Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ bát tràng.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 67 trang )





Bộ giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Ngoại Thương
 


Công trình dự thi Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng
Năm 2008
Tên công trình: ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG

Nhóm ngành:XH1b


Họ và tên sinh viên 1: Lê Thị Mai Khuyên Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: A2 Khóa K45 Khoa Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên 2: Nguyễn Hoàng Lan Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: A1 chất lượng cao Khóa K45 Khoa Quản trị kinh doanh
Họ và tên sinh viên 3: Dương Minh Thắng Nam Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1 Khóa K45 Khoa Quản trị kinh doanh



Giảng viên hướng dẫn :
Thạc sỹ NGUYỄN TƯỜNG ANH - Trưởng bộ môn Kinh tế Vi mô, Khoa


Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương CS 1 Hà Nội








MỤC LỤC



Lời nói đầu
1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử
4
1. Khái niệm 4
1.1. Khái niệm hẹp 4
1.2. Khái niệm rộng 5
2. Các loại hình giao dịch Thƣơng mại điện tử 6
2.1. Thị trƣờng B2B (business to business) 7
2.2. Thị trƣờng B2C (business to customer) 7
3. Lợi ích của thƣơng mại điện tử 8
3.1. Thu thập đƣợc nhiều thông tin 8
3.2. Giảm chi phí sản xuất 9
3.3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch 9

3.4. Xây dựng quan hệ với đối tác 10
3.5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức 10
4. Những trở ngại đối với doanh nghiệp khi ứng dụng TMĐT 10
4.1. An ninh, an toàn trong giao dịch 11
4.2. Thanh toán điện tử 12
4.3. Nhận thức xã hội 13
4.4. Môi trƣờng pháp lý 14
4.5. Nguồn nhân lực CNTT 15
Chương II. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh
17
nghiệp gốm sứ Bát Tràng
1. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng 17
1.1. Lịch sử làng nghề và dân cƣ 17
1.2. Sản phẩm 18
1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh 20
2. Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của 23
các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
3. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát 24
Tràng

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG






3.1. Thực trạng 24
3.2. Đánh giá 31

3.2.1. Những mặt tích cực 31
3.2.2. Những hạn chế 31
3.2.3. Xác định nguyên nhân 34
Chương III. Giải pháp
37
1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh doanh gốm sứ Bát Tràng 37
2. Giải pháp cụ thể 38
2.1. Doanh nghiệp 38
2.2. Hiệp hội gốm sứ 41
2.3. Nhà nƣớc 42
2.4. Đề xuất của nhóm tác giả 44
Kết luận
50

Phụ lục
Phụ lục 1. Website các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng i
Phụ lục 2. Hình ảnh làng nghề gốm sứ Bát Tràng vi
Phụ lục 3. Một số sản phẩm của làng nghề x
Danh mục Tài liệu tham khảo
xiii






















ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 1 -



LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Bát Tràng từ lâu đã đƣợc biết đến là một làng nghề thủ công nổi
tiếng và lâu đời với trên 500 năm tuổi, thuộc địa giới hành chính huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội. Trong vài năm trở lại đây, làng nghề đã có những
khởi sắc đáng kể. Nhờ những nỗ lực từ phía địa phƣơng và hỗ trợ của nhà
nƣớc, cùng động lực nền kinh tế thị trƣờng, Bát Tràng không chỉ thành
công trong việc khôi phục lại làng nghề truyền thống, mà còn hứa hẹn tiềm
năng phát triển kinh tế cho địa phƣơng dựa vào chính những sản phẩm

gốm sứ của mình.
Nhắc đến Bát Tràng không thể không nhớ tới những sản phẩm gốm
sứ tinh xảo cùng chất men tuyệt hảo đƣợc truyền lại từ đời này qua đời
khác. Men ngọc, men rạn, men gio, men lam… là những lớp áo tuyệt mỹ
khoác lên những sản phẩm Bát Tràng mang đậm hồn đất, hồn cát. Du
khách nƣớc ngoài đến với Bát Tràng vô cùng mê đắm trƣớc vẻ đẹp của
những tác phẩm gốm nơi đây. Bắt kịp với nhu cầu của thị trƣờng nƣớc
ngoài mới mẻ đầy tiềm năng, Bát Tràng đã và đang đẩy mạnh việc xuất
khẩu sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp nhạy bén đã nhanh chóng
nắm lấy cơ hội, xúc tiến tìm kiếm đơn đặt hàng nƣớc ngoài, mở rộng thị
trƣờng cho gốm Việt nói chung, gốm Bát Tràng nói riêng.
Tuy nhu cầu của thị trƣờng thế giới đối với sản phẩm gốm sứ đẹp nổi
tiếng nhƣ Bát Tràng là vô cùng triển vọng, việc tiếp cận với thị trƣờng đó

