Tiêu Đề "Việt Nam" Trong Bảng Tiêu Đề Đề Mục
Của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
(1)
Thomas Mann, Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
Các ưu điểm của Bảng Tiêu Đề Đề Mục của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ [gọi tắt là Bảng TĐĐMCTVQHHK]
(Library of Congress Subject Headings (LCSH)) trong việc truy tìm tài liệu so với việc dùng các từ khóa kể ra
cũng khá nhiều. Đề mục "Vietnam" [Việt Nam] đã được dùng làm thí dụ tiêu biểu để nêu lên những lợi ích
của việc truy tìm thông tin theo cách dùng tiêu đề đề mục nói trên.
Khác với việc truy tìm bằng từ khoá, thường chỉ đáp ứng cho độc giả "một cái gì đó", Bảng TĐĐMCTVQHHK
cung cấp cho độc giả một cái nhìn
Photo by Lien-Huong Fiedler
toàn diện mang tính cơ cấu gồm nhiều tiết mục có liên quan đến đề tài để độc giả lựa chọn. Điều này thực
hiện được nhờ sự kết hợp những thuật ngữ căn bản đã sẵn có trong Bảng TĐĐMCTVQHHK (bảng này
thường được gọi tên là "Những cuốn sách màu đỏ") [vì sách luôn luôn được đóng bìa màu đỏ], qua những
tham chiếu, và qua dò tìm (browse) trong thư mục trực tuyến. Những tiêu đề và tham chiếu chính bắt đầu
bằng từ "Vietnam" [Việt Nam] hay "Vietnamese" [thuộc về Việt Nam/người Việt/tiếng Việt] được liệt kê trên
hơn ba trang giấy của Bảng TĐĐMCTVQHHK. Dĩ nhiên, một người đi tìm tài liệu về Lịch sử Việt Nam, có thể
tìm thấy TĐĐM Vietnam - History [Việt Nam - Lịch sử] liệt kê như một đẳng loại (category); nhưng người này
cũng được giúp đỡ để có thể nhận ra một loạt những TĐĐM khác có liên quan đến đề tài đang truy tìm
nhưng không gồm từ "History," [Lịch sử,], chẳng hạn như cấu trúc [ghi ở bảng số 1] sau đây:
[Bảng số 1]
Anh ngữ LCSH Việt ngữ BTĐĐMCQHHK
Ghi chú: sự sắp xếp vần ở phần Viêt ngữ theo thứ tự tương đương của phần Anh ngữ
Vietnam
-- Antiquities
-- Civilization
Việt Nam
-- Đồ cổ
-- Văn minh
-- Buddhist influence
-- Chinese influence
-- European influence
-- Indic influence
-- Western influence
-- Description and travel
-- Intellectual life
-- Politics and government
-- 1858-1945
-- 20th century
-- 1945-1975
-- 1975-
-- Vietnamese conflict, 1961-1975
-- Vietnamese diaries
-- Vietnamese literature
-- Vietnamese reunification question
(1954-1976)
-- Ảnh hưởng của Phật giáo
-- Ảnh hưởng của Trung Hoa
-- Ảnh hưởng của Âu châu
-- Ảnh hưởng của Ấn Độ
-- Ảnh hưởng của Tây phương
-- Mô tả và du lịch
-- Đời sống tri thức
-- Chính trị và chính phủ
-- 1858-1945
-- Thế kỷ 20
-- 1945-1975
(2)
-- 1975-
-- Tranh chấp tại Việt Nam, 1961-1975
-- Những nhật ký Việt Nam
-- Văn học Việt Nam
-- Vấn đề thống nhất Việt Nam
(1954-1976)
Tất cả những khía cạnh về lịch sử Việt Nam như vừa thấy trong bảng trên sẽ không được truy cập nếu chúng
ta dùng từ khóa để truy tìm [dưới dạng toán tử Boole với những tác nhân (operators) là AND, OR, NOT] "Việt
Nam" AND "Lịch sử" (Vietnam AND History)
Ngay trong đẳng loại Việt Nam -- Lịch sử, Bảng TĐĐMCTVQHHK cũng đã trình bày được một cái nhìn toàn
