Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thức ăn đường phố của sinh viên thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.34 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ CỦA SINH VIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: Th.S Trương Thị Hòa
MÃ LỚP HỌC PHẦN: DANA230606_08
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nhóm 2
1. Đào thị Khánh Duyên

20136063

2. Nguyễn Vương Lan Hương 20136093
3. Chu Phạm Tú Uyên

20136175

4. Nguyễn Thị Ngọc Trâm

20136163

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên thì nhóm em xin chân thành cảm ơn
1. Cơ Trương Thị Hịa- giảng viên bộ mơn Phân tích dữ liệu đã nhiệt tình hướng


dẫn, định hướng cho nhóm em thật rõ về cách thực hiện đề tài tiểu luận.
2. Các bạn sinh viên trong nhóm đã nhiệt tình hỗ trợ, tương tác và giúp đỡ nhóm
mình trong học tập. Đây là bài tiểu luận đầu tiên mà nhóm em thực hiện ở bộ mơn Phân
tích dữ liệu và nhờ có sự giúp đỡ đến từ cơ và bạn bè trong lớp mà nhóm em đã có thể
hồn thành bài tiểu luận lần này. Tuy nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng trong lúc làm
bài vẫn có thể có nhiều sai sót. Mong cơ hãy góp ý cho nhóm em để chúng em có thể
hồn thành tốt hơn ở những bài tiểu luận tiếp theo khơng chỉ ở mơn học này mà cịn ở
những mơn khác. Nhóm em xin chân thành cảm ơn cơ

TP. Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2022
Thay mặt nhóm
Nhóm trưởng
Đào Thị Khánh Duyên


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là đề cương nghiên cứu được sử dụng cho mơn
Phân tích dữ liệu. Đề cương này là dùng vào mục đích học tập, vận dụng, liên hệ thực
tiễn công việc, không dùng vào bất kỳ mục đích nào khác. Đây là kết quả nghiên cứu
độc lập với sự hướng dẫn của ThS. Trương Thị Hòa (khoa Kinh tế - trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh), đề cương có vận dụng và phát huy những
thành quả nghiên cứu trước đó. Tất cả tài liệu tham khảo được sử dụng từ những
nguồn chính thống, những nền tảng thư viện mở, mã nguồn mở, và nếu có sử dụng tài
liệu bản quyền thì phải có văn bản cho phép của tác giả, nhóm tác giả. Chúng em cam
đoan đề cương này là dùng vào mục đích học tập, khơng dùng vào bất kỳ mục đích
nào khác.

Thay mặt nhóm
Nhóm trưởng
Đào Thị Khánh Duyên



BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ
STT

Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ

Hồn
thành

Xử lí dữ liệu thô, làm sạch,
1

Đào Thị Khánh Duyên

20136063

nhập dữ liệu.
Tổng hợp nội dung bài tiểu

100%

luận.
Thống kê suy diễn.
2


Nguyễn Vương Lan Hương

20136093

Kiểm định độ tin cậy và giá

100%

trị của thang đo.
Kết quả phân tích thống kê
3

Chu Phạm Tú Uyên

20136175

sơ bộ.
Kiểm định độ tin cậy và giá

100%

trị của thang đo.
Kiểm định mơ hình, giả
4

Nguyễn Thị Ngọc Trâm

20136163

thuyết nghiên cứu.

Kiểm định độ tin cậy và giá
trị của thang đo.

100%


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Giảng viên kí tên


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU …………………………………………..1
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................3

1.4 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
1.5 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
1.6 Đối tượng khảo sát...................................................................................................4
1.7 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
1.8 Ý nghĩa nghiên cứu..................................................................................................4
1.8.1 Ý nghĩa lý luận...................................................................................................4
1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................4
1.9 Đóng góp của đề tài.................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................6
2.1 Các lý thuyết liên quan............................................................................................6
2.1.1 Lý thuyết về sự lựa chọn...................................................................................6
2.1.2 Lý thuyết về thức ăn đường phố......................................................................7
2.1.3 Lý thuyết về thức sự hài lòng...........................................................................7
2.1.4 Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng...............................................10
2.2 Lược khảo các nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu có liên quan........................10
2.2.1 Các nghiên cứu trên Thế giới.........................................................................10
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước.............................................................................15
2.2.3 Tóm tắt các mơ hình nghiên cứu trong và ngồi nước.................................18
2.2.4 Điểm mới của bài.............................................................................................28
2.3 Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu........................................................................29
2.3.1 Mơ hình nghiên cứu........................................................................................29
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................31


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................36
3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................36
3.2 Quy trình xây dựng thang đo................................................................................36
3.2.1 Hình thành thang đo.......................................................................................36
3.2.2 Xây dựng phiếu khảo sát................................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................51

