Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Đánh giá các yếu tố môi trường,thị trường và cạnh tranh của công ty nestle trên thị trường quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.01 KB, 36 trang )

Đề bài: Chọn một công ty kinh doanh quốc tế có hoạt động ở Việt Nam hoặc nước
ngồi? Đánh giá các yếu tố môi trường,thị trường và cạnh tranh của cơng ty đó trên thị
trường quốc tế? Đề xuất các giải pháp đối với quản lý marketing quảng cao nhằm thích
ứng với các điều kiện kinh doanh quốc tế trên của công ty


LỜI MỞ ĐẦU
Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát
triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và mối quan hệ quốc tế, thu hút nhiều nước tham
gia. Xu hướng tồn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh và nhanh chóng, khơng có quốc gia
nào có thể phát triển nền kinh tế mạnh mẽ bằng việc hội nhập kinh tế. Chính điều này
thúc đẩy các tập đồn đa quốc gia tìm kiếm những thị trường mới đầy tiềm năng nhằm
gia tăng lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm dịch vụ của mình. Mà những yếu tố quan
trọng mà doanh nghiệp cần tập trung là yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của
thị trường, đồng thời là hoạt động quản lý marketing quảng cáo. Hoạt động marketing
quảng cáo có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua hàng của khách hàng, nó giúp doanh
nghiệp gia tăng lượng tiêu thụ, phát triển thương hiệu. Với ý nghĩa và bản chất như thế,
mỗi doanh nghiệp có các phương thức quản lý marketing quảng cáo riêng của mình. Một
trong những doanh nghiệp như thế là Nestle, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về thực
phẩm và giải khát, với mạng lưới kinh doanh rộng khắp toàn cầu và phương thức quản lý
marketing quảng cáo đặc trưng. Từ những lý do trên, nhóm 4 xin chọn đề tài thảo luận
“Đánh giá yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của Nestle trên thị trường
quốc tế. Đề xuất các giải pháp đối với quản lý marketing quảng cáo nhằm thích ứng
với các điều kiện kinh doanh quốc tế trên của công ty.”


Chương 1. Đánh giá các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của
Nestle tại Việt Nam
1.1.
Đánh giá yếu tố môi trường tại Việt Nam
1.1.1. Môi trường kinh tế


 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, ở
mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh
Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực,
thế giới nhờ vào việc kiểm soát dịch bệnh tốt. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến
năm 2020 ước đạt khoảng 269 tỷ USD, tăng 1,4 lần so với năm 2015.
Đối với khu vực dịch vụ, năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá
giảm 1,2% (năm 2019 tăng 9,5%). Riêng đối với ngành bán buôn và bán lẻ tăng 5,53%
cho thấy tiềm năng đối với các doanh nghiệp bán lẻ nhất là đối với doanh nghiệp về thực
phẩm và đồ uống như Nestle.

 Đầu tư nước ngoài
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2020 bao gồm vốn đăng ký cấp
mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
đạt 28,5 tỷ USD. Và trong 4 tháng đầu năm 2021, có 451 dự án được cấp phép mới với số
vốn đăng ký đạt 8,46 tỷ USD; có 263 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký
điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 2,75 tỷ USD; mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngồi với tổng giá trị góp vốn 1,05 tỷ USD. Điều này thể hiện nền kinh tế Việt Nam
có độ “mở” lớn, các nhà đầu tư nước nào thuận lợi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

 Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với
bình quân năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%, là mức thấp nhất trong giai
đoạn 2016-2020 do tác động của Covid cho thấy lượng tiêu thụ về mặt hàng thực phẩm,
đồ uống tăng bởi đây là nhóm ngành cần thiết cho cuộc sống của người dân. Trong 4
tháng đầu năm 2021, chỉ số CPI tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng thấp
nhất kể từ năm 2016 nhưng đây vẫn là một tín hiệu đáng mừng trong khi nhiều nền kinh
tế phải đóng cửa do dịch bệnh và có mức tăng trưởng âm.



Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân
năm 2019. Tháng 4/2021 chỉ số này tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 0,95% so với
cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2021 lạm phát cơ bản tăng 0,74% so với
cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 0,89%), điều này phản ánh
biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm và giá xăng, dầu tăng.
Mức lạm phát cơ bản tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là
mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

 Cơ cấu dân số “vàng”
+ Theo Economist Intelligent dự đoán, tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập hơn 10,000 đơ/năm
đã tăng từ 12% năm 2016 lên 17% năm 2021. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng về
tầng lớp trung lưu nhanh nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
+ Dân số vàng: Hơn 50% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi lao động. Hơn 40% dân số có
tuổi dưới 24. Là những độ tuổi có nhu cầu tiêu dùng lớn nhất, sẽ quyết định xu hướng
tiêu dùng của người Việt
+ Dân số vàng cùng với sự tăng nhanh của tầng lớp trung lưu có nghĩa là sẽ có nhu cầu
tiêu dùng nhiều hơn nữa những hàng hóa cơ bản và cao cấp. Cơ cấu dân số không chỉ
tăng tiêu thụ các mặt hàng cơ bản mà nhu cầu về những mặt hàng cao cấp cũng sẽ được
sử dụng nhiều hơn.

 Xu hướng đơ thị hóa


Việt Nam là nước trong top tỉ lệ đô thị hóa thấp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương, chỉ 35% trong khi ở Phillipines và Thái Lan thì tỉ lệ này lần lượt là 44% và 53%.
Nhưng lại là nước có tốc độ đơ thị hóa nhanh nhất, dự đoán hơn 2.6%/năm cho giai đoạn
từ 2015 đến 2020. Tốc độ độ thị hóa nhanh là mảnh đất màu mỡ cho ngành bán lẻ cũng
như đối với ngành thực phẩm và đồ uống. Bởi thói quen của người tiêu dung sẽ thay đổi,

dễ đón nhận các sản phẩm mới.

