Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 116 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
Nâng cao hiệu quả áp dụng thƣơng mại điện tử trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Nhƣ Quỳnh
Lớp : Nga
Khoá : K 43
Giáo viên hướng dẫn :ThS Hồ Thúy Ngọc


Hà Nội, tháng 05/2008


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƢƠNG I 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 7


I. TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7
1.1. KHÁI NIỆM THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7
1.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 15
1.3. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 16
1.4. VAI TRÒ CỦA THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 18
II. RỦI RO THƢỜNG GẶP TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 19
2.1. NHÓM RỦI RO CÓ NGUỒN GỐC TỪ BÊN NGOÀI DOANH
NGHIỆP 20
2.1.1. RỦI RO KHÔNG MANG TÍNH KỸ THUẬT 20
2.1.2. RỦI RO MANG TÍNH KỸ THUẬT 22
2.2. RỦI RO TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÓ NGUỒN GỐC
TỪ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP 27
2.2.1. RỦI RO KHÔNG MANG TÍNH KỸ THUẬT 27
2.2.2. RỦI RO MANG TÍNH KỸ THUẬT 28
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI
29
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TMĐT TRÊN THẾ GIỚI 29
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN TMĐT TRÊN THẾ GIỚI. . 30
IV. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRONG DOANH NGHIỆP 31
4.1. TỶ TRỌNG ĐẦU TƢ CHO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN TỔNG
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG HÀNG NĂM. 32


1
4.2. TỶ TRỌNG CỦA DOANH THU TỪ CÁC ĐƠN ĐẶT HÀNG SỬ
DỤNG PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ TRONG TỔNG DOANH THU. 33
4.3. XU HƢỚNG CỦA CÁC DOANH THU TỪ CÁC ĐƠN ĐẶT HÀNG
SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ. 33
4.4. TÁC ĐỘNG CỦA ỨNG DỤNG TMĐT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 34
4.5. TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG TMĐT
TRONG DOANH NGHIỆP. 34
CHƢƠNG II 36
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 36
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA TMĐT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
36
II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT
NAM 38
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 38
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 40
2.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 45
2.4. CƠ SỞ NGUỒN NHÂN LỰC CHO THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 47
2.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 48
2.6. CƠ SỞ BẢO MẬT THÔNG TIN 51
2.7. CƠ SỞ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 53
III. ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 55
3.1. CƠ CẤU ĐẦU TƢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 56
3.1.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY TÍNH TRONG DOANH
NGHIỆP 56


2
3.1.2. TÌNH HÌNH KẾT NỐI INTERNET TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM 58
3.1.3. XÂY DỰNG WEBSITE 61
3.1.4. THAM GIA SÀN GIAO DỊCH TMĐT 66

3.2. NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TMĐT
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 67
3.3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA PHƢƠNG THỨC TMĐT CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 70
3.3.1. VỀ LOẠI HÌNH SẢN PHẨM 70
3.3.2. VỀ PHƢƠNG THỨC GIAO DỊCH 74
IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 80
4.1. ĐÁNH GIÁ VỀ TỶ TRỌNG ĐẦU TƢ CHO THƢƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRÊN TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG HÀNG NĂM CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 80
4.3. ĐÁNH GIÁ VỀ XU HƢỚNG CỦA CÁC DOANH THU TỪ CÁC
ĐƠN ĐẶT HÀNG SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ 85
4.4. ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TMĐT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 86
4.5. ĐÁNH GIÁ VỀ TRỞ NGẠI CHO ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 87
CHƢƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 89
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TMĐT CỦA VIỆT NAM 89
1.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN TMĐT CỦA VIỆT NAM 89
1.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TMĐT CỦA VIỆT NAM TỪ NAY
ĐẾN 2010 91


3
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TMĐT TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 93
2.1. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƢỚC 93

2.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 99
2.2.1. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CƠ CẤU ĐẦU TƢ
CNTT VÀ TMĐT TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 100
2.2.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO TMĐT
CỦA DOANH NGHIỆP 103
2.2.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƢỢC
ỨNG DỤNG TMĐT TẠI DOANH NGHIỆP 104
2.2.4. GIẢI PHÁP TÍCH CỰC THAM GIA CÁC SÀN GIAO DỊCH
TMĐT 105
2.2.5. GIẢI PHÁP TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ TMĐT 106
KẾT LUẬN 108


4
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã tạo ra bƣớc ngoặt mới cho sự
phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu. Trên nền tảng đó, một phƣơng thức
thƣơng mại mới đã ra đời và phát triển nhanh chóng, đó là thƣơng mại điện tử
(TMĐT).
Thƣơng mại điện tử là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp
cho doanh nghiệp có thể tìm kiếm, thâm nhập thị trƣờng thế giới, thu thập
thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn. Sự xuất hiện và bùng nổ
của thƣơng mại điện tử đã làm khoảng cách địa lý giữa các quốc gia gần gũi
hơn và tạo ra hƣớng phát triển mới, mở đƣờng cho thƣơng mại quốc tế. Hình
thức thƣơng mại này đã mang lại cho xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân
một công cụ mới, tiện lợi, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Có thể nói, thƣơng mại điện tử đã thổi một làn gió mới vào cách thức

tiến hành kinh doanh truyền thống. Việc kinh doanh thƣơng mại điện tử thay
thế phƣơng thức truyền thống đang dần trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Đây là một cơ hội thuận lợi
để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng. Ứng
dụng thƣơng mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian,
nâng cao hiệu quả phân phối – bán hàng, giúp khách hàng và doanh nghiệp
tiện lợi hơn trong việc trao đổi thông tin, đặc biệt khi đối tác là các doanh
nghiệp nƣớc ngoài.
Trƣớc bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
(WTO), hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp nƣớc ta cần nhận thức rõ vai trò
của thƣơng mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, phải
thay đổi hay phát triển phƣơng thức kinh doanh làm sao phù hợp và theo kịp


