Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Mô hình tập đoàn kinh tế hoạt động của tập đoàn dầu khí việt nam giai đoạn 2006 -2008 và xu hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.77 KB, 96 trang )




TRNG I HC NGOI THNG
KHOA KINH T V KINH DOANH QUC T
CHUYấN NGNH KINH T I NGOI




KHO LUN TT NGHIP

ti:
Mễ HèNH TP ON KINH T HOT NG CA
TP ON DU KH VIT NAM GIAI ON 2006 2008
V XU HNG PHT TRIN





H v tờn sinh viờn
Lp
Khoỏ
Giỏo viờn hng dn
: Đỗ Thị Thúy Hà
: Trung 2
: 44 E
: ThS. Phan Thị Thu Hiền









H Ni, thỏng 5 nm 2009



MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
Chương 1: Mô hình tập đoàn kinh tế 4
I. Cơ sở lý luận về hình thành và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế . 4
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế 4
2. Tính tất yếu khách quan dẫn đến việc hình thành, phát triển tập
đoàn kinh tế 6
2.1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất 6
2.2. Quy luật tích tụ, tập trung vốn và sản phẩm 6
2.3. Quy luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hóa lợi nhuận 6
2.4. Quy luật khoa học và công nghệ phát triển không ngừng 7
2.5. Xu thế toàn cầu hóa 7
3. Phân loại tập đoàn kinh tế 8
3.1 Căn cứ vào trình độ liên kết 8
3.1.1. Liên kết chặt chẽ 8
3.1.2. Liên kết lỏng lẻo 8
3.1.3. Liên kết hỗn hợp 9
3.2 Căn cứ vào hình thức biểu hiện và tên gọi trong thực tiễn 9

3.2.1. Cartel 9
3.2.2. Syndicate 9
3.2.3. Trust 9
3.2.4. Cosortium 10
3.2.5. Conglomerate 10
3.2.6. Concern 11
3.2.7. Các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia 11
3.3. Căn cứ vào phạm vi liên kết 11


3.3.1. Liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh
doanh 11
3.3.2. Liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng dây chuyền công
nghệ. 12
4. Đặc điểm tập đoàn kinh tế 13
4.1. Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu và
phạm vi hoạt động 13
4.2. Các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực 13
4.3. Các tập đoàn đa dạng về cơ cấu tổ chức, sở hữu 14
4.4. Tập đoàn là một tổ chức không có tư cách pháp nhân 14
5. Các mô hình cấu trúc liên kết tập đoàn kinh tế 15
5.1. Mô hình cấu trúc công ty mẹ và các thành viên có quan hệ phụ
thuộc, hỗ trợ 15
5.2. Mô hình cổ phần 17
6. Vai trò của tập đoàn kinh tế 17
6.1. Tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh 17
6.2. Huy động và sử dụng các nguồn lực. 18
6.3. Là một giải pháp quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ 18
6.4. Tập đoàn kinh tế là lực lượng chủ yếu trong đào tạo phát triển
nguồn nhân lực. 19

6.5. Tập đoàn kinh tế thúc đẩy nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa
học, công nghệ. 19
7. Ưu điểm, hạn chế và xu hướng phát triển tập đoàn kinh tế giai đoạn
hiện nay 20
7.1. Ưu thế 20
7.1.1. Chuyên môn hóa sản xuất 20
7.1.2. Tập trung nguồn lực khan hiếm, tạo điều kiện chiếm lĩnh, mở
rộng thị trƣờng 21


7.1.3. Tăng khả năng cạnh tranh 21
7.1.4. Tạo thƣơng hiệu trong sản xuất, tiêu thụ 21
7.1.5. Liên kết dọc và ngang của tập đoàn sẽ giảm bớt rủi ro trong
biến động của thị trƣờng và những thay đổi cơ cấu gây ra 21
7.2. Hạn chế 22
7.2.1 Vì quy mô lớn nên không linh hoạt thích ứng nhanh với biến
động kinh tế 22
7.2.2. Độc quyền các tập đoàn dẫn đến việc chèn ép các doanh
nghiệp nhỏ 22
7.3. Xu hướng 22
7.3.1. Sáp nhập 22
7.3.2. Cơ cấu lại tập đoàn 23
Chương 2: Hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 –
2008 và xu hướng phát triển 24
I. Quá trình hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 24
1. Quan điểm của Đảng trong việc hình thành và phát triển tập đoàn
kinh tế 24
2. Sự chuyển đổi từ mô hình tổng công ty sang mô hình tập đoàn kinh
tế ở Việt Nam 25
3. Khác biệt giữa tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước 28

II. Giới thiệu về tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 30
1. Lịch sử hình thành 30
2. Vai trò của ngành Dầu khí đối với phát triển kinh tế - xã hội 32
3. Đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam 34
4. Mô hình tổ chức Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 35
5. Những thay đổi cơ bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi chuyển
từ mô hình Tổng công ty sang mô hình tập đoàn 39
5.1. Thay đổi về tình hình tổ chức hoạt động 39


