Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Quản lý lưu vực sông Hương, đe dọa, thách thức và mối liên hệ phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.91 KB, 19 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên
thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ
gần đây nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng
tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu
vực sông. Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực
sông được thành lập để quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và
các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc
lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ
thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống
lâu bền cho con người.
Trên thế giới, kể từ sau Hội nghi Dublin và Hội nghị thượng đỉnh về Môi
trường và phát triển của thế giới họp tại Rio de janero (Brasin, 1992), phần lớn các
nước trên thế giới đều trong tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước
với việc lấy lưu vực sông làm đơn vị quản lý nước càng được chú trọng và được coi
là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, điều phối và giải quyết
tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước giữa các vùng, các
khu vực thượng hạ lưu của lưu vực sông.
Lưu vực sông Hương và tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi rất dễ bị ảnh hưởng và
nhạy cảm với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây,
tình hình bão lớn, mưa to, lũ lụt và hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên đáng
kể, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường ở hạ lưu, ảnh hưởng đến di sản thế giới, gây tổn thất về tài sản và cuộc sống
của người dân.
Sông hương là hệ thống chính ở Thành phố Huế có vai trò cực kỳ quan trọng
đối với người dân Thành phố Huế và các vùng phụ cận. Sông Hương là một nguồn
nước mặt quan trọng cung cấp 75% khối lượng nước cho mọi hoạt động của đô thị
Huế bao gồm cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thủy
1
lợi, du lịch trên thuyền, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nước thải không qua xử lý


từ các hoạt động của đô thị Huế.
Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế
ngày càng mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu nguồn nước này càng tăng lên. Ngày càng có
nhiều công trình phục vụ cho công tác khai thác tài nguyên nước được xây dựng. Bê
cạnh đó với xu thế bất lợi của thời tiết, Sông hướng cũng phải thường gánh chịu
những tác động bất lời từ thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn Tất cả
những nguyên nhân trên đã làm cho chất lượng nước Sông Hương biến chuyển
theo chiều hướng xấu đi rất nhiều, về cả số lượng lẫn chất lượng.
Quản lý nước theo địa giới hành chính là phương thức truyền thống vẫn phổ
biến trên thế giới nhiều thế kỷ gần đây và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. ở nước ta
cũng vậy, Điều 58 của Luật Tài nguyên nước đã giao nhiệm vụ quản lý nước thuộc
trách nhiệm của bộ máy hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương. Tuy
nhiên, để phát triển bền vững thì nước cũng cần thiết phải được quản lý theo lưu
vực sông. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, điều 64 của Luật
Tài nguyên nước đã thể chế hoá về quản lý lưu vực sông bằng việc quy định nội
dung quản lý quy hoạch lưu vực sông và việc thành lập cơ quan quản lý quy hoạch
lưu vực sông đối với các lưu vực sông lớn ở nước ta.
Từ đó thấy tầm quan trọng như thế nào về việc quản lý một lưu vực nhóm
chúng tôi thảo luận vấn đề sau:
- Các mối đe dọa, tác động đến trạng thái khu vực đầu nguồn Sông Hương.
- Từ đó xác định nhóm các giải pháp giải quyết những vấn đề.
- Sau đó xác định các bên liên quan, mức độ tham gia vào trong nhóm các
giải pháp đó.
- Sau cùng liên kết giải pháp của các khu vực.
2
PHẦN 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Mục tiêu:
Khi kết thúc tiểu luận có một số mục tiêu đạt được như sau:
- Đưa ra được các môi đe dọa, tác động đến trạng thái khu vực đầu nguồn

