Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Mô hình bố trí mặt bằng sản xuất của nhà máy vinfast (bài tập lớn môn quản trị kinh doanh cho kỹ sư)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 20 trang )

lOMoARcPSD|17160101

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP
----------------oOo----------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
Mơn: QUẢN TRỊ KINH DOANH CHO KỸ SƯ
ĐỀ TÀI 6: MƠ HÌNH BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT
CỦA NHÀ MÁY VINFAST

GVHD: ThS. ĐẬU XN TRƯỜNG
MÃ LỚP: L02

NHĨM: 09

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


lOMoARcPSD|17160101

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Họ và tên

MSSV

Hồn thành cơng việc

Bùi Xn Đăng


2111038

100%

Trần Bình Phước

1910472

100%

Nguyễn Võ Minh Thơng

1910580

100%

Nguyễn Thương Hồi

1812243

100%

Võ Đại Cát

2012704

100%

Trịnh Sĩ Tân


1915078

100%

Nguyễn Thành Phát

1813488

100%

2


lOMoARcPSD|17160101

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Đậu Xuân Trường,
người đã tận tâm chỉ dạy và truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng quý báu
trong suốt thời gian thực hiện báo cáo bài tập lớn. Nhờ có sự hướng dẫn của thầy mà nhóm
em có thể hồn thành tốt bài báo cáo này.
Tiếp đến, em xin trân thành cảm ơn các thành viên trong nhóm 09 gồm bạn Nguyễn
Thương Hồi, Trần Bình Phước, Nguyễn Võ Minh Thơng, Võ Đại Cát, Trịnh Sỹ Tân,
Nguyễn Thành Phát và Bùi Xuân Đăng đã cùng nhau phấn đấu, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau
để hoàn thiện và giúp cho báo cáo chuyên nghiệp hơn.
Trân trọng./.

3


lOMoARcPSD|17160101


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................3
MỤC LỤC...........................................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................5
CHƯƠNG 1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT ............................................................6

1.1. Khái niệm bố trí mặt bằng sản xuất ............................................................... 6
1.2. Vai trị của bố trí mặt bằng sản xuất .............................................................. 6
1.3. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất .......................................................... 6
1.3.1. Bố trí mặt bằng theo q trình (cơng nghệ) ............................................ 6
1.3.2. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm (dây chuyền).......................................... 7
1.3.3. Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định ............................................ 9
CHƯƠNG 2. HÌNH THỨC BỐ TRÍ MẶT BẰNG CỦA NHÀ MÁY VINFAST ......11

2.1. Giới thiệu về nhà máy VINFAST ................................................................ 11
2.2. Hình thức bố trí nhà máy.............................................................................. 11
2.2.1. Quy trình thiết kế, lắp ráp và sản xuất ơ tô nguyên chiếc ..................... 11
a. Thiết kế ........................................................................................................ 12
b. Nghiên cứu và thử nghiệm .......................................................................... 12
c. Lắp khung gầm ............................................................................................ 13
d. Lắp ráp nội thất ........................................................................................... 13
e. Sản xuất các chi tiết ..................................................................................... 14
f. Kiểm soát chất lượng ................................................................................... 16
2.3. Thành tựu ..................................................................................................... 16
2.4. Nhược điểm .................................................................................................. 18
2.5. Kiến nghị ...................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................20

