Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.33 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN THỊ THÙY TRANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN THỊ THÙY TRANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VIỆT PHÚ



ĐÀ NẴNG, NĂM 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nội dung trong luận văn là do quá trình nghiên cứu, tìm hiểu
của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tôi xin chịu trách
nhiệm về những nội dung đã cam đoan trên.
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Thùy Trang


ii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Họ và tên học viên: Đoàn Thị Thùy Trang
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Việt Phú
Cơ sở đào tạo: Đại học sư phạm Đà Nẵng
Tóm tắt: Quản lý hoạt động dạy học mơn Tin học ở các trường trung học phổ thông trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tác giả đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục mơn Tin học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Những kết
quả chính của luận văn đã trình bày được 5 hạn chế của các trường THPT trên địa bàn Thành Phố Đà

Nẵng đang gặp phải đó là: Thứ nhất là: Nhận thức của giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông
mới hiện mới đang dừng ở mức nhận biết. Thứ hai là: Môn Tin học hiện nay được coi là môn học phụ
nên CBQL, giáo viên và học sinh đều chưa chú trọng đến việc dạy và học theo định hướng của chương
trình giáo dục phổ thơng mới. Thứ ba là: Việc quản lý hoạt động dạy của giáo viên dạy Tin học như
chuẩn bị bài lên lớp, quản lý sinh hoạt chuyên môn, việc thực hiện chương trình dạy học, quản lý nề
nếp giờ dạy chưa chặt chẽ, đơi khi cịn hình thức. Thứ tư là: Cơng tác đầu tư xây dựng bài giảng đổi
mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá chưa được giáo viên quan tâm đúng mức.
Thứ năm là: Cơ sở vật chất đầu tư không đồng bộ nên lượng máy tính bị hỏng nhiều, ảnh hưởng đến
việc dạy và học thực hành. Đề tài vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Từ những hạn chế
đó tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể. Như vậy có thể thấy luận văn có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn. Từ hệ thống cơ sở lý luận tác giả đưa ra các biện pháp có khả năng ứng dụng cao đối với các
trường THPT trên cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Từ khóa: quản lý, hoạt động dạy học, Tin học, trung học phổ thông, Đà Nẵng
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người thực hiện đề tài

TS. Bùi Việt Phú

Đoàn Thị Thùy Trang


iii
INFORMATION RESEARCH RESULTS
MANAGEMENT OF INFORMATION TEACHING ACTIVITIES
IN HIGH SCHOOLS IN DA NANG DISTRICT MEET THE
REQUIREMENTS FOR CURRENT EDUCATION INNOVATION
Major: Educational Administration
Full name of Master Student: Doan Thi Thuy Trang
Superviosors: Dr. Bui Viet Phu

Training institution: Da Nang Pedagogical University
Topic: Managing computer science teaching activities in high schools in Da Nang city to meet
current educational innovation requirements. The author proposes measures to manage activities
teaching Informatics subject at high schools in Da Nang city, contributing to improving the quality of
information education to meet current educational innovation requirements. The main results of the
thesis have presented 5 limitations of high schools in Da Nang city which are: Firstly: Teachers'
perception of the new and new general education program. is at the awareness level. The second is:
Computer science is currently considered a secondary subject, so administrators, teachers and students
have not paid much attention to teaching and learning according to the orientation of the new general
education program. The third is: The management of teaching activities of Informatics teachers such
as preparing lessons for class, managing professional activities, implementing the teaching program,
managing the teaching schedule is not strict, sometimes still form. Fourthly, the work of investing in
the construction of lectures, innovating teaching methods and innovating on assessment and
evaluation, has not been paid enough attention by teachers. The fifth is: The investment facilities are
not synchronized, so the number of computers is broken, affecting teaching and learning practice. The
topic has both scientific and practical significance. From those limitations, the author has come up
with specific solutions. Thus, it can be seen that the thesis has scientific and practical significance.
From the theoretical basis system, the author proposes measures with high applicability to high
schools across the country in general and in Da Nang City in particular.
Keyword: management, teaching activities, informatics, high school, Da Nang
Confirmation of the science instructor

The person doing the topic

Bui Viet Phu, PhD

Doan Thi Thuy Trang


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................1
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..............................................................................2
6. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
8. Bố cục luận văn .....................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ...............................................................4
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................4
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài.............................................................................4
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................4
1.2. Các khái niệm chính ...............................................................................................10
1.2.1. Quản lý ..........................................................................................................10
1.2.2. Quản lý giáo dục ...........................................................................................11
1.2.3. Hoạt động dạy học ........................................................................................12
1.2.4. Hoạt động dạy học môn Tin học ...................................................................16
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THPT ............................16
1.3. Những yêu cầu đổi mới với môn Tin học trong chương trình GDPT 2018 ...........16
1.3.1. Vị trí mơn Tin học trong chương trình GDPT 2018 .....................................16

1.3.2. Mục tiêu mơn Tin học trong chương trình GDPT 2018 ...............................18
1.3.3. Nội dung dạy học mơn Tin học trong chương trình GDPT 2018 .................18
1.3.4. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mơn Tin học cấp THPT Theo
chương trình GDPT 2018 ..............................................................................................20
1.3.5. Các điều kiện, phương tiện hỗ trợ HĐDH môn Tin học cấp THPT .............22
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tin học cấp THPT theo


v
chương trình GDPT 2018 ..............................................................................................22
1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THPT .....................................24
1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn Tin học đáp ứng yêu cầu đổi
mới GDPT .....................................................................................................................24
1.4.2. Quản lý nội dung dạy học môn Tin học đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT ...25
1.4.3. Quản lý các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Tin
học cấp THPT ................................................................................................................26
1.4.4. Quản lý các điều kiện dạy học, phương tiện hỗ trợ HĐDH môn Tin học
đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT ....................................................................................27
1.4.5. Quản lý công tác KT - ĐG hoạt động dạy học môn Tin học cấp THPT ......28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường
THPT .............................................................................................................................29
1.5.1. Các yếu tố khách quan ..................................................................................29
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ......................................................................................30
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...........................................................................................35
2.1. Mơ tả q trình điều tra khảo sát ............................................................................35
2.1.1. Mục đích khảo sát .........................................................................................35
2.1.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................................35