5.2. Điểm tiến bộ từ mô hình tập đoàn kinh tế mang lại so với mô hình
tổng công ty 40
5.3. Khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển đổi 42
III. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 44
1. Tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 44
1.1. Kế hoạch đề ra 44
1.2. Tình hình triển khai kế hoạch 5 năm 2006-2010 45
1.2.1. Thuận lợi và khó khăn 45
1.2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 2006-2008 47
IV. Đánh giá về hoạt động của tập đoàn Dầu khí những năm đầu mới
thành lập (2007 – 2008) 52
1. Thành tích 52
1.1. Tập đoàn thực hiện được chỉ tiêu, kế hoạch đề ra 52
1.2. Tập đoàn có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của đất nước . 56
1.3. Khoa học công nghệ 56
1.4. Đào tạo nguồn nhân lực 57
2. Một số tồn tại và nguyên nhân 58
V. Xu hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 60
1. Mục tiêu kế hoạch trong năm 2009 – 2010 của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam 60

1.1. Về tìm kiếm, thăm dò dầu khí 60
1.2. Về khai thác dầu khí 60
1.3. Về phát triển công nghiệp khí, điện 61
1.4. Về công nghiệp chế biến khí điện 61
1.5. Về công nghiệp chế biến dầu khí 62
1.6. Về phát triển dịch vụ dầu khí 62
1.7. Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và đào tạo
cán bộ 62


2. Mục tiêu chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2025 62
2.1. Mục tiêu của tập đoàn 62
2.2. Triển vọng phát triển ngành dầu khí 63
Chương 3: Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế của Trung Quốc và
một số kiến nghị để giải quyết những vướng mắc liên quan đến Tập đoàn
kinh tế Việt Nam 66
I. Kinh nghiệm phát triển tập đoàn kinh tế của Trung Quốc 66
1. Tập đoàn kinh tế Trung Quốc 66
2. Đặc thù hình thành và mô hình tồn tại 66
3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 69
4. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành 69
5. Đánh giá vai trò của tập đoàn Trung Quốc 71
6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 72
II. Kiến nghị để giải quyết những vướng mắt liên quan đến Tập đoàn
kinh tế Việt Nam 72
1. Kiến nghị đối với nhà nước 72
1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các Tập đoàn phát triển 72
1.2. Cân nhắc đầy đủ về sự cần thiết, điều kiện, hiệu quả kinh tế khi ra
quyết định thành lập tập đoàn kinh tế 73

1.3. Thiết kế rõ mô hình và lựa chọn con đường trước khi thành lập một
tập đoàn kinh tế 74
1.4. Chống độc quyền trong thành lập và quản lý tập đoàn kinh tế 75
1.5. Thành lập hệ thống giám sát, kiểm tra, thanh tra các tập đoàn 75
2. Kiến nghị đối với tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 76
2.1. Xây dựng chiến lược phát triển ngành 76
2.2. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ và chuyển giao công
nghệ 77


2.3. Bảo vệ tài nguyên môi trường 77
2.4. Phát triển nguồn nhân lực 78
2.5. Mở cửa hội nhập sâu rộng bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài
đồng thời tích cực đầu tư ra nước ngoài 78
Kết luận 80
Danh mục tài liệu tham khảo 82



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Mô hình cấu trúc công ty mẹ và các thành viên có quan hệ phụ
thuộc, hỗ trợ 15
Biểu đồ 2: Mô hình cổ phần 17
Biểu đồ 3: Mô hình tổ chức Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 36
Biểu đồ 4: Doanh thu và nộp ngân sách của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai
đoạn 2000-2008 53
Biểu đồ 5: Khai thác và xuất khẩu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
2000-2008 54



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Kết quả thực hiện năm 2006-2008 51
Bảng 2: Doanh thu và nộp ngân sách của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 2000-
2008 53
Bảng 3: Khai thác và xuất khẩu của tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
2000-2008 55



1
Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kì một quốc gia nào đều phải tồn tại một hệ thống các doanh nghiệp
nhà nƣớc. Các doanh nghiệp này là những phƣơng tiện cụ thể để nhà nƣớc
thâu tóm quyền kiểm soát đối với những lĩnh vực quan trọng [8; tr.46]. Ở Việt
Nam hiện nay, doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc hiểu là các tập đoàn kinh tế. Với
sự phát triển của khoa học công nghệ, xu thế hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, Tập đoàn kinh tế ra đời, tồn tại rất lâu trong
lịch sử phát triển của kinh tế thế giới. Các tập đoàn từng bƣớc nắm lấy các
ngành và lĩnh vực chủ chốt của một đất nƣớc, hình thành một mạng lƣới các
đơn vị trực thuộc, là nhân tố chính thúc đẩy phát triển kinh tế. Ví dụ nhƣ Tập
đoàn Samsung của Hàn Quốc, Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản, Tập đoàn
Nokia của Phần Lan… là những tập đoàn hùng mạnh có chi nhánh và văn
phòng đại diện ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung của thế giới.
Ngày 7 tháng 3 năm 1994, Thủ tƣớng chính phủ đã ra quyết định số 91/TTg
về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh (hay đƣợc gọi là các tập đoàn

kinh tế). Sau quyết định đó thì một loạt các tập đoàn kinh tế đã ra đời. Về cơ
bản, các tập đoàn kinh tế đƣơc thành lập là sự chuyển đổi từ các Tổng công ty
91 trƣớc đây. Khi hình thành các Tổng công ty này, Nhà nƣớc muốn nâng cao
hiệu quả kinh tế Nhà nƣớc, tiến tới có thể cạnh tranh bình đẳng với các tập
đoàn trên thế giới trong quá trình hội nhập. Sau vài năm hoạt động các tập
đoàn đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực, xƣơng sống của nền kinh tế. Các
tập đoàn là lực lƣợng chính huy động và sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả.
Tập đoàn kinh tế ra đời tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc.
Tập đoàn kinh tế cũng là lực lƣợng đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ


