Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hệ thống siêu thị của việt nam trong bối cảnh hội nhập thực trạng và các đề xuất phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 98 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***







KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
HỆ THỐNG SIÊU THỊ CỦA VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP – THỰC TRẠNG VÀ CÁC
ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN





Sinh viên thực hiện : Lê Thị Phƣơng Hoa
Lớp : Pháp 4
Khoá : 43F
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Trần Thu Trang






Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
1










Hà Nội, 06/2008
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN VỀ SIÊU THỊ TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP 4
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ TRÊN THẾ GIỚI 4
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ TRÊN THẾ GIỚI 4
2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ SIÊU THỊ 6
2.1. KHÁI NIỆM SIÊU THỊ TẠI HOA KỲ 6
2.2. KHÁI NIỆM SIÊU THỊ TẠI ANH 7
2.3 KHÁI NIỆM SIÊU THỊ TẠI PHÁP 7
3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SIÊU THỊ 7
4. PHÂN LOẠI SIÊU THỊ 10
4.1. PHÂN LOẠI SIÊU THỊ THEO QUY MÔ 10
4.2. PHÂN LOẠI THEO HÀNG HOÁ KINH DOANH 10
4.3. PHÂN LOẠI THEO TÍNH CHẤT THẬT ẢO CỦA SIÊU THỊ 11

II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ Ở VIỆT NAM 12
1. KHÁI NIỆM 12
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 13
3. PHÂN LOẠI SIÊU THỊ Ở VIỆT NAM 17
3.1 THEO “QUY CHẾ SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƢƠNG
MẠI” BỘ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (NAY LÀ BỘ CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM) 17
3.2. THEO ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH 19
3.2.1. CÁC SIÊU THỊ KINH DOANH TỔNG HỢP 19
3.2.2. SIÊU THỊ CHUYÊN DOANH 20
III. NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC PHÂN
PHỐI HÀNG HÓA KHI GIA NHẬP WTO 20
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 24
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ
SIÊU THỊ VIỆT NAM NÓI RIÊNG SAU GẦN 2 NĂM HỘI NHẬP 24
1. QUY MÔ HỆ THỐNG SIÊU THỊ CẢ NƢỚC TRONG GIAI
ĐOẠN 2005-2008 24
2. THỊ PHẦN CỦA SIÊU THỊ TRONG HỆ THỐNG BÁN LẺ 31
3. TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CÁC SIÊU THỊ 31
4. SỰ RA ĐỜI CỦA HIỆP HỘI CÁC NHÀ BÁN LẺ VIỆT NAM
(AVR) 32
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM 33
1. ĐIỂM MẠNH CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM 33
1.1. THÁI ĐỘ PHỤC VỤ GẦN GŨI VỚI TÂM LÝ NGƢỜI Á ĐÔNG
34
1.2. AM HIỂU THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM 34
1.3. ƢU THẾ VỀ MẶT BẰNG KINH DOANH 34
2. ĐIỂM YẾU CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM 35
2.1. KINH DOANH SIÊU THỊ MANG TÍNH TỰ PHÁT 36

2.2. NGUỒN VỐN HẠN HẸP 37
2.3. CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾU THỐN, CHƢA ĐƢỢC ĐẦU TƢ
ĐÚNG MỨC 38
2.4. THIẾU TÍNH CHUYÊN NGHIỆP 38
2.5. VẤN ĐỀ NHÂN LỰC CHƢA ĐƢỢC QUAN TÂM 40
2.6. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CHƢA TỐT 40
III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 42
1. CƠ HỘI KINH DOANH KHI HỘI NHẬP 42
2. THÁCH THỨC KHI HỘI NHẬP 44
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
1
CHƢƠNG III. KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 46
I. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ KINH DOANH SIÊU THỊ CỦA MỘT
SỐ NƢỚC Ở CHÂU Á 46
1. KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC 46
2. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 47
3. KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN 49
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 50
1. NHÓM GIẢI PHÁP VI MÔ 50
1.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH HỢP LÝ 50
1.2. LIÊN KẾT CÁC SIÊU THỊ THÀNH CHUỖI 51
1.3. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ VÀ BỒI DƢỠNG PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HIỆU QUẢ 51
1.4. ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN VÀO
KINH DOANH SIÊU THỊ 53
1.5. HOẠCH ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH
SÁCH MARKETING 53
1.5.1. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 55

