Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Báo cáo kiến tập vốn bằng tiền tại công ty TNHH Thanh Thảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.65 KB, 56 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
LỜI NÓI ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã dưa đất nước
ta từ nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp với cơ chế quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Công cuộc đổi mới đang
đặt ra cho các doanh nghiệp thương mại nhiều thách thức bởi lĩnh vực kinh
doanh thương mại đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc
tế. Sự cạnh tranh và khát vọng lợi nhuận đã trở thành động lực thôi thúc các
doanh nghiệp tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào những ngành
nghề mới và chiếm lĩnh thị trường. Tình hình trên đã làm tăng nhu cầu vốn
trong nền kinh tế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn
nhất định bao gồm: Vốn cố định, Vốn lưu động và Vốn chuyển động khác.
Qua đó việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả được xem là điều kiện tồn tại
và phát triển của mỗi một doanh nghiệp. Để luôn nắm bắt được tình hình sử
dụng vốn, ta phải tiến hành phân tích tài chính để xác định vốn.
Vì vậy nhu cầu vốn trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết để tham gia
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Việc thường xuyên tiến hành
phân tích tài chính ở các doanh nghiệp sẽ giúp cho bộ phận điều hành nắm rõ
được ưu nhược điểm trong công tác quản lý vốn của mình để có các biện
pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, trong thời gian thực tập tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Thảnh, em đã quan tâm tìm hiểu về
hoạt động của công ty, đặc biệt là công tác kế toán tại công ty nên em đã
chọn đề tài: “Kế toán Vốn bằng tiền”.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH Thanh Thảnh.
SV: Phan Thanh Phong - 1 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
Phần II: Thực hành ghi sổ chuyên đề hoạt động “Kế toán Vốn bằng tiền”.
Phần III: Một số ý kiến nhận xét của bản thân về hình thức kế toán áp dụng
tại công ty.


Tuy nhiên, vì đây là lần làm báo cáo thực tập đầu tiên nên bản báo
cáo của em khó tránh những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến nhận
xét của giáo viên và các cô chú trong công ty để hoàn thiện hơn nữa báo cáo
của em.

SV: Phan Thanh Phong - 2 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
Phần I:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CÔNG TY TNHH THANH THẢNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1.1. Tên và địa chỉ công ty:
- Tên công ty : CÔNG TY TNHH THANH THẢNH
- Tên tiếng anh : Thanh Thanh Limited Company
- Trụ sở chính : 256 Hùng Vương, TP Quy Nhơn, Bình Định
- Địa chỉ văn phòng : 311 Hùng Vương, TP Quy Nhơn, Bình Định
- Địa chỉ nhà máy : Lô MR8 KCN Phú Tài, TP Quy Nhơn, Bình Định
- Điện thoại : (056) 3848184
- Fax : (056) 3841688
- Mã số thuế : 4100520289
- Tài khoản ngân hàng : 58110000067014 - BIDV công nghiệp Phú tài
- Wedsite :
- Email :
1.1.2. Thời điểm thành lập:
Công ty TNHH Thanh Thảnh là công ty được thành lập theo loại hình
công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, tổ chức và hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp do Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Thảnh được cấp giấy phép hoạt
động kinh doanh vào ngày 03 tháng 03 năm 2004, cấp lần 2 vào ngày 10

SV: Phan Thanh Phong - 3 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
tháng 04 năm 2007, giấy phép đăng ký kinh doanh số 3502000352. Công ty
hoạt động với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm
trăm triệu đồng chẵn), ngành nghề kinh doanh chính của công ty là hoạt động
mua bán vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất.
Năm 2007, công ty dã tiến hành tăng vốn điều lệ lên thành 5 tỷ đồng,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất cống bê tông
li tâm; khai thác, chế biến đá granite và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng
ôtô. Trong năm, công ty đã tiến hành mở chi nhánh tại thị trấn Chí Thạnh,
huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
1.1.3. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào ngân sách
của doanh nghiệp qua các năm:
Từ khi thành lập cho đến nay, kết quả kinh doanh của công ty dã tăng
đáng kể, ban đầu do chưa được biết đến nhiều nên thị trường tiêu thụ của
công ty nhỏ, kết quả đạt được không lớn nhưng bây giờ với tiềm lực và thị
trường tiêu thụ ngày càng lớn, công ty đã đạt được những kết quả khả quan,
đóng góp vào ngân sách không nhỏ.
Để hiểu rõ tình hình kinh doanh của công ty, chúng ta sẽ dựa vào
những số liệu cụ thể trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong các
năm 2008, 2009.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động SXKD và đóng góp vào ngân sách
SV: Phan Thanh Phong - 4 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
1.Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
7.808.840.757 14.299.513.046