 Với tốc độ phát triển ổn định dù dịch bệnh thông qua các chỉ số, cho thấy cơ hội
phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với lịch vực thực phẩm và đồ uống.
Đây là những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của người dân.
1.1.2. Mơi trường chính trị
 Sự can thiệp của chính phủ
Sự can thiệp của chính phủ Việt Nam chủ yếu thơng qua điều hành tỷ giá. Do đó, từ
đầu năm 2020 đến quý III/2020, mặc dù một số giai đoạn chịu tác động tiêu cực của đại
dịch Covid-19 và biến động trên thị trường quốc tế nhưng về cơ bản, tỷ giá và thị trường
ngoại tệ giữ được sự ổn định, tâm lý thị trường không xáo trộn, nhất là cân đối cung cầu
vẫn khá thuận lợi, thanh khoản thông suốt. NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp
với điều kiện thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Tỷ giá trung tâm và tỷ giá tại các
ngân hàng thương mại đều ổn định, kết thúc quý lần lượt ở mức 23.215 VND/USD và
23.270 VND/USD.

 Chủ nghĩa dân tộc
Mỗi quốc gia đều có một chủ nghĩa dân tộc, đây là một trong những nhân tố chính trị
ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của mơi trường kinh doanh. Chủ nghĩa dân tộccó thể được
mơ tả chính xác nhất như là sự đoàn kết và niềm tự hào dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc trong


kinh tế vẫn tồn tại ở tất cả các quốc gia với những mức độ khác nhau. Đây là một trong
các nhân tố làm giảm tính hấp dẫn của thị trường. Quản điểm cộng đồng thường có xu
hướng chống lại sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, bảo tồn quyền tự chủ về
kinhtế của các quốc gia. Để nâng cao tính dân tộc, người tiêu dùng có thể đẩy mạnh
phong trào “chỉ mua hàng nội”, hạn chế nhập khẩu, áp dụng thuế quan và các rào cản
thương mại… (như ở Việt Nam, “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”).
 Sự ổn định chính trị
Việt Nam được lọt vào một trong những nước có nền kinh tế ổn định trên thế giới.

Theo tạp chí Global Finance, Việt Nam xếp thứ hạng thứ 83/128 quốc gia với chỉ số an
toàn đạt 11,15 dựa trên ba yếu tố: chiến tranh/hịa bình, an ninh con người và rủi ro thiên
tai. Đây là điều kiện, là cơ sở vững chắc để Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và tăng trưởng đồng đều và giúp doanh nghiệp nước ngồi có thể khai thác thị trường
trong thời gian dài và gia tăng lợi nhuận. Minh chứng cho điều này đó là Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện năm 2020 ước tính đạt gần 20 tỷ USD, giải ngân vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ước đạt 19,98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ
tăng 6,7%).
 Nhìn chung, hệ thống chính trị của Việt Nam khá ổn định giúp hoạt động mở rộng
sản xuất, kinh doanh, phân phối ít rủi ro, từ đó gia tăng lợi nhuận.
1.1.3. Môi trường pháp luật
Thực phẩm và Đồ uống (F&B) nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh
(FMCG) bởi vậy doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cần lưu ý về các quy
định VSATTP. Cụ thể chỉ tiêu sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm quy định đối
với các nhóm ngành sản phẩm được thể hiện thơng qua Nghị định số 15/2018 và Luật
ATTP 2010.
Theo đó các cá nhân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đang kinh doanh bất kỳ sản
phẩm nào trên thị trường Việt Nam. Việc thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm là: bắt buộc.
Điều này để các cơ quan chuyên ngành dễ quản lý thực thẩm. Điều này chứng minh chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn hết đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của người
tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Đồng thời, các luật về chống độc quyền, quyền sở hữu
trí tuệ, bằng phát minh sáng chế,... tạo ra tính cạnh tranh lành mạnh giữa các cơng ty.
Điều này buộc các công ty phải co trách nhiệm hơn về quảng cáo sản phẩm, và có văn
hóa... ổn định chính trị là tiền đề để phát triển kinh tế, tăng xúc tiến bán hàng cũng như
doanh thu của doanh nghiệp. Như việc so sánh gián tiếp với các thương hiệu khác khơng
được phép nêu tên sản phẩm cạnh tranh, đó là văn hóa trong quảng cáo cũng như tơn
trọng sản phẩm của doanh nghiệp khác
1.1.4. Mơi trường văn hóa



Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, sự giao thoa
văn hóa là rất lớn, một số thói quen văn hóa dần thay đổi. Người Việt đã chuyển dần tư
tưởng từ “ăn chắc mặc bền” thành “ăn ngon mặc đẹp”, nhu cầu về dinh dưỡng của con
người ngày càng cao. Sự thay đổi tích cực này tạo cơ hội cho nestle mở rộng thị trường ở
Việt Nam lớn hơn nữa. Những quảng cáo và chiến lược truyền thông của nestle đánh vào
tâm lý của người Việt theo từng sản phẩm, với Milo: các quảng cáo sử dụng hình ảnh của
thanh thiếu niên để nhắm tới đối tượng chính là những phụ huynh có con từ 6 -14 tuổi, có
nguồn thu nhập từ thấp đến cao. Không chỉ thế, những sản phẩm khác như nước uống
lavie, bột ngũ cốc, nestea,… cũng có những chiến lược quảng cáo hay và được định vị
thương hiệu trên thị trường.
Giới trẻ Việt Nam cùng với sự phát triển của cơng nghệ, có thể dễ dàng truy cập
các xu thế ẩm thực mới nhất, "hot" nhất qua mạng xã hội và đặt hàng thông qua các ứng
dụng cho phép tìm kiếm địa điểm ăn uống khiến thị trường thực phẩm đồ uống trở nên
sôi động hơn. Các bà mẹ Việt Nam thường cho con cái của mình uống các loại đồ uống
có nhiều dĩnh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi, đặc biệt là các loại sữa; thông thường đối
với trẻ đang đi học bữa sáng của họ thường là bánh mỳ kèm hộp sữa hay ngũ cốc. Hay tại
các cơng ty ở Việt Nam có văn hóa để các loại cà phê, trà gói có sẵn tại các quầy, để giúp
người lao động có thể tỉnh táo hơn trong cơng việc . Tập đồn Nestle với đa dạng các
hàng thực phẩm đồ uống có nhiều giá trị dinh dưỡng như sữa, trà , cà phê, ngũ cốc,.... khi
hoạt động tại thị trường Việt Nam đều có nhiều cơ hội phát triển.
1.1.5. Môi trường thương mại
 Thuế quan
Với việc kí kết các hiệp định FTA như EVFTA, VKFTA, AKVFTA,… hay CPTPP,
các liên minh kinh tế (Liên minh kinh tế Á-Âu) tạo lợi thế cho các doanh nghiệp trong
nước cũng như ngồi nước với mức thuế ưu đãi thậm chí bằng 0 như hàng ngàn dòng
thuế từ Liên minh Kinh tế Á-Âu, ASEAN được điều chỉnh về 0% nhưng không áp dụng
đối với mặt hàng rượu, thuốc lá. Hay hiệp định gần đây nhất được thực thi từ T8/2021
xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc
85,6% số dịng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam vào EU. Rõ ràng, với nguồn cung dồi dào, mức thuế xuất nhập khẩu giảm, để tăng

sức cạnh tranh, thu hút khách hàng, nhiều doanh nghiệp có thể tung ra các chiến lược
khuyến mại.

 Hạn ngạch


Hạn ngạch là giới hạn tối đa về khối lượng (hoặc giá trị) hàng hóa được phép nhập
khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kì (thường là một năm). Đối với một nước, khu vực,
hàng hóa khác nhau cùng với các cam kết ở mỗi hiệp định thì các quy định về hạn ngạch
cũng khác nhau. Hiện nay, có 4 mặt hàng nước ta duy trì cơ chế hạn ngạch thuế quan bao
gồm trứng gia cầm, muối, đường, lá thuốc lá. Cụ thể, lá thuốc lá chưa chế biến và phế
liệu lá thuốc lá như lá thuốc lá chưa tước cọng, lá thuốc lá, đã tước cọng một phần hoặc
toàn bộ có lượng hàn ngạch thuế quan năm 2020, 2021 và 2022 là 500 tấn. Bên cạnh đó,
quy định lượng hạn ngạch thuế quan của trứng gia cầm (bao gồm trứng chim và trứng gia
cầm, nguyên vỏ, sống, đã bảo quản hoặc đã làm chín) từ các nước thành viên EAEU như
sau:
- Lượng hạn ngạch thuế quan năm 2020: 9.742 tá.
- Lượng hạn ngạch thuế quan năm 2021: 10.210 tá.
- Lượng hạn ngạch thuế quan năm 2022: 10.721 tá.

 Phi thuế quan
Hiện nay, rào cản phi thuế tăng ở các quốc gia phát triển do sự chênh lệch về sự phát
triển, khả năng về yếu tố môi trường với các quốc gia đang và kém phát triển gây khó
khăn cho các quốc gia đó. Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên áp dụng các rào cản
phi thuế khó áp dụng bởi nền kinh tế Việt Nam đang là nền kinh tế mở, cần phát triển
kinh tế, thu hút và đưa ra các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài vào
Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích quốc gia Việt Nam có đưa ra và áp dụng hệ thống
các văn bản pháp luật quy định về hàng rào phi thuế quan.
-


Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật chống bán phá giá hàng hóa nước ngoài
vào Việt Nam.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về hàng rào phi thuế quan dưới
dạng các quyết định, thông tư,…
 Từ đây cho thấy vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp ngành thực
phẩm và đồ uống. Doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ ưu đãi về thuế quan những
cũng cần nghiên cứu và tuân thủ các quy định về hạn ngạch, phi thuế để không vi
phạm.
1.2.
Đánh giá yếu tố thị trường
1.2.1. Phân tích thị trường
Hiện nay thị trường sữa Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh ngành sữa
cùng tranh giành thị trường tiềm năng hơn 96 triệu dân. So với các nước trong khu vực
Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng của ngành sữa khá cao. Tính


đến năm 2017 người Việt tiêu thụ 1,333 triệu lít sữa và 127,4 nghìn tấn sữa bột. Bình
quân người Việt sửa dụng 26l sữa/ người/ năm. Với tổng thu ngành 100.000 tỷ đồng.
Thị trường sữa bao gồm 4 nhóm sản phẩm chính là: sữa bột, sữa nước, sữa đặc và
sữa chua, trong đó sữa bột và sữa tươi chiếm ¾ tỉ lệ các sản phẩm được sản xuất và bán
ra.