5
các nƣớc tiên tiến trên thế giới. Nếu thờ ơ, bàng quan và không chịu tiến bộ,
doanh nghiệp đó đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi toàn cầu.
Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn trên, sau thời gian học tập và
nghiên cứu tại trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội, em đã chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả áp dụng thƣơng mại điện tử trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
 Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận của
thƣơng mại điện tử và hiệu quả áp dụng thƣơng mại điện tử.
 Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá về thực trạng áp dụng
thƣơng mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả áp dụng thƣơng mại điện tử.
 Căn cứ vào tình hình ứng dụng thƣơng mại điện tử vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, đề tài đƣa ra một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả áp dụng thƣơng mại điện tử trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan tới thƣơng mại điện tử
và hiệu quả áp dụng thƣơng mại điện tử.
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả áp dụng
thƣơng mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
 Phƣơng pháp nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu về thƣơng mại điện tử
và các vấn đề liên quan đến thƣơng mại điện tử.
 Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng áp
dụng thƣơng mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt
Nam.


6
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu
khóa luận đƣợc chia thành ba chƣơng:
 Chƣơng I: Cơ sở lý luận về thƣơng mại điện tử và hiệu quả áp dụng
thƣơng mại điện tử
 Chƣơng II: Thực trạng áp dụng thƣơng mại điện tử trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
 Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thƣơng mại điện
tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam



















7
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

I. TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm Thƣơng mại điện tử
Là một lĩnh vực mới, tên gọi và các định nghĩa của Thƣơng mại điện tử
có nhiều và nội dung cũng không hoàn toàn thống nhất. Trong nhiều văn bản
khác nhau, chúng ta có thể gặp những từ nhƣ “Thƣơng mại trực tuyến”
(Online trade), “Thƣơng mại khiển học” (Cyber trade), “Kinh doanh điện tử”
(Electronic business), “Thƣơng mại không giấy tờ” (paperless commerce),…
Các từ vựng này đƣợc sử dụng nhiều rồi đƣợc đƣa vào văn bản pháp luật quốc
tế. Nhiều khi với các tên gọi khác nhau, ngƣời ta vẫn dùng và hiểu theo cùng
một nội dung. Cho đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về
TMĐT.
Thƣơng mại điện tử (TMĐT) là khái niệm do tập đoàn IBM khởi

xƣớng năm 1997 thông qua một chiến dịch quảng cáo. Theo IBM, TMĐT là
những gì diễn ra khi kết nối khả năng rộng lớn của mạng Internet với các hệ
thống công nghệ thông tin truyền thống. Theo đó, phạm vi của TMĐT sẽ bao
gồm mạng cục bộ, mạng ngoại bộ và mạng Internet
1
. Cách định nghĩa này
chủ yếu nhấn mạnh đến phƣơng tiện kỹ thuật của TMĐT và không nhìn
TMĐT dƣới góc độ kinh tế.


1
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Chiến dịch thƣơng mại điện tử của IBM đƣợc gọi là
e-commerce. Sản phẩm mà IBM cung cấp là Net.Commerce, một phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp
B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp tới ngƣời dùng). Giá khởi đầu của
Net.Commerce là 4,999 USD dành cho các doanh nghiệp hoặc chủ kinh doanh muốn thiết lập cửa hàng trực
tuyến. Net.Commerce là một phần mềm mà trên đó các giải pháp về thƣơng mại điện tử của IBM đƣợc thực
hiện.


8
Khó có thể đƣa ra đƣợc một khái niệm thống nhất, rõ ràng và hoàn
chỉnh về thƣơng mại điện tử. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì các định
nghĩa về TMĐT đƣợc chia thành hai nhóm quan điểm:
- Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp:
Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng
hoá và dịch vụ thông qua các phƣơng tiện điện tử, nhất là qua Internet và các
mạng viễn thông khác.
Theo cách hiểu này, TMĐT thƣờng đƣợc đồng nhất với khái niệm
TMĐT qua Internet (hay còn gọi là thƣơng mại Internet – Internet
commerce). Đó là việc tiến hành hoạt động thƣơng mại thông qua mạng

Internet hay việc bán và mua sản phẩm dịch vụ thông qua các cửa hàng trực
tuyến. Với nghĩa này, TMĐT còn gọi là Thƣơng mại trực tuyến (online trade)
hay thƣơng mại điều khiển học (cybertrade).
Theo Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), “Thƣơng mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm đƣợc mua bán
và thanh toán trên mạng Internet, nhƣng đƣợc giao nhận một cách hữu hình,
cả các sản phầm giao nhận cũng nhƣ những thông tin số hóa thông qua mạng
Internet”.
Theo Uỷ ban Thƣơng mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu á -
Thái Bình Dƣơng (APEC), “Thƣơng mại điện tử là công việc kinh doanh
đƣợc tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật
số”.
- Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh
doanh liên quan đến tổ chức, công ty hay cá nhân. Đó là các giao dịch tài
chính và thƣơng mại bằng phƣơng tiện điện tử nhƣ: trao đổi dữ liệu, chuyển
tiền điện tử và các hoạt động nhƣ gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.


