Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quản lý lưu vực đầu nguồn sông Hồng và sông Mê Kong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.95 KB, 11 trang )

Câu 1: Nêu và phân tích các mối liên kết/quan hệ giữa vùng núi và vùng đồng
bằng?
Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên VN có đặc
điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm ưu thế
với > 60% diện tích cả nước, núi cao > 2000m chỉ chiếm 1,0%. Đồng bằng chiếm
1/4 diện tích, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ.
Vùng núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một thể
thống nhất. Do đó, vùng núi và đồng bằng có mối tác động qua lại lẫn nhau, ảnh
hưởng nhau.
-

-

Những vật liệu được bóc mịn, rửa trơi ở vùng cao sẽ được bồi đắp ở vùng thấp.
Các sông lớn mang vật liệu phù sa từ miền đồi núi bồi đắp mở rộng các đồng bằng
châu thổ. Đồng bằng sông Cửu Long rộng trên 40.000 km2, Đồng bằng sông Hồng
15.000 km2. Hai đồng bằng này hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu sơng, có
bờ biển phẳng, vịnh biển nơng, thêm lục địa rộng. Đồng bằng sông Cửu Long thấp,
phẳng, không có đê, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, mùa lũ nước ngập sâu ở các
vùng trũng, mùa khô nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm
mặn. Đồng bằng sông Hồng cao và chia cắt hơn, do có hệ thống đê ven sơng ngăn
lũ nên vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng
cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được phù sa
bồi đắp. Do địa hình khá bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, hai đồng bằng này đã trở
thành vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm lớn của cả nước. Ngồi ra, ở ven
biển có các bãi triều, vũng vịnh, đầm phá có tiềm năng lớn cho ni trồng thủy sản
- Địa hình núi cao ăn sát biển làm cho các đồng bằng miền trung bị chia
cắt. Do đó, vùng đồng bằng khó khăn trong việc giao thương giữa các vùng, …
Vùng núi chủ yếu là đồi núi thấp nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên nhiều
sơng suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông vận tải, cho việc khai
thác tài nguyên và giao lưu giữa các vùng. Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh, miền núi


còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai như lũ nguồn, lũ qt, xói mịn, trượt lở đất; Tại các
đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất; Nơi khơ nóng thường xảy ra nạn cháy
rừng; Miền núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan thường thiếu nước trong mùa khơ;
Vùng núi cao địa hình hiểm trở cuộc sống của người dân càng gặp nhiều khó khăn
Sử dụng tự nhiên không hợp lý ở miền núi gây tác hại lớn cho vùng đồng bằng.
Nhưng do tài nguyên rừng đang bị khai thác quá mức, diện tích đất trống đồi núi
1


-

-

trọc tăng lên kèm theo với nó là cường độ xói mịn đất vào mùa mưa diễn ra ngày
càng mạnh đã gây hậu quả rất lớn, làm giảm tuổi thọ các cơng trình thủy điện, thủy
lợi, phù sa lắng đọng ở các vùng cửa sông ven biển cản trở cho giao thông vận tải
đường thủy. Thiên tai (bão, lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về
người

tài
sản
- Đồng bằng là hậu phương vững chắc cho miền núi: nơi hội tụ nhiều điều
kiện thuận lợi; là nơi tập trung các ngành công nghiệp "hạ du" (các ngành chế biến,
sản xuất các thành phẩm cuối cùng). Nông nghiệp ở đây là thâm canh cây lương
thực - thực phẩm; chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm; thủy sản và các ngành dịch vụ.
Câu 5: Tác động tiêu cực của thủy điện đến hiện trạng lưu vực. Cho ví dụ minh
họa?
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã kéo theo sự phát triển ồ ạt của các
nhà máy thủy điện, các cơng trình nhà máy thủy điện được xây dựng hàng loạt
nhưng lại không được đánh giá tác động môi trường và không được nghiên cứu kĩ

