Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài tập hè ôn luyện kiến thức Văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.07 KB, 4 trang )

BÀI TẬP HÈ – MÔN NGỮ VĂN
I. Kiến thức lý thuyết
1. Xem lại phần tri thức ngữ văn của tất cả các bài đã học (từ bài 1 đến bài 10), đặc biệt là
những kiến thức về thể loại văn bản.
2. Hệ thống lại những kiến thức khái quát của các bài Thực hành tiếng Việt.
3. Xem lại các bước khi thực hành viết một bài văn với đề tài bất kì.
II. Một số bài tập cụ thể
Bài 1: Đọc lại văn bản “Ngôi nhà trên cây” (từ “Khi thấy bạn đi qua trước mặt” đến “đã
bắt đầu như thế đó”) trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 (trang 33 – 34) và trả lời các
câu hỏi:
1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện theo ngôi thứ mấy? Hãy nêu các
phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
2. Vì sao Tốt-tơ-chan cảm thấy rất vui khi nghe thấy giọng nói khỏe khoắn của Yama-mô-tô Ya-sư-a-ki?
3. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tốt-tơ-chan trong đoạn trích.
4. Tìm trong đoạn trích một câu có thành phần trạng ngữ là một cụm danh từ.
5. So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần
vị ngữ của câu bằng cụm từ:
a. - Bạn nam trả lời Tốt-tô-chan.
- Bạn nam nhẹ nhàng trả lời Tốt-tô-chan bằng giọng hiền lành.
b. - Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp.
- Nói xong, bạn ấy chìa tay ra, bàn tay với những ngón dài co quắp như dính cả vào
nhau.
Bài 2: Đọc bài thơ “Bố đứng nhìn biển cả” của Huy Cận và trả lời các câu hỏi:
“Bố đứng nhìn biển cả
Ống nhịm theo biển dài
Con xếp giấy thả diều
Thấy buồm lên thích q!
Bố trời chiều bóng ngả
Theo con nhìn tương lai
Con sóng sớm bừng reo.
Khấp khởi mừng trong dạ


Chuyện bố bố con con
Dập dồn như lớp sóng
Biển bốn phía biển trịn
Diều bay trong gió lộng

Trên boong tàu gió mát
Trên biển cả sóng cồn
Diều con lên bát ngát
Tưởng mọc vừng trăng non.”

Bố dạy con hình học
Đo góc biển chân trời
Khi vừng dương mới mọc
Nhuộm tím màu xa khơi.

(Huy Cận, Hạt lại gieo, NXB
Văn học, Hà Nội, 1984, tr. 48 – 49)

GV: Lê Cẩm Vân


1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu nhận xét của em về cách gieo vần,
ngắt nhịp của bài thơ.
2. Trong bài thơ, khi đứng nhìn biển cả, người bố có những suy tư, cảm xúc như thế
nào?
3. Hình ảnh biển cả trong bài thơ có ý nghĩa gì?
4. Tìm một số từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó.
5. Tìm cụm động từ trong những dòng thơ sau. Xác định động từ trung tâm trong các
cụm từ ấy:
a. Bố dạy con hình học.

b. Diều bay trong gió lộng.
Từ mỗi động từ trung tâm đó, hãy tạo thêm 3 cụm động từ mới.
Bài 3: Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của
Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhơ làm gối,
Lưng đưa nơi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân...
(Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do
tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)
1. Hãy xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
2. Những hình ảnh nào cho thấy người mẹ đã khơng quản ngại khó khăn vất vả để chăm
lo cho các anh bộ đội?
3. Tình yêu thương của người mẹ đối với con được thể hiện qua những hình ảnh nào?
4. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: “Con mơ cho mẹ hát gạo trắng
ngần/ Mai sau con lớn vung chày lún sân”?
5. Trong hai dòng thơ: “Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi/ Mẹ thương a kay, mẹ
thương bộ đội”, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ
đó.
6. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ dân tộc? (Trình bày bằng
một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu)
Bài 4: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
GV: Lê Cẩm Vân



