Tải bản đầy đủ (.ppt) (62 trang)

Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 62 trang )

Giáo án điện tử môn Quản trị kinh doanh, D3
Giảng viên: DƯƠNG CÔNG DOANH
Liên hệ: 0982273187
Email:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS
Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân,
2013
2. Bài tập hướng dẫn thực hành Quản trị kinh doanh,
Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học
kinh tế quốc dân, 2011
DÊ ĐEN VÀ DÊ TRẮNG

Một gia đình nông dân nọ có nuôi một đàn dê, trong đó có một chú dê đen. Các con dê trắng rất
kiêu ngạo, vì bộ lông trắng phau như tuyết, và thường tỏ ra coi thường chú dê đen, với mô tả về
dê đen “giống như một tên nghèo hèn với chiếc áo bẩn thỉu”.

Ngay cả người nông dân cũng coi thường chú dê đen, ông ta cũng chỉ cho cậu ăn những loại cỏ
kém chất lượng, thỉnh thoảng còn đánh đập dê đen vì tranh ăn với dê trắng. Chú dê đen rất đau
lòng khi phải sống những ngày tháng bị mọi người phân biệt đối xử.

Một ngày đầu xuân, cả đàn dê cùng ra ngoài ăn cỏ, chúng đi rất xa. Đột nhiên trời đổ một trận
mưa tuyết lớn, cả đàn đành nấp vào một bụi cây. Một lúc sau, xung quanh bụi cây đã phủ đầy
tuyết trắng. Do tuyết dầy nên cả đàn dê không sao ra được, chỉ còn cách ngồi chờ người nông
dân đến cứu.

Người nông dân lên núi tìm đàn dê của mình, nhưng vì xung quanh toàn tuyết trắng, nên ông
không sao phát hiện ra đàn dê ở đâu. May mắn thay, ông nhìn thấy từ xa, có một đốm đen. Khi
chạy tới, quả nhiên cả đàn dê đang bị kẹt ở đó, và đốm đen kia chính là chú dê đen.

Người nông dân ôm lấy chú dê đen và thốt lên “May mà nhờ có mày, nếu không cả đàn đã chết


cóng vì tuyết rồi”. Các chú dê trắng cũng ôm lấy chú dê đen và cảm ơn rối rít
BÀI HỌC TRONG KINH DOANH

“Mười ngón tay có ngón ngắn ngón dài”. Trong một tổ chức, sẽ có
nhiều loại nhân viên. Nhà quản lý không nên đánh giá nhân viên dựa
trên một góc độ, mà phải có cái nhìn toàn diện, và dùng người đúng sở
trường, và cố gắng phát huy hết khả năng của họ.

Hãy để những người vô kỷ luật (nhưng có đầu óc tìm tòi, khám phá)
làm các công việc phát triển thị trường, sản phẩm. Để cho người thiếu
sáng tạo (nhưng biết chấp hành nghiêm ngặt các nguyên tắc) làm công
việc giám sát. Nếu như vậy, trong tổ chức sẽ không có nhân viên nào
bất tài.
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Đặng Lê Nguyên Vũ- Tôi chiến đấu vì thuơng hiệu Việt

Xuất thân là một sinh viên y khoa nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ khoái cà phê hơn cầm dao mổ. Năm
1996, Vũ tự làm ra những gói cà phê và tự bán. Tám năm sau, Vũ tự tạo ra việc làm cho gần 15.000
nhân công.

Vượt qua nhiều ứng viên khác trong nước, Đặng Lê Nguyên Vũ được Hiệp hội Các nhà doanh nghiệp
trẻ Asean chọn là nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất Asean. Đây là một danh hiệu được trao năm
năm một lần cho những doanh nhân có thành tích kinh doanh xuất sắc, đóng góp nhiều cho xã hội.
Và trên thương trường, cái tên này cũng luôn gắn với hình ảnh một nhà quản trị đầy bản lĩnh.

Vào thời điểm hiện tại, Trung Nguyên đã và đang tạo cho mình một vị thế cách biệt với các hãng cà
phê trong nước. Nhưng không bằng lòng với điều đó, nhà quản trị trẻ đầy bản lĩnh này còn thể hiện
sự quyết tâm cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Trung Nguyên đã thể hiện được sức mạnh của mình
trong một “cuộc chiến” với một “đại gia” nuớc ngoài vốn khuynh đảo thị phần đóng gói ở Việt Nam –
một cuộc chiến mà theo Vũ là không hề giấu giếm. Và chỉ với một thời gian ngắn thôi, sản phẩm G7

của Trung Nguyên đã làm cho họ có khó khăn.

