Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

Báo cáo kiến tập tổng hợp tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 143 trang )

Trang 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG THUỶ LỢI BÌNH ĐỊNH:
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Thủy
Lợi Bình Định:
1.1.1 Tên, địa chỉ của Công ty:
- Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Xây Dựng Thủy Lợi Bình Định
- Trụ sở chính : 49 – 51 Lê Lợi – TP Quy Nhơn – Bình Định
- Điện thoại : 056.3822.755
- Fax : 056.3827.055
- Email : Ctycpthuyloi.bd@.vnn.vn
- Số đăng ký kinh doanh : 059309 đăng ký lần đầu ngày 01 tháng 10 năm
1999, đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 29 tháng 7 năm 2008
- Tài khoản giao dịch 5810000000120 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh
Bình Định chi nhánh Phú Tài
- Mã số thuế : 4100259250
- Lãnh đạo Công ty : Giám đốc : Trần Ngọc Kim
Kế toán trưởng : Bùi Thiện Khiêm
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng của Công ty:
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thủy Lợi Bình Định là Công ty Cơ
Giới Thủy Lợi được thành lập theo quyết định số 475 QĐ/UB ngày 21/07/1976 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghĩa Bình.
Đến tháng 08 năm 1989 tỉnh Nghĩa Bình được chia thành 2 tỉnh là Bình Định
và Quảng Ngãi, Công ty đổi tên thành Công ty Xây Dựng Thủy Lợi Bình Định.
Năm 1992 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định có quyết định số 1681 QĐ/UB
ngày 04/02/1992 hợp nhất Công ty Xây Dựng Thủy Lợi Bình Định với Công ty
dịch vụ Thủy Lợi Bình Định trên cơ sở sau khi có thông báo chính thức của Bộ
Thủy Lợi đồng ý thành lập Doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 28/02/1992 tại quyết
định số 2642 QĐ/UB tỉnh Bình Định quyết định thành lập Công ty Xây Dựng Thủy
Lợi Bình Định.
Trang 2


Năm 1997, thực hiện chủ trương sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước, Ủy ban
nhân dân tỉnh ký quyết định số 2841 QĐ/UB ngày 09/01/1997 sáp nhập Công ty Cơ
Giới Nông – Lâm Nghiệp Bình Định với Công ty Xây Dựng Thủy Lợi Bình Định
thành Công ty Xây Dựng Thủy Lợi Bình Định trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn Bình Định.
Với chủ trương của Nhà nước về Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Công
ty đã đựơc ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chuyển thành Công ty Cổ phần Xây
dựng Thủy Lợi Bình Định theo quyết định số 127 QĐ/UB ngày 01/10/1999.
1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty:
Qua nhiều lần thay đổi về tên gọi cũng như hình thức sở hữu vốn, hiện nay
công ty đang hoạt động ổn định với số vốn điều lệ là 3,704 tỷ đồng và số lượng lao
động chính thức là 110 người (cả trực tiếp và gián tiếp). Với 2 điều kiện trên thì
Công ty được xếp vào nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh, đóng góp vào ngân sách của Công ty
những năm gần đây:
Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay và các doanh nghiệp xây
dựng cơ bản trên địa bàn về cả quy mô lẫn số lượng và chất lượng là khá lớn, vì vậy
hoạt động của Công ty gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên nhờ có được những hướng
đi đúng đắn cũng như bề dày kinh nghiệm Công ty cũng đã đạt được kết quả nhất
định, điều đó thể hiện qua 1 số chỉ tiêu trong 3 năm gần đây như sau:
Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh của Công ty dạt được trong 3 năm 2007-2009
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007 2008 2009
Tổng doanh thu thuần 24.406.783.145 26.136.255.148 32.723.923.437
Tổng lợi nhuận sau thuế 806.048.892 865.109.300 -2.669.419.689
Nộp ngân sách 2.670.505.489 2.260.450.649 2.596.752.490
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Trang 3

Nhận xét : Qua các chỉ tiêu được phân tích trên ta thấy, tình hình sản xuất của
Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, Công ty cần xem xét và có những giải pháp
kịp thời để vượt qua khó khăn cũng như hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian
tới.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
1.2.1 Chức năng của Công ty:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúung
ngành nghề đã đăng ký và đúng mục đích thành lập Công ty.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty:
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và nhiệm vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện chế độ hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
kinh doanh, đảm bảo có lãi và tái sản xuất mở rộng.
- Giải quyết thỏa đáng, hài hòa lợi ích của người lao động ở đơn vị theo quy
định của Pháp luật.
- Phải có chính sách nhân sự thích hợp, tổ chức tốt công tác tuyển dụng, đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong
Cty.
- Thực hiện an toàn sản xuất, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
1.3.1. Loại hình kinh doanh và đặc điểm sản phẩm của Công ty:
1.3.1.1 Loại hình kinh doanh:
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, cầu đường và cấp thoát nước.
- Tư vấn giám sát công trình thủy lợi.
- Gia công cơ khí các vật liệu phục vụ thi công các công trình thi công.
- Sữa chữa xe máy và mua bán phụ tùng xe máy.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Cho thuê kho, nhà xưởng.
Trong đó, xây dựng các công trình thủy lợi, cầu đường và cấp thoát nước là
hoạt động chính tạo ra thu nhập của Cty.