2.1.3. Nội dung khảo sát .........................................................................................35
2.1.4. Phương pháp khảo sát ...................................................................................35
2.1.5. Xử lý kết quả khảo sát ..................................................................................36
2.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng ........36
2.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội thành phố Đà Nẵng ...............................................36
2.2.2. Khái quát về GD – ĐT thành phố Đà Nẵng ..................................................38
2.2.3. Về giáo dục cấp THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .............................39
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường THPT trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng ........................................................................................................39
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trị mơn Tin học trong
chương trình GDPT .......................................................................................................39
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn Tin học cấp THPT .................40
2.3.3. Thực trạng nội dung dạy học môn Tin học cấp THPT .................................41
2.3.4. Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tin học cấp
THPT .............................................................................................................................43


vi
2.3.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn Tin học cấp THPT ............44
2.3.6. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tin học cấp
THPT .............................................................................................................................45
2.3.7. Thực trạng hoạt động dạy học môn tin học ở các trường THPT theo
GDPT mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .................................................................46
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường THPT theo
GDPT mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .................................................................47
2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn Tin học ở trường
THPT theo GDPT mới ..................................................................................................47
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung dạy học môn Tin học ......................................48
2.4.3. Thực trạng quản lý các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy
học môn Tin học cấp THPT ..........................................................................................52

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn Tin học .....................54
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ...55
2.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .........................................................................56
2.6.1.Những điểm mạnh..........................................................................................56
2.6.2. Những hạn chế ..............................................................................................58
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................60
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................61
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN
HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG ........................................................................................................................62
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..........................................................................62
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của cấp THPT .......................................62
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ...............................................................62
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................................62
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ..............................................63
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................................63
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường THPT trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT .............................................63
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh
về vai trị của mơn Tin học ở trường THPT ..................................................................63
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Tin học cấp THPT
đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT ....................................................................................65


vii
3.2.3. Triển khai đổi mới phương pháp dạy học khi dạy môn Tin học đáp ứng
yêu cầu đổi mới GDPT ..................................................................................................67
3.2.4. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên .........................69

3.2.5. Bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học .....71
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tin học đáp ứng
yêu cầu đổi mới GDPT ..................................................................................................71
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................74
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................75
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..................................................................................75
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................................75
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ...........................................................................75
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................75
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................81
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT
CBQL

: Cán bộ quản lý

CNTT

: Công nghệ thơng tin

CSVC

: Cơ sở vật chất


CTGDPT

: Chương trình giáo dục phổ thông

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GDPT

: Giáo dục phổ thông

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

KT-ĐG

: Kiểm tra đánh giá

KT-XH

: Kinh tế xã hội

PPDH


: Phương pháp dạy học

THPT

: Trung học phổ thông

TP

: Thành phố


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Định hướng nội dung Tin học ứng dụng

19

1.2.


Định hướng nội dung Khoa học máy tính

19

2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2020-2022
Cơ cấu kinh tế theo ngành của TP Đà Nẵng giai đoạn 20202022
Nhận thức của CBQL, GV về vai trị của mơn tin học trong
chương trình GDPT
Nhận thức về mục tiêu dạy học môn tin học cấp THPT của
CBQL và GV
Kết quả thực hiện nội dung hoạt động giảng dạy môn Tin học
của giáo viên
Mức độ nhận thức của CBQL, Giáo viên Thành phố Đà Nẵng
về đổi mới PPDH theo giáo dục phổ thông mới

36
37
39
40
42
43


2.7.

CSVC, trang thiết bị dạy học Tin học

45

2.8.

Chất lượng môn Tin học tại 7 trường THPT

45

2.9.

Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn Tin ở trường THPT

47

2.10.

Thực trạng soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp

48

2.11.

Thực trạng quản lý thực hiện giờ dạy của giáo viên

50


2.12.

Thực trạng quản lý hoạt động dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo
viên

51

2.13.

Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, hình thức dạy học

52

2.14.

Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thực
hành Tin học

54

2.15.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học mơn Tin học

55

3.1.

Khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp


75

3.2.

Khảo sát tính khả thi của các biện pháp

77


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang tiến vào thời đại của Công
nghệ thông tin (CNTT) gắn với nền kinh tế theo xu hướng tồn cầu hóa. Điều ấy đòi
hỏi người dân cần năng động, sáng tạo và thái độ lạc quan trong tiếp thu và vận dụng
kiến thức, làm chủ công nghệ. Để làm tốt điều ấy, giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) phải
giữ vai trò then chốt đối với quá trình hình thành nên đội ngũ lao động phục vụ nhu
cầu tăng trưởng của mỗi đất nước.
Dạy học là hoạt động chủ yếu trong mỗi nhà trường và theo đó quản lí hoạt động
dạy học là trách nhiệm chính của các cơ quan giáo dục mà đứng đầu là Ban giám hiệu
ở một số trường THPT. Vì thế, muốn nâng cao hiệu quả dạy học, bên cạnh việc đổi
mới chương trình, sách giáo khoa, cải tiến đồ dùng và thiết bị dạy học thì việc tổ chức
hoạt động dạy học là then chốt và có vai trị đặc biệt quan trọng.
Với chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) mới khơng chỉ tập trung vào nội
dung mà cịn bao gồm cả cách tiếp cận tri thức của học sinh. Ngoài việc sử dụng sách
vở, nhà trường cũng tăng cường cơ sở vật chất máy móc hiện đại, thư viện điện tử để
giúp học sinh có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Theo mơ
hình trên, kiến thức vừa phải là chất liệu đầu vào lại là kết quả đầu ra của quá trình học
tập. Vì vậy, học sinh có thể đọc và nhớ được nhiều song khả năng ứng dụng cho đời