Hình: Cơ cấu sản phẩm ngành sữa năm 2020 (Nguồn: Euromonitor International)
Về phân bổ địa bàn chế biến, theo quy hoạch ngành sữa 2020, ngành công nghiệp
sữa nước ta vẫn được tập trung sản xuất chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ với tổng cơng
suất là 2.624 triệu lít/năm, theo sau là Đồng bằng sơng Hồng với 1.225 triệu lít/ năm.
Các công ty sữa Việt Nam tại phân khúc sữa nước, cịn các cơng ty nước ngồi hầu
heeta nhắm vào phân khúc sữa bột. Các doanh nghiệp sữa trong và ngoài nước chiếm thị
phần lớn như Vinamilk, TH true milk, Nestle, Dutch Lady, Abott…



1.2.2. Nhu cầu thị trường
Là một quốc gia đông dân với hơn 96 triệu dân và mức tăng dân số cao khoảng
1,14% thị trường sữa tại Việt Nam được đánh là có tiềm năng lớn.
Theo Trung tâm Thơng tin Cơng nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), trong
một báo cáo thị trường của Euromonitor, năm 2020, tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa
của Việt Nam đạt 1,76 triệu tấn, tăng 8,6% so với năm 2019.
Nếu chia cho đầu người, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có mức tiêu thụ
sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm (trung bình thế giới đạt khoảng 100
kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38 kg/người/năm).
Thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa trong nước đang có dấu hiệu cải thiện về
mức tăng trưởng. Báo cáo thị trường của Kantar Worldpanel cho hay, nhu cầu tiêu thụ
sữa và các sản phẩm sữa tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực do cơ cấu dân
số trẻ, thu nhập trung bình tăng; xu hướng sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng,
tăng cường miễn dịch; xu hướng tiêu thụ các sản phẩm tiện lợi, có thương hiệu, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020, doanh thu các sản phẩm sữa tại Việt Nam đạt 64,4 nghìn tỷ đồng, tăng
10,3% so với năm trước đó. Dự báo doanh thu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam
dự kiến sẽ duy trì ở mức 7-8%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025, đạt tổng giá trị khoảng
93,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025.
Đặc điểm

Kết quả


Dân số sống ở thành thị
34,4%
Dân số sống ở nông thôn
65,6%
Tỷ lệ suất sinh thô

16, 3/ 1000
Mức tăng dân số hàng năm
1,14 %
Thu nhập bình quân
2700 USD
( Bảng 1. Kết quả Tổng điều tra dân số và Nhà ở năm 2019 của Tổng cục
thống kê )
Khách hàng mục tiêu mà Nestle Milo hướng đến chính là bố mẹ có con trong độ
tuổi từ 6-14 tuổi. Như vậy có thể thấy rằng, Việt Nam là thị trường cực kì lý tưởng với
đặc điểm dân cư đã nêu trên. Theo bộ trưởng bộ KH-ĐT cũng đánh giá, Việt Nam đang ở
trong thời kì. Cơ cấu dân số vàng, với tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm đa số (tới 68%
tổng dân số), tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, dự báo Việt Nam sẽ kết thúc giai
đoạn cơ cấu dân số vàng vào khoảng năm 2040.
Bên cạnh đó, tỉ lệ tăng trưởng GDP 7%/ năm, thu nhập bình quân đầu người đạt
2700 USD/ năm, tăng 2,7 lần, kết hợp với xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của
người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng
cao.
1.2.3. Đặc điểm nhu cầu
Theo Nghiên cứu kiểu hành vi mua sắm, Người tiêu dùng thay đổi nhãn hiệu rất
nhiều lần, đầu tiên họ có thể mua một nhãn hiệu nào đó và khơng cần cân nhắc nhiều, sau
khi tiêu dùng thì họ định giá, nhận xét và so sánh. Sau đó mới quyết định mua lại hay
dùng sang nhãn hiệu khác. Các sản phẩm đồ uống, đặc biệt là sữa hiện nay với giá cả và
chất lượng không chênh lệch quá nhiều nên đôi khi việc thay đổi nhãn hiệu chỉ là để tìm
kiếm sự đa dạng chứ khơng phải vì khơng hài lịng. Sữa và các sản phẩm từ sữa trên thị
trường hiện nay rất đa dạng, các công ty cạnh tranh nhau bằng cách tung ra các sản phẩm
với nhiều nhãn hiệu, hương vị khác nhau cho người tiêu dùng lựa chọn, nên khách hàng
có hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng.
Chiến lược Marketing của Nestle là “mang từng sản phẩm đến với từng gia đình”,
mỗi sản phẩm mà hãng tạo ra ứng với nhu cầu của từng người trong một gia đình. Với lợi
thế cạnh tranh là hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, phủ kín thị trường khách hàng, Nestle đã

đem đến cho khách hàng sự lựa chọn. Đối với Neste Milo đã có các dòng sản phẩm: sữa
Milo dạng nước, sữa Milo dạng bột pha, kẹo milo, socola. Riêng dịng sữa milo dạng
nước ngồi dạng hộp, thời gian vừa qua hãng đã cho ra mắt sữa milo dạng lon.


Thị trường dinh dưỡng và thực phẩm của Việt Nam mang tính địa phương, nghĩa là
có thói quen về tiêu dùng và thói quen về khẩu vị ít thay đổi nên sản phẩm mới thường
khó thâm nhập. Áp lực thích ứng cao đối với địa phương bắt nguồn khi sở thích và thị
hiếu người tiêu dùng có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia – có thể do yếu tố văn hóa
hoặc lịch sử. Điều này khiến cho Nestle bắt buộc phải có những động thái thay đổi tích
cực hơn, định hướng lại thói quen của người tiêu dùng. Thay đổi để có những sản phẩm
phù hợp với thị hiếu, sở thích hay thói quen của người dùng. Thường thì những thay đổi
đó sẽ chủ yếu là cách đóng gói, bao bì, ống hút, hay thậm chí đến việc sửa đổi công thức
gốc của sản phẩm nhằm điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp với thị trường.
Sản phẩm Nestle Milo, tại mỗi thị trường khác nhau thì khẩu vị và thành phần lại
thay đổi: Tại thị trường châu Mỹ và châu Âu, Milo sẽ béo và thơm, hàm lượng đường ít;
thị trường Tây Á thì Milo có vị đắng nhiều hơn; đến Việt Nam lại có vị ngọt hơn, mùi
thơm nhẹ do bộ phận R&D nghiên cứu rằng người Việt ưa thích vị ngọt. Tại thị trường
Việt Nam, hãng đã chuyển từ ống hút truyền thống sang ống hút 4 chiều độc đáo, và mới
đây đã tiên phong trong việc sử dụng ống hút giấy trong chiến dịch bảo vệ mơi trường.
Hay việc cho ra mắt bao bì dạng lon mới năng động, nhằm mục tiêu mở rộng tập khách
hàng, chủ yếu hướng tới giới trẻ.
1.2.4. Đánh giá nguồn cung cấp và phương tiện vận chuyển
Nestle là một tập đoàn hàng đầu trên thế giới trên lĩnh vực thực phẩm và dinh
dưỡng. Nestle không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng cao mà hơn nữa văn hóa
cơng ty còn được thể hiện trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc
lựa chọn đối tác chiến lược của Nestle là vô cùng khắt khe. Nhà cung cấp dịch vụ cho
công ty Nestle cần tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh. Chính những nguyên tắc này đã
tạo dựng cho Nestle một hệ thống các nhà cung cấp đáng tin cậy và hơn nữa là đảm bảo
duy trì chất lượng cao củ sản phẩm.