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 2 -

nhƣ thế nào, bằng cách nào vừa nhanh, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất dƣờng nhƣ vẫn là điều khó đối với các doanh nghiệp gốm sứ hiện
nay. Thƣơng mại điện tử (TMĐT) là hình thức kinh doanh ngày càng mở
rộng và phổ cập trên toàn cầu. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng
điện tử, thậm chí bán hàng, thanh toán, chuyển khoản qua hệ thống toàn
cầu đó đang dần trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới.
Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng của Việt Nam cũng đã sớm nhận
ra những tác dụng to lớn mà TMĐT mang lại. Trong vài năm gần đây, các
trang web của họ lần lƣợt ra đời tuy nhiên những trang web này chƣa mang
lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng một số trang

web đã phải ngừng hoạt động. Hiện nay nƣớc ta đã gia nhập vào tổ chức
thƣơng mại thế giới WTO, vì vậy hoạt động thƣơng mại quốc tế sẽ ngày
càng phát triển. Thị trƣờng nƣớc ngoài sẽ là các thị trƣờng hết sức tiềm
năng đối với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Việc xây dựng và phát
triển các hoạt động TMĐT trở thành ƣu tiên hàng đầu hiện nay.
Do tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng tôi xác định đối tƣợng
nghiên cứu trong đề tài này là: “Ứng dụng Thương mại điện tử trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng
”.
Trong đó, nhóm nghiên cứu xin chỉ ra những vấn đề nổi cộm trong việc
nhận thức và ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp thông qua tìm hiểu
thực
tiễn, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp vấn đề. Song song với đó, chúng
tôi xin đƣợc đƣa ra một số biện pháp và kiến nghị với hy vọng sẽ góp phần giải
quyết đƣợc phần nào những vấn đề nan giải đang đặt ra trƣớc mắt ngành
kinh doanh gốm sứ Bát Tràng hiện nay.





ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 3 -


2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tƣợng: hoạt động TMĐT

Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

3. Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp và phân tích tài liệu

Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gốm
sứ Bát Tràng

Khảo sát và điều tra




























ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 4 -

Chương I. Tổng quan về Thương mại điện tử

1. Khái niệm
Thƣơng mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm mới. Mặc dù ra đời
chƣa lâu nhƣng nó đã nhanh chóng khẳng định đƣợc vị thế của mình nhờ
sức hấp dẫn cũng nhƣ đà phát triển khá ngoạn mục. Cùng với sự phát triển
chóng mặt của Internet, TMĐT đang có những bƣớc tiến rất nhanh với tốc
độ ngày càng cao.
Cuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở
nƣớc ta. Nhƣng dƣới sức lan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt
Nam cũng đang từng bƣớc làm quen với phƣơng thức kinh doanh hiện đại
này.
Để hiểu rõ khái niệm “Thƣơng mại điện tử” đƣợc dùng phổ biến nhƣ
hiện nay không phải là điều dễ dàng. Có rất nhiều khái niệm đã đƣợc đƣa
ra. Dƣới đây là 2 khái niệm mà chúng tôi cho là dễ hiểu và rõ ràng hơn cả.


1.1. Khái niệm hẹp
Theo nghĩa hẹp, thƣơng mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thƣơng mại điện
tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phƣơng tiện
điện tử,
nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. Với cách hiểu
đó, Tổ chức
thƣơng mại thế giới và Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng đã
đƣa ra hai định nghĩa của mình về TMĐT:
Theo Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), "Thƣơng mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm đƣợc mua

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 5 -

bán và thanh toán trên mạng Internet, nhƣng đƣợc giao nhận một cách hữu
hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng nhƣ những thông tin số hoá
thông
qua mạng Internet".
Theo Uỷ ban Thƣơng mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-
Thái Bình Dƣơng (APEC), "Thƣơng mại điện tử là công việc kinh doanh
đƣợc tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ
thuật số".