4



lOMoARcPSD|17160101

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ tổng qt bố trí mặt bằng theo quy trình .....................................................6
Hình 2: Bố trí mặt bằng theo quy trình trong xưởng cơ khí ................................................7
Hình 3: Sơ đồ tổng quát bố trí mặt bằng theo sản phẩm.....................................................7
Hình 4: Bố trí sản xuất theo đường thẳng ...........................................................................8
Hình 5: Bố trí sản xuất theo hình chữ U..............................................................................8
Hình 6: Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định .........................................................................9
Hình 7: Nhà Thiết kế tạo ra mơ hình xe bằng đất sét ........................................................12
Hình 8: Kiểm tra xe khi bị đâm ngang hơng......................................................................13
Hình 9: Xe được ngụy trang trong q trình thử nghiệm ..................................................13
Hình 10: Nội thất xe VinFast VF6 .....................................................................................14
Hình 11: Một số phụ tùng xe VinFast ................................................................................14
Hình 12: Sản xuất khung xe ...............................................................................................15
Hình 13: Sản xuất thân xe ..................................................................................................15
Hình 14: Quá trình sơn vỏ xe ............................................................................................16
Hình 15: Biểu đồ cơng suất một số hãng xe ......................................................................17
Hình 16: Các công đoạn của một số hãng xe ....................................................................18

5


lOMoARcPSD|17160101

CHƯƠNG 1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm bố trí mặt bằng sản xuất
Bố trí mặt bằng sản xuất (Plant Layout) là q trình tở chức, sắp xếp, định dạng về

mặt không gian cho máy móc, thiết bị, những khu vực làm việc, các bộ phận phục vụ sản
xuất và cung cấp dịch vụ.
Bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng mới mà
cịn bao gồm cả doanh nghiệp thay đởi quy mô sản xuất, thay đổi thiết kế sản phẩm, quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới hoặc thậm chí là cách bố trí hiện tại không hợp lý,
cần điều chỉnh lại.
1.2. Vai trị của bố trí mặt bằng sản xuất
Việc bố trí mặt bằng hợp lý có thể giúp cho xí nghiệp giảm chi phí sản xuất, vận
chuyển nguyên vật liệu; tăng hiệu quả của hoạt động cùng với chất lượng nhờ tận dụng khả
năng người-máy và phối hợp tốt giữa các bộ phận. Ngoài ra, các điểm/việc ứ đọng cũng
được giải quyết và điều kiện làm việc của công nhân cũng được cải thiện trở nên thoải mái,
an tồn hơn; ... .
1.3. Các hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
1.3.1. Bố trí mặt bằng theo quá trình (cơng nghệ)
a. Khái niệm
Bố trí mặt bằng sản xuất theo q trình thực chất là nhóm những công việc tương tự
nhau thành những bộ phận có cùng q trình hoặc chức năng thực hiện. Sản phẩm trong
quá trình chế tạo di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác theo trình tự các công đoạn
phải thực hiện.
b. Đối tượng phù hợp
Bố trí theo quá trình phù hợp với hình thức sản xuất gián đoạn, chủng loại và mẫu mã
đa dạng, thể tích của mỗi sản phẩm tương đối nhỏ, đơn hàng thường xuyên thay đổi, cần
sử dụng một máy cho cho hai hay nhiều công đoạn.

Hình 1: Sơ đồ tổng qt bố trí mặt bằng theo quy trình

6

Downloaded by Free Games Android ()



lOMoARcPSD|17160101

c. Ưu điểm
- Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao.
- Việc bảo trì định kì thiết bị dễ dàng hơn vì các thiết bị cùng loại.
- Công nhân được chun mơn hóa cao.
- Chi phí bảo dưỡng thấp, có thể sửa chữa theo thời gian, lượng phụ tùng thay thế không
cần dự trữ nhiều.
d. Nhược điểm
- Phải phân bố các công đoạn.
- Phải lập phương án gia công của các bán thành phẩm.
- Lịch trình sản xuất và các hoạt động khơng ởn định.

Hình 2: Bố trí mặt bằng theo quy trình trong xưởng cơ khí
1.3.2. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm (dây chuyền)
a. Khái niệm:
Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm hay còn gọi là bố trí theo dây chuyền hoàn
thiện trong tiếng Anh được gọi là product layout hay line layout, thực chất đây là việc sắp
xếp những hoạt động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một
nhiệm vụ cụ thể.

