THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
1
2
3
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến TMĐTMột số vấn đề pháp lý liên quan đến TMĐT
Luật mẫu TMĐT của Luật mẫu TMĐT của Liên Hiệp QuốcLiên Hiệp Quốc (UNCITRAL)UNCITRAL)
Các văn bản pháp quy về giao dịch điện tử Việt NamCác văn bản pháp quy về giao dịch điện tử Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý
1. Vấn đề Luật thương mại
2. Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư
3. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
4. Vấn đề thuế và thuế quan
5. Vấn đề giải quyết tranh chấp
6. Vấn đề quy định tiêu chuẩn hóa công nghiệp và
thương mại
Vấn đề Luật thương mại
Yêu cầu về văn bản
Luật pháp các nước và công ước quốc tế đều yêu
cầu các giao dịch phải được ký kết hoặc chứng
thực bằng văn bản.
Khi phát sinh tranh chấp nếu không có văn bản
chứng thực hợp đồng thì toà án sẽ không có cơ sở
để cưỡng chế.
Sự xuất hiện của thương mại điện tử đã mở rộng
khái niệm văn bản, bao gồm cả điện tín, điện
báo,hay bất kỳ dạng văn bản nào khác.
Đòi hỏi phải có các quy định cụ thể để hợp pháp
hoá giá trị văn bản của dữ liệu điện tử
Vấn đề Luật thương mại
Yêu cầu về chữ ký
Trong các giao dịch truyền thống: chữ ký hoặc bất
kỳ dạng chứng thực nào khác như điểm chỉ, đóng
dấu, thường là yêu cầu bắt buộc để xác định chủ
thể tham gia vào hợp đồng.
Yêu cầu đối với chữ ký trên các chứng từ sử dụng
trong thương mại quốc tế là một rào cản lớn đối với
sự phát triển của TMĐT.
Vấn đề Luật thương mại
Yêu cầu về văn bản gốc
Văn bản gốc là bằng chứng tin cậy xác thực nội
dung thông tin ghi nhận trong văn bản do đảm bảo
được 3 yêu cầu: nguyên vẹn, xác thực, và không
thay đổi được.
Sự phát triển của CNTT và truyền thông cho phép
sử dụng các giải pháp kỹ thuật như chữ ký điện tử
để chứng thực tính nguyên vẹn và xác thực của dữ
liệu điện tử.
Cần phải có các quy định pháp lý để xác lập tính
hợp pháp của văn bản điện tử thay cho văn bản gốc
Vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân về thói quen và sở thích tiêu
dùng có giá trị rất lớn đối với các doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng.
Công nghệ mạng cho phép các doanh nghiệp thu
thập thông tin về khách hàng và thói quen mua
sắm
Người sử dụng Internet rất lo ngại về việc thu thập
và sử dụng thông tin của mình ngay cả cho mục
đích thương mại
Việc sử dụng thông tin cá nhân như số thẻ thanh
toán, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng để phục vụ
cho mục đích gian lận cũng là những vấn đề nhức
nhối
Vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân
Các nước đều ghi nhận tầm quan trọng của việc
bảo vệ thông tin cá nhân đối với sự phát triển của
thương mại điện tử
Sự lo ngại của người sử dụng Internet là rào cản
lớn đối với sự phát triển thương mại điện tử
Việc giải quyết các trở ngại pháp lý liên quan đến
bảo vệ thông tin cá nhân gặp rất nhiều khó khăn do
có sự khác biệt về luật pháp các nước
Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Thương mại điện tử làm xuất hiện hàng loạt các
quy định pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
như: thương hiệu, bản quyền, bằng phát minh sáng
chế,…
Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm là
việc đăng ký, buôn bán hoặc sử dụng tên miền
giống hệt hoặc dễ nhầm lẫn với một thương hiệu
nổi tiếng hoặc tên riêng của một người nhằm mục
đích sinh lợi bất hợp pháp, cạnh tranh không lành
mạnh
Vấn đề thuế quan
Cần phải xây dựng khung pháp lý về thuế nhằm
đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ thuế và các bên
tham gia có thể biết được mức thuế và chi phí phải
trả khi giao dịch điện tử
Một số vấn đề nảy sinh như việc xác định nơi tiêu
thụ thực sự của khách hàng để đánh thuế hoặc
khấu trừ VAT
Các nước có nên áp dụng thuế quan đối với sản
phẩm tiêu thụ qua các kênh phân phối điện tử hay
không?
