Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Xử lý hình sự đối với một số hành vi phạm tội phổ biến trong sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.15 KB, 21 trang )

lOMoARcPSD|15963670

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ 3:
“XỬ LÝ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ HÀNH VI PHẠM TỘI PHỔ BIẾN TRONG
SINH VIÊN”
NHÓM 12B - LỚP TT02

Sinh viên thực hiện:
24

Điêu Minh Khơi

55

Đồn Ngơ Phương Un

59

Dương Minh Đức

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

1


lOMoARcPSD|15963670


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦẦU.................................................................................................................................................2
1/ Lý do chọn đềề tài..................................................................................................................................3
2/Nhiệm vụ...............................................................................................................................................3
3/ Phương pháp nghiền cứu.....................................................................................................................4
CHƯƠNG 1...................................................................................................................................................5
VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ........................................................5
1.1 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hình sự.................................................................................................5
1.2 Khái niệm, đặc điểm truy cứu trách nhiệm hình s ự............................................................................6
1.3 Các hình phạt......................................................................................................................................7
CHƯƠNG 2...................................................................................................................................................9
TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LU ẬT PH Ổ BIẾỐN TRONG SINH VIẾN
VÀ MỘT SỐỐ KIẾỐN NGHỊ.................................................................................................................................9
2.1 Nguyền nhân và điềều kiện sinh viền phạm t ội....................................................................................9
2.2 Trách nhiệm hình sự đốối với hành vi ph ạm t ội ph ổ biềốn trong sinh viền: ...........................................9
2.3 Một sốố kiềốn nghị...............................................................................................................................17
KẾỐT LUẬN....................................................................................................................................................19

Tên
Dương Minh Đức
Điêu Minh Khơi
Đồn Ngơ Phương Un

Mức độ hồn thành
100%
100%
100%

2



lOMoARcPSD|15963670

LỜI MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Pháp luật Việt Nam trong giáo dục từ lâu đã là một đề tài nóng hổi, có nhiều ý kiến đề
xuất cũng như thay đổi trong công tác tuyên truyền và giảng dạy. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Nhận thức được
vai trò to lớn của việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, Đảng và nhà
nước ta đã có những bước tiến lớn trong công cuộc đưa pháp luật Việt Nam đến gần hơn
học sinh, sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Các văn bản pháp luật chuyên ngành
trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, các buổi sinh hoạt công dân về
chủ đề pháp luật, hay những ấn phẩm, tình huống pháp luật hướng đến sinh viên. Tất cả
đều dàn trải trên đầy đủ phương diện pháp luật, từ những luật, quy định gần gũi như luật
Giao thơng, cho đến những vấn đề lớn như luật Hình sự.
Bên cạnh đó, trong cơng tác phổ cập pháp luật Việt Nam cũng cịn nhiều hạn chế.
Những trang thơng tin chính thống về pháp luật vẫn chưa được nhiều sinh viên biết đến,
việc triển khai giảng dạy pháp luật chưa có sự đồng bộ ở các trường học, giảng dạy chưa
đi sâu vào thực tiễn. Thực trạng cho thấy độ tuổi gây án liên quan đến Hình sự đang có xu
hướng trẻ hóa. “Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật do người chưa thành niên gây ra
diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng bạo lực trong học đường, thanh, thiếu niên tụ tập
thành băng, nhóm sử dụng hung khí đâm chém, giết người, hiếp dâm, cướp tài sản, gây
rối trật tự cơng cộng...” Chính vì thế, qua quá trình tìm hiểu và đánh giá, việc nghiên cứu
đề tài: “Nhận diện và xử lí hình sự ở sinh viên giúp nâng cao nhận thức pháp luật” là một
việc làm cần thiết.
2/Nhiệm vụ
Vì luật Hình sự có rất nhiều yếu tố cấu thành, bao gồm chính sách pháp luật hình sự, tố
tụng hình sự, điều tra hình sự, thi hành án hình sự, phịng ngừa tình hình tội phạm, nên
trong khuôn khổ một bài tiểu luận không thể đề cập đầy đủ tất cả các chính sách, phương
diện.


