Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.36 KB, 89 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO
LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp : Nhật 1
Khoá : 43
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Phạm Thị Mai Khanh


Hà Nội - 2008



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN
LẺ CỦA VIỆT NAM 11
I. PHÂN PHỐI BÁN LẺ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 11
1. Phân phối bán lẻ 11
1.1. Định nghĩa 11
1.2. Vị trí của bán lẻ 12
1.2.1. Vị trí của phân phối bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối 12
1.2.2. Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối 13
1.3. Những kiểu tổ chức phân phối bán lẻ chính 14
2. Vai trò của phân phối bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân 15
II. KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 20
1. Doanh thu và tốc độ tăng trƣởng 20
2. Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ 21
3. Hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng 25
4. Các hệ thống phân phối bán lẻ 26
4.1. Hệ thống chợ truyền thống 26
4.2. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại 29
4.3. Hệ thống cửa hàng bán lẻ tự chọn 30
4.4. Hệ thống các hộ kinh doanh nhỏ lẻ 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT 33
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ CỬA THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN
PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 33


1. Thực hiện cam kết gia nhập WTO 33

2. Thị trƣờng bán lẻ Việt Nam cần đƣợc phát triển hơn phù hợp với nhu
cầu tiêu dùng của ngƣời dân 35
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc 38
4. Hạn chế độc quyền trong lĩnh vực phân phối, lành mạnh hoá thị
trƣờng, đối phó tốt hơn khi tình hình kinh tế thế giới biến động 39
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC
PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 40
1. Quy mô vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ 41
2. Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam 45
1.1. Xét theo đối tác đầu tư 45
1.2. Xét theo địa bàn đầu tư 47
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ
CỦA VIỆT NAM 49
1. Tác động tích cực 49
1.1. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực phân phối bán lẻ thay đổi 49
1.2. Mang đến những phương thức quản lý và trình độ tổ chức kinh doanh
hiện đại 51
1.3. Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực cạnh
tranh 52
1.4. Phục vụ người tiêu dùng tốt hơn 54
1.4.1. Về giá cả 54
1.4.2. Về số lượng 55
1.4.3. Về chất lượng 55
1.4.4. Về những dịch vụ chăm sóc khách hàng 56
1.5. Hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa 56
2. Tác động tiêu cực 58
2.1.Biến đổi trong tình trạng việc làm 58


2.2.Biến đổi trong tình trạng thu nhập của các nhóm đối tượng trong xã hội 59

2.3. Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự lũng đoạn thị trường 60
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG TỐT NHẤT
DÒNG VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ
CỦA VIỆT NAM 62
I. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC TỚI VIỆC THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC
PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 62
1. Thời cơ 62
1.1. Xu hướng đầu tư của thế giới 62
1.2. Xu hướng chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam 64
1.3. Cam kết và việc thực hiện cam kết 65
2. Thách thức 68
2.1.Cơ sở hạ tầng yếu kém 68
2.2. Phong cách tiêu dùng của người dân vẫn mang nặng tính truyền thống 68
2.3.Mâu thuẫn giữa các nhà sản xuất trong nước và các nhà bán lẻ nước
ngoài 70
2.4. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hạn chế 71
II. GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG TỐT NHẤT DÒNG VỐN FDI VÀO LĨNH
VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 71
1. Giải pháp về phía nhà nƣớc 71
1.1. Thực hiện mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ phân phối bán lẻ hàng
hóa theo các cam kết quốc tế 71
1.2. Nhà nước cần có các biện pháp xây dựng và quy hoạch tổng thể về thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ 72
1.3. Nhà nước cần có các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư 73
1.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với nguồn vốn 78
1.5. Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực phân phối bán lẻ 78


2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 82
2.1. Doanh nghiệp cần chủ động huy động vốn từ mọi hình thức 82

2.2. Tận dụng tối đa hiểu biết về thị trường trong nước 83
2.3. Đổi mới khâu tổ chức và quản lý 84
2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm 85
2.5. Nâng cao chất lượng lao động 85
2.6. Mở rộng thị trường tới khu vực nông thôn 86
KẾT LUẬN 87