2.Giá vốn hàng bán 7.580.682.012 14.012.512.645
3.Lợi nhuận gộp từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ
228.158.745 287.000.401
4.Doanh thu hoạt động tài
chính
18.378.849 2.019.797
5.Chi phí tài chính
54.349.500
6.Chi phí quản lý kinh
doanh
242.124.528 264.263.654
7.Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
(49.936.434) 24.756.544
8.Lợi nhuận khác
25.624.091 38.963.467
9.Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
(24.312.343) 63.720.011
10. Đóng góp vào ngân sách
( Chi phí thuế TNDN)
0 11.272.877
11.Lợi nhuận sau thuế thu
nhập công ty
(24.312.343) 52.447.134
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
năm qua đã có bước tăng trưởng. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2009 tăng 83,1% so với năm 2008. Điều này cho thấy công ty đã

góp phần tăng thu nhập cho chủ sở hữu, người lao động và đóng góp vàp
ngân sách nhà nước.
Hiện nay với quy mô và tiềm lực kinh tế hiện tại, công ty đang được
xếp vào công ty có quy mô vừa và nhỏ.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
SV: Phan Thanh Phong - 5 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
1.2.1. Chức năng:
- Mua bán vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất.
- Khai thác, chế biến đá Granite.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô.
- Sản xuất cống bê tông ly tâm.
1.2.2. Nhiệm vụ:
- Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Khai thác, chế biến Đá Granite theo đúng quy định của pháp luật về khai
thác, chế biến tài nguyên khoáng sản
- Tạo việc làm ổn định và đảm bảo lợi ích cho người lao động, tăng thu
nhập cho các thành viên, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đáp ứng yêu
cầu phát triển của công ty.
- Đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng
cho thị trường.
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính đúng theo quy định
của pháp luật.
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
1.3.1. Loại hình kinh doanh:
Loại hình kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Thảnh là mua bán vật
liệu xây dựng và trang trí nội thất; Sản xuất cống bê tông li tâm; Khai thác và
chế biến đá Granite; Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô. Trong đó mua
bán vật liệu xây dựng là loại hình kinh doanh quan trọng nhất, đem lại nguồn
doanh thu lớn cho công ty.

1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty:
- Thị trường đầu vào : Do ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là
sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ thuộc lĩnh vực xây dựng nên thị trường
đầu vào của công ty chủ yếu là các công ty khai thác hoặc sản xuất sản phẩm
thuộc lĩnh vực xây dựng. Một số thị trường đầu vào của Công ty như: Công ty
SV: Phan Thanh Phong - 6 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
cổ phần xi măng vật liệu xây dựng- xây lắp Đà Nẵng Chi nhánh Bình Định,
công ty cổ phần PeTec Bình Định, Công ty TNHH xây dựng thương mại
Thành Chí (Nha Trang),…
- Thị trường đầu ra : Công ty TNHH Thanh Thảnh chuyên cung cấp
VLXD cho các công ty, doanh nghiệp xây dựng và thương mại ở trong và
ngoài tỉnh như: Doanh nghiệp tư nhân thương mại Quốc Thắng (Bình Định),
công ty Cổ phần Phương Nam (Đà Nẵng), Công ty TNHH Thành Phát
(Đăclăk), Công ty TNHH Thuận Đức III (Phú Yên),…Ngoài ra còn tiêu thụ
đá Granite ở nhiều nơi trên địa bàn trong tỉnh.
1.3.3. Vốn kinh doanh của công ty:
Tổng số vốn điều lệ ban đầu của Công ty là 1.500.000.000 đồng (một
tỷ năm trăm triệu đồng chẵn), đến năm 2007 công ty tiến hành tăng vốn điều
lệ lên thành 5 tỷ đồng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực
sản xuất cống bê tông li tâm, và hiện nay tổng tài sản của công ty đã lên tới
hàng chục tỷ đồng. Cụ thể tính tới thời điểm ngày 31/12/2009:
Nguồn vốn của công ty là 20.306.470.106 đồng. Trong đó:
- Nợ phải trả là 10.305.149.773 đồng chiếm 50,7 %.
- Vốn chủ sở hữu là 10.001.320.333 đồng chiếm 49,3%.
Bảng 1.2: Giá trị tài sản cuối năm 2009 so với cuối năm 2008
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
1. Tài sản 15.570.611.423 20.306.470.106