3


lOMoARcPSD|15963670

Xuất phát từ lí do trên, tiểu luận này nhắm đến việc tìm kiếm thơng tin, nghiên cứu để
đạt được những mục đích sau:
- Nhận diện một số hành vi vi phạm hình sự phổ biến trong sinh viên
- Nêu cơ sở pháp lý và các biện pháp truy cứu trách nhiệm với từng tình huống
- Thơng qua những tình huống ví dụ cụ thể để nâng cao ý thức sinh viên: có thể nhận diện
tội phạm, cách truy cứu trách nhiệm, từ đó tránh bị dụ dỗ, lơi kéo vào phạm pháp
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất để cải thiện tình hình giáo dục pháp luật ở nước ta
3/ Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về khái niệm và các tình huống pháp luật thực tế, trên cơ sở lí thuyết pháp
luật để phân tích, giải thích tình huống, qua đó rút ra kết luận, bài học nhằm nâng cao
nhận thức pháp luật về luật Hình sự.

4


lOMoARcPSD|15963670

CHƯƠNG 1
VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hình sự
1.1.1 Khái niệm
Theo Điều 8 của bộ luật hình sự năm 2015: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực, trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,

thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những lĩnh
vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải
bị xử lý hình sự. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm
cho xã hội khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác.
1.1.2 Đặc điểm
Theo bộ luật hình sự, hành vi được coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi
khác không phải là tội phạm qua 4 dấu hiệu sau:
- Tính nguy hiểm cho xã hội: Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất quyết định những
dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi được quy định trong luật hình sự và phải chịu
hình phạt, bởi vì nó có tính chất nguy hiểm cho xã hội.Tính nguy hiểm cho xã hội là
thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội
được coi là tội phạm phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho
các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- Tính có lỗi của tội phạm: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội của mình và đối với hậu quả mà do hành vi đó gây ra. Trong Bộ luật hình sự
nước ta, tính có lỗi được nêu trong định nghĩa về tội phạm là một dấu hiệu độc lập với
tính nguy hiểm cho xã hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc lỗi. Luật hình sự
Việt Nam không chấp nhận sự buộc tội khách quan, tức là buộc tội một người không căn
cứ vào lỗi của họ mà chỉ căn cứ vào hành vi khách quan đã thực hiện.
5


lOMoARcPSD|15963670

- Tính trái pháp luật hình sự: Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu
nó được quy định trong luật hình sự. Quy định của luật hình sự là cơ sở và đảm bảo
quyền tự do dân chủ của công dân, thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung

Bộ luật hình sự phù hợp với sự thay đổi tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
- Tính phải chịu hình phạt: tính phải chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm
tội nào cũng đều bị đe dọa phải chịu một hình phạt. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải
chịu hình phạt, tội càng nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc.
Bốn dấu hiệu của tội phạm nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tính nguy
hiểm cho xã hội, tính có lỗi là những dấu hiệu biểu hiện mặt nội dung, tính trái pháp luật
hình sự và tính phải chịu hình phạt là những dấu hiệu biểu hiện mặt hình thức của tội
phạm.

1.2 Khái niệm, đặc điểm truy cứu trách nhiệm hình sự
1.2.1 Khái niệm
Truy cứu trách nhiệm hình sự là việc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các
giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc người đã
có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách
nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt. Người có khả năng nhận thức được hành
vi của mình, có khả năng điều khiển được hành vi đó là người có năng lực trách nhiệm
hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người đó thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự
1.2.2 Đặc điểm truy cứu trách nhiệm hình sự
1.2.2.1 Đặc điểm chung
Truy cứu trách nhiệm hình sự là quá trình bắt người phạm tội chịu hình phạt thích
đáng
Bộ Luật hình sự không quy định khái niệm về truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ
quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