Hình 3: Sơ đồ tổng quát bố trí mặt bằng theo sản phẩm
b. Đối tượng thích hợp

7

Downloaded by Free Games Android ()



lOMoARcPSD|17160101

Hình thức này phù hợp với sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất
lớn, những công việc có tính chất lập lại và nhu cầu ởn định.
c. Các phương pháp bố trí mặt bằng theo sản phẩm
Máy móc thiết bị của bố trí sản xuất theo dây chuyền được sắp đặt theo một đường
cố định hình thành các dây chuyền. Việc bố trí sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như: không gian nhà xưởng, các hoạt động tác nghiệp khác trong cùng một nhà xưởng,
việc lắp đặt thiết bị, việc vận chuyển nguyên vật liệu…
Dây chuyền có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc có dạng chữ U, L, W, M, dạng
tròn, xương cá hay zig-zag.

Hình 4: Bố trí sản xuất theo đường thẳng
Mặt bằng sơ đồ bố trí theo đường thẳng gây nên những khó khăn trong việc cân bằng
sản xuất (balance tasks) bời vì cơng việc có thể không được chia đồng đều nhau. Để cải
tiến mặt bằng nên được bố trí theo sơ đồ hình chữ U, tăng khả năng di chuyển linh hoạt
của cơng nhân và máy móc trong quá trình sản xuất, sự hợp tác và linh hoạt, giảm độ dài
nơi làm việc, giảm được nhân lực làm việc và chi phí vận chuyển.

Hình 5: Bố trí sản xuất theo hình chữ U
d. Ưu điểm
- Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh.
- Chi phí đơn vị sản phẩm thấp hơn.
- Chuyên môn hoá lao động cao, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất lao
động.
- Việc di chuyển của nguyên vật liệu và sản phẩm dễ dàng.
- Hiệu suất sử dụng thiết bị và lao động cao.

8


Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

- Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ởn định.
- Dễ dàng trong hạch tốn, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm sốt hoạt động
sản xuất cao.
- Năng suất cao do tính chun mơn hóa theo sản phẩm
e. Nhược điểm
- Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng, chủng loại sản
phẩm, thiết kế sản phẩm và q trình.
- Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc
- Khơng áp dụng được chế độ khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân.
- Số lượng sản phẩm mỗi lô lớn và ổn định (phù hợp sản xuất khối lớn).
- Phải thiết kế dây chuyền sản xuất.
1.3.3. Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định
a. Khái niệm

Hình 6: Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định
Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định là hình thức bố trí mang tính đặc thù của
dự án sản xuất, ở đây sản phẩm được đặt cố định tại một địa điểm và người ta sẽ mang máy
móc thiết bị, công nhân và nguyên vật liệu đến để thực hiện các công việc tại chỗ.
b. Đối tượng thích hợp
Hình thức bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định phù hợp với các sản phẩm dễ
vỡ, cồng kềnh hoặc rất nặng không thể di chuyển được.
c. Ưu điểm
- Giảm sự vận chuyển để hạn chế những hư hỏng đối với sản phẩm.

9


Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

- Ưu điểm chính của bố trí vị trí cố định là giảm sự di chuyển của sản phẩm và do đó giảm

đầu tư vốn liên quan đến sự di chuyển của sản phẩm, song song với đó là tính liên tục
của hoạt động
- Mặt khác bố trí vị trí cố định là các trung tâm sản xuất trong cách bố trí vị trí cố định

độc lập với nhau. Do đó, điều này cũng làm giảm tởng chi phí sản xuất.
- Công việc đa dạng.

d. Nhược điểm
- Đòi hỏi phải sử dụng thợ có kĩ năng cao và đa năng để có thể thực hiện các công việc

có trình độ chuyên môn hóa cao.
- Tốn thời gian do việc di chuyển máy móc, thiết bị từ nơi này đến trung tâm sản xuất

khác mất nhiều thời gian.
- Chi phí vận chuyển công nhân, máy móc thiết bị đến nơi làm việc có thể tốn kém.
- Khó kiểm sốt con người do lịch làm việc của công nhân.
- Hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, vì thiết bị có thể được chuyển đến mà chưa dùng ngay.
- Không gian làm việc hạn chế là một trong những nhược điểm của bố cục vị trí cố định.