Trang 4
1.3.1.2 Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm chính của Cty là các công trình thủy lợi, cầu đường và cấp thoát
nước, vì vậy các sản phẩm này có đặc thù như sau:
- Sản phẩm là những công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính
đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài… Do đó, việc tổ chức quản lý và
hạch toán sản phẩm phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình
xây dựng phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt
rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình.
- Sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự toán hay giá thỏa thuận với chủ đầu tư
(giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm không thể hiện rõ.
- Sản phẩm cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết
bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo điểm đặt sản phẩm. Điều này
làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh
hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng.
- Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao
đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kĩ
thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi
giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra
ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt…
Điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm đảo chất
lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán.
1.3.2. Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra:
1.3.2.1. Thị trường đầu vào:
Do đặc thù của nghành xây dựng công trình thủy lợi, các công trình không chỉ
đặt tại Bình Định mà còn ở nhiều địa phương khác, vì vậy các yếu tố đầu vào như
nguyên vật liệu hay lao động phổ thông thường được thu mua, thuê mướn tại đó.
1.3.2.2 Thị trường đầu ra:
Cùng với việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao năng lực cạnh
tranh, Công ty còn không ngừng mở rộng thị trường nhằm gia tăng lợi nhuận. Trong

những năm qua, các công trình Công ty trúng thầu hoặc nhận khoán không chỉ ở
Trang 5
trong tỉnh mà còn mở rộng khắp cả nước, trong đó các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên chiếm đa số.
Việc mở rộng thị trường là tất yếu để Cty phát triển nhưng điều quan trọng
Công ty mong muốn và đang phấn đấu đạt được một cách tốt nhất chính là sản xuất
vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình vừa đảm bảo lợi nhuận đạt được là cao
nhất.
Bảng 1.2 Doanh thu của Công ty ở các thị trường
Đơn vị tính: đồng
Thị trường Doanh thu Tỷ lệ (%)
Bình Định 8.001.317.680 30,61
Quảng Ngãi 2.964.432.790 11,27
Đồng Nai 2.443.883.727 9,35
Ninh Thuận 1.261.906.360 4,83
Tây Ninh 6.165.582.291 23,59
Các tỉnh khác 5.371.182.300 20,35
Tổng cộng 26.136.255.148 100
(Nguồn: Phòng Kế toán)
1.3.3. Vốn kinh doanh của Công ty:
Từ khi được cổ phần hoá, Nhà nước không giữ 100% vốn mà chuyển sang loại
hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, huy động vốn của nhiều nhà đầu tư để nâng
cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của Cty. Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường,
không có tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát
triển nguồn vốn kinh doanh.
Trang 6
Bảng 1.3 Danh sách cổ đông sáng lập Công ty Cổ Phần Xây Dựng Thủy Lợi
Bình Định
STT Tên cổ đông sáng lập Địa chỉ Số cổ phần

1 Công ty TNHH khai
thác công trình thủy lợi
Xã Nhơn Hoà - An Nhơn
-Bình Định
2.000 cổ phần
(GT: 200.000.000 đ)
2 Lâm trường Sông Kôn Xã Nhơn Hoà - An Nhơn -
Bình Định
5.000 cổ phần
(GT: 500.000.00 đ)
3 Lâm trường Hà Thanh Thị trấn Vân Canh - Vân
Canh - Bình Định
3.500 cổ phần
(GT: 350.000.000 đ)
4 Lâm trường An Sơn Thị trấn Bồng Sơn - Hoài
Nhơn-Bình Định
5.000 cổ phần
(GT: 500.000.000 đ)
5 Lâm trường Quy Nhơn Phường Nhơn Phú - Quy
Nhơn - Bình Định
4.000 cổ phần
(GT: 400.00.000 đ)
6 Công ty vật tư KT nông
nghiệp
173 Trần Hưng Đạo - Quy
Nhơn-Bình Định
3.050 cổ phần
(GT: 305.000.000 đ)
7 Trần Ngọc Kim P.Trần Quang Diệu - Quy
Nhơn-Bình Định