6

Downloaded by ng?c trâm ()



lOMoARcPSD|15963670

1.2.2.2 Đặc điểm riêng
Về thẩm quyền: Truy cứu trách nhiệm là thẩm quyền đương nghiên của Nhà nước giao
cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Về thời gian: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: 05 năm đối với tội phạm ít
nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất
nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Về phạm vi: Truy cứu trách nhiệm hình sự là cả một quá trình bao gồm khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử. Vậy, khởi tố là một giai đoạn của truy cứu TNHS
Về thời điểm kết thúc: Truy cứu TNHS kết thúc khi có bản án, quyết định của Toà án
hoặc hết thời hiệu truy cứu TNHS
1.3 Các hình phạt
1.3.1 Hình phạt chính
- Cảnh cáo: Được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết
giảm nhẹ. Nhưng chưa đến mức miễn hình phạt
- Phạt tiền: Phạt tiền là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
- Cải tạo không giam giữ: Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt được áp dụng với người
phạm tội nếu đạt được đủ 3 điều kiện sau: (1) người phạm tội thực hiện tội phạm ít
nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, (2) người phạm tội có nơi làm việc ổn định
hoặc có nơi thường trú rõ ràng, (3) các cơ quan có thẩm quyền xét thấy không cần thiết
phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
- Trục xuất: Là hình phạt buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tù có thời hạn: Đây là hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại
trạm giam trong một thời hạn nhất định. Mức tối thiểu của thời hạn này là ba tháng
- Tù chung thân: Đây là hình phạt tù khơng thời hạn với phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt này chủ yếu được áp dụng với những người phạm tội có hành vi nguy hiểm
7


Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

- Tử hình: Đây là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng. Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất mà pháp luật áp dụng cho người phạm tộ.
Ví dụ: tội chiếm đoạt tàu bay…
1.3.2 Hình phạt bổ sung
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: Cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy
nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm cơng việc đó thì có thể
gây nguy hại cho xã hội
- Cấm cư trú: Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc
thường trú ở một số địa phương nhất định
- Quản chế: Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và
cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm sốt, giáo dục của chính quyền và nhân
dân địa phương
- Tước một số quyền công dân: Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm
an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định,
thì bị tước một hoặc một số quyền công dân
- Tịch thu tài sản: Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu
của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
- Phạt tiền, khi khơng áp dụng là hình phạt chính
- Trục xuất, khi khơng áp dụng là hình phạt chính
c. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

8


Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

CHƯƠNG 2
TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP
LUẬT PHỔ BIẾN TRONG SINH VIÊN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1 Nguyên nhân và điều kiện sinh viên phạm tội
2.1.1 Nguyên nhân sinh viên phạm tội
Ham chơi đua địi: Chỉ vì những thứ hào nhống, chỉ vì muốn cho bằng bạn bằng bè
mà rất nhiều sinh viên là con ngoan trò giỏi, đạo đức tốt khi bước vào giảng đường đại
học, đã bị những mối quan hệ xấu lôi kéo, dụ dỗ, sa ngã vào con đường đua địi, chơi bời
Chưa có đầy đủ kiến thức pháp luật: hiện nay, công tác giảng dạy giáo dục công dân và
pháp luật chưa thực sự được chú trọng. Do đó, sinh viên vẫn cịn coi nhẹ pháp luật, dẫn
đến việc khơng nhận thức được hành vi của của mình là phạm pháp
2.1.2 Điều kiện
Gia tăng sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai: Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội
cùng xu thế hội nhập để phát triển, những xu hướng, tư tưởng văn hóa lệch lạc so với
thuần phong mỹ tục đang xâm nhập vào suy nghĩ của giới trẻ, gây ra sự thiếu hiểu biết,
hành vi và lối sống khơng đúng đắn, từ đó dẫn đến không phân biệt được cái tốt, cái xấu
Nhà trường thả nổi: sống xa nhà, sinh viên khơng cịn được cha mẹ bên cạnh chăm sóc
như trước, cùng với việc thả lỏng trong cơng tác quản lí và kiểm điểm sinh viên, khiến
sinh viên có tâm lý thờ ơ vì khơng chịu sự quản chế, tạo điều kiện cho sinh viên phạm tội
2.2 Trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội phổ biến trong sinh viên:
2.2.1. Hành vi tàng trữ ma túy
Cơ sở pháp lý: Được quy định tại chương XX, Điều 249 của Bộ luật hình sự 2015. Bất
kỳ người nào có năng lực trách nghiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật đề
có thể trở thanh chủ thể của tội tàng trữ ma túy, tức người từ 14 tuổi trở lên phải chịu