Thành công của G7 ngày nay là một điều không tầm ai phủ nhận được, ấy vậy mà không mấy ai biết
rằng khi bắt đầu “cuộc chiến” với những tập đoàn đa quốc gia, Đặng Lê Nguyên Vũ mời hai công ty
quảng cáo tới.
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN
Đặng Lê Nguyên Vũ- Tôi chiến đấu vì thuơng hiệu Việt
Khi nghe Vũ trình bày ý định, một người nói “Gậy vông mà đòi chơi với xe tăng, thiết giáp!”
Người kia kể: “ở nhà tôi có nuôi hồ cá. Thả miếng bánh vào, con cá lớn táp trước. Những
mẩu bánh vụn vung vãi dành cho lũ cá nhỏ”.
Nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ không chấp nhận sự khiếp nhược đó.
“Tại sao tôi không thắng một kẻ mạnh hơn tôi ngay trên đất nước mình? Mục tiêu của
chúng tôi đầy tham vọng: không chỉ chiếm thị phần mà đánh bại “đại gia” đó tại Việt Nam
trước đã. Đã đến lúc chủ động “chơi” chứ không đợi người ta “đánh” rồi mới loay hoay
phản kích”
“Đứng lên “chơi” với những tập đoàn đa quốc gia. Tại sao không?”
Đúng là khí phách của một doanh nhân trẻ đất Việt- nhanh nhạy, sáng tạo và tràn đầy niềm
tin chiến thắng!
Câu 1: Những phẩm chất nhà quản trị nào bạn nhận thấy ở Đặng Lê Nguyên Vũ qua câu chuyện
nhỏ này? Đó có phải là phẩm chất cần có hàng đầu đối với Nhà Quản Trị không?
Câu 2: Theo bạn để có thể chiến thắng trong cạnh tranh sản phẩm cà phê đóng gói, Đặng Lê
Nguyên Vũ cần làm gì?
Câu 3: Một vài nhận xét của bạn về thê hệ “Nhà quản trị trẻ tuổi Việt Nam” hiện nay? Theo bạn,
đâu là “lợi thế so sánh” của họ?
Câu 4: Để trở thành “Nhà quản trị” thành công trong tương lai, bản thân bạn cần tích luỹ những
“hành trang/yếu tố” gì?
NỘI DUNG
1. Khái lược về nhà quản trị
2. Kỹ năng quản trị
3. Phong cách quản trị

4. Nghệ thuật quản trị
KHÁI LƯỢC VỀ NHÀ QUẢN TRỊ

Khái niệm

Phân loại nhà quản trị

Các tiêu chuẩn cần có ở NQT
KHÁI NIỆM
Lực lượng lao động
Lao động sản xuất
Lao động sản xuất
Lao động quản trị
Lao động quản trị
Gián tiếp
Gián tiếp
Trực tiếp
Trực tiếp
Cán bộ
Cán bộ
Nhân viên
Nhân viên
KHÁI NIỆM

Khái niệm: Nhà quản trị là
người thực hiện và tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ quản trị

Đặc điểm:


Nhà quản trị phải hoàn thành
nhiệm vụ được giao với nguồn
lực thấp nhất.

Nhà quản trị sẽ hoạt động cùng
với cấp dưới và cùng họ thực
hiện nhiệm vụ của doanh
nghiệp.
PHÂN BIỆT LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN TRỊ
(Sự phân biệt giữa quản trị và lãnh đạo rất tương đối)
Là nhân viên quản trị nếu:
(1) Tổ chức công việc hoặc tự thực
hiện công việc quản trị
(2) Có trách nhiệm tuyển dụng, đào
tạo, tạo động lực cho nhân viên
(3) Đánh giá công việc qua chất
lượng và những điều kiện cần có thể
thực hiện
Là cán bộ quản trị cần thêm 2 điều
kiện
(1) Là cầu nối giữa nhân viên với các
nhà quản trị khác
(2) Thúc đẩy nhân viên làm việc và
thiết lập văn hóa của tổ chức
Là lãnh đạo nếu:
(1) Khi phối hợp thực hiện công
việc với người khác, người đó có
thể tạo ra sự khác biệt
(2) Có thể tạo ra những giá trị mà
trước đây chưa hề tồn tại

(3) Có khả năng thu hút người khác
(4) Rất thực tế
(5) Sẵn sàng thay đổi
CÁC CÁCH PHÂN LOẠI NHÀ QUẢN TRỊ
1
Theo tính cấp bậc
của hệ thống

NQT cấp cao

NQT cấp trung
gian

NQT cấp cơ sở
2
Theo tính chủ thể
và khách thể

NQT điều hành

NQT thực thi
nhiệm vụ
3
Theo tính chất
chuyên môn hóa
công việc

NQT chuyên
môn hóa


NQT đa năng
www.themegallery.com
CÁC TIÊU CHUẨN CẦN CÓ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
Khả năng truyền thông
1
Khả năng thương lượng, thỏa hiệp
2
Tư duy sáng tạo mang tính toàn cầu
3
Phản ứng linh hoạt, hành động lịch
thiệp, am hiểu đa văn hóa
4
KỸ NĂNG QUẢN TRỊ

Khái niệm

Các kỹ năng quản trị

Mối quan hệ giữa các kỹ năng
KHÁI NIỆM KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
Kỹ năng quản trị là những khả
năng ứng dụng từ lý thuyết sang
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu
đặt ra
Kỹ năng quản trị có thể giúp cho
người lao động làm việc có hiệu quả
hơn. Tùy các cấp quản trị thì yêu cầu,
đòi hỏi và mức độ ưu tiên với các các
kỹ năng quản trị là khác nhau
Kỹ năng nhận thức

chiến lược
Kỹ năng quan hệ
con người
Kỹ năng kỹ thuật
CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
KỸ NĂNG KỸ THUẬT

Là những hiểu biết và thực hành
theo quy trình xác định ở một lĩnh
vực chuyên môn cụ thể nào đó.