270 cổ phần
(GT: 27.000.000 đ)
8 Nguyễn Minh Nhân Thị trấn Tuy Phước - Quy
Nhơn-Bình Định
251 cổ đông
(GT: 25.100.000 đ)
9 Phạm Thanh Lâm P.Nhơn Phú - Quy Nhơn -
Bình Định
201 cổ đông
(GT: 20.100.000 đ)
Và 169 cổ đông sáng
lập khác
11.728 cổ đông
(GT: 1.172.800.000 đ)
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Trong quá trình hoạt động sản xuất khi có yêu cầu về vốn mà huy động từ các
cổ đông không đáp ứng đủ thì Công ty sẽ tiến hành vay Ngân hàng. Việc vay Ngân
hàng sẽ giúp đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong khi xây dựng các công trình về mặt
tiến độ cũng như chất lượng, tạo ra lợi ích hiện tại và lâu dài cho Công ty. Tuy
nhiên chi phí lãi vay cũng là vấn đề công ty nên cân nhắc.
1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty:
1.3.4.1. Đặc điểm về lao động:
Bảng 1.4 Cơ cấu nhân sự của Công ty
Trang 7
STT Chỉ tiêu Năm 2009
Tỷ trọng
(%)
Tổng số lao động (trực tiếp và gián tiếp) 110
I. Theo trình độ
1 Đại học 16 14,6

2 Cao đẳng 4 3,63
3 Trung cấp 17 15,45
Trung cấp nghề
(đa số là Công nhân bậc 3/7 trở lên)
73 66,36
II. Theo giới tính
1 Nam 104 94,5
2 Nữ 6 5,45
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Ngoài ra khi thi công các công trình, Công ty cần thuê thêm số lao động phổ
thông địa phương nơi có công trình.
Qua bảng số liệu, ta thấy cơ cấu lao động tương đối ít, phù hợp với loại hình
kinh doanh và quy mô của Công ty.
1.3.4.2. Đặc điểm về Tài sản cố định:
Tài sản cố định hữu hình của Công ty phần lớn là các loại máy móc như máy
ũi Komastu (5chiếc), máy trộn BT KYC ( 5 chiếc), máy nén khí (1 cái), giàn khoan
BMK (1 cái)… và phương tiện vận tải như ôtô đầu kéo, xe tải ben… chiếm tỉ trọng
rất rất lớn trong tổng tài sản của Công ty.
Bảng 1.5 Tình hình Tài sản cố định năm 2009
Đơn vị tính: đồng
Tài sản cố định Nguyên giá
Giá trị hao mòn
luỹ kế
Giá trị còn lại
Máy móc thiết bị 4.434.388.995 2.592.065.271 1.842.323.252
Nhà cửa, vật kiến trúc 610.736.065 341.425.158 269.310.907
Phương tiện vận tải 2.170.810.995 1.216.180.000 954.630.995
(7)
Chuẩn bị hồ sơ đấu thầuBan chỉ huy công trìnhHồ sơ, thủ tục chuẩn bị thi côngGiải phóng mặt bằng xây dựng kho tàng, bãi tập kết
Chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân côngTiến hành thi công công trìnhNghiệm thu, thanh toán theo từng phần, từng hạng mục

(4)
(6)
(3)(1) (2)
(5)
Trang 8
Tài sản cố định khác 0 0 0
Tổng 7.215.935.583 4.149.670.429 3.066.265.254
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình: Theo
giá thực tế nguồn hình thành tài sản.
Phương pháp khấu hao TSCĐ, TSCĐ vô hình : Khấu hao theo đường thẳng.
Như vậy, trong cơ cấu TCSĐ thì máy móc thiết bị chiếm chủ yếu, cơ cấu này
phù hợp đặc điểm kinh doanh của Công ty. Với sản phẩm chủ yếu là các công trình,
ở các địa hình khác nhau nên cần trang bị những thiết bị hiện đại.
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty:
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty:
1.4.1.1. Quy trình công việc:
Sơ đồ 1.1 Quy trình công việc đấu thầu đến xây lắp
(1) Sau khi xem xét các tiêu chí của hồ sơ mời thầu, Cty tiến hành phân tích
năng lực kĩ thuật, tài chính xem Cty có đáp ứng được không. Nếu đáp ứng được thì
tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, tiến hành khảo sát điều tra hiện trường để
quyết định biện pháp thi công và phục vụ công tác xây dựng dự thầu, đồng thời
khảo sát kỹ nguồn cung cấp vật liệu. Sau đó xây dựng đơn giá và thuyết minh biện
Tổng
nghiệm thu,
bàn giao
công trình
Trang 9
pháp thi công. Nếu trúng thầu công việc tiếp theo là thành lập ban chỉ huy công
trình. Ban chỉ huy công trình bao gồm: Trưởng, phó ban chỉ huy, kĩ thuật trưởng, kĩ