trách nhiệm về tội này. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự
9

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

về tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của
Điều 249 Bộ luật hình sự, vì đây là trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
Hành vi phạm tội: Tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cố ý cất giữ trái phép chất
ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cất
trong quần áo,... không kể trong thời gian ngắn hay dài, số lượng nhiều hay ít) mà khơng
nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác mà chưa có sự đồng ý
của pháp luật; xâm phạm chính sách thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy;
xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
Người nghiện ma túy mua và cất ở nhà để dùng dần mà bị phát hiện thì xem xét về hành
vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Mức xử phạt đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy:
Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển,
sản xuất trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội 2 lần trở lên, lợi dụng chức quyền, quyền hạn, lợi dụng trẻ em dưới 16 tuổi... thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng , cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm hoặc tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với sinh viên, xử lý theo Thông tư 31/2009/TT-BGDDT: Nếu là người đang làm thủ
tục nhập học thì thu hồi giấy triệu tập nhập học, đồng thời thông báo cho gia đình và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu là người

đang theo học trong các cơ sở giáo dục thì kỷ luật buộc thôi học, đồng thời thông báo cho
gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Ví dụ minh họa:
(Theo trang 24h.com) vào ngày 5/6/2021, Đại đội 2, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm, Trung
đoàn CSCĐ, CATP Hà Nội, đã phát hiện 2 nữ sinh đều là sinh viên đại học Hà Nội có
biểu hiện nghi vấn nê đã tiến hành kiểm tra. Qua kiểm tra phát hiện trong cốp xe phát hiện

10

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

một túi nilon chứa các thảo mộc nghi là cần sa, 1 trong 2 nữ sinh đã nhận là của mình.
Hiện vụ việc đang được điều tra và xử lý theo pháp luật.
2.2.2. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy
Cơ sở pháp lý: Được quy định tại chương XX, Điều 251 của Bộ luật hình sự 2015. Bất
kỳ người nào có năng lực trách nghiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật đề
có thể trở thanh chủ thể của tội tàng trữ ma túy, tức người từ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm về tội này. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của
Điều 251 Bộ luật hình sự, vì đây là trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
Hành vi phạm tội: mua bán trái phép chất ma túy là hành vi mua, bán, trao đổi trái phép
chất ma túy; xâm phạm tính chính sách thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy;
xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
Bán trái phép chất ma túy (không phụ thuộc vào nguồn gốc), bao gồm cả việc bán hộ cho
người khác nhầm lấy tiền cơng hoặc lợi ích khác.
Mua, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy nhầm bán trái phép cho người khác.

Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh tốn trái phép (khơng phụ thuộc vào nguồn gốc).
Tổ chức, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện các hành vi nêu trên bị xử lý với vai trò
đồng phạm về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Mức xử phạt đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy:
Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạm tội 2 lần trở lên, lợi dụng chức quyền, quyền hạn, lợi dụng trẻ em dưới 16 tuổi, vận
chuyển qua biên giới..., thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu tàng trữ số
lượng lớn chất ma túy.
Đối với sinh viên, xử lý theo Thông tư 31/2009/TT-BGDDT: Nếu là người đang làm thủ
tục nhập học thì thu hồi giấy triệu tập nhập học, đồng thời thơng báo cho gia đình và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu là người
11

