Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của việt nam trong bối cảnh hội nhập afta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.77 KB, 165 trang )

Quỹ nghiên cứu ICARD – MISPA
TOR số MISPA/2003/06
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Khả năng cạnh tranh
của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập AFTA
Nhóm nghiên cứu
Th.s Phạm Anh Tuấn
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Th.s Nguyễn Thị Kim Dung
Hà Nội, tháng 8 năm 2005
MỤC LỤC
vii
CHƯƠNG 5.GIỚI THIỆU CHUNG 1
5.1.Đặt vấn đề 1
5.1.1.Mục tiêu nghiên cứu 3
5.1.2.Giả thuyết nghiên cứu 3
5.1.3.Các câu hỏi nghiên cứu 4
5.1.4.Cơ cấu đề tài 4
CHƯƠNG 6. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP 5
6.1.Lý thuyết kinh tế về hội nhập quốc tế và hội nhập vùng 5
6.2.Các vấn đề về thương mại nông sản quốc tế 8
6.2.1. Sản xuất và xuất nhập khẩu hàng nông sản toàn cầu 8
6.2.2.Xu hướng bảo hộ hàng nông sản trong thương mại quốc tế và lợi ích của tự do
hoá thương mại 9
6.2.3. Thương mại hàng nông sản và hội nhập vùng 11
6.3.Các chỉ số về bảo hộ và cạnh tranh 12
6.3.1. Các chỉ số đánh giá bảo hộ 12
6.3.2.Các chỉ số đánh giá lợi thế so sánh 13
6.3.3. Một số các chỉ số khác 14
6.4.Mô hình 14


6.4.1.Nhu cầu nội địa: 15
6.4.2.Hàm cung trong nước 15
6.4.3. Cân bằng cung cầu 15
6.4.4. Tương tác giá 15
6.5.Phương pháp thu thập số liệu 17
6.5.1.Thu thập thông tin và số liệu có sẵn 17
6.5.2.Tiến hành khảo sát và điều tra thực địa 17
6.5.3. Phương pháp hội thảo nhóm, tham luận 20
CHƯƠNG 7.TỔNG QUAN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP AFTA 21
7.1.Tổng quan nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam 22
7.2.Tổng quan nông nghiệp và thương mại nông sản các nước ASEAN 27
7.2.1.Nông nghiệp các nước ASEAN 27
7.2.2.Thương mại nông sản của các nước ASEAN 30
7.3.Hội nhập AFTA và các cam kết trong AFTA 38
7.3.1.Các cam kết hội nhập AFTA 39
7.3.2.Tình hình thực hiện CEPT/AFTA trong nông nghiệp thời gian qua 41
7.4.Kết luận 44
CHƯƠNG 8.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CÁC NƯỚC
TRONG KHU VỰC AFTA 45
8.1.Tình hình chung 45
8.2.Mặt hàng lúa gạo 49
i
8.2.1. Sản xuất 49
8.2.2. Thị trường trong nước 53
8.2.3.Thị trường ngoài nước 56
8.3.Thịt lợn 59
8.3.1.Tình hình sản xuất 59
8.3.2. Tình hình thị trường 60
8.4.Dứa 62

8.4.1.Tình hình sản xuất 62
8.4.2.Tình hình thị trường 65
8.5.Tiêu 67
8.5.1.Tình hình sản xuất 67
8.5.2.Tình hình thị trường 69
8.6.Chè 70
8.6.1.Tình hình sản xuất 70
8.6.2.Tình hình thị trường 71
8.7.Chính sách nông nghiệp các nước trong khu vực 72
8.7.1.Indonesia 72
8.7.2.Thai land 75
8.7.3.Malaysia 79
8.7.4.Philipines 81
8.8.Kết luận 84
CHƯƠNG 9.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG
SẢN VIỆT NAM 86
9.1.Lúa gạo 86
9.1.1.Tình hình sản xuất và xuất khẩu 86
9.1.2.Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo 89
9.1.3.Đánh giá khả năng cạnh tranh 90
9.1.4.Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) 95
9.2.Sản phẩm chăn nuôi 96
9.2.1.Xu hướng phát triển chăn nuôi trong những năm qua 96
9.2.2.Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi 102
9.2.3.Phân tích SWOT 113
9.3. Chè 114
9.3.1. Sản lượng chè Việt Nam 114
9.3.2.Xuất khẩu 115
9.3.3.Thị trường 117
9.3.4.Đánh giá lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh 119

9.3.5.Phân tích SWOT 124
9.4.Tiêu 126
9.4.1.Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam 126
9.4.2.Kênh tiêu thụ tiêu 128
9.4.3.Xuất khẩu 129
9.4.4.Đánh giá khả năng cạnh tranh 132
9.4.5.Phân tích SWOT 135
9.5.Dứa 137
9.5.1.Tình hình sản xuất dứa của việt nam 137
ii
9.5.2.Xuất khẩu dứa 140
9.5.3.Đánh giá khả năng cạnh tranh 144
9.5.4.Phân tích SWOT 153
9.6.Kết luận 154
CHƯƠNG 1.
iii
Danh sách các bảng
Bảng 3.1. Sản lượng một số loại cây trồng qua các năm (1000 tấn) 23
Bảng 3.2. Tỷ trọng thương mại nông sản trong GDP nông nghiệp 24
Bảng 3.3. Khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (nghìn tấn) 24
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (triệu USD) 25
Bảng 3.5. Một số số liệu các nước ASEAN năm 2003 28
Bảng 3.6. Sản lượng một số cây trồng chính của một số nước Đông Nam Á năm 2003
(nghìn tấn) 29
Bảng 3.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN 31
Bảng 3.8. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính của các nước ASEAN năm 2003
(nghìn USD) 32
Bảng 3.9. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang ASEAN
(triệu USD) 35
Bảng 4.1. Vai trò của lĩnh vực nông nghiệp trong kinh tế bốn nước (2002) 46

Bảng 4.2. Hạn ngạch nhập khẩu gạo của Thái Lan 1995-2000 (tấn) 76
Bảng 5.1. Hệ số bảo hộ danh nghĩa 92
Bảng 5.2. Hệ số nguồn lực nội địa (DRC) 93
Bảng 5.3. So sánh chi phí công tác tiếp vận tại cảng Sài gòn và Cần thơ (USD/tấn) 95
Bảng 5.4. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của giá trị nông nghiệp bình quân 96
Bảng 5.5. Phân bổ trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm ở Việt Nam, 2001 99
Bảng 5.6. Quy mô chăn nuôi lợn của hộ nông thôn năm 1994 -2001 100
Bảng 5.7. Sản lượng thịt hơi ở Việt Nam (1990-2002) 103
Bảng 5.8. Chi phí sản xuất 1 giỏ trứng 18 kg (USD) 103
Bảng 5.9. Chi phí sản xuất gà con, gà thịt và thức ăn một số nước, năm 2002 (USD/kg)
104
Bảng 5.10. Chi phí sản xuất chăn nuôi lợn 106
Bảng 5.11. Chi phí chăn nuôi gà năm 2004 106
Bảng 5.12. Hệ số ước lượng phương trình lợi nhuận theo quy mô 107
Bảng 5.13. Tỷ lệ thịt nạc và thịt xô của một số loại theo vùng (%) 108
Bảng 5.14. Tỉ lệ chết bệnh của một số gia súc gia cầm (%) 109
Bảng 5.15. Tổn thất toàn quốc do gia súc chết 109
Bảng 5.16. Chi phí đầu tư và sản xuất tiêu 127
Bảng 5.17. Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2004 131
Bảng 5.18. Chi phí chế biến 1 tấn dứa khúc 20.0Z trong nước dứa năm 2003 149
CHƯƠNG 2.
iv
Danh sách các hình
Hình 3.1. Tốc Độ Tăng Trưởng GDP của nền kinh tế và nông nghiệp hàng năm (%/năm)
22
Hình 3.2. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2003 (%) 26
Hình 3.3. Một số số liệu về thương mại của ASEAN 31
Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu nông sản và kim ngạch xuất khẩu nông sản của 1 người
dân nông thôn của một số nước Đông Nam Á năm 2002 32
Hình 3.5. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam (%) 33