Sông Hương.
- Đã đưa ra được các nhóm giải pháp để giải quyết vấn đề và liên kết các
giải pháp của khu vực.
- Biết được các bên liên quan, mức độ tham gia vào trong nhóm các giải
pháp.
2.2 Nội dung:
Để đạt được các mục tiêu trên cần tiến hành các nội dung sau:
- Nêu và phân tích hiện trạng khu vực đầu nguồn Sông Hương, các môi đe
dọa, tác động đến trạng thái khu vực.
- Xác định các giải pháp giải quyết những vấn đề nêu trên.
- Xác định các bên liên quan mức độ tham gia vào trong nhóm các giải pháp
đã nêu.
- Liên kết giải pháp của các khu vực (hệ thống giải pháp của khu vực hỗ trợ
giúp gì cho khu vực lân cận)
2.3. Phương pháp thực hiện:
- Kế thừa tài liệu có sẵn.
- Phân tích đánh giá
3
- Tổng hợp và viết báo cáo
PHẦN 3
KẾT QUẢN THỰC HIỆN
3.1. Hiện trạng lưu vực Sông Hương:
Hệ thống sông Hương bắt nguồn từ núi có cao độ so với mực nước biển là
1.280 m với lưu vực là 2.830 km
2
, chiếm khoảng 56% diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên
Huế. Hệ thống sông gồm 2 dòng chính là Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lưu thành
sông Hương. Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường
Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn
Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác

nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại
ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch
dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà
Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất
chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy
quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm
Điện Hòn Chén.
Hệ thống sông Hương được bắt nguồn từ 2 trung tâm mưa lớn của cả tỉnh là
Bạch Mã và A Lưới. Hệ thống sông này có đặc điểm độ dốc lớn, chảy qua nhiều vùng
địa hình bị chia cắt mạnh, sông hầu như không có trung lưu nên lượng nước tập
trung nhanh, cường suất lũ lớn gây ngập lụt vùng hạ lưu từ 8 đến 10 giờ. Để giải
quyết vấn đề ngập lụt đồng thời đảm bảo cho phát triển kinh tế, tỉnh Thừa Thiên
Huế đã triển khai 3 quy hoạch liên quan đến các hồ chứa, thủy điện trên thượng
nguồn hệ thống sông Hương.
4
Lưu vực sông Hương nằm trong vùng mưa lớn của miền Trung, lượng mưa
trung bình nhiều năm là 2.868mm. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất ứng với tần suất
5% trên lưu vực sông Hương từ 600-1000mm. Lũ lớn xảy ra trong các tháng 9-
tháng 11, nhưng cuối tháng 5/1989, có năm đã có lũ trên Báo động III hơn 1m tại
Huế. Năm 1990 có 5 lần bão gây lũ trên Báo động III tại Huế, mặc dù, trong cả 5 lần,
bão đều không trực tiếp vào Thừa Thiên-Huế. Giai đoạn 1976-1998, có hai lần áp
thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào đồng bằng sông Hương gây ra lũ trên Báo động
III. Lũ lụt lớn tháng 10/1983 và cơn bão số 8 tháng 11 gây tổn thất lớn cho Thừa
Thiên-Huế: 237 người chết, 7.642 ha hoa màu bị ngập, 603 ha lúa hè thu bị mất
trắng, 770ha ruộng bị xói lở; 1.760 con trâu bò và 25.844 con lợn bị chết; hệ thống
đê biển bị sạt lở, hầu hết các công trình thủy lợi vừa và nhỏ bị trôi; 1.996.000m3 đất
trôi, 10.716 m3 đá xây bị phá, 28.800m3 đá lát bị trôi và 2.858m3 đá lát bị phá huỷ
5
Sông Hương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển dân

sinh, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng đây cũng là nơi rất dễ bị ảnh
hưởng và nhạy cảm với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Những năm
gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế và lưu vực sông Hương đã chịu tác động và ảnh
hưởng của nhiều trận thiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt và hạn hán với cường độ
và tần suất tăng lên đáng kể, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường ở hạ lưu đến di sản thế giới, gây tổn thất về
tài sản và cuộc sống của người dân. Sông Hương được cho là rất đẹp khi chiêm
ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các
cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc
như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh.
Nó từng là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sông để
nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.
Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn
tược, chùa chiền, tháp và đền đài ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến
con sông thậm chí còn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn
gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dòng Sông
Hương. Sau khi chảy qua trung tâm TP Huế thì hợp lưu với sông Bồ. Ở khu vực hạ
lưu sông Hương có đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, từ đây nước được đổ ra biển
thông qua 2 cửa sông chính. Có gần 1 triệu dân đang sinh sống ở lưu vực sông
Hương.
Mặc dù đã có nhiều công trình đã triển khai, nhưng nếu chỉ xem xét hai dự án
hồ chứa là thủy điện Bình Điền, Hương Điền đang hoạt động và hồ chứa Tả Trạch
đang triển khai ở khu vực đã bộc lộ các tác động như thay đổi chế độ dòng chảy ở
hạ lưu sông Bồ làm thiếu nước tưới cho nông nghiệp vào tháng 12 năm 2009. Sự
suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ lưu của các sông do các công trình thủy điện
không có thiết kế cống xả đáy làm thiếu hụt lượng phù sa, cát sạn sỏi,… dẫn đến ảnh
hưởng hình thái sông và sinh kế của người dân sống bằng nghề khai thác này. Đáng
lưu ý hơn chất lượng nước trong thời gian gian tích nước và xả nước của các thủy
điện, hồ chứa đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ở hạ lưu do đó việc xử lý
nước của nhà máy cấp nước Huế đang gặp khó khăn. Ngoài ra, sự suy giảm tài