Do số lượng công nhân cần thiết trong các bước sản xuất khác nhau, có thể có hạn chế
về không gian làm việc.
- Một trong những hạn chế của việc sử dụng cách bố trí vị trí cố định là phần cứng và vật


liệu phải được di chuyển khi cần thiết.

10

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

CHƯƠNG 2. HÌNH THỨC BỐ TRÍ MẶT BẰNG CỦA NHÀ MÁY VINFAST
2.1. Giới thiệu về nhà máy VINFAST
VinFast là thương hiệu ô tô và xe máy đầu tiên của Việt Nam-thương hiệu của Công
ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast LLC) do bà Lê Thanh Hải làm giám
đốc điều hành, thuộc tập đoàn Vingroup do ông Phạm Nhật Vượng đứng đầu, thành lập
vào năm 2017, với khu phức hợp sản xuất ô tô hiện đại của VinFast với khả năng mở rộng
hàng đầu toàn cầu với khả năng tự động hóa lên đến 90%. Tở hợp nhà máy ô tô VinFast
diện tích 335 hecta nằm tại khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phịng-nơi trước đây
vốn là đầm lầy nuôi tôm của người dân Cát Hải. Chỉ sau hơn một năm kể từ ngày khởi
công, tổ hợp nhà máy VinFast đã thành hình, đa số nhà xưởng đã hoàn thiện và đang lắp
ráp dây chuyền sản xuất.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay VinFast đã cho ra mắt và các mẫu ô tô động cơ xăng
(Fadil, Lux A2.0, Lux SA2.0), ô tô động cơ điện (VF e34, VF 8, VF 9), xe máy điện (dịng
phở thông: Evo200, Ludo,…; dòng trung cấp: Feliz, Klara S,…; dòng cao cấp: Vento,
Theon,…). Trong quá trình phát triển của mình VinFast đã kết hợp các thiết kế cao cấp,
công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại để trở thành nhà sản xuất ơ tơ tồn cầu
của Việt Nam. Từ 2018 đến hiện tại, các mẫu xe của VinFast bán rất chạy tại phân khúc
thị trường trong nước. Đồng thời, trong năm 2022 VinFast cho khai trương các showroom
trưng bày tại Mỹ, châu Âu,…
2.2. Hình thức bố trí nhà máy

VinFast là thương hiệu ô tô và xe máy nên đối tượng sản xuất sẽ có đặc điểm trong
q trình tạo ra sản phẩm như: sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất
lớn, những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định... Từ các đặc điểm trên VinFast
đã lựa chọn bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm.
2.2.1. Quy trình thiết kế, lắp ráp và sản xuất ô tô nguyên chiếc
Dựa theo mơ hình nhà thực tế, có thể phác thảo sơ bộ về hình thức bố trí nhà máy
Vinfast như sau:

11

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

a. Thiết kế
Các nhà thiết kế sẽ vẽ bản ý tưởng và dựng mơ hình 3D, giúp họ hình dung được hình
dáng chiếc xe trong tương lai. Dựa trên mơ phỏng này, họ sẽ đắp các mơ hình bằng đất sét.
Các chuyên gia thiết kế sẽ điều chỉnh trực tiếp trên mơ hình này đến khi họ nghĩ sản phẩm
sẽ được công chúng chấp nhận. Các kỹ sư khí động học cũng tham gia vào khâu thiết kế
để tính tốn các tham số dịng khí và nghiên cứu tính khả thi, khả năng chống chịu va chạm.
Mô hình đất sét cuối cùng được chấp nhận và các nhà thiết kế sẽ bắt đầu chế tạo một nguyên
mẫu theo tỷ lệ 1:1.