2
khoa học kỹ thuật, đƣa công nghệ mới nhất vào sản xuất và đời sống. Hàng
năm, các tập đoàn kinh tế đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nƣớc. Tập
đoàn không chỉ thực hiện các mục tiêu kinh tế mà còn góp phần thực hiện các
mục tiêu xã hội. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại những mặt yếu kém hạn chế,
tiêu cực trong quá trình hoạt động. Vì vậy mà cần có những nghiên cứu về mô
hình tập đoàn kinh tế, từ đó đƣa ra lựa chọn con đƣờng phát triển của các tập
đoàn kinh tế Việt Nam. Trong khóa luận em phân tích cụ thể hoạt động của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – một tập đoàn kinh tế tiêu biểu của Việt Nam
mới đƣợc thành lập từ năm 2007 để làm dẫn chứng cụ thể khi phân tích về mô
hình tập đoàn kinh tế.
Từ những lý do trên mà em chọn tên đề tài khóa luận là: “Mô hình tập
đoàn kinh tế – Hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 –
2008 và xu hướng phát triển”.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
Nghiên cứu về mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới nói chung: khái
niệm, tính tất yếu ra đời tập đoàn kinh tế, đặc điểm, phân loại, vai trò. Sau đó
điểm qua quá trình hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế tại Việt Nam từ
quyết định số 91/TTg của Thủ tƣớng chính phủ. Nghiên cứu về Tập đoàn Dầu

khí Việt Nam. Các đặc điểm của tập đoàn, đặc điểm về ngành nghề hoạt động.
Đặc biệt là phân tích hoạt động của tập đoàn Dầu khí trong trong 2 năm đầu mới
thành lập và xu hƣớng phát triển của Tập đoàn Dầu khí trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới, quá trình
chuyển đổi từ các tổng công ty sang mô hình tập đoàn của Việt Nam, tình
hình tổ chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sau khi chuyển đổi từ tổng công
ty Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, xu hƣớng phát triển của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam.


3
Phạm vi nghiên cứu: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của tập
đoàn kinh tế, quá trình hình thành phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt
Nam, Hoạt động tổ chức, sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam trong năm 2006 - 2008, xu hƣớng phát triển.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
- Phƣơng pháp mô tả và khái quát đối tƣợng nghiên cứu
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp tƣ duy logic
5. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận bao gồm lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và 3
chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Mô hình tập đoàn kinh tế
Chương 2: Hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006
– 2008
Chương 3: Xu hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam và một số kiến nghị

Em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thu Thủy đã tận tình hƣớng
dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình viết khóa luận.











4
Chương 1: Mô hình tập đoàn kinh tế

I. Cơ sở lý luận về hình thành và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế (TĐKT) ở các nƣớc khác nhau đƣợc gắn với những
tên gọi khác nhau. Ở Nhật Bản trƣớc chiến tranh gọi là Zaibatsu và sau chiến
tranh thì gọi là Keiretsu, Hàn Quốc gọi là Cheabol, Trung Quốc gọi là Jituan
gongsi,… Tại các nƣớc Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “Tập đoàn kinh tế”
ngƣời ta thƣờng sử dụng các từ: Consortium, Conglomerate, Cartel, Trust,
Alliance, Syndicate hay Group.
Mặc dù về mặt ngôn ngữ, tùy theo từng nƣớc, ngƣời ta có thể dùng
nhiều từ khác nhau để nói về khái niệm TĐKT. Song trên thực tế, việc sử
dụng từ ngữ lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trƣng của
từng loại TĐKT.
Ở Nhật Bản, Keiretsu đƣợc hiểu: Keiretsu là tập đoàn tạo ra mối liên
kết hàng ngang giữa các công ty làm ăn với nhau bằng phƣơng thức xâm nhập

sâu vào nhau qua mua cổ phần của đối tác. Phƣơng thức này đặc biệt phổ biến
trong quan hệ giữa nhà sản xuất với các nhà thầu phụ của họ.
Chaebol của ngƣời Hàn thƣờng đƣợc kiểm soát bởi một gia đình hoặc
một nhóm ít gia đình và đƣợc tổ chức thống nhất theo chiều dọc.
Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng
lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc
các biện pháp hạn chế khác.
Theo tác giả Minh Châu [2; tr7] Tập đoàn là một thực thể kinh tế gồm
một số doanh nghiệp có vị trí kinh tế độc lập, chọn một doanh nghiệp cốt cán
làm nòng cốt; giữa các doanh nghiệp đó có một mối liên hệ kinh tế kĩ thuật
nhất định, cùng nhau thực hiện một liên hợp kinh tế có qui mô tƣơng đối lớn.
Loại liên kết này có thể dùng ngay vốn cổ phần của mình hoặc thông qua việc