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối 13
Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối 13
Bảng 3: Tổng hợp các chỉ tiêu về mạng lưới chợ trên cả nước đến năm 2006 28
Bảng 4: Tổng hợp số liệu về siêu thị trên cả nước đến năm 2006 30
Bảng 5: So sánh tổng mức bán lẻ hàng hóa với quỹ tiêu dùng cuối cùng thời
kỳ 1996-2005 35
Bảng 6: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo thời gian
nhận vốn đầu tư 41
Bảng 7: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo đối tác đầu
tư tính đến tháng 3/2008 46
Bảng 8: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo địa bàn đầu
tư tính đến tháng 3/2008 48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ 20
Biểu đồ 2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo các
khu vực kinh tế giai đoạn 2002- 2005 42
Biểu đồ 3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2002-2005 43
Biểu đồ 4: Các loại hình phân phối bán lẻ của Việt Nam trong giai đoạn 2002

- 2005 69



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có lẽ cho đến bây giờ các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường vẫn
chưa quên câu chuyện của Công ty TNHH Tân Hiệp Phát. Một câu chuyện về
sự thất bại trong kinh doanh chỉ vì không chủ động trong kênh phân phối bán
lẻ cho sản phẩm của mình. Khi ấy, công ty chuẩn bị tung ra thị trường sản
phẩm bia tươi Laser với những bước đầu tư lớn về chất lượng sản phẩm (đầu
tư khoảng 3 tỉ đồng để nhập dây chuyền & công nghệ sản xuất), liên tục
marketing bằng các mẫu quảng cáo ấn tượng trên truyền hình và đạt yếu tố là
sản phẩm lạ (bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam) đã tạo dấu ấn ngay đối
với người tiêu dùng và là mối đe dọa của các đại gia nước ngoài. Thế nhưng
chỉ sau hơn một tuần xuất hiện, Laser đã không tìm được chỗ đứng, không thể
tiếp cận được khách hàng. Hầu hết các cửa hàng, quán bia, đại lý tại các tỉnh
thành lớn như TP. HCM, Bạc Liêu, Vũng Tàu đều không nhận bán bia
Laser. Thậm chí không dám trưng mẫu quảng cáo có hình ảnh bia Laser vì
Tiger, Heineken, Bivina đã ký hợp đồng độc quyền với họ, yêu cầu không
được bán, trưng bày bất kỳ thương hiệu bia nào khác, đổi lại, họ được nhận
một khoản tiền tài trợ hàng trăm triệu đồng. Bia Laser đã không đến được với
người tiêu dùng do không có người bán lẻ. Câu chuyện bán lẻ giờ đây không
chỉ dành cho nhà môi giới, mà chính các doanh nghiệp cũng phải tự chủ động
trong kênh phân phối của riêng mình.
Câu chuyện của 4 năm về trước ấy càng có ý nghĩa hơn trong thời gian
hiện tại khi nước ta đang dần mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ theo tiến trình
của cam kết gia nhập WTO. Mở cửa thị trường, thu hút vốn FDI là một việc
rất cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy nhiên,
lĩnh vực phân phối bán lẻ được coi là huyết mạch của nền kinh tế do nó liên



quan đến cả sản xuất và tiêu dùng. Nguồn vốn FDI vào lĩnh vực phân phối
bán lẻ không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít những tác
động về mặt xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để vừa thu hút được vốn đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực này để tận dụng được những ảnh hưởng tích cực lại
vừa hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn ấy chính là chìa khóa
cho sự phát triển kinh tế nước ta. Trước câu hỏi đó, người viết chọn đề tài
“Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
của Việt Nam” làm đề tài khóa luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân
phối bán lẻ của Việt Nam từ đó đánh giá những kết quả đạt được và những
tồn tại
Đưa ra những giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh
vực phân phối bán lẻ của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động FDI vào lĩnh vực phân phối
bán lẻ của Việt Nam giai đoạn từ năm 1996 tới đầu năm 2008 trong bối cảnh
phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên các phân tích, đánh
giá định lượng và định tính thông qua một số phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp - phân
tích, biểu đồ để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm giải quyết các
nhiệm vụ đã đề ra.


5. Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương là:
Chương 1: Khái quát về lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh
vực phân phối bán lẻ của Việt Nam









CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI
BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
I. PHÂN PHỐI BÁN LẺ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN PHỐI
BÁN LẺ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Phân phối bán lẻ
1.1. Định nghĩa
Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số TN.GNS/W/120
(W/120) của vòng đám phán Uruguay của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) định nghĩa:
Dịch vụ bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng
hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa
điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan.
Ngoài ra còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ.
Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đã định nghĩa
bán lẻ như sau:
Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng

hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào
mục đích cá nhân, không kinh doanh
1
.
Mọi tổ chức làm công việc bán hàng này, cho dù là người sản xuất,
người bán sỉ hay người bán lẻ, đều là làm công việc bán lẻ, bất kể là hàng
hóa hay dịch vụ đó được bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện, qua điện


1
Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội, trang 628


thoại hay máy tự động bán hàng) hay chúng được bán ở đâu ( tại cửa hàng,
ngoài phố hoặc tại nhà người tiêu dùng).
Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa:
Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ
tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố định
mà qua các dịch vụ liên quan
2
.
Theo cách hiểu nào đi chăng nữa thì nói chung bán lẻ là hoạt động
kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất (nhà nhập
khẩu), hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng nhằm phục
vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình.
1.2. Vị trí của bán lẻ
1.2.1. Vị trí của phân phối bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối
Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ phân phối được chia
thành 5 tiểu ngành, phân phối bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành đó (5 tiểu
ngành đó gồm có: Dịch vụ đại lý hoa hồng; Dịch vụ bán buôn; Dịch vụ bán

lẻ; Cấp phép; Các dịch vụ khác).
Tuy nhiên, cũng theo tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 được hầu hết
các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam kết,
thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối
3
.




2

3
Website WTO – Services sectoral classification list ( )


Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối





1.2.2. Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối
Khi hàng hóa được sản xuất ra, sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng
thông qua các kênh phân phối. Dù sử dụng kênh phân phối nào đi chăng nữa
thì bán lẻ cũng luôn nằm ở vị trí cuối cùng của kênh phân phối đó. Nói cách
khác, người bán lẻ là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng.
Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối














Như vậy, người bán lẻ sẽ trực tiếp nhận hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà
nhập khẩu, hoặc nhà bán sỉ rồi chuyển tới người tiêu dùng. Nhà bán lẻ là mắt
xích cuối cùng trong chuỗi giá trị. Vai trò của nhà bán lẻ là cực kỳ quan
trọng bởi vì chính ngay tại điểm bán lẻ người tiêu dùng có cơ hội chọn mua
sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người bán lẻ là người am
hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính là
người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng
của khách hàng.
1.3. Những kiểu tổ chức phân phối bán lẻ chính
Mạng lưới công ty: Các cửa hàng của mạng lưới là hai hay nhiều cửa
hàng cùng thuộc một quyền sở hữu và kiểm soát, có chung một bộ phận thu
mua và tiêu thụ tập trung, và bán những chủng loại hàng hóa tương tự nhau.
Mạng lưới công ty xuất hiện trong tất cả các loại hình bán lẻ, nhưng phát
triển mạnh nhất là ở cửa hàng bách hóa tổng hợp, các cửa hàng tạp hóa, các
cửa hàng thực phẩm, cửa hàng dược phẩm, cửa hàng giày dép và cửa hàng
trang phục phụ nữ.
Mạng lưới tự nguyện và hợp tác xã bán lẻ: Mạng lưới tự nguyện gồm
một nhóm những người bán lẻ độc lập được người bán sỉ bảo trợ thu xếp để
mua số lượng lớn hàng hóa và cùng bán. Hợp tác xã bán lẻ, gồm những