9
Luật mẫu về Thƣơng mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật
Thƣơng mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: “Thƣơng mại điện tử là việc
trao đổi thông tin thƣơng mại thông qua các phƣơng tiện điện tử, không cần
Internet ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bội quá trình giao dịch”.
Thuật ngữ “thƣơng mại” (commerce) cần đƣợc diễn giải theo nghĩa
rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thƣơng
mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thƣơng mại
(commercial) bao gồm, nhƣng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất
cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận
phân phối; đại diện hoặc đại lý thƣơng mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho

thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tƣ vấn, kỹ thuật công trình
(engineering); đầu tƣ; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác
hoặc tô nhƣợng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc
kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đƣờng biển, đƣờng
không, đƣờng sắt hoặc đƣờng bộ”.
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thƣơng mại
điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó
hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong
TMĐT.
Theo Uỷ ban châu Âu: “Thƣơng mại điện tử đƣợc hiểu là việc thực
hiện hoạt động kinh doanh qua các phƣơng tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử
lý và truyền dữ liệu điện tử dƣới dạng text, âm thanh và hình ảnh”.
“Thƣơng mại” (commerce) trong “thƣơng mại điện tử” không chỉ là
buôn bán hàng hóa và dịch vụ theo cách hiểu thông thƣờng, mà bao quát một
phạm vi rộng lớn hơn nhiều, trong đó việc áp dụng thƣơng mại điện tử sẽ làm
thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế.
Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc đã đánh giá rằng nhìn chung các định nghĩa
nêu trên đều vẫn mang đặc tính mô tả và không thể hiện đƣợc đầy đủ bản chất


10
của TMĐT. Những cố gắng xây dựng một chuẩn thích hợp để tạo điều kiện
cho công tác nghiên cứu và thông kê của các tổ chức quốc tế lại làm xuất hiện
một lƣợng không nhỏ các định nghĩa không thống nhất, thậm chí nhiều trƣờng
hợp trái ngƣợc. Nhƣ vậy, nhằm góp phần giúp các nƣớc nhất là các nƣớc đang
phát triển nhận thức đầy đủ về TMĐT trên mọi khía cạnh để xây dựng cho
mình chiến lƣợc thành công trong lĩnh vực này, Liên Hiệp Quốc đã đƣa ra
định nghĩa về TMĐT xét trên hai khía cạnh:
 Khía cạnh thứ nhất (còn gọi là định nghĩa theo chiều ngang): phản
ánh các bƣớc của TMĐT hay cụ thể hơn là cách định nghĩa theo chu trình

kinh doanh. “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ chu trình kinh doanh bao gồm
marketing (M), bán hàng (S), phân phối (D) và thanh toán (P) thông qua các
phƣơng tiện điện tử”.
 Khía cạnh thứ hai (còn gọi là định nghĩa theo chiều dọc): phản ánh
TMĐT dƣới góc độ Nhà nƣớc. Cách định nghĩa này nhấn mạnh tới vai trò
hoạt động của các Nhà nƣớc, các tổ chức và các doanh nghiệp có liên quan và
đƣợc mô hình hóa bằng mô hình IMBSA.
Mô hình IMBSA đề cập tới các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển
TMĐT bao gồm:
I (Infrastructure): Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông
cho sự phát triển TMĐT.
Theo Báo cáo Thƣơng mại Điện tử của Vụ Thƣơng mại, số ngƣời dùng
Internet năm 2007 tăng 26,3% so với năm 2006, đạt 18,5 triệu ngƣời, chiếm
22,0% dân số. Tỷ lệ ngƣời dùng Internet đã vƣợt mức trung bình của thế giới
(19,1%). Đặc biệt, số lƣợng các thuê bao băng thông rộng tăng nhanh trong
hai năm 2006 – 2007. Tổng số thuê bao vào cuối năm 2007 đạt gần 1,3 triệu,
gấp 6 lần so với thời điểm tháng 12/2005 (0,21 triệu thuê bao). Xu hƣớng hội
tụ công nghệ giữa dịch vụ viễn thông, truyền thông và Internet cũng đang góp
phần đẩy nhanh tốc độ phổ cập Internet. Vì xét cho cùng, nếu không phổ cập


11
dịch vụ Internet thì không thể phát triển thƣơng mại điện tử đƣợc. Chính vì
vậy, UNCTAD đã đƣa ra lĩnh vực đầu tiên cần phát triển chính là Cơ sở hạ
tầng Công nghệ thông tin và truyền thông, tạo lớp vỏ đầu tiên cho TMĐT.
M (Messages): Các vấn đề liên quan đến Thông điệp dữ liệu.
Thông điệp chính là tất cả các loại thông tin đƣợc truyền tải qua mạng,
qua Internet trong thƣơng mại điện tử. Ví dụ nhƣ Hợp đồng điện tử, các chào
hàng, hỏi hàng qua mạng, các chứng từ thanh toán điện tử,…đều đƣợc coi là
thông điệp, chính xác hơn là “thông điệp dữ liệu”. Tại các nƣớc cũng nhƣ ở

Việt Nam, những thông điệp dữ liệu khi đƣợc sử dụng trong các giao dịch
TMĐT đều đƣợc thừa nhận giá trị pháp lý. Điều này đƣợc thể hiện trong các
Luật mẫu của Liên Hợp Quốc về giao dịch điện tử hay Luật TMĐT của các
nƣớc, cũng nhƣ trong Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam.
B (Basic Rules): Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung về TMĐT. Đó
chính là các luật điều chỉnh những lĩnh vực liên quan đến TMĐT trong một
nƣớc hoặc khu vực và quốc tế.
Chẳng hạn nhƣ ở Việt Nam hiện nay có Luật Giao dịch điện tử, Luật
Công nghệ Thông tin. Đối với khu vực có Hiệp định khung về TMĐT của các
khu vực nhƣ EU, ASEAN,… Hiệp định về Công nghệ thông tin của WTO, về
Bảo hộ sở hữu trí tuệ, và việc thừa nhận giá trị pháp lý khi giao dịch xuyên
“biên giới quốc gia”.
S (Sectoral Rules/Specific Rules): Các quy tắc riêng, điều chỉnh từng
lĩnh vực chuyên sâu của TMĐT, nhƣ: Chứng thực điện tử, chữ ký điện tử,
Ngân hàng điện tử (thanh toán điện tử). Thể hiện dƣới khía cạnh pháp luật ở
Việt Nam có thể là các Nghị định chi tiết về từng lĩnh vực. Hay các tập quan
thƣơng mại quốc tế mới nhƣ Quy tắc về xuất trình chứng từ điện tử trong
thanh toán quốc tế (e – UCP), hay quy tắc sử dụng vận đơn điện tử (của
Bolero).