1.5.2. CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ 56
1.5.3. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ KINH DOANH 57
1.5.4. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI 63
2. NHÓM GIẢI PHÁP VĨ MÔ 63
2.1. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ 64
2.1.1. VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ, THÀNH LẬP SIÊU THỊ 65
2.1.2. VỀ TIÊU CHUẨN CỦA SIÊU THỊ 65
2.1.3. VỀ VIỆC PHÂN HẠNG SIÊU THỊ 65
2.1.4. VỀ VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 66
2.1.5. VỀ VIỆC PHẠT SIÊU THỊ BÁN HÀNG KÉM CHẤT LƢỢNG
67
2.1.6. VỀ CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ TIÊN TIẾN 67
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
1
2.2. NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HIỂU BIẾT CỦA TOÀN XÃ
HỘI VỀ KINH DOANH SIÊU THỊ 68
2.2.1. ĐỐI TƢỢNG TUYÊN TRUYỀN 69
2.2.2. CÁC HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC
69
2.2.3. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN 69
2.3. HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH
SIÊU THỊ BÁN LẺ 70
2.3.1. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ MẶT BẰNG KINH DOANH SIÊU THỊ
70
2.3.2. CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI TÍN DỤNG VÀ THUẾ 71
2.3.3. CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƢ ĐỂ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG SIÊU THỊ QUY MÔ LỚN HAY CHUỖI SIÊU THỊ Ở
VIỆT NAM 72
2.3.4. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG SIÊU THỊ 72
2.3.5. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC SIÊU

THỊ 73
2.3.6. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH
TOÁN, LIÊN KẾT VỚI NGÂN HÀNG 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đất nƣớc ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức Thƣơng mại Thế giới WTO, chúng ta cũng đang từng bƣớc hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới; từng bƣớc đạt đƣợc những thành tựu đáng tự
hào trong phát triển kinh tế, xã hội; đời sống của ngƣời dân không ngừng
đƣợc cải thiện và nâng cao. Cũng nhƣ các ngành kinh tế quốc dân khác,
ngành thƣơng nghiệp đang cố gắng hết sức để tiếp thu những tri thức tiên tiến
trên thế giới nhằm bắt kịp với các nƣớc phát triển. Kinh doanh siêu thị ra đời
vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX chính là một xu thế tất yếu, đã làm thay đổi
diện mạo ngành bán lẻ của đất nƣớc. Giờ đây, ngƣời tiêu dùng Việt Nam
đƣợc tiếp cận với một lĩnh vực kinh doanh bán lẻ văn minh, hiện đại và rất
tiện nghi.
Trong một thời gian không xa, thị trƣờng bán lẻ Việt Nam sẽ phải mở
cửa hoàn toàn cho các nhà bán lẻ nƣớc ngoài (chính xác là 01/01/2009 theo
những cam kết trong WTO). Nhƣ vậy, Việt Nam sẽ dành cho các phân phối
nƣớc ngoài sự đối xử bình đẳng nhƣ các nhà cung cấp dịch vụ phân phối
trong nƣớc. Vậy mà, Việt Nam hiện vẫn thiếu những công ty phân phối đủ
lớn, đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các tập đoàn siêu thị nƣớc ngoài. Chỉ
với sự am hiểu thị trƣờng và ƣu thế về mặt bằng kinh doanh vốn có thôi là

chƣa đủ. Trong cuộc cạnh tranh không cân sức về vốn và kinh nghiệm quản lý
với các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài, các siêu thị Việt Nam cần có những
chiến lƣợc và biện pháp hữu hiệu. Trong bối cảnh hội nhập, ngành kinh doanh
siêu thị bán lẻ của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhƣng cũng gặp
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
2
không ít những nguy cơ và thách thức. Một yêu cầu tất yếu khách quan đƣợc
đặt ra là các doanh nghiệp kinh doanh siêu
thị Việt Nam sẽ có những phƣơng hƣớng, giải pháp hành động nhƣ thế nào để
có thể nắm bắt các cơ hội và hạn chế nguy cơ mất dần thị phần ngay trên sân
nhà. Vì vây, em đã quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Hệ thống
siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập_Thực trạng và các đề xuất
phát triển” với mong muốn đóng góp phần nào những hiểu biết của mình về
siêu thị và kiến nghị một số giải pháp cho các siêu thị của Việt Nam.

2. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi của khóa luận này, em chỉ muốn đi sâu tìm hiểu hoạt
động và năng lực cạnh tranh của các siêu thị của Việt Nam, trong mối tƣơng
quan so sánh với các siêu thị nƣớc ngoài đã, đang và sẽ thâm nhập vào thị
trƣờng Việt Nam. Mục đích bài luận văn của em là đem đến một cái nhìn khái
quát về thực trạng phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam; phân tích SWOT
cho hệ thống siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; để từ đó đƣa ra
những đề xuất phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm
phát triển và kinh doanh siêu thị của một số nƣớc ở Châu Á.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, em đã sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp, thống kê,
so sánh số liệu từ các cơ quan Nhà nƣớc, Bộ ngành liên quan, các chuyên gia
kinh tế và nghiên cứu thị trƣờng. Ngoài ra, em cũng đã sử dụng kỹ năng phân
tích, tổng hợp để đƣa ra những giải pháp hoạt động thiết thực cho siêu thị

trong bối cảnh hiện nay.

