Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam 2005-2009.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC………………………………………………………………………1
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………….4
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..5
Chương 1 Tổng quan về nguồn vốn FDI và lĩnh vực phân phối bán lẻ…….7
1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………………….7
1.1.1 Khái niệm………………………………………………………………….7
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài………………………………..8
1.1.2.1 Phân theo hình thức đầu tư……………………………………….8
1.1.2.2 Phân theo bản chất đầu tư……………………………………….9
1.1.2.3. Phân theo tính chất dòng vốn…………………………………....9
1.1.2.4. Phân theo động cơ của nhà đầu tư……………………………..10
1.1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài……………………………...10
1.2. Tổng quan về lĩnh vực phân phối bán lể………………………………..12
1.2.1 Định nghĩa………………………………………………………………..12
1.2.2 Những kiểu tổ chức phân phối bán lẻ chính……………………………..12
1.2.3 Vai trò của phân phối bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân………………..14
1.2.3.1 Cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng…………14
1.2.3.2Thu thập thông tin thị trường , phản ánh trở lại nhà sản xuất.....14
1.2.3.3 Thúc đẩy sản xuất phát triển……………………………………15
1.2.3.4 Tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp…….15
Chương 2 Hệ thống phân phối bán lẻ và thực trạng đầu tư trực tiếp nước
ngoài lĩnh vực này tại Việt Nam……………………………………………...17
2.1 Tổng quan về hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam…………………….17
2.1.1 Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ…………………………17
2.1.1.1. Các công ty phân phối trong nước (bao gồm cả các doanh nghiệp
nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước)………………………..17
2.1.1.2. Các tập đoàn phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam…..18
2.1.1.3 Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước…………...19
1


2.1.2 Hàng hóa lưu thông trên thị trường………………………………………20
2.1.3 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng…………………………………………20
2.1.4 Các hệ thống phân phối bán lẻ…………………………………………...21
2.1.4.1 Hệ thống chợ truyền thống………………………………………21
2.1.4.2 Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại………………………..23
2.1.4.3 Hệ thống cửa hàng bán lẻ tự chọn………………………………24
2.1.4.4 Hệ thống các hộ kinh doanh nhỏ lẻ……………………………...25
2.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
của Việt Nam…………………………………………………………………..26
2.2.1. Quy mô vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ………………………...26
2.2.2 Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ Việt Nam.........................29
2.2.2.1 Xét theo đối tác đầu tư..................................................................29
2.2.2.2 Xét theo địa bàn đầu tư………………………………………….31
2.3 Tác động của hoạt động FDI vào linh vực bán lẻ Việt Nam………….32
2.3.1. Tác động tích cực………………………………………………………32
2.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực phân phối bán lẻ thay đổi…...32
2.3.1.2 Việt Nam tiếp cận được những phương thức quản lý và trình dộ
tổ chức kinh doanh hiện đại.................................................................33
2.3.1.3 Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực
cạnh tranh...........................................................................................34
2.3.1.4 Phục vụ người tiêu dùng tốt hơn………………………………36
2.3.1.4.1 Về giá cả………………………………………………36
2.3.1.4.2 Về số lượng……………………………………………36
2.3.1.4.3 Về chất lượng..............................................................37
2.3.1.4.4 Về những dịch vụ chăm sóc khách
hàng......................37
2.3.1.5 Hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa……38
3.1.2 Tác động tiêu cực……………………………………………………….39
3.1.2.1 Biến đổi trong tình trạng việc làm…………………………….39
3.1.2.2 Biến đổi trong tình trạng thu nhập xã hội……………………40

2
3.1.2.3 Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự lũng đoạn thị trường……..41
Chương 3 Giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất nguồn vốn FDI vào lĩnh
vực phân phối bán lẻ Việt Nam..................................................................43
3.1 Thời cơ và thách thức trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực phân
phối bán lẻ Việt
Nam……………………………………………………………..43
3.1.1 Thời cơ…………………………………………………………………43
3.1.1.1 Xu hướng đầu tư của thế giới………………………………...43
3.1.1.2 Xu hướng chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam….44
3.1.1.3 Thực hiện các cam kết với quốc tế……………………………45
3.1.2 Thách thức……………………………………………………………..47
3.1.2.1 Cơ sơ hạ tầng yếu kém..........................................................47
3.1.2.2 Phong cách tiêu dùng của người dân vẫn mang nặng tính
truyền thống......................................................................................47
3.1.2.3 Mâu thuẫn giữa các nhà sản xuất trong nước và bán lẻ nước
ngoài…………………………………………………………………...48
3.1.2.4Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong nước còn hạn chế...48
3.2 Gỉải
pháp………………………………………………………………...49
3.2.1 Bài học từ nước ngoài…………………………………………………49
3.3.1.1 Hàn Quốc……………………………………………………...49
3.3.1.2 Trung Quốc……………………………………………………52
3.2.2 Gỉải pháp……………………………………………………………….54
3.2.2.1 Về phía Nhà Nước…………………………………………….54
3.2.2.2 Về phía doanh nghiệp…………………………………………57
KÊT LUẬN………………………………………………………………….60
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Doanh thu và tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2000-2009