Hình 7: Nhà Thiết kế tạo ra mơ hình xe bằng đất sét
b. Nghiên cứu và thử nghiệm
Sau khi chế tạo các nguyên mẫu (prototype), hãng sản xuất sẽ bắt đầu thử nghiệm.
Q trình này có thể mất hàng năm trời tuỳ dịng sản phẩm. Trong q trình thử nghiệm,
chiếc xe vẫn được nguỵ trang kỹ bằng lớp băng dán bên ngoài. Một số chi tiết ngoại thất
vẫn chưa giống phiên bản sản xuất nhằm tránh rị rỉ thơng tin với các đối thủ. Chiếc xe


12

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

được vận hành trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình để tìm ra những khuyết điểm, xe cịn
được thử nghiệm trong hầm gió để đo hệ số cản gió, thử nghiệm va chạm để tính mức độ
an tồn và độ nhạy của cảm biến, túi khí, độ cứng khung gầm. Q trình thử nghiệm hồn
tất cũng là lúc xe bắt đầu lên dây chuyền sản xuất.

Hình 8: Kiểm tra xe khi bị đâm ngang hơng

Hình 9: Xe được ngụy trang trong quá trình thử nghiệm
c. Lắp khung gầm
Khung và gầm sẽ được công nhân lắp vào với nhau thông qua sự hỗ trợ của các cánh
tay robot. Đồng thời, các bộ phận còn lại cũng được lắp ráp
d. Lắp ráp nội thất
Khi qua quy trình sơn, công nhân sẽ tiến hành lắp ráp nội thất, bao gồm các đồng hồ,
dây điện, hệ thống ghế, đèn, bảng điều khiển, radio, loa, kính chắn gió…Sau đó, phần vỏ
sẽ được kiểm tra độ chống nước

13

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101


Hình 10: Nội thất xe VinFast VF6
e. Sản xuất các chi tiết
Phụ tùng: Phụ tùng của xe (lốp xe) được cung cấp bởi các nhà sản xuất thuộc sở hữu
công ty hay đối tác sản xuất. Sau đó, chúng sẽ được chuyển về nhà máy để lắp ráp. Các bộ
phận khung xe, bộ phận ngoài xe sẽ được lắp ráp tại các khu vực khác nhau.

Hình 11: Một số phụ tùng xe VinFast
Khung gầm: Khung xe được đặt trên dây chuyền và kẹp cố định vào băng tải để tránh
dịch chuyển sai vị trí. Thợ cơ khí sẽ lắp lần lượt, những bộ phận bên trong lắp trước, phía
ngồi, thùng xe và hệ truyền động, trục, cơ cấu lái được gắn sau. Ngày nay, việc lắp ráp
được thực hiện bởi các cánh tay robot giúp đẩy nhanh tiến độ. Sau khi động cơ và hệ thống

14

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

truyền động được gắn lên xe, cơng việc cịn lại sẽ do robot đảm nhiệm. Robot sẽ hàn khung,
miếng lót sàn, giúp cơng nhân lắp hệ thống treo…

Hình 12: Sản xuất khung xe
Thân xe: Người ta sử dụng các cánh tay robot để ghép các mối nối, hàn chặt với nhau
một cách chính xác mà con người không thể đạt được. Sau khi việc lắp ráp hoàn thành,
chiếc xe sẽ được treo lên giá cao để chuẩn bị quá trình sơn.

Hình 13: Sản xuất thân xe
Sơn xe: Trước khi vào công đoạn sơn, chiếc xe phải trải qua một quá trình kiểm tra

nghiêm ngặt để tìm lỗi trên vỏ xe. Những khiếm khuyết sẽ được sửa chữa, sau đó băng
chuyền sẽ đưa chiếc xe qua trạm làm sạch. Sau khi ra khỏi buồng sấy, chiếc xe sẽ được sơn
lớp chống gỉ (sơn tĩnh điện) cả bên trong lẫn bên ngoài. Sau khi sấy khô, lớp sơn cuối cùng

15

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

sẽ được phủ lên để tạo màu và độ bóng. Sau khi sơn bóng, băng chuyền sẽ đưa chiếc xe
qua lị hấp ở nhiệt độ 135 oC.