6
nguyên sinh học vùng hạ lưu do độ mặn thay đổi tăng về mùa khô đã đe dọa đến các
loài nước ngọt và sinh kế của người dân ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Thực tế cho thấy, sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và vận
hành các hồ chứa đều ở mức độ thấp, việc tham gia không rõ nét từ khâu thiết kế,
xây dựng và khi hồ chứa vận hành. Nhìn chung cộng đồng trong khu vực đều quan
tâm đến sự hiện diện và hoạt động của hệ thống hồ đập, thủy điện bởi lẽ nó gắn liền
với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng tiềm ẩn các rủi ro và đặc biệt là tính
nguyên sơ của sông Hương.
3.2. Các mối đe dọa, tác động đến trạng thái khu vực đầu nguồn sông
Hương:
Tình trạng người dân đua nhau chặt phá rừng phòng hộ để trồng rừng kinh
tế. Đến nay, hàng trăm ha rừng phòng hộ đầu nguồn đã “biến mất”. Từ năm 2004,
một số hộ dân ở ba xã Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến (Hương Trà) đua nhau vào
rừng căng bạt dựng lều chặt phát, lập vườn ươm để trồng rừng kinh tế Ban đầu
chỉ có vài hộ, sau lan ra khắp các thôn, xã. Các gia đình “vô tư” phân chia ranh giới
theo khả năng chặt phát và nguồn nhân lực. Nhiều trang trại hoành tráng được
khoanh vùng lên tới hàng chục hecta. Trước thực trạng đó ban quản lý rừng phòng
hộ đầu nguồn sông Hương đã lập biên bản kiến nghị các cơ quan chức năng và
chính quyền địa phương cùng giải, phối hợp cùng chính quyền các xã trên tổ chức
kiểm tra và thống kê toàn bộ diện tích rừng bị lấn chiếm từ năm 2005 đến nay, ước
tính, đã có hơn 230ha rừng, trong đó có 94, 91ha rừng phòng hộ bị người dân lấn
chiếm. Trong đỏ, Bình Thành thiệt hại 19,25ha; Bình Điền 174,06ha; Hồng Tiến
38,30ha.
Người dân lợi dụng chủ trương giao đất trồng cao su để phá rừng ngoài khu
vực cho phép. Thời gian gần đây, nhiều người dân hai xã Hương Nguyên và Hồng
Tiến (A Lưới, Thừa Thiên - Huế) đã lợi dụng chính sách giao đất trồng cao su để ồ ạt
chặt phá rừng tái sinh. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc
thượng nguồn các con suối cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ ở 6 thôn
của xã Hương Nguyên bị ô nhiễm nặng nề, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người