sống thực tế lại vơ cùng ít. Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thơng mới cũng tiếp
cận theo mơ hình đánh giá năng lực, cung cấp nhiều kiến thức căn bản, toàn diện, cụ
thể và các phương pháp tổ chức hoạt động của người học nhằm hỗ trợ học sinh hoàn
thiện, phát huy được phẩm chất, năng lực mà nhà trường cùng xã hội cần.
Cùng với thực tế đó, tại một số nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng việc quản lý hoạt động dạy môn Tin học cũng có những đặc thù riêng biệt. Mặc
dù đã có nhiều cuộc thảo luận với những nhà quản lý của một số trường tìm biện pháp
hiệu quả cho hoạt động quản lý môn Tin học tuy nhiên thực tiễn quá trình quản lý mơn
Tin học khơng đạt chất lượng, tính hiệu quả chưa cao nên chưa tạo nền nếp và lôi cuốn
được tham gia đông của học sinh; vấn đề trên là bài toán đặt ra cho lãnh đạo các đơn
vị THPT các cấp còn tồn tại nhiều hạn chế về công tác quản lý việc dạy môn Tin học.
Xuất phát từ những nguyên nhân kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Quản lý hoạt
động dạy học môn Tin học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông" cho đề tài luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu


2
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn
Tin học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường THPT trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở

trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
4.2. Điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các
trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Khách thể điều tra
Quá trình nghiên cứu thực tiễn với CBQLGD, TTCM, GV dạy môn Tin học và
210 học sinh về hoạt động dạy học môn Tin học ở 7 trường THPT trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
5.2. Chủ thể quản lý:
Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5.3. Về thời gian nghiên cứu
Dữ liệu thu thập trong 3 năm học gần nhất của các trường THPT trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Từ 2020 đến năm 2023.
6. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý dạy học môn Tin học ở các trường THPT trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt, song còn có những hạn
chế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý, đánh giá khách quan thực trạng QL
HĐDH môn Tin học, có thể đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả thi để QL HĐDH
môn Tin học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục mơn Tin học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các nhóm phương pháp sau:


3
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết;
- Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn để khảo sát thực trạng và khảo
nghiệm các biện pháp đề xuất, bao gồm:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp khảo nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
- Để xử lý các số liệu, kết quả nghiên cứu
- Sử dụng các công cụ thống kê như phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường
trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trường trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Trên tồn cầu, việc thực hiện các cơng tác quản lý tại các khu vực trường trung học
phổ thông được ưu tiên rất sớm. Những nhà nghiên cứu gia đều đưa ra một kết luận rằng:
thành quả tổng thể của cả một quá trình hoạt động dạy học tại trường được xác nhận là
phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố được quy vào lĩnh vực tổ chức và quản lý các hoạt
động của đội ngũ cán bộ giáo viên một cách chính xác hơn và hợp lí hơn.
Các nhà nghiên cứu V.A. Xukhomlinxki, V.P. Xtrezicondin và Jaxapob đã tìm
hiểu và đưa ra nhiều đề xuất hữu ích về vấn đề quản lý của Hiệu trưởng tại trường phổ
thông. Trong nghiên cứu của mình, họ đặc biệt quan tâm đến việc phân chia nhiệm vụ
giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. V.A. Xukhomlinxki đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc thường xuyên trao đổi giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng để tìm ra
cách quản lý hoạt động dạy học tốt nhất. Theo tác giả, cuộc trao đổi này giống như
một đòn bẩy cho sáng tạo trong quản lý hoạt động dạy học của tập thể giáo viên.
Giáo sư J.A Cômenxki (1592 - 1670) người tạo nên nền tảng cho hệ thống giáo
dục cổ điển và đặt ra cách quản lý hoạt động giảng dạy. Ơng tin rằng q trình giáo
dục phải tập trung vào sự vật và hiện tượng, được học sinh quan sát và suy nghĩ mà
không bị ép buộc bằng quyền lực. Giáo sư đã đề cập đến rất nhiều những nguyên tắc
nắm giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục như việc tập trung cao độ vào đối tượng
học, khuyến khích tính tự giác tích cực ham học hỏi ở mỗi học sinh, giảng dạy phù
hợp với từng đối tượng học sinh và khả năng tiếp thu của từng đối tượng và có những
nguyên tắc riêng dành cho giáo viên.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các tác phẩm về quản lý giáo dục tiêu biểu bao gồm sách, giáo trình và tài liệu
của các tác giả nổi tiếng như Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Kiểm và
Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo và Vũ Ngọc Hải. Các tác phẩm như "Một số vấn đề
về quản lý giáo dục và Khoa học giáo dục" (1986) của tác giả Phạm Minh Hạc,
"Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục" (1989) của tác giả Nguyễn
Ngọc Quang, "Khoa học quản lý giáo dục" (2004) của Trần Kiểm và "Quản lý giáo