tác hại của nó khi được xây dựng lên. Bên cạnh những lợi ích khơng thể phủ nhận,
thủy điện cũng có nhiều bất lợi, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái cũng như
ảnh hưởng đến hiện trạng lưu vực.
Thủy điện đã có những tác động tiêu cực đến hiện trạng lưu vực như sau:
 Tác động gián tiếp
Rừng đầu nguồn bị suy giảm: Đi dọc miền trung, đâu đâu cũng thấy những ”túi
nước khổng lồ”có thể dội vào hàng triệu người dân bất cứ lúc nào. Mới chỉ riêng 4
tỉnh: quảng nam, thừa thiên huế, kontum, đắc nơng đã có gần 150 thủy điện lớn nhỏ
đã và đang được triển khai. Theo các nhà chuyên gia, để tạo 1MW công suất thủy
điện, phải mất đi từ 10 – 30 ha rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san
phẳng, giải phóng từ 1.000 – 2.000 ha đất ở phía thượng nguồn. Như vậy, số lượng
các khu rừng đầu nguồn sẽ bị chặt phá không phải nhỏ.Việc phá rừng, nhất là các
khu rừng thượng nguồn sẽ đem lại những hậu quả vơ cùng nghiêm trọng. Rừng có
vai trị đối với mơi trường vơ cùng quan trọng: điều tiết dịng nước đặc biệt vào
mùa mưa lũ, làm tăng mực nước ngầm, hạn chế lũ lụt, làm giảm xói mịn đất và hạn
chế sự bồi lấp các lịng sơng, lịng hồ. Phá rừng sẽ kèm theo việc phá vỡ những vai
trò và chức năng về môi trường quan trọng của rừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hiện trạng của lưu vực.
 Tác động trực tiếp
Dòng chảy cạn kiệt: Trong mùa cạn, do chủ yếu chú ý đến sản lượng điện, nhiều hồ
chứa thuỷ điện tăng cường việc tích nước để dự trữ phát điện, nên lượng nước xả
2


-

-

-


xuống hạ lưu khơng đáng kể, đơi khi ngừng hồn tồn. Do đó, vào mùa khơ lưu
lượng nước ở các con sơng hạ lưu rất thấp.
Bên cạnh đó, nhiều cơng trình thuỷ điện dùng đường ống áp lực để dẫn nước
từ hồ chứa đến nhà máy thuỷ điện, để tạo nguồn nước lớn, nâng cao hiệu quả phát
điện, nên đoạn sơng từ đập đến nhà máy khơng có nước trở thành một đoạn sơng
chết, có chiều dài từ vài km đến hàng chục km ngay sau tuyến đập chính. Ví dụ
như: sau tuyến đập của hồ sông Ba Hạ đoạn sông chết dài 8km, của hồ Đồng Nai 3
dài 4km, hồ thuỷ điện Nậm Chiến dài hơn 16km và nhiều hồ thuỷ điện nhỏ khác.
Thay đổi dòng chảy: Việc xây dựng đập làm thay đổi dòng chảy đến các cửa sơng,
làm biến đổi số lượng và chế độ dịng chảy của sông. Một số hồ thuỷ điện đã làm
suy giảm, việc cạn kiệt dịng chảy ở lưu vực sơng do bị chuyển nước sang lưu vực
khác như: hồ thuỷ điện An Khê – Kanak chuyển nước sông Ba sang sông Kone,
thủy điện thượng Kon Tum chuyển nước từ nhánh sông Dak Bla thuộc lưu vực sông
Sêsan sang lưu vực sông Trà Khúc. Một số sơng Dak Mi 4, Phước Hồ, Nậm
Chiến… đều chuyển gần như toàn bộ lượng nước sau khi phát điện sang lưu vực
khác. Theo UBND thành phố Đà Nẵng, việc xây dựng Nhà máy thuỷ điện Đắk Mi4
tại Quảng Nam đã cắt dòng Đắk Mi – chiếm 1/3 lưu vực dòng Vu Gia, nhưng chiếm
50% lưu lượng nước của dịng sơng lớn này – nhưng khơng trả về dịng cũ mà đổ về
sơng Thu Bồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ lưu sơng Vu Gia.
Ngăn dịng trầm tích: Đập chặn ngăn dịng trầm tích chảy xuống hạ lưu, khiến nhiều
bờ sông suy yếu và sụt đáy sông. Sự sút giảm phù sa vận chuyển xuống hạ lưu cịn
ảnh hưởng đến cấu trúc của dịng sơng và trạng thái cân bằng của nguồn dinh
dưỡng: khiến bờ sông bị sạt lở, lịng sơng bị bào mịn.
Thay đổi chất lượng nước: Việc sử dụng nước của thuỷ điện làm biến đổi rất nhiều
chất lượng nước trong thời gian đầu tích nước vào lịng hồ do q trình phân huỷ
thực vật trong lòng hồ. Do thay đổi chế độ dòng chảy nên lượng các chất hữu cơ
trong nước của các cơng trình thuỷ điện bị giảm. Tác động của các hồ chứa cịn làm
giảm độ phì nhiêu đối với vùng đồng bằng do lượng phù sa bị giữ lại trong lịng hồ;
ước tính hàng năm của hồ chứa ở Việt Nam giữ lại trong lòng hồ khoảng 60-70 triệu
m3 phù sa, trong đó có 1.610 tấn mùn, 1.260 tấn sun phát đạm, 292 tấn lân, 780 tấn

