Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 123 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
***






KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM



Sinh viên thực hiện : Trương Vĩnh Dương
Lớp : Anh 4 – K42A – KT&KDQT
Khoá : 42
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Kim Anh





Hà Nội – Tháng 11/2007


Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
i
MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ ĐẾN CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TDHTC 4
1. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VỀ TDHTC 4
1.1. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA ADB 4
1.2. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA OECD 6
1.3. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA IMF 7
2. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA TDHTC 9
2.1. KHÁI NIỆM TDHTC 9
2.2. BẢN CHẤT TDHTC 10
3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TDHTC 10
3.1. TỰ DO HÓA LÃI SUẤT 10
3.2. TỰ DO HÓA HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM 11
3.3. TỰ DO HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRÊN
THỊ TRƢỜNG 12
3.4. TỰ DO HÓA HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI 12
II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM 13
1. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NGUỒN VỐN 13
1.1. VỐN CHỦ SỞ HỮU 13
1.2. VỐN HUY ĐỘNG 14

1.3. VỐN ĐI VAY 15
1.4. VỐN ỦY THÁC 16
1.5. VỐN KHÁC 16
2. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ ĐẦU TƢ 16
2.1. NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG 16
2.2. NGHIỆP VỤ ĐẦU TƢ 18
3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 19
3.1. DỊCH VỤ NGÂN QUỸ 20
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
ii
3.2. CHUYỂN TIỀN 20
3.3. DỊCH VỤ THANH TOÁN 20
3.4. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁC 20
III. TÁC ĐỘNG CỦA TDHTC ĐẾN CÁC NHTM 21
1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC 21
1.1. VỀ MẶT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 21
1.2. VỀ MẶT CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 23
1.3. VỀ CHẤT LƢỢNG VÀ SỐ LƢỢNG DỊCH VỤ CUNG CẤP 23
2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC - KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG . 24
2.1. RỦI RO DO HẠN CHẾ NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÍN DỤNG 26
2.2. RỦI RO “BẤT CẬP KỲ HẠN THANH TOÁN” VÀ “RỦI RO TIỀN
TỆ” 27
2.3. RỦI RO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH DO YẾU KÉM TRONG QUẢN
LÝ VĨ MÔ 28
3. TÁC ĐỘNG TDHTC ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM - TRƢỜNG
HỢP TRUNG QUỐC 29
3.1. TIẾN TRÌNH TDHTC Ở TRUNG QUỐC 29
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA TDHTC ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM Ở
TRUNG QUỐC 31


CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TDHTC ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM
VIỆT NAM 35
I. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH CÁC NHTM VIỆT NAM 35
1. GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN TRƢỚC NĂM 1990 35
1.1. GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN 1985 35
1.2. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1990 36
2. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY 36
2.1. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2000 37
2.2. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 38
II. TIẾN TRÌNH TDHTC Ở VIỆT NAM 40
1. TỰ DO HÓA LÃI SUẤT 40
1.1. CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TỪ GIỮA NĂM 2000 TRỞ VỀ TRƢỚC 40
1.2. CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TỪ GIỮA NĂM 2000 ĐẾN NAY 42
2. TỰ DO HÓA HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM 44
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
iii
2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÍN DỤNG TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM
1990 44
2.2. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÍN DỤNG TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM
1997 44
2.3. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÍN DỤNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY 45
3. TỰ DO HÓA HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI 46
3.1. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT NGOẠI TỆ 46
3.2. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI GIAO DỊCH VÃNG
LAI 49
3.3. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC GIAO DỊCH VỐN 51
4. TỰ DO HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRÊN
THỊ TRƢỜNG 54

4.1. CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN 55
4.2. CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
TRONG KHUÔN KHỔ WTO 56
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM DƢỚI
TÁC ĐỘNG CỦA TDHTC. 58
1. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NGUỒN VỐN 59
1.1. TỔNG TÀI SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG 59
1.2. VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM 59
1.3. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 61
2. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ ĐẦU TƢ 63
2.1. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG 63
2.2. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ ĐẦU TƢ 67
3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 68
3.1. DỊCH VỤ THANH TOÁN 68
3.2. DỊCH VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ 70
3.3. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MỚI 71

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 75
I. XU HƢỚNG TDHTC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM VÀ DỰ BÁO
TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 75
1. XU HƢỚNG TDHTC TRÊN THẾ GIỚI 75
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
iv
1.1. TỰ DO HÓA TRONG QUÁ TRÌNH CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ . 75
1.2. HỘI NHẬP THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 76
1.3. VAI TRÒ CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN
THÔNG 77

2. XU HƢỚNG TDHTC Ở VIỆT NAM 78
2.1. TỰ DO HÓA HOÀN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH TRÊN THỊ TRƢỜNG 78
2.2. TRIỂN VỌNG VỀ TỰ DO HÓA GIAO DỊCH VỐN 79
3. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA TDHTC ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NHTM VIỆT NAM 79
3.1. NGUY CƠ MẤT THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 79
3.2. NGUY CƠ MẤT THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG CHO VAY 80
3.3. XU HƢỚNG GIA TĂNG CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ MỚI HIỆN
ĐẠI 81
II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NHTM - ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2020 82
1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC NHTM GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2020 82
1.1. QUAN ĐIỂM CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG 82
1.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC NHTM 82
1.3. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN
2006-2010 83
2. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NHTM CỤ THỂ 83
2.1. TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC THỂ CHẾ 83
2.2. TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH 84
2.3. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐA DẠNG VÀ
ĐA TIỆN ÍCH 85
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NHTM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TDHTC 86
1. NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC THỂ CHẾ CÁC
NHTM 87
1.1. CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC CÁC NHTM 87

Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
v
1.2. CƠ CẤU LẠI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM 88
1.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ 90
2. NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÁC
NHTM 91
2.1. VẤN ĐỀ XỬ LÝ NỢ XẤU 91
2.2. CƠ CẤU LẠI VỐN TỰ CÓ PHÙ HỢP VỚI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ 93
3. NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
THEO HƢỚNG ĐA DẠNG HÓA VÀ ĐA TIỆN ÍCH 95
3.1. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING 95
3.2. ĐẦU TƢ THÍCH HỢP VỀ MẶT CÔNG NGHỆ 96
3.3. MỞ RỘNG VÀ XÂY DỰNG CÁC KÊNH PHÂN PHỐI MỚI 97
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHNN 98
1. KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN TỚI KHUNG PHÁP LÝ 98
2. KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN KHUNG THỂ CHẾ VÀ TỔ CHỨC 99
3. KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT
NGÂN HÀNG 100