5

dục" (2006) của nhiều những tác giả Bùi Minh Hiền và Đặng Quốc Bảo và Vũ Ngọc
Hải đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trở thành những tác phẩm được đánh giá rất là
cao và hầu như được sử dụng với quy mô rộng rãi trong những lĩnh vực quản lý chung
và trong quản lý khu vực trường học. Chúng đem lại hiệu quả tích cực.
Trong một số điều kiện hoàn cảnh cụ thể đặt ra được những những yêu cầu đổi
mới được nhiều cách giáo dục công tác quản lý nằm trong phạm vi học đường và đạo
đức học tại các địa điểm ở khu vực các trường THPT, càng ngày càng nhiều những
học viên học lên cao học quản lý giáo dục đã thực hiện rất nhiều những nghiên cứu về
tình trạng chung của vấn đề quản lý giáo dục đã được thực hiện bởi rất nhiều những
nghiên cứu về tình trạng quản lý HĐDH tại địa điểm các trường và đề xuất được một
số giải pháp để có thể nâng cao hơn đẩy mạnh cơng tác chất lượng giáo dục và hiệu
quả của công tác quản lý HĐDH cho một số môn học cụ thể được quy định. Ngoài
những việc sử dụng các tài liệu ở dưới dạng như là dạng sách, hay là giáo trình và tài
liệu đã đề cập, đây là một bước đột phá trong việc cải thiện quản lý giáo dục.
Trong việc quản lý nhà trường phổ thông, HĐDH là một yếu tố quan trọng. Do
đó, nhiều chuyên gia quản lý trong toàn quốc đang tập trung nghiên cứu các giải pháp
quản lý nhà trường, trong đó cả quản lý HĐDH. Ví dụ, có những tác giả sau đã viết
luận văn thạc sĩ về chủ đề này:
Tác giả Lê Thị Bạch Tuyết đã giới thiệu và đi đến gần chúng ta một đề tài quan
trọng về vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của trường tiểu học tại Quận 5
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn của tác giả tạo ra những thành quả cách mạng về
quản lý giáo dục và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học, và cung cấp
một cái nhìn tổng quát đầy đủ về mọi chi tiết về tình trạng hiện tại và đề xuất thêm
một số biện pháp để cải thiện chất lượng cán bộ quản lý. Bởi vậy, còn cần rất nhiều
những nghiên cứu về vấn đề trên để có thể phân tích đầy đủ được các hoạt động quản
lý và chất lượng giảng dạy của giáo viên trong cấp bậc tiểu học một cách đầy đủ và
được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh hơn.
Trần Thị Hồng Sâm, tác giả của luận văn "Một số biện pháp quản lý HĐDH ở
các trường tiểu học quận Hồng Bàng, trực thuộc thành phố Hải Phòng", đã thành lập
một hệ thống hiệu quả để quản lý HĐDH tại cấp bậc tiểu học chính quy .Luận văn này

đã tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan trực tiếp đến những nội dung về công tác
quản lý, quản lý giáo dục và nhà trường, HĐDH, chất lượng HĐDH, và các vấn đề
liên quan đến quản lý HĐDH tại các trường tiểu học. Luận văn cũng nhấn mạnh sự
cần thiết của việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động định hướng học tập tại các
trường tiểu học và đổi mới giáo dục tại quận Hồng Bàng. Sau khi tiến hành nghiên cứu
và khảo sát tình hình quản lý HĐDH tại các trường tiểu học trong quận, tác giả Trần


6
Thị Hồng Sâm đã đưa ra 7 biện pháp cụ thể để tối ưu hóa quản lý hoạt động định
hướng học tập tại các trường tiểu học trong khu vực.
"Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn hiện nay", Tác giả Vi Văn Hạ đã dành nhiều thời gian tập trung nghiên cứu về đội
ngũ giáo viên và đề xuất được rất nhiều biện pháp về quản lý phát triển nhằm cung cấp
một số những nghiên cứu sâu sắc về tình hình giáo dục hiện tại ở cấp bậc tiểu học chính
quy. Thơng qua việc phân tích chi tiết, đề tài đã đưa ra dự báo về những yếu tố ảnh hưởng
tới sự phát triển của đội ngũ giáo viên, cũng như mở ra các cảnh báo về những hạn chế
trong quản lý. Kết quả cuối cùng, đề tài đã đề xuất một số giải pháp hiệu quả để nâng cao
sự quản lý và phát triển của đội ngũ giáo viên tiểu học.
Trong luận văn "Phát triển quản lý chất lượng giáo dục bởi Hiệu trưởng trường
tiểu học tại Thành phố Đà Nẵng ", Tác giả Hoàng Thị Hoài Phương đã tổng kết lịch sử
của quản lý HĐDH bởi hiệu trưởng và tóm tắt các vấn đề chính trong việc quản lý
HĐDH của người hiệu trưởng.
Chúng ta sẽ tập trung vào việc hoàn thành các giai đoạn trong nghiên cứu về
quản lý hoạt động giảng dạy tại các trường học. Các cơng trình khoa học tiên tiến và
quan trọng nhất trong lĩnh vực quản lý giáo dục bao gồm: "Biện pháp quản lý hoạt
động giảng dạy tại trường tiểu học Thanh Hóa" do Viên Thị Dung (2002) nghiên cứu
và đề xuất; "Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy tại trường tiểu học Yên Lạc, tỉnh
Vĩnh Phúc" do Nguyễn Tuấn Huy (2005) giới thiệu; và "Biện pháp quản lý hoạt động
giảng dạy tại trường tiểu học quận 1, thành phố Hồ Chí Minh" của Nguyễn Thanh

Tịnh (2006) đề ra. Đây chính là bộ ba luận văn thạc sĩ thuộc chuyên ngành quản lý
giáo dục, đại diện cho các cơng trình nghiên cứu khoa học tiên tiến và có nhiều lợi ích
cho các nghiên cứu về sau trong đúng lĩnh vực này.
Trong luận văn thạc sĩ "Quản lý HĐDH các trường tiểu học của Phòng Giáo dục
quận Hải An trong bối cảnh đổi mới" năm 2015 của thành phố Hải Phòng, tác giả
Trịnh Thị Thu Huyền đã tập trung phân tích vấn đề đội ngũ giáo viên và các biện pháp
quản lý phát triển để đưa ra một nghiên cứu tổng thể về tình hình phát triển giáo dục
tiểu học. Tác giả đã nghiên cứu và phân tích các yếu tố quan trọng như số lượng học
sinh, chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất và thiết bị để đưa ra một cái
nhìn tổng quát về quản lý HĐDH tại các trường tiểu học của Phòng Giáo dục quận Hải
An trong bối cảnh đổi mới. Từ đó, tác giả đề xuất năm biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý HĐDH và dạy học tại các trường tiểu học quận Hải An.
Trong những nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học tại các trường tiểu học,
các đề tài luận văn đã chi tiết đánh giá tình trạng hiện tại và đưa ra những đề xuất giải
pháp để khắc phục những hạn chế. Luận văn này đồng thời cung cấp các giải pháp cụ