kali.
Theo bảng “Đánh giá Môi trường Chiến lược” (Strategic Environmental
Assessment-SEA) của Ủy hội Sông Mekong MRC cho thấy nếu tất cả 11 đập thủy
điện trên hạ lưu sơng Mekong được xây thì 90% khối lượng phù sa sẽ bị giữ lại, ảnh
hưởng đến đặc tính phì nhiêu và khả năng bành trướng của châu thổ ĐBCLVN.
3


-

Xây dựng các hồ thủy điện lớn với mục tiêu tích nước sản xuất điện, trong
những giờ thấp điểm chỉ xả lưu lượng tối thiểu dẫn đến dịng chảy khơng đảm bảo
đủ để đẩy mặn tại các tỉnh ven sông biển của đồng bằng sông Cửu Long. Điều này
càng đặc biệt tệ hại trong bối cảnh biến đối khí hậu và mức nước biển ngày càng
dâng cao, đã làm cho nhiều vùng bị xâm thực nặng.
Suy thoái hệ sinh thái thủy sinh: Việc thay đổi dịng chảy của sơng dẫn tới sự thay
đổi môi trường sống của cá, sự đa dạng về số lượng các loài cá và các loài thuỷ sinh
bị thay đổi rõ rệt, đặc biệt là những loại di trú theo mùa, hoặc làm mất đi các bãi đẻ
trong mùa sinh sản. Di trú theo mùa là đặc tính sinh học mang tính sinh tồn của các
lồi cá và hầu hết khoảng 1700 lồi cá của sơng Mekong cần phải thay đổi nơi sống,
lội xi ngược dịng sông hoặc di chuyển đến những vùng đất trũng, vùng ngập
nước tìm những nơi thích nghi để sinh sản và tăng trưởng. Vì dịng sơng là hành
lang hốn trú của lồi cá, nên xây các đập thủy điện trên dịng chính sẽ làm gián
đoạn chu trình sinh lý thiết yếu của cá, như đẻ trứng, gây giống và tăng trưởng. Đập
Xayaburi ngăn cản lộ trình hốn trú của ít nhất 23 loài cá đến vùng thượng nguồn
Luang Prabang ở Lào, Chiang Khong và Chiang Saen ở Thái Lan và tối thiểu 41
lồi cá có thể bị diệt chủng. Đồng thời, sự sút giảm phù sa vận chuyển xuống hạ lưu
làm cho nguồn dinh dưỡng N và P bị xáo trộn, tạo điều kiện cho các loài rong, tảo
bộc phát, làm tắc nghẽn dịng sơng, với hậu quả hệ thủy sinh học bị hủy diệt.
Từ những tác động tiêu cực của thủy điện đến hiện trạng lưu vực trên, cho

chúng ta thấy việc xây dựng thủy điện đã kéo theo những hệ lụy rất lớn đến lưu
vực.Tuy nhiên, việc xây dựng đã đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã
hội hiện nay. Chính vì vây, trước khi xây dựng thủy điện cần có sự tham gia đóng
góp ý kiến của các bên liên quan và cân nhắc kĩ lưỡng giữa cái được và mất của
thủy điện, từ đó đưa ra phương án lựa chọn phù hợp nhất. Cần chú ý, khi xây dựng
và vận hành thủy điện cần có sự giám sát và quản lý chặt chẽ, tuân thủ quy định để
hạn chế những tác động tiêu cực của thủy điện đến kinh tế - môi trường - xã hội,
đặc biệt là ảnh hưởng đến hiện trạng lưu vực.
Câu 7: Vì sao phải quản lý tổng hợp lưu vực. Cho ví dụ minh họa và liên hệ thực
tế?
Lưu vực sơng chính là phần bề mặt, bao gồm cả độ dày tầng thổ nhưỡng, tập
trung nước vào sông. Lưu vực sông thực ra gồm phần tập trung nước mặt và tập
trung nước dưới đất. Việc xác định phần tập trung nước dưới đất là rất khó khăn,
bởi vậy, trong chừng mực nhất định đối với một dịng sơng cụ thể, có thể xem như
4