Kỹ năng kỹ thuật chỉ có thể được
hình thành thông qua học tập tại các
trường QTKD và được phát triển
trong quá trình thực hành nhiệm vụ
quản trị cụ thể.

Ví dụ như: kĩ năng tổ chức hoạt
động marketing, kỹ năng tổ chức lao
động…

Cụ thể hơn: kỹ năng trả lương,…
KỸ NĂNG QUAN HỆ VỚI CON NGƯỜI

Là khả năng làm việc cùng, hiểu và
khuyến khích người khác trong quá
trình hoạt động, xây dựng các mối
quan hệ tốt giữa người với người
trong quá trình thực hiện công việc.
Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng

đối với kết quả hoạt động của doanh
nghiệp.

Kỹ năng quan hệ với con người chứa
đựng yếu tố bẩm sinh, chịu ảnh
hưởng nhiều bởi nghệ thuật giao
tiếp, ứng xử của Nhà quản trị.

Ví dụ như: kỹ năng khen ngợi, kỹ
năng khiển trách, kỹ năng làm việc
với cấp dưới, kỹ năng điều khiển
nhân sự,
KỸ NĂNG NHẬN THỨC CHIẾN LƯỢC

Là kỹ năng phân tích, dự báo và hoạch
định chiến lược với tính nhạy cảm cao.

Là tầm nhìn, tính nhạy cảm và bản
lĩnh chiến lược của Nhà quản trị, chỉ có
thể được hình thành từ tri thức, nghệ
thuật và bản lĩnh được hun đúc trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ quản trị
của Nhà quản trị.

Ví dụ như: kĩ năng tư duy hệ thống,
biết phân tích mối liên hệ giữa các vấn
đề một cách logic Kỹ năng này bao
gồm khả năng bao quát doanh nghiệp
như một tổng thể.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC KỸ NĂNG

Nhà quản trị cấp cao cần
được ưu tiên kĩ năng nhận
thức chiến lược, nhà quản trị
cấp trung gian cần được ưu
tiên kĩ năng quan hệ với con
người và nhà quản trị cấp cơ
sở cần được ưu tiên kĩ năng
kỹ thuật.
Những nhà quản trị thành công
không nhất thiết phải là bẩm
sinh, họ có thể được phát triển
mà thành
PHONG CÁCH QUẢN TRỊ

Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng

Các phong cách quản trị chủ yếu
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

Khái niệm: Phong cách quản trị là tổng thể
các phương thức ứng xử như : Cử chỉ, lời
nói, thái độ, hành động mang tính chất ổn
định của chủ thể quản trị trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ quản trị của mình.

Thực chất phong cách quản trị biểu hiện cá
tính của mỗi nhà quản trị trong một môi
trường cụ thể

Các nhân tố ảnh hưởng:


Chuẩn mực xã hội: đạo đức, lễ giáo, phong
tục, tập quán

Trình độ văn hóa: học thức của nhà quản
trị

Kinh nghiệm sống

Khí chất, tính cách cá nhân

Trạng thái tâm lý cá nhân
CÁC PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CHỦ YẾU
1) Phong cách dân chủ
2) Phong cách thực tế
3) Phong cách tổ chức
4) Phong cách mạnh dạn
5) Phong cách chủ nghĩa cực đại
6) Phong cách tập trung chỉ huy
PHONG CÁCH DÂN CHỦ

Quan hệ đối nội

Không có sự phân biệt rõ ràng trong quan hệ
giữa cấp trên và cấp dưới;
 Luôn có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới;

Nhà quản trị thể hiện vai trò ở chỗ biết đưa ra
lời khuyên và giúp đỡ mọi người khi cần thiết.;


Nếu có bất hòa: Nhà quản trị thường tìm
nguyên nhân gắn với môi trường bên ngoài.

Quan hệ đối ngoại

Nhà quản trị mang phong cách dân chủ tỏ ra
bình đẳng, tôn trọng đối tác;

Nhà quản trị có thiên hướng chủ động gặp gỡ
đối tác về các biện pháp cần thiết trong quá
trình thực hiện các hoạt động liên quan đến
doanh nghiệp.
PHONG CÁCH DÂN CHỦ

Nếu dân chủ thái quá sẽ dễ chuyển sang
phong cách mị dân.
 Biểu hiện:
 Nhà quản trị dễ có xu hướng thỏa mãn với
ê kíp của mình, chủ quan với những nhận
thức của mình và sẽ ít chú ý đến thực
trạng diễn biến của thực tế.

Nhà quản trị vừa không dám ảnh hưởng
đến người khác,lại vừa sợ bị ảnh hưởng
của nhân viên dưới quyền nên dễ bị một số
người trong tập thể lợi dụng hoặc giật dây
mà không biết.

×