4. Bố cục luận văn
Khóa luận của em đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
3
 Chƣơng I: Lý luận về siêu thị trong bối cảnh hội nhập
 Chƣơng II: Thực trạng hệ thống siêu thị của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập
 Chƣơng III: Kinh nghiệm và một số đề xuất phát triển hệ thống siêu thị
Việt Nam

Để hoàn thành đề tài khóa luận này, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt
tình của giáo viên hƣớng dẫn _ Thạc sĩ Trần Thu Trang. Qua đây, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất tới cô. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các
thầy cô giáo của trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, những ngƣời đã tận tình
truyền đạt để em có đƣợc hệ thống kiến thức cơ bản phục vụ quá trình viết
luận văn tốt nghiệp, cũng nhƣ chuẩn bị hành trang vững chắc cho em sau khi
ra trƣờng.
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
4
CHƢƠNG I
LÝ LUẬN VỀ SIÊU THỊ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ TRÊN THẾ GIỚI
1. Lịch sử phát triển siêu thị trên thế giới
Theo cuốn “Fundamental Marketing” của Philip Kotler thì ông xem
siêu thị có thể bắt nguồn từ 2 thời điểm:
 Nguồn gốc thứ nhất: Năm 1912, John Hartford khai trƣơng các cửa
hàng thực phẩm, dƣới sự quản lí của tập đoàn A&G. Ở đây, ngƣời ta chỉ bán

hàng bằng tiền mặt và không có dịch vụ đƣa hàng đến nhà.
 Nguồn gốc thứ hai: Các cửa hàng có tên “Piggly – Wiggly”của
Clarence Sunders lần đầu tiên đƣợc khai trƣơng vào năm 1916. Các cửa hàng
này đƣợc tổ chức dƣới dạng tự phục vụ, có rào ngăn cách lối đi của ngƣời
mua và các điểm thanh toán.
Phải đến những năm 30 của thế kỷ 20, siêu thị mới trở nên phổ biến.
Cửa hàng “King Kullen” của Michael Cullen, xuất hiện vào ngày 4 tháng 8
năm 1930 ở Jamaika, Queens, New York đƣợc xem là siêu thị thực sự đầu
tiên. Đây là cửa hàng thực phẩm tự phục vụ, bán hàng bằng tiền mặt, không
đƣa hàng đến tận nhà, có diện tích gần 560 m
2
so với 75 m
2
diện tích của các
cửa hàng thông thƣờng thời đó. Cullen đã quay vòng hàng khá nhanh để đảm
bảo tổng lợi nhuận là 9-10% doanh số bán, tức là mới bằng một nửa mức tổng
lợi nhuận của các cửa hàng thực phẩm thời bấy giờ.
1



1


Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
5

Nguồn:

Sau đó, rất nhiều siêu thị khác ra đời và bắt đầu phát triển mạnh. Vào

đầu năm 1939, ở khắp nƣớc Mỹ đã có khoảng 5.000 siêu thị, chiếm khoảng
20% tổng khối lƣợng buôn bán thực phẩm. Và đến những năm 1990 thì số
siêu thị trên toàn nƣớc Mỹ đã lên tới 37.000, chiếm khoảng 76% khối lƣợng
buôn bán thực phẩm.
Sở dĩ các siêu thị có đƣợc thành công đó là nhờ vào một số nguyên
nhân sau:
 Tình trạng đình đốn của nền kinh tế buộc ngƣời tiêu dùng phải cân
nhắc trƣớc tiên đến vấn đề giá cả khi đi mua sắm. Trong khi đó, các nhà kinh
doanh có khả năng mua hàng hóa với giá rẻ từ những ngƣời cung ứng cũng
đang lâm vào cảnh tiêu thụ hàng hóa khó khăn và thuê mặt bằng với giá thấp.
Vì vậy, họ có điều kiện thuận lợi để mở rộng, phát triển những cửa hàng và
siêu thị giá rẻ.
 Việc sử dụng ô tô cá nhân một cách rộng rãi và phổ biến đã đẩy vấn
đề cự ly xuống hàng thứ hai và góp phần tạo ra thói quen mua hàng mỗi tuần
một lần, do đó giảm nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng nhỏ ở địa phƣơng. Kết
quả là ngƣời tiêu dùng muốn tìm đến các siêu thị giá rẻ tự phục vụ hơn là các
cửa hàng nhỏ có giá bán hàng hóa cao hơn và họ chấp nhận đi xa hơn để mua
khối lƣợng lớn hàng hóa thực phẩm dùng trong một thời gian dài.
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
6
 Những tiến bộ trong ngành sản xuất tủ lạnh đã cho phép các siêu thị
và những ngƣời tiêu dùng có thể bảo quản thực phẩm lâu hơn. Ngoài ra, kỹ
thuật đóng gói mới cũng cho phép cung cấp cho ngƣời tiêu dùng những thực
phẩm bảo quản đƣợc lâu hơn và dễ dàng hơn.
 Tất cả những yếu tố đó cùng với tác động của quảng cáo đã kích
thích việc tiêu thụ hàng hóa, giảm số lƣợng nhân viên bán hàng trong mỗi cửa
hàng.
 Cuối cùng là sự hợp nhất của các bộ phận bán thực phẩm, thịt, hàng
nông sản vào cùng một nơi, tạo điều kiện mua hàng ở một chỗ và thu hút
đƣợc ngƣời mua ở từ xa.

