Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

kinh tế môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.5 KB, 4 trang )

Phát triển bền vững trong kinh tế môi trường.
*Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế-xã hội làng mạnh dựa
trên việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ mai sau.
*Quan điểm của phát triển bền vững:
-Tôn trong các quy luật của tự nhiên
Quy luật tự nhiên là các quy luật khách quan mà con người có thể nhận
thức được,từ đó điều chỉnh sự tác động của mình sao cho phù hợp với sự
vận đông của tự nhiên.
Để đảm bảo phát triển bền vững,trước hết con người cần phải nắm
vững các quy luật tự nhiên,sau đó lựa chọn quy luật tự nhiên để khai
thác,sử dụng và tác động vào thiên nhiên một cách phù hợp.Có như
vậy,mới hòa nhập được các quá trình phát triển vào các quá trình tự phát
triển,mới biến các quá trình phát triển thành bộ phận hữu cơ trong môi
trường phù hợp,thống nhất,cân bằng.Chính sự gắn kết hài hòa này là tiền
đề cho một tương lai bền vững.
-Tiết kiệm trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thành
phần môi trường.
Để phát triển bền vững,con người cần sử hợp lí các nguồn lực mà
thiên nhiên ban tặng cho con người.Bởi vì tài nguyên thiên nhiên có giới
hạn nên khai thác nhiều sẽ dẫn đến cạn kiệt,khai thác không đúng
mức,đúng cách sẽ dẫn đến bị thất thoát,lãng phí vì vậy con người cần
phải sử dụng tiết kiệm.
Để tiết kiệm trong khai thác,sử dung,cần phải phân tích,đánh giá để
nắm rõ các nguồn lực hiện có,đồng thời áp dụng khoa học-kĩ thuật và
công nghệ để tăng khả năng khai thác,tăng hiệu suất khai thác,tăng sản
lượng và thời gian khai thác.
-Áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật và công nghệ trong chế biến,sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường
Giải pháp này giúp con người sản xuất ra được nhiều loại sản phẩm


nhất,mỗi loại sản phẩm có số lượng cao nhất để đáp ứng cao nhất nhu cầu
của xã hội đồng thời ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn một loại tài
nguyên thiên nhiên hiện có trong môi trường.
Nội dung giải pháp:trước hết con người phải sử dụng tổng hợp tài
nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường nhằm khai thác tối đa giá
trị kinh tế vốn có trọng từng loại tài nguyên thiên nhiên,kể cả các loại phế
liệu phụ liệu.Sau đó là áp dụng công nghệ mới để giảm định mức tiêu hao
các loại nguyên nhiên vật liệu và năng lượng cũng như giảm lượng chất
thải trong việc tạo ra một đơn vị sản phẩm.Tìm cách thay thế các nguyên
liệu quý hiếm bằng các nguyên liệu phổ biến hoặc nhân tạo.
-Tăng cường áp dụng các biện pháp bảo vệ,phục hồi,tái tạo tài
nguyên;cải tạo và làm phong phú thêm các nguồn tài nguyên và thành
phần môi trường
Giải pháp này đòi hỏi con người phải bảo vệ được những gì còn có của
môi trường ,nhất là tài nguyên hữu ích truyền lại cho thế hệ mai sau.Bên
cạnh đó là phục hồi lai các thành phần môi trường bị suy giảm,cạn kiệt;tái
tạo lại các thành phần môi trường bị suy thoái ,biến chất;cải tạo thành
phần môi trường chưa hữu ích trở nên hữu ích với con người.Đồng thời
thực hiện việc bổ sung,làm mới các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
thành phần môi trường.
Giải pháp này là cách hữu hiệu nhất để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu
cực trở lại của quá trình phát triển với môi trường,góp phần duy trì và cải
thiện nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường vì sự tồn tại
và phát triển của các thế hệ mai sau.
*Các nguyên tắc của phát triển bền vững:
-Nguyên tắc 1:Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất,là tư tưởng chủ đạo làm cơ sở đạo lí cho
các nguyên tắc khác .Nguyên tắc này nói lên trách nhiệm phải quan tâm
đến người khác và các hình thức khác của sự sống trong hiện tại và tương
lai.