thuật thi công, bộ phận cung ứng vật tư…
(2) Ban chỉ huy sẽ cùng với Phòng kế hoạch kĩ thuật lập hồ sơ, thủ tục chuẩn
bị thi công công trình. Hồ sơ, thủ tục này bao gồm: Biện pháp thi công, tiến độ thi
công, vật tư, máy móc thiết bị cung cấp cho công trình theo tiến độ đã lập.
(3) Khi mọi thủ tục đều được chuẩn bị đầy đủ để khởi công công trình, phía
Công ty cùng với chủ đầu tư sẽ tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng
kho tàng, lán trại để phục vụ cho việc xây dựng công trình.
(4) Tiếp đến sẽ tiến hành thuê mướn nhân công, tập trung vật tư, máy móc
thiết bị phục vụ cho công trình.
(5) Tiến hành thi công theo thiết kế đã được duyệt đảm bảo tiến độ, đúng kĩ
thuật.
(6) Khi công trình bắt đầu được xây dựng thì công tác nghiệm thu cũng được
bắt đầu. Đầu tiên, người phụ trách kĩ thuật thi công trực tiếp của Cty cùng với người
giám sát thi công của chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm
chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình. Sau đó khi công trình được thi công
đến bộ phận, giai đoạn được quy định sẵn sẽ được nghiệm thu riêng cho bộ phận đó,
công việc nghiệm thu này có thể là tiến hành lấy mẫu kiểm tra hay tiến hành thử
nghiệm đối tượng nghiệm thu. Ở thời điểm này có thể chủ đầu tư sẽ tiến hành thanh
toán trước một phần giá trị của công trình.
(7) Khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành tổng nghiệm thu, tất cả công việc
xây dựng, các bộ phận công trình, các giai đoạn thi công đều được kiểm tra lại. Lúc
này công trình sẽ được thử nghiệm, chạy thử và đưa vào sử dụng.
1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:
Bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ trợ
Các đội cơ giới Phân xưởng cơ khíCác đội xây lắp
Trang 10
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Bộ phận sản xuất của Cty bao gồm bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất
phụ trợ, trong mỗi bộ phận được chia thành nhiều tổ, đội khác nhau, có công việc

khác nhau. Công việc được phân công chặt chẽ nên chất lượng công việc được đảm
bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau nhằm nâng cao năng suất công việc được
đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm chính
của Cty, bao gồm các đội xây lắp và các đội cơ giới. Nhiệm vụ của các đội là tổ
chức điều hành sản xuất theo kế hoạch của Cty đưa ra. Là bộ phận trực tiếp quản lý,
sử dụng lao động, xe máy, thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư của Cty để xây dựng
công trình, là bộ phận rất quan trọng quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của
Cty. Đội trưởng của các đội là người trực tiếp chịu trách nhiệm với lãnh đạo Cty về
những gì được giao quản lý. Số lượng các đội và số người trong đội luôn thay đổi
tuỳ vào tình hình thực tế và yêu cầu công việc mà lãnh đạo công ty sẽ điều động.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ sữa chữa nhỏ
hoặc đại tu các xe máy hư hỏng, gia công các sản phẩm cơ khí như: cửa ống, cửa
van, khớp nối… theo yêu cầu của các công trình.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý:
Trang 11
Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức
năng, mô hình này đảm bảo chất lượng công việc được giao của từng bộ phận vì có
sự phân công và trách nhiệm rõ ràng, thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra của
cấp trên. Mặt khác, các bộ phận vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau giúp cho
công việc được thực hiện thuận lợi, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng lợi
nhuận cho Cty.
1.4.2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty:
Phòng kế toán thống kê
Phân xưởng cơ khí sửa chữa
Hội đồng quản trị Ban kiểm sát
Giám đốc
Phòng tổ
chức hành chính
Phó giám đốc

Phòng quản lý xe máyPhòng kĩ thuật kế hoạch
Đội xây lắp Đội cơ giới I Đội cơ giới II
Chú thích:
Quan hệ chỉ đạo:
Quan hệ chức năng:
Trang 12
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty.
1.4.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
- Hội đồng quản trị: Tháng 09/1999 Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản
trị nhiệm kỳ I gồm 11 người, đại diện cho toàn thể cổ đông, có toàn quyền nhân
danh Cty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của Cty như: bầu và bãi
miễn Ban giám đốc, phân phối lợi nhuận, mua sắm đầu tư, thanh lý tài sản, máy
Trang 13
móc thiết bị, xác lập cơ chế quản lý điều hành, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất
và đầu tư phát triển.
- Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh
giá công tác điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc theo đúng
quy định trong điều lệ Cty, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát
làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì lợi ích của cổ đông và
vì lợi ích của người lao động.
- Giám đốc: Là người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm trên cơ sở thống nhất của
thành viên Hội đồng quản trị, là người đứng đầu bộ máy quản lý Cty, là chủ tài
khoản trực tiếp, Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng ngày của Cty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Cty trước Đại hội đồng cổ đông và trước pháp luật.
- Phó giám đốc: Do cấp trên ủy nhiệm theo thỏa thuận đề nghị của Giám đốc,
là người cùng với giám đốc điều hành một số công việc cụ thể được Giám đốc phân
công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc do mình phụ trách, được
ủy quyền giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách quản lý kỹ
thuật thi công và quản lý xe máy.