12
A (Applications): Các ứng dụng TMĐT, hay các mô hình kinh doanh
thƣơng mại điện tử cần đƣợc điều chỉnh, cũng nhƣ đầu tƣ, khuyến khích để
phát triển. Khi các nền tảng I, B, M và S đã đạt đƣợc thì việc ứng dụng
TMĐT và xây dựng chiến lƣợc phù hợp sẽ mang lại thành công.
Ví dụ nhƣ: Các mô hình Cổng TMĐT quốc gia (ECVN.gov), các sàn
giao dịch TMĐT B2B (nhƣ Vnemart.com) cũng nhƣ các mô hình B2C
(golmart.com.vn, Amazon.com), C2C (đấu giá Ebay.com), hay các website của
các công ty xuất nhập khẩu… đều đƣợc coi chung là các ứng dụng TMĐT.

Nhƣ vậy, định nghĩa TMĐT theo chiều dọc đƣa ra danh sách các nền
tảng cần thiết cho việc xây dựng và phát triển TMĐT đối với một quốc gia.
Các chính phủ có thể lựa chọn và xác định một môi trƣờng thích hợp cho sự
phát triển TMĐT tại quốc gia mình. Đồng thời các tổ chức kinh tế cũng thấy
đƣợc những công việc cần làm để phát triển TMĐT trên quy mô toàn cầu nhƣ
việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy định, quy tắc cũng nhƣ các hƣớng dẫn…
Từ hai định nghĩa trình bày ở trên, có thể rút ra hai nhận xét về TMĐT.
Thứ nhất, TMĐT bao gồm toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh của
các chính phủ, các tổ chức, các công ty và cá nhân đƣợc thực hiện thông qua
các phƣơng tiện điện tử. Thứ hai, TMĐT phải đƣợc xây dựng trên một nền
tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh tế, công
nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực).
Do đó, định nghĩa chung nhất về TMĐT theo cách nhìn của Liên Hiệp
Quốc có thể đƣợc trình bày nhƣ sau: “ TMĐT bao gồm toàn bộ chu trình và
các hoạt động kinh doanh đƣợc thực hiện qua các phƣơng tiện điện tử dựa
trên nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng kinh tế, công nghệ, pháp lý và
nguồn nhân lực có liên quan”.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy đƣợc TMĐT mang một
số đặc trƣng sau:


13
 TMĐT là một hình thái hoạt động thƣơng mại phát triển từ thƣơng
mại truyền thống. TMĐT cũng thực hiện nhiều bƣớc giao dịch giống nhƣ
thƣơng mại truyền thống nhƣng cũng có nhiều khác biệt. TMĐT tạo cho các
bƣớc giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn, phong phú hơn và thuận tiện hơn. Việc gửi
và nhận tài liệu theo kiểu truyền thống trên giấy phức tạp, mất nhiều thời gian
và chi phí, trong khi đó, việc tạo, gửi và nhận tài liệu trên cơ sở dữ liệu máy
tính rất thuận tiện, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. So với hoạt động thƣơng
mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản sau:

 Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp
với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trƣớc.
Trong thƣơng mại truyền thống, các bên thƣờng gặp gỡ trực tiếp để tiến
hành giao dịch. Các giao dịch đƣợc thực hiện chủ yếu theo nguyễn tắc vật lý nhƣ
chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phƣơng tiện viễn thông nhƣ
fax, telex, chỉ đƣợc sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử
dụng các phƣơng tiện điện tử trong thƣơng mại truyền thống chỉ để truyền tải
thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch.
TMĐT cho phép mọi ngƣời cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh
đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi ngƣời ở khắp nơi đều
có cơ hội nganh nhau tham gia vào thị trƣờng toàn cầu và không đòi hỏi nhất
thiết phải có mối quen biết với nhau.
Các giao dịch thƣơng mại truyền thống đƣợc thực hiện với sự tồn tài
của khải niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT đƣợc thực hiện trong một thị
trƣờng không có biên giới (thị trƣờng thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp
tác động đến môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu.
TMĐT càng phát triển thì máy tính cá nhân càng trở thành cửa sổ cho
doanh nghiệp hƣớng ra thị trƣờng trên khắp thế giới. Với TMĐT, một doanh
nhânh dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Mỹ, Nhật Bản, Đức,… mà
không hề phải bƣớc ra khỏi nhà, một công việc trƣớc kia phải mất nhiều năm.


