ĐNN mặn, ven biển:
 ĐNN, ven biển, ngập triều thường xuyên
 Đất ngập nước mặn, ven biển, ngập triều không thường
xuyên
• Đất ngập nước mặn, ở cửa sông:
 Đất ngập nước mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên
 Đất ngập nước mặn, ở cửa sông, không thường xuyên
• Đất ngập nước mặn, thuộc đầm phá:
 Đất ngập nước mặn, đầm phá, ngập thường xuyên
 Đất ngập nước mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên
- Đất ngập nước ngọt ( không chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển)
• Đất ngập nước ngọt thuộc sông, ngập thường xuyên
• Đất ngập nước ngọt thuộc sông, ngập nước không thường xuyên
I.3. Các hệ sinh thái đất ngập nước:
 Các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển:
- Các bãi lầy mặn ngập triều
- Đất ngập nước có rừng ngập mặn
- Các vùng đầm lầy ngập triều nước ngọt
 Các hệ sinh thái đất ngập nước nội địa:
- Các vùng đầm lầy (hay sình lầy, bãi lầy) ngập nước ngọt

- Các loại đất ngập nước ven sông suối
- Rừng ngập nước ngọt nội địa và các vùng đất ngập nước ngọt nội địa chủ yếu ở
Việt Nam
II. VAI TRÒ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC.
II.1 Vai trò của ĐNN đối với hệ sinh thái.
Đất ngập nước còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như :
- Lọc nước thải: một vùng đất ngập nước có giá trị khoảng vài chục hectar sẽ có
khả năng lọc và xử lý nước thải tương đương với một trạm xử lý nước nhiều
triệu dollars. Ước tính khoảng 70%N- NH
4
, 99% nitrir và N – NO
3
và 95% P
tổng số hòa tan được loại bỏ khi nước thải đi qua ĐNN.
- Nạp và ổn định nước ngầm: nước được thấm từ các vùng đất ngập nước xuống
các tầng ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết thành dòng
chảy bề mặt ở vùng ĐNN khác cho con người sử dụng.
- Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hào lượng nước mưa như “bồn
chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ
lụt ở vùng hạ lưu.
- Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ổn định bờ biển, chắn gió bão. Cùng với Năm
quốc tế về Đa dạng sinh học do Liên Hợp Quốc tuyên bố, năm 2010 theo Công
ước Ramsar còn có chủ đề là “Đất ngập nước, Đa dạng sinh học và Biến đổi khí
hậu”. Đây là những vấn đề đang được thảo luận nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt
khi biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng trên toàn cầu. Trong khi
đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, đất ngập nước có thể làm giảm những tác động
từ biến đổi khí hậu, mặc dù chúng chỉ chiếm 6-8% diện tích bề mặt Trái đất.
Chính bởi giá trị quan trọng đó, thông điệp cho Ngày Đất ngập nước Thế giới
năm nay (02/02/2010) là “Chăm sóc vùng đất ngập nước – giải pháp cho biến
đổi khí hậu”. Do chu trình trao đổi chất và nước trogn các hệ sinh thái, nhờ lớp

phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng của O
2
và CO
2
trong khí quyển làm cho vi
khí hậu đại phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định.
- Các HST đất ngập nước ven biển: rừng ngập mặn còn có vai trò trong việc mở
rộng đất đai, bồi tụ và tạo vùng đất mới. Ví dụ trong 60 năm gần đây, vùng bán
đảo Cà Mau bồi thêm được 8300ha, với tốc độ lấn biển khá mạnh:
+ 1930 – 1965 diên tích tăng 3442ha, tốc độ 13,5m/năm.
+ 1965 – 1985 diện tích tăng 1466ha, tốc độ 26,6m/năm.

×