SV: Phan Thanh Phong - 7 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
-Tài sản ngắn hạn 1.811.982.417 4.461.498.685
-Tài sản dài hạn 13.758.629.006 15.844.971.421
2. Nguồn vốn 15.570.611.423 20.306.470.106
-Vốn chủ sở hữu 9.948.873.199 10.001.320.333
(Nguồn từ phòng kế toán)
1.3.4. Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp:
1.3.4.1. Tình hình lao động của công ty:
Lao động là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty. Do đó, để có một lực lượng lao động trình độ
cao, công ty luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng và bồi dưỡng nguồn
nhân lực. Hiện nay, với quy mô vừa và nhỏ, công ty hoạt động với sự điều
hành của 44 công nhân viên và người lao động, trong đó có 18 người đạt trình
độ Đại học, 8 người đạt trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
1.3.4.2. Tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ của công ty:
Nắm bắt được tình hình phát triển của kinh tế những năm gần đây đặc
biệt là về lĩnh vực xây dựng, công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm và đưa vào
sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị tiên tiến phụ trợ cho việc sản xuất đá,
cống bê tông và kinh doanh các mặt hàng khác.
Bảng 1.3: Bảng phản ánh tình hình trang bị TSCĐ ngày 31/12/2009
Đơn vị tính: Đồng
SV: Phan Thanh Phong - 8 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
Nhà cửa,vật kiến
trúc
1.990.249.404 659.987.611 1.330.261.793
1.Nhà máy sản xuất
chế biến đá Granite
1.275.878.689 533.146.105 742.732.584

2.Nhà làm việc VP
256 Hùng Vương
714.370.715 126.841.506 587.529.209
Phương tiện vận tải
8.422.025.680 490.723.672 7.931.302.008
1.Xe đào bánh xích
Kobelco
568.450.000 28.422.500 540.027.500
2.Xe toyota coralla
altic
876.565.000 21.427.144 855.137.856
3.Xe tải biển số 77H-
0859
778.955.100 137.939.972 641.015.128


Máy móc thiết bị
quản lý
142.857.143 42.857.136 100.000.007
2.Máy photocopy
M2030
30.699.200 17.629.262 13.069.938
3.Máy vi tính HP
51.428.571 15.714.288 35.714.283


Tổng cộng
10.555.132.227 1.193.568.419 9.361.563.808
(Nguồn: Phòng Kế toán)
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý:

1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty:
1.4.1.1. Giới thiệu quy trình sản xuất đá Granite:
Để có được những mặt hàng đá Granite từ nguyên khai đến tay người
tiêu dùng đã trải qua những công đoạn tưởng chừng đơn giản nhưng phức tạp
theo một quy trình sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất đá Granite

SV: Phan Thanh Phong - 9 - Lớp: Kế toán B-30
Đá nguyên
khai
Cưa
xẻ
Đánh
bóng
Cắt QC
Ra đá
Nhập thành phẩm
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
1.4.1.2. Giải thích sơ đồ:
Quy trình sản xuất gồm những bước sau:
Đá Granite nguyên khai được khai thác hoặc được nhập từ ngoài tỉnh
vào nhà máy sản xuất, ở đây bộ phận sản xuất sẽ thực hiện việc cưa xẻ đá ra
bằng những lưỡi cưa kim cương tạo thành những mảng đá bằng phẵng chuyển
đi đánh bóng, cắt QC, tạo thành một sản phẩm và cuối cùng là ra đá và nhập
thành phẩm.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý:
Với quy mô vừa và nhỏ công ty tổ chức quản lý với bộ máy gọn nhẹ
nhằm tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, tạo điều kiện để dễ quản lý và
kiểm soát.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