diện mang tính cơ cấu gồm nhiều lựa chọn mà một người truy tìm tài liệu theo lối dùng từ khóa không thể có
được [xem Bảng số 2]:
[Bảng số 2]
Anh ngữ LCSH Việt ngữ BTĐĐMCQHHK
Ghi chú: sự sắp xếp vần ở phần Viêt ngữ theo thứ tự tương đương của phần Anh ngữ
Vietnam -- History
-- -- To 939
-- -- Ba To Uprising, 1945
-- -- Trung Sisters€ Rebellion, 39-43
-- -- 939-1428
-- -- Dinh dynasty, 968-980
-- -- Early Le dynasty, 980-1009
-- -- Ly dynasty, 1010-1225
-- -- Tran dynasty, 1225-1400
-- -- Ho dynasty, 1400-1407
-- -- Lam Son Uprising, 1418-1428
-- -- Later Le dynasty, 1428-1787
-- -- Mac dynasty, 1527-1592
-- -- Insurrection, 1771-1802
-- -- 1787-1858
-- -- Tay Son dynasty, 1788-1802
Việt Nam -- Lịch sử
-- -- Tới năm 939
-- -- Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, 1945
(3)
-- -- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 39-43
-- -- [939-1428]
-- -- Nhà Đinh, 968-980
-- -- Nhà Tiền Lê, 980-1009
-- -- Nhà Lý, 1010-1225
-- -- Nhà Trần, 1225-1400
-- -- Nhà Hồ, 1400-1407
-- -- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, 1418- 1428
-- -- Nhà Hậu Lê, 1428-1787
-- -- Nhà Mạc, 1527-1592
-- -- Cuộc nổi dậy, 1771-1802
(4)
-- -- 1787-1858
-- -- Nhà Tây Sơn, 1788-1802
-- -- 19th century
-- -- Nguyen dynasty, 1802-1945
-- -- Le Van Khoi's Rebellion, 1833-1835
-- -- 1858-1945
-- -- Truong Dinh Uprising, 1862-1864
-- -- Bay Thua Uprising, 1867-1873
-- -- Yen The Uprising, 1884-1913
-- -- 20th century
-- -- August revolution, 1945
-- -- 1945-1975
-- -- 1975-
-- -- Prophecies
-- -- Thế kỷ 19
-- -- Nhà Nguyễn, 1802-1945
-- -- Cuộc giấy loạn (nổi loạn)
của Lê Văn Khôi, 1833-1835
-- -- 1858-1945
-- -- Cuộc khởi nghĩa Trương Định, 1862-1864
-- -- Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, 1867- 1873
[của Nguyễn VănThành ỡ Nam Kỳ]
-- -- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế, 1884-1913
-- -- Thế kỷ 20
-- -- Cách Mạng Tháng Tám, 1945
-- --1945-1975
(5)
-- --1975-
-- -- Những lời tiên tri
Sự phong phú về đề mục trong một đẳng loại như thế giúp cho nhà nghiên cứu chú ý đến các lựa chọn mà
có thể họ không biết trước là nó hiện hữu; nó giúp cho nhà nghiên cứu có thể nhanh chóng tập trung việc truy
tìm của họ vào những đề tài nào có liên quan tới đề mục nghiên cứu của họ trong vấn đề lịch sử Việt Nam,
mà không phải làm cái việc mất thì giờ là lục lọi trên hàng đống những nguồn thông tin hoặc có tính cách
tổng quát, hoặc không liên quan gì đền đến đề mục nghiên cứu của họ cả. Độc giả được giúp đỡ để nhận ra
những chọn lựa thích hợp mà họ không bao giờ ấn định trước được nếu họ truy tìm bằng từ khóa. Độc giả
cũng được giúp đỡ để có một cái nhìn toàn diện mang tính cơ cấu về các khía cạnh chính của lịch sử Việt
Nam, ngay cả trước khi truy cập bất cứ cuốn sách nào. (Chỉ từ những liệt kê về các cuộc khởi nghĩa
(uprising) hay nổi loạn (rebellion), nhà nghiên cứu đã có thể sẵn sàng đi đến kết luận ngay rằng người Việt
không thể chịu đựng lâu những áp bức bất công.)