dân.
7
Thủy điện trên các lưu vực sông khiến các dòng sông tự nhiên đều bị thay đổi,
làm mất rừng đầu nguồn khiến đa dạng sinh học bị giảm và gia tăng lũ quét.
những hồ đập ở thượng nguồn sông Hương là những “quả bom nước” treo trên
đầu các khu vực đông dân dưới hạ lưu. Việc xây dựng nhiều thủy điện đã làm gia
tăng nguy cơ lũ lụt trên địa bàn tỉnh, dẫn chứng là việc thủy điện Bình Điền đã xả lũ
cuối tháng 9.2009 làm cho lũ lớn, người dân trở tay không kịp. Thừa Thiên- Huế đã
thông qua quy hoạch thủy điện đến năm 2015 bao gồm 12 hồ đập, trong đó riêng
sông Bồ có tới 7 hồ đập, thượng nguồn sông Hương có 3 hồ đập thủy điện.
Quá trình thi công xây dựng và chặn dòng tích nước các hồ thủy điện ở
Thừa Thiên- Huế đã có những ảnh hưởng nhất định đến chế độ dòng chảy hạ du các
con sông. Trước hết là làm suy giảm số lượng và chất lượng dòng chảy ở hạ lưu
trong thời gian thi công và tích nước ban đầu. Hầu hết các công trình thủy điện
Bình Điền, Hương Điền đều không có thiết kế cống xả cát đáy nên một lượng lớn
bùn cát, phù sa bị giữ lại trong lòng hồ. Điều đó không chỉ làm giảm tuổi thọ của hồ
chứa mà còn gây ra tình trạng thiếu hụt phù sa, bùn cát ở hạ lưu, gây ảnh hưởng
đến hình thái và sinh kế của người dân làm nghề khai thác cát sỏi. Ban Kinh tế &
Ngân sách- Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế đã cảnh báo: từ năm 2010 trở
đi, tỉnh này sẽ thiếu cát sạn trong xây dựng.
Ngoài ra, qua kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu cho thấy, từ tháng
5.2009, nhà máy thủy điện Bình Điền ở thượng nguồn sông Hương súc rửa máy móc
từ tháng 5.2009 làm cho man-gan trong nước máy tăng cao, khiến nước do nhà
máy nước Vạn Niên cung cấp cho thành phố Huế và các vùng phụ cận bị đục và hôi
tanh. Nguồn nước của nhà máy nước Tứ Hạ (huyện Hương Trà) lấy từ sông Bồ
cũng có nguy cơ bị nhiễm man-gan vượt mức cho phép khi mà nhà máy thủy điện
Hương Điền xả nước phát điện trong thời gian tới.
Thủy điện Bình Điền làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Hương (xã
Bình Điền, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), từ ngày thủy điện được xây dựng
đến nay đã làm số lượng một số loài cá bị giảm, gây mùi hôi thối vào mùa hè, giảm

hàm lượng phù sa bồi đắp ở hạ nguồn…Từ khi đi vào vận hành từ tháng 5 năm
2009, Công ty Thủy điện Bình Điền không làm sạch thảm thực vật ở lòng hồ và thiết
kế thiếu van xả đáy đã làm cho nước thiếu ôxy nghiêm trọng, dẫn đến nguồn nước
8
sông Hương không thể tự thanh lọc và ôxy hóa sắt. Tại Hội thảo “Đánh giá tác động
môi trường của Thủy điện Bình Điền” do Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Thừa
Thiên - Huế phối hợp với Nhóm tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội tổ
chức vừa qua tại Huế, đại diện Cty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và
Cấp nước tỉnh Thừa Thiên - Huế (Huế Waco) cho biết: “Sau khi nhà máy Thủy điện
Bình Điền xây dựng, các thông số về Mn, Fe, pH, độ đục, COD đều tăng, đặc biệt năm
2009 - 2010 các thông số này tăng một cách đột biến. Từ năm 2010 đến nay, các
thông số này có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn cao hơn năm 2008". Điều này
đã làm cho Cty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước tỉnh Thừa
Thiên - Huế tốn rất nhiều kinh phí trong việc xử lý nước cấp cho tiêu thụ (hơn 5,1 tỷ
đồng để đầu tư năm 2009). Không những thế, do độ đục của sông Hương tăng lên
nhanh nên đã làm cho các đường ống dẫn nước bị hư hại
Mức độ báo động về độ ô nhiêm ở mức báo động lớn khẳng định một điều
rằng chất lượng nước sông Hương đang chuyển biến xấu. Sự ô nhiểm nguồn nước
không chỉ do nguồn nước thải sinh hoạt của dân sống ở lưu vực sông, mà còn tồn
tại rất nhiều cơ sở đang xả nguồn nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông, như
một số dịch vụ khám chữa bệnh, cơ sở chế biến thực phẩm, thủy sản, khai thác cát,
sạn trái phép
Theo kết quả nghiên cứu của Seia ở 30 hộ gia đình sống hai bên bờ sông
Hương, lượng rong trên sông Hương (khu vực nghiên cứu) đã giảm hơn 90% so với
thời điểm trước năm 2009. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do lượng dinh
dưỡng cung cấp cho rong giảm và nhiệt độ nước sông Hương bị lạnh vào mùa hè.
Địa mạo lòng sông bị thay đổi đã làm thu hẹp nơi trú ẩn, giá thể của các loài tôm
cá. Từ khi nhà máy Thủy điện Bình Điền đi vào hoạt động thì sản lượng cá đánh bắt
giảm, có nhiều loài biến mất. Sản lượng cá đánh bắt được trong thời gian gần đây
đã giảm 50 - 70% so với thời điểm trước 2009. Trong đó có một số loài gần như