Hình 14: Q trình sơn vỏ xe
f. Kiểm soát chất lượng
Cuối cùng xe được một nhóm chun gia kiểm tra xe sẽ phân tích và sửa chữa tất cả
các vấn đề. Khi chiếc xe vượt qua trạm kiểm tra cuối cùng, nó được gắn nhãn hiệu, bảng
giá và xếp ở một bãi chờ vận chuyển tới đại lý.
2.3. Thành tựu
Dựa trên số liệu thực tế, có thể thấy việc bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm giúp
cho nhiều cơng ty nói chung và Vinfast nói riêng đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tốc độ
sản xuất nhanh và giảm đáng kể chi nhiều chi phí liên quan, cùng với đó là sự chun mơn
hóa lao động tăng cao, đi đầu trong lĩnh vực chế tạo oto hiện đại.... từ đó năng suất cũng
tăng vượt bậc.
Theo số liệu ước tính vào năm 2025, nhà máy Vinfast có cơng suất vận hành cao với
sản lượng 250.000 xe/năm, tốc độ sản xuất 38 xe/giờ. Qua biểu đồ 2.10 có thể thấy được
khả năng sản xuất của VinFast khá nhanh so với một số hãng xe trên thế giới trong tương
lai.


16

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

Hình 15: Biểu đồ cơng suất một số hãng xe
Song song với đó, Vinfast còn sở hữu quy mô và độ hiện đại hàng đầu. Quy trình sản
xuất xe tự động và đồng bộ hóa cao, với 6 nhóm nhà xưởng được kết nối tự động hóa bằng
hàng ngàn con rô bốt ABB, hệ điều hành sản xuất thông minh Siemens và SAP với hiệu
suất cực cao.
Bằng việc vượt tiến độ 3 tháng, VinFast đã xác lập kỳ tích mới trong ngành công
nghiệp ô tô thế giới. Lần đầu tiên, một nhà máy sản xuất xe hơi hoàn tất việc xây dựng nhà
xưởng, lắp đặt dây chuyền sản xuất, vận hành trơn tru và đi vào sản xuất chỉ trong vịng 21
tháng. Trước đó, VinFast cũng đã xác lập các kỷ lục thế giới về tiến độ khi trong vòng 12
tháng đã khánh thành nhà máy sản xuất xe máy điện và phát triển thành công 3 mẫu xe ô
tô. Đặc biệt, từ khi chính thức mở bán đến nay, VinFast đã nhận được hơn 10.000 đơn đặt
hàng ô tô và sẽ tổ chức bàn giao những chiếc xe đầu tiên. Chứng tỏ ưu điểm vượt trội khi
áp dụng hình thức bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm, thúc đẩy quá trình sản xuất
nhanh và hiệu suất làm việc cao hơn.

17

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

Hình 16: Các cơng đoạn của một số hãng xe

2.4. Nhược điểm
Đối với hệ thống sản suất của nhà máy là khơng thể thay đởi, vì vậy khơng có sự linh
hoạt thay đổi khối lượng và chủng loại sản phẩm. Nếu muốn có sự thay đởi đồng nghĩa với
việc tốn kém rất nhiều chi phí để thiết kế, nhân lực và ngun liệu để trải qua q trình đởi
mới, đồng thời cũng phải đối mặt với những rủi ro khi áp dụng những cái 'mới' vào quy
trình sản xuất.
Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc vì đây là một
dây truyền sản xuất, nếu không hồn thành bước trước đó, đồng nghĩa với việc sẽ khơng
có bước tiếp theo xảy ra. Cùng với đặc tính của nhà máy là sản xuất sản phẩm có khối
lượng lớn nên buộc phải phụ thuộc rất nhiều vào máy móc theo dây chuyền, điều này cũng
làm hạn chế chế độ khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân. Sự phụ thuộc vào thiết
bị máy móc này cũng khiến nhà máy tốn một lượng chi phí tương đối để bảo trì máy móc
định kì, đảm bảo chất lượng sản phẩm cùng với những rủi ro để tránh ảnh hưởng đến tồn
bộ dây chuyền sản xuất.
Bố trí theo sản phẩm chỉ phù hợp với các nhà máy có quy mơ lớn, khơng phù hợp với
các nhà máy có quy mơ trung bình và nhỏ. Ngồi ra, lượng công việc cố định với khối
lượng lớn không thể thay thế sẽ tạo nên môi trường nhàm chán cho công nhân.