14
 Trong mọi hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất
ba chủ thể.
Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống nhƣ
giao dịch thƣơng mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung
cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… Họ là những ngƣời tạo môi
trƣờng cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan
chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lƣu giữ các thông tin giữa các bên tham

gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin
trong giao dịch TMĐT.
Đối với thƣơng mại truyền thống, mạng lƣới thông tin chỉ là phƣơng
tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT, mạng lƣới thông tin chính là thị
trƣờng.
 Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới đƣợc hình thành.
Ví dụ: Những dịch vụ gia tăng trên mạng máy tính hình thành nên các
nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu
thị ảo đƣợc hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.
Các trang web khá nổi tiếng nhƣ Yahoo!, America Online hay Google
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin trên mạng. Các trang
web đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn
chuột, khách hàng có thể truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ
lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao. Ngƣời tiêu dùng đã bắt đầu
mua một số loại hàng trƣớc đây đƣợc coi là khó bán trên mạng. Nhiều ngƣời
sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Một số
công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn
kiểu, gửi số đo theo hƣớng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời
gian nhất định nhận đƣợc bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Điều tƣởng
nhƣ không thể thực hiện đƣợc này cũng cũng có rất nhiều ngƣời hƣởng ứng.


15
Các chủ cửa hàng thông thƣờng ngày nay cũng đang đua nhau đƣa
thông tin lên web để tiến tới khai thác mảng thị trƣờng rộng lớn trên web
bằng cách mở cửa hàng ảo. Cửa hàng hay gian trƣng bày hàng hóa trong
thƣơng mại truyền thống đƣợc thay thế bằng các webpage giới thiệu sản phẩm
hay các e-catalogue trên Internet. Các giấy tờ thủ tục trong thƣơng mại truyền
thống (đơn chào hàng, đặt hàng, báo giá, hóa đơn, biên lai, biên bản giao nhận
hàng hóa…) đƣợc thay thế bằng các hình thức khác nhƣ thƣ điện tử, dữ liệu

điện tử…
1.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thƣơng mại Điện tử
Để thành công trong kinh doanh điện tử, yêu cầu hàng đầu chính là
phải có một hạ tầng công nghệ thông tin ở mức độ phát triển nhất định, bao
gồm:
- Hạ tầng về mạng
- Hạ tầng an toàn bảo mật
- Môi trƣờng ứng dụng server
- Công cụ quản lý dữ liệu và dung liệu
- Công cụ phát triển ứng dụng
- Hệ thống điều khiển và phần cứng
- Cơ sở quản lý hệ thống
Mức độ phát triển nhất định của hạ tầng công nghệ thông tin phải luôn
đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày một nâng cao của việc kinh doanh TMĐT, tức là
nó phải đảm bảo các yêu cầu về tính linh hoạt, tính quy mô và tính an toàn, tin
cậy.
Tính linh hoạt của hạ tầng công nghệ cho phép TMĐT có thể dễ dàng
đƣợc tiếp cận hay nhanh chóng thích ứng với những ứng dụng mới. Hiện nay,
ngƣời tiêu dùng truy cập Internet không chỉ qua các máy tính cá nhân mà còn
qua nhiều phƣơng tiện hiện đại nhƣ điện thoại di động, các thiết bị số cá nhân


16
(PDAs)…thì công nghệ cho kinh doanh trực tuyến cũng phải thích nghi với
những phƣơng thức tiếp cận này.
Đảm bảo tính quy mô của công nghệ tức là đảm bảo khả năng xử lý
khối lƣợng công việc ngày càng tăng. Thực tế chứng minh rằng, với sự phát
triển hàng ngày của công nghệ thông tin, để tăng tính quy mô thì công nghệ
cũng phải thƣờng xuyên nâng cấp, và chi phí cho việc nâng cấp liên tục này là
không hề nhỏ.

Tính an toàn tin cậy của hạ tầng công nghệ không thể đạt đƣợc nếu chỉ
có những ứng dụng mật mã thông thƣờng. Để bảo mật thông tin, các doanh
nghiệp cần áp dụng những chứng chỉ số an toàn (nhƣ chữ ký điện tử) và có
các chính sách quản lý thông tin cụ thể.
1.3. Các vấn đề pháp lý của Thƣơng mại Điện tử
Tại mỗi nƣớc, TMĐT chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý của nó đƣợc
thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao
dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử, các dữ liệu
có xuất xứ từ các cơ quan nhà nƣớc, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông tin
trên Web, bí mật đời tƣ và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội
phạm xâm nhập), có các cơ quan xác thực chứng nhận chữ ký điện tử,… Trên
bình diện quốc tế, vấn đề môi trƣờng pháp lý còn nhiều phức tạp hơn nữa, vì
nhiều giao dịch TMĐT đƣợc thực hiện trên quy mô toàn cầu nên đòi hỏi phải
có sự hài hòa giữa các hệ thống pháp luật vốn đƣợc xây dựng trên nền tảng
các hệ thống chính trị khác nhau. Những văn bản pháp luật về TMĐT của các
quốc gia cũng cần có sự thống nhất cơ bản để hoạt động kinh doanh TMĐT
đƣợc đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên bộ luật cũng nhƣ những văn bản quy
định về hoạt động TMĐT hiện hành của các nƣớc vẫn còn nhiều sự khác biệt
dễ dẫn đến xung đột pháp lý.
Một vấn đề khó khăn nữa, đó là việc đánh thuế các dung liệu, tức là các
hàng hóa “phi vật thể” (nhƣ âm nhạc, chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình


17
phần mềm…) đƣợc giao trực tiếp giữa các đối tác thông qua mạng. Vấn đề
thu thuế sẽ càng phức tạp hơn trong trƣờng hợp thanh toán vô danh
(anonimous payment) bằng thẻ thông minh. Kiểm toán các công ty mua bán
bằng phƣơng thức TMĐT cũng đang là vấn đề nan giải đối với quản lý Nhà
nƣớc.
Ngoài ra, TMĐT còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp cũng nhƣ các sản phẩm