biến mất như cá mõm, cá bọp, cá láu vảy và một số loài cá có giá trị kinh tế cao như
cá xanh, cá lấu, cá chình đã giảm đi hơn 90% so với trước năm 2009. Nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này là do đường di chuyển của cá bị ngăn chặn và nguồn
thức ăn giảm. Nếu không sớm khắc phục những tác nhân xả thải, sớm muộn gì
nước sông Hương cũng bị ô nhiễm nặng.
9
3.3. Nhóm các giải pháp giải quyết những vấn đề nêu trên: Các giải
pháp cơ bản nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu ở lưu vực sông
Hương
a.Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia
của cộng đồng:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về biến đổi khí hậu cho các
tầnglớp nhân dân, đặc biệt là các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế và cán
bộ thuộc các cấp nhằm giúp mọi người có thể tự xây dựng các giải pháp ứng phó có
hiệu quả với những diễn biến của biến đổi khí hậu xảy ra.
- Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội, của cộng đồng dân cư
trong việc lập quy hoạch lưu vực sông, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch
và các dự án về tài nguyên nước.
b. Tăng cường pháp chế: Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên
nước. Cũng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột
xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về
tài nguyên nước.
- Cần phải xây dựng một quy trinh vận hành khai thác sử dụng nước liên hồ
chứa làm cơ sở cho việc quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Hương đảm
bảovới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm hệ
sinh thái thủy vực phát triển bền vững và cũng là một trong những biện pháp ứng
phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả cao.
c. Tăng cường công tác đầu tư và đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ về nước:
- Tăng cường vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng và
phát triển công nghệ trong tài nguyên nước.

- Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút các nguồn lực trong các thành
phần kinh tế để đầu tư phát triển, khai thác và bảo vệ nguồn nước.
- Thực hiện tốt chiến lược quản lý bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ. Công
tác trồng rừng ưu tiên sử dụng các giống cây bản địa có khả năng chịu được sự
khắc nghiệt của thời tiết miền Trung.
d. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ:
10
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cũng như cập nhật kịp
thời những kiến thức cơ bản về môi trường và biến đổi khí hậu cho cán bộ quản lí
Các cấp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các ngành, đặc biệt là những cán bộ
xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược, để nắm được những yêu cầu cần thiết
nhằm tham mưu cho lãnh đạo các cấp trong việc xem xét quyết định đầu tư các
chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội trên vùng nghiên cứu đảm bảo lồng
ghép tốt các yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu để hạn chế thấp nhất những
thiệt hại hoặc thích ứng với những diễn biến do biến đổi khí hậu gây ra sau này.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, chương trình tính toán
và quản lý tiên tiến trong điều tra, đánh giá nguồn nước, dự báo nhu cầu nước, cân
bằng nước, điều tiết dòng chảy, khai thác thuỷ năng và quản lý lũ lụt. Nghiên cứu
công nghệ tính toán điều tiết lũ, kiệt trên hệ thống sông Hương và các lưu vực sông
trong tỉnh.
- Xây dựng lại các tiêu chuẩn thiết kế các công trình xây dựng, giao thông,
thủy lợi - thủy điện có tính đến tác động của biến đổi khí hậu để phục vụ công tác
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Các bên liên quan đến quản lý lưu vưc đầu nguồn sông Hương
Lưu vực sông nằm trên địa bàn của 6 huyện : A Lưới, Phú Lộc, Phú Vang, Nam
Đông, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang và thành phố Huế. Chính vì thế việc quản
lý khu vực sông Hương có rất nhiều bên liên quan. Dưới đây là các các bên liên
quan và mối quan hệ giữa các bên liên quan đến quảm lý lưu vực sông Hương.
Sơ đồ Venn các bên liên quan đên lưu vực sông Hương
Hạt kiểm lâm vá kiểm lâm địa bàn