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC A: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH -
PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA IMF 105
PHỤ LỤC B: TÓM TẮT TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở TRUNG
QUỐC TỪ NĂM 1990 -2006 108
PHỤ LỤC C: TÓM TẮT CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO TRONG LĨNH VỰC
TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM 113

PHỤ LỤC D: TÓM TẮT LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG MỚI THEO CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG 5 NĂM 2006-2010, NHNN 115

Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ABC
Agricultural Bank of China
Ngân hàng nông nghiêp
Trung Quốc
ACB
Asia Commercial Bank
Ngân hàng á Châu
ADB
Asia Development Bank
Ngân hàng phát triển Châu á
AMCs
Asset Management Companies
Công ty quản lý tài sản
ASEAN
Association of Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
ATM

Automatic Seller Machine
Máy rút tiền tự động
BOC
Bank of China
Ngân hàng Trung Quốc
CCB
China Construction Bank
Ngân hàng kiến thiết Trung
Quốc
EAB
Eastern Asia Commercial Bank
Ngân hàng Đông Á
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc
ngoài
GATs
General Agreement on Trade in
Services
Hiệp định chung về thƣơng
mại dịch vụ
ICBC
Industrial & Commercial Bank of
China
Ngân hàng Công thƣơng
Trung Quốc
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ thế giới
NHĐT & PT

Bank for Development and
Investment of Vietnam
Ngân hàng đầu tƣ và phát
triển
NHCT
Industry and Commercial Bank
Ngân hàng công thƣơng
NHNN
State Bank
Ngân hàng Nhà nƣớc
NHNNo &
PTNT
Bank for Agriculture and Rural
Development
Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
NHNT
Bank for Foreign trade of Vietnam
Ngân hàng ngoại thƣơng
NHTM
Commercial Bank
Ngân Hàng Thƣơng Mại
ODA
Official Development Aids
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức
OECD
Organization for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát

triển kinh tế
SOEs
State owned Enterprises
Doanh nghiệp thuộc sở hữu
Nhà nƣớc
TDHTC
Financial liberalization
Tự do hóa tài chính
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
vii
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề Tự do hóa tài chính (TDHTC) từng bƣớc hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới không còn là sự lựa chọn của bất kỳ quốc gia nào
nữa mà đang là xu thế tất yếu bắt buộc các quốc gia phải thực hiện để đƣa nền kinh
tế nƣớc mình đi vào quỹ đạo chung của thế giới.
Hầu hết các nƣớc phát triển và đang phát triển đã thực hiện TDHTC từ khoảng
2 thập kỷ trở lại đây. Cả thực tiễn và lý luận đều cho thấy TDHTC đã và đang tạo ra
quá trình cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thƣơng
mại (NHTM) nâng cao năng lực hoạt động của mình. Bên cạnh đó TDHTC cũng đã
làm xuất hiện một số hiện tƣợng tiêu cực mà tiêu biểu là khủng hoảng tài chính -
ngân hàng diễn ra tại nhiều khu vực, Scandinavi, Châu Mỹ Latin, và mới gần đây
nhất là khu vực Nam Á.

Không nằm ngoài xu thế phát triển chung, kể từ khi bắt tay vào công cuộc đổi
mới từ năm 1986, Việt Nam đã có những động thái tích cực trong cải cách tài chính
theo hƣớng ngày càng tự do, thông thoáng, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của
Nhà nƣớc. Kéo theo đó hoạt động của các NHTM cũng đã có nhiều chuyển biến
đáng kể, từ hoạt động mang nặng tính quan liêu bao cấp chuyển sang hoạt động
theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của Nhà nƣớc. Tuy nhiên TDHTC ở Việt Nam
lại đƣợc thực hiện với một xuất phát điểm thấp, nền kinh tế thị trƣờng mới ở mức
tiếp cận ban đầu, nhiều bỡ ngỡ, bất cập về cơ chế, môi trƣờng pháp lý, công nghệ,
trình độ và kinh nghiệm quản lý ngân hàng còn yếu kém.
Thêm vào đó, ngày 11/1/2007 vừa qua, Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của WTO, điều này sẽ tác động một cách sâu sắc đến tiến trình TDHTC ở Việt
Nam và ảnh hƣởng đến hoạt động của các NHTM trong nƣớc, đặc biệt là khi mà các
cam kết gia nhập đƣợc đẩy mạnh thực hiện.
Từ thực tế này, vấn đề cấp thiết với các NHTM Việt Nam đó là phải có những
chiến lƣợc phát triển toàn diện để tăng nhanh cả về quy mô và chất lƣợng hoạt động
đồng thời vẫn đảm bảo an toàn, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng đối
phó với các NHTM nƣớc ngoài, những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, có
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
2
kinh nghiệm hoạt động lâu đời và có trang thiết bị công nghệ hiện đại.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, ngƣời viết lựa chọn nghiên cứu “ Tự do
hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam” nhằm:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan TDHTC và
tác động của nó đến hoạt động NHTM.
Tổng kết quá trình cải cách các NHTM Việt Nam, tiến trình TDHTC ở Việt
Nam và ảnh hƣởng của nó đến hoạt động của các NHTM.
Đƣa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hoạt động của các NHTM dựa trên thực
trạng, Định hƣớng phát triển NHTM của Nhà nƣớc giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn

đến năm 2020, và xu hƣớng phát triển của thế giới.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong khuôn khổ ảnh hƣởng của
một số nội dung cơ bản của TDHTC đến hoạt động của các NHTM Việt Nam, bao
gồm các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần.
Phần phân tích và đánh giá TDHTC ở Việt Nam và tác động của nó đến hoạt
động của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến hết năm 2006, khóa luận
giới hạn phần định hƣớng và các biện pháp đề xuất cho giai đoạn từ năm 2006 đến
năm 2010, tầm nhìn năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, kết
hợp vận dụng các phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, phƣơng pháp phân tích -
tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống hóa tài liệu, phƣơng pháp so sánh…
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Tƣơng ứng với mục tiêu nghiên cứu, khóa luận đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về TDHTC và tác động của TDHTC đến các NHTM
Chƣơng 2: Tác động của TDHTC đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của các NHTM Việt
nam
Ngƣời viết xin chân thành cảm ơn giáo viên hƣớng dẫn, Th.S Trần Thị Kim
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
3
Anh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và đƣa ra những nhận xét quý báu để
ngƣời viết có thể hoàn thành khóa luận này.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TDHTC
1. Một số phƣơng pháp tiếp cận về TDHTC
Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trong nghiên cứu kinh điển của Edward Shaw và
McKinnon (1973) cho đến nay thuật ngữ “TDHTC” đã đƣợc rất nhiều nhà kinh tế
tìm hiểu nghiên cứu. Mỗi nghiên cứu đều cố gắng đƣa ra định nghĩa đầy đủ nhất về
TDHTC cũng nhƣ tự xây dựng một lộ trình TDHTC tối ƣu nhất cho các quốc gia.
Sau đây là một số phƣơng pháp tiếp cận TDHTC của một số tổ chức trên thế giới
bao gồm: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia Development Bank - ADB), Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (Orgarnization for Economic Co-operation and
Development - OECD) và Quỹ tiền tệ thế giới (International Monetary Fund - IMF).
1.1. Phương pháp tiếp cận của ADB
Theo quan điểm của ADB thì thuật ngữ “TDHTC” chính là sự dỡ bỏ một phần
hoặc toàn bộ các hạn chế của chính phủ đối với khu vực tài chính trong nƣớc do đó
các tổ chức tài chính có thể tự đƣa ra quyết định dựa trên khối lƣợng, giá trị và thời
gian các giao dịch. Theo định nghĩa này thì tiến trình TDHTC sẽ đƣợc xem xét theo
3 phƣơng diện: xây dựng chính sách, thực thi chính sách và phát triển thể chế.
+ Xây dựng chính sách
Xét về phƣơng diện này thì nhân tố đƣợc đề cập đến chính là tốc độ và mức độ
tiến đến tự do hóa. Các nƣớc có thể tiến hành TDHTC trong một thời gian ngắn
hoặc dài, theo đó các quy định hạn chế sẽ lần lƣợt đƣợc dỡ bỏ để thay bằng các quy
định mở cửa thông thoáng hơn. Tuy nhiên các nƣớc vẫn có thể lựa chọn tiếp tục duy
trì một số cơ chế hạn chế. Vấn đề tiếp theo là tiến hành tƣ nhân hóa các ngân hàng
quốc doanh.
+ Thực thi chính sách
Trong vấn đề này có ba khía cạnh phải đƣợc xem xét. Thứ nhất là các quy định
TDHTC cần phải đƣợc thực hiện kết hợp với chính sách ổn định kinh tế vĩ mô bao
gồm ổn định giá và chính sách tỷ giá cạnh tranh. Bên cạnh đó sự ổn định trong nền
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT

5
kinh tế bao gồm đầu tƣ, tiêu dùng và việc làm cũng đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Vấn đề thứ hai là mối quan hệ giữa TDHTC trong nƣớc và TDHTC thế giới.
Đặc biệt là những vấn đề xảy ra đối với tài khoản vốn của cán cân thanh toán, Nhà
nƣớc có thể sẽ lựa chọn mở cửa hoàn toàn hay một phần đối với các giao dịch liên
quan đến dòng vốn ra và dòng vốn vào, theo phƣơng cách từ từ chậm rãi hay là với
tốc độ nhanh. Tự do hóa tài khoản vốn có thể tiến hành trƣớc hoặc sau khi tự do hóa
khu vực tài chính nội địa. Thứ ba, đi đôi với TDHTC, Nhà nƣớc cần phải xây dựng
đƣợc một hệ thống các quy định và giám sát thận trọng thực sự có hiệu quả.
+ Xây dựng thể chế
Để TDHTC thành công đòi hỏi phải tăng cƣờng hoặc thậm chí là đổi mới hoàn
toàn nhiều thể chế. Khung chính sách phải đƣợc điều chỉnh và thay đổi một cách
nhanh chóng để có thể đáp ứng đƣợc tình hình mở cửa khu vực tài chính. Ngân
hàng trung ƣơng phải đƣợc cải tổ lại để có sự độc lập nhất định trong tiến trình tự
do hóa. Bên cạnh đó là các cơ quan giám sát, quản lý có thẩm quyền và các NHTM
phải đủ tiềm lực để có thể đƣa ra các phân tích thích hợp về các khách hàng vay
vốn. Tuy nhiên điều này lại đòi hỏi mất rất nhiều thời gian do đó các nƣớc cần phải
xem xét hết sức cẩn trọng lộ trình tự do hóa. Ngoài ra cũng cần phải xem xét bối
cảnh quốc tế mà TDHTC nội địa xảy ra vì điều này sẽ ảnh hƣởng rất mạnh đến lợi
ích cũng nhƣ các hiểm họa đi kèm theo tự do hóa.
Nhƣ vậy có thể kết luận sự thành công của TDHTC phụ thuộc vào:
 Cơ chế hiệu quả và minh bạch vì tiến trình tự do hóa dù là diễn ra với tốc
độ nhanh hay là chậm thì mục tiêu cuối cùng vẫn là chuyển các quyết định
tài chính sang trách nhiệm của thị trƣờng. Đặc biệt trong trƣờng hợp vẫn
duy trì hoạt động các NHTM Nhà nƣớc thì cơ chế hiệu quả và minh bạch
lại càng cần thiết.
 Kết hợp nhuần nhuyễn thể chế chính sách và sự ổn định kinh tế vĩ mô, cơ
chế tỷ giá cạnh tranh, mở cửa một phần tài khoản vốn sau khi tiến hành tự
do hóa khu vực tài chính nội địa cùng với cơ chế giám sát thận trọng.
 Xây dựng khung thể chế với hệ thống pháp lý và các cơ quan hoạt động

Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
6
hiệu quả.
1.2. Phương pháp tiếp cận của OECD
Một nghiên cứu kinh tế toàn diện của OECD (1995) về cải cách tài chính cũng
đã giới thiệu một phƣơng pháp tiếp cận khác về TDHTC. Dựa trên đánh giá về tiến
trình TDHTC của các nƣớc OECD trong suốt 2 thập kỷ 80 và 90 nghiên cứu này đã
xem xét TDHTC theo hƣớng tập trung vào tự do hóa các luồng vốn, đầu tiên là tiến
hành cải cách khu vực tài chính theo hƣớng điều tiết của thị trƣờng và dỡ bỏ các rào
cản gia nhập thị trƣờng, tiếp theo là tự do hóa đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và cuối
cùng là tự do hóa tài khoản vốn.
Theo nghiên cứu này thì hệ thống tài chính ở các nƣớc OECD trong suốt 2 thập
kỷ 80 và 90 đã trải qua nhiều biến động mạnh mẽ về mặt cơ cấu dƣới sự tác động
của cải cách luật pháp và tiến bộ khoa học công nghệ. Đặc trƣng của hệ thống tài
chính tại hầu hết các nƣớc này trong những năm đầu thập niên 70 là các quy định
hạn chế tác động của thị trƣờng bao gồm cả những hạn chế về mặt giá trị và số
lƣợng các giao dịch của các tổ chức tài chính và những quy định về tiếp cận và quản
lý thị trƣờng đối với hoạt động phân phối tín dụng giữa các tổ chức cho vay cạnh
tranh với nhau. Mục đích của những quy định pháp lý này là để thực hiện các mục
tiêu kinh tế xã hội do Nhà nƣớc đề ra. Biện pháp quản lý trực tiếp cũng thƣờng
đƣợc sử dụng tại nhiều nƣớc để quản lý hoạt động cho vay, tập trung các nguồn vốn
cho vay vào các ngành đƣợc Nhà nƣớc trợ cấp trong suốt thời kỳ trƣớc cải cách.
Những hạn chế đối với tác động của thị trƣờng và cạnh tranh là để đảm bảo cho một
thị trƣờng tài chính ổn định. Và kiểm soát trong ngành ngân hàng và các tổ chức tài
chính đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quản lý chính sách kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên trƣớc sức ép của những nhân tố bao gồm: sự thiếu sót trong cơ sở
pháp lý, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của kinh tế vĩ mô thì
cải cách các quy định về tài chính là không thể tránh khỏi và thực tế tất cả các nƣớc
đã thực thi ít nhất một số biện pháp tự do hóa trong suốt 2 thập kỷ qua. Bƣớc

chuyển biến mạnh mẽ và đáng kể nhất chính là sự chuyển hƣớng hệ thống tài chính
theo thị trƣờng. Biện pháp chủ yếu và phổ biến để tiến đến TDHTC đó là sự dỡ bỏ
các kiểm soát về giá và lƣợng dịch vụ do các ngân hàng cung cấp, tự do tiếp cận thị
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
7
trƣờng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và sự giảm thiểu các kiểm soát đối với tỷ giá
hối đoái.
Nhìn chung những thay đổi pháp lý trong hệ thống tài chính trong tiến trình
TDHTC ở các nƣớc OECD trong những năm qua có thể tóm gọn nhƣ sau:
 Quản lý lãi suất;
 Quy định về thị trƣờng chứng khoán;
 Các hạn chế về lƣợng đầu tƣ của các tổ chức tài chính;
 Các quy định về mối liên kết sở hữu trong các tổ chức tài chính;
 Các quy định về hoạt động doanh khác ngoài các hoạt động truyền
thống của các tổ chức tài chính;
 Các hạn chế về gia nhập thị trƣờng nội địa của các tổ chức tài chính
nƣớc ngoài;
 Quản lý tỷ giá và tài khoản vốn.
Những quy định này có thể đƣợc chia thành 2 nhóm: Những quy định chủ yếu
ảnh hƣởng đến khả năng kinh doanh theo mức giá do thị trƣờng điều tiết (lãi suất,
quản lý tín dụng, quy định đầu tƣ, quản lý tài khoản vốn) và những quy định về các
rào cản gia nhập và tiếp cận thị trƣờng tài chính (các hoạt động phi truyền thống,
quản lý về sở hữu và gia nhập thị trƣờng).
1.3. Phương pháp tiếp cận của IMF
Một nghiên cứu toàn diện của IMF về TDHTC đã đƣợc tiến hành trong năm
2003. Nghiên cứu này trƣớc hết tập trung vào chỉ ra những hạn chế của các nghiên
cứu về TDHTC trƣớc đây, và dựa trên những hạn chế này đƣa ra một cách tiếp cận
hoàn toàn mới về TDHTC, theo 3 khía cạnh: tài khoản vốn, TDHTC nội địa và phát
triển thị trƣờng chứng khoán. Tác giả đã tiến hành xem xét tiến trình tự do hóa diễn

ra ở 28 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1973 đến 1999, chia thành 4 nhóm: các
nƣớc G-7; khu vực Châu Á; khu vực Châu Âu; và các nƣớc Châu Mỹ Latin.
Đối với mỗi lĩnh vực, nghiên cứu này đƣa ra 3 cơ chế: tự do đầy đủ, tự do một
phần và hạn chế hoàn toàn. Nhân tố đƣợc sử dụng để xác định khi nào thì tài khoản
vốn, khu vực tài chính nội địa và thị trƣờng chứng khoán là tự do hóa đầy đủ hay
một phần hay là bị hạn chế đƣợc mô tả chi tiết tại phụ lục A.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
8
+ Về tài khoản vốn
Để nghiên cứu tự do hóa tài khoản vốn tác giả đã đánh giá những quy định đối
với tình hình vay vốn của các tổ chức tài chính trong nƣớc, tình hình vay vốn của
các tổ chức phi tài chính, thị trƣờng tỷ giá hối đoái và kiểm soát đối với dòng vốn
chảy ra. Hai chỉ số đầu thể hiện những quy định đối với dòng vốn chảy vào. Những
quy định này có thể tồn tại dƣới nhiều dạng nhƣng thể hiện rõ nhất và nghiêm ngặt
là việc cấm vay vốn từ nƣớc ngoài. Các kiểm soát nhẹ nhàng hơn là những hạn chế
về kỳ hạn thanh toán tối thiểu của các dòng vốn chảy vào và tỷ lệ dự trữ bắt buộc
không đƣợc tính lãi của các khoản vay nƣớc ngoài.
Trong cơ chế tự do hóa tài khoản vốn đầy đủ, các NHTM và các doanh nghiệp
đều đƣợc tự do vay vốn nƣớc ngoài. Các tổ chức này có thể vẫn phải báo cáo với
các cơ quan quản lý chính phủ song việc cấp phép vay vốn là hoàn toàn tự động. Tỷ
lệ dự trữ bắt buộc thông thƣờng thấp dƣới 10%. Bên cạnh đó Nhà nƣớc không quy
định về các tỷ giá đặc biệt nào đối với cả giao dịch tài khoản vãng lai và giao dịch
tài khoản vốn cũng nhƣ các quy định đối với dòng vốn chảy ra.
+ Về TDHTC nội địa
Khi tính toán mức độ tự do của hệ thống tài chính nội địa, tác giả đã phân tích
những quy định về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tình hình phân phối tín dụng và
tiết kiệm bằng ngoại tệ. Cùng với các thông tin này tác giả còn thu thập thêm các số
liệu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Để xác định đƣợc thời điểm tự do hóa tác giả tập trung
chủ yếu vào 2 nhân tố đầu là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Bên cạnh đó