đều đƣợc mã hóa thống nhất, nói cách khác đòi hỏi phải có một môi trƣờng
kinh tế đã tiêu chuẩn hóa ở mức cao. Tin học hóa hệ thống thanh toán tài
chính đi liền với việc mã hóa toàn bộ hàng hóa, hay “đánh số sản phẩm”
(product numbering) là vấn đề không chỉ có tính quốc gia, mà có tính quốc tế,
trên cơ sở của các chuẩn và định chế EAN – International và Uniform Code
Council, thể hiện dƣới dạnh các vạch, mã số, gọi là mã số vạch (bar – code);
theo đó, tất cả các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều đƣợc mã hóa bằng một
số 13 con số và các công ty đề có địa chỉ của mình bằng một mã có từ 100
đến 100000 con số. Việc thiết lập toàn bộ hệ thống mã sản phẩm và mã công
ty (gọi chung là mã hóa thƣơng mại: commercial coding) cho một nền kinh tế
là một vấn đề không đơn giản, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển.
TMĐT xuất hiện đặt ra hàng loạt vấn đề cần phải quan tâm và giải
quyết thích đáng. Môi trƣờng kinh doanh trong TMĐT là một môi trƣờng
hoàn toàn mới, môi trƣờng kinh doanh ảo. Vì vậy, muốn ứng dụng TMĐT,
cần phải có một cơ sở pháp lý định sẵn để điều chỉnh các mối quan hệ giao
dịch thƣơng mại diễn ra trên mạng. Nhà nƣớc sẽ phải cùng một lúc đóng 2 vai
trò: một là ngƣời cung cấp các dịch vụ điện tử và hai là ngƣời xây dựng hệ
thống pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất và cụ thể. Chỉ cần thiếu một trong số
những quy định cụ thể cho hoạt động TMĐT, các doanh nghiệp cũng nhƣ
ngƣời tiêu dùng sẽ gặp phải những tranh chấp, các cơ quan chức năng cũng
không có cơ sở để kiểm soát các hoạt động. Hơn nữa, TMĐT là một lĩnh vực
vẫn còn đang mới mẻ, cần phải có một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để củng cố


18
niềm tin của các chủ thể tham gia. Cơ sở pháp lý này phải bao gồm các đạo
luật về TMĐT, về sở hữu trí tuệ, về bảo vệ ngƣời tiêu dùng và an ninh chính
trị, vv…
Luật về TMĐT phải là một đạo luật thừa nhận tính pháp lý của các
chứng từ và chữ ký điện tử, điều chỉnh các giao dịch kinh tế và hành chính

thông qua con đƣờng điện tử, những vấn đề về thanh toán, bảo mật thông
tin… Tuy nhiên, do các quan hệ trong TMĐT vƣợt qua biên giới quốc gia nên
luật về TMĐT của mỗi nƣớc phải phù hợp với các công ƣớc, điều ƣớc quốc tế
hay các thỏa thuận liên quan đến TMĐT trong các tổ chức đa phƣơng nhƣ Tổ
chức Thƣơng mại thế giới WTO, Hiệp hội các nƣớc Đông Nam á ASEAN,
Diễn đàn Kinh tế châu á - Thái Bình Dƣơng APEC…
Luật sở hữu trí tuệ cũng phải đƣợc xây dựng và hoạt động nhằm mục
đích bảo vệ quyền lợi của những ngƣời chủ thông tin, bởi lẽ trong TMĐT, các
thông tin đƣợc truyền đi một cách tự do trên Internet. Đối với các doanh
nghiệp, khi kinh doanh trực tuyến, các sản phẩm và dịch vụ có thể dễ dàng bị
sao chép hoặc ăn cắp trên con đƣờng truyền đi. Một khi các vấn đề về bằng
sáng chế, quyền tác giả, đăng ký thƣơng hiệu…đã đƣợc thống nhất trong luật
sở hữu trí tuệ thì TMĐT chắc chắn sẽ phát triển lành mạnh.
Ngoài những luật cơ bản, để TMĐT có thể đƣợc áp dụng thì luật bảo vệ
ngƣời tiêu dùng là không thể thiếu. Các giao dịch mua bán trong TMĐT diễn
ra chủ yếu trên Internet, nghĩa là trong một thế giới ảo, rất khó kiểm soát. Có
nhiều trƣờng hợp ngƣời tiêu dùng không nhận đƣợc đúng hàng theo đơn đặt
hàng, cả về số lƣợng và chất lƣợng, thậm chí họ bị lừa bởi những thông tin do
các tổ chức phi pháp cung cấp, những thông tin các nhân của khách hàng có
thể bị đánh cắp… Một đạo luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng khi có hiệu lực sẽ tạo
ra những tác động tâm lý tích cực, thúc đẩy ngƣời tiêu dùng điện tử tham gia
nhiều hơn vào loại hình thƣơng mại này.
1.4. Vai trò của thƣơng mại điện tử


19
Thƣơng mại Điện tử sẽ phát triển những cơ hội mới, cả trong thị trƣờng
thƣơng mại giữa các doanh nghiệp (B2B) và giữa doanh nghiệp với ngƣời
tiêu dùng (B2C). TMĐT cũng cho phép các công ty có khả năng bán hàng
trên phạm vi quốc tế, loại bỏ một cách hiệu quả những giới hạn về thời gian,