Phòng NN vá PTNN các huyện.
UBND các xã
Ban QLRPH đầu nguồn sông Hương.
11
Các hộ gia đình
Phòng QLTN&MT
Các bên liên quan đến quản lý lưu vực sông Hương
Ảnh hưởng của các bên liên quan đến lưu vực đầu nguồn sông Hương.
Mức độ
ảnh
hưởng
Các bên
liên quan
Ảnh hưởng tốt Ảnh hưởng không tốt
Trực tiếp Gián tiếp Trưc tiếp Gián
tiếp
Gián
tiếp
1.Hạt
kiểm lâm
và kiểm
lâm địa
bàn.
Tổ chức bảo vệ rừng,
bảo vệ nguồn nước.
Phối hợp với
các bên liên
quan khác
trong QLLV.
Trực

tiếp
2.Hộ gia
đình.
Tham gia vào việc
bảo vệ rừng, sử dụng
bảo vệ nguồn nước.
Phối hợp với
chính quyền
xã và các
bên liên
quan khác.
Phá rừng. Tranh
chấp,
xung
đột
trong
QLLV.
12
Trực
tiếp
3.Ủy ban
nhân dân
xã.
Quản lý, chỉ đạo,
giám sát tài nguyên
rừng
Phối hợp với
các bên liên
quan khác;
giải quyết

các tranh
chấp.
Quản lý kém
hiệu quả tài
nguyên rừng.
Tranh
chấp,
xung
đột
trong
QLLV.
Gián
tiếp
4.Phòng
quản lý
tài
nguyên
môi
trường.
Quản lý giám sát tài
nguyên rừng, đất
rừng, hệ sinh thái
trong lưu vực.
Phối hợp với
các bên liên
quan khác
trong QLLV.
Quản lý giám sát
kém hiệu quả sát
tài nguyên rừng,

đất rừng, hệ sinh
thái trong lưu
vực.
Gián
tiếp
5.Ban
quản lý
rừng
phòng hộ
đầu
nguồn
sông
Hương.
Quản lý tốt rừng
phòng hộ đầu nguồn
và lưu vực.
Tìm các dự
án bảo vệ tài
nguyên
rừng; phối
hợp với các
bên liên
quan khác
trong QLLV.
Quản lý rừng
phòng hộ đầu
nguồn kém hiệu
quả kém hiệu.
Gián
tiếp

6.Phòng
nông
nghiệp
và phát
triển
nông
thôn.
Tổ chức các hoạt
động khuyến nông,
khuyến lâm nâng cao
năng lực sản xuất
cho người dân trong
lưu vực.
Hỗ trợ các
hoạt động
khuyến
nông; Thu
hút các dự
án đầu tư
vào khu vực.
Phát triển nông
nghiệp, làm
rừng phòng hộ
bị thu hẹp, tính
bền vững của hệ
sinh thái rừng bị
giảm sút.
Bảng ma trận phân tích phân tích vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các
bên liên quan đến quản lý lưu vực đầu nguồn sông Hương.
Các bên liên

quan
Trách nhiệm Vai trò Quyền lợi (mối
quan tâm)
Mức
độ TG
1.Hạt kiểm lâm
và kiểm lâm địa
bàn.
Giám sát tài
nguyên rừng
Hướng dẫn cộng
đồng
Dân bảo vệ tốt đất
rừng, nguồn nước
của lưu vực
Trung
bình
13
2.Các hộ gia đình Tham gia bảo vệ
rừng, Thông báo
cho kiểm lâm và
chính quyền các
hoạt động phá
rừng trái phép
Bảo vệ rừng được
giao và sử dụng
nguồn nước có
hiệu quả.
Xóa đói giảm
nghèo, nâng cao

thu nhập, đời sống
ngày càng đi lên.
Cao
3.Ủy ban nhân
dân xã
Chỉ đạo giám sát
tài nguyên rừng
Giải quyểt các
tranh chấp về đất
đai và tài nguyên
rừng
Người dân trong
địa bàn quản lý
bảo vệ tài nguyên
rùng và nguồn
nước có hiệu quả.
Cao
4.Phòng quản lý
tài nguyên môi
trường
Chỉ đạo, điều
hành, quản lý tài
nguyên đất,
rừng…;giám sát
môi trường trong
lưu vực.
Vai trò trong việc
quản lý tài
nguyên đất, nước,
hệ sinh thái rừng.