Hình 3.6. Thu nhập và nhập khẩu nông sản bình quân đầu người của một số nước
ASEAN năm 1990 và năm 2002 35
Hình 3.7. Thuế suất bình quân các mặt hàng theo lộ trình thuế tổng thế thực hiện CEPT
của Việt Nam 40
Hình 4.1. Đóng góp của GDP nông nghiệp trong tổng GDP bốn nước 46
Hình 4.2. Sản lượng gạo một số nước ASEAN (1000 tấn) 49
Hình 4.3. Tổng cung, nhập khẩu và tiêu thụ gạo trong nước của Indonesia (1000 tấn) 50
Hình 4.4. Tổng cung, xuất khẩu và tiêu thụ gạo trong nước của Thái Lan (000 tấn) 51
Hình 4.5. Tổng cung, nhập khẩu và tiêu thụ gạo trong nước Malaysia (000 tấn) 51
Hình 4.6. Tiêu dùng gạo một số nước ASEAN 54
Hình 4.7. Lượng nhập khẩu gạo một số nước ASEAN (nghìn tấn) 56
Hình 4.8. Tỉ lệ xuất khẩu gạo của các nước sang Malaysia năm 2004 (%) 57
Hình 4.9. Tỉ lệ xuất khẩu gạo một số nước ASEAN trong tổng xuất khẩu thế giới (%) 58
Hình 4.10. Lượng xuất khẩu gạo một số nước ASEAN 58
Hình 4.11. Sản xuất thịt lợn ở một số nước ASEAN (tấn) 59
Hình 4.12. Nhập khẩu thịt lợn một số nước ASEAN (tấn) 60
Hình 4.13. Thị phần nhập khẩu thịt lợn của Philipines 2003 61
Hình 4.14. Tỉ lệ tiêu thụ lương thực Philipines (%) 62
Hình 4.15. Diện tích trồng dứa một số nước ASEAN 63
63
Hình 4.16. Sản lượng dứa một số nước ASEAN (tấn) 63
Hình 4.17. Giá dứa công ty của Thái Lan (baht/kg) 64
Hình 4.18. Xuất khẩu dứa các nước ASEAN 2002 (tấn) 65
Hình 4.19. Sản lượng tiêu một số nước ASEAN (tấn) 67
Hình 4.20. Diện tích trồng chè một số nước ASEAN 68
Hình 4.21. Xuất khẩu hạt tiêu các nước ASEAN (tấn) 69
Hình 4.22. Sản lượng (tấn) và diện tích (ha) chè Indonesia 71
Hình 4.23. Sản xuất và xuất khẩu chè của Indonesia 72
Hình 5.1. Diện tích và năng suất lúa Việt Nam 1990-2004 87
Hình 5.2. Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, 1991-2004 88

Hình 5.3. Chi phí sản xuất lúa của một số nước 92
Hình 5.4. DRC của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu 93
Hình 5.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về đầu con 96
Hình 5.6. Số lượng các trang trại thương mại trong cả nước 98
Hình 5.7. Lượng thịt tiêu thụ bình quân (kg hơi/năm) 101
Hình 5.8. Mức tiêu thụ thịt (kg/người/năm 2002) 102
v
Hình 5.9. Giá ngô của Việt Nam và thế giới 1998-2003(USD/tấn) 104
Hình 5.10. Giá đậu tương của Việt Nam và thế giới 1998-2003 (USD/tấn) 105
Hình 5.11. Lượng xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam (1995-2004) 110
Hình 5.12. Hệ số Chi phí nguồn lực nội địa 112
Hình 5.13. Sản lượng và diện tích chè của Việt Nam từ 1990-2003 115
Hình 5.14. Sản lượng và khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 1990-2003
(tấn chè khô) 116
Hình 5.15. Tỷ trọng xuất khẩu của từng loại chè của Việt Nam 117
Hình 5.16. Nước nhập khẩu chè Việt Nam 1999-2003 118
Hình 5.17. Tỷ lệ xuất khẩu theo loại hình sở hữu công ty 2004 119
Hình 5.18. Thị trường xuất khầu chè thế giới (%) 120
Hình 5.19. Tỷ trọng nhập khẩu chè của một số nước 2000-2002 120
Hình 5.20. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam và giá thế giới 1990-2003 (USD/tấn) 121
Hình 5.21. Giá trị đơn vị của các nước xuất khẩu chè lớn 2002 (USD/tấn) 122
Hình 5.22: Tỷ trọng trong tổng giá trị gai tăng chè bán tại các siêu thị nước ngoài 123
Hình 5.23. Chi phí nguồn lực nội địa của chè Việt Nam 1995-2004 124
Hình 5.24. Xu hướng phát triển tiêu của Việt Nam 126
Hình 5.25. Kênh tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam 128
Hình 5.26. Lượng và kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam 1992-2004 129
Hình 5.27. Thị trường XK tiêu VN, 2003 130
Hình 5.28. Thị trường XK tiêu VN, 2004 130
Hình 5.29 Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam , 1996-2002 131
Hình 5.30. Tỷ lệ xuất khẩu tiêu Việt Nam trên tổng thế giới (% giá trị) 132

Hình 5.31. Giá thành chế biến một số loại tiêu đen 2003/04 133
Hình 5.32. Chỉ số DRC của tiêu và một số nông sản khác năm 2004 135
Hình 5.33. Diện tích và sản lượng dứa Việt Nam 137
Hình 5.34. Biến động diện tích một số loại cây ăn quả (000ha) 138
Hình 5.35. Tỷ trọng sản xuất dứa của một số nước trên thế giới (%) 140
Hình 5.36. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (000 USD) 141
Hình 5.37. Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam, năm 2000 và 2004 142
Hình 5.38. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc .142
Hình 5.39. Xuất khẩu dứa của Việt Nam 1994-2002 (USD) 143
Hình 5.40. Xuất khẩu dứa hộp các nước trên thế giới năm 2002(000 USD) 145
Hình 5.41. Tỷ trọng xuất khẩu dứa hộp trên thế giới năm 2002 146
Hình 5.42. % xuất khẩu dứa chế biến của Thái Lan,Philipin và Malaysia 147
Hình 5.43. Giá dứa hộp xuất khẩu Việt Nam- Thái Lan (USD/tấn) 148
Hình 5.44. DRC của một số mặt hàng năm 2003 150
CHƯƠNG 3.
vi
Danh sách các hộp
Hộp 3.1. Những lợi thế của ASEAN 27
Hộp 3.2. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan 37
Hộp 3.3. Các mục tiêu của AFTA 38
Hộp 5.1. Doanh nghiệp Tấn Hưng 134
Hộp 5.2. Việt nam mất hàng trăm triệu USD mỗi năm vì không thương hiệu 150
Hộp 5.3. Hàng VN kém cạnh tranh tại Mỹ vì thương hiệu chưa mạnh 151
CHƯƠNG 4.