địa điểm và về căn bản sẽ tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Những cơ hội này có ý nghĩa hơn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vấn đề tăng năng suất và khả năng
tiếp cận thị trƣờng, đối tác kinh doanh trong phạm vi thế giới. Nó cho phép
các doanh nghiệp hạn chế tối đa những rủi ro trong pha bắt đầu của sản phẩm
và dịch vụ mới (vì những phản hồi thu đƣợc từ thị trƣờng nhanh hơn trƣớc
kia) và tiềm năng vƣơn ra thị trƣờng toàn cầu sẽ lớn hơn.
Thƣơng mại Điện tử sẽ cung cấp thêm cơ hội để các doanh nghiệp có
thêm khách hàng, thâm nhập thêm vào những thị trƣờng sản phẩm mới và hợp
lý hóa hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể sử dụng TMĐT để tạo
ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng, quản lý tốt hơn
tiến trình cung cấp hàng và tồn kho, và giảm thời gian giữa đặt hàng và giao
hàng.
II. RỦI RO THƢỜNG GẶP TRONG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà thƣơng mại điện tử mang lại, chúng
ta cũng không thể phủ nhận những rủi ro tiềm ẩn mà các doanh nghiệp khó
tránh khỏi trong quá trình kinh doanh. Hiểu một cách chung nhất, rủi ro trong
TMĐT là những sự cố, tai họa xảy ra một cách bất ngờ nằm ngoại tầm kiểm
soát của con ngƣời hoặc những mối đe dọa nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn
thất cho chủ thể tham gia vào hoạt động thƣơng mại điện tử. Rủi ro TMĐT rất
đa dạng và luôn có chiều hƣớng biến đổi cùng với sự phát triển của ngành
công nghệ thông tin. Do vậy, việc nhận thức đƣợc các loại rủi ro và những tác
hại của chúng là điều hết sức cần thiết. Dựa vào nguồn gốc phát sinh của
chúng, ta có thể phân ra làm hai nhóm: Nhóm có nguồn gốc từ bên ngoài


20
doanh nghiệp và nhóm của nguồn gốc từ bên trong doanh nghiệp. Trong mỗi
nhóm rủi ro đó lại đƣợc phân chia làm hai nhóm nhỏ là rủi ro mang tính kỹ
thuật và rủi ro không mang tính kỹ thuật. Việc phân loại này chỉ mang tính

tƣơng đối do sự liên hệ chặt chẽ của các rủi ro, đặc biệt lại liên quan nhiều tới
vấn đề công nghệ.
2.1. Nhóm rủi ro có nguồn gốc từ bên ngoài doanh nghiệp
Nhóm rủi ro này lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ tự nhiên, môi
trƣờng kinh doanh, môi trƣờng công nghệ, môi trƣờng pháp lý.
2.1.1. Rủi ro không mang tính kỹ thuật
a. Rủi ro do thiên tai
Thiên tai là những tai họa do thiên nhiên gây ra đối với con ngƣời và
thƣơng mại điện tử cũng không phải là một ngoại lệ. Các rủi ro do thiên tai có
thể kể ra nhƣ bão lụt, sét đánh, động đất, núi lửa phun, sóng thần, bão từ
trƣờng. Một trận lụt có thể làm hƣ hỏng hết các ổ cứng và xóa sạch các dữ
liệu của công ty về các giao dịch, về khách hàng gây thiệt hại làm đình trệ
hoạt động của doanh nghiệp. Một cú sét có thể làm cháy toàn bộ một hệ thống
máy tính đang tiến hành hàng nghìn giao dịch, do vậy làm cho toàn bộ các
giao dịch bị hủy bỏ và thiệt hại cũng thật ghê gớm. Hay mỗi đợt bão từ làm
biến đổi từ trƣờng của trái đất gây ra thiệt hại không nhỏ cho ngành viễn
thông nhƣ phá hoại các vệ tinh, làm tê liệt các trạm Servers Internet không
dây,…
b. Rủi ro do các tai nạn bất ngờ
Tai nạn bất ngờ là những tai họa mà xảy ra ngoài sự kiểm soát của con
ngƣời và không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Những rủi ro do tai nạn bất ngờ có thể
kể ra nhƣ: mất điện, sự cố bất (sudden breakdown), hỏa hoạn, chập điện,…


21
c. Rủi ro do các hiện tƣợng xã hội gây nên
Đó là những rủi ro gây ra bởi chiến tranh, khủng bố, bạo loạn, đình
công. Chẳng hạn nhƣ trong sự kiện khủng bố ngày 11/09, bên cạnh các thiệt
hại về sinh mạng và vật chất thì còn các thiệt hai về những dữ liệu trong máy
tính của các công ty có văn phòng ở tòa nhà trung tâm thƣơng mại thế giới,

những máy chủ trong tòa nhà bị phá hủy còn gây ra những thiệt hại cho các
bên có quan hệ giao dịch qua mạng với các công ty trong tòa nhà này. Hay
các cuộc đình công của nhân viên tin học của các hãng hàng không hoặc du
lịch còn gây thiệt hại cho doanh nghiệp bằng cách không xử lý các đơn đặt vé
hoặc đặt phòng.
d. Rủi ro do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Đây là loại rủi ro đang nổi cộm trên mạng Internet. Tên giao dịch hay
nhãn hiệu sản phẩm của một công ty nƣớc ngoài có thể trùng với tên giao dịch
hay nhãn hiệu của một công ty nƣớc khác cùng kinh doanh trên mạng. Đặc
biệt khi trùng lặp với công ty đã tạo lập đƣợc uy tín, danh tiếng và đang làm
ăn có hiệu quả trên mạng thì nhất định công ty kia sẽ bị kiện cho dù không cố
ý nhái tên hay nhãn hiệu sản phẩm.
e. Rủi ro về mặt pháp lý
- Hiệu lực pháp lý của giao dịch thƣơng mại điện tử
Một vấn đề e ngại cho các doanh nghiệp khi trao đổi tài liệu quan trọng
trên Internet là hiệu lực pháp lý của nó. Sự khác biệt về hệ thống luật pháp khi
chƣa có một công ƣớc chung nào về giao dịch thƣơng mại điện tử có hiệu lực
sẽ gây trở ngại trong việc giải quyết tranh chấp khi hợp đồng bị vi phạm. Rủi
ro về việc nguồn luật nào sẽ điều chỉnh những giao dịch điện tử xuyên quốc
gia, tòa án nào sẽ xét xử một hợp đồng xuyên quốc gia đƣợc thỏa thuận bằng
hệ thống điện tử cũng là một rủi ro về pháp luật cần đƣợc lƣu tâm.
- Luật ngăn cản giao dịch thƣơng mại điện tử của một số quốc gia