Dân bảo vệ tốt đât
rừng, không xảy ra
tranh chấp tài
nguyên trong lưu
vực.
Trung
bình
5.Ban quản lý
rừng phòng hộ
đầu nguồn
Quản lý rừng
phòng hộ đầu
nguồn và lưu
vực.Thu hút dự án
quản lý rừng.
Giám sát các hoạt
động. Tổ chức cac
cộng đồng tham
gia.
Ngươi dân bảo vệ
tốt đất rừng.
không tranh chấp
tài nguyên rừng.
Trung
binh
6 Phòng nông
nghiệp và phát
triển nông thôn
Hỗ trợ các hoạt
động khuyến

nông. Xây dựng
các dự án quản lý
đất bền vững.
Tổ chức các hoạt
động khuyến
nông.Tổ chức tập
huấn tăng cường
năng lực sản xuất
Ngươi dân thực
hiện tốt các hoạt
động khuyến nông
như chăn nuôi, các
mô hình nông lâm
kết hợp…
Thấp
Qua bảng sơ đồ venn và bảng phân tích các bên liên quan cho ta thấy các bên liên
quan trong quản lý lưu vực đầu nguồn sông Hương có 2 nhóm
- Nhóm trực tiếp: Là những cá nhân, tổ chức có lợi ích trực tiếp đến việc quản
lý sử dụng nguồn tài nguyên của lưu vực( tài nguyên nước, đất , rừng của
lưu vực) tương ứng với các tổ chức của huyện, xã và cộng đồng thôn bản, hộ
gia đình.
14
- Nhóm gián tiếp : Là các tổ chức liên quan đến việc ban hành các chính sách
quản lý nguồn tài nguyên và hỗ trợ các nguồn lực cho việc bảo vệ phát triển
các nguồn tài nguyên vùng phòng hộ đầu nguồn.
Quản lý lưu vực đầu nguồn sông Hương cần phải có sự phối hợp, tiếp cận có sự
tham gia của các bên liên quan, tư trung ương đến địa phương.
Xung đột trong quản lý lưu vực đầu nguốn sông Hương.
Bảng phân tích xung đột trong QLLV đầu nguồn sông Hương.
Mâu thuẫn Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp

1. Giữa các xã với
nhau
- Kế hoạch phân
phối nước không
hợp lý giữa các
xã.
- Các xã đầu
nguồn khai thác
rừng phòng hộ.
- Ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất
giữa các xã.
- Diện tích rừng
giảm, khả năng
phòng hộ kém,
gây lũ lụt cho xã
cuối nguồn.
- Có kế hoạch
phân phối nước
hợp lý giữa các
xã.
- Các xã đầu
nguồn không nên
phá rừng bừa bãi.
2. Giữa các hộ sử
dụng nước
- Các hộ đầu
nguồn xả các chất
thải sinh hoạt
xuống sông.

- Một số hộ gia
đình lấn chiếm
đất ở bờ sông,
trong khi đó một
số hộ ra sức bảo
vệ.
- Ảnh hưởng đến
đời sống sinh
hoạt, sức khỏe
của các hộ cuối
nguồn.
- Bờ sông sụt lỡ,
tiến gần với đất
sản xuất.
- Các hộ đầu
nguồn hạn chế xả
rác xuống sông.
- Nâng cao nhận
thức cho các hộ
gia đình xung
quanh sông.
3. Giữa ban quản
lý nguồn nước với
người dân.
- Ban quản lý xả
nước không hợp
lý.
- Người dân
không tuân thủ
quy định mà ban