4.1 Kết quả phân tích thống kê sơ bộ.........................................................................51
4.1.1 Nhận xét về kết quả thu được.........................................................................51
4.1.2 Một số biểu đồ..................................................................................................55
4.2 Kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo.......................................................57
4.2.1 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho nhân tố sản phẩm..............57
4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho yếu tố giá..........................................57
4.2.3 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho yếu tố địa điểm................................58
4.4.4 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho yếu tố đặc điểm nhà cung cấp........59
4.4.5 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho yếu tố giới thiệu, tham khảo...........60
4.4.6 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho nhân tố hành vi khách hàng...........61
4.3 Phân tích nhân tố khám phá.................................................................................62
4.3.1 Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập trước khi loại biến........................62
4.3.2 Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập sau khi loại biến............................63
4.3.3. Kết quả chạy EFA cho biến phụ thuộc.........................................................65
4.3.4 Mơ hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố..............................................66
Hình 4.3.4 Mơ hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá..................66
4.4 Phân tích ma trận hệ số tương quan....................................................................66
4.5 Phân tích hồi quy...................................................................................................67
4.6 Kiểm định mơ hình, giả thuyết nghiên cứu..........................................................68
4.6.1 Kiểm định mơ hình nghiên cứu......................................................................68
4.6.2 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư............................................................70
4.7 Kết luận chung.......................................................................................................72
4.7.1 Về thang đo......................................................................................................72


4.7.2 Về hồi quy........................................................................................................72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN..............................................................................................74
5.1 Kết luận.................................................................................................................. 74
5.2.1 Đối với người kinh doanh thức ăn đường phố..............................................74
5.2.2 Đối với người tiêu dùng...................................................................................75

5.3 Các giới hạn nghiên cứu và khuyến nghị cho nghiên cứu trong tương lai........75
5.3.1 Hạn chế............................................................................................................75
5.3.2 Khuyến nghị cho nghiên cứu trong tương lai................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................76


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP.HCM

Thành phố Hồ
Chí Minh

FB

Facebook

IG

Instagam


DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
SĐ 2.1.2 Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố tác động đến sự hài lịng (Zeithaml và
Bitner,2000
SĐ 2.2 Sơ đồ tổng qt của mơ hình SERVQUAL
SĐ 2.3 Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn thức ăn đường
phố của sinh viênTP.HCM



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, mức sống của con người ngày càng cao.
Khi đó, con người không chỉ mong muốn được “ăn no, mặc ấm” mà còn phát sinh thêm
những nhu cầu mới, họ mong muốn được “ăn ngon, mặc đẹp”. Xã hội càng phát triển
thì kéo theo nhịp sống của con người cũng tăng theo, mọi người phải chạy đua với thời
gian để hoàn thành những khối lượng cơng việc khổng lồ mà ít chú trọng đến chuyện ăn
uống của cá nhân. Đối với một sinh viên thì việc lựa chọn những món ăn vừa tiết kiệm
về kinh tế và thời gian là lựa chọn tối ưu nhất. Vì thế xuất hiện những quán thức ăn
nhanh trên đường phố nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Khi nhắc tới những món ăn đường
phố chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ ngay đến những bữa ăn sáng chóng vánh,
hay những buổi tối ngồi tụ tập bên vỉa hè vừa thưởng thức những món ăn đường phố
vừa nói chuyện rơm rả.
Thức ăn đường phố hay thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là các loại thức ăn, đồ
uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách
hàng được bày bán trên vỉa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc
những nơi công cộng khác, chẳng hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm
giải trí, khu phố ăn uống ngồi trời... thơng thường thức ăn đường phố được bày bán
trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm bợ hay một gian hàng di động cho đến các loại xe
đẩy, các gánh hàng rong. Thức ăn đường phố cũng giống như thức ăn nhanh, khi khách
hàng mua thức ăn đường phố thì nó có thể được tiêu thụ ở nơi nó được mua hoặc mang
đi. Chi phí mua thức ăn đường phố cũng thấp hơn so với bữa ăn ở nhà hàng và nó là
một sự thay thế hấp dẫn cho thức ăn nấu tại nhà hay phòng trọ khơng có khơng gian bếp
núc.
Tại nhiều nước trên thế giới, ẩm thực đường phố đã thu hút một lượng lớn khách
du lịch tới thưởng thức bởi sự đa dạng, phong phú về thực đơn đặc biệt này cũng như sự
ngon, bổ, rẻ tiện lợi của chúng. Tại Việt Nam, thức ăn đường phố đã trở thành nét văn
1



hóa riêng của cộng đồng người Việt. Phần lớn người dân và khách nước ngoài đều lựa
chọn thức ăn đường phố thay vì các nhà hàng cao cấp, sang trọng hay các cửa hàng tiện
lợi như: Familymart, Circle K, B’s Mart... hay đồ ăn nhanh như: KFC, Lotteria, Pizza
Hut... Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tốt nhất để thưởng thức ẩm thực đường phố ở Việt
Nam. Các món ăn đường phố nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh như: Bánh mì, phở,
hủ tiếu, ốc, bánh tráng trộn, phá lấu, hột vịt lộn, bắp xào hay các món ăn vặt như chè ,
tàu hũ, sinh tố…
Theo một số liệu điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh, thì
có tới 95,5% người dân ở đây đang sử dụng thức ăn đường phố, trong đó có 51% người
dân dùng làm bữa ăn hàng ngày, 82% người dân dùng làm bữa ăn sáng tỉ lệ người trẻ
chiếm đa số, trong số đó thực khách là giới trẻ chiếm ưu thế. Nó phản ánh lối sống và
sự phát triển xã hội ở Việt Nam. Việc sử dụng thức ăn đường phố đã trở thành một thói
quen khơng thể thiếu của người dân Việt Nam đặc biệt là các bạn sinh viên sinh sống và
học tập tại nơi này. Thành phố Hồ Chí Minh là thiên đường ẩm thực của Việt Nam,
điều này đã được các hãng thông tấn Cable News Network, tạp chí ẩm thực thế giới
Food and Wine vinh danh. Tại đây, chúng ta có thể dễ dàng thưởng thức các món ăn xa
xỉ ở các nhà hàng năm sao cho đến các món ăn ở quán nhỏ ven đường, vỉa hè.
Qua đó có thể thấy được nhu cầu sử dụng thức ăn đường phố của sinh viên là rất
cần thiết. Để nắm rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn thức ăn đường phố của sinh viên TP.HCM ” làm
đề tài nghiên cứu của nhóm.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng qt
Phân tích thực trạng sử dụng thức ăn đường phố của sinh viên các trường đại học,
cao đẳng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ăn uống tại các quán
ăn lề đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và mơ hình nghiên cứu về vấn đề này.

