Khoa Môi Trường-ĐH Đà Lạt
Báo cáo bộ môn quản lí chất thải rắn
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ tên MSSV
1 Đỗ Thị Huyền 0712587
2 Trần Thị Huyền 0712590
3 Từ Nguyễn Diễm Tuyến 0713609
4 Nguyễn Thị Thu 0713882
5 Cao Thị Thanh Thuận 0712621
XÃ HỘI HÓA CHẤT THẢI RẮN
I. LỜI MỞ ĐẦU
Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá
trình đô thị hoá, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô
thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử
lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không riêng
gì đối với các đô thị đông dân cư, đối với các khu, cụm tuyến dân cư như ở các xã
trên địa bàn các huyện, việc chọn công tác quản lí và công nghệ xử lý rác như thế
nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong
tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý rác thải, một số thành phố lớn ở nước ta
đã triển khai chương trình "xã hội hóa chất thải rắn" nhằm nâng cao hiệu quả thu
gom, vận chuyển, xử lí triệt để chất thải rắn sinh hoạt. Chương trình xã hội hóa
chất thải tốt sẽ góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện mỹ quan và
nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, hiện nay các
chương trình này chỉ mới quản lý và xử lý rác thải ở mức độ giới hạn, để giải quyết
triệt để và có hiệu quả nhất về kinh tế rác thải ở các khu, cụm tuyến dân cư trong
thời gian tới, cần áp dụng các giải pháp quản lí vào chương trình xã hội hóa chất
thải triệt để và hoàn chỉnh ở những phạm vi rộng hơn.
1
II. NỘI DUNG XÃ HỘI HÓA CHẤT THẢI
1. Lý do cần thực hiện xã hội hóa chất thải rắn
- Cùng với sự phát triển của các thành phố, chất thải rắn đang gia tăng nhanh
chóng nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp, lượng rác còn lại được người dân thải vào các
ao, sông, rạch...
- Năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn
chung khá tốt; nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành, việc quản lý chất thải
rắn sinh hoạt hiệu quả chưa cao.
- Hiện nay Công ty Công trình đô thị tại các thành phố lớn không thể đảm
đương thu gom, vận chuyển, xử lý hết lượng rác thải của thành phố.
- Trên thế giới, việc tái chế và tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ rác đã được
làm từ lâu, mang lại hiệu quả cả về môi trường lẫn kinh tế. Tại các nước phát triển,
mỗi gia đình đều tự giác phân loại rác thải thành hữu cơ, vô cơ và rác tái chế…
theo quy định nhằm thuận lợi cho việc tái chế và xử lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn
đề tưởng chừng đơn giản này hầu như chưa được thực hiện.
- Cần xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn để phấn
đấu đạt tới mục tiêu 100% rác sinh hoạt được thu gom và xử lý hợp vệ sinh, 100%
chất thải công nghiệp và rác thải nguy hại được thu gom và xử lý và 100% chất
thải y tế được xử lý đúng qui định...
2
2. Nội dung công tác xã hội hóa chất thải rắn
- Xã hội hóa chất thải rắn là việc thực hiện phổ cập công tác thu gom, vận
chuyển và xử lí chất thải rắn tới từng địa phương, từng phường, xã, khu vực, và
đến từng người dân. Cụ thể là bất cứ cá nhân nào cũng tham gia vào “chu trình của
chất thải” từ khi nó được phát sinh tới những khâu thu gom, vận chuyển, trung
chuyển và xử lí chất thải.
- Để thực hiện được công việc này, công ty môi trường đô thị không thể thu gom
triệt để chất thải thì cần phân chia việc thu gom vận chuyển cho từng cơ sở, từng
cá nhân, xí nghiệp có khả năng xử lí chất thải sẽ “đấu thầu” công tác thu gom, vận
chuyển hoặc xử lí, tái chế để vấn đề chất thải rắn được giải quyết triệt để, mang lại
hiệu quả cao nhất cho các bên tham gia công tác này.
- Như vậy, trước tiên cần phổ biến sâu rộng cho mọi thành viên trong xã hội
nhận thức rõ nội dung, phương pháp, lợi ích của việc xã hội hóa chất thải rắn, kêu
gọi kinh phí đầu tư thực hiện đề án từ ngân sách thành phố và các nguồn vốn vay
từ các doanh nghiệp đầu tư...
- Những công ty xí nghiệp môi trường có khả năng tự xử lí chất thải sẽ đăng kí
“đấu thầu” thu gom và vận chuyển tại một khu vực dân cư gần đó với phạm vi vừa
đủ để công suất nhà máy xử lí và thu gom triệt để trong khu vực. Phí người dân chi
trả cho công việc thu gom chất thải sẽ do công ty này thu và nạp thuế cho nhà
nước. Như vậy trách nhiệm môi trường và sự thúc đẩy về lợi nhuận sẽ khiến công
ty tự điều chỉnh về chi phí, công tác thu gom, tái chế, tận dụng nguyên liệu từ rác
thải sao cho đạt được hiệu quả cao nhất cho cả công ty, môi trường và người dân.
- Như vậy, để hỗ trợ cao nhất những công ty xí nghiệp đăng kí thu gom xử lí
chất thải trên địa bàn khu vực, đồng thời cũng là để có mức thu phí xử lí tôi ưu cho
người dân thì cần thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn – giúp nơi xử lí
nâng cao công xuất tái chế và giảm chi phí phân loại, từ đó giảm phí cho người
dân.
- Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
phải khởi đầu từ khi chất thải rắn hình thành, tức là phải khuyến khích các hộ dân
phát sinh chất thải thực hiện các biện pháp hỗ trợ với người đăng kí thu gom, vận
chuyển, xử lí trong khu vực đó.
- Ngoài yếu tố con người, những đơn nguyên về cơ sở hạ tầng trong hệ thống xã
hội hóa chất thải rắn là không thể thiếu như:
+ Cơ sở xử lí chất thải rắn công nghiệp-độc hại.
+ Các trạm trung chuyển rác tại các quận, huyện.
3
+ Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường xã chưa có nhà máy xử lí
chất thải rắn.
+ Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh
+ Khu xử lý rác thải y tế tập trung
+ Các cơ sở vật chất hỗ trợ phân loại rác thải tại nguồn.
- Trong chu trình này, không thể bỏ qua việc xây dựng một hệ thống dự báo khối
lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai.
3. Những khó khăn trong xã hội hóa chất thải rắn
- Để thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động này, đề án phải
có giải pháp tài chính sao cho các đơn vị tham gia phải tự hòa vốn đến có lời, để
các doanh nghiệp có điều kiện tái đầu tư, vì phương tiện thu gom và vận chuyển
rác phải đầu tư lớn nhưng thời gian sử dụng mau hư hỏng.
- Đồng thời, để tăng cường chất lượng phục vụ vệ sinh môi trường, nhà nước
cần đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển rác với kinh phí xây dựng các trạm
trung chuyển rất lớn và vì vậy phải thu phí các đơn vị sử dụng các trạm này.
- Việc thực hiện xã hội hóa phải xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhiều, đặc biệt với
những khu vực còn hạn chế về số lượng khu xử lí, chôn lấp, tái chế rác… Vì vậy
cần phân kỳ công việc hợp lí cả về tài chính và thời gian.
- Đề án phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia; ban chỉ đạo chương
trình tại các thành phố cũng phải có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh
vực này. Có như vậy mới có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động xã hội
hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thành phố.
- Với khối lượng công việc to lớn trong kế hoạch xã hội hóa chất thải
rắn, nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và
Môi trường và các sở ban ngành thành phố, các đơn vị và tổ chức liên quan
cũng như được sự chỉ đạo xuyên suốt của UBND thành phố và đặc biệt là sự
đồng tình ủng hộ của toàn thể người dân sinh sống tại thành phố được thực
hiện xã hội hóa. Có như vậy, kế hoạch mới có thể thực hiện thành công và
thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt.
III.LỘ TRÌNH XÃ HỘI HÓA CTR
1. Thu thập thông tin về hiện trạng chất thải
- Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt thải ra
hàng ngày tại tất cả các quận huyện.
- Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn (công nghiệp và y
tế) thải ra của tất cả các khu du lịch, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các nhà máy
và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện, trung tâm y
4
tế, phòng khám tư nhân và khoảng cả các nhà thuốc. Công tác này cũng đòi hỏi sự
tham gia và phối hợp của nhiều đơn vị liên quan và bước triển khai cũng tương tự
như đối với chất thải rắn sinh hoạt.
- Để thực hiện tốt công tác này, ngoài cơ quan thực hiện chính là Sở Tài nguyên
và Môi trường (Phòng Quản lý chất thải rắn) còn đòi hỏi sự tham gia của một số
lượng lớn nhân sự tại các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu cũng
như sự hợp tác tích cực của Công ty Môi trường đô thị và tất cả các công ty dịch
vụ công ích quận huyện.
- Các số liệu thu thập được sẽ là cơ sở để dự báo khối lượng và thành phần chất
thải rắn phát sinh trong tương lai.
- Từ đó dự báo thành phần và khối lượng rác thải để kế hạch xã hội hóa thực
hiện trong thời gian tương lai dài một cách hợp lí và hiệu quả.
1. Xây dựng cơ sở vật chất
- Công việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng và dân
chúng cùng các nhà đầu tư để thu thập vốn xây dựng các công trình phục vụ thu
gom trung chuyển, xử lí… chất thải rắn.
- Quy hoạch các bô, trạm trung chuyển rác (kết hợp với các nhà tài trợ).
Đây là công việc hết sức quan trọng, giúp cho thành phố lựa chọn và xây dựng các
bô, trạm trung chuyển rác với địa điểm, quy mô và số lượng hợp lý hơn so với hiện
tại.
- Quy hoạch khu liên hợp tái sinh, tái chế và xử lý chất thải rắn đô thị với
mục tiêu tương lai cụ thể về phần trăm chế biến compost, phần trăm tái chế, phần
trăm rác được đốt và tận dụng năng lượng, giảm lượng rác vứt bỏ hoặc chôn lấp,
đốt bỏ vô dụng.
- Kêu gọi đầu tư và xét duyệt các dự án khả thi Khu liên hiệp xử lý chất
thải rắn của các sơ sở xin giấy phép đầu tư.
- Quy hoạch vị trí các bãi chôn lấp (khu liên hợp xử lý chất thải rắn) với
những thành phố chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.
- Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ với công nghệ hóa học hoặc màng lọc kết
hợp hệ thống hồ sinh học tại các bãi chôn lấp.
- Đổi mới công nghệ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải rắn
đô thị và công nghiệp.
- Nghiên cứu dự án xây dựng các nhà máy chế biến compost và sản xuất phân
hữu cơ có công suất đủ lớn theo lượng rác hữu cơ được xác định
- Chương trình nghiên cứu ứng dụng đầu ra phân compost cho nông nghiệp.
- Xây dựng Trạm đốt rác y tế.
- Xây dựng Trạm xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp.
5