- Phòng kế hoạch kỹ thuật: nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung
ứng vật tư, điều động sản xuất. Lập kế hoạch tháng, quý, năm về giá trị sản lượng,
kế hoạch doanh thu, tiền lương. Đồng thời Phòng kế hoạch kỹ thuật phối hợp với
các phòng chức năng lập biện pháp thi công, thuyết minh, tính khối lượng, lập tiến
độ các công trình tham gia đấu thầu và thi công, lập dự toán, quản lý quy trình và vi
phạm thi công.
- Phòng kế toán thống kê: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp,
quản lý và xây dựng các nguồn vốn theo nguyên tắc, chế độ hạch toán kế toán, phân
tích tình hình hoạt động của Cty, thực hiện tổ chức quản lý theo đúng quy định.
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí
công nhân viên, giải quyết kịp thời các chính sách, chế độ cho công nhân viên theo
đúng quy định. Phụ trách về công tác đề bạt, khen thưởng, kỉ luật, công tác hành
chính, bảo vệ, tổ chức phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp, tài sản cố địnhKế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, thanh toán
Kế toán vật tư, thuế
Thủ quỹ
Kế toán các đội sản xuất
Trang 14
- Phòng quản lý xe máy: Phòng này có trách nhiệm quản lý sử dụng xe máy,
kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa, xây dựng định mức về tiêu hao nhiên liệu.
- Các đội sản xuất và phân xưởng cơ khí: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cty đảm bảo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng
kỹ thuật và mỹ thuật. Đội trưởng các đội sản xuất chịu trách nhiệm trước Ban giám
đốc Cty về việc theo dõi, kiểm tra, xử lý công việc, lao động thuộc quyền quản lý,
có quyền đề xuất ý kiến nhằm hợp lý hoá sản xuất, nâng cao lao động và đưa ra
những sáng kiến kỹ thuật phục vụ cho sản xuất.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty:
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty:
Cty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán thực hiện tất cả các

giai đoạn hạch toán của mọi phần hành kế toán, mọi chứng từ kế toán đều được tập
hợp về phòng kế toán trung tâm để xử lý. Việc này giúp Kế trưởng và Ban GĐ dễ
nắm bắt, điều hành hoạt động của Cty. Nhưng do đặc thù của một doanh nghiệp xây
dựng công trình thuỷ lợi nên các công trình ở xa khu dân cư, thường hay nằm trong
rừng, núi… vì vậy ở mỗi công trình đều có Kế toán công trường để thực hiện công
tác hạch toán ban đầu. Cuối tháng, cuối quý Kế toán công trường mới tập hợp và
gửi chứng từ, sổ sách về Cty vì vậy phần nào ảnh hưởng đến thời gian của công
việc hạch toàn và sự chậm trễ trong việc khai triển những quyết định, chính sách
của Ban lãnh đạo.
Sơ đồ 1.4. Bộ máy kế toán của Công ty.
Trang 15
Chú thích :
Quan hệ chỉ đạo :
Quan hệ chức năng :
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán:
- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng cũng là Trưởng phòng kế toán thống kê, là
người điều hành chung công tác của phòng, kiểm tra, giám sát các công việc của các
nhân viên kế toán và thực hiện các hợp đồng đã kí kết, tham mưu cho Ban giám đốc
về công tác tài chính và chịu trách nhiệm về Báo cáo tài chính của Cty.
- Kế toán tổng hợp, tài sản cố định: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các bộ
phận chi tiết, lập chứng từ, ghi sổ vào các sổ sách có liên quan, theo dõi tình hình
biến động tài sản cố định, tiến hành tiến hành trích lập khấu hao theo quy định; theo
dõi tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ, tính toán giá
thành sản phẩm, lập báo cáo quyết toán, lập báo cáo kết quả kinh doanh của Cty.
- Kế toán vật tư, thuế: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên
vật liệu, lập các bảng biểu đáp ứng yêu cầu hạch toán của Cty và lập báo cáo vật tư
hàng tháng, quý, năm. Kê khai và quyết toán thuế theo chế độ, quy định của cơ
quan Thuế.
- Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, thanh toán: Có nhiệm vụ tính lương,
thanh toán bảo hiểm xã hội, theo dõi công nợ, kiểm tra chứng từ, lập phiếu thu-chi