Bảng 2 : Hệ thống chợ truyền thống phân bổ theo vùng
Bảng 3 : Hệ thống siêu thị phân bổ theo loại hình đầu tư
Bảng 4 : Hệ thống trung tâm thương mại phân bổ theo loại hình đầu tư
Bảng 5: Quy mô vốn FDI vào thị trường bán lẻ VN giai đoạn2006- 2010
Bảng 6 : Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụgiai đoạn 2006-2009
Bảng 7 : Số của hàng của các doanh nghiệp bán lẻ
Bảng 8: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo đối tác đầu
tính đến tháng 3/2008
4
LỜI MỞ ĐẦU
Với hơn 86 triệu dân, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập và
đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tiêu dùng cá nhân tăng ngay
cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu…, các chuyên gia nhận định, thị
trường phân phối bán lẻ của Việt Nam đang phát triển nhanh nhất trong khu vực
châu Á.Bên cạnh đó, theo đung cam kết khi gia nhập WTO, ngày 01/01/2009,
Chính phủ Việt Nam đã chính thức mở cửa ngành bán lẻ cho các công ty nước
ngoài. Việc này khiến ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam đứng trước những
thách thức to lớn bởi sự cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới
như Metro Cash & Carry, Big C, Dairy Farm, Wal-Mart và Carrefour... Tuy vậy,
các tập đoàn phân phối này cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi thâm nhập thị
trường Việt Nam và họ sẽ còn mất nhiều thời gian để lấy được niềm tin của đại
đa số người tiêu dùng. Thế nhưng không phải vì thế mà các doanh nghiệp bán lẻ
trong nước có thể yên tâm bởi điểm mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ nước
ngoài là họ có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp, và việc
nắm bắt thị trường Việt Nam một cách nhanh chóng là không quá khó.Trong khi
đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ”. Có thể thấy
trong một tương lai không xa, việc doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bị chi phối và
mất dần thị phần về tay các nhà bán lẻ nước ngoài là điều có thể xảy ra. Nhiều
người am hiểu đã nhận xét rằng những nhà đầu tư khôn ngoan với tiềm lực tài
chính dồi dào không bao giờ nhìn thị trường ngắn hạn mà họ tính đến “hái quả”

ở những năm sau. Cuộc đổ bộ của những nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam
trong thời gian tới cũng sẽ có quá trình mà trước mắt những nhà bán lẻ ở thế yếu
có thể tính toán lại phương án liên kết, chuyển nhượng quyền kinh doanh, hoặc
thuê các chuyên gia nước ngoài điều hành hoạt động kinh doanh...Dù với
5
phương án nào thì các nhà bán lẻ của Việt Nam cũng cần phải nhanh chóng khắc
phục những điểm yếu của mình để “giữ giá”.
Mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một việc rất cần thiết
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy nhiên, lĩnh vực phân
phối bán lẻ được coi là huyết mạch của nền kinh tế do nó liên quan đến cả sản
xuất và tiêu dùng. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít những tác động về mặt
xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực này để tận dụng được những ảnh hưởng tích cực lại vừa hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn ấy chính là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế
nước ta.
Trước câu hỏi đó, chúng em xin chọn đề tài “Thực trạng đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam” làm đề tài thảo
luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiêu luận gồm ba chương là:
Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn FDI và lĩnh vực phân phối bán lẻ của
Chương 2: Hệ thống phân phối bán lẻ và thực trạng đầu tư trực tiếp nước
ngoài lĩnh vào vực này tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh vực
phân phối bán lẻ của Việt Nam
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN FDI VÀ
LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1 Khái niệm
• Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới ( WTO) thì:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi
một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản
lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường
hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là
"công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
• Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế () lại có một định nghĩa khác về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (foreign direct investment) là một công
cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp ( direct
investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài một doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền
sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chung quy lại có thể hiểu: Đầu
tư trực tiếp nước ngoài(FDI)xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư)
nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác(nước chủ nhà
hay nước nhận đầu tư).Trong khái niệm này,thật sự không có sự đầu tư gia tăng
về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là
một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác.Các công ty nắm
quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc
7
gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu.Sự phát triền hoạt động
của các công ty này chính là động lực thúc đầy sự phát triển trong thương mại
quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1.1.2.1 Phân theo hình thức đầu tư:
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký kết
giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu

tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà
trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không
thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới
nào.Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm.
• Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký
kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.
• Không thành lập một pháp nhân mới,tức là không cho ra đời một công ty
mới.
• Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù
hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành
mục tiêu của hợp đồng.
• Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn
bản hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty liên
doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầy tư và
một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. một xí nghiệp liên doanh có thể
gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. đặc điểm của hình thức liên doanh
này là:
• Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân
mới và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
• Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên
doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước.
8
• Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh,
đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ra theo tỉ lệ góp vốn.
Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là hình
thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá
nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các công ty này là:
• Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một

pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư.
• Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư
Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế,
thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những
dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện
thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.
1.1.2.2 Phân theo bản chất đầu tư:
Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu
tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư.
Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp
này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một
doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết
dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
1.1.2.3. Phân theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một
công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các
quyết định quản lý của công ty.
9
Vốn tái đầu tư:Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được
từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty
con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua
cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
1.1.2.4. Phân theo động cơ của nhà đầu tư
Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có
thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi
dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương

hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai
thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn
nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ
cạnh tranh.
Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu
vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ,
giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận
tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị
trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình
thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp
nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm
nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
1.1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh
tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh
hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này
10
sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI, từ đó tạo kiều kiện thuận
lợi để đạt được nhưng mục tiêu đã đề ra của nền kinh tế.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn
cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách
thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có
được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một
nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công
ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.
Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu
hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa
quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả

các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham
gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ
có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất
khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục
đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu
nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo
các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các
nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra
một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động
thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc
và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối
với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là
nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ
11
công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh
năm 2006.
1.2. Tổng quan về lĩnh vực phân phối bán lể
1.2.1 Định nghĩa
Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số TN.GNS/W/120
(W/120) của vòng đám phán Uruguay của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) định nghĩa:
Dịch vụ bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc
các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác
(bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan.
Ngoài ra còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ.
Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ

như sau:Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa
hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích
cá nhân, không kinh doanh .Mọi tổ chức làm công việc bán hàng này, cho dù là
người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ, đều là làm công việc bán lẻ, bất
kể là hàng hóa hay dịch vụ đó được bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện,
qua điện thoại hay máy tự động bán hàng) hay chúng được bán ở đâu ( tại cửa
hàng, ngoài phố hoặc tại nhà người tiêu dùng).
Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa: Bán lẻ bao
gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa
điểm cố định,hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan.
Theo cách hiểu nào đi chăng nữa thì nói chung bán lẻ là hoạt động kinh doanh
bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất (nhà nhập khẩu), hoặc nhà bán
sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay
gia đình.
1.2.2 Những kiểu tổ chức phân phối bán lẻ chính
12
Mạng lưới công ty: Các cửa hàng của mạng lưới là hai hay nhiều cửa
hàng cùng thuộc một quyền sở hữu và kiểm soát, có chung một bộ phận thu mua
và tiêu thụ tập trung, và bán những chủng loại hàng hóa tương tự nhau. Mạng
lưới công ty xuất hiện trong tất cả các loại hình bán lẻ, nhưng phát triển mạnh
nhất là ở cửa hàng bách hóa tổng hợp, các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng thực
phẩm, cửa hàng dược phẩm, cửa hàng giày dép và cửa hàng trang phục phụ nữ.
Mạng lưới tự nguyện và hợp tác xã bán lẻ: Mạng lưới tự nguyện gồm một nhóm
những người bán lẻ độc lập được người bán sỉ bảo trợ thu xếp để mua số lượng
lớn hàng hóa và cùng bán. Hợp tác xã bán lẻ, gồm những người bán lẻ độc lập
đứng ra thành lập một tổ chức mua hàng tập trung và cùng hợp lực để thực hiện
những biện pháp khuyến mại.
Hợp tác xã tiêu thụ: Hợp tác xã tiêu thụ là mọi công ty bán lẻ thuộc quyền
sở hữu của chính những khách hàng của nó. Hợp tác xã tiêu thụ do dân cư của
một cộng đồng lập ra khi họ cảm thấy rằng những người bán lẻ ở địa phương