Nguyên tắc 1: Tính liêm chính trong kinh doanh
Nguyên tắc 2: Tính bền vững
Nguyên tắc 3: Tiêu chuẩn lao động
Nguyên tắc 4: An toàn và sức khỏe
Nguyên tắc 5: Môi trường
Công ty thường xuyên đánh giá sự tuân thủ của các nhà cung cấp đối với các
nguyên tác trên.


- Nguồn nguyên liệu: Nestle sử dụng 2 nguồn nguyên liệu từ 2 nguồn chính
+ Nguồn nguyên liệu trong nước chiếm 50% tổng nguyên liệu. Các nguyên liệu sử
dụng nhiều nhất có thể kể đến như: cà phê xanh, đường, mạch nha và bao bì đóng gói.
+ Nguồn nhập khẩu: 30% ngun liệu nhập từ nước ngồi có nguồn gốc từ các
Nestle khác trên thế giới như bột sữa, bột ngũ cốc, tinh trà. Phần còn lại nhâp từ rất nhiều
nước khác nhau theo những hợp đồng toàn cầu của Nestle như siêu bột ngọt, hương liệu,
bột ca cao. Nguyên liệu nhập khẩu hiện nay phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao. Có
những nguyên liệu phải chịu thuế suất 50%. Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí và khả
năng cạnh tranh về giá của sản phẩm của công ty trên thị trường Việt Nam.
- Đối với dịch vụ lưu thơng sản phẩm, nhà cung cấp chính của Nestle nói chung và
Nestle milo nói riêng là cơng ty Thành Đạt, là nhà cung cấp dịch vụ vận tải có tên tuổi,
uy tín, chất lượng cũng được cơng ty chun nghiệp hàng đầu trên thế giới lựa chọn như
DHL, YAMAHA, hay VNPT, Ariston.
1.2.5. Tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt 1 tỷ lít,
đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít, đáp ứng 40% nhu cầu năm 2025.
Các chuyên gia trong ngành sữa nhận định, trong tương lai ngành sữa vẫn được coi là
tiềm năng bởi mức tiêu thụ sữa trên đầu người tại Việt Nam vẫn cịn thấp. Bên cạnh đó,
các sản phẩm sữa hiện đang tiêu thụ chủ yếu là sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc,
trong khi tình hình tiêu thụ các sản phẩm khác như phô mai, bơ… vẫn khiêm tốn.

Hơn nữa, xu hướng người dùng tại khu vực thành thị ngày càng ưa chuộng các sản
phẩm trung và cao cấp (sữa hữu cơ) có thể hỗ trợ tăng trưởng doanh thu ở khu vực này.
Các doanh nghiệp trong ngành đang không ngừng xây dựng, cải tiến, đổi mới nhà máy và
thiết bị, ứng dụng cơng nghệ có trình độ tự động hóa cao ngang tầm khu vực và thế giới
nhằm cải thiện chất lượng nguồn sữa cung cấp ra thị trường.
Thị trường sữa nước đang có sự tham gia của một loạt doanh nghiệp lớn như Công
ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH (TH True
Milk), Cơng ty cổ phần Giống bị sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk), Nestle... Các doanh
nghiệp này liên tục tung ra các sản phẩm mới nhằm phân chia lại miếng bánh thị phần.
Hiện các doanh nghiệp đã đa dạng hóa, đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới như:
sản phẩm hữu cơ, sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt…


Nhu cầu đối với các sản phẩm sữa có giá trị cao cũng được dự báo sẽ tăng mạnh do
dân số trẻ và số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ở các đô thị tăng. Những đối tượng
khách hàng này thường có nhu cầu trải nghiệm những sản phẩm mới, đặc biệt là các sản
phẩm hữu cơ, xu hướng sử dụng sản phẩm sữa hạt.
Nestle Milo không tự nhiên mà trở thành “chị Đại” của ngành FMCG. Nếu xét chu
kỳ sống của một sản phẩm, lẽ ra Milo đã bị đaò thải khỏi thị trường từ lâu. Tuy nhiên, với
những chiến lược Marketing của hãng, sản phẩm được dự đốn sẽ tiếp tục được đón nhận
trên thị trường Việt Nam. Để kích thích nhu cầu tiêu thụ sữa, theo Chủ tịch Hiệp hội Sữa
Việt Nam Trần Quang Trung, Việt Nam cần tuyên truyền mạnh hơn về tác dụng cũng
như cách sử dụng sản phẩm sữa dinh dưỡng, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Các chiến lược
đổi mới mẫu mã, bao bì và cải thiện chất lượng sản phẩm, kết hợp cùng truyền thông hiệu
quả, Nestle Milo đang và sẽ giữ một vị thế quan trọng trên thị trường ngành sữa Việt
Nam.
1.3.
Đánh giá yếu tố cạnh tranh
1.3.1. Yếu tố bên trong
- Triết lý kinh doanh của Nestle