người bán lẻ độc lập đứng ra thành lập một tổ chức mua hàng tập trung và
cùng hợp lực để thực hiện những biện pháp khuyến mại.
Hợp tác xã tiêu thụ: Hợp tác xã tiêu thụ là mọi công ty bán lẻ thuộc
quyền sở hữu của chính những khách hàng của nó. Hợp tác xã tiêu thụ do
dân cư của một cộng đồng lập ra khi họ cảm thấy rằng những người bán lẻ ở
địa phương phục vụ không chu đáo, vì đòi giá cao hay bán những sản phẩm
kém chất lượng. Họ chung tiền để mở một cửa hàng của chính mình rồi họ


biểu quyết về những chính sách của cửa hàng đó và bầu ra một nhóm người
để quản lý nó. Cửa hàng có thể hoặc là định giá thấp, hoặc là bán theo giá
bình thường và các xã viên có quyền được chia lợi tức theo số lượng hàng
mà họ đã mua.
Tổ chức đặc quyền: Tổ chức đặc quyền là một sự liên kết theo hợp
đồng giữa người cấp đặc quyền (nhà sản xuất, người bán sỉ hay tổ chức dịch
vụ) và người hưởng đặc quyền (những người kinh doanh độc lập mua quyền
sở hữu hay khai thác một hay nhiều đơn vị trong hệ thống đặc quyền). Các
tổ chức đặc quyền thường được xây dựng trên cơ sở một sản phẩm, dịch vụ
đặc sắc nào đó hay phương pháp kinh doanh hay trên cơ sở tên thượng mại
bằng sáng chế hay uy tín mà người đặc quyền đã tạo ra. Việc cấp đặc quyền
được áp dụng phổ biến đối với thức ăn nhanh, cửa hàng video, trung tâm
phục hồi sức khỏe, hiệu hớt tóc, cửa hiệu cho thuê ô tô, motel, công ty du
lịch, bất động sản và hàng chục các sản phẩm cùng lĩnh vực dịch vụ khác.
Tập đoàn bán lẻ: Các tập đoàn bán lẻ là những công ty dạng tự do, kết
hợp với một số hướng và hình thức bán lẻ khác nhau dưới quyền sở hữu tập
trung với sự nhất thể hóa tới một mức độ nào đó chức năng phân phối và
quản lý của mình.
2. Vai trò của phân phối bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân
Nếu như sản xuất là gốc rễ, cung cấp hàng hóa vật phẩm cho nền kinh
tế thì hệ thống phân phối chính là huyết mạch của nền kinh tế ấy. Phân phối

bán lẻ đứng vị trí cuối cùng trong hệ thống nên nó đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối
cảnh toàn cầu hóa với cơ cấu kinh tế chuyển dần từ công nghiệp - nông
nghiệp - dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.



Thứ nhất, phân phối bán lẻ cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu
dùng cuối cùng
Khi phát sinh nhu cầu thì người ta mới có mong muốn về hàng hóa
nhưng không phải lúc nào người tiêu dùng có thể đến mua hàng hóa trực tiếp
từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn được. Nhà bán lẻ mới thực sự có vai trò
nhu cầu và mong muốn đó của người tiêu dùng, cung cấp hàng hóa cho họ
đúng thời gian, đúng địa điểm và ở mức giá họ có thể trả. Đây không phải
công việc dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện hàng hóa và dịch vụ sản xuất
ngày càng đa dạng và nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi. Nhà bán lẻ phải
luôn luôn thu thập những thông tin cần thiết về nhu cầu về thị hiếu của
khách hàng… để rồi từ đó làm thỏa mãn khách hàng bằng những sản phẩm
và dịch vụ của mình. Như thế bản thân hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa
cũng tạo thêm lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng
về hàng hóa cung ứng, tạo thuận tiện về địa điểm mua, bán, thuận tiện về các
dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia
vào lĩnh vực phân phối hàng hóa thì chi phí trong khâu phân phối được
chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh trong dịch vụ
phân phối hàng hóa sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm
giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.
Thứ hai, nhà phân phối bán lẻ có vai trò thu thập thông tin thị trường,
phản ánh trở lại nhà sản xuất
Quá trình chuyển dịch hàng hóa tới tay người tiêu dùng thông qua
dịch vụ phân phối bán lẻ luôn gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường cả