Siêu thị xuất hiện trƣớc tiên ở nƣớc Mỹ và cuối những năm 1940, đầu
những năm 1950 thì hiện tƣợng siêu thị đã nhanh chóng lan sang Canađa và
khu vực Bắc Mỹ. Vào những năm 1950, siêu thị đƣợc phát triển rất nhanh tại
nhiều nƣớc ở Châu Âu. Đến những năm 1960, siêu thị đã bắt đầu xuất hiện ở
các nƣớc đang phát triển ở vùng Trung Đông, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.
2. Một số khái niệm về siêu thị
Thuật ngữ “siêu thị” tiếng Anh gọi là “supermarket”, tiếng Pháp gọi là
“supermarché”, trong đó “super” là “siêu” và “market” hay “marché” là “chợ,
thị trƣờng”. Hiện nay, trên thế giới, mỗi nƣớc lại có một cách hiểu khác nhau
về siêu thị.
2.1. Khái niệm siêu thị tại Hoa Kỳ
Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tƣơng đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ
suất lợi nhuận không cao và khối lƣợng hàng hoá bán ra lớn, đảm bảo thỏa
mãn đầy đủ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy
rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa.
2



2
Philip Kotler (1961), “Fundamental marketing”, 2th Edition
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
7
Bên cạnh đó, họ còn đƣa ra khái niệm ngắn gọn hơn là “ Siêu thị là cửa
hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phổ biến
của ngƣời dân nhƣ thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng
cần thiết khác.
2.2. Khái niệm siêu thị tại Anh
Siêu thị là cửa hàng bách hoá bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng
hoá khác. Siêu thị thƣờng đặt tại các thành phố hoặc dọc đƣờng cao tốc hoặc

trong khu buôn bán có diện tích khoảng từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông
3
( tức
là từ 371.6m
2
đến 2322.5 m
2
)”.
4

2.3 Khái niệm siêu thị tại Pháp
Siêu thị là cửa hàng bán lẻ theo phƣơng thức tự phục vụ có diện tích từ
400 đến 2.500 m
2
, chủ yếu bán hàng thực phẩm và vật dụng gia đình”.
5

Bên cạnh khái niệm về siêu thị, chúng ta còn biết đến khái niệm về
“chuỗi siêu thị” và “hệ thống siêu thị”
 “Chuỗi siêu thị” chỉ một tập hợp các siêu thị của một nhà phân
phối đƣợc đặt ở các địa bàn khác nhau nhƣng cùng áp dụng một phƣơng thức
kinh doanh thống nhất. Trong chuỗi siêu thị, mặt hàng, giá cả, phƣơng thức
quản lý quầy hàng, gian hàng, cách trƣng bầy hàng hoá, biển hiệu và hình
thức bên ngoài là tƣơng tự nhau.
 “Hệ thống siêu thị” dùng để chỉ mạng lƣới cửa hàng bán lẻ hợp
nhất áp dụng phƣơng pháp bán hàng tự phục vụ những mặt hàng hoá dùng
phổ biến của ngƣời dân.
3. Đặc điểm chung của siêu thị



3
Melvin Morgenstein & Harriet Strongin (1987), “Mordern Retailing – Management
Principles and Practices”
4
“ Chuyển đổi đơn vị đo lƣờng”: 1 bộ vuông = 0.0929m
2


5
Theo Marc Benoun (1997), “Marketing spécialisé”
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
8
Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng và
nhƣ vậy trong mạng lƣới phân phối, siêu thị là một hình thức tổ chức bán lẻ.
Tính chất hoạt động của siêu thị cũng giống với các cửa hàng bán lẻ truyền
thống: mua hàng với khối lƣợng lớn và trực tiếp bán cho ngƣời tiêu dùng với
khối lƣợng nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày.
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về siêu thị nhƣng nói chung, siêu thị
có những đặc trƣng cơ bản nhƣ sau:
 Thứ nhất, siêu thị là cửa hàng bán lẻ. Mặc dù đƣợc định nghĩa là
“chợ” song siêu thị đƣợc coi là một loại “chợ” phát triển ở mức cao, đƣợc quy
hoạch và tổ chức kinh doanh dƣới hình thức những cửa hàng bề thế, có trang
thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, do thƣơng nhân đầu tƣ và quản lý, đƣợc Nhà
nƣớc cấp phép hoạt động. Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ – bán hàng hoá
trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại.
 Thứ hai, siêu thị sáng tạo và áp dụng phƣơng thức tự phục vụ.
Có thể nói đây là đặc trƣng nổi bật nhất để phân biệt siêu thị với các hình thức
phân phối khác. Cần phân biệt giữa phƣơng thức “tự chọn” và “tự phục vụ”:
- “Tự chọn”: khách hàng sau khi mua hàng hoá sẽ đến chỗ ngƣời