22
Trên quan điểm giao lƣu quốc tế, do vấn đề bảo mật và an toàn còn có
thêm một khía cạnh nữa: ngày càng có nhiều nƣớc áp dụng các luật ngăn cản
không cho dữ liệu đƣợc truyền tới các nƣớc không có phƣơng tiện thích đáng
để bảo vệ thông tin, nhằm tránh rò rỉ (nhất là các thông tin liên quan tới an
ninh quốc gia, vũ khí giết ngƣời hàng loạt, quan hệ quốc tế,…); vì vậy, nếu

không có các luật và phƣơng thức tốt để bảo vệ thông tin, thì một nƣớc rất có
thể sẽ bị cách ly khỏi hoạt động thƣơng mại điện tử quốc tế.
f. Rủi ro về tiêu chuẩn công nghiệp
Rủi ro này chủ yếu xảy ra đối với các quốc gia kém phát triển khi tham
gia vào giao dịch thƣơng mại điện tử toàn cầu do thiếu một hạ tầng công nghệ
thông tin đồng bộ và chƣa có một hệ thống các tiêu chuẩn công nghiệp phù
hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Sự thiếu đồng bộ về tiêu chuẩn công
nghiệp sẽ gây nhièu khó khăn trong việc trao đổi thông tin và đặc biệt là hoạt
động chào hàng, đặt hàng cũng nhƣ vận chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan,
thuế khóa. Mặt khác, sự khác biệt giữa tiêu chuẩn công nghiệp trong thƣơng
mại truyền thống và thƣơng mại điện tử cũng có thể gây ra những rủi ro
không mong đợi. Đặc biệt là đối với những hàng hóa vô hình nhƣ các loại
dịch vụ trên Internet thì hiện nay vẫn chƣa có một hệ thống tiêu chuẩn công
nghiệp nào để đánh giá chính xác.
2.1.2. Rủi ro mang tính kỹ thuật
a. Rủi ro do sự thay đổi của công nghệ
Công nghệ thông tin thay đổi ngày một nhanh nhất là công nghệ truyền
thông trên mạng. Việc các công tu sử dụng các phần mềm và các công nghệ
cũ là một nguy cơ tiềm tàng đối với khách hàng và bản thân doanh nghiệp. Sự
lạc hậu, không tƣơng thích của các phần mềm, công nghệ cũ với các chuẩn
giao tiếp mới đã gây thiệt hại rất lớn cho các công ty kinh doanh trên mạng.
Vào năm 2002, khi Internet Explorer 6.0 của Microsoft ra đời, công việc kinh
doanh trên mạng của VideoHome.com ngƣng trệ do phần mềm để download


23
phim của hãng không tƣơng thích với trình duyệt mới này. Ƣớc tính lúc IE
6.0 ra đời cho đến khi công ty thay thế phần mềm tải phim mới thiệt hại lên
tới 1,2 triệu USD.
b. Rủi ro từ các nhà cung cấp công nghệ, dịch vụ đƣờng truyền

Hiện nay, các phần mềm luôn có lỗi đã trở thành một hiện tƣợng phổ
biến, thậm chí có thể gọi là một tất yếu khách quan gây thiệt hại rất nhiều cho
doanh nghiệp. Tuy nhiên, thiệt hại lỗi phần mềm lại không đƣợc các nhà cung
cấp bồi thƣờng. Điển hình nhƣ Microsoft, hệ điều hành mới nào cũng có lỗi,
trình duyệt mới nào cũng có lỗ hổng bảo mật. Hành động duy nhất của
Microsoft là xin lỗi ngƣời dùng và hứa khắc phục càng sớm càng tốt. Còn về
đƣờng truyền thì hiện nay trên thế giới đã khá ổn định nhƣng rủi ro vẫn còn
tồn tại, đặc biệt là với những nƣớc chƣa phát triển nhƣ Việt Nam.
c. Rủi ro do những hành động cố ý của các cá nhân
- Những đoạn mã nguy hiểm
Các đoạn mã nguy hiểm bao gồm nhiều mối đe dọa khác nhau nhƣ các
loại virus, worm, trojan…
Đây là những đoạn mã đƣợc lập trình ra mà do vô ý hay không cẩn thận
của ngƣời sử dụng mà virus đƣợc cài vào hệ thống. Khi đã đƣợc cài đặt vào
hệ thống, nó sẽ tiến hành phá hủy, đảo lộn toàn bộ cơ sở dữ liệu của một công
ty, tổ chức (về khách hàng, đối tác, thị trƣờng,…) đƣợ lƣu trữ trong máy tính
hay ăn cắp những thông tin tuyệt mật và chuyển những thông tin đó cho
ngƣời đã gửi virus. Các virus có độ phát tán rất nhanh cho nên mức độ ảnh
hƣởng của nó có thể lan nhanh trong một phạm vi rộng.
Các virus hiện nay có cấu tạo ngày càng phức tạp và sự phá hoại ngày
càng lớn và nghiêm trọng. Đây cũng chính là một trong những mối đe dọa lớn
nhất đối với an toàn của các giao dịch thƣơng mại điện tử ngày nay. Vì vậy,
các công ty cần phải cài đặt những phần mềm chống virus có hiệu quả thƣờng

×