phục vụ không chu đáo, vì đòi giá cao hay bán những sản phẩm kém chất lượng.
Họ chung tiền để mở một cửa hàng của chính mình rồi họ biểu quyết về những
chính sách của cửa hàng đó và bầu ra một nhóm người để quản lý nó. Cửa hàng
có thể hoặc là định giá thấp, hoặc là bán theo giá bình thường và các xã viên có
quyền được chia lợi tức theo số lượng hàng mà họ đã mua.
Tổ chức đặc quyền: Tổ chức đặc quyền là một sự liên kết theo hợp đồng
giữa người cấp đặc quyền (nhà sản xuất, người bán sỉ hay tổ chức dịch vụ) và
người hưởng đặc quyền (những người kinh doanh độc lập mua quyền sở hữu
hay khai thác một hay nhiều đơn vị trong hệ thống đặc quyền). Các tổ chức đặc
quyền thường được xây dựng trên cơ sở một sản phẩm, dịch vụ đặc sắc nào đó
hay phương pháp kinh doanh hay trên cơ sở tên thượng mại bằng sáng chế hay
uy tín mà người đặc quyền đã tạo ra. Việc cấp đặc quyền được áp dụng phổ biến
đối với thức ăn nhanh, cửa hàng video, trung tâm phục hồi sức khỏe, hiệu hớt
tóc, cửa hiệu cho thuê ô tô, motel, công ty du lịch, bất động sản và hàng chục
các sản phẩm cùng lĩnh vực dịch vụ khác.
13
Tập đoàn bán lẻ: Các tập đoàn bán lẻ là những công ty dạng tự do, kết
hợp với một số hướng và hình thức bán lẻ khác nhau dưới quyền sở hữu tập
trung với sự nhất thể hóa tới một mức độ nào đó chức năng phân phối và quản lý
của mình.
1.2.3 Vai trò của phân phối bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân
1.2.3.1 Cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Khi phát sinh nhu cầu thì người ta mới có mong muốn về hàng hóa nhưng
không phải lúc nào người tiêu dùng có thể đến mua hàng hóa trực tiếp từ các
nhà sản xuất, nhà bán buôn được. Nhà bán lẻ mới thực sự có vai trò nhu cầu và
mong muốn đó của người tiêu dùng, cung cấp hàng hóa cho họ đúng thời gian,
đúng địa điểm và ở mức giá họ có thể trả. Đây không phải công việc dễ dàng,
đặc biệt trong điều kiện hàng hóa và dịch vụ sản xuất ngày càng đa dạng và nhu
cầu của khách hàng luôn biến đổi. Nhà bán lẻ phải luôn luôn thu thập những
thông tin cần thiết về nhu cầu về thị hiếu của khách hàng… để rồi từ đó làm thỏa

mãn khách hàng bằng những sản phẩm và dịch vụ của mình. Như thế bản thân
hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa cũng tạo thêm lợi ích cho người tiêu dùng
thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cung ứng, tạo thuận tiện về địa
điểm mua, bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin. Khi có
nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phân phối hàng hóa thì chi phí trong
khâu phân phối được chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh
trong dịch vụ phân phối hàng hóa sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và
việc giảm giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.
1.2.3.2 Thu thập thông tin thị trường, phản ánh trở lại nhà sản xuất
Quá trình chuyển dịch hàng hóa tới tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ
phân phối bán lẻ luôn gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường cả về sản
phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tải những thông tin cần thiết
về nhu cầu thị trường cho những người sản xuất và người cung ứng hàng hóa để
điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường, vì thế tạo lập những cầu nối để
14
dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương
thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó mà tăng
cường thương mại hóa và phát triển thị trường cho những sản phẩm có lợi thế,
cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho
nền kinh tế đất nước.
1.2.3.3 Thúc đẩy sản xuất phát triển
Khi hàng hóa được sản xuất ra thì việc tiếp theo là chúng cần được tiêu
thụ. Và ngược lại thì khi hàng hóa được tiêu thụ các doanh nghiệp mới có thể
tiếp tục sản xuất. Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích
tiêu thụ và truyền bá những thông tin về hàng hóa về nhà sản xuất cũng là do họ
tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng và hiểu được nhu cầu của người
tiêu dùng. Các nhà bán lẻ sẽ có thể tiếp tục những biện pháp kích thích tiêu thụ
của nhà sản xuất, hoặc có thể có phương pháp kích thích tiêu thụ của riêng
mình. Các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn thiện từ nhà sản xuất hoặc
nhà bán buôn, nhưng với nhiều mặt hàng nhà bán lẻ cũng đảm nhiệm vai trò