bán để trả hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ,
hƣớng dẫn của ngƣời bán.
- “Tự phục vụ”: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào
giỏ hoặc xe đẩy đem đi thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra
vào. Ngƣời bán không có mặt trong quá trình mua hàng.
Ở các nƣớc phát triển, tự phục vụ đã trở thành công thức chung cho
ngành công nghiệp. Tự phục vụ đồng nghĩa với văn minh thƣơng nghiệp hiện
đại. Tự phục vụ giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc chi phí bán hàng,
đặc biệt là chi phí tiền lƣơng cho nhân viên bán hàng (thƣờng chiếm tới 30%
tổng chi phí kinh doanh). Tự phục vụ giúp ngƣời mua cảm thấy thoải mái khi
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
9
đƣợc tự do lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hoá mà không cảm thấy bị
ngăn trở từ phía ngƣời bán. Do áp dụng phƣơng thức tự phục vụ, giá cả trong
các siêu thị đƣợc niêm yết rõ ràng để ngƣời mua không phải tốn công mặc cả,
tiết kiệm đƣợc thời gian. Ngoài ra, phƣơng thức thanh toán tại các siêu thị rất
thuận tiện. Hàng hoá đƣợc gắn mã vạch và hoá đơn đƣợc tự động in trong quá
trình thanh toán. Hình ảnh các quầy tính tiền tự động luôn là biểu tƣợng cho
các cửa hàng tự phục vụ. Đây chính là tính chất “siêu” của các siêu thị, đem
đến cho khách hàng cảm giác thoải mái, hài lòng.
 Thứ ba, siêu thị gắn liền với nghệ thuật trƣng bầy hàng hoá.
Ngoài việc sáng tạo ra phƣơng thức bán hàng tự phục vụ, đóng góp của siêu
thị cho hệ thống bán lẻ còn là nghệ thuật trƣng bầy hàng hoá. Các siêu thị
cũng là những nhà bán lẻ đầu tiên nghĩ đến tầm quan trọng của nghệ thuật
trƣng bầy hàng hoá và nghiên cứu cách thức vận động của ngƣời mua khi vào
siêu thị. Do ngƣời bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hoá phải có
khả năng “tự quảng cáo”, lôi cuốn ngƣời mua. Siêu thị làm đƣợc điều này
thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trƣng bầy hàng hoá. Chẳng hạn, hàng có tỷ
suất lợi nhuận cao đƣợc xếp ở những vị trí dễ nhìn nhất, đƣợc trƣng bầy với
diện tích lớn; những hàng hoá liên quan đến nhau đƣợc xếp gần nhau; hàng có

trọng lƣợng lớn phải xếp ở dƣới để khách hàng dễ lấy…
 Thứ tƣ, hàng hoá trong siêu thị chủ yếu là hàng tiêu dùng thƣờng
ngày nhƣ thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng điện tử với chủng loại
phong phú, đa dạng. Điều này thể hiện đúng tính chất “chợ” của siêu thị.
Theo quan niệm của nhiều nƣớc, siêu thị phải là nơi mà ngƣời mua có thể tìm
thấy mọi thứ đồ mà họ cần “dƣới một mái nhà” với mức giá “ngày nào cũng
thấp”. Chủng loại hàng hoá của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí
hàng chục nghìn mặt hàng. Thông thƣờng, siêu thị đáp ứng đƣợc 70-80% nhu
cầu hàng hoá của ngƣời tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm
bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh. Chƣa bàn đến vấn đề chất lƣợng sản phẩm, ta có
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
10
thể thấy siêu thị là loại cửa hàng tự phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân
dân và chủ yếu là tầng lớp bình dân có thu nhập thấp và trung bình trở lên.
6


4. Phân loại siêu thị
4.1. Phân loại siêu thị theo quy mô
Việc phân loại siêu thị theo quy mô đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới
áp dụng và họ dựa trên hai tiêu chí cơ bản để xác định, đó là diện tích mặt
bằng bán hàng và tập hợp hàng hóa của siêu thị. Với căn cứ này, có thể chia
siêu thị ra thành các loại:
 Siêu thị nhỏ: là siêu thị có diện tích bán hàng từ 100 đến dƣới 1.000
m
2
. Theo quy định của từng nƣớc thì tiêu chuẩn để một siêu thị là siêu thị nhỏ là
khác nhau. Ví dụ ở Pháp, quy định siêu thị nhỏ có diện tích từ 120 đến 400 m
2
,

các siêu thị nhỏ thƣờng nằm giữa các đô thị đông dân cƣ hay các thị trấn nhỏ.
 Siêu thị: là siêu thị có diện tích khoảng từ 1.000 đến dƣới 10.000 m
2