vii
CHƯƠNG 5. GIỚI THIỆU CHUNG
5.1. Đặt vấn đề
Trong thập kỷ vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt những bước phát triển vượt
bậc, chuyển đổi từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

Nhiều nông lâm sản Việt Nam đã đạt sản lượng xuất khẩu lớn nhất nhì thế giới. Tuy
nhiên, sản lượng càng tăng thì giá xuất khẩu càng giảm, điển hình là trường hợp cà phê,
đường, hạt tiêu trong những năm 1998-2002. Thu nhập từ sản xuất nông sản xuất khẩu do
đó cũng giảm theo. Trước tình hình đó, việc tìm hiểu thị hiếu thị trường, mở rộng thị
trường tiêu thụ đặc biệt là những thị trường mang lại giá trị cao là hết sức quan trọng đối
với nông nghiệp Việt Nam.
Gia nhập ASEAN mở ra những thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng nông sản Việt
Nam. Ngoài tiếp cận thị trường tương đối lớn của các nước ASEAN (420 triệu dân, tổng
thu nhập 714 tỷ USD, không kể Việt Nam) thông qua khu vực mậu dịch tự do AFTA,
Việt Nam còn có thể vươn ra các thị trường lớn như Trung Quốc khi khu vực mậu dịch tự
do ASEAN-China FTA, và có thể thị trường Hàn Quốc nếu khu vực mậu dịch tự do
ASEAN-Hàn quốc được hình thành (ASEAN secretary, 1999).
Tiến trình hội nhập AFTA đối với các thành viên ASEAN cũ (Singapore, Malaysia,
Indonesia, Thailand, Brunei, Phillipines) đã được hoàn thành vào năm 2002. Hầu hết
hàng hoá giao thương giữa 4 nước này đã được giảm thuế nhập khẩu xuống không quá
5% và các rào cản phi thuế quan, các hạn chế định lượng đã được dỡ bỏ, chỉ còn lại một
số mặt hàng thuộc diện hàng hoá nhạy cảm sẽ được giảm thuế nốt vào năm 2010. Việt
Nam là thành viên mới, cũng thực hiện tiến trình giảm thuế theo khung CEPT mà các
thành viên cũ đã áp dụng, nhưng hạn hoàn thành được kéo dài đến 2006 đối với hầu hết
hàng hoá và 2013 đối với hàng hoá nhạy cảm. Hạn hoàn thành AFTA đối với các thành
viên mới còn lại (Myanmar, Lào, Cam pu chia) dài hơn Việt Nam 2-4 năm. Thêm vào đó,
chương trình mậu dịch tự do ASEAN-China sẽ được áp dụng vào năm 2010. Như vậy,
phần cơ bản của khối mậu dịch tự do AFTA giữa các nước ASEAN cũ đã hoàn thành
xong và phần mở rộng đối với các nước mới và Trung quốc cũng sẽ được hoàn thành
trong thời gian rất gần. Chính vì vậy, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các nông
sản chính của Việt Nam trong việc giữ vững thị trường nội địa và mở rộng thị trường
xuất khẩu sang các nước thành viên AFTA là rất quan trọng cho sự phát triển của nền
nông nghiệp sản xuất hàng hoá của Việt Nam.
Cho đến nay, đã có tương đối nhiều nghiên cứu về vấn đề hội nhập của Việt Nam vào
ASEAN (Fukase and Martin, 1999; ISGMARD, 2002; ISGMARD, 2002b; McCarty,

1999; Kanokpan, 2002; Flatters, 1997; FAO and MARD, 2000; MARD, 2000; Pham,
1999; Wilson and Mei, 1996; Vo, 2001; Than, 2001; Zimmermann, 1996). Hầu hết các
nghiên cứu này đã mô tả cụ thể tiến trình hội nhập của ASEAN, từ khi ASEAN thành lập,
việc nhận thêm 4 thành viên mới, cho đến khi các thành viên mới hoàn thành tiến trình
giảm thuế CEPT. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ mới chỉ nghiên cứu chung cho
toàn diện nền kinh tế Việt Nam.
1
Một số các nghiên cứu đi chi tiết hơn vào các ngành hàng nông sản của Việt Nam như
FAO and MARD (2000), ISGMARD (2002), MARD (2000), Flatter (1997). Nghiên cứu
FAO and MARD (2000) “The Competitiveness of the Agricultural Sector of Viet
Nam: A Preliminary Analysis in the Context of ASEAN and the AFTA” (Khả năng
cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam: phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập
ASEAN và AFTA) trong dự án TCP/VIE/8821 đã mô tả tương đối chi tiết tiến trình
giảm thuế trong AFTA nói chung và tiến trình giảm thuế của Việt Nam trong AFTA nói
riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại không đi sâu vào tiến trình giảm thuế cho các mặt
hàng nông sản Việt Nam. Mặc dù đã đánh giá khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng
nông sản của Việt Nam như lúa gạo, thịt lợn, tôm cá, gỗ, mía đường, cà phê, cao su, cà
chua và dứa, phân Urê, động cơ Diezel nhỏ, hầu hết các đánh giá khả năng cạnh tranh
này là đánh giá định tính, chỉ số được dùng để đánh giá là chỉ số bảo hộ (Norminal
Protection Rate) nên chưa phản ánh đúng khả năng cạnh tranh của ngành hàng và không
có những so sánh cụ thể với các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN.
Nghiên cứu ISGMARD (2002) “Impact of trade liberalization on some agricultural
sub-sectors of Vietnam: Rice, coffee, tea and sugar” (Tác động của tự do hoá thương
mại đến một số ngành hàng nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường) đi sâu
hơn vào đánh giá tác động của AFTA. ISGMARD (2000) sử dụng mô hình cân bằng
riêng phần để đánh giá tác động của AFTA đối với gạo, cà phê, chè và mía đường. Kết
quả nghiên cứu cho thấy AFTA sẽ giúp xuất khẩu nông sản tăng cả về số lượng và về giá
xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng 10.5% với giá tăng 4.2%, lượng cà phê xuất
khẩu tăng 2.3% với giá tăng 1.9%, lượng chè tăng 1.3%, giá tăng 0.8%. Với ngành hàng
mía, khi không còn trợ cấp chính phủ và hàng rào thuế quan, tất cả các nhà máy mía công

suất dưới 150 nghìn tấn/năm sẽ phải đóng cửa và lượng cung trong nước sẽ giảm xuống
35% so với năm 1999-2000. Tuy nhiên, số liệu được sử dụng là số liệu điều tra nông hộ
thuần tuý nên chỉ số cạnh tranh (NRC) của nghiên cứu này không phản ánh đúng chỉ số
cạnh tranh của toàn ngành hàng Việt Nam (các yếu kém về chế biến, lưu trữ, buôn bán
trong nước và xuất khẩu không được xem xét, chỉ xem xét ở nông hộ với giá lao động rẻ
nên chỉ số thiên lệch).
Nghiên cứu ISGMARD, 2002a. Evaluation of potential impacts on Vietnam’s agriculture
during implementing Common effective preferential tariff program (CEPT) under
Agreement on Asean Free Trade Area (AFTA) (Đánh giá các tác động tiềm năng đến
ngành nông nghiệp Việt Nam trong quá trình áp dụng CEPT, AFTA) đã mô tả khái quát
quá trình hội nhập AFTA đối với các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam và sắp xếp thứ
tự về khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, sự sắp xếp này dựa
trên một số chỉ tiêu đơn giản và chưa đề cập đến những thay đổi về tiềm năng và khả
năng phát triển, hạn chế khi gia nhập AFTA.
Như vậy, tuy hội nhập AFTA đang được tiến hành ngày càng rộng và thời điểm Việt
Nam hội nhập hoàn toàn vào AFTA đã đến gần, nhưng cho đến nay, chưa có một nghiên
cứu nào đánh giá tổng thể khả năng cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập AFTA và ACFTA và tìm ra những bước đi cụ thể nhằm mở rộng các
2
thị trường tiềm năng cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam và nâng cao cạnh tranh trên
thị trường nội địa. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu đề tài “Khả năng cạnh tranh của
các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA” là hết sức
cần thiết.
5.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá khả năng cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập AFTA (gạo, hạt tiêu, chè, dứa, chăn nuôi), từ đó góp phần hỗ trợ cho công
tác xây dựng và điều chỉnh chính sách ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường khả năng
cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu của các mặt hàng nông lâm sản này vào các thị trường
khu vực ASEAN, Trung Quốc và giữ thị trường nội địa.

Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu và xây dựng hồ sơ thông tin về thị trường nông sản khu vực ASEAN,
chú trọng các thị trường có thay đổi mạnh về rào cản thuế quan và phi thuế quan
sau AFTA. Nội dung hồ sơ bao gồm quy mô thị trường, thị hiếu tiêu dùng, đối thủ
cạnh tranh, kênh thị trường, luật pháp và chính sách thương mại.
- Nghiên cứu tiến trình giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khuôn khổ
AFTA.
- Nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản
của Việt Nam trên thị trường nội địa trong bối cảnh hội nhập AFTA.
- Nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản
Việt Nam trên thị trường các nước ASEAN trong bối cảnh hội nhập khu vực mậu
dịch tự do.
- Đề xuất các chính sách và biện pháp hỗ trợ để đẩy mạnh khả năng thâm nhập của
5 mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường khu vực và giữ vững thị trường
nội địa
- Đề xuất nghiên cứu mới.
5.1.2. Giả thuy t nghiên c uế ứ
AFTA là khu vực mậu dịch tự do đầu tiên Việt Nam tham gia. Việc tham gia khu vực
mậu dịch này có khả năng làm thay đổi lớn về thị phần của nông sản Việt Nam trên thị
trường nội địa cũng như thị trường khu vực. Một số ngành hàng như gạo, cà phê có thể
tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một số ngành sản xuất khác
như chăn nuôi, rau quả có thể sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn ngay trên sân nhà. Một số
ngành hàng khác như tiêu, chè của Việt Nam có thể sẽ chịu tác động ít khi gia nhập
AFTA.
3
5.1.3. Các câu hỏi nghiên cứu
1. Hiện tại các ngành hàng nông sản đang đứng ở đâu về khả năng cạnh tranh so với
các nước trong khu vực và trên thế giới?
2. Những nước trong khu vực có lợi thế gì về sản xuất nông sản so với Việt Nam?
3. Việc thực hiện tiến trình gia nhập AFTA này ảnh hưởng như thế nào đến khả năng

cạnh tranh của nông sản Việt Nam so với các đối thủ trên thị trường nội địa và thị
trường xuất khẩu?
4. Liệu Việt Nam có thể tăng xuất khẩu nông sản của Việt Nam khi gia nhập AFTA
hay không?
5. Việt Nam có khả năng phát triển sản xuất nông sản thay thế nhập khẩu khi ra nhập
AFTA hay không?
5.1.4. Cơ cấu đề tài
Báo cáo nghiên cứu bao gồm các chương sau:
Chương I. Giới thiệu chung
Chương II. Tổng quan lý luận và phương pháp
Chương III. Tổng quan nông nghiệp việt nam trong bối cảnh hội nhập AFTA
Chương IV Tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của các nước trong khu vực
Chương V. Đánh giá khả năng cạnh tranh của 5 mặt hàng nông sản Việt Nam.
Chương VI. Ảnh hưởng gia nhập AFTA đối với ngành hàng nông sản Việt Nam
Chương VII. Kết luận và kiến nghị chính sách

4
CHƯƠNG 6. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chương này hướng tới các mục tiêu sau:
1. Tổng quan lý luận về vai trò của hội nhập kinh tế vùng và mối liên hệ của nó đối
với hội nhập kinh tế đa phương.
2. Đặc điểm của thương mại nông sản quốc tế, các vấn đề cần quan tâm đối với
hàng nông sản khi tham gia hội nhập quốc tế.
3. Các khái niệm và chỉ số đ
á
nh giá khả năng cạnh tranh theo ngành hàng
4. Mô hình cân bằng không gian đơn giản cho các mặt hàng khi tham gia hội nhập
quốc tế
5. Phương pháp thu thập số liệu
6.1. Lý thuyết kinh tế về hội nhập quốc tế và hội nhập vùng

Thời gian gần đây, có 4 cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề phúc lợi của hội nhập
vùng và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. Một trường phái [Bhagwati và
Panagariya (1996), Bhagwati và Krueger (1995), Srinivasan (1998)] cho rằng hội nhập
vùng là một ý tưởng tồi, làm giảm phúc lợi của các nước thành viên và tách rời các cố
gắng mở rộng tự do hoá toàn cầu của WTO. Trong khi đó những người khác như Ethier
(1998) lại lập luận rằng hội nhập vùng hỗ trợ hội nhập đa phương và là băng chứng cho
thấy các nước nhỏ muốn tham gia vào hệ thống thương mại đa phương hiện đang bị
thống trị bởi các nước đã phát triển. Xét trên khía cạnh khoảng cách, Krugman (1993)
cho rằng có khả năng có các khối thương mại tự nhiên giữa các nước láng giềng mà
trong đó chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo ra các lợi ích nếu các nước này thành lập khối
thương mại vùng. Thêm vào đó còn có một quan điểm cho rằng các nước tìm cách tham
gia vào các hiệp định thương mại vùng vì sợ bị loại trừ, hay còn gọi là lý thuyết domino
về hội nhập vùng của Balwin và Venables (1995).
Các phân tích lý thuyết về ảnh hưởng phúc lợi tiềm năng của tự do hoá thương mại phần
lớn dựa trên các mô hình tân cổ điển chịu ảnh hưởng của Ricardo trong việc nhấn mạnh
tới lợi thế so sánh tương đối và tác dụng của thương mại quốc tế giữa các nước. Theo
như khung lý thuyết của Heckscher-Ohlin-Samuelson, tự do hoá toàn cầu sẽ giúp cho các
nước đạt được cấu trúc sản xuất, thương mại và phân công lao động theo đúng lợi thế
so sánh tương đối của họ, và điều này giúp tăng hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực và
tăng phúc lợi toàn cầu. Vì thế, việc thành lập các khối kinh tế vùng (RTA) chỉ là lựa
chọn thứ hai so với tự do hoá thương mại toàn cầu.
5
Lý thuyết của Viner (1950) và Meade (1955) là cơ sở cho các lý luận về việc thiết lập các
khối kinh tế vào những năm 1950-1960. Lý thuyết này tập trung vào các khái niệm tĩnh
như “tạo ra thương mại” và “chệch hướng thương mại”. Sự “tạo ra thương mại” xảy ra
khi một nước thành viên của khối kinh tế vùng tăng nhập khẩu hàng hoá từ các nước
thành viên khác trong khối có chi phí sản xuất thấp hơn so với các nước ngoài khối, và
giảm sản xuất các mặt hàng có thể nhập khẩu đó ở trong nước. Người tiêu dùng sẽ được
hưởng lợi do giá hàng nhập khẩu thấp hơn so với hàng trong nước. Việc hạ giá sẽ giúp
tăng thu nhập thực tế, tăng nhu cầu tiêu dùng và điều đó sẽ giúp tăng nhập khẩu và