lưu vực tập trung nước mặt và nước dưới đất là trùng nhau mà không mắc phải sai
số lớn.
Việt Nam có tài ngun nước đứng vào mức trung bình trên thế giới với giá
trị trung bình đầu người khoảng 5000m3/năm, tức là cao hơn không đáng kể so với
giá trị trung bình của 27 quốc gia vùng Châu á - Thái Bình Dương (khoảng
4410m3/năm). Trong tổng số nước được sử dụng thì hơn 70% phục vụ cho sản xuất
nơng nghiệp. Hàng năm có đến 70 - 75% lượng nước tập trung vào 3 - 5 tháng mùa
mưa, trong đó có tháng đạt đến 20 - 30% lượng mưa cả năm gây ra lũ lụt nghiêm
trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống va sản xuất. Nhưng ngược lại, trong thời gian
mùa khơ rất nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu nước. Một tính tốn sơ bộ cho rằng
đến 2010, lượng dịng chảy mùa cạn của các sơng, kể cả dung tích được điều tiết và
lượng nước ngầm khơng cịn đáp ứng được nhu cầu dùng nước. Đó la chưa xét đến
sự suy giảm dịng chảy, chủ yếu trong mùa khơ do việc dẫn nước của các quốc gia

vùng thượng lưu cũng như tình trạng ơ nhiễm nước vẫn gia tăng do sự phát triển
cơng nghiệp va q trình đơ thị hố. Ơ nhiễm hữu cơ của nước sơng Sai Gịn, Thị
Vải, Đồng Nai va Sông Cầu ... cao hơn nhiều lần so với tiều chuẩn cho phép. Ô
nhiễm nước do sản xuất nông nghiệp lại là hậu quả của việc lạm dụng các loại phân
bón hữu cơ và hố chất bảo vệ thực vật. Trước bối cảnh như vậy, để đảm bảo sự
phát triển bền vững đòi hỏi phải tiến hành những biện pháp thích hợp trong khai
thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Vì vậy, cần phải quản lý tổng hợp
lưu vực sông.
QLTHLVS xem lưu vực sông là đối tượng trung tâm, là một hệ thống thống
nhất trong đó thể hiện tác động qua lại giữa đất, nước và động thực vật tạo thành
một hệ sinh thái ổn định, nhằm mục đích bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
cũng như cải thiện chất lượng môi trường trên lưu vực sông. QLTHLVS trước hết
thực chất là quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng quản lý toàn
thể các hoạt động khác như quản lý đô thị, quản lý công nghiệp, quản lý nông
nghiệp, quản lý xã hội ... QLTHLVS là một quá trình linh hoạt và mềm dẻo nhằm
giải quyết những vấn đề nảy sinh do hoàn cảnh và điều kiện thay đổi, trong đó bao
gồm việc tích luỹ thêm kiến thức khi cơng tác quản lý tiến triển và tích lũy được
ngày càng nhiều thơng tin liên quan đến các q trình quản lý.
Các chương trình quản lý tổng hợp LVS có thể tác động toàn diện đến các
mặt kinh tế, xã hội và đem lại nhiều lợi ích cho lưu vực như:
- Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS
đều
được
khai
thác
sử
dụng.
- Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao
gồm địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí

hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là
5


các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ
phải
kiểm
soát
chặt
chẽ
các
yếu
tố
này.
- Kiểm soát lũ: Việc cấp nước đồng thời đảm bảo chống lũ có thể là lý do
quan trọng nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS
quan tâm đến các vùng đầu nguồn và bảo vệ các vùng đất ngập nước.
Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh cảnh,
giao thơng thuỷ, kiểm sốt lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó cịn ảnh hưởng đến
các lồi cá do bùn lắng trên lịng sơng - nơi cần thiết cho chúng đẻ trứng, và che
phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.
- Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường
gây ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu
mỡ khống cũng như chất thải sinh hoạt. Ngồi ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt
môi trường với các hoạt động giao thông thuỷ là sự cố tràn dầu.
- Phát triển kinh tế với các cơng trình thuỷ điện-thuỷ lợi: Có thể thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ những năm
80, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa để tích nước trong mùa mưa
lũ và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát điện, điều tiết lưu lượng dòng chảy ở
hạ lưu và đẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cấp nước, nuôi cá, cải tạo