2



Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn thức ăn đường phố của sinh
viên hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sử dụng thức ăn đường phố của sinh viên các
trường đại học, cao đẳng trên đại bàn TP.HCM.
Mục tiêu 2: Mơ tả, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa
chọn thức ăn đường phố của sinh viên ở TP.HCM và các mơ hình nghiên cứu của vấn
đề này.
Mục tiêu 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn
thức ăn đường phố của sinh viên ở TP.HCM.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thức ăn đường phố
của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Câu hỏi 2: Các yếu ảnh đó có hưởng như thế nào đến việc sử thức ăn đường phố
của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thức ăn đường phố của các tầng
lớp sinh viên đã và đang lựa chọn thức ăn đường phố tại khu vực TP.HCM
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian: Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: Việc nghiên cứu, thu thập dữ liệu và tổng hợp báo cáo được thực hiện
trong khoảng thời gian 3/2022 – 6/2022.
Nội dung: đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn
đường phố của sinh viên trên địa bàn TP.HCM

3


1.6 Đối tượng khảo sát
Khảo sát những đối tượng là sinh viên đang học ở TP. Hồ Chí Minh về nhu cầu về

việc lựa chọn thức ăn đường phố.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích thống kê và
phân tích định lượng. Tiến hành khảo sát thông qua link Google Form để thu thập dữ
liệu, sau đó dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS. Dữ liệu được thu thập
thông qua việc khảo sát thực nghiệm bằng bảng câu hỏi đối với các sinh viên đang theo
học tại TP.Hồ Chí Minh để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thức
ăn đường phố của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.
1.8 Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
thức ăn đường phố của sinh viên TP.HCM. Trong những năm gần đây, nhu cầu lựa
chọn thức ăn đường phố càng ngày được tăng cao bởi tính tiện lợi của nó. Đồng thời
thức ăn đường phố rất đa dạng, có nhiều mùi vị khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu càng
tăng thì càng có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng thức ăn đường
phố như giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm, địa điểm bán,… Qua đó, nhằm tìm hiểu kĩ
về xu hướng lựa chọn thức ăn đường phố, hiệu quả hoạt động của thức ăn đường phố
đối với sinh viên TP.HCM.
1.8.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thức ăn đường phố của
sinh viên trên địa bàn TP.HCM trong thời gian gần đây thông qua nghiên cứu về sự lựa
chọn, các yếu tố về môi trường, giá bán, vệ sinh an tồn thực phẩm… để từ đó hình
thành nên các cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu hồn chỉnh của nhóm.
1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
thức ăn đường phố của sinh viên TP.HCM. Trong những năm gần đây, nhu cầu lựa
4


chọn thức ăn đường phố càng ngày được tăng cao bởi tính tiện lợi của nó. Đồng thời
thức ăn đường phố rất đa dạng, có nhiều mùi vị khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu càng

tăng thì càng có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng thức ăn đường
phố như giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm, địa điểm bán,… Qua đó, nhằm tìm hiểu kĩ
về xu hướng lựa chọn thức ăn đường phố, hiệu quả hoạt động của thức ăn đường phố
đối với sinh viên TP.HCM.
1.9 Đóng góp của đề tài
Xác định được được các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn đường phố của
sinh viên TP.HCM nói chung cũng như sinh viên trên cả nước nói riêng để từ đó thấy
được thực trạng về thức ăn đường phố, hiệu quả hoạt động và sức ảnh hưởng của các
yếu tố bên ngoài đến việc lựa chọn thức ăn đường phố.
Thức ăn đường phố đã và đang được rất nhiều sự chú ý từ giới trẻ nhất là tầng lớp
sinh viên, học sinh. Xã hội khơng thể tránh khỏi, vì nó gắn liền với q trình đơ thị hóa,
cơng nghiệp hóa và cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Nhất là nhóm những người tiêu dùng không làm việc, sinh hoạt tại nhà ngày càng gia
tăng và khơng ít những người cung cấp thức ăn đường phố và người thiếu ý thức về vệ
sinh thực phẩm. Thức ăn đường phố mang lại lợi ích khơng thể phủ nhận cho người
kinh doanh và cộng đồng, đồng thời cũng tiềm tàng các nguy cơ đối với sức khỏe người
tiêu dùng. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức về việc lựa chọn thức ăn đường phố đảm
bảo vệ sinh an tồn nhất có thể cho người tiêu dùng. Làm nguồn tài liệu tham khảo cho
sinh viên khóa sau.