phân loại, sắp xếp, sơ chế, đóng gói…để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
trong điều kiện tốt nhất và dưới hình thức phù hợp nhất từ đó sẽ thúc đẩy quá
trình tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, nhà bán lẻ còn có chức năng thiết lập mối liên
hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với người mua tiềm ẩn. Các doanh nghiệp có
thể lôi kéo thêm được khách hàng cũng một phần không nhỏ là dựa vào nhà bán
lẻ. Sản xuất là cái gốc của phân phối bán lẻ và bán lẻ tự nó có thể kích thích sản
xuất mở rộng và phát triển. Một doanh nghiệp thành công không chỉ làm tốt
nhiệm vụ sản xuất mà còn phải nắm vững được khâu phân phối bán lẻ hàng hóa
của mình và ai nắm được khâu phân phối bán lẻ thì qua đó sẽ điều phối cả sản
xuất.
1.2.3.4 Tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
Khi quyết định liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ, các nhà sản xuất đã
có chiến lược kinh doanh của mình với các quyết định về sản phẩm như về giá
bán, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, họ đã chủ động xây dựng mối liên kết với các
15
nhà bán buôn, bán lẻ trong hệ thống phân phối tạo nên sự phân công chuyên
môn hóa và hợp tác hóa trong dây chuyền tạo giá trị gia tăng, điều đó đã giúp
các nhà sản xuất và các nhà bán buôn, bán lẻ tập trung được mọi nỗ lực vào
những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo được năng suất cao hơn
với chi phí thấp hơn và nhờ vậy mà nâng cao hơn sức cạnh tranh của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhờ tham gia vào các liên kết như vậy, mỗi doanh nghiệp đều được
hưởng những lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, khi mà mối liên kết giữa
nhà sản xuất và nhà bán buôn, bán lẻ ổn định nhà sản xuất sẽ tiếp cận tốt hơn và
rẻ hơn thông tin về thị trường, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu cầu ổn định,
nâng cao quyền thương lượng đáng kể, tạo hình ảnh, tăng cường khả năng khác
biệt hóa sản phẩm và dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh.... nhờ vậy có được
lợi thế cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp khác.
Các nhà bán buôn, bán lẻ khi liên kết có hiệu quả với nhà sản xuất đã tạo
lập được lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mình trước các đối thủ cạnh

tranh nước ngoài khi nước ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, vì
họ phải mất thời gian và tiền của để tạo lập được mối liên kết này. Mặt khác
cùng với các cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư để hội nhập kinh tế quốc
tế, nhà nước sẽ dỡ bỏ dần các rào cản thuế và phi thuế bảo hộ cho các ngành sản
xuất trong nước, khi đó liên kết hiệu quả giữa các nhà bán buôn, bán lẻ và nhà
sản xuất sẽ là các rào cản hiệu lực nhất của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ
mình trước đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài.
16
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGÒAI VÀO LĨNH VỰC NÀY
TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam
2.1.1 Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
Nếu như trước đây nền thương mại chủ yếu là do nhà nước độc quyền thì
giờ đây đã chuyển sang một nền thương mại đa thành phần. Sự phát triển nhanh
của khu vực kinh tế tư nhân, sự xuất hiện các nhà đầu tư có vốn nước ngoài và
quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho ngành thương mại
biến đổi sâu sắc. Để phân tích chi tiết hơn nữa các chủ thể tham gia lĩnh vực này
ta xét tới ba chủ thể chính sau:
2.1.1.1. Các công ty phân phối trong nước (bao gồm cả các doanh nghiệp
nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước)
Đây là những nhà phân phối có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới
hệ thống phân phối rộng trải đều trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trong cả nước. Họ có hệ thống phân phối theo chuỗi khá hiện đại: Liên
hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi hơn 50
siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi mang tên Saigon Co.op, Công ty XNK
INTIMEX với chuỗi 15 siêu thị mang tên INTIMEX, Công ty TNHH Thương
mại - Dịch vụ An Phong với chuỗi 6 siêu thị MAXIMARK, Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng với chuỗi 10 siêu thị và cửa hàng chuyên