+ Liều lĩnh táo bạo để phát triển
+ Không thay đổi để thay đổi tất cả
+ Chất lượng
+ Môi trường
Nguyên tắc quản lý và lãnh đạo của Nestle: Nestle nói chung và sản phẩm sữa milo
nói riêng ln đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người về mặt Dinh dưỡng và Sức
khoẻ. Bên cạnh đó, sự tơn trọng các nền văn hoá khác nhau và giá trị nền tảng của tất cả
nhân viên là thiết yếu đối với sự thành công trong kinh doanh và đối với nền văn hố
cơng ty.
Mỗi nhà quản lý Nestle được yêu cầu động viên và vận động nhân viên, ln tìm
cách cải tiến trong cách làm việc, tạo ra khơng khí thay đổi, đề cao sự đổi mới. Cá nhân
họ được trải qua kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, luôn tôn trọng các nền
văn hoá của thế giới, coi trọng hướng tiếp cận chiến lược lâu dài hơn là ngắn hạn
Nguyên tắc truyền thông tới người tiêu dùng: Nestle luôn tôn trọng văn hố và
những giá trị địa phương, ln trung thực và đề cao những thói quen dinh dưỡng khoẻ


mạnh. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Nestle cam kết thực hiện nguyên tắc
không quảng cáo trực tiếp đối với trẻ 6 tuổi. Với những sản phẩm dành cho lứa tuổi từ 5
đến 12, chỉ truyền thông tới trẻ nếu sản phẩm thoả mãn những tiêu chuẩn dinh dưỡng
nghiêm ngặt nhất và phải có danh mục dinh dưỡng phù hợp. Nestle đẩy mạnh việc giảm
lượng đường, muối và những chất béo khơng có lợi cho sức khoẻ trong các sản phẩm
đồng thời đề cao chế độ ăn uống cân bằng cùng phong cách sống khoẻ mạnh.
Phương pháp kinh doanh: Gắn bó với thị trường VIệt Nam gần 2 thập kỷ, Nestle
Milo cũng đã từng đối diện với những bài tốn khó. Tuy nhiên, sự thay đổi trong chiến
lược truyền thông đã đẩy Nestle Milo từ một nhãn hàng đơn thuần về thức uống dinh
dưỡng cacao trở thành một phần gắn bó với nhiều thế hệ trẻ em VIệt Nam thông qua các
chiến dịch truyền cảm hứng các em tham gia thể thao, hướng tới một thế hệ trẻ năng động
hơn
Phát triển nguồn đầu vào: sự kiện khánh thành nhà máy Bông Sen là một phần trong

chiến lược của Nestle Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa vị trí hàng đầu về dinh dưỡng, sức
khoẻ và sống vui khoẻ. Với công nghệ hiện đại, nhà máy mới không chỉ đảm bảo sản
xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất mà cịn giảm thiểu những tác động mơi
trường, tối ưu hoá trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
1.3.2.


Yếu tố bên ngồi
Phân tích và phân đoạn khách hàng

Khi quyết định tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, không chỉ riêng công
ty mà đối với mọi doanh nghiệp đều phải xác định được thị trường cụ thể là xác định nhu
cầu của khách hàng mà mình có khả năng cung ứng. Vì vậy, hướng vào thị trường là
hướng vào khách hàng, đó là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp
Để tạo ra sản phẩm thu hút người tiêu dùng, Nestle tin tưởng vào chiến lược mà họ
gọi là “Xây dựng thương hiệu theo cách Nestle (Brand Building the Nestle Way –
BBNW). Một trong sáu nguyên tắc nền tảng của BBNW là tập trung vào việc lập hồ sợ
người tiêu dùng sử dụng thương hiệu của họ. Nestle rất gắn kết với khách hàng, đặc biệt
là trên các kênh trực tuyến. Để xác định đúng đối tượng khách hàng và lý do mua hàng,
công ty không dừng lại ở việc nghiên cứu thị trường nhằm tiếp cận khách hàng, khi họ cố
gắng tìm kiếm đúng đối tượng khách hàng của mình và lý do khiến họ lựa chọn


Dịng sản phẩm sữa Milo nhắm tới đối tượng chính là những phụ huynh có con từ 6
-14 tuổi, có nguồn thu nhập từ thấp đến cao. Với việc xác định ngay từ đầu, sản phẩm
hướng tới những phụ huynh có con từ 6 - 14 tuổi trên khắp cả đất nước.



Phân tích đối thủ cạnh tranh


Ở thị trường Việt Nam Nestle phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn như Vinamilk,
Ovaltine, Abott, Dutch Lady, LongthanhMilk, … Bên cạnh những đối thủ lớn và việc
cạnh tranh gay gắt như vậy, sữa milo vẫn chiếm được vị trí thứ 3 tỏng thị phần sữa Việt
Nam ( chiếm đến 9.1% thị phần, đứng sau Vina Milk và Dutch Lady)
Phân tích đối thủ cạnh tranh cụ thể của Nestle Milo: Ovaltine
Nguồn gốc

Quy

trường

Milo
Nestle từ Thuỵ Sỹ
-Ngồi thương hiệu sữa Milo
hay NAN, Nestlé cịn cung cấp
các mặt hàng khác như bánh
kẹo, cà phê, kem, nước uống
đóng chai, ...
thị Đã có mặt tại nhiều quốc gia và
hầu hết các châu lục