về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tải những thông tin
cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người sản xuất và người cung ứng
hàng hóa để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường, vì thế tạo lập


những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường,
thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường,
trên cơ sở đó mà tăng cường thương mại hóa và phát triển thị trường cho
những sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước.
Thứ ba, phân phối bán lẻ thúc đẩy sản xuất phát triển
Khi hàng hóa được sản xuất ra thì việc tiếp theo là chúng cần được
tiêu thụ. Và ngược lại thì khi hàng hóa được tiêu thụ các doanh nghiệp mới
có thể tiếp tục sản xuất. Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc
kích thích tiêu thụ và truyền bá những thông tin về hàng hóa về nhà sản xuất
cũng là do họ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng và hiểu được
nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ sẽ có thể tiếp tục những biện
pháp kích thích tiêu thụ của nhà sản xuất, hoặc có thể có phương pháp kích
thích tiêu thụ của riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn
thiện từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, nhưng với nhiều mặt hàng nhà bán
lẻ cũng đảm nhiệm vai trò phân loại, sắp xếp, sơ chế, đóng gói…để đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và dưới hình thức phù
hợp nhất từ đó sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, nhà bán lẻ
còn có chức năng thiết lập mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với
người mua tiềm ẩn. Các doanh nghiệp có thể lôi kéo thêm được khách hàng
cũng một phần không nhỏ là dựa vào nhà bán lẻ. Sản xuất là cái gốc của
phân phối bán lẻ và bán lẻ tự nó có thể kích thích sản xuất mở rộng và phát
triển. Một doanh nghiệp thành công không chỉ làm tốt nhiệm vụ sản xuất mà
còn phải nắm vững được khâu phân phối bán lẻ hàng hóa của mình và ai
nắm được khâu phân phối bán lẻ thì qua đó sẽ điều phối cả sản xuất.



Thứ tư, phân phối bán lẻ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao
động
Thống kê từ năm 2000 trở lại đây cho thấy, tỉ trọng lao động trong
ngành dịch vụ phân phối hàng hóa ngày càng gia tăng từ 10,4% (năm 2000)
lên 12% (năm 2006). Nếu so sánh với ngành nông nghiệp thì đóng góp của
dịch vụ phân phối trong GDP không thấp hơn đáng kể so với ngành nông
nghiệp, nhưng lao động của lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa chỉ bằng
1/6 so với ngành nông nghiệp. Xu hướng chung là tỉ trọng lao động làm việc
trong lĩnh vực dịch vụ phân phối sẽ ngày càng gia tăng, còn trong ngành
nông nghiệp sẽ ngày càng giảm. Tính đến năm 2006, số lao động đang làm
việc trong lĩnh vực phân phối khoảng hơn 5 triệu người. Lĩnh vực phân phối
bán lẻ lại là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất trong ngành dịch vụ phân
phối. Theo thống kê của Bộ công thương, Việt Nam hiện tại ước tính có
khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ cùng với 9.100 chợ truyền thống các loại
và khoảng 300 siêu thị phân bố trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lĩnh
vực này đã thu hút một số lượng lao động lớn hoạt động kinh doanh một
cách nhỏ lẻ chưa có kiến thức chuyên môn về phân phối bán lẻ
4
.
Thứ năm, dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa đóng vai trò trong việc
tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
Khi quyết định liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ, các nhà sản xuất
đã có chiến lược kinh doanh của mình với các quyết định về sản phẩm như
về giá bán, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, họ đã chủ động xây dựng mối liên