5
kí kết hợp đồng tiến hành các phƣơng thức góp vốn lại, sắp xếp nhân sự, cung
ứng nguyên vật liệu hoặc cùng nhau tiêu thụ, cùng nhau trao đổi kĩ thuật, từ
đó làm cho các doanh nghiệp trong tập đoàn căn cứ vào mục tiêu kinh tế xác
định của mình để tiến hành các hoạt động nhịp nhành. Tập đoàn là hình thức
cấp cao liên hợp với nhau theo chiều ngang [2; tr.7]
Theo điều 149 luật Doanh nghiệp 2005: “Tập đoàn kinh tế là nhóm
công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hƣớng dẫn tiêu chí, tổ chức quản
lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Tuy nhiên những quy định hƣớng dẫn
của Chính phủ hiện nay vẫn đang trong quá trình dự thảo, xem xét. Định
nghĩa trên rất chung chung và không rõ ràng.
Theo bản dự thảo nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động, và giám
sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nƣớc: Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc là nhóm
công ty, liên kết chủ yếu dƣới hình thức công ty mẹ - công ty con, có từ hai
cấp doanh nghiệp trở lên, tạo thành tổ hợp kinh doanh gắn bó lâu dài với lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trƣờng và các dịch vụ kinh doanh khác; trong đó

doanh nghiệp do Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ giữ vai trò chi phối
hoặc ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp thành viên
khác và các liên kết giữa các doanh nghiệp. Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc không
có tƣ cách pháp nhân; các công ty tham gia thành viên tập đoàn có tƣ cách
pháp nhân.
Tóm lại, có nhiều cách khác nhau để định nghĩa tập đoàn. Nhƣng các
khái niệm này đều có những điểm chung nhƣ sau:
- Tập đoàn có cơ cấu nhiều tầng nấc.
- Giữa các thành viên trong tập đoàn có mối liên kết nhất định.
- Trong tập đoàn có một hạt nhân đóng vai trò nòng cốt.
- Tập đoàn là liên hiệp pháp nhân chứ không phải là một pháp nhân,
đƣợc thành lập trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi.
- Các công ty mẹ giữ vai trò hạt nhân trong sự phát triển của tập đoàn.


6
2. Tính tất yếu khách quan dẫn đến việc hình thành, phát triển tập đoàn
kinh tế
2.1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất
Tập trung sản xuất tạo ra các tổ chức kinh doanh kiểu tập đoàn là quy
luật phổ biến và cơ bản của tự do cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng. Sự
phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất dƣới tác động của tiến bộ khoa học
công nghệ và liên kết quốc tế đã dẫn đến sự phát triển sâu rọng của phân công
lao động xã hội, quy mô của sản xuất và tiêu thụ, sản xuất kinh doanh chuyển
sang một giai đoạn đi sâu vào xã hội hóa, hợp tác, phân công và sở hữu hỗn
hợp. Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất dẫn tới phân công, chuyên môn hóa
ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp càng cần liêu kết với nhau để thực hiện
quá trình tích tụ, tập trung sản xuất để đi vào sản xuất lớn. Tập đoàn kinh tế là
biẻu hiện của quan hệ sản xuất ra đời để phù hợp với nhu cầu phát triển của

lực lƣợng sản xuất.
2.2. Quy luật tích tụ, tập trung vốn và sản phẩm
Để tồn tại, các doanh nghiệp phải liên tục tái sản xuất và mở rộng quy
mô, tích lũy tập trung vốn vào sản xuất. Vốn tái đầu tƣ vào doanh nghiệp có
thể là lợi nhuận để lại hay từ các nguồn khác nhƣ: đi vay, liên doanh, liên kết,
cổ phần… Vì vậy mà doanh nghiệp lớn mạnh theo thời gian, doanh nghiệp
lớn thôn tích các doanh nghiệp nhỏ yếu hơn. Nhờ có lợi thế về quy mô mà các
tập đoàn có thể tận dụng đƣợc quy luật lợi ích tăng dần theo quy mô. Trong
quá trình vận động đó, tập đoàn kinh tế ra đời.
2.3. Quy luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hóa lợi nhuận
Cạnh tranh để dành ƣu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là quy luật
hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng. Các doanh nghiệp chiến
thắng trong cạnh tranh sẽ thôn tính, sáp nhập các doanh nghiệp bị đánh bại.


7
Liên kết giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng là một tất
yếu. Nguyên nhân là do sự phát triển của phân công lao động và chuyên môn
hóa sản xuất – kinh doanh cần phải kết hợp lẫn nhau. Mỗi doanh nghiệp đều
có khâu thừa, khâu thiếu về năng lực sản xuất, khi liên kết với nhau để khắc
phục đƣợc nhƣợc điểm và tận dụng ƣu thế của doanh nghiệp liên kết.
Tiêu chuẩn về tính hợp lý trong liên kết các doanh nghiệp là phải đạt
yêu cầu tiết kiệm trong phạm vi liên kết sao cho hiệu quả là 1+1>2 và chi phí
là 1+1<2. Sau khi liên kết phải mở rộng đƣợc thị trƣờng, nắm vị trí độc
quyền hoặc có lợi thế cạnh tranh. Có đƣợc quy mô sản xuất đủ lớn để giảm tối
đa giá thành bình quân.
2.4. Quy luật khoa học và công nghệ phát triển không ngừng
Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh
doanh là một yếu tố quyết định cho doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh
tranh. Tiến bộ khoa học, công nghệ tạo ra sức ép đòi hỏi các doanh nghiệp