17
doanh mang tên CITIMART, Tổng công ty Dệt may Việt Nam với chuỗi 17 siêu
thị và 19 cửa hàng chuyên doanh thời trang mang tên VINATEX…Quá trình
thành lập, kéo dài các chuỗi vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển trong những
năm tới. Không dừng lại ở đó, các doanh nghiệp còn cùng nhau tạo ra những
liên minh mạnh hơn, có quy mô kinh doanh lớn hơn trên cơ sở tích hợp thế
mạnh của nhau (vốn, đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu…). Công ty Xây
dựng VINACONEX và Công ty Thương mại Tràng Tiền hợp tác xây dựng và
vận hành TTTM Tràng Tiền PLAZA, Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ
thành phố Hồ Chí Minh liên doanh, hợp tác với một số doanh nghiệp thương
mại ở địa phương để xây dựng các siêu thị… Với sự tự đổi mới, các doanh
nghiệp cũng đã đạt được những thành công đáng kể như chuỗi siêu thị Saigon
Co.op đã được bầu chọn nhà nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nằm trong top
500 nhà bán lẻ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Như vậy, có thể nói đây là khu vực có những chuyển biến tích cực nhất
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước
nhìn chung có tiềm lực về tài chính và lợi thế về các cơ sở sản xuất hơn nên
đóng vai trò vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu mua hàng hóa để
kinh doanh trong hệ thống phân phối của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp
ngoài khu vực nhà nước chủ yếu tập trung vào hoạt động phân phối để tạo nên
những hệ thống chuyên doanh phân phối mà thường không tham gia vào hoạt
động sản xuất như nhiều doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những
đặc điểm khá đặc thù của Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển hệ
thống phân phối nói riêng và hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa nói
chung. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối
trong nước còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức
quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ... so với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực này.
2.1.1.2. Các tập đoàn phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
18

Trong những năm qua, các tập đoàn phân phối nước ngoài đã bắt đầu tiếp
cận, xâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã nhanh chóng có những đóng góp
không nhỏ tạo nên một thị trường kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nội địa của
Việt Nam đa dạng, phong phú và có tính cạnh tranh cao hơn. Tính đến nay, đã
có 6 tập đoàn bán lẻ, phân phối quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều
tập đoàn lớn như Metro Cash & Carry, Parkson, Big C... đã kinh doanh khá
thành công và đang đẩy nhanh quá trình củng cố, mở rộng hệ thống phân phối
của mình tại Việt Nam.
Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân
phối hàng hóa ở Việt Nam có những lợi thế nổi trội so với các doanh nghiệp
trong nước về năng lực tài chính, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh
doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản trị kinh doanh.
Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của thế giới, có bề dày kinh nghiệm hoạt
động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh có tính
chất toàn cầu. Vì vậy, sự có mặt của các tập đoàn này một mặt tạo nên áp lực
lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt
để hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và
tiếp cận được trình độ hiện đại của thế giới.
Do có những lợi thế về năng lực tài chính, trình độ tổ chức kinh doanh...
như đã nêu trên nên các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
có cách tổ chức hoạt động kinh doanh rất chuyên nghiệp và thường tập trung
vào khâu phân phối dựa trên việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm từ nhiều
nguồn khác nhau (từ các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nhà sản
xuất nước ngoài) mà không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để phân phối như một
số doanh nghiệp trong nước.
2.1.1.3 Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước.
Đây vẫn đang là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào thị
trường bán lẻ của Việt Nam và tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động phổ
thông trong cả nước. Tuy nhiên, đặc điểm chung của khu vực đối tượng này là
19

hoạt động kinh doanh mang nặng tính tự phát, thiếu kiến thức và kỹ năng để
chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra trên thị trường và hầu hết đây là
những lao động phổ thông, gần như không qua bất kỳ trường lớp, khóa đào tạo
nào về kỹ năng kinh doanh. Hơn nữa, thông thường ở Việt Nam những hộ kinh
doanh cá thể kiểu này lại thường là đối tượng tạo ra thu nhập chính cho gia đình.
Chính vì vậy, những tác động dù nhỏ tới khu vực này cũng có thể dẫn tới ảnh
hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người khác là thành viên trong gia đình họ.
2.1.2 Hàng hóa lưu thông trên thị trường
Các loại hàng hóa tham gia lưu thông trên thị trường bán lẻ trong nước
cũng ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm. Bên
cạnh những hàng hóa được sản xuất trong nước, cùng với quá trình mở cửa thị
trường trong những năm gần đây, rất dễ để nhận ra rằng ngày càng có nhiều loại
hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng trong nước, đã và đang tạo nên một thị trường nội địa hoạt động sôi động,
đa dạng và nhiều màu sắc. Trong các trung tâm thương mại lớn như Diamond
plaza, Parkson, Zen Plaza, các thương hiệu thời trang nổi tiếng trong và ngoài
nước đã tập trung về đây. Trong đó có những thương hiệu lần đầu tiên có mặt tại
Việt Nam như CK (Anh), Mo&Co (Pháp).... đã tạo nên các hiệu ứng không nhỏ
đối với người tiêu dùng.
2.1.3 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng
Bảng 1 : Doanh thu và tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2000-2009
20
0
10
20
30
40
50
60
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