4
Bộ Thương Mại, Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc thực hiện các cam kết mở cửa thị

trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuân khổ,2007



kết với các nhà bán buôn, bán lẻ trong hệ thống phân phối tạo nên sự phân
công chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong dây chuyền tạo giá trị gia tăng,
điều đó đã giúp các nhà sản xuất và các nhà bán buôn, bán lẻ tập trung được
mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo được
năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn và nhờ vậy mà nâng cao hơn sức
cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhờ tham gia vào các liên kết như vậy, mỗi doanh nghiệp đều được
hưởng những lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, khi mà mối liên kết
giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, bán lẻ ổn định nhà sản xuất sẽ tiếp cận
tốt hơn và rẻ hơn thông tin về thị trường, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu
cầu ổn định, nâng cao quyền thương lượng đáng kể, tạo hình ảnh, tăng
cường khả năng khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ so với các đối thủ cạnh
tranh nhờ vậy có được lợi thế cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp
khác.
Các nhà bán buôn, bán lẻ khi liên kết có hiệu quả với nhà sản xuất đã
tạo lập được lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mình trước các đối
thủ cạnh tranh nước ngoài khi nước ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh
tế quốc tế, vì họ phải mất thời gian và tiền của để tạo lập được mối liên kết
này. Mặt khác cùng với các cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư để hội
nhập kinh tế quốc tế, nhà nước sẽ dỡ bỏ dần các rào cản thuế và phi thuế bảo
hộ cho các ngành sản xuất trong nước, khi đó liên kết hiệu quả giữa các nhà
bán buôn, bán lẻ và nhà sản xuất sẽ là các rào cản hiệu lực nhất của doanh
nghiệp Việt Nam để bảo vệ mình trước đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài.





II. KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
1. Doanh thu và tốc độ tăng trƣởng
Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường, kinh tế
đã từng bước phát triển một cách vững chắc. Sản xuất phát triển, thu nhập của
người dân ngày một tăng, nhu cầu cũng ngày một đa dạng. Hàng hóa trên thị
trường luôn được thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lĩnh vực
phân phối bán lẻ của Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng. Trong vòng 10 năm
từ 1996 tới 2006, doanh thu từ kinh doanh bán lẻ đã tăng gần gấp 3 lần đạt
36.29 tỉ USD vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua khá
cao, từ năm 2002 tới nay tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 10%/năm:
Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trƣởng trong lĩnh vực
phân phối bán lẻ



Với dân số trên 84 triệu người, trong đó có 65% là dân số trẻ, thu
nhậpngày càng cao, tốc độ tiêu dùng tăng mạnh mẽ, và là cửa ngõ dẫn tới
các thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Lào…, nước ta
đang trở thành một trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất
của thế giới. Không những thế, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt
Nam cũng ở mức cao kỷ lục là 118 điểm và đứng thứ 5 thế giới trong khi
mức trung bình của thế giới chỉ là 97 điểm, Việt Nam được tập đoàn tư
vấn AT Kearney xếp hạng về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ là vị trí thứ
3 năm 2006 và vị trí thứ 4 năm 2007
5
. Tiềm năng đầy hứa hẹn đó kết hợp
với việc mở cửa thị trường phân phối sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển
của lĩnh vực phân phối bán lẻ. Và chúng ta có quyền hy vọng trong một
tương lai không xa, Việt Nam sẽ có dịch vụ phân phối bán lẻ chuyên

nghiệp, năng động và hiện đại.
2. Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
Nếu như trước đây nền thương mại chủ yếu là do nhà nước độc
quyền thì giờ đây đã chuyển sang một nền thương mại đa thành phần. Sự
phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân, sự xuất hiện các nhà đầu tư
có vốn nước ngoài và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
đã làm cho ngành thương mại biến đổi sâu sắc. Đến năm 2004 cả nước có
khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 1.000 DN có cổ phần
của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình (trong
tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động trong lĩnh vực
thương mại trong nước. Ngoài ra, còn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000
văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động