liên tục đổi mới, nghiên cứu ứng dụng các dây truyền công nghệ cao. Do đó
mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên kết với nhau, tập trung vốn và lực đầu
tƣ vào khoa học công nghệ. Tập đoàn kinh tế từ đó ra đời để đẩy nhanh sự
tiến bộ của khoa học công nghệ. Ngƣợc lại, khi khoa học công nghệ phát triển
là nhân tố dẫn đến hình thành các tập đoàn.
2.5. Xu thế toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là xu thế phát triển tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng.
Từ sản xuất đến tiêu thụ không còn thu hẹp trong phạm vi một quốc gia mà là
liên kết giữa nhiều quốc gia với nhau. Các doanh nghiệp không ngừng mở
rộng phạm vi và quy mô hoạt động bằng cách liên doanh liên kết với các
doanh nghiệp khác hay thành lập các chi nhánh ở nƣớc khác để tận dung
nguồn nguyên liệu, nguồn lao động đồi dào. Sự kết hợp để cùng tồn tại và
phát triển đã thúc đẩy ra đời các tập đoàn kinh tế.



8
3. Phân loại tập đoàn kinh tế
3.1 Căn cứ vào trình độ liên kết
3.1.1. Liên kết chặt chẽ
Liên kết chặt chẽ là kiểu liên kết theo kiểu công ty mẹ - công ty con.
Các công ty thành viên liên kết chặt chẽ với nhau trong một tổ chức thống
nhất và mất tính độc lập về tài chính, sở hữu, hình thức tổ chức, sản xuất
thƣơng mại… Vì thế mà liên kết này còn đƣợc gọi là Tập đoàn cứng. Loại tập
đoàn này hợp nhất các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng một loại sản
phẩm hoặc các doanh nghiệp có liên quan về quy trình công nghệ sản xuất, bổ
sung cho nhau trong quá trình gia công chế biến liên tục hoặc chế biến lại
nhằm tập trung hóa tƣ bản, đẩy nhanh tuần hoàn tƣ bản, tăng quy mô lợi
nhuận và khả năng cạnh tranh. Loại mô hình này là loại hình đa sở hữu theo
kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Các

doanh nghiệp thành viên thƣờng cùng một ngành hay có liên quan với nhau
về quy trình công nghệ.
3.1.2. Liên kết lỏng lẻo
Là quan hệ hiệp tác sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp liên kết với nhau bằng giao kèo, hợp đồng. Doanh nghiệp liên
kết không có tƣ cách pháp nhân. Tập đoàn kinh tế đƣợc hình thành trên cơ sở
mối liên kết của các công ty của nhiều chủ sở hữu khác nhau, cùng ngành sản
xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận độc quyền, phân chia thị trƣờng tiêu thụ
và tăng địa vị cạnh tranh của các công ty trong tập đoàn với các đối thủ khác.
Vì vậy mà ngƣời ta còn gọi là Tập đoàn liên kết mềm. Các công ty thành viên
kí kết hợp đồng hợp tác thỏa thuận các nguyên tắc về quy mô sản xuất, giá cả,
thị trƣờng tiêu thụ, hợp tác nghiên cứu trao đổi. Ví dụ của loại hình liên kết
này là Cartel.




9
3.1.3. Liên kết hỗn hợp
Liên kết hỗn hợp hình thức phát triển cao của Tập đoàn kinh tế. Tập
đoàn liên kết hỗn hợp ra đời do sự phát triển của của thị trƣờng tài chính. Tập
đoàn có hạt nhân liên kết là công ty tài chính. Công ty mẹ (Holding Company)
là công ty tài chính nắm giữ cổ phần chi phối các công ty con. Các công ty
trong tập đoàn không nhất thiếu có mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kĩ
thuật. Ví dụ của loại hình liên kết này là Conglomerate, Concern
3.2 Căn cứ vào hình thức biểu hiện và tên gọi trong thực tiễn
3.2.1. Cartel
Cartel là Tập đoàn kinh tế bao gồm các công ty cùng sản xuất một loại
sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh, thực hiện mối liên kết theo chiều ngang
nhằm hạn chế sự cạnh tranh. Các công ty thoải thuận thống nhất với nhau về

giá cả, phân chia thị trƣờng tiêu thụ, nguyên liệu, thống nhất về chuẩn mực
kiểu cách, mẫu mã. Các Công ty đều có tính pháp lý độc lập. Tuy nhiên,
Cartel thƣờng dẫn tới độc quyền, hạn chế cạnh tranh, đi ngƣợc lại nguyên tắc
cơ bản của cơ chế thị trƣờng nên Chính phủ nhiều nƣớc ngăn cấm hoặc hạn
chế hình thành các tập đoàn dạng Cartel thông qua đạo luật chống độc quyền
hay luật Cartel.
3.2.2. Syndicate
Syndicate là tổ chức liên kết theo chiều ngang, thành lập một tổ chức
thƣơng mại chung đảm trách toàn bộ việc tiêu thụ sản phẩm. Các công ty
thành viên độc lập về mặt pháp lý nhƣng không độc lập về thƣơng mại, đây là
loại liên minh độc quyền cao hơn, ổn định hơn so với Cartel.
3.2.3. Trust
Trust là tổ chức độc quyền mang hình thức Công ty cổ phần. Các thành
viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, chỉ là những cổ đông của công ty.
Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban quản trị thống
nhất điều khiển. Đây là hình thức tập đoàn không những liên kết với nhau ở