7
thể để tăng cường chất lượng quản lý hoạt động dạy học tại các trường tiểu học.
Vào thời điểm năm 2010 tác giả của luận văn với chủ đề "Quản lý hoạt động dạy
học trong quá trình đào tạo nghề tại Trường Trung cấp Nghề Cơ khí I Hà Nội" của
Thạc sĩ Đỗ Thanh Cường. Bằng cách thực hiện một nghiên cứu tỉ mỉ, tác giả đã đánh
giá tình trạng quản lý hoạt động dạy học trong quá trình đào tạo nghề tại trường. Kết
quả nghiên cứu bao gồm kết quả khảo sát tình trạng quản lý dạy học tại trường trên và
đề xuất 6 giải pháp để khắc phục các hạn chế trong việc quản lý hoạt động dạy học
tại trường.
Luận văn Thạc sĩ "Thực trạng quản lý giảng dạy tại trường trung học phổ thông
thành phố Vũng Tàu và tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu" của Phan Ngọc Huỳnh (2010) cung
cấp một nghiên cứu chi tiết về việc quản lý hoạt động giảng dạy tại trường trung học
phổ thông. Nghiên cứu này được thực hiện kỹ lưỡng để đưa ra những khía cạnh đáng

chú ý trong việc quản lý hoạt động giảng dạy. Những lời đề nghị cải tiến cho việc
quản lý giảng dạy môn Vật Lý tại trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân, tỉnh
Vĩnh Phúc được Tô Thế Long (2011) cung cấp. Tiếp theo, Nguyễn Thị Minh Loan
(2015) đã tập trung vào việc quản lý hoạt động dạy học môn Địa Lý tại các trung tâm
giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh trong Luận văn Thạc sĩ “Quản lý
hoạt động dạy học môn Địa Lý tại các trung tâm giáo dục thường xuyên tại Thành Phố
Hồ Chí Minh”.
Trong luận văn Thạc sĩ của mình, tác giả Dương Văn Trung (2012) tập trung vào
chủ đề quản lý dạy học tiếng Anh trong bối cảnh giao lưu, phát triển hội nhập quốc tế
tại các trường trung học phổ thông ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tác giả đưa ra
những quan điểm quan trọng về vai trò của quản lý dạy học tiếng Anh trong bối cảnh
này để cải thiện chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu của địa phương trong việc
phát triển năng lực ngôn ngữ quốc tế cho các học sinh. Các khái niệm, đặc biệt là quản
lý dạy học tiếng Anh, xác định nội dung. Bài báo cũng phân tích thực trạng và đưa ra 5
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường trung học
phổ thông trên địa bàn quận Hải Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Phương pháp Quản lý hoạt động dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT có học sinh
dân tộc thiểu số tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang" tác giả của luận văn là tác giả
Phạm Thị Hương được viết năm 2012 qua luận văn đã cung cấp nhiều những tri thức
tạo nên cho ta một tượng hình về một cái nhìn có chiều sâu về vấn đề quản lý các hoạt
động dạy học và học tập môn Ngữ Văn tại các trường THPT có nhiều những học sinh
đều thuộc vào nhóm dân tộc thiểu số. Bản luận nghiên cứu tập trung vào khái niệm
quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến q trình quản lý hoạt động dạy và học mơn Ngữ


8
Văn. Thực hiện việc phân tích tình huống hiện tại, luận văn đưa ra 7 giải pháp để nâng
cao chất lượng quản lý hoạt động dạy môn Ngữ Văn tại các trường THPT có học sinh
dân tộc thiểu số ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Các giải pháp này được xây

dựng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, cung cấp cho độc giả một tài liệu tham khảo hữu
ích để tăng cường quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ Văn tại các trường THPT có
học sinh dân tộc thiểu số.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Văn Trung (2012) nghiên cứu về “Quản lý
dạy học Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Nội dung của luận văn lại chủ yếu tập trung vào
phân tích những tác động của quản lý dạy học môn Tiếng Anh đối với quá trình hội
nhập giao lưu cùng nhau phát triển. Đây là một khám phá sâu đối với các kiến thức
của quản lý trong quản lý dạy học nói chung và đặc biệt là quản lý dạy học môn Tiếng
Anh. Tác giả cũng đã phân tích hệ thống quản lý cùng các nhân tố có ảnh hưởng trong
quản lý dạy học môn Tiếng Anh. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng tình hình, tác giả cũng đã
đề xuất 5 giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý dạy học môn Tiếng Anh tại các
trường Trung học phổ thông huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương trong khung hình hội
nhập quốc tế.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Vũ năm 2013 về "Quản lý HĐDH trong
Trường Cao đẳng nghề Vinashin" đã tiến hành nghiên cứu rất sâu về các nền tảng
chứa đầy đủ các lý luận về công tác quản lý dạy học và tiến hành khảo sát tình trạng
quản lý dạy học trong quá trình đào tạo nghề tại trường. Kết quả khảo sát đã đưa ra 8
giải pháp để nâng cao chất lượng HĐDH trong từng giai đoạn của hoạt động của
trường.
Luận văn Thạc sĩ của Kiều Thị Lệ Thủy năm 2014 về "Quản lý Giáo dục Toán
tại Trường THPT huyện Mê Linh, Hà Nội" đã khám phá những nền tảng về lý luận
quản lý dạy học và thực hiện một nghiên cứu sâu sắc về tình trạng quản lý dạy học
mơn Tốn tại các trường THPT huyện Mê Linh, Hà Nội. Qua những nghiên cứu không
ngừng đã đạt được những thành tựu và sáng tỏ đề xuất ra những giải pháp để có thể
nâng cao được chất lượng dạy học các mơn Tốn tại các trường THPT huyện Mê Linh
trong giai đoạn hiện tại.
Trong các tạp chí giáo dục, bạn có thể tìm thấy những bài viết từ những nhà quản
lý và giáo viên chuyên nghiệp về vấn đề quản lý hoạt động dạy học. Ví dụ, Tiến sĩ Hồ
Đăng Quang (2015) đã công bố một bài viết chi tiết nhan đề "Các biện pháp quản lý