1.2. Khái niệm rộng
Theo nghĩa trong luật mẫu về Thƣơng mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp
quốc tế về Luật Thƣơng mại Quốc Tế (UNCITRAL):

“Thuật ngữ Thƣơng mại cần đƣợc diễn giải theo nghĩa rộng để bao
quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thƣơng mại dù có
hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thƣơng mại bao gồm các
giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thƣơng mại nào về cung cấp
hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý
thƣơng mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình;
tƣ vấn; kỹ thuật công trình; đầu tƣ; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa
thuận khai thác hoặc tô nhƣợng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác
công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng
đƣờng biển, đƣờng không, đƣờng sắt hoặc đƣờng bộ.”
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thƣơng mại điện tử rất rộng,
bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và
dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thƣơng mại điện
tử. Theo nghĩa hẹp thƣơng mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thƣơng mại

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 6 -

đƣợc tiến hành trên mạng máy tính mở nhƣ Internet. Trên thực tế, chính các
hoạt động thƣơng mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ
Thƣơng mại điện tử.
“Thƣơng mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch
vụ qua phƣơng tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng,
chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá
thƣơng mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp
thị trực tuyến tới ngƣời tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thƣơng mại
điện tử đƣợc thực hiện đối với cả thƣơng mại hàng hóa (ví dụ nhƣ hàng

tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thƣơng mại dịch vụ (ví dụ nhƣ
dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động
truyền thống (nhƣ chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví
dụ nhƣ siêu thị ảo). Thƣơng mại điện tử đang trở thành một cuộc cách
mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con ngƣời.”

2. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử
Thƣơng mại điện tử có 3 chủ thể tham gia: ngƣời tiêu dùng, doanh
nghiệp và chính phủ. Có những hình thức nhƣ: B2B (Business To Business)
doanh nghiệp với doanh nghiệp; B2C (Business To Consumer) doanh nghiệp
với ngƣời tiêu dùng; G2C (Government To Consumer) chính phủ với ngƣời
tiêu dùng; C2B (Consumer To Business) gƣời tiêu dùng với doanh nghiệp…
Tuy nhiên ở đây do mục đích tập trung vào Doanh nghiệp, cụ thể là các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm sứ Bát Tràng nên chúng tôi chỉ đề cập
đến 2 loại hình giao dịch thƣơng mại điện tử là B2B và B2C.




ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 7 -


2.1. Thị trường B2B (business to business)
"B2B" là: Thƣơng mại điện tử B2B trƣớc hết là quá trình thực hiện
việc
mua và bán trực tuyến trên mạng giữa các công ty với nhau, là nơi mà

các
công ty có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công
nghệ
chung. Khách hàng có thể chào mua, chào bán sản phẩm đồng thời có thể
nhận đƣợc những giá trị gia tăng nhƣ dịch vụ thanh toán hay dịch vụ
hậu mãi,
nhận các bản tin tức kinh doanh, tham gia thảo luận trực
tuyến...Ngoài
ra, thƣơng mại điện tử B2B còn có nhiều tác nghiệp khác giữa các công ty với
nhau trong đó có việc quản lý dây chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp đến công
ty và từ công ty tới khách hàng.

2.2. Thị trường B2C (business to customer)
"B2C" là: các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và
khách hàng thông qua mạng Internet. Giao dịch loại này còn đƣợc gọi là giao
dịch thị trƣờng giúp doanh nghiệp tiếp cận với ngƣời tiêu dùng để từ đó chào
bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng. Khi nói tới
thƣơng mại
điện tử B2C, mọi ngƣời thƣờng nghĩ đến Amazon.com, một công ty bán
sách trực tuyến trên mạng đã thành công nhờ biết sử dụng
công cụ Internet.
Tuy nhiên, ngoài việc bán lẻ trên mạng, B2C đã phát triển
cả các dịch vụ nhƣ
ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu
giá trực tuyến, thông tin
về sức khoẻ và bất động sản…
Trên thế giới, xu hƣớng TMĐT B2B chiếm ƣu thế vƣợt trội so với B2C
trong việc chọn chiến lƣợc phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến.
B2B đƣợc coi nhƣ là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc
mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thể gọi là sàn

giao dịch mà tại đó, các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 8 -

sử dụng một nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này,
khách hàng có cơ hội nhận đƣợc những giá trị gia tăng nhƣ dịch vụ thanh toán
hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh,
các chƣơng trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu
cầu của khách hàng cũng nhƣ các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng
cụ thể.
Tại Việt Nam, với mục đích hỗ trợ các công ty nhanh chóng làm quen
và tham gia vào TMĐT, vào ngày 26 tháng 8 năm 2005, cổng TMĐT quốc
gia ECVN với Bộ Thƣơng mại là cơ quan chủ quản, có địa chỉ tại website đã
chính thức ra mắt, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong
nƣớc khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu
rộng trên phạm vi toàn cầu. Cổng giao dịch với ngôn ngữ thể hiện là tiếng
Anh và tiếng Việt sẽ rất thuận tiện cho các công ty trong quá trình sử dụng
và tra cứu.