môi
trường.
- Đa dạng sinh học: LVS, đặc biệt là những nơi cư trú ven sông là nơi cư trú
cần thiết và đa dạng cho nhiều q trình và nhiều lồi sinh vật, đây cịn là nơi cung
cấp mối liên kết giữa hệ sinh thái thuỷ sinh với hệ sinh thái vùng cao. Chẳng hạn
như, thảm thực vật ven sơng sẽ kiểm sốt nhiều cơ chế mơi trường của hệ sinh thái
sơng, và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lưu lượng, điều chỉnh dịng
chảy cũng như nhiệt độ sơng. Các vùng đất ngập nước cũng đóng vai trị quan trọng
tương tự trong việc duy trì đa dạng sinh học và các quá trình trong LVS. Quản lý
LVS có thể là cơng cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật hoang dã,
một nhân tố của sự đa dạng sinh thái. Mặc dù khơng phải là thích hợp với mọi
trường hợp nhưng việc lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những nỗ lực
tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
- Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác: cần có các hoạt động quản lý LVS để làm
giảm các ảnh hưởng và cải thiện, bảo tồn loài cá cũng như các sinh vật thuỷ sinh
khác.
- Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục
đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước.
6


- Giải trí-du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí-du lịch có thể được
tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở
phía hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngồi ra
cịn có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các
hoạt
động
giải
trí
như

bơi
thuyền

câu
cá.
Liên hệ thực tế: Kinh nghiệm về công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông tại Pháp

-

-

-

Ở Pháp, các giải pháp đã được tìm kiếm trong suốt 50 năm, từ khi Luật về
nước năm 1964, được cập nhật năm 1992 và 2006 đã tạo cơ hội cho tất cả các bên
tham gia vào quản lý và sử dụng nước được phối hợp hành động, trong mối quan
tâm của tất cả các bên.
Chính sách về nước được xác định bởi Nhà nước trong mối quan hệ đối tác
với tất cả các cộng đồng địa phương, người sử dụng cho mục đích cơng nghiệp,
những ngành phát triển quy mô lớn, ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, các hiệp
hội bảo vệ tự nhiên ở tất cả các cấp với quan điểm là tổ chức quản lý tài nguyên
mang tính tổng thể nhằm đảm bảo đáp ứng cao nhất tất cả các nhu cầu trong khi vẫn
tôn trọng các hệ sinh thái thủy sinh.
Cơ chế đối thoại được thiết lập ở các cấp quốc gia, lưu vực sông và địa phương:
Ở cấp quốc gia, Ủy ban nước quốc gia do một thành viên của nghị viện chủ trì bao
gồm các đại diện của Quốc hội và Nghị viện cùng sự tham gia của các cơ quan quan
trọng và liên bang. Ủy ban được các bên tham vấn về các chính sách quốc gia về
nước và về các dự thảo về các văn bản pháp lý.
Ở cấp lưu vực của 6 lưu vực sông, Ủy ban lưu vực sông do một quan chức địa
phương được bầu chủ trì giữ một vai trị quan trọng liên quan đến các hoạt động

định hướng và khích lệ.
Ủy bản xây dựng và thông qua Kế hoạch tổng thể cho việc Phát triển và
Quản lý nguồn nước (SDAGE) cho mỗi lưu vực hoặc nhóm các lưu vực, xác định
các phương hướng cơ bản cho việc quản lý nguồn nước một cách cân bằng, đảm
bảo chất lượng và khối lượng.
Được các bên tham vấn về giá cả, cơ sở của thu tiền thuế nước tiêu thụ và
nước thải. Ủy ban cũng được các bên tham vấn về những ưu tiên cho các chương
trình hành động của Cục Nước về lưu vực sông.
Ở cấp chi nhánh và phụ lưu, một Ủy ban nước địa phương chuẩn bị và thực hiện Kế
hoạch Quản lý và Phát triển nước (SAGE). Đối với cả nước mặt và nước ngầm, Cơ