Sự phong phú của cách trình bày cơ cấu những chọn lựa trong việc nghiên cứu này được tăng cường bằng
một màng lưới gồm các tham chiếu dẫn tới những TĐĐM thích đáng khác, những tiêu đề hoàn toàn không
nhắc nhở tới hay bao gồm từ khoá "Việt Nam--". Thí dụ, dưới TĐĐM Việt Nam -- Ngôn ngữ, nhà nghiên cứu
đựơc hướng dẫn tới nhiều đề mục chuyên biệt hơn mà có lẽ họ đã không thể xác định trước được [xem
Bảng số 3]:
[Bảng số 3]
Anh ngữ LCSH Việt ngữ BTĐĐMCQHHK
Ghi chú: sự sắp xếp vần ở phần Viêt ngữ theo thứ tự tương đương của phần Anh ngữ
Chữ viết tắt: NT: Narrower topic = ĐMHH: Đề mục hẹp hơn
Vietnam -- Languages
NT Bahnaric
-- Biat language
-- Bru language
-- Central Muong language
-- Chamic languages
-- Eastern Mnong language
-- Hre language
Việt Nam -- Những ngôn ngữ
(6)
ĐMHH: Ngôn ngữ Ba Na
-- Ngôn ngữ Biat
-- Ngôn ngữ Bru, Brâu
-- Ngôn ngữ Mường miền Trung
-- Ngôn ngữ Chăm/Chàm
-- Ngôn ngữ Mnông miền Đông
-- Ngôn ngữ Hrê
-- Kadai languages
-- Koho languages
-- Laha language (Vietnam)
-- Laqua language
-- Maa dialect (Vietnam)
-- Maa language (Southeastern Asia)
-- Nguon language
-- Northern Roglai dialect
-- Puoc language
-- Rade language
-- Rengao language
-- Roglai language
-- Ruc language
-- Sre dialect
-- Yay language
-- Ngôn ngữ Kadai
-- Ngôn ngữ Koho [Cơ Ho]
-- Ngôn ngữ La Ha (ở Việt Nam)
-- Ngôn ngữ Laqua
-- Phương ngữ/Thổ ngữ Mạ (ở Việt Nam)
-- Ngôn ngữ Mạ (ở vùng Đông Nam Á)
-- Ngôn ngữ Nguon
-- Phương ngữ Bắc Ra-glai
-- Ngôn ngữ Puoc
-- Ngôn ngữ Rađê
-- Ngôn ngữ Rengao
-- Ngôn ngữ Ra-glai
-- Ngôn ngữ Ruc
-- Phương ngữ Xrê [Cơ Ho]
-- Ngôn ngữ Yay [Tày]
Cũng thế, mới chỉ thoạt nhìn thấy danh sách các ngôn ngữ hay các phương ngữ (thổ ngữ), và trước khi truy
cập dù chỉ là một cuốn sách thôi, nhà nghiên cứu cũng có thể dễ dàng kết luận là văn hoá Việt Nam rất
phong phú chứ không đơn điệu. Một lần nữa, những thuật ngữ này thường không bao gồm cụm từ "Việt
Nam", như thế nó sẽ bị bỏ sót nếu dùng từ khoá để truy tìm [bằng toán tử Boole với những tác nhân
(operators) như là: AND, OR, NOT] với các cụm từ "Việt Nam" AND "Ngôn ngữ--". Bảng TĐĐMCTVQHHK, dù
sao, cũng đem đến những chọn lựa để lưu ý nhà nghiên cứu ngay cả khi người này không đòi hỏi chúng.
Đây là một điều mà các nhà nghiên cứu luôn luôn trân trọng: một cơ cấu giúp họ tránh được việc bỏ sót
những chọn lựa quan trọng chỉ vì ngay từ đầu họ đã không biết câu hỏi nào cần phải hỏi.
Cái nhìn toàn diện quan trọng mà Bảng TĐĐMCTVQHHK cung ứng còn được tăng cường hơn nữa, vượt ra
ngoài phạm vi của chính cuốn "sách đỏ" này, bằng khả năng dò tìm của thư mục trực tuyến. Bảng
TĐĐMCTVQHHK có liệt kê Việt Nam --- Đồ cổ như một TĐĐM, nhưng không cung cấp những chọn lựa xa
hơn trong đẳng loại đó. Trong khi đó thư mục trực tuyến, tùy theo sưu tập của từng thư viện, có thể cung cấp
cho nhà nghiên cứu một cái nhìn còn rộng hơn nữa. [xem Bảng số 4]:
[Bảng số 4]
Anh ngữ LCSH Việt ngữ BTĐĐMCQHHK
Ghi chú: sự sắp xếp vần ở phần Viêt ngữ theo thứ tự tương đương của phần Anh ngữ
Vietnam--Antiquities
Vietnam--Antiquities--Bibliography
Vietnam--Antiquities--Dictionaries
Vietnam--Antiquities--Exhibitions
Vietnam--Antiquities--Periodicals
Việt Nam --- Đồ cổ
Việt Nam --- Đồ cổ --- Thư mục
Việt Nam --- Đồ cổ --- Từ điển
Việt Nam --- Đồ cổ -- Triển lãm
Việt Nam --- Đồ cổ --- Ấn phẩm định kỳ
Thật vậy, phần lớn các tiểu phân mục của một đề tài (đề mục) được thể hiện trên màn ảnh hiển thị của thư
mục trực tuyến để độc giả đọc lướt qua (browse) không được ghi nhận trong BảngTĐĐMCTVQHHK. Lý do là
phần lớn các tiểu phân mục là thuộc loại "phù động tự do" (free floaters) --- có nghĩa là chúng có thể được
biên mục viên cho thêm vào khi cần, nhưng không có ghi trong chính bảng TĐĐMCTVQHHK. Nói cách khác,
khả năng chọn lựa các đẳng loại trong hệ thống cũa Bảng TĐĐMCTVQHHK không chấm dứt trong phạm vi
của "cuốn từ vựng có kiểm soát màu đỏ"; mục lục trực tuyến dùng TĐĐM của Bảng TĐĐMCTVQHHK chắc
chắn sẽ cung hiến cho nhà nghiên cứu nhiều khả năng hơn.