và tuỳ từng nƣớc có quy định cụ thể khác nhau.
 Đại siêu thị: là các cửa hàng thƣơng mại bán lẻ khối lƣợng lớn tại
một địa điểm, dựa trên nguyên tắc bán hàng tự phục vụ và quy mô lớn hơn rất
nhiều so với siêu thị, thƣờng nằm ở vùng ngoại ô thành phố, có bãi đỗ xe
rộng. Đại siêu thị là khái niệm ra đời đầu tiên ở Pháp.
Ngoài ra căn cứ theo quy mô còn có tiêu chí khác để phân loại siêu thị
là vị trí đặt siêu thị. Theo đó các siêu thị nhỏ và siêu thị thƣờng đƣợc đặt trong
khu dân cƣ đô thị nhƣ thị trấn, thị xã hay thành phố; còn các đại siêu thị thì
đƣơc đặt ở ngoại vi thành phố.
4.2. Phân loại theo hàng hoá kinh doanh


6
TS Nguyễn Thị Nhiễu, Viện nghiên cứu thƣơng mại, “Những giải pháp phát triển hệ
thống siêu thị Việt Nam tới năm 2010”

Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
11
Theo truyền thống thì hàng hoá kinh doanh trong siêu thị là hàng thực
phẩm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh doanh siêu thị nói riêng và
ngành bán lẻ nói chung, siêu thị ngày nay là những cửa hàng bán lẻ tổng hợp,
bán hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng phổ biến của ngƣời dân từ thực
phẩm đến các vật dụng gia đình, áo quần, giầy dép, chất tẩy rửa Vì vậy nếu
hiểu theo nghĩa hẹp thì hệ thống siêu thị trên thế giới không bao gồm các cửa
hàng chuyên doanh các loại hàng hoá không phải là thực phẩm.
Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thƣờng, siêu thị gồm mọi dạng cửa

hàng bán lẻ áp dụng phƣơng thức kinh doanh hiện đại thì có thể chia siêu thị
thành 2 loại:
 Siêu thị tổng hợp: là siêu thị bán nhiều loại hàng hoá cho nhiều loại
khách hàng. Hiện nay, siêu thị tổng hợp đang ngày càng phát triển. Có những
siêu thị có tập hợp hàng hoá vừa rộng vừa sâu lên tới hàng chục ngàn loại hàng.
Ở những siêu thị lớn nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng có thể mua hầu nhƣ tất cả mọi
hàng hoá phục vụ sinh hoạt và cuộc sống mà không phải ra khỏi cửa hàng.
 Siêu thị chuyên doanh: Theo nghĩa hẹp thì các siêu thị chuyên doanh
chỉ có thể là siêu thị bán hàng thực phẩm. Nhƣng theo cách hiểu thông thƣờng
thì siêu thị chuyên doanh chính là các cửa hàng chuyên doanh áp dụng
phƣơng thức bán hàng tự phục vụ. Siêu thị chuyên doanh cung cấp tập hợp
hàng hoá hẹp nhƣng sâu. Chẳng hạn nhƣ: siêu thị quần áo, siêu thị điện máy,
siêu thị vật liệu xây dƣng
4.3. Phân loại theo tính chất thật ảo của siêu thị
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đăc biệt là sự
phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, Internet đã trở nên phổ biến
trên toàn thế giới và là công cụ đắc lực giúp cho mọi ngành nghề, lĩnh vực
hoạt động và phát triển. Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ khiến cho mọi
hoạt động của cuộc sống thay đổi và chuyển sang một bƣớc ngoặt khác. Tất
cả các hoạt động giờ đây đều có thể đƣợc thực hiện thông qua mạng Internet.
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
12
Kinh doanh siêu thị cũng không phải là ngoại lệ. Ngƣời ta có thể tận dụng tiện
ích của Internet để xây dựng cho mình một phƣơng thức kinh doanh mới. Đó
là kinh doanh trên mạng.
Theo tiêu chí này, siêu thị có thể đƣợc chia làm 2 loại:
 Siêu thị truyền thống: là các siêu thị đƣợc xây dựng thực sự và các
yếu tố của siêu thị nhƣ mặt bằng cửa hàng, quầy hàng đều là thực sự. Ngƣời
mua muốn mua hàng phải đến siêu thị, nhìn tận mắt hàng hoá, chọn lựa và
quyết định mua hàng.