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các lý thuyết liên quan
2.1.1 Lý thuyết về sự lựa chọn
Lý thuyết lựa chọn được phát triển bởi Tiến sĩ William Glasser (1998). Đó là lời giải
thích của hành vi của con người dựa trên động cơ bên trong. Trong cuộc sống của chúng
ta mọi thứ chúng ta làm và tất cả cuộc sống là hành vi, Tiến sĩ Glasser giải thích. Chúng
tơi chọn hành vi để cố gắng đáp ứng một hoặc nhiều hơn trong số năm nhu cầu cơ bản của

con người được xây dựng trong cấu trúc gen của chúng ta. Lý thuyết lựa chọn coi những
hành vi mà chúng ta chọn là trọng tâm cho sự tồn tại của chúng ta. Của chúng tôi sự lựa
chọn được thúc đẩy bởi năm nhu cầu di truyền: sinh tồn, tình yêu và sự thuộc về, tự do,
vui vẻ và quyền lực. Nhu cầu sinh tồn bao gồm: thức ăn, quần áo, chỗ ở, thở, an tồn cá
nhân, an ninh và tình dục, sinh con. Có bốn cơ bản nhu cầu tâm lý: Thuộc về, kết nối và
yêu thương; Sức mạnh, ý nghĩa và năng lực; Tự do và tự chủ; Vui vẻ và học tập. Sự hiểu
biết về những nhu cầu này cũng như các thành phần chính khác của Lý thuyết lựa chọn
(Nhu cầu cơ bản, Thế giới chất lượng, Thế giới cảm nhận, So sánh Địa điểm và Hệ thống
Hành vi Tổng thể) có thể giúp chúng tơi xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt hơn với
những người quan trọng trong cuộc sống của chúng ta và hạnh phúc hơn, nhiều hơn cuộc
sống thỏa mãn.
Quyết định lựa chọn của khách hàng là một quá trình giải quyết vấn đề nhận thức
mà các cá nhân đi thông qua khi họ cung cấp nhiều lựa chọn cho lộ trình hành động
(Resnik, 1987). Các sự lựa chọn giữa các lựa chọn thay thế phụ thuộc vào số lượng các
tùy chọn, trạng thái hiện tại của người tiêu dùng (Resnik, 1987). Hành vi người tiêu dùng
là một loạt các hoạt động mà người tiêu dùng kinh nghiệm từ việc tham gia thị trường để
mua hàng, thông qua việc ra quyết định quy trình lựa chọn mua hàng cuối cùng.

6


2.1.2 Lý thuyết về thức ăn đường phố
Thức ăn đường phố luôn là thức ăn và đồ uống chế biến sẵn. Nó được bán trên cả
hai bên vỉa hè đường phố hoặc những nơi công cộng trong thành phố. FAO (Lương thực
và Nông nghiệp Tổ chức Liên hợp quốc) Hội thảo khu vực về thức ăn đường phố ở châu
Á, được tổ chức ở Jogjakarta, Indonesia năm 1986 đã được thống nhất về định nghĩa thức
ăn đường phố (Marras và cộng sự, 2014). Thức ăn đường phố cũng giống như thức ăn
nhanh. Khi khách hàng mua thức ăn đường phố, nó có thể được tiêu thụ tại chỗ hoặc
mang đi. Thức ăn đường phố cũng có chi phí thấp so với các bữa ăn nhà hàng và nó cung
cấp một sự thay thế hấp dẫn cho thức ăn tự nấu (Winarno & Allain, 1991).

Ở Đông Nam Á, thức ăn đường phố và những người bán hàng rong được coi là một
phần quan trọng của các tổ chức xã hội, văn hóa và kinh tế (Toh & Birchenough, 2000).
Đặc biệt là trong các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan và Malaysia, thức ăn
đường phố thậm chí được coi là một phần của tài nguyên du lịch. Chính quyền địa
phương khuyến khích thức ăn đường phố đa dạng hóa, có thể mang lại sự đa dạng về ẩm
thực và du lịch cho khách du lịch và cũng tăng thu nhập của người dân địa phương
(Torres Chavarria & Phakdee-auksorn, 2017).
2.1.3 Lý thuyết về thức sự hài lòng
Theo Bachelet (1995) cho rằng: “Sự hài lòng của khách hàng là một phản ứng mang
tính cảm xúc của khách hàng đáp lại kinh nghiệm của họ đối với một sản phẩm hay dịch
vụ”. Ngoài ra, vào năm 1997 theo Oliver: “ Sự hài lòng của khách hàng là sự phản ứng
của người tiêu dùng đối với việc đáp ứng những mong muốn của họ. Chung quan điểm
này, Zeithaml và Bitner (2000) cho rằng: “Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của
khách hàng thông qua một sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được mong muốn và yêu cầu
của họ”. Theo Kotler (2001): ‘”Sự hài lòng của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác
của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm,
dịch vụ và những kỳ vọng của khách hàng”.
7