hàng ngày và theo dõi các khoản tạm ứng, theo dõi các khoản thanh toán hàng ngày.
- Kế toán công trường: Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư,
tiền vốn từ Cty cho tạm ứng, theo dõi ngày công lao động, tính lương, thanh toán
lương với phòng kế toán thống kê để hoàn ứng đồng thời ghi sổ kế toán.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, xuất nhập quỹ khi có phiếu thu,
phiếu chi hợp lệ, theo dõi tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt. Định kỳ tiến hành kiểm
quỹ, lập báo cáo tình hình quỹ tiền mặt và thường xuyên đối chiếu với kế toán thanh
toán.
1.5.3. Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng:
Trang 16
15.3.1. Chính sách kế toán áp dụng:
- Chế độ kế toán: Công tác hạch toán kế toán tại Cty được thực hiện theo quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Cty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp xuất kho: Cty áp dụng phương pháp Nhập Trước – Xuất Trước.
- Phương trích khấu hao: áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng.
1.5.3.2. Chế độ chứng từ:
Các chứng từ Cty vận dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Bao gồm:
- Chứng từ Thu – Chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng.
- Chứng từ mua, bán, xuất nhập vật tư.
- Chứng từ về lao động tiền lương.
- Tổng hợp về chi phí sản xuất, sữa chữa máy móc…
1.5.3.3. Chế độ sổ sách:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ Cái
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết được áp dụng tại công ty:
+ Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán.
+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ.
+ Sổ, thẻ tài sản cố định.
+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh…
1.5.4. Hình thức kế toán tại Công ty áp dụng:
Trang 17
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô của Cty, trình
độ của đội ngũ nhân viên cũng như yêu cầu hạch toán, Cty lựa chọn hình thức kế
toán máy và hình thức ghi sổ kế toán là hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
1.5.4.1. Hình thức ghi sổ:
1.5.4.1.1. Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lệ,
kế toán tổng hợp tiến hành lập Chứng Từ Ghi Sổ.
- Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sổ chi tiết, số liệu ghi
vào sổ này là Chứng Từ Ghi Sổ.
- Cuối tháng, cuối kỳ hạch toán căn cứ vào số liệu ở các sổ chi tiết và Sổ Cái
để lập Báo Cáo Tài Chính.
1.5.4.1.2. Quy trình ghi sổ của hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ:
Sơ đồ 1.5. Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty.
CHỨNG TỪ GỐC
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ (thẻ ) chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày hoặc ghi định kỳ:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu kiểm tra:
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
Trang 18
1.5.4.2 Hình thức kế toán máy:
Tại Cty, công việc kế toán được thực hiện trên chương trình phần mềm kế toán
“ AC soft 2006” với nhiều tính năng ưu việt như: thông tin kế toán chi tiết và đa
dạng, tính mở và linh hoạt, tính quản trị, đơn giản, dễ triển khai, dễ sử dụng, tiết
kiệm về thao tác và thời gian, an toàn và bảo mật.
Sơ đồ 1.6 Kế toán trên máy vi tính.
Trang 19
Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày:
In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm:
Đối chiếu, kiểm tra:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu
được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp (sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khoá (cộng sổ) và lập BCTC. Việc

đối chiếu giữa số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp được thực hiện tự động và luôn
đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Nhân viên kế
toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra
giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán
theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
PHẦN II: THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN:
2.1. HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ HIỆN HÀNH TẠI CTY:
2.1.1. HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:
2.1.1.1. Nội dung: Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn SXKD của Cty, được
hình thành chủ yếu trong quá trình hoàn thành công trình và trong các quan hệ
thanh toán. Vốn bằng tiền của Cty bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân
CHỨNG TỪ GỐC: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có
Sổ Quỹ, Sổ tiền gửi ngân hàng…
Sổ đăng ký Chứng từ Ghi Sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI TK 111,112,131,331,311,342
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
SCT thanh toán với người mua, người bán, SCT tiền vay
Ghi chú:
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ:
Ghi cuối tháng:
Kiểm tra đối chiếu:
Trang 20
hàng. Tại Cty các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng diễn ra
thường xuyên…
2.1.1.2. Chứng từ sử dụng, quy trình lập :
- Chứng từ sử dụng: Phiếu Thu, Phiếu Chi, biên lai thu tiền, giấy đề nghị thanh