3. Lợi ích của thương mại điện tử

3.1. Thu thập được nhiều thông tin
Thƣơng mại điện tử giúp ngƣời tham gia thu thập đƣợc nhiều thông
tin
về thị trƣờng, đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời
gian

sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp
nắm
đƣợc thông tin phong phú về kinh tế thị trƣờng, nhờ đó có thể xây
dựng
chiến lƣợc sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trƣờng
trong nƣớc, khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang đƣợc nhiều nƣợc quan tâm, coi là một trong
những động lực kinh tế.


ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 9 -


3.2. Giảm chi phí sản xuất
Thƣơng mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất trƣớc hết là chi phí
văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều,
chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn
hầu nhƣ bỏ hẳn). Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lƣợc, là các nhân
viên có năng lực đƣợc giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập
trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đƣa đến những lợi ích to lớn lâu dài.

3.3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch
Thƣơng mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị.
Bằng phƣơng tiện internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch
đƣợc với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên web phong phú hơn rất
nhiều và thƣờng xuyên cập nhật so với catalogue in ấn có khuôn khổ giới hạn

và luôn luôn lỗi thời.
Thƣơng mại điện tử giúp ngƣời tiêu thụ và doanh nghiệp giảm đáng kể
thời gian và chi phí giao dịch. Thời gian giao dịch qua internet chỉ bằng 7%
thời gian giao dịch qua fax, và bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao
dịch qua chuyển phát nhanh, chí phí thanh toán điện tử qua internet chỉ bằng
10% đến 20% chi phí thanh toán thông thƣờng.
Tổng hợp những lợi ích trên, chu trình sản xuất đƣợc rút ngắn, và do đó
sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn.







ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 10 -


3.4. Xây dựng quan hệ với đối tác
Thƣơng mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối
quan hệ giữa các thành viên tham gia vào quá trình thƣơng mại: thông qua
internet, các thành viên tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với
nhau nhƣ không còn khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp
tác và sự quản lý đều đƣợc tiến hành nhanh chóng một cách liên tục; các
bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới đƣợc phát hiện một cách nhanh
chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ

hội để lựa chọn hơn.

3.5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức
Trƣớc hết, thƣơng mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành
công nghệ thông tin tạo cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Lợi
ích này có ý nghĩa to lớn đối với các nƣớc đang phát triển: nếu không
nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỉ nữa,
nƣớc đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang
tính chiến lƣợc công nghệ và tính chính sách phát triển dành cho các nƣớc
công nghiệp hoá.

4. Những trở ngại đối với doanh nghiệp khi ứng dụng
TMĐT
So với các phƣơng thức kinh doanh truyền thống, TMĐT phải đối mặt
với
nhiều trở ngại đặc thù. Theo "Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam
năm
2007 ” của Vụ TMĐT, Bộ Công Thƣơng, hiện đang tồn tại 7 trở ngại
lớn nhất
đối với việc ứng dụng TMĐT. Kết quả điều tra trên 2000 doanh
nghiệp đƣợc
cho thấy trong bảng dƣới đây.


ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 11 -




Bảng 1: Đánh giá của doanh nghiệp về các trở ngại cho ứng dụng TMĐT

Các trở ngại Điểm bình quân
2005 2006 2007
An ninh, an toàn - 2,78 2,90
Thanh toán điện tử 3,27 3,19 2,84
Nhận thức 3,32 3,23 2,74
Pháp lý 3,11 2,64 2,55
Nhân lực CNTT 2,95 2,45 2,54
Môi trƣờng xã hội và tập quán kinh doanh 3,09 2,45 2,48
Hạ tầng CNTT và truyền thông 2,81 2,22 2,32
* Tính trên thang điểm 4.

( Nguồn: Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam 2007 )
Trong những năm trƣớc, vấn đề nhận thức xã hội luôn đƣợc coi là trở ngại
hàng đầu đối với việc triển khai TMĐT trên diện rộng thì đến cuối năm
2007, trở ngại này đã đƣợc xếp xuống vị trí thứ 3. Vấn đề hiện đang nổi lên
vị trí hàng đầu là an ninh, an toàn trong giao dịch. Điều đó phản ánh đúng
thực trạng trong thời gian qua, các cơ quan, tổ chức xã hội và các phƣơng
tiện thông tin đại chúng giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về TMĐT,
nhƣng mặt khác, việc đƣa ứng dụng TMĐT vào từng lĩnh vực của đời sống
cũng nhanh chóng làm bộc lộ những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn an ninh
mà ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp chƣa có kinh nghiệm xử lý khi gặp
phải.