thương mại cho cả các nước trong và ngoài khối kinh tế vùng.
Sự “chệch hướng thương mại” xảy ra khi thương mại giữa các nước thành viên trong
khối tăng lên do thuế quan ưu đãi và thay thế cho các hàng nhập khẩu ngoài khối có giá
thành rẻ hơn. “Chệch hướng thương mại” không chỉ gây tổn thất cho các nước trong
khối do phải trả giá hàng nhập khẩu cao hơn mà còn gây tổn thất cho các nước ngoài
khối do không xuất khẩu được hàng hoá hoặc bị bắt buộc phải giảm giá xuất khẩu của họ
để cạnh tranh.
Bhagwati và Panagariya (1996) và Panagariya (1998, 1996) lập luận rằng RTA dường
như sẽ làm giảm phúc lợi của các nước thành viên và cản trở tự do hoá thương mại đa
phương. Do RTA tạo ra các ưu đãi đặc biệt cho các nước thành viên nên nó sẽ chuyển
hướng thương mại từ các nước ngoàI khối có chí phí cung cấp thấp nhất. Việc chuyển
hướng thương mại này dường như sẽ lấn át việc tạo ra thương mại, vì thế RTA sẽ làm
giảm phúc lợi của các nước thành viên. Để chứng minh điêù này họ sử dụng mô hình
Viner về khối kinh tế trong đó 2 nước loại bỏ các hàng rào thương mại song phương.
Nếu các nước còn lại là nhà cung cấp có chi phí rẻ nhất và có chi phí không đổi, RTA
với các nhà cung cấp có chí phí tăng sẽ chỉ có thể làm chệch hướng thương mại. Nước
thực hiện tự do hoá sẽ bị thiệt do họ đã bỏ đi khoản thuế thu được từ hàng nhập khẩu của
đối tác mới trong khi không đạt được giá nội địa thấp hơn đối với các hàng nhập khẩu
bởi phần còn lại của thế giới mới là người đặt giá. Trong khung phân tích này, nếu đối
tác thương mại chiếm tỷ lệ càng lớn trong hàng nhập khẩu thì sự mất mát doanh thu thuế
càng lớn khi RTA được thành lập. Tương tự, đối với đối tác thương mại mà có mức
thuế ban đầu cao thì họ cũng bị thiệt từ việc thiết lập RTA bởi vì doanh thu thuế bị phân
phối lại cho người khác sẽ nhiều hơn.
Ngược lại nếu các đối tác trong RTA là các nhà cung cấp có chi phí ổn định thì việc thiết
lập RTA sẽ cải thiện phúc lợi của các nước tự do hoá thương mại theo khối. Điều này đạt
được từ việc giảm giá mà vẫn thu được thuế nhập khẩu của hàng nhập khẩu của các
nước ngoài khối. Tuy nhiên, Panagariya (1996) lập luận rằng phần lớn các trường hợp
các nước ngoài khối có chi phí cung ổn định trong khi đó các nước trong khối thường có
chi phí cung tăng lên. Trong khi có sự “tạo ra thương mại” trong một số mặt hàng thì
phần lớn các hàng hoá khác sẽ được nhập khẩu từ các nước thành viên có chi hpí cung

tăng lên – “chệnh hướng thương mại” sẽ lấn át trong phần lớn các RTA.
6
De Melo và các cộng sự (1993) đưa ra một quan điểm cân bằng hơn về ảnh hưởng phúc
lợi của RTA trong một khung phân tích có tính tới cả sự ‘tạo ra thương mại’ và “chệch
hướng thương mại”. Trong trường hợp này các nước hạ thấp hàng rào thương mại đối
với các đối tác trong khối sẽ có mức giá mới trong nước thấp hơn so với mức giá gồm cả
thuế của các nhà cung cấp có chi phí ổn định (phần còn lại của thế giới), nhưng cao hơn
so với trường hợp thương mại tự do. Tác động phúc lợi cho các nước giảm thuế nhập
khẩu không rõ ràng: họ bị thiệt do chuyển hướng nhập khẩu ra khỏi các nhà cung cấp có
chi phí thấp nhất, nhưng họ lại được lợi từ việc tổng nhập khẩu tăng lên. Trong trường
hợp đó: (1) mức độ thuế nhập khẩu của một khu vực nào càng cao thì lợi ích của RTA
càng cao và chi phí của RTA càng thấp; (2) thuế suất cho các nước ngoài khối sau khi
RTA được thiết lập càng thấp thì khả năng giảm nhập khẩu các hàng có giá rẻ hơn của
các nước ngoàI càng thấp; (3) mức độ bổ sung của nhu cầu nhập khẩu giữa các nước
thành viên trong khối càng lớn thì việc thiết lập RTA mang lại lợi ích càng lớn, có nghĩa
là lợi ích của RTA giữa các nước đang phát triển và đã phát triển (với cấu trúc nguồn lực
khác nhau) sẽ rất lớn.
De Rosa (1998) đưa ra mô hình của Meade trong đó giá tương đối ở thị trường thế giới
và nội địa đều có thể được đIũu chỉnh trong khung cân bằng tổng thể. Một kết quả của
mô hình này là nếu một nước tham gia vào RTA tăng lượng nhập khẩu từ tất cả các
nguồn khác nhau thì phúc lợi của nước đó sẽ tăng lên. Để đảm bảo rằng không có
“chệch hướng thương mại”, De Rosa gợi ý rằng các nước thành viên trong khối nên cùng
nhau giảm hàng rào thương mại đối với các nước ngoàI khối. Có nghĩa là việc thiết lập
RTA trong khung cảnh tự do hoá thương mại đa phương tăng lên có thể đem lại các ảnh
hưởng về mặt phúc lợi khác với việc thiết lập RTA trong bối cảnh bảo hộ tăng lên.
Một nhược điểm cơ bản của các lý thuyết thương mại cổ điển và tân cổ điển là nó chỉ có
thể chỉ ra chiều hướng của ảnh hưởng tuy nhiên lại không thể chỉ ra mức độ của các ảnh
hưởng đó. Chính điều này thúc đẩy việc sinh ra các lý thuyết thương mại mới (new
trade theory). Các lý thuyết thương mại mới không chỉ xem xét cấu trúc thị trường theo
kiẻu tân cổ điển mà còn tính tới các đặc điểm khác như tính kinh tế theo quy mô, cạnh