18

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101

2.5. Kiến nghị
1. Thành lập liên doanh với các hãng xe nước ngồi
Thay vì tự xây dựng một thương hiệu riêng để cạnh tranh ngay từ đầu, Vinfast cũng
như các doanh nghiệp không có tên t̉i khác nên đã thành lập liên minh liên doanh với
các công ty và doanh nghiệp ngoài nước, từng bước chứng tỏ bản lĩnh, nâng cao vị thế cạnh

tranh, tên tuổi của thương hiệu khẳng định vị trí của mình trong chuỗi giá trị tồn cầu.
2. Tập trung chun mơn hóa sản phẩm
Các doanh nghiêp và liên doanh doanh nghiệp tư nhân không có vốn đầu tư nước
ngồi có thể chủ động nghiên cứu thị trường cung ứng vật tư trong nước. Tập trung chú
trọng vào chất lượng sản xuất một hoặc hai mẫu của sản phẩm, nâng cao trình độ chuyến
môn hóa. Từ đó có thể hạ được giá thành sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh trong ngành
sản xuất ô tô, gắn kết nhanh trong nước và đẩy tiến độ sản xuất sản phẩm.
3. Đầu tư chuyên sâu vào công nghệ và kỹ thuật tiên tiến
Các liên doanh sản xuất ô tô trong nước đang trong tình cảnh phải rút ngắn giai đoạn,
cần phải đảm bảo, đầu tư mạnh mẽ đồng thời các chình sách hoạch định chiến lược tiến độ
và thực hiện đầu tư cho công nghệ, ví dụ như thay đổi cách bố trí cơ sở. Một xu hướng sản
xuất rõ ràng là xây dựng các cơ sở nhỏ gọn hơn với nhiều robot và tự động hóa hơn. Trong
những tình huống này, các máy cần được đặt gần nhau hơn để giảm việc xử lý vật liệu. Từ
đó sẽ giúp cho Việt Nam có đủ sức vương ra cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới
và có khả năng xuất khẩu sản phẩm.
4. Đào tạo nguồn nhân lực và tố chức
Khuyến khích đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao; thường xuyên tổ chức nâng
cao tay nghề cho nhân viên, tạo động lực phấn đấu. Hoàn thiện tổ chức, quản lý tiến độ của
mỗi doanh nghiệp vụ.
5. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
Nhanh chóng tăng cường công tác nghiên cứu dự báo thị trường, dự trên nhu cầu thị
trường đối với sản phẩm. Công tác quảng cáo sản phẩm và quảng bá thương hiệu cần được
đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả bán hàng.

19

Downloaded by Free Games Android ()


lOMoARcPSD|17160101


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]

Quản lý sản xuất, Trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp, 2019.
Đường Võ Hùng, Chương 6 – BỐ TRÍ MẶT BẰNG, Quản lý sản xuất cho kỹ sư, Trường Đại học Bách Khoa
Tp. HCM.
Diệu Nhi (27/09/2019), Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm (product layout) là gì?,
, truy cập ngày 23/11/2022.
Hồng Linh, Tận mục dây chuyền sản xuất 250.000 xe điện Vinfast mỗi năm, truy
cập ngày 23/11/2022
Bố trí mặt bằng sản xuất: Ngun tắc và các hình thức bố trí, />ngày truy cập 20/11/2022.
Nguyễn Thị Thu Hằng, Slide bài giảng Chương 4- Bố trí mặt bằng, Quản lý sản xuất cho kỹ sư.
Long Hau (03/10/2021), Bố trí mặt bằng sản xuất (Plant Layout) là gì?, truy cập ngày
15/11/2022.

20

Downloaded by Free Games Android ()



×