Quan hệ chức năng
Quan hệ phối hợp
* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng:
- Giám đốc : Là người lãnh đạo cao nhất điều hành mọi hoạt động của công
ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và các thành viên góp vốn.
SV: Phan Thanh Phong - 10 - Lớp: Kế toán B-30
Giám đốc
P.Tổ chức-
Hành chính
Phòng kế
toán
Phòng kế
hoạch
Phó giám đốc
Bộ phận sản
xuất
Bộ phận bảo trì
Bộ phận
nguyên liệu
Phòng
cung tiêu
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
- Phó giám đốc : giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân công ủy
quyền của giám đốc. chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao.
- Phòng tổ chức-hành chính : quản lý về nhân sự con người, tổ chức tham
mưu cho lãnh đạo trong công tác tổ chức sử dụng lao động một cách hợp lý
và hiệu quả mang lại cao hơn trong kinh doanh.
- Phòng kế toán : Có chức năng tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về mặt
tài chính; điều phối mọi hoạt động và những tình hình biến động về mặt tài
chính; báo cáo lên giám đốc kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty một

cách kịp thời; thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ mang tính pháp luật
trong công tác tài chính kế toán, ghi chép kịp thời sổ sách, lập báo cáo tài
chính… Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc
và pháp luật.
- Phòng cung tiêu : đảm nhận việc theo dõi tình hình biến động tăng giảm
của vật tư, hàng hóa…, những mặt hàng kinh doanh nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu cung ứng và tiêu thụ.
- Phòng kế hoạch : điều tra và nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm theo
dõi, điều hành các hoạt động sản xuất của công ty để việc sản xuất diễn ra
đúng tiến độ và hiệu quả; đề ra các chiến lược, các kế hoạch kinh doanh của
công ty ( lập kế hoạch giá mua hàng hóa, dự toán chi phí, tham gia ký kết các
hợp đồng, tiến hành thanh lý các hợp đồng kinh tế… ). Ngoài ra phòng còn
chịu trách nhiệm tổng hợp thống kê, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
định kỳ hoặc bất thường cho Ban giám đốc.
- Bộ phận nguyên liệu : Quản lý kiểm kê tình hình nhập- xuất- tồn nguyên
vật liệu tại công ty.
- Bộ phận bảo trì : thực hiện việc bảo trì các loại máy móc, thiết bị.
- Bộ phận sản xuất : tiến hành việc trực tiếp sản xuất tạo ra những thành
phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của doanh nghiệp:
SV: Phan Thanh Phong - 11 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại công ty:
Hiện nay mô hình tổ chức bộ máy kế toán taị công ty được tổ chức theo
mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán từ khâu nhập chứng từ đến báo
cáo tài chính đều được thực hiện ở phòng kế toán. Công ty hạch toán theo
hình thức hạch toán độc lập.
1.5.2. Bộ máy kế toán của công ty:
1.5.2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty:
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Thanh Thảnh được tổ chức dựa

trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Thanh Thảnh

Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
1.5.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Là một công ty với quy mô vừa và nhỏ cho nên nhân viên Phòng kế
toán cũng như các phòng ban khác không thể bổ sung đầy đủ nhân viên từng
phần hành cụ thể, mà mỗi người phải vừa làm nhiệm vụ của mình vừa kiêm
nhiệm một số nhiệm vụ khác trong khả năng của từng người. Nhiệm vụ và
chức năng của từng nhân viên kế toán như sau:
- Kế toán trưởng : Là người điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán,
tiến hành phân công bố trí công việc cho các nhân viên kế toán trong phòng.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về mặt tài chính của
công ty, thực hiện điều hành giám sát mọi hoạt động của phòng kế toán, chịu
SV: Phan Thanh Phong - 12 - Lớp: Kế toán B-30
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp Thủ quỹ
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về việc quản lý về tài chính của công
ty, về chế độ pháp lý, thực hiện và phụ trách việc lên báo cáo kế toán, kế
hoạch thu chi hàng ngày.
- Kế toán vật tư : Là người trực tiếp có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đối
chiếu vật tư tại nhà máy, và của công ty, tổ chức việc thực hiện đối chiếu vật
tư, thành phẩm ở nhà máy, quản lý hàng nhập xuất, phản ánh số lượng và giá
trị hiện có và tình hình tăng giảm từng loại vật tư.
- Kế toán tổng hợp : Là người giúp kế toán trưởng kiểm tra và điều chỉnh
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày mà kế toán viên đã hạch toán. Có
nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt; theo dõi các khoản nợ phải thu