Các nước vẫn tiếp tục nghiên cứu và tìm giải pháp
thích hợp cho các vấn đề liên quan đến thuế và
thuế quan
Vấn đề giải quyết tranh chấp
Việc xác định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
cũng là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết do
rất khó xác định địa điểm giao dịch và tiêu thụ các
sản phẩm của hoạt động TMĐT
Cần phải có các quy định cụ thể để các bên tham
gia biết được luật nào sẽ được áp dụng cho giao
dịch mình đang tham gia, cũng như xây dựng một
thủ tục rõ ràng về quy trình giải quyết tranh chấp
nảy sinh từ hoạt động TMĐT
Vấn đề quy định tiêu chuẩn hoá
Kinh doanh TMĐT cần một hệ thống tiêu chuẩn
hoá về công nghệ và thương mại
Tiêu chuẩn hoá công nghệ cho phép khả năng kết
nối trên phạm vi toàn cầu, đảm bảo quy trình trao
đổi thông tin được thông suốt
Tiêu chuẩn hoá hàng hoá/dịch vụ là cơ sở kỹ thuật
để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng
Tiêu chuẩn hoá trong TMĐT là đưa ra các chuẩn
mực về văn bản, hợp đồng; thống nhất các khái
niệm, ký hiệu mã hoá để đảm bảo giao dịch nhanh
chóng, chặt chẽ và tin cậy
Luật Thương mại điện tử
1. Luật mẫu về TMĐT của Liên hiệp quốc
2. Luật giao dịch điện tử của một số quốc gia
3. Những quy định chung về khuôn khổ pháp lý
thương mại điện tử toàn cầu
Luật mẫu về TMĐT của Liên hợp quốc
Năm 1996: Ủy ban Luật Thương mại quốc tế
của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo
một Luật mẫu về TMĐT.
Hình thành những quy định mẫu về thừa nhận
giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và chữ ký
điện tử.
Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài
liệu tham khảo cho các nước trong quá trình
xây dựng pháp luật về TMĐT của mình.
Luật mẫu về TMĐT của Liên hợp quốc
Luật mẫu được soạn thảo dựa trên các nguyên tắc:
Tài liệu điện tử có thể được coi có giá trị pháp lý như tài
liệu ở dạng văn bản nếu thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật
nhất định
Tự do thoả thuận hợp đồng
Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền
thông điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy
định pháp lý về hình thức hợp đồng
Luật chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng, mà không đề
cập nội dung, trên cơ sở phải thoả mãn những đòi hỏi pháp
lý nhất định
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước
Luật giao dịch điện tử ở một số quốc gia
Anh Luật bảo vệ dữ liệu: 1998
Luật liên lạc điện tử: 2000
Quy định về chữ ký điện tử: 2002
Australia Luật giao dịch điện tử: 1999
Nhật Bản Luật CNTT, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử: 2000
Hàn Quốc Luật chữ ký điện tử: 1999
Mỹ Luật giao dịch điện tử thống nhất toàn liên bang: 1999
Nga Luật liên bang về thông tin: 1995
Luật chữ ký điện tử: 2002
Singapore Luật giao dịch điện tử: 1998
Malaysia Luật chữ ký điện tử: 1998
Trung Quốc Luật hợp đồng sửa đổi: 1999
Những quy định chung về khuôn khổ pháp
lý thương mại điện tử toàn cầu
Về giá trị pháp lý của thông điệp điện tử
Về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Về bảo vệ quyền riêng tư
Về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Giá trị pháp lý của thông điệp điện tử
Thông điệp dữ liệu là hình thức thông tin được
trao đổi qua phương tiện điện tử trong các giao
dịch TMĐT.
Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình
thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử,
thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình
thức tương tự khác.
Giá trị pháp lý của thông điệp điện tử
Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp
dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao
dịch TMĐT, thể hiện dưới các khía cạnh:
Có thể thay thế văn bản giấy
Có giá trị như bản gốc
Có giá trị lưu trữ và chứng cứ
Xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa
điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử là một công nghệ cho phép xác
nhận người gửi và bảo đảm tính toàn vẹn của
thông điệp dữ liệu
Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ,
chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức
khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc
kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu.
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Về bản chất, chữ ký điện tử tương đương chữ
ký tay, có các đặc tính như:
Khả năng nhận dạng một người
Tạo tính chắc chắn về mối quan hệ của người
đó với hành vi ký và cho thấy việc người đó
chấp nhận nội dung tài liệu ký
Hiện nay, chữ ký số là loại chữ ký điện tử được
sử dụng phổ biến nhất
Bảo vệ quyền riêng tư trong TMĐT
Sự riêng tư là những bí mật cá nhân, không vi
phạm đến luật pháp, được pháp luật bảo vệ.
Quyền riêng tư có tính tương đối, nó phải cân
bằng với xã hội và quền lợi của xã hội bao giờ
cũng phải cao hơn của từng cá nhân.
Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào TMĐT phải
đảm bảo sự riêng tư: bí mật về hàng hoá mua
bán, về thanh toán,…mà cả người mua và người
bán phải tôn trọng.
Bảo vệ quyền riêng tư trong TMĐT
TMĐT là hình thức kinh doanh qua mạng nên
việc bảo vệ sự riêng tư là một vấn đề quan trọng
đặt ra cho cả khía cạnh pháp lý và công nghệ.
Nguy cơ lộ bí mật riêng tư trong TMĐT rất lớn,
doanh nghiệp có thể lợi dụng các bí mật riêng tư
của khác hàng để: Lập kế hoạch kinh doanh, có
thể bán cho doanh nghiệp khác, hoặc sử dụng
vào các mục đích khác.
Bảo vệ quyền riêng tư trong TMĐT
Nguy cơ bí mật riêng tư có thể bị lộ qua cookies
(một phần dữ liệu rất nhỏ thường trao đổi qua lại
giữa Web site và trình duyệt khi sử dụng Internet)
Cookies cho phép các sites có thể theo dõi người sử
dụng mà không cần phải hỏi trực tiếp.
Người ta có thể dùng Cookies để xâm nhập vào sự
riêng tư của khách để nắm bắt các thông tin cá nhân
và sử dụng bất hợp pháp mà người sử dụng không hề
biết.
Các giải pháp phòng chống: Người sử dụng phải xóa
các file cookie trong máy tính của mình, hoặc sử dụng
phần mềm anti-cookie.
Bảo vệ quyền riêng tư trong TMĐT
Tổ chức phải tuân thủ các nguyên tắc khi thu thập và sử dụng
thông tin cá nhân:
1. Thông báo trước: Người dùng phải được báo trước về việc thu
thập thông tin, các loại thông tin sẽ được thu thập
2. Có sự ưng thuận: Người dùng phải có chọn lựa trong quá trình
cung cấp thông tin để có thể ngưng hoặc ưng thuận việc thu
thập thông tin của mình.
3. Truy cập: Người dùng phải được truy cập vào thông tin cá nhân
của mình và xác nhận tính hợp lệ của dữ liệu.
4. Tính nguyên vẹn/an toàn: Người dùng phải được đảm bảo dữ
liệu của họ là an toàn và giữ nguyên chính xác. Dữ liệu không
được bị mất, truy cập bất hợp pháp, lợi dụng để lừa gạt.
5. Cưỡng chế/bồi thường: Phải có phương pháp để cưỡng chế
và khắc phục khi có vấn đề xâm phạm thông tin riêng tư.