Tập khách hàng

Sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi
trở lên
Độ mạnh thương
Cao hơn Ovaltine
hiệu
tại

thị
trượng Việt Nam
Chiến
lược
Sản phẩm và các đặc tính,
Marketing
cá tính thương hiệu là điểm nổi
bật, giúp Milo trở nên sáng giá
trong mắt người dùng.
- Chiến lược địa điểm:
Nestle điều hành 4 nhà máy và
2 trung tâm phân phối tại Việt
Nam, tuyển dụng trực tiếp

Ovaltine
FrieslandCampina từ Hà Lan.
-Công ty sở hữu các thương hiệu
sữa Dutch Lady, sữa Fristi,
Yomost, Hoàn Hảo và đặc biệt là
Ovaltine.
Đã có mặt tại nhiều quốc gia và
hầu hết các châu lục
Dùng được cho trẻ trên 1 tuổi
Thấp hơn Milo

Chất lượng được lấy làm
trọng tâm và là “chất liệu” cho các
chiến dịch Marketing.
- Ovaltine ln định hình
mình là một loại dinh dưỡng có

nguồn gốc từ nước giải khát có
chứa 4 loại vitamin và 6 khoáng
chất để giúp trẻ em và gia đình


Điểm yếu

2.300 nhân viên trên toàn quốc.
- Chiến lược khuyến mãi:
Nestle nỗ lực quảng bá thông
qua phương tiện truyền thông
đại chúng truyền thống hay một
số cách như tham gia các triển
lãm, hoạt động tài trợ, quan hệ
công chúng,…
- Chiến lược giá: nhắm
đến những phụ huynh có con từ
6-14 tuổi có nguồn thu nhập từ
thấp đến cao nên giá dòng sản
phẩm Milo phù hợp với mức
thu nhập bình quân hàng tháng
của các hộ gia đình tại Việt
Nam.
Mức độ cạnh tranh trong
nước cũng như quốc tế cao
Còn tồn tại giá trị gia tăng
của sản phẩm, thị phần Nestle
Milo bị giảm sút từ khi
Unilever trở thành nhà phân
phối cho sản phẩm Ovaltine

năm 2004

sống trong lối sống lành mạnh.
- Ovaltine phát triển sản
phẩm tại từng thị trường chiến
lược dựa theo sở thích và xu
hướng tiêu dùng của khách hàng.
- Chiến lược truyền thông
với insight mạnh mẽ. Ovaltine đã
đánh thẳng vào tâm lý khách hàng
mục tiêu và chiếm được trái tim
của người dùng trẻ.

Sau chiến dịch Marketing
“chẳng cần vơ địch, chỉ cần con
thích” đối đầu với Milo, tuy gây
được tiếng vang lớn nhưng chưa
thật sự gây được hiệu ứng tồn
cầu
Khó khăn trong việc đồng bộ
hố quản lý và công nghệ ở các
thị trường đang phát triển
- Milo và Ovaltine còn cạnh tranh nhau gay gắt về những mảng như truyền thơng,
quảng cáo ngồi trời, …

Phân tích khả năng thương lượng của nhà cung ứng
-Trong quá trình phân tích chuỗi cung ứng của Nestle, rõ ràng việc tìm nguồn cung
ứng có trách nhiệm là mối quan tâm lớn đối với công ty. Với hơn 70.000 nông dân làm
việc cho Nestle, công ty Thuỵ Sĩ đặt trọng tâm vào hành động tơn trọng đối với nhiều gia
đình và cộng đồng nông nghiệp, những người phụ thuộc vào họ. Nhờ vậy, Nestle có thời



gian rất lớn để theo dõi nguồn gốc của sản phẩm, do đó đảm bảo được họ đang sản xuất
một cách có đạo đức.
-Nhà cung cấp dịch vụ cho cơng ty Nestle cần tuân thủ các Nguyên tắc kinh doanh :
Nguyên tắc 1: Tính liêm chính trong kinh doanh
Nguyên tắc 2: Tính bền vững
Nguyên tắc 3: Tiêu chuẩn lao động
Nguyên tắc 4: An tồn và sức khoẻ
Ngun tắc 5: Mơi trường

Phân tích các sản phẩm thay thế
- Các sản phẩm thay thế mang tính đua tranh nhất là những sản phẩm về tỷ lệ lợi ích
– mức giá hoặc sản phẩm được sản xuất ra bởi các ngành có lợi nhuận cao
- Các sản phẩm của ngành có lợi nhuận cao có thể đặt ra một mối đe doạ tiềm năng
do các cơ hội đối vóiw việc giảm giá cao là rất lớn
- Thương hiệu Milo ngoài sản phẩm sữa bột thì cịn phát triển thêm rất nhiều sản
phẩm khác như: sữa uống liền, bánh kẹp, kẹo ngậm,.. đều có tên là Milo và hương vị
tương đồng. Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp thêm cho khách hàng các sự lựa chọn,
giải quyết nhiều vấn đề mà sản phẩm sữa bột khơng thể đáp ứng như tính tiện lợi, nhanh
gọn.