và nợ phải trả bên trong và ngoài công ty; theo dõi các khoản tạm ứng và
thanh toán tạm ứng; theo dõi tình hình biến động của các tài khoản tiền gửi,
tiền vay ngân hàng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ định kỳ, kiểm tra đối chiếu
số dư với ngân hàng. Ngoài ra kế toán tổng hợp đảm nhiệm việc tính lương,
thưởng, phụ cấp của toàn công ty. Cuối quý, năm tổng hợp số liệu báo cáo kế
toán và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời tổ chức
lưu trữ và bảo quản các chứng từ, hồ sơ tài liệu kế toán của công ty, tổng hợp
số liệu của các kế toán khác, theo dõi cụ thể các phần việc để ghi vào Sổ Cái.
- Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, khai thác chứng từ hóa đơn của
các bộ phận công ty, bảo quản cất giữ tiền, kiểm quỹ và báo cáo tồn quỹ theo
đúng chế độ quy định.
1.5.2.3. Nội dung khái quát về các phần hành kế toán trong công ty:
a) Kế toán Vốn bằng tiền :

* Nhiệm vụ:
Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại vốn bằng
tiền của doanh nghiệp.
* Đặc điểm:
SV: Phan Thanh Phong - 13 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
Vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản
nợ, mua sắm vật tư, hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Vốn bằng tiền được hình thành chủ yếu trong quá trình bán
hàng và trong các quan hệ thanh toán. Vốn bằng tiền là loại vốn có tính lưu
động nhanh, do đó doanh nghiệp cần phải quản lý và sử dụng loại vốn này
hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay vốn bằng tiền tại công ty bao
gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
* Nguyên tắc hạch toán:
- Tách biệt nhiệm vụ giữ tiền mặt với việc giữ sổ sách kế toán. Người làm
công tác giữ tiền mặt (Thủ quỹ ) không được làm kế toán và ngược lại.

- Phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất trong ghi chép, hạch toán (là đồng
Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành).
- Mọi nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ được quy đổi về đồng Việt
Nam, tỷ giá quy đổi là tỷ giá thực tế trên thị trường do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Phải phán ánh kịp thời, chính xác các loại tiền hiện có và tình hình thu
chi.
- Tiền mặt: Khi phát sinh các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, căn cứ vào các
hóa đơn bán hàng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, hóa đơn mua hàng, kế toán
lập phiếu thu, phiếu chi.
- Tiền gửi ngân hàng: Phải căn cứ vào giấy báo Nợ, giấy báo Có, Ủy
nhiệm chi, séc chuyển khoản…, Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi từng loại
TGNH.

b) Kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ-Dụng cụ:
* Nhiệm vụ:
- Kiểm tra chi phí thu mua, tính giá trị nguyên vật liệu, CC-DC nhập,
xuất, tồn kho.
SV: Phan Thanh Phong - 14 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
- Phản ánh chính xác kịp thời tình hình biến động của từng loại nguyên
vật liệu, CC-DC bằng thước đo giá trị và thước đo hiện vật.
- Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thu mua và dự trữ nguyên vật
liệu, CC-DC, phát hiện kịp thời ngững vật liệu tồn đọng, kém phẩm chất để
có biên pháp xử lý nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
- Phân bổ giá trị nguyên vật liệu, CC-DC sử dụng vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
* Đặc điểm:
- Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu cùng với các yếu tố: vốn, lao động, công nghệ là các yếu tố

đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm.
- Là bộ phận thuộc tài sản lưu động, nguyên vật liệu, CC-DC là yếu tố
không thể thiếu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
- Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm. Việc cung ứng nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng và đúng lúc
sẽ đáp ứng được chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tung ra
thị trường đúng loại sản phẩm, đúng thời điểm sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Do đó việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, quy định mức dự
trữ nguyên vật liệu hợp lý trong mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh là việc
làm rất cần thiết. Mặt khác, để sản xuất ra sản phẩm thì yếu tố CC-DC cũng
rất quan trọng, nó cũng góp phần quyết định đến chất lượng sản phẩm tạo ra
giống như yếu tố nguyên vật liệu.
- Chi phí nguyên vật liệu, CC-DC thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí sản xuất. Việc quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bảo quản tốt
nguyên vật liệu tồn kho, phân bổ các loại CC-DC hợp lý sẽ góp phần giảm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, điều này không những giúp doanh
nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh mà còn có cơ hội thu được lợi
nhuận cao.
SV: Phan Thanh Phong - 15 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
* Nguyên tắc hạch toán:
- Phân loại, theo dõi chi tiết riêng cho từng loại nguyên vật liệu, CC-DC,
thường xuyên có sự đối chiếu giữa quản lý kho và kế toán.
- Mọi nghiệp vụ liên quan phải được phản ánh kịp thời chính xác, tránh
thất thoát trong công tác quản lý.
- Sử dụng thống nhất phương pháp tính giá thực tế vật liệu xuất kho, nhập
kho, phương pháp phân bổ CC-DC trong 1 kỳ báo cáo.
c) Kế toán Tài sản cố định:
* Nhiệm vụ:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ

hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị,
cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để
kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và
kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.
- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản
xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định. Tham
gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc
sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
- Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm,
đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ cũng
như tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐ.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh
nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế
toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.
* Đặc điểm:
- TSCĐ bao gồm tài sản có hình thái vật chất cụ thể ( TSCĐ hữu hình) và
không có hình thái vật chất cụ thể (TSCĐ vô hình), chúng là những tài sản
SV: Phan Thanh Phong - 16 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp, có giá trị lớn và được sử dụng lâu dài.
- Đặc điểm quan trọng của TSCĐ là khi tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị hao mòn này được chuyển dịch
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thông qua việc trích khấu hao. Khác
với công cụ lao động nhỏ, TSCĐ tham gia nhiều kỳ kinh doanh và vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng,
* Nguyên tắc hạch toán:
- Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ
các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên
sổ kế toán, sổ khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy

định hiện hành.
- Thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định thống nhất trong năm tài
chính. Nếu doanh nghiệp trích khấu hao cho từng tháng thì lấy số khấu hao
phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
- Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao và được hạch toán vào chi
phí kinh doanh trong kỳ. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực
hiện theo nguyên tắc tròn tháng.
- Doanh nghiệp cũng không được tính và trích khấu hao cho các TSCĐ đã
khấu hao hết và đang chờ quyết định nhượng bán, thanh lý, những TSCĐ
dùng vào hoạt động phúc lợi, hoạt động sự nghiệp.
- Khi có sự thay đổi nguyên giá hoặc về thời gian sử dụng của TSCĐ thì
doanh nghiệp sẽ xác định lại mức khấu hao trung bình cho hàng năm.

d) Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương:
* Nhiệm vụ:
SV: Phan Thanh Phong - 17 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
- Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số
lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động.
- Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả
cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động.
Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc thực hiện các chính sách về lao động,
tiền lương trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và việc
sử dụng các quỹ này.
- Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng.
* Đặc điểm:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà
doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian và khối lượng công

việc mà người lao động đã làm cho doanh nghiệp. Kế toán tiền lương của
doanh nghiệp bao gồm: tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất phải trả cho
người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Nguyên tắc hạch toán:
- Tính toán và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo luơng phù hợp
theo từng đối tượng.
- Đảm bảo tính nhất quán trong việc hạch toán luơng.
e) Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
* Nhiệm vụ:
- Xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và lựa chọn phương
pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp.
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ từng loại chi phí sản xuất
theo đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương
pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về
các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí đã quy định, xác định đúng đắn trị giá
sản phẩm dở dang cuối kỳ.
SV: Phan Thanh Phong - 18 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
- Đưa ra phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và
giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy
định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định.
- Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho các
cấp quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định
mức và dự toán chi phí.
* Đặc điểm:
- Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, chi phí sản xuất vận động
thay đổi không ngừng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh
nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm

hoặc một loại sản phẩm nhất định.
* Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Tập hợp các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử
dụng. Trường hợp chi phí phát sinh không tập hợp trực tiếp thì kế toán tập
hợp chung sau đó phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan.
- Phân bổ các chi phí chung và chi phí của bộ phận sản xuất phụ cho các
đối tượng liên quan theo tiêu chuẩn phân bổ thích hợp.
- Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp đã chọn.
- Từ đó, kế toàn sẽ tiến hành tính giá thành của sản phẩm.
f) Kế toán các Khoản phải thu, phải trả:
* Nhiệm vụ:
- Theo dõi chi tiết từng khoản phải thu, phải trả theo từng đối tượng.
- Kiểm tra, đối chiếu với các giao dịch phát sinh phải thu, phải trả, theo
dõi cả về nguyên tệ và quy đổi về đồng Việt Nam với các giao dịch có liên
quan đến ngoại tệ.
SV: Phan Thanh Phong - 19 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
- Phân loại các khoản phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như
theo từng đối tượng để phát hiện tình hình thanh toán nhanh chậm mà có biện
pháp xử lý.
* Đặc điểm:
Các quan hệ thanh toán của doanh nghiệp bao gồm: quan hệ thanh toán
của doanh nghiệp với nhà cung cấp, với người mua, với Nhà nước (Thuế và
các khoản lệ phí), với các bên liên doanh, với nội bộ doanh nghiệp (CBNV,
các đơn vị nội bộ, ), với các tổ chức tín dụng.
* Nguyên tắc hạch toán:
Căn cứ chứng từ có liên quan, kế toán ghi nhận khoản phải thu, phải trả
theo từng đối tượng, từng hợp đồng mua hàng, từng lần thanh toán.
Với các khoản phải thu, phải trả được theo dõi trên TK 131, 331 thì
không được bù trừ số dư nếu không cùng đối tượng mà phải căn cứ vào số dư

trên các tài khoản chi tiết để đưa số liệu vào bảng Cân đối kế toán.
g) Kế toán Tiêu thụ hàng hóa và xác định Kết quả kinh doanh:
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức theo dõi, phản ánh, tổng hợp số liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác
về tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm, hàng hóa.
- Tính chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và
chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp.
- Xác định giá vốn của số hàng hóa đã tiêu thụ.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ một cách chính xác theo đúng những
quy định của Nhà nước và chế độ kế toán tài chính.
* Đặc điểm:
- Tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh là một phần không thể
thiếu của quá trình hoạt động kinh doanh, nó là quá trình chuyển giao các sản
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng và thu lợi nhuận. Quá trình
SV: Phan Thanh Phong - 20 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
đó bắt đầu khi sản phẩm, hàng hóa xuất đi bán và kết thúc khi thu được tiền
hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán.
- Tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh là cơ sở để biết đuợc
kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đánh giá
tổng quan về sự phát triển hay thụt lùi của doanh nghiệp trong nền kinh tế
hiện nay.
* Nguyên tắc hạch toán:
- Thành phẩm, hàng hóa được hạch toán theo giá thực tế.
- Thành phẩm, hàng hóa được coi là tiêu thụ khi người mua thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán. Doanh thu tiêu thụ được ghi nhận vào thời điểm
thành phẩm, hàng hóa được tiêu thụ.
- Hạch toán doanh thu phải tôn trọng các quy định về xác định và ghi
nhận doanh thu: doanh thu và chi phí cùng liên quan tới cùng một nghiệp vụ