tranh không hoàn hảo, chuyển giao công nghệ, ngoại ứng thương mại và các ảnh hưởng
động khác như quan hệ giữa tự do hoá thương mại, tăng trưởng năng suất tổng hợp của
các đầu vào và tích tụ vốn. Các nghiên cứu thực chứng về RTA tính tới các yếu tố mới
trong lý thuyết thương mại mới đều tìm ra rằng sự “tạo ra thương mại” lấn át mạnh mẽ
sự “chệch hướng thương mại”, và dường như không có một sự “chệch hướng thương
mại” nào cả vì sự tăng trưởng của các thành viên trong khối giúp mở rộng thương mại kể
cả giữa các nước trong khối và giữa các nước trong khối với phần còn lại của thế giới.
Một trong các hiện tượng điển hình cho việc thành lập RTA là sự tăng lên mạnh mẽ của
thương mại trong cùng ngành, đặc biệt là các hàng hoá trung gian. Đây chính là yếu tố
chính để “tạo ra thương mại”. Nguyên nhân tiềm ẩn không thể giải thích bằng khung lý
thuyết của Ricardo theo đó thương mại chủ yếu diễn ra giữa các nước có cấu trúc nguồn
7
lực khác nhau. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng sự tăng lên của thương mại trong từng
ngành là do RTA đưa ra các thị trường mở rộng ổn định và cho phép các hãng đạt được
tính kinh tế thông qua chuyên môn hoá tốt hơn – quan điểm lý thuyết đưa ra bởi Adam
Smith.
Khi các nước tăng cường thương mại do có các cấu trúc nguồn lực khác nhau theo kiểu
Ricardo và lập ra các RTA tạo điều kiện có các thị trường ổn định và liên kết, thì nó
cũng tạo ra các kích thích cho những người sản xuất tận dụng các lợi ích theo kiểu của
Smith. Nếu như vậy, thì sẽ là quá thiển cận nếu dùng khung phân tích về “tạo ra thương
mại’ và chệch hướng thương mại” của Viner-Meade để đánh giá ảnh hưởng phúc lợi
của RTA bởi vì mô hình kiểu này bỏ qua các lợi ích kiểu Adam Smith.
Trong một vài hiệp định thương mại vùng, đã có bằng chứng cho thấy có sự tăng lên
đáng kể thương mại trong từng ngành. Đồng thời, phần lớn tăng trưởng thương mại thế
giới là do thương mại giữa các nước đã phát triển chứ không phải do thương mại giữa
các nước đã phát triển và đang phát triển. Trong các mô hình tân cổ điển thì người ta cho
rằng sẽ có nhiều thương mại giữa các nước có cấu trúc đầu vào khác nhau, nhưng thực tế
trên đây lại cho thấy phần lớn sự “tạo ra thương mại” lại xuất hiện đối với các nước có
điều kiện giống nhau. Vì thế cần nhớ rằng, sự khác biệt về các yếu tố sản xuất không
phải là nhân tố chủ yếu cho tăng trưởng thương mại khi thiết lập các hiệp định thương

mại vùng.
6.2. Các vấn đề về thương mại nông sản quốc tế
6.2.1. Sản xuất và xuất nhập khẩu hàng nông sản toàn cầu
Theo như báo cáo của Diaz-Bonilla và các cộng sự (2002), sản lượng nông nghiệp bình
quân đầu người của các nước đang phát triển (bao gồm cả Trung Quốc) tăng lên đều
đặn theo xu hướng chung của thế giới, trong đó khu vực châu á tăng mạnh nhất trong
thập kỷ 80 và phần lớn thập kỷ 90 và chỉ bị ngắt quãng do cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1997. Tương tự như vậy, sản xuất lương thực (chiếm tới 90% của sản lượng nông
nghiệp) cũng tăng đều đặn. Châu á đã đạt được thành tựu đáng kể nhất về các sản phẩm
ngũ cốc, dầu thực vật và chăn nuôi.
Tiêu dùng bình quân đầu người (calorie trên ngày) cũng tăng lên trong các nước đang
phát triển, trong đó đáng kể nhất là khu vực châu á. Các nước châu á, đặc biệt là Nhật
Bản chứng kiến sự tăng lên đáng kể của nhập khảu ròng sản phẩm lương thực. Trong
khi đó, nhập khẩu ròng lương thực và sản phẩm nông nghiệp và lương thực của các
nước EU giảm dần từ đầu những năm 80 và khôí này có xuất khẩu ròng sản phẩm lương
thực tăng lên từ năm 1993. Hơn một nửa trong số 20 nước xuất khẩu sản phẩm nông
8
nghiệp hàng đầu là các nước đã phát triển và 9 trong số đó thuộc EU, 3 nước châu Mỹ
La tinh (LAC) và 4 nước châu á (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Indonesia).
Rất nhiều nước xuất khẩu lớn cũng lại là những nước nhập khẩu lớn hàng nông sản. Cán
cân thương mại hàng nông sản của các nước châu á bị thâm hụt và ngày càng tăng. Sáu
trong số các nước nhập khẩu lớn là các nước châu á, trong đó Nhật Bản nhập khẩu chiếm
8% trong tổng nhập khẩu thế giới và đứng thứ hai sau Đức.
Mặc dù Mỹ là nước đứng thứ ba về nhập khẩu lương thực nhưng đây cũng là nước xuất khẩu
lương thực ròng lớn nhất thế giới do họ chiếm phần lớn nhất trong tổng xuất khẩu lương thực thế
giới. Không giống như các nước xuất khẩu lương thực lớn, 6 trong số các nước xuất khẩu lương
thực ròng là các nước đang phát triển: 1 châu Phi (Bờ biển Ngà), 3 châu á (Thái Lan, Malaysia
và Thổ Nhĩ Kỳ), và 4 LAC (Argentina là nước đứng thứ 5 trong số các nước xuất khẩu lương thực
ròng).
Các nước đã phát triển chiếm phần lớn xuất khẩu nông nghiệp của thế giới. Có 3 loại sản

phẩm chính trong xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển: rau quả, cây hạt
dầu và cà phê - chè – ca cao; chiếm tới hơn một nửa tổng xuất khẩu nông nghiệp của các
nước đang phát triển. Các sản phẩm ngũ cốc, đường, mật, thịt chiếm 20% tổng xuất khẩu
nông nghiệp của các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1961-65 đến 1996-99, rau
quả và cây hạt dầu là các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất của các nước đang phát
triển trong khi đó vai trò của cà phê - chè – ca cao giảm dần. Mặc dù xuất khẩu ngũ cốc
chiếm dưới 10% tổng xuất khẩu, các nước đang phát triển (theo cả nhóm) lại là những
nước nhập khẩu ròng ngũ cốc.
Rau quả và cây hạt dầu chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong tổng xuất khẩu nông
nghiệp của các nước đang phát triển châu á (trừ Trung Quốc) mặc dù khu vực này vẫn
nhập khẩu ròng các cây hạt dầu. Mặc dù tỷ lệ xuất khẩu của cà phê - chè – ca cao giảm
dần nhưng các nước đang phát triển châu á vẫn là các nước xuất khẩu ròng các sản phẩm
này. Xuất khẩu nông nghiệp của các nước châu á chủ yếu hướng tới các nước đã phát
triển trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc và nhập khẩu chủ yếu từ EU, Bắc Mỹ và
các nước châu á khác.
Châu á là khu vực nhập khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp và thặng dư thương mại
của các mặt hàng cà phê, ca cao, rau quả không đủ để bù đắp cho thâm hụt thương mại
trong các sản phẩm nông nghiệp khác như ngũ cốc và sản phẩm sữa.
6.2.2. Xu hướng bảo hộ hàng nông sản trong thương mại quốc tế và lợi ích của tự
do hoá thương mại
Ingco và Nash (2004) đã ghi nhận rằng trong vòng hơn 30 năm (1970-2000) thương mại
quốc tế là dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu trên khắp các khu vực. Tổng thương mại hàng
hoá đã tăng lên gấp 18 lần kể từ khi GATT được ký kết vào năm 1947 và phần lớn do
9
tác động của tự do hoá thương mại. Mặc dù thương mại nông sản đã tăng lên về số tuyệt
đối nhưng vai trò của nó trong tổng thương mại thế giới giảm dần trong thế kỷ trước.
Nói chung đã có một số tiến bộ trong các chính sách cải tổ thương mại nông sản toàn cầu
nhưng các thành quả còn mong manh và không đưa ra được các hỗ trợ về mặt kỹ thuật
và tự do hoá mà các nước đang phát triển hy vọng từ vòng đàm phán Urugoay (mất
động lực). Tổng kết kinh nghiệm thực hiện Hiệp định thương mại nông nghiệp của vòng