0
5
10
15
20
25
Doanh thu (TỷUSD)
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm(%)
Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường, kinh tế đã
từng bước phát triển một cách vững chắc. Sản xuất phát triển, thu nhập của
người dân ngày một tăng, nhu cầu cũng ngày một đa dạng. Hàng hóa trên thị
trường luôn được thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lĩnh vực phân
phối bán lẻ của Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng. Trong vòng 10 năm từ 1996
tới 2006, doanh thu từ kinh doanh bán lẻ đã tăng gần gấp 3 lần đạt 36.29 tỉ USD
vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua khá cao, từ năm 2002
tới nay tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 10%/năm
Với dân số trên 86 triệu người, trong đó có 65% là dân số trẻ, thu
nhậpngày càng cao, tốc độ tiêu dùng tăng mạnh mẽ, và là cửa ngõ dẫn tới các thị
trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Lào…, nước ta trở thành một
trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất của thế giới. Không những
thế, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam cũng ở mức cao kỷ lục là 118
điểm và đứng thứ 5 thế giới trong khi mức trung bình của thế giới chỉ là 97
điểm, Việt Nam được tập đoàn tư vấn AT Kearney xếp hạng về độ hấp dẫn của
thị trường bán lẻ là vị trí thứ 1 năm 2008 và vị trí thứ 6 năm 2009 . Tiềm năng
đầy hứa hẹn đó kết hợp với việc mở cửa thị trường phân phối sẽ thúc đẩy hơn
nữa sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ. Và chúng ta có quyền hy vọng
21
trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ có dịch vụ phân phối bán lẻ chuyên
nghiệp, năng động và hiện đại.
2.1.4. Các hệ thống phân phối bán lẻ

Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, thị trường hàng hóa trở nên sôi
động, các hệ thống bán lẻ cũng tự nó có những chuyển biến một cách rất tích
cực để đáp ứng nhu cầu đó. Từ hệ thống bán lẻ truyền thống đến hệ thống hiện
đại đều tăng đáng kể về cả số lượng và chất lượng.
2.1.4.1 Hệ thống chợ truyền thống:
Tính đến năm 2009, trên địa bàn cả nước có 8.495 chợ các loại (không
tính các chợ hình thành tự phát).
Bảng 2 :Hệ thống chợ truyền thống phân bổ theo vùng
ĐB Sông Hồng
Đông Bắc Bộ
Tây Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải NTB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB Sông CL
Trong đó, Miên Bắc là 37,1%(vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 19,1%,
vùng Đông Bắc Bộ chiếm 14,9%; Tây Bắc Bộ: 3,1%),miền Trung và Tây
nguyên là 31.1% (Bắc Trung Bộ: 15,4%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 10,8%; Tây
Nguyên: 4,9%); miền Nam là 31.8% ( Đông Nam bộ: 11,3%; Đồng bằng sông
Cửu Long: 20,5%).
22
20,5%
19,1%
14,9%
15,4%
11,3%
4,9%
10,8%
3,1%

Chợ bán lẻ phục vụ dân sinh ở các xã, phường, thị trấn, thị tứ chiếm tỉ
trọng lớn tới 91,5%. Chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I: chiếm 2,3%. Chợ
đầu mối bán buôn nông sản; chiếm 0,6% tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu
Long, Đồng bằng sông Hồng và Đông bắc bộ. Chợ biên giới, cửa khẩu, chợ
trong khu kinh tế cửa khẩu: chiếm 1,9%, nhiều nhất là vùng Đông bắc bộ.Bình
quân chung của cả nước là 0,71 chợ/xã, phường, thị trấn. Khu vực phía Bắc (từ
Bắc trung bộ trở ra) và vùng Tây Nguyên có mật độ chợ thấp so với mức chung
của cả nước và so với khu vực phía nam.Trên địa bàn cả nước, bình quân cứ
42,13km2 có một chợ hay bán kính phục vụ trung bình của một chợ là 3,66km.
Có sự chênh lệch khá lớn về chỉ tiêu này giữa các vùng, các tỉnh. Vùng Đồng
bằng sông Hồng có diện tích phục vụ trung bình một chợ nhỏ nhất, lớn nhất là
vùng Đông bắc.
2.1.4.2 Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại
Cùng với sự phát triển của hệ thống chợ, trong thời gian qua hệ thống siêu
thị đã bắt đầu được hình thành và phát triển với một tốc độ khá nhanh ở nước ta.
Nếu như trước năm 2000, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ xuất
hiện "lác đác" ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì nay
đó trở nên phổ biến ở hai thành phố này và được đầu tư khá nhiều ở các tỉnh,
thành phố khác trong cả nước.
Theo số liệu thống kê đến năm 2009, cả nước có 445siêu thị, 78 trung tâm
thương mại phân bố trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các siêu thị,
đặc biệt là siêu thị có quy mô lớn, vẫn chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh (trên 70%), Hải Phòng và Đà Nẵng chiếm số lượng siêu thị tương
ứng là 4% và 2%. Các thành phố Thanh Hóa, Cần Thơ, Kiên Giang cũng có siêu
thị chiếm 2% tổng số siêu thị trên cả nước .
Về tính chất của hoạt động kinh doanh, có thể chia các siêu thị ở Việt
Nam hiện nay làm hai loại chủ yếu là: siêu thị kinh doanh tổng hợp như Saigon
Coopmart, Intimex, Metro, Big C... với số lượng mặt hàng có thể từ vài nghìn
mặt hàng tới vài chục hoặc hàng trăm nghìn mặt hàng; và các siêu thị chuyên
23