 Siêu thị điện tử: là siêu thị đƣợc thiết lập trên một website. Nếu điều
kiện để siêu thị truyền thống đƣợc xây dựng là cần phải có mặt bằng, có cơ
sở, có quầy hàng và hàng hoá phải đƣợc trƣng bày sẵn thì siêu thị điện tử chỉ
cần có một website là đủ. Có nghĩa là mọi thứ của siêu thị điện tử đều đƣợc
đƣa lên một trang website bằng các công cụ điện tử. Tất cả đều mang tính
chất “ảo”. Do đó, khách hàng thay vì phải đi đến các siêu thị truyền thống để
mua hàng thì nay họ có thể ở nhà, truy cập vào một website xem hàng hoá, so
sánh, lựa chọn và quyết định mua sản phẩm nào. Tất cả quá trình mua hàng
chỉ là những thao tác đơn giản trên máy tính.
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm
* Theo “Quy chế siêu thị và trung tâm thƣơng mại” ban hành kèm theo quyết
định số 1371/2004/QĐ/BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại
Việt Nam (nay là Bộ Công thƣơngViệt Nam):
“Siêu thị là loại cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên
doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất
lƣợng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và
trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phƣơng tiện phục vụ văn minh,
thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng”
* Theo từ điển kinh tế thị trƣờng từ A đến Z của Trần Bá Tƣớc (1994):
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
13
“Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng hàng ngày của ngƣời tiêu dùng nhƣ thực phẩm, đồ uống, đồ
dùng gia đình và các vật phẩm cần thiết khác”
* Theo bách khoa toàn thƣ của Việt Nam:
“Siêu thị là một loại cửa hàng tổng hợp bán lẻ với diện tích bán hàng
quy mô lớn và nhiều ngành khác nhau có từ vài nghìn đến vài vạn mặt hàng,
đƣợc trang bị các phƣơng tiện hiện đại để chuyển tải hàng, tổ chức di chuyển
hàng và ngƣời trong phạm vi cửa hàng, thỏa mãn việc thanh toán nhanh cho

hàng nghìn lƣợt khách mua trong một giờ. Siêu thị là sản phẩm của một giai
đoạn phát triển của quá trình đô thị hóa, khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao mà
ngƣời tiêu thụ không thể có nhiều thời gian để đi từ cửa hàng này đến cửa
hàng khác để mua sắm hàng dự trữ cho nhiều ngày trong tuần. Siêu thị thƣờng
đƣợc xây dựng ở ven ngoại ô thành phố, gần tuyến giao thông hành khách
lớn, thuận tiện cho ngƣời đi tới bằng phƣơng tiện công cộng, có bãi để xe cá
nhân cho khách tới mua hàng”.
2. Quá trình hình thành và phát triển
Ở các nƣớc phát triển thì siêu thị đã xuất hiện từ rất lâu và là một phần
không thể thiếu trong hệ thống bán lẻ hàng hoá. Trên thế giới, bản chất của
loại hình kinh doanh siêu thị và vị trí của siêu thị trong mạng lƣới bán lẻ đƣợc
nêu rất rõ ràng. Cụ thể:
 Siêu thị là một loại cửa hàng riêng nằm trong hệ thống mạng lƣới
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là hàng hoá
thiết yếu hàng ngày.
 Tự phục vụ là một phƣơng thức kinh doanh trọng yếu nhƣng không
phải bất cứ nơi đâu có phƣơng thức bán hàng tự phục vụ đều là siêu thị.
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
14
 Siêu thị có mức giá bán lẻ thấp nhất trong hệ thống mạng lƣới bán lẻ
hàng hoá thông thƣờng.
 Ngày nay, ở các nƣớc phát triển, ngƣời ta lồng ghép nhiều phƣơng
thức bán hàng trong cùng một cửa hàng quy mô lớn và ngay trong một siêu
thị. Nhiều khi vẫn có những quầy bán hàng theo phƣơng thức truyền thống,
nhất là một số mặt hàng nhỏ lẻ, giá trị cao, những mặt hàng đòi hỏi phải đƣợc
hƣớng dẫn sử dụng một cách chi tiết, mặt hàng phải bao gói nhƣ hải sản tƣơi
sống, hoa quả tƣơi.
Trong những năm 60 của thế kỷ XX, tại Sài Gòn, dƣới chế độ Mỹ
ngụy, nhằm đáp ứng nhu cầu của lính Mỹ và một bộ phận nhỏ dân cƣ, một vài
siêu thị nhỏ đã mọc lên. Sau khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất vào năm