đàm phán Urugoay (URAA) cho thấy khó có thể cải tổ chính sách nội địa và tự do hoá
thương mại ở cả các nước OECD lẫn các nước đang phát triển do 4 nguyên nhân sau:
• Các nước OECD vẫn duy trì mạnh mẽ các chính sách bảo hộ và bóp méo thị
trường nông sản nội địa (trợ cấp xuất khẩu và hàng rào bảo hộ chủ yếu làm lợi
cho các nông trại lớn)
• Việc duy trì hàng rào thuế quan cao cho các mặt hàng nông sản thô và chế biến
cao ở nhiều nước (gấp 6 lần so với bảo hộ công nghiệp).
• Mức độ trợ cấp xuất khẩu cao của các nước OECD tiếp tục bóp méo thị trường
thế giới của các sản phẩm nông sản chính.
• Các chính sách (thuế, quản lý giá trực tiếp và tỷ giá hối đoáI, hàng rào thuế quan
giữa các nước đang phát triển) của các nước đang phát triển tiếp tục tạo ra sự bất
lợi cho khu vực nông nghiệp của chính cách nước đó và của các nước đang phát
triển khác
Tăng trưởng hàng nông nghiệp và công nghiệp trên toàn thế giới trong thập kỷ 1990 được
duy trì như ở thập kỷ 1980. Tăng trưởng xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát
triển ngang bằng với tăng trưởng xuất khẩu công nghiệp. Tuy nhiên, xuất khẩu nông
nghiệp của các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển khác tăng lên gâp đôi
trong khi xuất khẩu nông nghiệp của các nước đang phát triển sang các nước đã phát triển
lại bị đình trệ. Trong khi đó, xuất khẩu hàng công nghiệp của các nước sang phát triển
sang các nước đã phát triển vẫn tiếp tục tăng manh. Điều đó cho thấy các hàng rào
thương mại đã có nhiều hiệu lực hơn trong việc kiềm chế thương mại nông nghiệp hơn
sovới thương mại công nghiệp.
Theo các nghiên cứu mới nhất của World Bank thì tổng phúc lợi của thế giới sẽ tăng
thêm 142 tỷ USD hàng năm nếu có cải tổ chính sách thương mại nông nghiệp trên phạm
vi toàn cầu. Phần lớn sự tăng lên đó có thể đạt được từ cải tổ chính sách thương mại nông
nghiệp của chính các nước đang phát triển (khoảng 114 tỷ USD), trong khi ảnh hưởng
của tự do hoá thương mại cho các nước đang phát triển của các nước thu nhập cao là 31
tỷ USD, vào khoảng 61% của tổng viện trợ cho các nước đang phát triển.
Xét một cách toàn diện, ảnh hưởng tiềm năng của tự do hoá thị trường nông sản (khoảng
248 tỷ USD) sẽ cao hơn rất nhiều so với tự do hoá thị trường công nghiệp (111 tỷ USD),

mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng thương mại hàng hoá thế
giới. Điều đó chứng tỏ mức độ bảo hộ nông nghiệp rất lớn tại các nước có thu nhập cao.
10
Phần lớn lợi ích của tự do hoá thương mại sẽ thuộc về các nước chấp nhận tự do hoá
thương mại. Khoảng 70% lợi ích của việc xoá bỏ các can thiệp thị trường nông nghiệp
của các nước thu nhập cao sẽ thuộc về các nước đó. Mặc dù vậy các nước đang phát triển
cũng được hưởng lợi 40% (khoảng 31 tỷ USD) trong tổng số lợi ích (khoản 75 tỷ USD)
của việc tự do hoá thương mại nông nghiệp của các nước công nghiệp. Đối với các nước
đang phát triển, 83% lợi ích của việc tự do hoá thương mại của chính họ sẽ thuộc về họ.
Tuy nhiên các con số trên vẫn chưa tính tới hết các lợi ích động khác của tự do hoá
thương mại nông nghiệp toàn cầu. Thêm vào đó, hiệp định thương mại nông nghiệp còn
là điều kiện cần và đủ để cho việc thiết lập một hiệp định thương mại chung.
Để có thể nắm được toàn bộ lợi ích của tự do hoá thương mại, các nước đang phát triển
cần có các cải tổ và đầu tư hỗ trợ khác, bao gồm cả việc tạo ra mạng lưới an ninh để
giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực của tự do hoá thương mại (thị trường yếu tố đầu vào -
đất, tín dụng, các công ty buôn bán nhà nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ
thương mại, nâng cao năng lực kỹ thuật để đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ của các
nước OECD). Đối với các nước thu nhập trung bình, cần ưu tiên vào việc xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng và cảI tổ hệ thống tài chính. Đỗi với các nước thu nhập thấp và đang
chuyển đổi, cần chú trọng hỗ trợ việc thiết lập các thị trường đầu vào. Trong khi đó, đối
với các nước thu nhập trung bình thì vấn đề lại nằm ở chỗ làm thế nào để các thị trường
đó hoạt động có hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, trong các nước thu nhập trung bình thì khu
vực nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, vì thế cung của các yếu tố đầu vào co giãn nhiều
hơn so với các nước thu nhập thấp.
6.2.3. Thương mại hàng nông sản và hội nhập vùng
Khu vực nông nghiệp tạo ra các vấn đề phức tạp hơn trong hội nhập vùng bời vì cho đến
gần đây thì nông nghiệp vẫn bị gạt ra ngoài các vòng đàm phán của GATT. Rất nhiều
nước có các chương trình hỗ trợ nội địa cho nông nghiệp và các chương trình này
thường mâu thuẫn với tự do hoá thương mại. Nếu hội nhập vùng có thể tạo ra cải tổ đối
với các chương trình hỗ trợ nội địa thì hội nhập vùng sẽ thúc đẩy mức độ hội nhập quốc

tế của các nước thành viên.
Burfisher và Jones (1998) cho thấy hội nhập vùng sẽ “tạo ra thương mại” nhiều hơn là
làm “chệch hướng thương mại”. Hơn thế nữa, hội nhập vùng sẽ “tạo ra thương mại
ròng” trong nông nghiệp; và trong một số trường hợp không có một chút “chệch hướng
thương mại” nào.
Hertel và các đồng sự (1997) cho thấy tác hại của việc bóp méo thị trường nội địa còn
nguy hiểm hơn tác hại của “chệch hướng thương mại” của hội nhập vùng trong trường
hợp mở rộng EU.
Lewis và Robinson (1996), Lewis, Robinson và Wang (1995) phát triển một mô hình
CGE đa quốc gia để phân tích các ảnh hưởng tiềm năng của APEC và ASEAN, đưa ra
các kết quả sau:
11
• Việc thiết lập hiệp định thương mại trong APEC và ASEAN giúp tăng phúc lợi
cho các nước thành viên
• Tổng “tạo ra thương mại” lớn hơn rất nhiều so với “chệch hướng thương mại”
• Trong trường hợp APEC, việc loại bỏ các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và Trung
Quốc sẽ làm giảm phúc lợi cho các nước còn lại cũng như các nước trên
• Trong trường hợp của ASEAN, sẽ là tốt hơn nếu các nước thành viên chấp nhận
thêm ít nhất là một nước lớn, tốt nhất là một nước đã phát triển làm thành viên
• Kể cả khi RTA được thiết lập, tự do hoá thương mại đa phương sẽ tăng phúc lợi
cho cả các nước thành viên và các nước ngoài khối. Vì thế việc thiết lập RTA phù
hợp với sự tăng lên của tự do hoá thương mại đa phương.
6.3. Các chỉ số về bảo hộ và cạnh tranh
6.3.1. Các chỉ số đánh giá bảo hộ
Tỷ lệ bảo vệ danh nghĩa (norminal protection rate) NPR
Pi
d
NPR
i
= (