Yếu tố cá nhân

Yếu tố tình huống

Sự hài lịng

Chất lượng dịch vụ

Giá cả


Chất lượng sản phẩm

SĐ 2.1.2 Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố tác động đến sự hài lòng (Zeithaml và
Bitner,2000)
Theo Parasuraman và cộng sự (1985 và 1988), chất lượng dịch vụ là khoảng cách
giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ. Chất
lượng dịch vụ và sự hài lịng có liên hệ chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu liên quan đến
dịch vụ, mặc dù đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo Edvardsson, Thomsson
và Ovretveit (1994) nhận định , chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp ứng được sự mong đợi
của khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của họ.
Theo Philip Kotler (2006): “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lịng hoặc thất
vọng của một người thơng qua kết quả của việc so sánh những gì thực tế nhận được từ sản
phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những kỳ vọng của họ”. Khái niệm này đã chỉ rõ
rằng, sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và những kỳ vọng.
8


Khách hàng có thể có cảm nhận một trong ba mức độ thỏa mãn sau: khơng hài lịng nếu
kết quả thực hiện kém hơn so với kỳ vọng; hài lòng nếu kết quả thực hiện tương xứng với
kỳ vọng; rất hài lòng nếu kết quả thực tế vượt quá sự mong đợi của họ. Dựa trên thang đo
SERVQUAL (Parasuraman và các cộng sự, 1988) - thang đo giúp đo lường chất lượng
dịch vụ dựa trên sự cảm nhận của chính khách hàng sử dụng dịch vụ - chất lượng dịch vụ
được cảm nhận bởi khách hàng được đánh giá qua 10 yếu tố:
Sự tin cậy (Reliability): Thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời
hạn ngay lần đầu tiên.
Sự đáp ứng (Responsiveness): Thể hiện ở sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên
phục vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Năng lực phục vụ (Competence): Thể hiện ở trình độ chun mơn để thực hiện dịch
vụ, bao gồm năng lực của nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng, khi trực tiếp thực hiện
dịch vụ và khi thu thập thông tin cần thiết cho việc phục vụ khách hàng.

Sự tiếp cận (Access): Thể hiện ở việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng
trong việc tiếp cận với dịch vụ, như giảm thời gian chờ đợi, bố trí địa điểm phục vụ và giờ
mở cửa thuận lợi cho khách hàng.
Sự lịch sự (Courtesy): Thể hiện ở tính cách phục vụ niềm nở, tơn trọng và thân thiện
với khách hàng của nhân viên.
Sự giao tiếp (Communication): Thể hiện ở việc giao tiếp, truyền đạt thông tin cho
khách hàng một cách dễ hiểu và biết lắng nghe những vấn đề của họ như về giải thích
dịch vụ, về chi phí, về khiếu nại...
Sự tín nhiệm (Credibility): Thể hiện ở khả năng tạo dựng lòng tin ở khách hàng, làm
cho khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi, danh
tiếng của doanh nghiệp và phẩm chất của nhân viên phục vụ trực tiếp khách hàng.
Sự an toàn (Security): Liên quan đến khả năng bảo đảm sự an toàn cho khách hàng,
thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính, cũng như bảo mật thơng tin.
Sự thấu hiểu khách hàng (Understanding customer): Thể hiện ở khả năng nhận biết
và nắm bắt nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những địi hỏi của họ, quan
tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được khách hàng thường xuyên.
9


Phương tiện hữu hình (Tangible): Thể hiện ở ngoại hình, trang phục của nhân viên
phục vụ và các trang thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ.

2.1.4 Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu về các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức và tất
cả các hoạt động liên quan đến việc mua, sử dụng và thải bỏ hàng hóa và dịch vụ, bao
gồm các phản ứng về cảm xúc, tinh thần và hành vi của người tiêu dùng trước hoặc theo
dõi các hoạt động này. Hành vi người tiêu dùng là một ngành khoa học xã hội liên ngành
pha trộn các yếu tố từ tâm lý học, xã hội học, nhân học xã hội, nhân chủng học, dân tộc
học, marketing và kinh tế học, đặc biệt là kinh tế học hành vi. Nó kiểm tra cảm xúc, thái
độ và sở thích ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua. Đặc điểm của người tiêu dùng cá

nhân, chẳng hạn như nhân khẩu học, lối sống cá tính và hành vi các biến, chẳng hạn như
tỷ lệ sử dụng, bối cảnh, lòng trung thành, quảng bá thương hiệu, mức độ sẵn sàng cung
cấp giới thiệu, cố gắng hiểu nhu cầu của mọi người và tiêu dùng được điều tra trong các
nghiên cứu chính thức về hành vi của người tiêu dùng. Nghiên cứu hành vi người tiêu
dùng bao gồm tất cả các khía cạnh của hành vi mua hàng - từ các hoạt động trước khi mua
hàng đến sau hoạt động mua tiêu thụ, đánh giá và thải bỏ.
2.2 Lược khảo các nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu có liên quan
2.2.1 Các nghiên cứu trên Thế giới
Thức ăn đường phố cũng giống như thức ăn nhanh. Khi khách hàng mua thức ăn
đường phố, nó có thể được tiêu thụ tại chỗ hoặc mang đi. Thức ăn đường phố cũng có chi
phí thấp so với các bữa ăn nhà hàng và nó cung cấp một sự thay thế hấp dẫn cho thức ăn
tự nấu (Winarno & Allain, 1991).
Mak, Lumbers, Eves và Chang (2012) nghiên cứu “Factors influencing tourist food
consumption” nghiên cứu này đã cố gắng tìm ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu
thụ thực phẩm du lịch. Bằng cách xem xét các nghiên cứu hiện có trong khách sạn và du
lịch tài liệu và tích hợp những hiểu biết sâu sắc từ việc tiêu thụ thực phẩm và nghiên cứu
xã hội học, năm yếu tố văn hóa xã hội và tâm lý ảnh hưởng đến tiêu dùng thực phẩm du
10