1975, các siêu thị này đều phải đóng cửa hoặc chuyển quyền sở hữu sang sở
hữu tập thể hoặc sở hữu Nhà nƣớc cũng nhƣ chuyển loại hình hoạt động từ
mô hình siêu thị sang cửa hàng bách hoá mậu dịch.
Thực hiện đƣờng lối đổi mới tổ chức và vận hành kinh doanh do Đại
hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đề ra, chuyển cơ chế quản lý
kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý Nhà nƣớc,
theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế – xã hội của Việt Nam đã có
nhiều khởi sắc: đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện từng bƣớc, năm sau cao
hơn năm trƣớc, thu nhập của ngƣời lao động tăng rõ rệt.
Chúng ta có thể khái quát những nét chính về sự phát triển của siêu thị
Việt Nam trong hơn 10 năm qua nhƣ sau:
 Giai đoạn 1993 – 1994: Siêu thị đầu tiên xuất hiện ở nƣớc ta là
Minimart của Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp Vũng
Tàu (Vũng Tàu – Sinhanco), khai trƣơng vào tháng 10/1993, với quy mô nhỏ
và chủ yếu phục vụ cho đối tƣợng khách nƣớc ngoài. Những năm sau đó, một
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
15
số siêu thị lớn hơn đã xuất hiện ở khu vực trung tâm và dần lan ra các vùng
ven đô của thành phố Hồ Chí Minh nhƣ Gò Vấp, Tân Bình…
 Giai đoạn 1995 – 1997: Siêu thị bắt đầu phát triển đến các tỉnh,
thành phố khác trong phạm vi cả nƣớc. Hai siêu thị đầu tiên đƣợc khai trƣơng ở
Hà Nội là siêu thị thuộc Trung tâm thƣơng mại Đinh Tiên Hoàng (01/1995) và
siêu thị Minimart Hà Nội tại tầng 2 chợ Hôm (03/1995). Tuy nhiên, vào thời
điểm cuối năm 1995 đầu năm 1996, ở thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện
những siêu thị có quy mô lớn hơn về diện tích và chủng loại hàng hoá nhƣ
Co.opMart, Maximart…,đƣợc tổ chức theo hình thức liên hợp bao gồm các khu
vực bán hàng hoá, ăn uống, giải trí Hàng hoá cũng bắt đầu đa dạng hơn, một số
siêu thị đã có 5000 – 6000 mặt hàng, diện tích kinh doanh lớn tới 3000 – 4000
m
2

nhƣ Maximart, Vinamart Trong khi đó, các siêu thị ở Hà Nội đua nhau ra
mắt nhƣng quy mô nhỏ hơn, các mặt hàng đơn điệu, số lƣợng cũng ít hơn.
 Giai đoạn 1998 – 2001: Do sự xuất hiện ồ ạt và kinh doanh
không bài bản, thiếu kiến thức nghiệp vụ kinh doanh siêu thị, môi trƣờng hạ
tầng kinh tế còn nhiều bất cập và phải cạnh tranh với các hình thức bán lẻ
truyền thống nhƣ chợ, cửa hàng, hàng rong và phải cạnh tranh lẫn nhau nên
rất nhiều địa điểm phân phối đƣợc coi là “siêu thị” đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn
thua lỗ và mấp mé bên bờ phá sản. Ở Hà Nội, siêu thị 63 Hàm Long phá sản,
mất khả năng thanh toán; các siêu thị Thành Hƣng, Dream, Thủ Đô thì tuyên
bố giải thể. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ những nhà quản lý
tỉnh táo hơn, biết hƣớng siêu thị của mình đi đúng quỹ đạo và biết thích nghi
với những đặc điểm tâm lý của ngƣời tiêu dùng Việt Nam nhƣ Sài Gòn
Superbowl (liên doanh giữa Việt Nam và Singapore), siêu thị Miền Đông
(tổng diện tích 10.000 m
2
, có đầy đủ các khu kinh doanh hàng hóa, nhà hàng,
giải trí, bãi để xe), đại siêu thị Cora (tổng diện tích 20.000 m
2
, vốn đầu tƣ 20
Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
16
triệu USD tại khu công nghiệp Biên Hoà, có 20.000 mặt hàng trƣng bày theo
tiêu chuẩn hệ thống siêu thị trên thế giới của tập đoàn Bourbon (Pháp) Ở Hà
Nội, hoạt động kinh doanh siêu thị cũng bắt đầu có những nét mới. Nhiều siêu
thị mới ra đời và đƣợc đặt trong tổng thể các mô hình trung tâm thƣơng mại
lớn: Hà Nội Tower, Starbowl, Fivimart, Tràng Tiền Plaza
7




7
TS Nguyễn Thị Nhiễu, Viện nghiên cứu thƣơng mại, “Những giải pháp phát triển hệ
thống siêu thị Việt Nam tới năm 2010”


Lª ThÞ Ph-¬ng Hoa Ph¸p 4 – K43F – KT&KDQT
17
3. Phân loại siêu thị ở Việt Nam
3.1 Theo “Quy chế siêu thị và trung tâm thƣơng mại” Bộ Thƣơng mại Việt
Nam (nay là Bộ Công thƣơng Việt Nam)
Điều 3: Tiêu chuẩn Siêu thị
Đƣợc gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thƣơng
mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lƣới thƣơng
mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các
tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định dƣới đây:
a. Siêu thị hạng I:
* Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
 Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m
2
trở lên.
 Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên.
 Công trình kiến trúc đƣợc xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ
cao, có thiết kế và trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu
phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng, an toàn và thuận tiện cho mọi đối
tƣợng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng
phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị.
 Có hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán
hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.
 Tổ chức, bố trí hàng hoá theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn
minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận

tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống,
giải trí, phục vụ ngƣời khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng
qua mạng, qua bƣu điện, điện thoại.
* Áp dụng với Siêu thị chuyên doanh:
 Có diện tích kinh doanh từ 1.000 m
2
trở lên.
 Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên.

×