4.1. An ninh, an toàn trong giao dịch
Sau hàng loạt những vụ tấn công DDoS diễn ra trong năm 2006 gây
thiệt

hại cho những doanh nghiệp nhƣ VietCo JSC, Nhân Hòa và nghiêm
trọng
nhất là chodientu.com (Peace Soft), thì tới năm 2007, an ninh mạng đã nổi lên
trở thành trở ngại hàng đầu.




ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 12 -

Đối với ngƣời tiêu dùng, do lo ngại dữ liệu cá nhân bị sử dụng bất
hợp pháp nên phần đông chƣa thực sự có đủ niềm tin để tham gia giao
dịch thƣơng mại điện tử. Trong khi đó doanh nghiệp lại chƣa thực sự quan
tâm tới lĩnh vực này. Còn hành lang pháp lý cho TMĐT vẫn chƣa hoàn
thiện, vấn đề an ninh mạng, tội phạm mạng chƣa có giải pháp tháo gỡ. Các
cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức chƣa ý thức đầy đủ về vấn đề bảo
mật nên kinh phí đầu tƣ cho an ninh mạng còn hạn chế. Thực trạng cho
thấy, sẽ không thể cụ thể hoá đƣợc tiềm năng to lớn của TMĐT nếu ngƣời
tiêu dùng chƣa tin tƣởng vào TMĐT, đặc biệt là vào khả năng bảo vệ dữ
liệu cá nhân khi tham gia giao dịch.

4.2. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử trong thời gian qua đã có bƣớc phát triển mạnh với
việc kết nối sau rộng các liên minh thẻ, đa dạng hóa các loại hình thanh
toán
và mở rộng các ứng dụng TMĐT. Tháng 5 năm 2008, hai hệ thống

thanh
toán Smartlink và Banknetvn đã chính thức kết nối, chiếm tới 95% thị phần thị
trƣờng thẻ.
Thế nhƣng hệ thống thanh toán điện tử vẫn đang là trở ngại lớn thứ hai
cho việc ứng dụng TMĐT và thậm chí là lớn nhất theo nhiều đánh giá khác.
Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng
dụng TMĐT trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu.
Phát triển thị
trƣờng thanh toán thẻ chính là giải pháp hàng đầu để khắc phục trở ngại
này. Với thực trạng lƣợng tiền mặt lƣu thông còn quá cao
mặc dù số tài
khoán cá nhân ngày càng tăng, Nhà nƣớc đóng vai trò quyết định trong việc
phát triển thanh toán điện tử.

Tỷ trọng tiền mặt so với Tổng phương tiện thanh toán

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 13 -


















( Nguồn: Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam 2007 )
Năm 2006, Chính Phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng
tiền
mặt giai đoạn 2006-2010 và định hƣớng năm 2020 nhằm giảm tỷ lệ
tiền
mặt/tổng phƣơng tiện thanh toán xuống còn 18% vào năm 2010, với hàng
loạt giải pháp: hoàn thiện khuân khổ pháp lý, trả lƣơng qua tài khoản, khuyến
khích doanh nghiệp xây dựng ứng dụng thanh toán điện tử, phát triển mạng
lƣới ATM và mạng lƣới chấp nhận các phƣơng tiên thanh toán
không dùng
tiền mặt… Điều đó sẽ tạo điều kiện cho thanh toán điện tử
phát triển bền
vững và trở thành một hình thức thanh toán phổ biến đối với doanh nghiệp và
ngƣời tiêu dùng.

4.3. Nhận thức xã hội
Việc các ngân hàng đẩy mạnh triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử
và nhiều nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu nhƣ điện, nƣớc, điện thoại, dịch vụ
vận chuyển bắt đầu chấp nhận phƣơng thức thanh toán điện tử đã làm cho
nhận thức của ngƣời tiêu dùng về loại hình thanh toán này cũng ngày càng
đƣợc nâng cao. Thói quen sử dụng thẻ thanh toán của ngƣời tiêu dùng ở
các đô thị lớn bắt đầu đƣợc hình thành. Việc làm quen với thẻ thanh toán



ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 14 -

sẽ là tiền đề hình thành tập quán mua sắm và tiêu dùng hiện đại, làm động
lực cho việc triển khai rộng rãi các ứng dụng thƣơng mại điện tử trong xã
hội.
Thay đổi và nâng cao nhận thức về thƣơng mại điện tử là một quá
trình đòi hỏi sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội, tuy nhiên giữ vai
trò
nổi bật nhất trong quá trình này vẫn là doanh nghiệp và các phƣơng tiện
truyền
thông. Đây là hai lực lƣợng năng động và nhạy bén hơn cả trong
việc nắm
bắt những xu hƣớng, những trào lƣu mới của xã hội.