10
khâu tiêu thụ mà còn liên kết ở cả khâu sản xuất. Việc thành lập Trust nhằm
chiếm nguồn nguyên liệu và khu vực đầu tƣ để thu lợi nhuận độc quyền cao.
3.2.4. Cosortium
Cosortum là mối quan hệ giữa Công ty mẹ và Công ty con về chiến
lƣợc kinh doanh và tài chính. Loại hình này gồm cả liên kết dọc và liên kết
ngang. Công ty mẹ đầu tƣ vào các công ty khác để trở thành công ty con. Việc
đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực để hạn chế rủi ro, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong
nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, phƣơng pháp quản lý hiện đại.
Các công ty con hoạt động theo mục tiêu chung để thực hiện lợi ích chung
giữa công ty mẹ và công ty con. Các công ty con là doanh nghiệp thành viên
hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản phẩm nhƣng có quan hệ gần gũi về mặt

công nghệ, độc lập về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn
kinh doanh.
3.2.5. Conglomerate
Conglomarate là tập đoàn kinh doanh đa ngành, các công ty thành viên
có ít mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ về công nghệ nhƣng có mối quan
hệ chặt chẽ về tài chính. Tập đoàn này thực chất là một tổ chức tài chính đầu tƣ
vào các công ty kinh doanh để tạo ra một tổ hợp doanh nghiệp tài chính - công
nghiệp để hỗ trợ vốn đầu tƣ cho các công ty thành viên hoạt động hiệu quả.
Trong Conglomerate không có ngành nghề chủ chốt, chúng đƣợc hình thành
bằng cách thu hút cổ phần của các công ty đang ở trong gia đoạn phát triển cao,
thông qua hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trƣờng, cơ cấu sản xuất của
Conglomerate thƣờng chuyển hƣớng tập trung vào những ngành nghề có lợi
nhuận cao. Việc thôn tính dần các công ty có lãi suất cao làm cho cơ cấu ngành
nghề của tập đoàn thay đổi nhanh chóng. Đặc điểm cơ bản của hình thức Tập
đoàn kinh tế này là huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán và hoạt
động của nó chủ yếu nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát tài chính. Do đó,
Conglomerate có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng.


11
3.2.6. Concern
Concern là tập đoàn kinh tế dƣới hình thức Công ty mẹ - Công ty con.
Công ty mẹ đầu tƣ vào các công ty con và điều hành hoạt động của tập đoàn.
Mục tiêu hình thành của tập đoàn là tạo sức mạnh tài chính để phát triển kinh
doanh, hạn chế rủi ro, hỗ trợ mạnh mẽ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công
nghệ mới, áp dụng phƣơng pháp quản lý hiện đại. Các công ty con hoạt động
trong nhiều lĩnh vực nhƣ sản xuất, thƣơng mại, ngoại thƣơng, dịch vụ có liên
quan; chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đã góp, có địa vị pháp lý độc lập,
phục thuộc vào Tập đoàn về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung
của Tập đoàn thông qua hợp đồng kinh tế. Mô hình này có nhiều ƣu điểm, có

khả năng hoạt động tốt, thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên, đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học, công nghệ, xuất nhập khẩu của cả tập đoàn.
3.2.7. Các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia
Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia là những doanh nghiệp vƣợt ra khỏi
biên giới quốc gia, hình thành hệ thống chi nhánh dày đặc ở nƣớc ngoài nhằm
mục đích nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Công ty mẹ thuộc sở hữu của các nhà tƣ
bản nƣớc chủ nhà và hệ thống các công ty con ở nƣớc ngoài có quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau chủ yếu về tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Các công ty con có
thể là công ty có thể là công ty 100% vốn nƣớc ngoài, công ty liên doanh,
công ty hỗn hợp với hình thức góp vốn cổ phần. Các công ty con thực chất
vẫn là một phần trong một tổ hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tƣ, sản
xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nƣớc tƣ bản có Công ty mẹ.
3.3. Căn cứ vào phạm vi liên kết
3.3.1. Liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh
Hay còn gọi là liên kết ngang. Là liên kết giữa các Doanh nghiệp (DN)
cùng ngành. Liên kết này chủ yếu dùng để hình thành liên kết chống lại sự
thôn tính và cạnh tranh của DN hoặc hàng hóa bên ngoài. Công ty mẹ thực
hiện chức năng quản lý, điều phối và định hƣớng chung cho cả tập đoàn, đồng


12
thời trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, khâu liên kết chính của tập đoàn
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con hoạt động (xuất nhập khẩu
nguyên liệu, sản phẩm chính; nghiên cứu khoa học; nắm giữ và cung cấp các
trang thiết bị, dịch vụ quan trọng, hoạt động kinh doanh tài chính). Các công
ty con có thể đƣợc tổ chức phân công chuyên môn hóa và phối hợp để sản
xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh theo đặc thù công nghệ của ngành.
Hình thức này hiện nay không còn phổ biến do các doanh nghiệp phải
đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng ngày càng phong phú, đa dạng và biến đổi
nhanh chóng nên khó đêm lại hiệu quả cao, rủi ro lớn. Các chính phủ thƣờng