nghiên cứu này còn bổ sung thêm các thông tin về các quy định liên quan đến mặt
lƣợng của các giao dịch tài chính, qua đó cho thấy mức độ kiểm soát của khu vực
tài chính nội địa.
Tự do hóa khu vực tài chính trong nƣớc đƣợc đặc định bởi sự giảm thiểu can
thiệp của Nhà nƣớc đối với các tỷ lệ lãi suất huy động và cho vay và các quản lý tín
dụng, nghĩa là sẽ không còn các trợ cấp đặc biệt cho một số lĩnh vực cũng nhƣ các
can thiệp đối với phân phối tín dụng. Ngoài ra các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ là
hoàn toàn đƣợc phép.
+ Về thị trƣờng chứng khoán
Cuối cùng, để xác định thời điểm tự do hóa thị trƣờng chứng khoán nghiên
cứu này đã phân tích cải cách về các quy định về quyền mua cổ phần trên thị trƣờng
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
9
chứng khoán nội địa của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và sự cho phép chuyển vốn về nƣớc
và sự chuyển các khoản thu nhập và cổ tức về nƣớc.
Trong một thị trƣờng chứng khoán phát triển đầy đủ các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài đƣợc phép nắm giữ các tài sản nội địa mà không có các quy định hạn chế về
tỷ lệ nắm giữ. Thêm vào đó các khoản vốn, cổ tức, trái tức và các khoản lợi nhuận
khác đều đƣợc tự do hồi hƣơng trong vòng 2 năm kể từ khoản đầu tƣ ban đầu.
Nhƣ vậy theo quan điểm của IMF thì TDHTC là sự giảm thiểu can thiệp đối với
giao dịch tài khoản vốn nƣớc ngoài, tự do hóa khu vực tài chính nội địa và sự phát
triển của thị trƣờng chứng khoán. Một thị trƣờng tài chính đƣợc coi là tự do hóa đầy
đủ khi có ít nhất hai trong ba khía cạnh trên đƣợc tự do hóa đầy đủ và khía cạnh còn
lại đã tự do hóa một phần và đƣợc xem là tự do hóa một phần nếu chỉ có hai trong
ba tự do hóa một phần.
2. Khái niệm và bản chất của TDHTC
2.1. Khái niệm TDHTC
Theo nhƣ phân tích ở trên thì kể từ khi xuất hiện, TDHTC đã trở thành một
trong những mối quan tâm sâu sắc của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và nhiều tổ

chức. Thuật ngữ “TDHTC” vốn bản thân nó cũng đã là rất phức tạp, do đó mà các
nghiên cứu về TDHTC và lợi ích và tác động của tự do hóa cũng rất đa dạng và
khác nhau. Nếu nhƣ ADB tiếp cận TDHTC theo 3 khía cạnh: thực thi chính sách,
xây dựng chính sách và phát triển thể chế thì OECD định nghĩa TDHTC là tự do
hóa các luồng vốn với đầu tiên là từng bƣớc cải cách khu vực tài chính theo hƣớng
điều tiết của thị trƣờng, dỡ bỏ các rào cản gia nhập thị trƣờng, tiếp theo là tự do hóa
đầu tƣ nƣớc ngoài và cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn Còn IMF lại xây dựng
một lộ trình khác của TDHTC dựa trên kinh nghiệm của bốn nhóm quốc gia: các
nƣớc G-7, Châu Á, Châu Âu, và Châu Mỹ Latin. Theo đó TDHTC là từng bƣớc
giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nƣớc trong 3 lĩnh vực: giao dịch tài khoản vốn, khu
vực tài chính nội địa và thị trƣờng chứng khoán.
Nói tóm lại TDHTC có thể đƣợc hiểu chính là quá trình giảm thiểu và cuối
cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà nƣớc đối với hoạt động của hệ thống tài chính
quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo cơ chế
điều tiết của thị trƣờng. Nội dung cơ bản của TDHTC bao gồm:
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
10
 Tự do hóa lãi suất;
 Tự do hóa hoạt động cho vay của các NHTM;
 Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trƣờng tài
chính;
 Tự do hóa hoạt động ngoại hối.
TDHTC có thể đƣợc hiểu là bao gồm TDHTC trong nƣớc và TDHTC với nƣớc
ngoài. Trong đó TDHTC trong nƣớc là cho phép các tổ chức tài chính trong nƣớc tự
do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trƣờng, các thị trƣờng tài
chính trong nƣớc đƣợc khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ đƣợc
điều hành theo tín hiệu thị trƣờng. Còn TDHTC với nƣớc ngoài bao gồm tự do hóa
giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn.
Tự do hóa cũng có thể đƣợc phân làm hai cấp độ: (1) TDHTC nội địa bao gồm