7


-

quan Nhà nước ủy quyền và kiểm soát/quản lý việc thu phí đối với việc sử dụng
nước và việc thải nước,…
Trong khuôn khổ Luật về nước 1964, một “Cục Nước” đã được thành lập ở 6 lưu
vực sông như một cơ quan hành chính cơng có quyền dân sự và nguồn tài chính độc
lập.
Mục đích của những cơ quan “Cục Nước” là nhằm hỗ trợ cho các hành động
khác nhau cùng liên quan đến lưu vực sơng đó. Thẩm quyền của những cơ quan này
là:
+ Đóng góp tài chính nhằm hoàn thiện việc xây dựng và vận hành các
nhà máy, đáp ứng các nhu cầu do Ủy ban lưu vực sông xác định,
+ Tiến hành hoặc ký hợp đồng phụ về khảo sát, đo đạc và nghiên cứu
về nước.
Nguồn lực của các Cục Nước được hình thành thơng qua việc áp dụng
nguyên tắc “Người sử dụng và gây ô nhiễm phải trả tiền”. Nguyên tắc này cho phép

họ thu thuế nước đối với việc dùng và thải nước từ tất cả những người sử dụng,
những người có tác động tới chất lượng nước và làm thay đổi cơ chế về nước.
Tỷ lệ được áp dụng cho việc tính tốn mức phí được quyết định bởi mỗi Cục
Nước với sự đồng ý của Ủy ban lưu vực sông nhằm cân đối các chương trình hành
động ưu tiên. Các chương trình được thiết lập theo vị trí địa lý theo sự ưu tiên và
các mục tiêu về chất lượng do Ủy ban lưu vực sông xác định.
Việc tổ chức các thông tin và dữ liệu về sản xuất và quản lý đã đạt được
những tiến bộ và được lưu trữ trong Hệ thống thơng tin Nước Quốc Gia.
Ở Pháp, việc hình thành các dịch vụ nước uống cầm tay, việc thu gom và xử
lý nước thải là trách nhiệm của địa phương hoặc nhóm cộng đồng.
Từ khi có các luật phân cấp tháng 3/1982 và tháng 01/1983, vai trò vận hành
của Nhà nước về nước đã bị giới hạn ở phạm vi thực thi pháp luật về nước (cấp
phép sử dụng và thải nước) và đảm bảo về y tế và an tồn.
Cộng đồng địa phương có thể hoặc giao trách nhiệm quản lý các dịch vụ cấp
nước cho một công ty tư nhân chuyên nghiệp hoặc trực tiếp quản lý như một Cơ
quan quản lý nước.
Câu 9: Tài nguyên nước mặt và biến đổi khí hậu, liên hệ thực tế?
 Tài nguyên nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
8


Tài ngun nước mặt (dịng chảy sơng ngịi) của một vùng lãnh thổ hay một
quốc gia là tổng của lượng dịng chảy sơng ngịi từ ngồi vùng chảy vào và lượng
dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Tổng lượng dịng chảy sơng ngịi trung bình hàng năm của nước ta bằng
khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngồi vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60%
và dịng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%. Nếu xét chung cho cả nước, thì tài

nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng
dòng chảy của các sơng trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ
chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài
nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các
năm và phân phối không đều trong năm) và cịn phân bố rất khơng đều giữa các hệ
thống sơng và các vùng. Tổng lượng dịng chảy năm của sông Mê Kông bằng
khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dịng chảy năm của các sơng trong cả
nước, sau đó đến hệ thống sơng Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai
36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dịng chảy xấp xỉ nhau,
khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sơng Kỳ Cùng, Thái Bình và
sơng Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sơng cịn lại là 94,5 km3
(11,1%). Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là
phần lớn nước sơng (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở
nước ngồi, trong đó hệ thống sơng Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%).
Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sơng được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì
hệ thống sơng Hồng có tổng lượng dịng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%,
sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sơng Đồng Nai
(32,8 km3, 9,6%).
 Sự biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu
năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình qn hay thay đổi sự phân bố các
sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn
trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu.
 Ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tài nguyên nước, đặc biệt là tài
nguyên nước mặt. Những thay đổi nhiệt độ và lượng mưa có thể dẫn đến thay đổi
lớn tỷ lệ dòng chảy, làm nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và
9



quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt. Do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng
gia tăng, ở nước ta mùa mưa và lưu lượng nước có xu hướng diễn biến thất thường,
nên hạn hán hoặc ủng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn
trước. Rõ rệt nhất là vài năm gần đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn
hơn gây nên hạn hán tại nhiều vùng trong cả nước. Trong đó việc cạn kiệt nguồn
nước biểu hiện rõ nhất trong năm nay là tại khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và
Nam Bộ.
Thế giới đã có những nghiên cứu mơ phỏng cho thấy rằng những thay đổi
tương đối nhỏ về nhiệt độ và lượng mưa có thể gây ra hiệu ứng lớn trên dịng
chảy. Với lượng mưa khơng đổi, dịng chảy giảm ước tính từ 3 -12% khi tăng 2 oC;
với 4oC tăng lên, dòng chảy giảm 7 – 21%. Từ đó cho thấy tăng 10% lượng mưa
khơng đủ bù đắp những tác động tiêu cực đến dòng chảy do tăng 4 oC ở nhiệt độ. Tại
Việt Nam, theo đánh giá sơ bộ, vào năm 2070 với kịch bản nhiệt độ tăng 2,5 oC 4.5oC dẫn đến lượng dòng chảy sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi của lượng
mưa. Lưu lượng dòng chảy mặt sẽ làm giảm 10% đến 30% nếu lượng mưa giảm
10%. Thay đổi đáng kể sẽ xảy ra khu vực phía nam Trung bộ và Nam Bộ. Đặc biệt,
trong mùa khơ dịng chảy sẽ làm giảm 10% - 15% nếu lượng mưa giảm 10% và
nhiệt độ tăng hơn 1,5oC; Bên cạnh đó, mực nước biển có thể tăng 0,3 - 1,0 mét.
Thực tế thì biến đổi khí hậu đã và đang tác động lên tài nguyên nước, thể
hiện rõ ràng nhất ở thiên tai xảy ra dồn dập trên khắp thế giới trong mười năm qua:
lũ lụt ngập 2/3 lãnh thổ Bangladesh năm 2004, lũ lớn sông Trường Giang Trung
Quốc năm 2010 mà hồ chứa khổng lồ Tam Điệp không cắt được lũ như mong đợi;
đặc biệt sông Chao Phraya ở Thái Lan, một con sông đã trở nên hiền hòa từ vài
chục năm nay nhờ các hồ chứa lớn điều tiết hồn tồn dịng chảy, bỗng năm 2011
xảy ra lũ lớn mà quản lý tài nguyên nước quốc gia lại bị động, gây ra thảm họa lũ
lụt quốc gia trong nhiều tháng liền.
Sông Mekong mười năm qua khơ hạn đến mức người ta có thể lội qua sông ở
đoạn Vientiane trong mùa khô, mùa mưa lũ nhỏ đến mức đồng bằng sơng Cửu Long
phải góng chờ nước nổi. Nhưng đến năm 2011, lũ lớn bất ngờ vượt mức lịch sử năm

2000. Khơng phải chỉ có lũ, mà hạn cũng rất khắc nghiệt: lưu vực sông Senegal ở
Tây Phi ngày nay có tổng lượng dịng chảy chỉ còn 1/4 so với thập niên 1950, trong
khi dân số tăng 30%. Cũng có nghĩa lượng nước tính theo đầu người ngày nay
ở Senegal chỉ còn 1/6 so với 60 năm trước.
Việt Nam đã chứng kiến những hiện tượng thiên nhiên bất thường trong
những năm gần đây: tháng 11/2008 Hà Nội có đợt mưa lịch sử, lượng mưa ba ngày
10


quan trắc được ở Trạm Láng là 563mm, Hà Đông 813mm, thành phố ngập lụt mấy
ngày; Sapa chưa bao giờ có tuyết vào tháng 3, nhưng ngày 21/3/2011 bất ngờ tuyết
rơi dày đặc.
Mặt khác, biến đổi khí hậu làm nhiệt độ trái đất tăng cao, một số sinh vật
thủy sinh khơng thích ứng được với biến đổi khí hậu thì sẽ dần bị mất đi. Đồng thời,
sẽ có một số lồi sinh vật thủy sinh mới xuất hiện thích hợp với điều kiện khí hậu
mới.

11



×