4.4. Môi trường pháp lý
Khung pháp lý về thƣơng mại điện tử tại Việt Nam đã cơ bản đƣợc
hình thành. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật giao
dịch điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2006. Luật này
quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc,
trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các lĩnh vực khác. Để
hƣớng dẫn cụ thể việc thực hiện Luật Giao dịch điện tử, Chính phủ và Bộ
Thƣơng mại đã ban hành các văn bản nhƣ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về
thƣơng mại điện tử, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị

định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính,
Quyết định số 25/2006/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế sử dụng chữ ký
số của Bộ Thƣơng Mại.
Hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt nam hình thức văn bản
đƣợc sử dụng nhƣ là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao
dịch dân sự, thƣơng mại và đặc biệt là trong các hợp đồng kinh tế nó là
một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chƣa có một khái niệm cụ thể

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 15 -

và rõ ràng rằng thế nào là "văn bản". Theo quan niệm lâu nay của những
ngƣời làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thƣơng mại
truyền thống thì văn bản đƣợc đồng nghĩa với giấy tờ (dƣới hình thức viết).
Nhƣ vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không đƣợc ghi nhận về mặt
pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng đƣợc
giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp
luật của Việt nam, do không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mặt pháp lý của
hợp đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thƣơng mại, dân sự phải đƣợc thể hiện
dƣới hình thức viết và chữ ký tay thì những ƣu thế của các giao dịch thƣơng
mại điện tử sẽ không đƣợc tận dụng và phát huy. Chính vì vậy việc xoá bỏ
rào cản đầu tiên ảnh hƣởng đến sự phát triển của thƣơng mại điện tử là về
phía Nhà nƣớc cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của
văn bản giao dịch thông qua phƣơng tiện điện tử.
Quá trình xây dựng pháp luật là một quá trình liên tục không phải cứ
ban hành một luật ra là đủ mà cần phải thƣờng xuyên cập nhật, chỉnh sửa
cho phù hợp với thực tế. Hiện tại thƣơng mại điện tử ở Việt Nam còn thiếu

nhiều cơ sở pháp lý, nhất là trong trƣờng hợp xảy ra tranh chấp giữa các
bên.

4.5. Nguồn nhân lực CNTT
Yếu tố con ngƣời là một trở ngại lớn, nhất là đối với doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời trong
thời gian quá sớm, chƣa có kinh nghiệm quản lý, trình độ của đội ngũ nhân
sự trong các doanh nghiệp còn thấp và không đồng bộ, cách xử lý, tính
chuyên nghiệp hóa chƣa cao. Chính vì vậy khi ứng dụng TMĐT, đƣa các
ứng dụng ERP, các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn. Có một thực


ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 16 -

trạng là các doanh cần rất nhiều nhân lực ngành công nghệ thông tin
nhƣng không tuyển dụng đƣợc vì chất lƣợng thấp trong khi nguồn cung lao
động vẫn lớn hơn nhu cầu. Do vậy, lời giải cho nguồn nhân lực công nghệ
thông tin của Việt Nam không phải về số lƣợng mà là về chất lƣợng. Việc
đào tạo tràn lan, thiếu chuẩn hóa, trình độ thấp cả về chuyên môn lẫn
ngoại ngữ. Nhân lực phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và thƣơng mại
điện tử đòi hỏi cần phải có thời gian đào tạo và thích ứng công việc dài hơn
nhiều so với đào tạo lao động giản đơn. Vì vậy việc đào tạo nhân lực cần
phải có sự kết hợp với các doanh nghiệp, nâng cao chất lƣợng đào tạo.
































ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG



- 17 -
Chương II. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của

các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

1. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng

1.1. Lịch sử làng nghề và dân cư
Bát Tràng là một trong số ít những làng nghề thủ công truyền thống
còn giữ lại đƣợc cho đến ngày nay của nƣớc ta. Xã Bát Tràng gồm hai thôn
Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trƣớc năm 1945, Bát
Tràng và Giang Cao là hai xã riêng biệt. Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng
ngày nay) thuộc tổng Đông Dƣ, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc
Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán, dạy học; xã
Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đa Tốn,
huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh sinh sống chủ yếu bằng nghề
thợ mộc và hàng sáo. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm,
phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh
Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát
Tràng thuộc tổng Đông Dƣ, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862
chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến
tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hƣng Yên. Từ năm 1961
đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng
nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm
1964, xã Bát Tràng đƣợc thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao nhƣ
hiện nay. Xã Bát Tràng rộng 153ha; toàn xã có khoảng 6000 ngƣời tƣơng
đƣơng với 1500 hộ dân trong đó có 1000 hộ tham gia sản xuất gốm sứ, các
hộ còn lại thì làm dịch vụ.




ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 18 -


1.2. Sản phẩm
Ngày nay Gốm Bát Tràng đƣợc xem là một trong những sản phẩm
tuyệt hảo từ kiểu dáng đến chất liệu gốm. Nhiều loại gốm quý, màu men độc
đáo đã trở thành tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Nhƣ gốm Men Ngọc xuất hiện
đời Lý-Trần. Gốm Hoa Nâu ra đời vào cuối thời Trần, đầu thời Lê. Gốm Men
Rạn và Gốm Hoa Lam thời Lê-Trịnh. Ðặc biệt Gốm Hoa Lam với đặc trƣng men
trắng ngà, với lối vẽ phóng bút, khoáng hoạt trang trí hình,
hoa màu chàm
đen uyển chuyển, mang đậm dấu ấn thẩm mỹ, mộc mạc
nhƣng tinh tế nhƣ
tâm hồn ngƣời Bát Tràng.
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng đƣợc sản xuất theo lối thủ công, thể hiện

rệt tài năng sáng tạo của ngƣời thợ lƣu truyền qua nhiều thế hệ. Thợ
gốm
Bát Tràng thƣờng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn
hoạ tiết.
Thợ vẽ gốm có tay nghề cao, hoa văn học tiết hài hoà với dáng
gốm, các
trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi

sản phẩm là
một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang
trí khác nhau, có hiệu quả nghệ thuật nhƣ đánh chỉ, bôi
men chảy màu, vẽ
men màu...
Từ các thế kỷ trƣớc, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát
Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và
ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về
chủng loại và
kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ nhƣ đĩa
treo tƣờng, lọ hoa,
con giống, tƣợng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ
sƣu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kĩ thuật chế
tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.

Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trƣng:


ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 19 -


Men lam
Đây là loại men sớm nhất đƣợc sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Thợ
Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ
vẽ trên đồ gốm. Men lam không để để trần nhƣ men nâu mà bao giờ cũng
đƣợc phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men

lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm.
Men nâu
Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu,
sắc
độ màu của men phụ thuộc nhiều vào xƣơng gốm (xƣơng gốm Bát
tràng
dày và thƣờng có mầu nâu xám).
Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mầu thế kỷ 16-17,
men nâu đƣợc dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ
khác nhau. Men nâu giữ vị trí các đƣờng chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc
các hình rồng, đối với lƣ hƣơng chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế...
Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại
men bóng (thƣờng gọi là men da lƣơn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới
tận ngày nay.
Men trắng (ngà)
Đây là loại men trắng, nhiều trƣờng hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi
nhiệt độ nung đạt độ cao nhƣng cũng nhiều trƣờng hợp có màu trắng xám,
trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo
nên
một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử
dụng
phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhƣng trong rất nhiều đồ
gốm Bát
Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà.
Men xanh rêu
Thế kỷ 14-19 men xanh rêu đƣợc dùng khá nổi trội cùng với men
trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của
gốm Bát Tràng thế kỷ 16-17.

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 20 -


Men rạn
Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa
xƣơng gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác
nhận mang men rạn chỉ đƣợc sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế
kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20.

1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Có thể thấy một điều rằng hầu hết các doanh nghiệp Bát Tràng đều là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh theo hình thức hộ gia đình.
Bình quân vốn của mỗi hộ chỉ vào khoảng 75-100 triệu đồng và doanh thu hàng
năm đạt khoảng 15-25 triệu đồng. Với quy mô sản xuất nhỏ nhƣ vậy các hộ
gia đình chủ yếu cung ứng sản phẩm cho thị trƣờng trong nƣớc hoặc gia công
cho các doanh nghiệp lớn. Cũng vì nguyên nhân này mà rất nhiều đơn đặt hàng
lớn từ nƣớc ngoài đã bị bỏ qua.
Toàn bộ làng nghề hiện nay có khoảng 1000 lò nung trong đó có
khoảng 200 lò gas. Đầu tƣ một lò lung bằng gas tốn ít nhất 150 triệu đồng-
một số tiền không nhỏ so với một hộ kinh doanh bình thƣờng ở Bát Tràng.
Tuy nhiên dùng lò nung bằng gas có rất nhiều ƣu điểm nhƣ khi sản xuất
một chiếc bình bằng khí ga sẽ rẻ hơn 20% so với lò nung bằng than, hay
chi phí sản xuất một chiếc vại lớn bằng gas sẽ rẻ hơn 60% khi dùng lò than.
Hơn nữa, sử dụng lò ga để nung sản phẩm sẽ hạn chế đƣợc lƣợng khí thải
ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, sử dụng lò nung bằng gas còn đem lại vẻ
đẹp rất riêng cho gốm sứ Bát Tràng. Mầu men của sản phẩm đều, bóng,
sản phẩm chịu lực tốt hơn (có thể sử dụng để nấu nƣớng thức ăn trong lò