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

đang theo học trong các cơ sở giáo dục thì kỷ luật buộc thôi học, đồng thời thông báo cho
gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Ví dụ minh họa:
(Theo báo Hải Dương - Báo điện tử của tỉnh Hải Dương) Vào ngày 10/06/2020 , cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã bắt quả tang V.V.H (sinh viên năm cuối của
một trường đại học trong tỉnh) và N.V.H (25 tuổi) đã mua bán trái phép 235 viên ma túy
tổng hợp có trọng lượng hơn 130.5g và hơn 34.94g ketamin.
Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 26/11/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương đã tuyên bị
cáo H phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, mức xử phạt là 20 năm tù.
2.2.3. Hành vi cướp giật tài sản
Cơ sở pháp lý: Được quy định tại chương XVI, Điều 171 của Bộ luật hình sự 2015. Bất

kỳ người nào có năng lực trách nghiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật đề
có thể trở thanh chủ thể của tội tàng trữ ma túy, tức người từ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm về tội này.
Hành vi phạm tội: Cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản
để chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Phạm tội khơng cần che giấu
hành vi chiếm đoạt mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo, bất ngờ và dứt
khoát trong thời gian ngắn.
Người phạm tội không sử dụng vũ lực (vẫn có trường hợp sử dụng sức mạnh để xơ, đẩy
cho người bị hại té để thực hiện hanh vi phạm tội), đe dọa sử dụng vũ lực hay uy hiếp tinh
thần người khác mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân làm cho cho người sở hữu tài
sản lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhầm chiếm đoạt tài sản.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã giật được tài sản. nếu không cướp giật đươc
tài sản mà không phải do tự ý nửa chừng chấm dứt hanh vi phạm tội, thì thuộc trường hợp
phạm tội chưa thành.
Mức xử phạt đối với hành vi cướp giật tài sản:
Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

12

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

Phạm tội có tổ chức, chiếm đoạt tài sản trên 50.000.000 dến 200.000.000 đồng, dùng thủ
đoạn nguy hiểm gây thương tích gây ảnh hưởng đến an ninh xã hội,… thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm.
Lợi dụng thiên tai dịch bệnh, gây thương tích trên 31% đến 60%, chiếm đoạt từ
200.000.000 đến 500.000.000 đồng,.. thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Phạm tội gây chết người, gây thương tích trên 61%, chiếm đoạt trên500.000.000 đồng, lợi

dụng tinh hình khẩn cấp, chiến tranh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân.
Ví dụ minh họa:
(Theo báo Công an nhân dân) Vào ngày 29/10/2009, Công an TP Thái Nguyên đã bắt giữ
T.V.T (19 tuổi) và N.H.T (20 tuổi) cả hai đều là sinh viên trường cao đẳng Cơ khí luyện
kim Thái Ngun vì đã có hành vi cướp giật. Được biết vì thiếu tiền ăn chơi nên cả hai
đối tượng đã rủ nhau đi cướp. Nạn nhân là chị H.T.T với tài sản bị chúng giật là 1 xe
môtô, 1 túi xách bên trong có tiền mặt và một số tài sản có giá trị khác.
2.2.4. Hành vi giết người
Cơ sở pháp lý: Được quy định tại chương XIV, Điều 123 của Bộ luật hình sự 2015.
Điều luật quy định về hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật thực
hiện, tức người từ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về tội này.
Hành vi phạm tội: Hành vi giết người là hành vi dùng mọi thủ đoạn để người khác
chấm dứt cuộc sống, được thể hiện thông qua các hình thức:
Hành động và khơng hành động: thể hiện qua việc chủ động thực hiện các hành vi trái với
pháp luật (dùng dao đâm, dùng cây đánh,...) và không thực hiện nghĩa vụ phải làm để đảm
bảo tính mạng cho người khác (thường lợi dụng tính chất nghề nghiệp như lợi dụng việc
bệnh nhân phải uống thuốc mà tráo thuốc,...) nhằm mục đích giết người.
Có hoặc khơng sử dụng hung khí: người phạm tội sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác
động lên cơ thể nạn nhân hoặc đưa nạn nhân vào điều kiện không thể sống (đấm, đá, bóp
cổ,...; đẩy xuống lầu, sơng,...) hoặc sử dụng cơng cụ phạm tội (súng, dao, búa, gậy, thuốc
độc, điện,...) nhằm mục đích giết người.
13