toán, giấy đề nghị tạm ứng, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có…
- Quy trình ghi sổ như sau:
Sơ đồ 2.1.1. Quy trình ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền.
2.1.1.3. Sổ sách kế toán:* Sổ tổng hợp: Sổ Cái: TK111 “Tiền mặt”, TK112 “Tiền
gửi ngân hàng”,TK141 “Tạm ứng”, TK311 “Vay ngắn hạn”, TK 341 “Vay dài
hạn”, TK 131 “Phải thu khách hàng”, TK331 “Phải trả người bán”.
* Sổ chi tiết: - Sổ quỹ, Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết thanh toán với người mua,
Sổ chi tiết thanh toán với người bán, Sổ chi tiết tiền vay.
Trang 21
- Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua ( TK 131), bảng tổng hợp thanh
toán với người bán ( TK 331)
2.1.1.4. Thực hành ghi sổ:
2.1.1.4.1. Hạch toán tiền mặt: Các nghệp vụ phát sinh liên quan đến tiền được thể
hiện qua các Phiếu thu, Phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng… Căn cứ vào các số
liệu trên chứng từ thủ quỹ lập các chứng từ ghi sổ và đưa vào các sổ liên quan.
 Phiếu Thu:
Ví dụ 1: Ngày 02/06/2010 Hồ Thị Bảo rút tiền VN gửi tại chi nhánh ngân hàng
BIDV Phú Tài về nhập quỹ để chuẩn bị trả lương CB-CNV. Phiếu thu số 24, số tiền
20.000.000 VNĐ. Ta có phiếu thu như sau:
CÔNG TY CPXD THỦY LỢI BÌNH ĐỊNH Mẫu số: 01
49-51 Lê Lợi – Quy Nhơn – Bình Định (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU THU Quyển sổ: 01
Ngày 02 tháng 06 năm 2010 Số chứng từ: 24
Họ tên người nộp tiền: Hồ Thị Bảo.
Địa chỉ: Phòng Kế toán.
Lý do nộp: Rút tiền gửi NH BIDV-Phú Tài.
Số tiền: 20.000.000 VNĐ.
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi triệu chẵn.
Kèm theo: Giấy nộp tiền.

Đã nhận đủ số tiền: Hai mươi triệu chẵn. Ngày 02 tháng 06 năm 2010
Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập biểu Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
 Phiếu chi:
Ví dụ 2: Ngày 02/06/2010, thanh toán tiền tiếp cơm chiều các đồng chí cán bộ nghỉ
hưu về họp mặt. Phiếu Chi số 141. Số tiền 228.000 đ. Ta có phiếu chi như sau:
CÔNG TY CPXD THỦY LỢI BÌNH ĐỊNH Mẫu số: 02
TK ghi Số tiền
1121 20.000.000
Trang 22
49-51 Lê Lợi – Quy Nhơn – Bình Định (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QD-
BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI Quyển số: 02
Ngày 02 tháng 06 năm2010 Số chứng từ: 141
Họ tên người nhận: Hồ Văn Học.
Địa chỉ: Phòng Tổ Chức – Hành Chính.
Lý do chi: Thanh toán tiếp cơm chiều các đông chí CB nghỉ
hưu
Số tiền: 228.000 đ
Số tiền bằng chữ:Hai trăm hai mươi tám ngàn đồng chẵn.
Kèm theo: Giấy thanh toán.
Đã nhận đủ số tiền: Hai trăm hai mươi tám ngàn đồng chẵn.
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận phiếu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
 Giấy đề nghị thanh toán:
Ví dụ 3 : Ngày 09/06/2010 nhận giấy đề nghị thanh toán tiền thi công công trình
Kênh S-Phù Cát của Trần Văn Hà. Số tiền 6.057.000 đ.
CÔNG TY CPXD THỦY LỢI BÌNH ĐỊNH Mẫu số:05-TT
49-51 Lê Lợi – Quy Nhơn – Bình Định (Ban hành theo số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày 09 tháng 06 năm 2010
Kính gửi: Ban giám đốc Công ty CPXD Thủy Lợi Bình Định
Tôi tên là: Trần Văn Hà.
Địa chỉ: Công trình Kênh S
Đề nghị thanh toán: Thanh toán tiền thi công công trình Kênh S-Phù Cát.
Số tiền: 6.057.000 đ ( Viết bằng chữ:Sáu triệu không trăm năm mươi bảy ngàn đồng)
Kèm theo:
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách phòng Người đề nghị thanh toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký. họ tên)
 Giấy thanh toán tiền tạm ứng:
Ví dụ 4: Ngày 29/06/2010, thanh toán tiền Lê Văn Nhẫn tạm ứng mua vật liệu
thanh toán số 12. Số tiền tạm ứng 58.648.800 đ.
CÔNG TY CPXD THỦY LỢI BÌNH ĐỊNH Mẫu số: 04-TT
TK ghi Số tiền
6428 228.000
Trang 23
49-51 Lê Lợi – Quy Nhơn - Bình Định (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
Ngày 29 tháng 06 năm 2010
Số: 12
Nợ: TK 111
Có: TK 141.
- Họ và tên người thanh toán: Lê Văn Nhẫn
- Bộ phận (hoặc địa chỉ): Quản lý công trình Phước Nhơn.
- Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:
Diễn giải Số tiền
A 1