5
A.T. Kearney, Global Retail Development Index, 2006, 2007


hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại
6
…Thêm vào đó là
việc hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện với nền kinh tế thế giới, Việt
Nam đã và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện những cam kết của mình trong
lĩnh vực dịch vụ phân phối, đặc biệt là những cam kết trong khuôn khổ
của WTO. Theo đó, các nhà phân phối nước ngoài sẽ từng bước được
tham gia vào thị trường dịch vụ này ở Việt Nam một cách ngày càng rộng
rãi hơn. Đến năm 2009, Việt Nam sẽ cơ bản xoá những hạn chế đối với sự
tham gia thị trường phân phối đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Với
những cam kết khá mạnh mẽ và cởi mở của Việt Nam, chắc hẳn trong thời
gian tới sẽ có thêm không ít các tập đoàn phân phối nước ngoài vào kinh

doanh tại thị trường Việt Nam. Để phân tích chi tiết hơn nữa các chủ thể
tham gia lĩnh vực này ta xét tới ba chủ thể chính sau:
- Nhóm đối tượng thứ nhất - Các công ty phân phối trong nước, bao
gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Đây là những nhà phân phối có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới
hệ thống phân phối rộng trải đều trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong cả nước. Họ có hệ thống phân phối theo chuỗi khá hiện
đại: Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh với
chuỗi hơn 28 siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi mang tên Saigon
Co.op, Công ty XNK INTIMEX với chuỗi 8 siêu thị mang tên INTIMEX,
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ An Phong với chuỗi 5 siêu thị
MAXIMARK, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng với
chuỗi 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh mang tên CITIMART, Tổng


6
Bộ Thương Mại, Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc thực hiện các cam kết mở cửa thị
trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuân khổ,2007



công ty Dệt may Việt Nam với chuỗi 17 siêu thị và 19 cửa hàng chuyên
doanh thời trang mang tên VINATEX…Quá trình thành lập, kéo dài các
chuỗi vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển trong những năm tới. Không
dừng lại ở đó, các doanh nghiệp còn cùng nhau tạo ra những liên minh
mạnh hơn, có quy mô kinh doanh lớn hơn trên cơ sở tích hợp thế mạnh
của nhau (vốn, đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu…). Công ty
Xây dựng VINACONEX và Công ty Thương mại Tràng Tiền hợp tác xây
dựng và vận hành TTTM Tràng Tiền PLAZA, Liên hiệp HTX Thương
mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh liên doanh, hợp tác với một số

doanh nghiệp thương mại ở địa phương để xây dựng các siêu thị…Các
doanh nghiệp phân phối hàng đầu Việt Nam gồm Satra, Hapro, Saigon
Co.op và Tập đoàn Phú Thái liên kết thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và
Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với số vốn lên đến 6.000
tỉ đồng. Với sự tự đổi mới, các doanh nghiệp cũng đã đạt được những
thành công đáng kể như chuỗi siêu thị Saigon Co.op đã được bầu chọn
nhà nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nằm trong top 500 nhà bán lẻ trong
khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Như vậy, có thể nói đây là khu vực có những chuyển biến tích cực
nhất trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp
nhà nước nhìn chung có tiềm lực về tài chính và lợi thế về các cơ sở sản
xuất hơn nên đóng vai trò vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu
mua hàng hóa để kinh doanh trong hệ thống phân phối của mình. Trong
khi đó, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chủ yếu tập trung vào
hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối
mà thường không tham gia vào hoạt động sản xuất như nhiều doanh
nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những đặc điểm khá đặc thù của
Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống phân phối nói


riêng và hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa nói chung. Tuy
nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối trong
nước còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức
quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ so với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực này.
- Nhóm đối tượng thứ hai - Các tập đoàn phân phối nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm qua, các tập đoàn phân phối
nước ngoài đã bắt đầu tiếp cận, xâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã
nhanh chóng có những đóng góp không nhỏ tạo nên một thị trường kinh
doanh hàng hóa và dịch vụ nội địa của Việt Nam đa dạng, phong phú và

có tính cạnh tranh cao hơn. Tính đến nay, đã có 6 tập đoàn bán lẻ, phân
phối quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như
Metro Cash & Carry, Parkson, Big C đã kinh doanh khá thành công và
đang đẩy nhanh quá trình củng cố, mở rộng hệ thống phân phối của mình
tại Việt Nam.
Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực
phân phối hàng hóa ở Việt Nam có những lợi thế nổi trội so với các doanh
nghiệp trong nước về năng lực tài chính, công nghệ, áp dụng các phương
thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản
trị kinh doanh. Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của thế giới, có bề
dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một
mạng lưới kinh doanh có tính chất toàn cầu. Vì vậy, sự có mặt của các tập
đoàn này một mặt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt để hình thành một thị trường
nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trình độ
hiện đại của thế giới.