xóa bỏ kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng và (2) TDHTC quốc tế bao gồm loại
bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản lý ngoại hối. Hạt nhân của TDHTC là
tự do hóa lãi suất và cần thiết phải kiểm soát quá trình tự do hóa lãi suất.
2.2. Bản chất TDHTC
Nhƣ vậy có thể nói bản chất của TDHTC là từng bƣớc nới lỏng kiểm soát của
Nhà nƣớc để các hoạt động tài chính vận hành theo cơ chế nội tại vốn có của thị
trƣờng và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trƣờng nhằm
hƣớng đến mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nƣớc và Thị trƣờng
trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
3. Nội dung cơ bản của TDHTC
Nội dung cơ bản của TDHTC bao gồm 4 vấn đề: Tự do hóa lãi suất; Tự do hóa
hoạt động cho vay của các NHTM; Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính
trên thị trƣờng tài chính và Tự do hóa hoạt động ngoại hối.
3.1. Tự do hóa lãi suất
Tự do hóa lãi suất là hạt nhân của TDHTC nói chung và là cơ sở để xác định
thời điểm tiến hành tự do hóa khu vực tài chính nội địa. Tự do hóa lãi suất là để cho
lãi suất hình thành trên cơ sở cung cầu vốn, tiết kiệm, thu nhập cá nhân, doanh
nghiệp và những nhân tố khác. Nhà nƣớc sẽ không ấn định mức lãi suất đồng thời
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
11
cũng không khống chế mức lãi suất trần và sàn mà thay vào đó là để lãi suất hình
thành theo cơ chế thị trƣờng. Các NHTM đƣợc quyền xác định và công bố lãi suất
kinh doanh của mình. Trong cơ chế tự do hóa lãi suất, có thể tồn tại ở hai dạng:
 Nếu Nhà nƣớc hoàn toàn không can thiệp đến hệ thống lãi suất thị trƣờng
thì đó là cơ chế tự do hóa lãi suất hoàn toàn (thả nổi lãi suất);
 Nếu Nhà nƣớc tham gia can thiệp gián tiếp có tính định hƣớng thì đó là cơ
chế tự do hóa lãi suất có quản lý.
Tự do hóa lãi suất sẽ làm cho các luồng tài chính đƣợc lƣu thông thông suốt.
Việc tự do hóa lãi suất cũng sẽ cho phép các NHTM chủ động hơn trong việc kinh

doanh tiền tệ, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh có lợi cho các nhà sản xuất kinh doanh
vì lãi suất có xu hƣớng giảm thấp. Mặt khác, khi các NHTM đƣợc quyền ấn định lãi
suất họ sẽ tìm ra phƣơng án huy động vốn và sử dụng vốn tốt nhất, giảm đƣợc rủi ro
và sự cạnh tranh giữa các NHTM là cơ sở để hình thành lãi suất thị trƣờng.
3.2. Tự do hóa hoạt động cho vay của các NHTM
Đây là cơ chế mà trong đó nguồn vốn trong nền kinh tế đƣợc phân bổ dựa trên
lãi suất trị trƣờng và mức độ tin cậy của ngƣời đi vay, từ đó đạt đƣợc sự thỏa mãn
lợi ích của các ngân hàng và đối tƣợng vay, chứ không phải bằng các quyết định
hành chính. Việc xóa bỏ những hạn chế, định hƣớng hay ràng buộc về số lƣợng
trong quá trình phân bổ nguồn vốn đã tạo khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động
cho vay của các NHTM.
Các NHTM sẽ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc cho vay (quyết định đối
tƣợng cho vay, khách hàng đƣợc vay, hình thức cho vay, mức cho vay, thời hạn vay
và thu hồi nợ…) Đồng thời các ngân hàng sẽ cạnh tranh nhau trong việc vay và cho
vay. Nhờ đó mà khách hàng đƣợc hƣởng lợi nhiều từ việc tự do hóa hoạt động tín
dụng. Họ có quyền lựa chọn vay ở đâu, với mức vay bao nhiêu trên cơ sở các điều
khoản thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng. Còn các ngân hàng sẽ cho vay và
quản lý khoản vay của mình hiệu quả hơn.
Trong cơ chế này Nhà nƣớc cũng sẽ giảm dần sự can thiệp vào việc phân bổ tín
dụng của các NHTM, chuyển từ can thiệp trực tiếp nhƣ hạn mức tín dụng, các
chƣơng trình chỉ định tín dụng… sang can thiệp bằng việc tạo ra sự giám sát từ xa.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
12
3.3. Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường
Trong cơ chế tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính thì phạm vi hoạt
động của các tổ chức tài chính sẽ đƣợc mở rộng. Các tổ chức tài chính trong nƣớc
và nƣớc ngoài đều có thể tham gia cung ứng các dịch vụ trên thị trƣờng. Theo đó
việc cấp giấy phép thành lập các ngân hàng trong nƣớc sẽ dần đƣợc nới lỏng còn
các tổ chức tài chính nƣớc ngoài sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với thị trƣờng tài chính

trong nƣớc dƣới hình thức chi nhánh, ngân hàng liên doanh, và văn phòng đại
diện… Bên cạnh đó các tổ chức tài chính sẽ có một sân chơi bình đẳng trong việc
cung cấp các loại hình dịch vụ tài chính. Một môi trƣờng cạnh tranh tự do nhƣ thế
sẽ mang lại tính hiệu quả cho thị trƣờng tài chính nói riêng và nền kinh tế nói
chung.
3.4. Tự do hóa hoạt động ngoại hối
Cơ chế tự do hóa hoạt động ngoại hối là cơ chế trong đó Nhà nƣớc không ấn
định tỷ giá hối đoái, không có ràng buộc về các dòng vốn ngoại tệ trong và ngoài
quốc gia. Tự do hóa hoạt động ngoại hối cũng đồng nghĩa với việc thiết lập hệ
thống tỷ giá hối đoái theo tín hiệu thị trƣờng. Hay có thể nói giữa các NHTM, khách
hàng thỏa thuận với nhau về tỷ giá mua bán và các điều khoản giao dịch ngoại hối.
Nhà nƣớc chỉ tiến hành can thiệp khi cần thiết, trong trƣờng hợp có sự biến động thị
trƣờng ngoại hối ảnh hƣởng xấu tới nến kinh tế vĩ mô.
Các dòng chảy ngoại hối có ảnh hƣởng rất lớn tới sự cân bằng, ổn định của cán
cân thanh toán của một quốc gia. Tuy nhiên sự ổn định của cán cân thanh toán trong
điều kiện hội nhập lại không thể tách rời sự di chuyển linh hoạt của các luồng vốn.
Sự vận động tự do của các dòng vốn trên thị trƣờng thế giới là nguồn đầu tƣ bổ
sung rất quan trọng đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là những quốc gia đang phát
triển.
Tự do hóa hoạt động ngoại hối cũng là mục tiêu cuối cùng mà nhiều quốc gia
đặt ra trong tiến trình TDHTC của mình vì tự do hóa hoạt động ngoại hối nếu xảy ra
trong điều kiện thị trƣờng chƣa phát triển đầy đủ thì sẽ để lại những hậu quả rất
nghiêm trọng. Cũng chính vì lý do này mà nhiều nƣớc hiện nay tuy đã tiến hành mở
cửa các vấn đề khác trong nội dung TDHTC song vẫn rất dè dặt khi tiến đến tự do
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
13
hóa hoạt động ngoại hối.
II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM
Nhìn nhận một cách tổng thể, các NHTM hoạt động kinh doanh với 3 mảng