doanh như siêu thị dệt may (của Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex), siêu
thị điện máy, siêu thị điện lạnh, siêu thị thời trang...
Nhà nước
Tập thể
DN FDI
Loại hình
khác
Bảng 3 : Hệ thống siêu thị phân bổ theo loại hình đầu tư
Nhà nước
Tập thể
DN FDI
Loại hình khác
Bảng 4 : Hệ thống trung tâm thương mại phân bổ theo loại hình đầu tư
Về nguồn vốn và chủ thể đầu tư các siêu thị ở Việt Nam thời gian qua
cũng rất đa dạng. Nếu như trước năm 2000 chỉ có một vài siêu thị của các nhà
đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp lớn của nhà nước tham gia đầu tư
kinh doanh siêu thị và các trung tâm mua sắm như Marko, SheiYu, Saigon
Coopmart, FiviMart, Intimex... thì đến nay có thể thấy sự hiện diện của hầu hết
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này như các siêu thị Tràng
Tiền Plaza, Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm thương mại Thuận Kiều.
24
72,38%
10,33%
4,26%
13,03%
65,39%
2.1.4.3 Hệ thống cửa hàng bán lẻ tự chọn
Các loại hình cửa hàng bán lẻ, bán buôn tự chọn cũng tăng về số lượng và
quy mô và phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hơn. Mô hình
"chuỗi" cửa hàng đó xuất hiện như các cửa hàng bán lẻ hàng may mặc của May

10, Việt Tiến, cửa hàng Bitis, Bitas bán giày dép... với sự hiện diện ở hầu hết
các địa phương trên cả nước. Ở các đô thị, xu hướng liên kết, sát nhập, mở rộng
các cửa hàng nhỏ, lẻ diễn ra khá mạnh. Xu hướng này sẽ tạo ra một sự thay đổi
cơ bản trong quá trình hình thành, tích tụ vốn kinh doanh của các nhà phân phối
này từ chỗ huy động đơn lẻ (từng cá thể) sang hình thức góp vốn, vay vốn kinh
doanh hay huy động vốn từ thị trường vốn.
Đáng chú ý là các cửa hàng bán lẻ tự chọn và các cửa hàng phân phối, bán
lẻ theo phương thức nhượng quyền thương mại trên thực tế đã xuất hiện hơn 10
năm nay ở Việt Nam và ngày càng được giới thương nhân trong và ngoài nước
đặc biệt quan tâm. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 70 hợp đồng nhượng quyền
thương mại, trong đó Công ty Cà phê Trung Nguyên rất thành công với hơn
1.000 cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước; Công ty An Nam mới triển
khai hoạt động vài năm trở lại đây cũng đã phát triển được 12 cửa hàng theo
hình thức nhượng quyền, Công ty Kinh Đô có hàng chục cửa hàng được nhượng
quyền kinh doanh bánh Kinh Đô khắp cả nước…
Hiện nay nhiều công ty trong và ngoài nước đang có kế hoạch phát triển
mạnh phương thức này trong thời gian tới. Trong đó đáng chú ý nhất là kế hoạch
phát triển hệ thống phân phối của Công ty trách nhiệm hữu hạn G7 (G7 Mart).
Theo đó, trong năm 2006 sẽ đưa 3.500 cửa hàng tiện lợi vào hoạt động và phấn
đấu đến năm 2010 sẽ có tổng cộng 10.000 cửa hàng tiện lợi ra đời theo phương
thức nhượng quyền.
2.1.4.4 Hệ thống các hộ kinh doanh nhỏ lẻ
Hiện tại ở Việt Nam ước tính có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ, kinh
doanh theo kiểu hộ cá thể. Hàng hóa kinh doanh của những cửa hàng này thông
thường là những mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư.
Tuy nhiên, do khả năng về tài chính cũng như mặt bằng kinh doanh hạn chế nên
25

×