lịch là xác định: ảnh hưởng văn hóa/tơn giáo, các yếu tố nhân khẩu học xã hội, liên quan
đến thực phẩm đặc điểm tính cách, hiệu ứng tiếp xúc/kinh nghiệm trong quá khứ và các
yếu tố thúc đẩy.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc mua thực phẩm của khách hàng, bao gồm: vệ
sinh môi trường vật chất, chất lượng thực phẩm và chất lượng dịch vụ, giá cả và giá trị,
lối sống, cảm xúc, sự hài lòng, (R. Liu, Pieniak, & Verbeke, 2013). Yếu tố sản phẩm bao
gồm hương vị, độ hấp dẫn, mùi, hợp vệ sinh, sự đa dạng, độ tươi, kết cấu, độ ngon và
nhiệt độ dịch vụ (Mosavi Seyed & Mahnooh, 2013). Ở một mức độ lớn, khách hàng quyết
định và hành vi mua hàng phụ thuộc vào việc đánh giá mức độ hài lòng của trải nghiệm
cảm xúc tổng thể và hiệu suất của các sản phẩm và dịch vụ (Oliver, 1980).

Người tiêu dùng ở Quận Wattana ở Băng Cốc. Tác giả đã nghiên cứu những tác
động tích cực của sức hấp dẫn được nhận thức, chẳng hạn như thương hiệu, chất lượng
dịch vụ, bảo vệ môi trường, các mối quan tâm về sức khỏe được nhận thức, các giá trị
khoái lạc được nhận thức và các chuẩn mực chủ quan về hành vi mua của người tiêu dùng
dọc theo bao bì cà phê ở Quận Wattana ở Băng Cốc. Sử dụng phân tích thống kê mơ tả và
phân tích hồi quy nhiều lần, tác giả nhận thấy rằng bao bì, thương hiệu và sự thu hút cảm
quan có tác động tích cực đến giá trị hưởng thụ cảm nhận.
Theo Kim và Eves (2012), mùi vị, hình thức và sự đa dạng của thực phẩm là cơ sở
để thu hút khách hàng mua hàng. Ngoài hương vị và chất lượng thực phẩm, vệ sinh cũng
sẽ là tiêu chí quan trọng khi khách hàng mua hàng món ăn. Thơng qua phỏng vấn 20
người, họ nhận thấy rằng chín yếu tố động lực ảnh hưởng đến tiêu thụ thực phẩm địa
phương: thú vị kinh nghiệm, thoát khỏi thói quen, mối quan tâm sức khỏe, kiến thức học
tập, xác thực kinh nghiệm, sự đồn kết, uy tín, hấp dẫn giác quan, và môi trường vật chất.
Lupton (1996) cho rằng trải nghiệm ăn uống mang lại sự phấn khích cho cuộc sống của
con người, Fields (2003) cũng xem xét các lĩnh vực thông qua nhận thức giác quan của
con người, chẳng hạn như thị giác, vị giác và ngửi, và nếm thử các món ăn địa phương.
“Trải nghiệm ẩm thực thú vị” có thể được xem như một loại trải nghiệm, được đặc trưng
bởi sự “hào hứng” là yếu tố chính để hoạt động giải trí.
11


Kotler và Keller (2009) giải thích rằng giá cả phù hợp sẽ ảnh hưởng đến người tiêu
dùng cảm xúc liên quan đến sản phẩm, nhận thức về chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng
của gia đình các thành viên. A Liu và Niyongira (2017) nhận thấy rằng hành vi của người
tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi giá cả, cụ thể là, người tiêu dùng nhạy cảm hơn với giá thấy
rằng thực phẩm an tồn đắt hơn. Do đó, những người tiêu dùng nhạy cảm về giá đôi khi
chỉ mua hàng an tồn món ăn. Radder và Roux (2005) nhận thấy rằng khi người tiêu dùng
đưa ra quyết định mua hàng, giá cả có thể ảnh hưởng.
Vị trí rất quan trọng đối với sự thành công của một cửa hàng bán lẻ (Scarborough &
Zimmerer, 2000). Có nhiều tài liệu về mối quan hệ giữa các địa điểm bán lẻ và giao thông