hoạt động giáo dục của giám đốc trung tâm Ngoại Ngữ ở Huế". Bài báo đánh giá tình
hình quản lý hoạt động giảng dạy và gợi ý các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ ở Huế. Các đề nghị chú trọng ba loại biện pháp


9
chính, gồm quản lý hoạt động giảng dạy của nhà giáo, xây dựng và đào tạo cán bộ, và
quản lý việc học của sinh viên.
Trong bài báo "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường", Thạc sĩ
Lê Ngộ, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu Học tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên
Huế (2012), đã trình bày các biện pháp tiên tiến nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của
hiệu trưởng trường tiểu học. Chính sách đề xuất bởi ông bao gồm: tập trung xây dựng
kế hoạch, đánh giá chặt chẽ và tuân thủ quy trình của Chuẩn Nghề Nghiệp cho giáo
viên tiểu học, tổ chức học hai buổi mỗi ngày, phân công giảng dạy theo lớp trong một
số năm học, và tạo ra một văn hóa dự giờ trong Hội Đồng Nhà Trường.
Các kết quả từ những luận văn cho thấy HĐDH được tiếp cận với nhiều góc độ
khác nhau. Luận văn đã chủ yếu tập trung vào lý luận quản lý HĐDH, đưa ra những
nội dung cơ bản về cấu trúc HĐDH. Nghiên cứu về quản lý HĐDH đề cập đến những
yếu tố cơ bản về HĐDH và cần tăng cường quản lý HĐDH. Tuy nhiên, các tác giả có
sự khác biệt về phương pháp tiếp cận, phạm vi và địa điểm nghiên cứu.
Về công tác dạy học môn tin học và quản lý dạy học mơn Tin học, đã có một số
cơng trình tiếp cận nghiên cứu, cụ thể như:
Có nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát về dạy và quản lý dạy học tin học. Ví dụ,
tác giả Phạm Cao Chuyên đã thực hiện luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục mang tên
“Các biện pháp tăng cường quản lý dạy học tin học” tại Trung tâm dạy nghề kỹ thuật
tổng hợp Hải Phòng vào năm 2003. Tác giả Đỗ Kim Thanh đã nghiên cứu “Các biện
pháp quản lý quá trình đào tạo nghiệp vụ tin học tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật
Cơng nghiệp Phú Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh” vào năm 2006. Tác giả Trần Hương
đã trình bày đề tài “Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học Tin học ở trường Cao
đẳng Sư phạm Quảng Nam” trong bài báo (Bài báo Th.S, 2006).

Trong Luận văn thạc sĩ của mình với chủ đề "Phát triển đội ngũ giáo viên tin học
phổ thơng thành phố Hải Phịng dưới góc độ chuẩn hóa" năm 2013, tác giả Nguyễn
Kim Hồng đã đưa ra một phân tích chi tiết về khái niệm, quá trình và sự phát triển
của đội ngũ giáo viên phổ thơng trong việc chuẩn hóa giáo dục tin học. Tác giả cũng
đã tập trung vào việc phân tích đặc điểm của quá trình dạy học tin học và các yếu tố
ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên. Thực hiện việc phân tích thực trạng
và phát triển đội ngũ giáo viên tin học tại trường THPT Phổ Thơng, Hải Phịng, tác giả
đã đưa ra ba giải pháp hồn chỉnh. Chính nhờ những nỗ lực này, tác giả đã giúp cải
thiện chất lượng giáo dục và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên tin học, từ đó
đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa giáo dục tin học tại thành phố Hải Phòng... bộ giải
pháp phát triển tối ưu đội ngũ giáo viên tin học ở trường phổ thông.
Các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích các vấn đề liên quan đến


10
quản lý, quản lý trường học, quản lý Hợp đồng Đào tạo, khảo sát, đánh giá tình trạng
Hợp đồng Đào tạo Tin học tại các trường, Trung tâm giáo dục và Đại học, Trung học
phổ thông tại một số địa phương và đề xuất các giải pháp quản lý Hợp đồng Đào tạo
Tin học.
Cơ sở chúng ta đã thấy việc quản lý HĐDH được tiến hành trên mọi cấp quản lý
và các bậc đào tạo mà không phải chỉ một cấp nào hay bậc nào. Thực tiễn từ một vài
đề tài nghiên cứu có thể khẳng định là khơng bàn gì đến việc quản lý HĐDH mơn
CNTT tại các nhà trường THPT. Đó là khơng có cơng trình khoa học nghiên cứu về
việc quản lý HĐDH CNTT ở một số nhà trường THPT theo yêu cầu cải cách giáo dục
trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Chính vì thế, việc nghiên cứu quản lý HĐDH môn
Tin học tại một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Đã Nẵng theo yêu cầu cải
cách giáo dục đang trở nên cấp thiết cả trong khoa học và thực tiễn.
1.2. Các khái niệm chính
1.2.1. Quản lý
Tại Việt Nam, trong một số tài liệu về Khoa học quản lý, các tác giả cũng đưa ra

những định nghĩa về quản lý:
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách
tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [24; tr.15]. Tác giả
Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất của hoạt động quản lý gồm hai q trình tích
hợp vào nhau: “Q trình quản gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn
định, quá trình lý gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ đưa vào hệ phát triển.
Trong quản phải có lý, trong lý phải có quản để động thái của hệ ở thế cân bằng
động: Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các
cá nhân bên trong với các cá nhân bên ngoài”. [1; tr.14].
Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ quản lý được định nghĩa là: “Tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [17]. Quản lý là một hoạt động có
chủ đích được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý
để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý.
Từ những định nghĩa nêu trên, bản thân tác giả rút ra được một định nghĩa tâm
đắc nhất cho nghiên cứu của mình, đó là: “Quản lý là sự tác động hợp quy luật, có ý
thức, có mục đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để đạt được mục đích đã
đề ra. Đó là q trình của tổ chức để đạt được mục tiêu thông qua các chức năng quản
lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra”.
Quản lý khơng đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự kết hợp của 3 phương diện:


11
- Một là, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân.
- Hai là, điều hịa quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa hai bên.
- Ba là, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm được những
việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo ra giá trị lớn hơn giá
trị cá nhân - giá trị tập thể.
Tóm lại tác giả luận văn cho rằng: Quản lý là một quá trình tác động có mục

đích, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật
nhằm đạt được mục tiêu chung.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt
động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ
trẻ theo yêu cầu của xã hội” [27; tr 13].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới
về chất” [27; tr 31].
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của chủ thể quản lý giáo dục đến toàn bộ các phần tử và các lực lượng trong hệ
thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đúng tính chất, nguyên lý và
đường lối phát triển giáo dục, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu đề ra.
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng xã
hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Theo
nghĩa rộng của giáo dục, với việc thực hiện triết lý giáo dục thường xuyên và triết lý
học suốt đời thì ngồi tiêu điểm là giáo dục thế hệ trẻ còn phải chăm lo giáo dục cho
mọi người. Cho nên: Quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý
thức và tuân thủ các quy luật khách quan của chủ thể quản lý giáo dục lên tồn bộ các
mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt tới kết quả mong
muốn (xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lao động phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội).
Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, quản lý giáo dục có nhiều cấp độ và có
thể phân ra hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Việc phân chia quản lý vĩ mô
và vi mô chỉ là tương đối.
Đối với cấp độ vĩ mô: Quản lý giáo dục cấp độ vĩ mơ được nhìn nhận ở góc độ
quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan quản lý giáo dục. Luật Giáo dục (2019)



12
nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương
trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn
bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp
quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”
[27].
Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý giáo dục trong việc huy động,
tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo
dục (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm đạt tới mục tiêu phát triển của cả hệ thống giáo
dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục cấp độ vi mơ được nhìn nhận ở góc độ
quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục (trường học) và được thực hiện bởi chủ thể
quản lý của các cơ sở đó (gọi chung là quản lý nhà trường) [27].
Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý giáo dục đến tập thể
giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong
và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà
trường mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ và góp phần đưa hệ
thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến.
1.2.3. Hoạt động dạy học
Dạy học và giáo dục có sự phối hợp với nhau là hoạt động trọng tâm của nhà
trường. Tất cả hoạt động phong phú và đa dạng khác của nhà trường phải hướng tới
mục đích này. Như vậy, các hoạt động dạy học chính là những can thiệp của chủ thể
quản lý vào việc dạy học (trực tiếp thực hiện thông qua đội ngũ thầy cơ giáo và học
sinh cùng với sự trợ giúp tích cực của một số tổ chức khác) để nhằm xây dựng và hoàn
thiện về phẩm chất học sinh theo mục đích đào tạo của nhà trường.
Hoạt động dạy h c của giáo viên là một m t của hoạt động sư phạm [43].

Trước đây, người ta hiểu hoạt động sư phạm chỉ là hoạt động của người thầy, với
vai trò trung tâm trong quá trình dạy và học. Người thầy tự chuẩn bị nội dung giảng
dạy, phương pháp truyền thụ và đưa ra chỉ dẫn cũng như câu hỏi cho học sinh. Trong
khi đó, học sinh chỉ có vai trị tiếp nhận thuần túy và học thuộc để "trả bài". Người
thầy giữ "chìa khóa tri thức", cánh cửa tri thức chỉ có thể mở ra từ phía hoạt động của
người thầy. Tuy nhiên, quan niệm này đã lỗi thời và bị vượt qua. Từ góc độ khoa học
sư phạm, quan niệm trên chỉ tập trung vào một mặt của hoạt động sư phạm, đó là hoạt
động của người thầy, mà khơng nhìn thấy được mặt kia của hoạt động sư phạm là hoạt
động của trò. Những người học giờ đây khơng chỉ là người tiếp nhận mà cịn trở thành


13
những nhân vật chủ động trong quá trình học tập. Người thầy khơng cịn là người độc
tài kiểm sốt tri thức mà còn trở thành người hướng dẫn và đồng hành cùng học sinh
trong quá trình khám phá kiến thức. Việc giáo viên giữ chìa khóa tri thức đã khơng
cịn đúng với thực tế hiện nay. Vì vậy, hiểu đúng về hoạt động sư phạm là cần thiết để
đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tế. Hoạt động sư phạm không
chỉ là hoạt động của người thầy mà còn là hoạt động của cả học sinh và giáo viên.
Theo quan điểm lý thuyết hiện đại về dạy học, hoạt động dạy và học không chỉ
liên quan đến thầy giáo mà còn đến học sinh. Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học
A.Mentriskaia: “Hai hoạt động của thầy và trò là hai mặt của một hoạt động” [43].
Hoạt động dạy h c là hoạt động tương tác có tính đ c thù
Hoạt động dạy học được thực hiện thơng qua việc áp dụng một chiến lược,
chương trình được thiết kế, nhằm mục đích hình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực của người học. Sự thành công của công việc dạy học phụ thuộc vào sự đầy đủ và
cụ thể của chiến lược dạy học được giáo viên xây dựng và thiết kế. Tuy nhiên, nhiều
giáo viên có xu hướng bỏ qua việc xây dựng chiến lược dạy học lơgic, khoa học và
định hướng vì muốn đạt thành cơng nhanh chóng trong các giờ dạy. Thơng thường, khi
nói đến hoạt động dạy của giáo viên, người ta thường nghĩ đến sự hồn chỉnh và đơn
phương của nó, dẫn đến việc xây dựng những "quy tắc vàng" bắt buộc giáo viên phải

tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Thực tế này dẫn đến tình trạng nhiều giờ học trở nên
tẻ nhạt và chỉ truyền đạt tri thức một chiều, không đáp ứng được nhu cầu cá nhân của
người học. Thật ra, hoạt động dạy học của giáo viên là hoạt động cần phải thu hút học
sinh và tương tác với hoạt động của học sinh, do đó những "quy tắc vàng" phải đảm
bảo tính tương tác. Ý kiến của Davydov đã chỉ ra rằng “Các hoạt động dạy - học là các
hoạt động cùng nhau của thầy và trò”, thể hiện sự tương tác đặc thù trong hoạt động
dạy học. Tương tác này có tính đặc thù bởi vì, thứ nhất, hoạt động dạy học là một hoạt
động nghề nghiệp của con người, chỉ có những người có tiêu chuẩn và năng lực nghề
nghiệp mới có thể tham gia. Thứ hai, hoạt động dạy học là hoạt động tương tác, giáo
viên tác động vào học sinh để phát triển và cải thiện hoạt động dạy học của mình. Do
đó, sự tương tác trong hoạt động dạy học không giống như sự tương tác giữa cá nhân
hoặc nhóm xã hội trong các hoạt động kinh tế, chính trị hay xã hội khác, nơi mà sự
tương tác có thể khơng đồng nhất về mục tiêu và thậm chí trái ngược nhau về lợi ích.
Trong khi đó, hoạt động dạy học là “hoạt động cùng nhau của thầy và trị”. Trong q
trình giảng dạy, thầy cô và học sinh cùng đồng hành với mục tiêu chung: đạt được kết
quả học tập trong chương trình giáo dục. Kết quả này phụ thuộc vào khả năng dạy của
giáo viên và khả năng học của học sinh, được thể hiện qua việc đạt được các mục tiêu
trong chương trình. Hoạt động dạy học chỉ hiệu quả khi thầy cô và học sinh tương tác


14
với nhau, đồng hành cùng nhau trong quá trình học. Hoạt động dạy học có tính tương
tác vì nó phải điều chỉnh phù hợp với khả năng học tập của học sinh, yêu cầu sự tương
tác cả về mặt trí tuệ và tình cảm. Thứ ba, hoạt động dạy học từ quan điểm của giáo
viên là hoạt động hướng dẫn, tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh.
Theo cuốn sách Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, hoạt động dạy học được
định nghĩa là "hoạt động của người lớn tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của trẻ
nhằm giúp chúng tiếp cận nền văn hóa xã hội, phát triển tâm lý, hình thành nhân cách"
[43].
Tóm lại, trong hoạt động dạy học, vai trò của giáo viên rất quan trọng. Để hiểu rõ

hơn về hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học, tác giả Hồng Hịa Bình và
Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn sách Phương pháp dạy học tiếng Việt cho trẻ tiểu
học đã chỉ ra rằng hoạt động của giáo viên là "một hệ thống các hành động" nhằm tổ
chức và điều hành các hoạt động cho học sinh.
Trong hoạt động dạy học, ta cần xem xét tương quan giữa hoạt động của người
dạy - người lớn và hoạt động của trẻ - người học. Trong tương quan này, hoạt động
dạy học của người thầy đề cao mục tiêu của hoạt động dạy học: “… hoạt động dạy và
học được thực hiện để hình thành và phát triển nhân cách ở người học”. Tác giả Lê
Văn Hồng, Lê Ngọc Lan và Nguyễn Văn Thàng định nghĩa hoạt động dạy học bao
gồm khâu tổ chức và điều khiển của giáo viên: “Hoạt động dạy là hệ thống các hành
động do người lớn tổ chức và điều khiển nhằm tạo điều kiện cho trẻ học tập và
phát triển”.
Các tài liệu giáo dục hiện đại đã phân tích đặc thù của hoạt động dạy học và cho
thấy rằng đây là một quá trình tương tác giữa người dạy và người học. Cả hai bên đều
có ảnh hưởng đến nhau và khơng thể tách rời. Từ góc độ chủ thể, để hoạt động dạy
học được thực hiện thành cơng, vai trị của cả giáo viên và học sinh đều là quan trọng.
Người học là chủ thể của q trình học, cịn người dạy là chủ thể của quá trình dạy. Cả
hai đều cùng nhau thực hiện, duy trì và tiếp nối các hoạt động. Mục tiêu của hoạt động
dạy học là hình thành và phát triển nhân cách, năng lực của người học tương tác trong
mối quan hệ “cung - cầu”, “nhân - quả”. Khơng thể nói đơn giản thầy hay trị đóng vai
trị “chủ động” hay “thụ động”. Tuy nhiên, hoạt động dạy học cũng có mục tiêu cụ thể
là giúp người học lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo. Trong mối quan hệ giữa
giáo viên và học sinh, hai bên đều có tính chủ động và khơng thể nói rằng chỉ có giáo
viên hoặc học sinh đóng vai trị chủ động hay thụ động. Cả hai bên đều cần phải tích
cực và chủ động tham gia vào q trình học và dạy học. Trách nhiệm của giáo viên là
hỗ trợ và thúc đẩy quá trình học của học sinh để đạt được hiệu quả cao. Trong đó, khả
năng của giáo viên là một yếu tố quan trọng để thực hiện hoạt động dạy học với chất



×