nghiệp vụ chính: Hoạt động nghiệp vụ nguồn vốn; Hoạt động tín dụng và đầu tƣ; và
Hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Mỗi hoạt động này đều có một vị trí và
tác dụng khác nhau nhƣng đều hƣớng đến một mục tiêu chung và tổng quát của bất
kỳ một NHTM nào, đó là đáp ứng nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất.
1. Hoạt động nghiệp vụ nguồn vốn
Nghiệp vụ nguồn vốn hay còn gọi là nghiệp vụ Nợ là nghiệp vụ tiền đề nhằm
tạo nguồn vốn hoạt động của NHTM. Nhìn chung xét theo khía cạnh logic thì ngân
hàng nào tạo lập đƣợc nhiều vốn thì càng có điều kiện mở rộng cho vay, mở rộng
tín dụng cho nền kinh tế. Vì vậy nghiệp vụ nguồn vốn lúc nào cũng rất đƣợc quan
tâm. Nguồn vốn của một NHTM bao gồm những loại nguồn vốn sau đây:
1.1. Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn khởi đầu và đƣợc bổ sung trong quá trình
hoạt động. Nguồn vốn này tuy không chiếm tỷ trọng lớn nhƣng có ý nghĩa rất quan
trọng. Vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm:
+ Vốn điều lệ:
Đây là vốn đƣợc tạo lập ban đầu khi mới thành lập NHTM và đƣợc ghi trong
điều lệ ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt đƣợc mức tối thiểu theo quy định của pháp
luật. Vốn này sẽ đƣợc ngân sách Nhà nƣớc cấp nếu đó là ngân hàng công hoặc do
các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu là ngân hàng cổ phần.
Vốn điều lệ có thể đƣợc thay đổi theo xu hƣớng tăng lên nhờ đƣợc cấp bổ sung,
hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc đƣợc kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn
điều lệ theo quy định của luật pháp mỗi nƣớc. Vốn điều lệ đƣợc sử dụng trƣớc hết
để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các phƣơng tiện làm việc và quản lý, tức tạo
ra cơ sở vật chất cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra các NHTM còn đƣợc sử
dụng vốn điều lệ để hùn vốn kinh doanh, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và hoạt
động kinh doanh khác.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
14
+ Các quỹ của ngân hàng:

NHTM cũng là một tổ chức kinh tế, vì vậy đều có quyền trích lập các quỹ nhƣ
các đơn vị kinh tế khác, để sử dụng cho những mục đích nhất định. Ngoài ra do tính
chất đặc thù của NHTM là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng nên hầu hết hệ thống luật ngân hàng ở các nƣớc đều cho phép các
NHTM đƣợc trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Thông thƣờng quỹ này đƣợc
trích lập theo tỷ lệ quy định (khoảng 5%) từ lợi nhuận ròng hàng năm, cho đến khi
số dƣ của quỹ này ngang bằng vốn điều lệ.
Nhƣ vậy các quỹ của NHTM bao gồm:
 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng (Quỹ dự trữ);
 Quỹ đầu tƣ phát triển;
 Quỹ dự phòng (gồm dự phòng tài chính, dự phòng trợ cấp…);
 Quỹ khen thƣởng phúc lợi…
1.2. Vốn huy động
Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu (bao gồm của pháp nhân
và thể nhân) mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng. Đây là nguồn vốn chủ
yếu và quan trọng, đƣợc thể hiện ở chỗ nó không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn của các ngân hàng mà còn là tiền nhàn rỗi của xã hội đƣợc huy động và
tập trung để sử dụng có hiệu quả cho các yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Vốn huy
động theo tính chất đƣợc chia thành 2 nhóm:
+ Vốn huy động hoạt kỳ:
Bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế cá nhân và tiền gửi
không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác. Đây là loại tiền gửi mà theo tính chất
của nó, khách hàng đƣợc linh hoạt sử dụng, ngƣời ta gọi đó là tiền gửi có thể phát
séc để chỉ tính linh hoạt của nó. Chủ tài khoản đƣợc quyền lập thƣ chuyển tiền, phát
hành séc rút tiền từ tài khoản một cách tự do mà không phải báo trƣớc. Các đơn vị
và cá nhân gửi tiền vào tài khoản này không nhằm mục đích hƣởng lãi, mà nhằm
phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán cho chính mình.
+ Vốn huy động định kỳ:
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT

15
Bao gồm tiền gửi định kỳ, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ chức, tiền phát
hành kỳ phiếu, trái phiếu… Đặc điểm của loại nguồn vốn này là khách hàng chỉ
đƣợc rút tiền khi đáo hạn (tuy nhiên trong điều kiện bình thƣờng các ngân hàng vẫn
cho phép rút tiền trƣớc hạn).
Vốn huy động định kỳ là nguồn vốn ổn định vì vậy không những đáp ứng đƣợc
sử dụng để cấp tín dụng ngắn hạn mà còn đƣợc sử dụng để cấp tín dụng trung và dài
hạn. Đối với vốn huy động định kỳ, ngƣời gửi tiền có mục đích xác định là hƣởng
lãi. Vì vậy họ sẽ chọn ngân hàng nào có lãi suất cao hơn, chứ không đòi hỏi hệ
thống dịch vụ hiện đại nhƣ khi lựa chọn ngân hàng gửi vốn hoạt kỳ. Vì vậy mà các
ngân hàng thƣờng sử dụng công cụ lãi suất để tập trung nguồn vốn này. Cạnh tranh
lãi suất để thu hút nguồn vốn này là cuộc canh tranh hợp lý và gay gắt.