vận tải (Lin, Chen và Liang, 2018). Với sự đa dạng của bán lẻ ở các khu vực đô thị, vị trí
của các cửa hàng bán lẻ đã trở nên phức tạp hơn so với quá khứ. Đồng thời, với tốc độ đơ
thị hóa nhanh chóng và khả năng tiếp cận được cải thiện ở các khu vực giao thơng vận tải
đã trở thành một yếu tố chính ảnh hưởng đến vị trí các cửa hàng. Do đó, tác động của vận
chuyển đến các địa điểm bán lẻ đã trở thành một chủ đề mối quan tâm với các học giả và
các nhà hoạch định chính sách (Lin et al…, 2018). Vị trí trung tâm đường phố là một chìa
khóa yếu tố ảnh hưởng đến cách bố trí của các cửa hàng bán lẻ và người ta nhận thấy rằng
vị trí trung tâm đường phố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và các hoạt động kinh tế xã
hội (Kang, 2015). Do đó, nhất cộng đồng trung tâm (nghĩa là khu vực có trung tâm đường
phố cao hơn) thường là điểm nóng của các hoạt động kinh tế khu vực, đặc biệt là đối với
ngành kinh doanh bán lẻ (Hillier, 1999).
Chokenukul, Sukhabot và Rinthaisong (2018) đã chỉ ra rằng người tiêu dùng quyết
định mua bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm trước đây của họ với thực phẩm, điều này có thể
nhận thức bằng cơ quan cảm giác. Nếu người bán tạo ra trải nghiệm hài lòng cho người
tiêu dùng, sẽ dễ dàng có khách hàng quay lại. Các chiều chất lượng dịch vụ bao gồm tốc
độ và hiệu quả của nhân viên phục vụ, sự thân thiện và xu hướng của họ để giúp đỡ (Han
& Hyun, 2017). Theo Trafialek, Drosinos và Kolanowski (2017) vệ sinh cá nhân của
những người bán hàng rong, cũng như mơi trường trong đó thực phẩm được chế biến sẵn,
sẽ là chìa khóa cho độ sạch thực phẩm. Mặc dù một số món ăn đường phố người bán hàng
có ý thức về vệ sinh cá nhân, họ khơng hiểu các khía cạnh chính của vệ sinh cá nhân,
12


chẳng hạn như làm sạch bề mặt thực phẩm và kiểm sốt nhiệt độ ở thức ăn được nấu chín.
Những điều này sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh về sức khỏe của việc tiêu dùng thực
phẩm.
Lối sống là khuôn mẫu của hành vi cá nhân và xã hội đặc trưng của một cá nhân
hoặc một nhóm” được xác định bởi Veal (1991). Bourdieu (1984) đã xây dựng khái niệm
về thói quen và lối sống. Theo quan điểm của Bourdieu (1984), người tiêu dùng theo logic
thực tiễn, và vốn kinh tế và văn hóa đóng một vai trị quan trọng trong quyết định làm và

được phản ánh bởi thị hiếu của họ. Cá nhân mang theo và tích lũy ký ức và hiển thị phong
cách sống của họ thông qua nó. Do đó, người mẫu xe hơi, thương hiệu quần áo, du lịch
phong cách và loại thực phẩm là tất cả các ví dụ về lối sống. Nhiều người thường chọn
đường phố thức ăn theo lối sống của họ (Simopoulos & Bhat, 2000). Trong lý thuyết lựa
chọn thực phẩm sạch của Sobal, Bissogni, Devine và Jastran (2006), các yếu tố ảnh
hưởng đến việc mua hàng thực phẩm được mô tả như:
Lối sống cá nhân (môi trường và khái niệm cá nhân)
Các yếu tố ảnh hưởng (sản phẩm liên quan đến tâm trạng và các thành viên trong gia
đình)
Sở thích của bản thân người tiêu dùng (sự thuận tiện của việc mua và chuẩn bị thực
phẩm, liên quan đến giá cả và liên quan đến sức khỏe).
Chokenukul và cộng sự (2018) kết quả nghiên cứu cho thấy trước khi người tiêu
dùng mua hàng thực phẩm, họ cũng sẽ tìm kiếm thơng tin thực phẩm thông qua các kênh
khác nhau để ra quyết định mua hàng. Trong quá trình tìm kiếm, người tiêu dùng có thể
sử dụng các nguồn, chẳng hạn như con người, tài liệu, sách hoặc tạp chí. Kết quả của một
nghiên cứu của Bagozzi (2012) cho thấy một số người tiêu dùng thực hiện một số nghiên
cứu trước khi quyết định mua sản phẩm. Do đó, nguồn thơng tin về thực phẩm cũng ảnh
hưởng đến quyết định – quá trình thực hiện của người tiêu dùng ở một mức độ nào đó.
Nhìn chung, các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng quyết định mua hàng của nhau
và các thành viên trong gia đình phải đưa ra quyết định cùng nhau (Chokenukul và cộng
sự, 2018). Khái niệm này phù hợp với những phát hiện của Chikweche và Fletcher (2010)
rằng hầu hết các hành vi mua hàng đều bị ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa các thành viên
13


trong gia đình. Hawkins và Mothersbaugh (2013) đề xuất, thơng qua lý thuyết về người
tiêu dùng hành vi tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài (chẳng hạn như các thành
viên trong gia đình) và các yếu tố ảnh hưởng bên trong (như tâm trạng và thái độ) kích
thích nhu cầu và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng và sau đó ảnh
hưởng đến việc mua sản phẩm của họ. Kotler và Keller (2009) mơ tả rằng kích thích bên