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670


Có hoặc khơng sử dụng vũ lực: người phạm tội sử dụng sức mạnh vật chất (có thể có
phương tiện phạm tội: dùng dao đâm chém, dùng gậy đánh....; hoặc khơng có phương tiện
phạm tội: đánh, đá, bóp cổ,... ) hoặc dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng đế vật
chất (dùng thuốc đầu độc,...) tác động lên thân thể nạn nhân nhằm mục đích giết người.
Mức xử phạt đối với hành vi giết người:
Người nào giết 2 người tở lên, người dưới 16 tuổi, giết phụ nữ mang thai, giết người
thân, giết người lấy nội tạng, thực hiện tội phạm một cách man rợ, có tinh tổ chức, tái
phạm nguy hiểm,… thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Người phạm tội cịn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5
năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 12 đến 5 năm.
Ví dụ minh họa:
(Theo VNExpress) Vào ngày 6/3/2018, T.T.V., sinh viên sư phạm Thái Nguyên, đã dùng
khăn len siết cổ và vung búa để sát hại nạn nhân là D (bạn gái bị cáo) vì lý do được bị cáo
cho rằng mình bị phản bội do nạn nhân đã thú nhận yêu người khác.
Ở phiên tòa sơ thẩm ngày 30/10/2018, TAND tỉnh Thái Nguyên đã xét xử bị cáo T.T.V án
tù chung thân về tội “Giết người”.
2.2.5. Hành vi trộm cắp tài sản
Cơ sở pháp lý: Được quy định tại khoản 1, 2 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015. Bộ
luật nói về hành vi trộm cắp tài sản với người trên 16 tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm
về hình sự cũng như năng lực nhận thức về hành vi sai trái.
Hành vi phạm tội: Tội trộm cắp tài sản là tội lén lút và chiếm đoạt tài sản người khác
thành của mình. Trong sinh viên, tội trộm cắp tài sản xảy ra nhiều hơn trong trường học
cũng như giữa các lớp học với nhau. Tùy vào giá trị tài sản mà mức xử phạt có thể nặng
hơn vì hành động này của sinh viên.

14

Downloaded by ng?c trâm ()



lOMoARcPSD|15963670

Mức xử phạt đối với hành vi trộm cắp tài sản:
Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng
hoặc dưới 2 triệu đồng thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
Đối với hành vi nào có quy mơ hơn và nguy hiểm hơn, giá trị từ 50 triệu đến dưới 200
triệu đồng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Giá trị tài sản lên đến 200 triệu và dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm.
Giá trị tài sản trên 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
2.2.6. Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Cơ sở pháp lý: Được quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015. Là Bộ luật nói
về hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ, có thể nói cách khác
là hiếp dâm, nặng hơn là cưỡng dâm.
Hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội ở đây của các sinh viên là việc dùng thủ đoạn tìm
cách cố ý bơi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác. Cụ thể là việc hiếp dâm trẻ em dưới
16 trái ý muốn của đứa trẻ. Ngoài ra việc dùng vũ lực, các hành động đồi trụy nhiều hơn
thì hành vi phạm tội cũng sẽ nặng hơn.
Mức xử phạt đối với hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi:
Dùng vũ lực, đe dọa để thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của đứa trẻ dưới 16 thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Có tính chất loạn luận, làm nạn nhân có thai hoặc gây tổn thương tinh thần và thể xác thì
bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Nếu có chức, nhiều người hiếp một người hoặc gây tổn thương tinh thần và thể xác nặng
hoặc làm nạn nhân tử vong thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