___________
- 1) * 100
Pi
b
Trong đó: Pi
d
, Pi
b
là giá trong nước và giá quốc tế (CIF đối với sản phẩm nhập và FOB
đối với sản phẩm xuất) tại cùng một điểm trên kênh marketing có thể so sánh với nhau
của sản phẩm i (ngô, sắn, đậu tương)
Nếu NPR
i
> 0 (Bảo hộ - khuyến khích nông dân)
Nếu NPR
i
< 0 (Không bảo hộ -không khuyến khích nông dân)
Tỷ lệ bảo vệ hiệu quả (effective protection rate) EPR
VAi
d
- VAi
b
EPR
i
=
___________________
* 100
VAi
b
Trong đó: VAi

d
, VAi
b
giá trị gia tăng theo giá trong nước và giá quốc tế (CIF đối với
sản phẩm nhập và FOB đối với sản phẩm xuất).
EPR
i
> 0 (Bảo hộ - khuyến khích nông dân)
12
EPR
i
> 0 (Không bảo hộ - không khuyến khích nông dân)
Thuế ngầm (implicit tariff - IT) đối với các loại đầu vào sử dụng để sản xuất các loại
nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi như phân đạm, phân lân, phân kali, xăng dầu…
Pj
d
ITj = (
___________
- 1) * 100
Pj
b
Trong đó: Pj
d
, Pj
b
là giá trong nước và giá quốc tế đối với đầu vào j
Nếu ITj < 0 (khuyến khích - bảo hộ nông dân)
Nếu ITj > 0 (không khuyến khích - không bảo hộ nông dân)
6.3.2. Các chỉ số đánh giá lợi thế so sánh
Chi phí các nguồn lực trong nước DRC (Domestic resource cost)

DRC là chỉ số thường được dùng để đánh giá lợi thế so sánh của ngành hàng. DRC biểu
thị tổng chi phí của các nguồn lực trong nước được sử dụng tương ứng với 1 đô la thu
được từ sản phẩm đem bán. Do đó, DRC nhỏ hơn 1 có nghĩa là sản phẩm có lợi thế so
sánh và ngược lại. DRC càng nhỏ thì lợi thế so sánh càng cao.
ΣQdi Sd
DRCi =
__________________________________
(1 + FX Premium) (PibQi - ΣQfi Pfb)
Trong đó: Qdi khối lượng các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm i;
Sd giá xã hội của các đầu vào nói trên;
OER là tỷ giá hối đoái chính thức;
Pib là giá quốc tế của sản phẩmi;
Qi là khối lượng sản phẩm i;
13
Qfi khối lượng các loại đầu vào nhập khẩu sử dụng để sản xuất SP i;
Pfb là giá quốc tế của các đầu vào nhập khẩu
FX Premium là độ chênh giữa tỷ giá hối đoái xã hội và tỷ giá hối đoái chính thức (ở các
nước đang phát triển, chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái gây ra độ chênh khoảng 20%)
Lợi nhuận xã hội ròng NSP (Net social profitability):
Sản phẩm nông nghiệp từ khâu mua nguyên liệu để sản xuất đến khi bán/xuất khẩu trải
qua tác động của nhiều chính sách bóp méo như thuế, hạn ngạch, trợ giá… Chỉ số lợi
nhuận ròng NSP cho biết sản phẩm sản xuất ra có thực sự mang lại lợi nhuận cho xã hội
hay không:
NSP = Giá trị xã hội của sản phẩm - Giá trị xã hội của các đầu vào sản xuất ra sản phẩm
đó
Hay:
Lợi nhuận xã hội ròng = Giá trị sản phẩm theo giá quốc tế - (Chi phí các đầu vào có thể
nhập khẩu theo giá quốc tế + Chi phí các nguồn lực khác trong nước hoặc các đầu vào
sản xuất trong nước theo giá xã hội hoặc chi phí cơ hội xã hội)
Nếu NSPi > 0: Sản phẩm i có lợi thế so sánh

Nếu NSPi < 0: Sản phẩm i không có lợi thế so sánh
6.3.3. Một số các chỉ số khác
Bên cạnh những chỉ số trên, một hệ thống các chỉ số khác cũng rất quan trọng nhằm
đánh giá khả năng cạnh tranh của quốc gia, nhất là giúp chúng ta có thể có nhìn nhận
chung khi so sánh khả năng cạnh tranh của nông sản giữa các quốc gia, đó là:
 Chỉ số về năng suất, sản lượng, tốc độ phát triển, sản lượng bình quân đầu người
 Chỉ số về lượng xuất khẩu nông sản của các nước, xu hướng
 Chỉ số giá thành sản xuất, giá xuất khẩu (giá quốc tế)
6.4. Mô hình
Nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình cân bằng không gian nhằm đánh giá tác động của tự do
hoá thương mại tới một số ngành nông sản. Việc xây dựng mô hình, thu thập số liệu khá
phức tạp. Vì thế trong nghiên cứu này trong tôi chỉ hy vọng xây dựng mô hình cân bằng
giản đơn và cho một vàI mặt hàng.
Mô hình Cân bằng không gian giản đơn có thể miêu tả qua các phương trình, hệ pgương
trình cân bằng sau:
14
6.4.1. Nhu cầu nội địa:
QD = f (PC, PS, I)
Trong đó:
QD = tổng cầu;
PC = Giá trong nước;
PS = Giá hàng hoá thay thế;
I = Thu nhập.
Độ co giãn EPC=(%∆QD)/(%∆PC)
6.4.2. Hàm cung trong nước
QS = f (PF, PO, T)
Trong đó:
QS = Tổng cung;
PF = Giá tại chỗ;
PO = Giá của hàng hoá khác;

T = xu thế
Độ co giãn EPF=(%∆QS)/(%∆PF)
6.4.3. Cân bằng cung cầu
QS + M - X = QD
Trong đó:
M = Tổng nhập;
X = Tổng xuất;
6.4.4. Tương tác giá
PC = Pcif + thuế + phí vận chuyển
15
PF = a + bPC
Hệ số co giãn giá chuyển đổi ET =(%∆PF)/(%∆PC)
Tác động của việcgiảm thuế quan
Pw = Giá thế giới (Sw = Cung thế giới)
P1 = Pw + T1 (P1 = Giá trong nước; T1 = Tariff)
P2 = Pw + T2 (P2 = Giá trong nước; T2 = Tariff)
Với T1>T2
Tác động T1 T2
1. Giá P1 P2
2. Tổng cầu QD1 QD2
3. Sản xuất QS1 QS2
4. Nhập khẩu M1 M2
5. Doanh thu chính phủ ( từ thuế) Diện tích(ABED) Diện tích (CFHG)
6. Lợi ích người tiêu dùng Diện tích (P1BFP2)
7. Mất của người sản xuất Diện tích (P1ACP2)
16

×