hạn chế vì liên kết này thƣờng tạo ra độc quyền, đi ngƣợc lại với nguyên tắc
cơ bản của thị trƣờng.
3.3.2. Liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng dây chuyền công nghệ.
Còn gọi là liên kết dọc. Liên kết giữa các DN khác nhau nhƣng có liên
quan chặt chẽ về công nghệ, tạo thành một liên hợp sản xuất-kinh doanh-
thƣơng mại hoàn chỉnh. Công ty mẹ là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất,
nắm giữ các bộ phận then chốt nhất trong dây chuyền công nghệ, đồng thời
thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hƣớng chung cho cả tập đoàn.
Hình thức này vẫn còn phổ biến trên thế giới vì chúng hoạt động có hiệu quả
cao và bành trƣớng hoạt động sản xuất kinh doanh sang hầu hết các nƣớc trên
thế giới. Để hình thành Tập đoàn kinh tế loại này cần phải có một công ty đủ
lớn và đủ uy tín để có thể quản lý và kiểm soát các công ty khác; có một ngân
hàng đủ khả năng đảm bảo phần lớn tín dụng cho toàn Tập đoàn; có mối liên
hệ nhiều mặt và vững chắc với Nhà nƣớc; có thị trƣờng chứng khoán phát
triển mạnh mẽ; có hệ thống thông tin toàn cầu đủ khả năng xử lý tống hợp
những thông tin về thị trƣờng, đầu tƣ. Vì vậy, các nƣớc đang phát triển
thƣờng hình thành các tập đoàn chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thƣơng mại.
3.3.3. Liên kết các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, kể cả
những ngành lĩnh vực không liên quan đến nhau, còn gọi là liên kết hỗn hợp.


13
Liên kết các DN trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực, có mối quan hệ chặt
chẽ về tài chính. Công ty mẹ không nhất thiết trực tiếp sản xuất kinh doanh
mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tƣ, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh
doanh bằng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển, kinh doanh thống nhất. Hình thức
này cũng đang đƣợc ƣa chuộng trên thế giới và trở thành xu hƣớng phát triển
của các tập đoàn hiện nay. Cơ cấu tập đoàn bao gồm một ngân hàng hoặc một
công ty tài chính lớn, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại, trong đó
hoạt động tài chính, ngân hàng xuyên suốt, bao trùm hoạt động kinh doanh

của Tập đoàn.
4. Đặc điểm tập đoàn kinh tế
4.1. Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu và phạm vi
hoạt động
Hầu hết các tập đoàn đều có quy mô lớn đƣợc biểu hiện thông qua số
vốn, lao động, doanh thu, phạm vi hoạt động. Do Tập đoàn là sự tích tụ của
bản thân doanh nghiệp và liên kết với các doanh nghiệp khác nên tạo ra năng
lực cạnh tranh lớn, quy mô về vốn của tập đoàn lớn hơn các doanh nghiệp
đơn lẻ. Tập đoàn là một tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh
vực khác nhau nên số lƣợng lao động là rất lớn. Quy mô về vốn và lao động
lớn dẫn đến doanh thu của tập đoàn cũng lớn. Tập đoàn có khả năng nhanh
chóng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, năng cao năng suất lao
động và chất lƣợng sản phẩm củng cố và mở rộng thị trƣờng.
Thêm vào đó, tập đoàn không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ một
quóc gia mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia khác, vì vậy mà phạm vi hoạt
động của Tập đoàn là rất rộng lớn, có quy mô toàn cầu.
4.2. Các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực
Tập đoàn kinh tế thƣờng hoạt động đa ngành nghề và đa lĩnh vực. Các tập
đoàn đều phát triển từ đơn ngành lên đa ngành, có chiến lƣợc phát triển cụ thể.
Khi các tập đoàn phát triển lớn mạnh và dần mở rộng các lĩnh vực hoạt động


14
khác nhau. Mỗi tập đoàn đều có ngành nghề chủ đạo, đặc trƣng của tập đoàn với
sản phẩm mang thƣơng hiệu tập đoàn. Sau đó thì phát triển thêm các tổ chức tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, thƣơng mại, dịch vụ, nghiên cứu… để làm đòn bẩy
cho tập đoàn hoạt động. Quá trình sản xuất và tiêu thụ của tập đoàn sẽ thành một
vòng khép kín, giảm bớt sự phụ thuộc của tập đoàn với bên ngoài.
Mục đích hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro,
đảm bảo hoạt động của tập đoàn đƣợc liên tục, hiệu quả.

4.3. Các tập đoàn đa dạng về cơ cấu tổ chức, sở hữu
Tập đoàn kinh tế thƣờng đa dạng về cơ cấu tổ chức. Tập đoàn kinh tế là
một tổ hợp liên kết với nhau gồm công ty mẹ và các công ty con. Công ty mẹ
đóng vai trò nòng cốt, chi phối hoạt động của các công ty con. Sự liên kết
giữa các thành viên tùy thuộc vào mức độ liên kết về tài chính và lợi ích kinh
tế. Các công ty thành viên vẫn có tính độc lấp nhất định về mặt pháp lý.
4.4. Tập đoàn là một tổ chức không có tư cách pháp nhân
Tập đoàn kinh tế không có tƣ cách pháp nhân, mỗi đơn vị thành viên là
một pháp nhân độc lập. Vì vậy các doanh nghiệp bình đẳng với nhau trƣớc
pháp luật. Các doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm liên đới với các
doanh nghiệp khác. Công ty mẹ và các công ty con chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phần tài sản của mình.