kinh tế phải được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp.
- Theo nguyên tắc thận trọng, chỉ hạch toán vào TK doanh thu các khoản
doanh thu của thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ được xác định là đã được tiêu
thụ trong kỳ hạch toán, không hạch toán vào TK doanh thu những khoản chưa
chắc chắn thực hiện.
- Sau khi đã hạch toán đầy đủ doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì kế toán tiến hành kết chuyển
sang tài khoản 911 để xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
1.5.3. Hình thức kế toán công ty áp dụng:
Hình thức kế toán công ty áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
* Hệ thống sổ sách công ty đang áp dụng:
- Hiện nay, công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số
48/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Nhập trước - Xuất
trước.
SV: Phan Thanh Phong - 21 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Phương pháp khấu háo TSCĐ: Khấu hao đường thẳng.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Khi có hoạt động
dịch vụ phát sinh.
* Trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”:
- Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ,
kế toán sẽ tiến hành lập Chứng từ ghi sổ. Tiếp theo, căn cứ vào Chứng từ ghi
sổ, kế toán ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào
Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được
dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, kế toán tiến hành khóa sổ và tính ra tổng số tiền của các

nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ
ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng
tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán) sẽ được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
-Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và
Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh
phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi
sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp
chi tiết.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
SV: Phan Thanh Phong - 22 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
Ghi chú: Ghi chép hằng ngày
Ghi chép định kỳ
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
PHẦN II:
SV: Phan Thanh Phong - 23 - Lớp: Kế toán B-30
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ (thẻ) chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Chứng từ ghi sổ

Sổ cái
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
CTGS
Bảng cân đối
số phát sinh
Các báo cáo tài
chính cuối kỳ
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
THỰC HÀNH GHI SỔ CHUYÊN ĐỀ
HOẠT ĐỘNG “KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN”
Trong nội dung này, em xin trình bày hai vấn đề chính, gồm:
- Lý luận chung về công tác kế toán vốn bằng tiền
- Thực hành kế toán vốn bằng tiền tại công ty
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:
2.1.1. Nhiêm vụ kế toán:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc tài
sản lưu động của doanh nghiệp, được hình thành chủ yếu trong quá trình bán
hàng và trong các quan hệ thanh toán.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền đối với các doanh
nghiệp là loại vốn rất cần thiết không thể thiếu được, đặc biệt trong điều kiện
đổi mới cơ chế quản lý và tự chủ về tài chính thì vốn bằng tiền càng có vị trí
quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tế
cao. Vốn bằng tiền là một loại vốn có tính lưu động nhanh chóng vào mọi
khâu của quá trình sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp càng
phải có kế hoạch hóa cao việc thu, chi tiền mặt, việc thanh toán qua ngân
hàng, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
mà còn tiết kiệm được vốn lưu động, tăng thu nhập cho hoạt động tài chính,
góp phần quay vòng nhanh vốn lưu động.
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, Tiền gửi

ngân hàng, Tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý).
Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền
tệ của nhà nước sau đây:
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.
SV: Phan Thanh Phong - 24 - Lớp: Kế toán B-30
Báo cáo thực tập GVHD: TS Nguyễn Thị Mai Hương
- Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua do Ngân
hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và
được theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên tài khoản 007-Ngoại tệ các
loại.
- Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại
thời điểmphát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất), ngoài ra phải theo dõi chi tiết
số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại.
- Vào cuối kỳ kế toán năm, kế toán phải điều chỉnh lại các ngoại tệ theo tỷ
giá hối đoái thực tế.
Để phản ánh và giám đốc chặt chẽ vốn bằng tiền, kế toán phải thực
hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Phản ánh chính xác, kịp thời, dầy đủ tình hình hiện có và sự biến động
của từng loại vốn bằng tiền.
+ Giám đốc chặt chẽ chấp hành các chế độ thu tiền mặt, tiền gửi, quản lý
ngoai tệ, vàng bạc, đá quý.
2.1.2. Kế toán tiền mặt:
- Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh
nghiệp bao gồm Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín
phiếu và ngân phiếu.
- Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình. Số tiền
thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này
tùy thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động; ngoài số tiền trên, doanh nghiệp
phải gửi tiền vào Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.

- Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm
thực hiện. Trong các Doanh nghiệp Nhà nước, thủ quỹ không trực tiếp mua
bán vật tư, hàng hóa, tiếp liệu, hoặc không được kiêm nhiệm công tác kế toán.
Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và
SV: Phan Thanh Phong - 25 - Lớp: Kế toán B-30

×