15

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

Ví dụ minh họa:
(Theo Tuổi Trẻ online) Khoảng 21g ngày 20-9-2015, Hoài ghé nhà anh Quốc chơi và
được anh Quốc nhờ dạy cho bé N.T.K.N (10 tuổi) tập đánh văn bản trên máy tính bảng.
Lợi dụng sự ngây thơ của bé N., Hoài đã thực hiện hành vi xâm hại.
Sáng 18-8-2016, TAND tỉnh Đồng Tháp đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Bùi
Văn Hoài (22 tuổi, ngụ Phường 3, TP. Cao Lãnh), sinh viên một trường cao đẳng tại Đồng
Tháp mức án 12 năm tù về tội Hiếp dâm trẻ em.
2.2.7. Hành vi chạy xe gây chết người
Cơ sở pháp lý: Được quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017). Bộ luật nói về các điều luật và hành vi phạm tội khi tham gia giao thông đường bộ.
Hành vi gây chết người thuộc một hành vi trong Điều 260 này.
Hành vi phạm tội: Chạy xe khi tham gia giao thơng đường bộ và gây ra thiệt hại cho
tính mạng người khác khiến nạn nhân tử vong tại chỗ hoặc cấp cứu khơng qua khỏi thì
hành vi này cũng được coi như gây chết người.
Mức xử phạt đối với hành vi chạy xe gây chết người:
Tham gia giao thông làm chết người thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khơng có giấy phép lái xe theo quy định, có sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi tham
gia giao thơng hoặc làm chết 2 người thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Tham gia giao thông làm chết 3 người trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Ngồi ra, người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


16

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

2.2.8 Hành vi đánh bạc trái phép
Cơ sở pháp lý: Được quy định tại chương XXI điều 321, Bộ luật hình sự năm 2015.
Bất kỳ người nào có năng lực trách nghiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật
đề có thể trở thanh chủ thể của tội đánh bạc, tức người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm về tội này.
Hành vi phạm tội: đánh bạc là hành vi tổ chức tham gia các sòng bài bất hợp pháp dưới
bất kỳ hình thức nào với mục đích ăn thua bằng tiền hoặc tài sản của người khác một cách
trái pháp luật.
Mức xử phạt đội với hành vi đánh bạc:
Phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối đối với các
hành vi đánh bạc bất kì nào ăn thua bằng tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Phạt tù từ 3 đến 7 năm đối với các hành vi phạm tội có tính chun nghiệp, tài sản dùng
để đánh bạc có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên, đánh bạc theo hình thức trực tuyến.
người phạm tội có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đối với sinh viên có thể sử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 tùy vào
hình thức phạm tội được quy định tại điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Tịch thu tang
vật, phương tiện phạm tội và tài sản ăn thua được do hành vi phạm tội thu được.
Ví dụ minh họa:
(Theo trang Công an nhân dân) Vào ngày 26/9/2007, Công an Đông Hải 1, quận Hải An
đã bắt quả tang 10 đối tượng đều là sinh viên trường cao đẳng Hàng Hải 1 (trong đó có 7
sinh viên theo học lớp đào tạo sĩ quan vận hành của trường) tổ chức đánh bạc bằng hình
thức xóc đĩa, thu giữ tại hiện trường 3.140.000 đồng tiền ử dụng để đánh bạc.
2.3 Một số kiến nghị

Một số hành vi nêu trên đang ở mức đáng báo động có thể gây ra một hệ lụy lớn sau này
nếu không giải quyết kịp thời. Song cũng có những hành vi cũng đang được kiểm sốt
chặt chẽ nên ít xuất hiện hơn ở sinh viên nhưng cũng cần có những biện pháp triệt để hơn,
cụ thể như:
17

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

Đối với nhà trường, nên mở thêm các buổi học với chuyên đề về những hành vi trái pháp
luật của sinh viên hiện nay hay các buổi hội thảo thực tế kết hợp với các kiến thức cần
thiết nhất có thể. Có thể chưa có những sự cấp bách và sự chỉnh chu trong công tác chia
sẻ, tuyên truyền dẫn nên các tác dụng ngược và sinh viên dần phớt lờ, không thực sự quan
tâm đến hệ lụy sau này nếu khơng hiểu biết kỹ càng.
Đối với gia đình và bản thân sinh viên lại mang tính chủ quan nhiều hơn, bởi sự nhận thức
và hiểu biết khác nhau nên trình độ văn hóa cũng khác nhau dẫn nên mơi trường sống của
chính sinh viên bị ảnh hưởng. Từ đó ảnh hưởng lớn đến tính cách, cách suy nghĩ cũng như
hành động của sinh viên. Biện pháp hợp lý có thể giải quyết trong trường hợp này bằng
cách nâng cao kiểm sốt qua Bộ Luật hình sự, nghiêm khắc và triệt để cho từng trường
hợp hơn. Nên đưa những hình ảnh, video xét xử phạm nhân ra rộng rãi nhằm răn đe, giáo
dục lại những sinh viên đang có suy nghĩ hay sắp làm hành vi tương tự.
Trong mọi việc, cơng tác giáo dục ln đứng đầu vì sẽ là nền tảng phát triển dân trí xã hội
và sự hiểu biết. Như Bác Hồ đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người”. Mọi hành vi ln bắt nguồn từ suy nghĩ nên việc chấn
chỉnh lại cốt lõi nhận thức từ việc giáo dục chắc chắn rất quan trọng, khơng chỉ cho sinh
viên mà cịn cả thế hệ tương lai sau này.