15
5. Các mô hình cấu trúc liên kết tập đoàn kinh tế
5.1. Mô hình cấu trúc công ty mẹ và các thành viên có quan hệ phụ thuộc, hỗ
trợ
Biểu đồ 1: Mô hình cấu trúc công ty mẹ và các thành viên có quan hệ phụ
thuộc, hỗ trợ













Công ty mẹ và các công ty thành viên có mối quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ
về chiến lƣợc, tài chính, tín dụng. Giữa các công ty thành viên có mối liên hệ
ràng buộc, phụ thuộc chặt chẽ với nhau và ở mức độ lớn phụ thuộc vào công
ty mẹ nhằm phục vụ mục tiêu chung của tập đoàn. Mục tiêu của công ty thành
viên thƣờng trùng với mục tiêu của công ty mẹ. Tập đoàn chỉ tồn tại và phát
triển vững mạnh khi xây dựng đƣợc cơ chế hoạt động dựa trên sự thống nhất
lợi ích kinh tế của từng thành viên với lợi ích kinh tế chung của cả tập đoàn
và thực hiện chủ yếu bằng hợp đồng kinh tế.
Đây là tập đoàn kinh tế tổng hợp, nhiều cấp, nhiều góc độ (cả khoa học,
công nghiệp, thƣơng mại, tài chính, dịch vụ…). Các doanh nghiệp trong tập
đoàn lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu, thực hiện nhất thể hóa bằng cách hợp
nhất, sáp nhập các doanh nghiệp lại để lập ra tập đoàn kinh tế.

CÔNG TY MẸ
CÔNG TY
CON 1
CÔNG TY
CON 2
CÔNG TY
CON 3
CÔNG TY
CON 4
CÔNG TY
CON 5
CÔNG TY CON
3.1
CÔNG TY CON
3.2

CÔNG TY CON
3.3


16
Công ty mẹ sở hữu số lƣợng vốn cổ phần lớn trong công ty con cháu.
Nó chi phối các công ty con, cháu về tài chính và chiến lƣợc phát triển. Vốn
sở hữu của tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp (có nhiều chủ) nhƣng có một
chủ (công ty mẹ) là đóng vai trò khống chế, chi phối. Công ty mẹ thƣờng là
công ty có cổ phần, đƣợc thành lập và hoạt động theo luật công ty nƣớc sở tại,
có thể có vốn góp của chính phủ hoặc chính phủ sở hữu 100% về vốn hoặc
Chính phủ nắm giữ cổ phần chi phối 51%.
Công ty con cháu thƣờng là công ty cổ phần, có tƣ cách pháp nhân
riêng, đƣợc thành lập và hoạt động theo luật công ty của nƣớc sở tại. Trong đó
công ty mẹ sở hữu 100% vốn hoặc ít nhất 51% vốn cổ phần có quyền bỏ
phiếu trong các công ty con, hoặc công ty mẹ có khả năng kiểm soát, khống
chế mặc dù không nắm giữ cổ phần chi phối.
Về nguyên tắc, các tập đoàn thực hiện quản lý theo mô hình đa khối.
Mô hình quản lý đa khối chính là kết quả của sự phát triển, mở rộng và đa
dạng hóa hoạt động của tập đoàn kinh tế cả về quy mô, chủng loại sản phẩm
và thị trƣờng.
Theo mô hình tổ chức tập đoàn ở trên thì mỗi công ty con là một khối,
mỗi công ty cháu chỉ sản xuất một loại sản phẩm ở một nƣớc nhất định. Mỗi
đơn vị kinh doanh của khối có các phòng chức năng nhƣ phòng tài chính, tiếp
thị, phân phối, sản xuất nhƣng tất cả đều tập trung cho việc sản xuất có hiệu
quả và chất lƣợng một loại sản phẩm nhất định. Giám đốc của đơn vị kinh
doanh là ngƣời chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc giám đốc khối về hoạt động
của đơn vị.








17
5.2. Mô hình cổ phần
Biểu đồ 2: Mô hình cổ phần












Mô hình tập đoàn kinh tế này lấy công ty của nhà nƣớc có thực lực
hùng hậu nắm giữ cổ phần khống chế làm nòng cốt. Doanh nghiệp nòng cốt
này khống chế các doanh nghiệp bằng mua cổ phần hoặc các doanh nghiệp
khác tham gia tập đoàn bằng hình thức tham dự cổ phần hoặc các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài đầu tƣ vào tập đoàn dƣới hình thức cổ phần. Ví dụ về mô hình này
là conglomerate, concern.
6. Vai trò của tập đoàn kinh tế
6.1. Tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh
Tập đoàn với quy mô tổ chức sản xuất và kinh doanh lớn, đầu tƣ vào
lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, công nghệ hiện đại mà các doanh nghiệp đơn

lẻ không thể thực hiện đƣợc. Chính vì thế để tạo ra những bƣớc nhảy vọt đột
phá trong sản xuất, tiêu thụ thì cần phải có sự góp mặt của các tập đoàn lớn.
Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh, phân công lao động, phối hợp hoạt động
giữa các lĩnh vực ngành nghề khác nhau mà các tập đoàn kinh tế có sức cạnh

NHÓM CỔ ĐÔNG
CÔNG TY
1
CÔNG TY
2
CÔNG TY
3
CÔNG TY
4
………
Công ty
con 3.1
Công ty
con 3.2

Công ty
con 3.3

Công ty
con 3.4

×