Nguyên tắc này bao gồm:
+Sự phát triển của mỗi nước,mỗi cộng đồng không được làm tổn hại đến
quyền lợi của quốc gia khác,cộng đồng khác và thế hệ mai sau.
+Mọi người cần phải chia sẻ công bằng các phúc lợi và chi phí trong việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
+Điều chỉnh sự phát triển sao cho không đe dọa đến sự sống còn của các
loài khác hoặc làm giảm nơi sinh sống của chúng bởi chính sự sống còn
của con người phụ thuộc vào chúng.
-Nguyên tắc 2:Chú trọng cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đây là mục tiêu cơ bản của phát triển,để từ đó tạo ra sự phát triển bền
vững cho bộ phận sinh vật sống quan trọng nhất trong môi trường.
Sự phát triển chân chính chỉ có được khi nó làm cho cuộc sống của con
người tốt lên cả về kinh tế và tạo ra một cuộc sống lành mạnh,có một nền
giáo dục tốt,có dư tài nguyên đảm bảo cho cuộc sống,có quyền tự do về
chính trị,sống an toàn và không có bạo lực.
-Nguyên tắc 3:Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái đất.
Mục đích:Góp phần bảo vệ chức năng thứ nhất của môi trường,là nền
tảng cơ bản để phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Nội dung nguyên tắc:
+Bảo vệ,duy trì và cải thiện hệ thống nuôi dưỡng sự sống.
+Bảo vệ nguồn gen,nhất là các nguồn gen đặc hữu,bản địa của các địa
phương.
+Khai thác,sử dụng tiết kiệm các nguồn lợi sinh vật.
+Đảm bảo sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đất đai và nguồn
nước.
-Nguyên tắc 4:Hạn chế tới mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn
tài nguyên không thể tái sinh.
+Bảo vệ và tiết kiệm các nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh
như các loại khoáng sản trong quá trình khai thác ,chuyên chở,bảo quản
và chế biến.

+Thay thế nguyên nhiên vật liệu quý hiếm bằng nguyên nhiên vâtj liệu
phổ biến hoặc nhân tạo.
+Áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất.
+Tìm kiếm cách thức để tăng nguồn tài nguyên thiên nhiên dự trữ cho
tương lai.
-Nguyên tắc 5:Giữ vững khả năng chịu đựng của Trái đất.
Con người có thể mở rộng giới hạn chịu đựng của tự nhiên bằng kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến để thỏa mãn nhu cầu của mình .Nhưng nếu
không dựa trên cơ sở quy luật vốn có của tự nhiên thường phải trả giá
bằng sự suy thoái ,nghèo kiệt hoặc làm suy giảm chức năng cung cấp,làm
giảm khả năng chịu đựng của hệ sinh thái Trái đất dẫn đén ảnh hưởng tới
kinh tế,môi trường và gây bất ổn chính trị-xã hội.
Biện pháp cơ bản nhất là hạn chế gia tăng dân số và mứ tiêu thụ.Ở các
nước kém phát triển là giảm tỉ lệ sinh còn ở các nước có thu nhập cao thì
cần hạn chế mức tiêu thụ.
-Nguyên tắc 6:Thay đổi thái độ,thói quen của mỗi người.
Đẩy mạnh công tác giáo dục,đào tạo và tuyên truyền các kiến thức về
môi trường cũng như các vấn đề về môi trường hiện tại để mỗi người
nhận thức về vai trò,vị tí của môi trường và thách thức môi trường đang
đặt ra…Từ đó,từng người sẽ có các tay đổi cần thiết trong thái độ và thói
quen sống.
-Nguyên tắc 7:Cho phép cộng đồng tự quản lí lấy cộng đồng của mình.
Mục đích:Góp phần tạo ra sự đảm bảo trong bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững từ mỗi khu vực,từ mỗi cộng đồng.
Nội dung nguyên tắc:
+Mỗi nước cần cho phép các cộng đồng có sự thống nhất và bền vững
cao được tự quản lí lấy môi trường sống của ình.
+Cộng đồng có các chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững riêng cho môi trường sống của mình.
+Nhà nước cũng cần có sự theo dõi,giám sát,giúp đỡ về chuyên

môn,pháp lí,tài chính hoặc để giúp các cộng đồng này giải quyết các vấn
đề về môi trường liên khu vực hoặc vượt quá khả năng của họ…
-Nguyên tắc 8:Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát
triển và bảo vệ.
Mục đích:Góp phần tạo ra việc bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững từ mỗi quốc gia.
Nội dung nguyên tắc:
+Mỗi quốc gia cần phải có một hệ thống thể chế quốc gia phù hợp và
khoa học.
+Giữa các yếu tố cấu thành thể chế phải có sự phối hợp gắn bó và thống
nhất với nhau để tạo sự cân đối,hợp lí giữa phát triển và bảo vệ.
-Nguyên tắc 9:Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu.
Mục đích:Giúp tạo ra điều kiện bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững trên toàn bộ bề mặt hành tinh.
Nội dung nguyên tắc:
+Cần có sự phối hợp của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường,trong lĩnh vực phát triển trên quy mô toàn cầu.
+Đưa ra các nhận xét,đánh giá tổng hợp về các vấn đề môi trường.
+Xây dựng,điều chỉnh,bổ sung các Công ước quốc tế,xây dựng các
chương trình hành động trên quy mô toàn cầu,xây dựng các Hiệp định
cần thiết và tổ chức thực hiện…
+Xây dựng các tổ chức điều phôi hoạt động trên phạ vi toàn cầu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×