vi sóng). Trong vài năm gần đây, giá gas liên tục tăng cao đến chóng mặt,
chi phí cho mỗi lần nung lên tới 3 triệu đồng. Trong khi đó giá sản phẩm


ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 21 -

tăng thì sẽ không cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Trƣớc thực trạng đó rất
nhiều cơ sở sản xuất đã quay trở về dùng lò than truyền thống.
Hiện nay nỗ lực tập trung phát triển kinh tế làng nghề là ƣu tiên
số một của nhân dân và chính quyền Bát Tràng. Các doanh nghiệp, các cơ
sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo kiểu
cộng tác, liên kết, thƣờng khoảng 5-7 nhà với nhau phổ biến kinh nghiệm,
tay nghề, chia sẻ bí quyết. Liên kết để ra mắt thƣơng hiệu chung sẽ rút
ngắn con đƣờng quảng bá sản phẩm sang thị trƣờng nƣớc ngoài. Liên kết
các nhà sản xuất gốm sứ hiện là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và
vừa có thể thực hiện mở rộng sản xuất trong điều kiện không cần trƣờng
vốn mà vẫn có thể sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn.
Phƣơng thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề cũng đƣợc
làng nghề và nhà nƣớc hết sức quan tâm. Tháng 11 năm 2003, làng cổ Bát
Tràng khai trƣơng Chợ Gốm làng cổ Bát Tràng (Battrang ancient village
ceramics market), là nơi các hộ sản xuất kinh doanh mang sản phẩm tới
chợ vừa bán vừa trƣng bày, nhằm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm.
Mô hình kết hợp sản phẩm địa phƣơng với du lịch và xuất khẩu tại chỗ cũng
đang phát huy hiệu quả cao tại làng gốm Bát Tràng. Nhà nƣớc cũng tạo
điều kiện thuận lợi cho mô hình du lịch văn hóa của Bát Tràng phát triển. Ví
dụ nhƣ việc cho ra đời tuyến xe bus số 47 Long Biên - Bát Tràng, nối liền

làng cổ Bát Tràng với khu vực nội thành thành phố Hà Nội khánh thành
tháng 11 năm 2005 mở ra hƣớng đi mới, thúc đẩy phát triển tham quan, du
lịch làng gốm cổ truyền Bát Tràng.
Ngoài ra, một nét mới trong việc quảng bá thƣơng hiệu gốm Bát
Tràng là sự ra đời của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng (BTEP) cuối


ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG


- 22 -

năm 2004. Trung tâm này đƣợc thành lập là kết quả hợp tác giữa Hiệp hội
gốm sứ Bát Tràng và Chƣơng trình phát triển kinh tế tƣ nhân (MPDF) thuộc
Công ty tài chính quốc tế (IFC). Đây là một bƣớc tiến mới trên con đƣờng phát
triển của làng gốm Bát Tràng bởi nó đóng góp một kinh nghiệm tốt cho các
ngành kinh doanh nhỏ và vừa khác ở Việt Nam trên con đƣờng tìm cách quảng
bá thƣơng hiệu.
Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của
đất nƣớc mà còn nổi tiếng ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Sản phẩm của làng
gốm Bát Tràng đƣợc xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên đến hơn 40
triệu USD.
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết đƣợc vấn đề
thất nghiệp, và đặc biệt là giải quyết tình trạng thiếu việc làm tại khu vực
nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi ngƣời, thậm chí cả
ngƣời già và trẻ nhỏ đều có việc để làm. Hơn 80% ngƣời dân trong làng
sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh
chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho ngƣời dân

địa phƣơng mà còn thu hút khoảng 3.000 - 5.000 lao động với mức
lƣơng trung bình từ 600.000đ - 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân
cận đến làm việc hàng ngày.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh
gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, khó khăn trong
việc tìm đầu ra cho sản phẩm và phải cạnh tranh với gốm sứ nƣớc ngoài
đặc biệt là gốm Trung Quốc. Rất nhiều hộ gia đình đã phải đóng cửa
ngừng sản xuất do hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả. Thực
trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức cũng nhƣ chính quyền địa

ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG

×