18


Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

KẾT LUẬN
Đề tài đã nêu rất rõ một số hành vi phạm tội phổ biến trong sinh viên nói riêng cũng như
trong đời sống hằng ngày nói chung. Trong quá trình phân tích, các hành vi đã được nhấn
mạnh cùng Bộ Luật hình sự với tính thực tế để thấy tính nghiêm khắc và trực quan từ đó
có thể nhận thức được rõ hơn các hành động mà sinh viên sắp và đang làm.
Hiện nay với phần lớn các sinh viên không chú ý đến pháp luật Việt Nam. Đề tài với
mong muốn củng cố và phổ cập thêm kiến thức thường trực, đặc biệt sinh viên nên chủ
động tìm hiểu và chấp hành các Bộ Luật để có thể tiến xa hơn về tầm nhận thức ở mỗi cá
nhân. Từ đó góp phần cải thiện các vấn đề đang hiện hữu thực tại và nâng cao trình độ
dân trí xã hội.

19

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />ngày cập nhật 13/9/2020 và ngày truy cập 03/12/2021
[2] />%A9u%20tr%C3%A1ch%20nhi%E1%BB%87m%20h%C3%ACnh%20s%E1%BB
%B1%20l%C3%A0%20vi%E1%BB%87c,vi%20%E1%BA%A5y%2C%20t%E1%BB
%A9c%20l%C3%A0%20ph%E1%BA%A3i%20ch%E1%BB%8Bu%20h%C3%ACnh
%20ph%E1%BA%A1t, ngày cập nhật 14/09/2021 và ngày truy cập 05/12/2021

[3] ngày cập nhật 15/05/2021 và ngày truy cập 05/12/2021
[4] />%201%20%C4%90i%E1%BB%81u%2028%20BLHS%20quy,nh%E1%BA%B9.%20Nh
%C6%B0ng%20ch%C6%B0a%20%C4%91%E1%BA%BFn%20m%E1%BB%A9c
%20mi%E1%BB%85n%20h%C3%ACnh%20ph%E1%BA%A1t, ngày 26/02/2020 và
ngày truy cập 05/12/2021
[5] ngày cập nhật 15/05/2021 và ngày truy cập 05/12/2021
[6] ngày cập nhật 26/11/2020 và ngày truy cập 30/11/2021
[7] ngày cập nhật 19/03/2021 và ngày truy cập 1/12/2021
[8] ngày cập
nhật 30/10/2009 và ngày truy cập 1/12/2021
[9] ngày cập nhật 30/10/2018 và ngày truy cập 1/12/2021

20

Downloaded by ng?c trâm ()


lOMoARcPSD|15963670

[10] ngày cập nhật 15/08/2021 và ngày truy cập
2/12/2021
[11] />ngày cập nhật 17/04/2020 và ngày truy cập 2/12/2021
[12] />ngày cập nhật 18/08/2016 và ngày truy cập 5/12/2021
[13] https ://cand.com.vn/Ban-tin-113/Bat-qua-tang-10-sinh-vien-danh-bac-i51158/, ngày
cập nhật 05/10/2007 và ngày truy cập 5/12/2021

21

Downloaded by ng?c trâm ()




×