“Chúng ta cần gì trong cuộc đời này? Hạnh phúc và sự an toàn - đúng thế. Nhưng
cảm giác an tồn mà chúng ta khao khát khơng do cái chúng ta kiếm được quyết định.
Nếu chúng ta có thể mua một căn nhà to hay những chiếc xe hơi đắt tiền, chúng ta có thể
có được cảm giác về sự an tồn - nhưng thật ra, đó chỉ là ảo tưởng mà thôi. Nếu chúng ta
học giỏi ở trường, hay được trọng vọng ở nơi làm việc, chúng ta có thể cảm thấy mình
giỏi giang. Nhưng hạnh phúc khơng phải chỉ chứa đựng trong những thứ đơn giản như
vậy.
Cảm giác an tồn thật sự chỉ đến khi ta hài lịng với chính bản thân mình. Nó chính
là “sản phẩm phụ” của một cách sống năng động, lạc quan, tràn đầy sức sống.
Tất cả những suy nghĩ trên xuất hiện trong đầu ơng ngay trong buổi lễ tốt nghiệp.
Ơng nhìn sang những người cha, người mẹ đã đến tham dự ngày lễ trọng đại của con
mình và bảo rằng họ đã hoàn thành rất tốt trách nhiệm của bản thân. Phần thưởng của họ
chính là những khn mặt sáng láng đang ngồi trước mặt họ.”
(Đa-ni-en Gốt-li-ép, Những bức thư gửi cháu Sam, Thông điệp cuộc sống, Minh
Trâm - Hoa Phượng - Ngọc Hân dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, tr.
136 - 137)
1. Hãy xác định thể loại (kiểu văn bản) của đoạn trích trên.
2. Vấn đề gì được tác giả nêu lên để bàn luận trong đoạn trích?
3. Ở hai câu sau, người viết sử dụng lí lẽ hay bằng chứng: “Nếu chúng ta học giỏi ở
trường, hay được trọng vọng ở nơi làm việc, chúng ta có thể cảm thấy mình giỏi giang.
Nhưng hạnh phúc khơng phải chỉ chứa đựng trong những thứ đơn giản như vậy.” Dựa vào
đâu em xác định như vậy?
4. Trong đoạn trích, người viết đã sử dụng những bằng chứng nào? Các bằng chứng đó
được dùng để làm sáng tỏ điều gì?
5. Hãy chỉ ra từ ngữ được dùng để liên kết hai câu sau với nhau: “Cảm giác an toàn thật
sự chỉ đến khi ta hài lịng với chính bản thân mình. Nó chính là “sản phẩm phụ” của một
cách sống năng động, lạc quan, tràn đầy sức sống”. Nêu tác dụng của việc sử dụng
phương tiện liên kết đó.

Bài 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Kinh tế biển xanh lấy mơi trường và bảo tồn vốn tự nhiên biển làm “chất xúc
tác” cho tăng trưởng, thoát dần nền “kinh tế nâu” và tăng cường phúc lợi xã hội. Trong
khi “tăng trưởng xanh” được xem là một định hướng mới, thúc đẩy kinh tế phát triển theo
những mơ hình tiêu thụ và sản xuất bền vững nhằm bảo đảm nguồn vốn tự nhiên tiếp tục
cung cấp những nguồn lực và dịch vụ hệ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc
vào. Như vậy, có thể xem tăng trưởng xanh định hướng mục tiêu cần đạt cho một phương
thức phát triển nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu (global change) và trở
thành nền tảng cho phát triển bền vững biển. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh
phải là nhân tố xúc tác trong đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho tăng trưởng bền vững và tăng
cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới. Tương tự như vậy, “một nền kinh tế biển đạt được
GV: Lê Cẩm Vân


mức “xanh” hay “bền vững” khi các hoạt động kinh tế ở trạng thái cân bằng với năng lực
tải của các hệ sinh thái biển trong dài hạn (để hỗ trợ cho các hoạt động đó) và vẫn bảo
tồn được sức chống chịu và sức khoẻ của các hệ sinh thái này.”
(Nguyễn Chu Hồi, An ninh mơi trường và hồ bình ở Biển Đơng, NXB
Thơng tin và Truyền thơng, Hà Nội, 2019, tr. 147 - 148)
1. Nếu được đặt nhan đề cho đoạn trích, em sẽ đặt như thế nào? Vì sao em lựa chọn đặt
nhan đề như vậy?
2. Em hiểu như thế nào về khái niệm “tăng trưởng xanh” được tác giả sử dụng nhiều lần
trong đoạn trích này?
3. Hãy liệt kê một vài thuật ngữ trong đoạn trích và thử tra cứu tài liệu để ghi cước chú
cho mỗi thuật ngữ đó.
4. Tìm thêm những cụm từ có từ “xanh” được hiểu theo nghĩa ẩn dụ như “xanh” trong
“tăng trưởng xanh” và giải thích nghĩa của những cụm từ đó.

------- Chúc các con có kì nghỉ hè vui vẻ và bổ ích! -------


GV: Lê Cẩm Vân



×