Phần lớn các nhà nghiên cứu khi thực hiện việc nghiên cứu về một đề tài mới thường không biết trước một
cách chắc chắn là họ muốn cái gì, hoặc tìm cái gì; họ cũng không biết trước tầm bao quát của các từ vựng
trong một lãnh vực mới. Ưu điểm của hệ thống TĐĐMCTVQHHK là nó có thể giải quyết vấn đề này cho họ.
Nó trình bày cho họ nhiều chọn lựa hơn là những lựa chọn mà họ có thể đòi hỏi . Nó cung cấp cho họ nhiều
chọn lựa trong việc truy tìm một đề tài, và như thế giúp cho những vị mới bắt đầu tập nghiên cứu có thể nhận
ra ngay những khả năng truy tìm mà họ không thể xác định được trước trong lối truy tìm bằng từ khoá. Cách
truy tìm mang tính cơ cấu như thế giúp cho những nhà nghiên cứu có thể làm việc một cách có hệ thống
hơn, sâu rộng hơn và tập trung hơn ngay trong lần truy tìm đầu tiên mà không cần có hiểu biết thật chuyên
trong lãnh vực nghiên cứu của họ. Những người đã học được cách sử dụng hệ thống Bảng
TĐĐMCTVQHHK sẽ trở thành những nhà nghiên cứu có hiệu quả hơn những người chỉ trông cậy vào việc
truy tìm bằng từ khóa.
1. Phạm Thị Lệ-Hương chuyển dịch sang Việt ngữ từ bài "Vietnam" in Library of Congress Subject
Headings được đăng trên LEAF-VN Newsletter, Tập 3, số 1 (2001), với sự chấp thuận của tác giả.
(
2. Dịch giả nghĩ rằng sự sắp xếp theo thứ tự thời gian lịch sử ở đây đã không phù hợp với lịch sử VN,
vì hiệp định Geneva 1954 đã đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử VN, cần phân định thời
kỳ này là 1945-1954 và Nam Bắc phân tranh lần 2, 1954-1975
3. Dịch giả nghĩ rằng sự sắp xếp theo thứ tự thời gian lịch sử ở đây đã được ghi sai vì nó sảy ra năm
1945 không thể để sát liền với thời kỳ của Hai Bà Trưng (năm 39-43) trong bảng TĐĐMCUTVQHHK.
4. Dịch giả xin được không đồng ý với lối dùng cụm từ của tiêu đề đề mục và phân định thời kỳ lịch sử
của VN này của LC ở đây, vì đó là thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, xin có đề nghị một tiêu đề sau
đây với mục đích làm cho nó phù hợp và có tính nhất quán giữa hai thời kỳ phân chia Nam Bắc là
thời kỳ Trịnh Nguyễn Phân tranh và thời kỳ sau Hiệp Định Geneva 1954. Đó là Nam Bắc Phân tranh
lần 1, 1771-1802, cũng như với thời kỳ 1945-1975, được đề nghị là: từ 1945-1954 và Nam Bắc
Phân tranh lần 2, 1954-1975.
5. Dịch giả nghĩ rằng sự sắp xếp theo thứ tự thời gian lịch sử ở đây đã không phù hợp với lịch sử VN,
vì hiệp định Geneva 1954 đã đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử VN, cần phân đinh thời
kỳ này là 1945-1954 và Nam Bắc phân tranh lần 2, 1954-1975.
6. Tên các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở đây dựa vào cuốn: Việt Nam, Hình Ảnh Cộng Đồng
54 DânTộc. Hà Nội: NXB Văn Hóa Dân Tộc, 1996. Một số ngôn ngữ liệt kê ở phần tiếng Anh đã
không tìm thấy từ tiếng Việt tương đương ở trong sách này nên xin để nguyên tiếng Anh.
Tiến sĩ Thomas Mann là Quản Thủ Thư Viện phụ trách Tham Khảo tại Phòng Đọc Sách chính của Thư
Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Ông là tác giả của các cuốn sách The Oxford Guide to Library Research (do
Oxford University Press xuất bản năm 1998) và Library Research Models (do Oxford University Press
xuất bản năm, 1992).
Thomas Mann received his Ph.D. from Loyola University of Chicago and his M.L.S. from Louisiana State
University in Baton Rouge. A former private investigator, he has been a reference librarian in the Main
Reading Room of the Library of Congress for twenty years. He is the author of The Oxford Guide to Library
Research (Oxford U. Press, 1998) and Library Research Models (Oxford, 1993), as well as many articles in
professional journals. He lives in Washington, DC.