Do có những lợi thế về năng lực tài chính, trình độ tổ chức kinh
doanh như đã nêu trên nên các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài có cách tổ chức hoạt động kinh doanh rất chuyên nghiệp và
thường tập trung vào khâu phân phối dựa trên việc ký hợp đồng thu mua
sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau (từ các nhà sản xuất trong nước và
nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài) mà không trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm để phân phối như một số doanh nghiệp trong nước.
- Nhóm đối tượng thứ ba - Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ
trong nước.
Đây vẫn đang là một trong những thành phần quan trọng tham gia
vào thị trường bán lẻ của Việt Nam và tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu
lao động phổ thông trong cả nước. Tuy nhiên, đặc điểm chung của khu

vực đối tượng này là hoạt động kinh doanh mang nặng tính tự phát, thiếu
kiến thức và kỹ năng để chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra
trên thị trường và hầu hết đây là những lao động phổ thông, gần như
không qua bất kỳ trường lớp, khóa đào tạo nào về kỹ năng kinh doanh.
Hơn nữa, thông thường ở Việt Nam những hộ kinh doanh cá thể kiểu này
lại thường là đối tượng tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Chính vì vậy,
những tác động dù nhỏ tới khu vực này cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn
tới cuộc sống của nhiều người khác là thành viên trong gia đình họ.
3. Hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng
Các loại hàng hóa tham gia lưu thông trên thị trường bán lẻ trong
nước cũng ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản
phẩm. Bên cạnh những hàng hóa được sản xuất trong nước, cùng với quá
trình mở cửa thị trường trong những năm gần đây, rất dễ để nhận ra rằng
ngày càng có nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về phục


vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, đã và đang tạo nên một thị
trường nội địa hoạt động sôi động, đa dạng và nhiều màu sắc. Trong các
trung tâm thương mại lớn như Diamond plaza, Parkson, Zen Plaza, các
thương hiệu thời trang nổi tiếng trong và ngoài nước đã tập trung về đây.
Trong đó có những thương hiệu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam như CK
(Anh), Mo&Co (Pháp) đã tạo nên các hiệu ứng không nhỏ đối với
người tiêu dùng.
4. Các hệ thống phân phối bán lẻ
Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, thị trường hàng hóa trở
nên sôi động, các hệ thống bán lẻ cũng tự nó có những chuyển biến một
cách rất tích cực để đáp ứng nhu cầu đó. Từ hệ thống bán lẻ truyền thống
đến hệ thống hiện đại đều tăng đáng kể về cả số lượng và chất lượng.
4.1. Hệ thống chợ truyền thống:
Tính đến năm 2006, trên địa bàn cả nước có 7.676 chợ các loại

(không tính các chợ hình thành tự phát). Trong đó, vùng Đồng bằng sông
Hồng chiếm 19,1%, vùng Đông Nam Bộ chiếm 14,9%; Tây Bắc Bộ:
3,1%; Bắc Trung Bộ: 15,4%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 10,8%; Tây
Nguyên: 4,9%: Đông Nam bộ: 11,3%; Đồng bằng sông Cửu Long: 20,5%.
Chợ bán lẻ phục vụ dân sinh ở các xã, phường, thị trấn, thị tứ chiếm
tỉ trọng lớn tới 91,5%. Chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I: chiếm
2,3%. Chợ đầu mối bán buôn nông sản; chiếm 0,6% tập trung nhiều ở
Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Đông bắc bộ. Chợ
biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: chiếm 1,9%, nhiều
nhất là vùng Đông bắc bộ.

×