Phân tích mơi trường
- Theo một số tài liệu, Nestle đã áp dụng chiến lược đa nội địa. điều này giúp Nestle
có thể thích ứng với từng mơi trường cụ thể, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người
tiêu dùng qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Nestle thay đổi các nhà máy có lịch sử lâu đời của mình để xây dựng các nhà máy
cơng nghệ cao tại quốc gia tiềm năng về cung nguyên liệu và cầu sản phẩm


Phân tích đặc điểm thị trường
- Điều khiến Nestle có thể thành cơng tại Việt Nam cũng như trên tồn thế giới là
nhờ sự phân đoạn thị trường vơ cùng khơn khéo của mình. Hãng đã thâm nhập nhiều thị
trường, chiến lược Marketing của Nestle là tạo được độ phủ lớn trên thị trường ở nhiều
nước, nhiều khu vực trong đó có Việt Nam


- Thông thường, Nestle theo một kênh phân phối FMCG. Các sản phẩm của nestle
số lượng lớn xuất xưởng và được gửi tới C&F. Đây là một loại nhà kho nơi các sản phẩm
này được lưu giữ. Từ đó, hàng được gửi đến các nhà phân phối rồi đến các nhà bán lẻ.
Người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm thơng qua nhà bán lẻ. Do đó, nhà phân phối có
thể dễ dàng nhận được giảm giá đối với các sản phẩm mạnh hơn, nếu họ mua một số sản
phẩm yếu hơn.
- Mức sẵn có và bản chất cơ sở hạ tầng marketing: công tác marketing được tổ chức
khá tốt. Các chức năng của Marketing được phân chia cụ thể cho từng phòng ban, dưới
giám đốc Marketing là những trưởng phịng chịu trách nhiệm từng nhóm mặt hàng đã
cung cấp những thông tin hỗ trợ cho việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Bên
cạnh công việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các chiến lược của đối thủ cạnh tranh,
phòng Marketing còn thực hiện nhiều chương trình quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,
khách hàng dùng sản phẩm mẫu tạo điều kiện mở rộng thị phần và thúc đẩy việc đưa sản
phẩm Milo vào thị trường.
- Dự báo nhu cầu thị trường: hiện nay nhu cầu tiêu thụ sữa của người tiêu dùng
ngày càng cao, ngàn công nghiệp sữa tại VIệt Nam ngày càng phát triển mạnh. Theo
Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân thị trường sữa từ năm 2015-2017 tăng
trưởng bình quân 15%/năm và đỉnh điểm là năm 2017 tăng 17.2% so với năm trước. Tuy
nhiên, tính đến năm 2017 thì Việt Nam chỉ sản xuất được 24 lít sữa/1 người/năm thấp
hơn so với mức trung bình sử dụng sữa của người Việt Nam ở thời điểm đó lad 26 lít sữa/
1 người/năm, tức ngành công nghiệp sữa vẫn chưa kịp đáp ứng được hết nhu cầu cho
người tiêu dùng. Chính vì thế cơng ty Nestle đã khơng ngừng đa dạng hố sản phẩm của
mình và mở thêm nhiều trang trại để có thể đáp ứng lượng sữa tốt nhất có thể.


Phân tích hành vi chi phí của ngành
18/5/2017 Nestle Việt Nam vừa đưa vào hoạt động nhà máy Bơng Sen có tổng mức
đầu tư 1.600 tỷ đồng (khoảng 70 triệu USD) tại khu công nghiệp Thăng Long II, Hưng
Yên. Được xây dựng trên diện tích 10 ha nhằm phát triển dịng sản phẩm thức uống dinh
dưỡng Milo đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt là thị trường phía Bắc. Trong giai đoạn
đầu, nhà máy sẽ giúp Nestle tăng đáng kể dung lượng sản xuất sản phẩm Milo uống liền.
Với công nghệ và kỹ thuật hiện đại, nhà máy mới không chỉ đảm bảo sản xuất ra những
sản phẩm chất lượng tốt nhất mà cịn giảm thiểu những tác động mơi trường, tối ưu hóa
trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.


1.4.

Cơ hội

Cơ hội về môi trường kinh doanh, thị trường phát triển: Thị trường sữa Việt Nam
ngày càng phát triển do thu nhập người dân ngày được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm tăng cường sức khỏe như sữa ngày một tăng thêm. Thêm vào đó với lợi thế là
một tập đoàn đa quốc gia, Nestle Milo sẽ dễ dàng khi tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng
nếu như so sánh với các hãng sữa ngoại khác. Bên cạnh đó, tỉ lệ tăng trưởng GDP 7%/
năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 2700 USD/ năm, tăng 2,7 lần, kết hợp với xu thế
cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao và thu nhập ngày được cải thiện cùng với sự gia
tăng dân số trẻ sẽ là yếu tố khiến cho sức cầu các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa
ngày được nâng cao. Vì vậy, Nestle Milo có tiềm năng rất lớn khi kinh doanh tại thị
trường Việt Nam do thu nhập khách hàng tăng, người dân sẽ tập trung vào những sản
phẩm bổ trợ cho sức khỏe. Đặc biệt, với văn hóa hướng ngoại như ở Việt Nam, khách
hàng sẽ lưu ý sản phẩm Milo của Nestle khi Nestle có chiến dịch marketing phù hợp.
Cơ hội cạnh tranh: Doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh của Nestle là những doanh

nghiệp nội địa trong nước. Nestle có quy trình sản xuât sữa Milo rõ ràng, cụ thể với công
nghệ tiên tiến, cùng với kinh nghiệm kinh doanh lớn so với các công ty nội địa. Với
những ưu điểm trên, cơng ty nước ngồi thường sẽ có tài chính mạnh, chuyên nghiệp
trong đào tạo nhân sự và đội ngũ cán bộ, do đó, việc xây dựng nguồn nhân sự quan trọng
cho cơng ty nước ngồi sẽ dễ hơn cơng ty của Việt Nam do môi trường và mức lương của
cơng ty nước ngồi mang lại. Ngồi ra, với một chiến lược và tầm nhìn của thương hiệu
sâu rộng với mức tài chính lớn, cộng với lợi thế về quy trình sản xuất rõ ràng, sữa Milo
Nestle có thể dễ dàng chiếm thị phần lớn trong nội địa Việt Nam.
Chương 2. Quản lý marketing quảng cáo của Nestle
2.1. Giới thiệu về công ty
2.1.1 Giới thiệu chung
Nestle công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại
Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm
cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa.



×