1.3. Vốn đi vay
Vốn đi vay chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của NHTM,
nhƣng đồng thời cũng mang ý nghĩa thiết lập sự cân bằng trong cân đối và sử dụng
vốn của mỗi ngân hàng.
Đối với những ngân hàng vừa và nhỏ, tình trạng thiếu vốn kinh doanh diễn ra
thƣờng xuyên và cần phải bổ sung nguồn vốn bằng cách đi vay các ngân hàng khác.
Đối với những ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay, do thủ tục cho vay
đơn giản, điều kiện cho vay thoáng hơn, lãi suất hấp dẫn hơn sẽ dẫn đến hậu quả
thiếu vốn. Trong trƣờng hợp này, các NHTM đó cần đi vay để đáp ứng nhu cầu mở
rộng tín dụng. Một ngân hàng mà khi đã sử dụng hết nguồn vốn khả dụng mà vẫn
còn phát sinh nhu cầu vay vốn của khách hàng thì ngân hàng đó đang ở trong trạng
thái hƣng thịnh, vốn vay ngân hàng khác vừa giúp họ mở rộng tín dụng vừa giúp
mở rộng và giữ chân khách hàng.
Nguồn vốn đi vay gồm 2 loại:
 Vay ngân hàng trung ƣơng;
 Vay các NHTM khác.
Tuy nhiên để hệ thống ngân hàng ổn định, hoạt động có hiệu quả hơn thì hoạt

động tín dụng giữa các ngân hàng nên tập trung qua thị trƣờng liên ngân hàng.
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
16
1.4. Vốn ủy thác
Vốn ủy thác là nguồn vốn tiếp nhận từ các nhà tài trợ của chính phủ, tổ chức tài
chính hoặc tƣ nhân để tài trợ theo các chƣơng trình dự án về phát triển kinh tế-xã
hội… Ngân hàng nào đƣợc chỉ định tiếp nhận và chuyển giao vốn này đƣợc coi là
thực hiện dịch vụ trung gian tài chính theo yêu cầu của nhà tài trợ và đƣợc hƣởng
thu nhập dƣới dạng hoa hồng dịch vụ tài chính trung gian.
Thông thƣờng chỉ các ngân hàng lớn, có mạng lƣới rộng khắp và có uy tín mới
có đủ điều kiện để đƣợc chỉ định làm dịch vụ này.
1.5. Vốn khác
Vốn phát sinh trong quá trình hoạt động không thuộc các nguồn nói trên nhƣ
vốn phát sinh trong khi làm đại lý chuyển tiền, thanh toán, công nợ chƣa đến hạn
trả…

2. Hoạt động nghiệp vụ tín dụng và đầu tƣ
Nhiệm vụ cơ bản nhất của bất kỳ một NHTM nào là chuyển hóa nguồn vốn tiền
tệ huy động đƣợc để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội dƣới các hình thức
khác nhau. Đó chính là nghiệp vụ tín dụng và đầu tƣ.
2.1. Nghiệp vụ tín dụng
Đây là một nghiệp vụ cơ bản hàng đầu của các NHTM, theo đó NHTM thoả
thuận với khách hàng (qua hợp đồng tín dụng) để khách hàng sử dụng một khoản
tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, có lãi suất và phải hoàn trả.
Để giảm thiểu rủi ro, khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng phải tuân thủ 3 nguyên
tắc sau: (1) Hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi; (2) Sử dụng vốn tín dụng đúng mục
đích cam kết và có hiệu quả; và (3) Tiền vay phải đƣợc bảo đảm bằng tài sản.
Trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc nói trên, nghiệp vụ tín dụng đƣợc thực
hiện dƣới các hình thức sau đây:

+ Cho vay trực tiếp:
Theo loại hình này, ngƣời xin vay tiến hành các thủ tục vay vốn, ngân hàng sau
khi thẩm định kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, nếu nhu cầu vay vốn hợp lệ
và khách hàng có khả năng trả nợ, có tài sản đảm bảo (nếu không đƣợc vay bằng tín
Tự do hóa tài chính và tác động của nó đến hoạt động của các NHTM Việt Nam
Trương Vĩnh Dương Anh 4 - K42A - KTNT
17
chấp) thì ngân hàng sẽ thực hiện việc cho vay. Khách hàng muốn nhận đƣợc vốn
vay đều phải ký vào khế ƣớc. Khi đến hạn, khách hàng vay vốn trả nợ gốc và lãi
cho ngân hàng. Nếu đến hạn mà khách hàng vay vốn không trả nợ thì ngân hàng
đƣợc phép phát mãi tài sản hoặc áp dụng các chế tài khác để thu nợ. Nghiệp vụ này
gọi là cho vay trực tiếp vì ngƣời đi vay và ngƣời trả nợ là một chủ thể. Cho vay trực
tiếp là loại hình nghiệp vụ tín dụng phổ biến của NHTM.
Nếu căn cứ vào thời hạn, cho vay trực tiếp đƣợc chia làm 3 loại:
 Cho vay ngắn hạn: thời hạn vay từ 1 ngày đến 1 năm;
 Cho vay trung hạn: thời hạn vay từ 1 năm đến 5 năm;
 Cho vay dài hạn: thời hạn vay trên 5 năm.
Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh (vốn luân
chuyển) trong khi cho vay trung dài hạn là để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ cho các
đơn vị và tổ chức kinh tế.
Nếu căn cứ vào tính chất bảm đảm của khoản vay, cho vay đƣợc chia thành 2
loại:
 Cho vay có bảo đảm: Đây là loại cho vay áp dụng với những khách hàng
mới vay vốn lần đầu, hoặc khách hàng chƣa có uy tín với ngân hàng… Đối
với những khách hàng vay vốn thuộc loại này bắt buộc phải có tài sản đảm
bảo cho khoản vay;
 Cho vay bằng tín chấp không cần có bảo đảm: Cho vay loại này áp dụng
đối với những khách hàng truyền thống có quan hệ tín dụng lâu năm với
ngân hàng đồng thời là những khách hàng có tình trạng tài chính vững
chắc, sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, có quan hệ tốt trong giao dịch

với khách hàng và ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp
Cho vay gián tiếp là khoản cho vay đƣợc thực hiện bằng cách chiết khấu chứng
từ có giá hoặc mua lại các chứng từ nợ thƣơng mại theo thỏa thuận giữa ngân hàng
với khách hàng.
Cho vay gián tiếp đƣợc thực hiện dƣới các dạng sau:

×