I – Số tiền tạm ứng 58.648.800
1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết 0
2. Số tạm ứng kỳ này: 0
- Phiếu chi số………ngày……………
- Phiếu chi số………ngày……………
II – Số tiền đã chi 58.648.800
1. Chứng từ số: 01235. ngày 08/06/2010
49.325.150
2. Chứng từ số: 0111 ngày 15/06/2010 9.323.650
3. Chứng từ số………… ngày……………
4. Chứng từ số………… ngày……………
5. Chứng từ số………… ngày……………
III – Chênh lệch 0
1. Số tạm ứng không chi hết (I – II) 0
2. Chi quá số tạm ứng (II – I) 0
Ngày 29 tháng 06 năm 2010
Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người đề nghị thanh toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
 Chứng từ ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào những chứng từ gốc như trên. Các hoá
đơn, biên lai, bảng tổng hợp chứng từ kế toán nhập số liệu vào máy tính để lập các
Chứng từ ghi sổ. Như các Chứng từ ghi sổ sau:
Công ty CPXD Thủy Lợi Bình Định
49-51 Lê Lợi – Quy Nhơn – Bình Định
CHỨNG TỪ GHI SỔ LẬP CHO NGHIỆP VỤ THU TIỀN MẶT
Ngày 30 tháng 06 năm 2010 Số: 15
Đơn vị tính: Đồng
Trang 24
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK Số tiền

SH NT Nợ Có
PT 24 02/06 Rút tiền gửi Ngân hàng BIDV 1111 112 20.000.000
PT 27 03/06 Thu nợ lương T1-T3/2010 1111
1111
141
642
9.101.000
178.000
PT 35 19/06 Thu tiền vay của Bùi Văn An 1111 138 100.000.000

Cộng phát sinh tháng 06 552.886.000
Kèm theo bộ chứng từ gốc Ngày 30 tháng 06 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty CPXD Thủy Lợi Bình Định
49-51 Lê Lợi – Quy Nhơn – Bình Định
CHỨNG TỪ GHI SỔ LẬP CHO NGHIỆP VỤ CHI TIỀN MẶT
Ngày 30 tháng 06 năm 2010 Số : 16
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
SH NT Nợ Có
PC 141 02/06 Tiền tiếp cơm chiều các đồng chí
CB nghỉ hưu
6428 1111 228.000
PC 142 08/06 Tạm ứng thi công công trình 141 1111 5.000.000
PC 161 09/06 Mua vật liệu thi công công trình
Kênh S- Phù Cát

152 1111 6.057.000

Cộng phát sinh tháng 06 755.494.200
Kèm theo bộ chứng từ Ngày 30 tháng 06 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ, được dùng để ghi vào các
Sổ chi tiết theo dõi cho từng TK. Sổ chi tiết bao gồm toàn bộ các nghiệp vụ phát
sinh trong kỳ của một TK. Sổ chi tiết, Sổ Quỹ TK 1111 như sau:
Trang 25
 Sổ quỹ tiền mặt:
Công ty CPXD Thủy Lợi Bình Định
49-51 Lê Lợi – Quy Nhơn – Bình Định
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
Tài khoản: 1111 – Tiền mặt tại Công ty
Tháng 06/2010. Đơn vị tính: Đồng.
NT ghi
sổ
NT
chứng từ
Số hiệu
chứng từ
Diễn giải Số tiền
Chi Thu Thu Chi Tồn
Tồn đầu kỳ 220.421.800
02/06 02/06 24
Rút tiền gửi Ngân hàng BIDV 20.000.000
02/06 02/06 141
Tiền tiếp cơm chiều các đồng chí CB nghỉ hưu 228.000
03/06 03/06 27

Thu nợ tiền lương T1-T3/2010 văn phòng 9.279.000
05/06 05/06 28
Rút tiền gửi Ngân hàng Séc số 014603 20.000.000
08/06 08/06 142
Tạm ứng thi công công trình 5.000.000
09/06 09/06 161
Tiền mua vật liệu cho công trình Kênh S-Phù Cát 6.057.000
12/06 12/06 170
Nộp tiền vào TKCT Phước Nhơn 20.011.000
19/06 19/06 35
Thu tiền vay của Bùi Văn An
100.000.00
0
…… …… … …. ……. …… …… …….
Cộng phát sinh tháng 06 552.886.00
0
755.494.200
Tồn cuối tháng 17.813.600
- Số này có 20 trang, đánh số từ 01 đến 20.
Ngày 30 tháng 06 năm 2010
Thủ quỹ Kế toán trưởng Giám đốc

×