ngồi để người tiêu dùng quyết định liệu mua bao gồm sản phẩm, giá cả và vị trí, dẫn đến
nội bộ hoặc các yếu tố tâm lý về nhận thức, kinh nghiệm và các thuộc tính của người tiêu
dùng (bao gồm thành viên gia đình), tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và
mua hàng của họ hành vi cư xử.
Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều người mua thực phẩm khi họ đi du lịch, với động
lực để tìm hiểu quá trình chuẩn bị và các thành phần (Okumus, Okumus & McKercher,
2007). Đồng thời, người tiêu dùng có thể có thêm kiến thức về món ăn ngon hoặc học hỏi
về các nền văn hóa khác nhau (Kim, Eves, & Scarles, 2009). Một số món ngon địa
phương khơng chỉ đại diện cho văn hóa của khu vực, mà cịn làm tăng giá trị cho hình ảnh
du lịch của khu vực. Fields (2003) chỉ ra rằng thực phẩm có thể được bao gồm trong các
động lực văn hố, bởi vì “khi chúng tơi trải nghiệm địa phương mới ẩm thực, chúng tôi
đang trải nghiệm nền văn hóa mới”. Ví dụ, Getz (2000) chỉ ra rằng trải nghiệm rượu mang
đến cơ hội tìm hiểu về văn hóa rượu địa phương, khám phá cách cư xử trên bàn để uống
rượu, và hiểu biết về rượu. Ở những đất nước khác nhau, sự khác biệt về thành phần thực
phẩm, quá trình chuẩn bị, nấu nướng và bảo quản có thể được coi là văn hóa truyền thống
hoặc đích thực (Fields, 2003). Bởi vì người ta tin rằng truyền thống ẩm thực từ đời này
qua đời khác thế hệ khác là một trong những di sản phi vật chất, vì vậy nếu bạn khơng
đến thăm các khu vực cụ thể và giao lưu với người dân địa phương, không thể tham gia
vào bữa ăn địa phương thực sự kinh nghiệm (Pullphotthong & Sopha, 2013).
Mr. Ji Xu (2019) chọn Bangkok của Thái Lan là nơi nghiên cứu về thức ăn đường
phố, bài báo này chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng quyết
định mua thức ăn đường phố ở Bangkok, Thái Lan và xác định các khía cạnh quan trọng
nhất trong việc dự đốn ý định hành vi của họ. Các các tác giả đã sử dụng nhiều mơ hình
14


hồi quy để xác định vệ sinh, tình cảm, chất lượng thực phẩm, chất lượng dịch vụ, sự hài
lòng và giá trị.
Mak, Lumbers, Eves và Chang (2012) nghiên cứu “Factors influencing tourist food
consumption” nghiên cứu này đã cố gắng tìm ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu

thụ thực phẩm du lịch. Bằng cách xem xét các nghiên cứu hiện có trong khách sạn và du
lịch tài liệu và tích hợp những hiểu biết sâu sắc từ việc tiêu thụ thực phẩm và nghiên cứu
xã hội học, năm yếu tố văn hóa xã hội và tâm lý ảnh hưởng đến tiêu dùng thực phẩm du
lịch là xác định: ảnh hưởng văn hóa/tơn giáo, các yếu tố nhân khẩu học xã hội, liên quan
đến thực phẩm đặc điểm tính cách, hiệu ứng tiếp xúc/kinh nghiệm trong quá khứ và các
yếu tố thúc đẩy khác.
Van Zyl MK, Steyn NP và Marais ML (2019) nghiên cứu “ Characteristics and
factors influencing fast food intake of young adult consumers in Johannesburg, South
Africa”. Nghiên cứu này với mục tiêu xác định mơ hình tiêu thụ thức ăn nhanh, đặc điểm
kinh tế xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thức ăn nhanh của thanh niên từ
các khu vực kinh tế xã hội khác nhau ở Johannesburg, Nam Phi. Nghiên cứu được thực
hiện theo phương pháp mô tả, cắt ngang; sử dụng bảng câu hỏi để xác thực tìm ra các đặc
điểm của dân số nghiên cứu (người lớn từ 19 đến 30 tuổi), lý do và tần suất tiêu thụ thức
ăn nhanh, lựa chọn thức ăn nhanh và thái độ của họ với sức khỏe. Kết luận của bài nghiên
cứu cho thấy thức ăn nhanh dường như rất phổ biến ở nhóm thanh niên Nam Phi. Việc
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thức ăn nhanh nhằm cung cấp cho các
nhà nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng tìm ra các phương án hữu ích để nâng cao sức
khỏe.
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Thức ăn đường phố hay thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là thức ăn và đồ uống chế
biến sẵn. Nó được bán trên cả hai bên vỉa hè đường phố hoặc những nơi công cộng trong
thành phố.. FAO (Lương thực và Nông nghiệp Tổ chức Liên hợp quốc) Hội thảo khu vực
về thức ăn đường phố ở châu Á, được tổ chức ở Jogjakarta, Indonesia năm 1986 đã được
thống nhất về định nghĩa thức ăn đường phố (Marras và cộng sự, 2014).
15


×