quản lý đưa ra.
- Người dân thiếu
nước vào mùa
khô; ngập úng, lũ
lụt vào mùa mưa.
- Việc quản lý gặp
khó khăn.
- Có kế hoạch xả
nước hợp lý.
- Người dân cần
tuân theo những
quy định mà ban
15
quản lý đề ra.
4. Giữa những
người sử dụng
nước với những
người không sử
dụng nước
- Những người
không có nhu cầu
sử dụng nước nên
họ không quan
tâm bảo vệ nguồn
nước (xả rác,
thuốc hóa học,
phân bón )
- Nguồn nước bị ô
nhiễm, ảnh hưởng
đến các hộ sử

dụng nước.
- Nâng cao nhận
thức cho những
người không sử
dụng nước, biết
bảo vệ nguồn
nước dù mình
không sử dụng.
Giải pháp để quản lý tốt lưu vực đầu nguồn sông Hương.
Sau đây là một số giải pháp được chúng tôi đề xuất kiến nghị nhằm quản lý tốt
lưu vực sông Hương:
 Ngăn chặn nạn phá rừng đầu nguồn, giải pháp rất quan trọng là phải bảo vệ,
phát triển tốt rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và trồng lại những diện tích
rừng đã mất.
 Quy hoạch khai thác thủy điện, thủy lợi, cần phải dựa trên quy hoạch tổng
hợp lưu vực sông. Quy hoạch lưu vực sông phải là bước đi trước, làm căn cứ
để hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của
các ngành, trong đó có thủy điện, thủy lợi. Vì vậy, phải có cơ chế phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan đoàn thể, dựa trên cơ sở khoa học công nghệ và
kinh nghiệm tiên tiến để đẩy mạnh xây dựng.
 Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước với việc
bảo vệ môi trường, khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
khác trong lưu vực sông.
 Điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông;
chuyển nước giữa các tiểu khu vực trong lưu vực sông, từ lưu vực sông này
sang lưu vực sông khác. Phân vùng để quản lý cụ thể cho từng vùng có lưu
vực sông chảy qua.
 Phối hợp quản lý tài nguyên nước trong mùa khô nhất là trong giám sát,
kiểm soát việc quản lý vận hành, khai thác sử dụng các hồ chứa nhằm tích đủ
16

nước vào hồ, bảo đảm nguồn nước cho hạ du đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,
kinh tế, xã hội và BVMT.
 Tuyên truyền luật pháp bảo vệ môi trường để cho mọi người dân, doanh
nghiệp nêu cao nhận thức và chủ động trong việc bảo vệ, gìn giữ một hệ
thống sông lưu vực sông.
Cần có sự phân cấp quyền lực rõ ràng giữa các tổ chức,cơ quan nhà nước để giúp
cho công tác quản lý và làm việc hiệu quả hơn. Cần sớm chấm dứt hiện tượng chồng
chéo về quản lý tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Nên có một ủy ban
quản lý thông nhất lưu vực sông. Tuy nhiên, Ủy ban này phải có quyền lực nhất định
và người đứng đầu nên là một thành viên của Chính phủ.
4.KẾT LUẬN
Việc thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông là một xu thế và định hướng
mà nước ta sẽ phải thực hiện trong các giai đoạn tới. Tuy nhiên đây là vấn đề rất
mới và trong bối cảnh của nước ta thì việc thực hiện trong thực tế không phải dễ
dàng, sẽ có nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu để từng bước giải quyết.
17
Phương hướng chung là phải tiếp cận kinh nghiệm của các nước trên thế giới và
nghiên cứu vận dụng với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các lưu vực sông ở
nước ta, thông qua trao đổi rộng rãi để tìm ra một mô hình hợp lý.Việc thực hiện
quản lý nước theo lưu vực sông luôn gắn chặt với việc thành lập trên lưu vực một tổ
chức có vai trò chủ yếu là điều hành tất cả các hoạt động có liên quan đến sử dụng
nước và các yếu tố liên quan đến nước, bảo vệ môi trường lưu vực sông, gọi chung
là Tổ chức lưu vực sông. Việc thành lập Tổ chức lưu vực sông không có gì khó khăn
vì đã được thể chế hoá trong Luật Tài nguyên nước. Tuy nhiên, xác định rõ các chức
năng, nhiệm vụ cũng như hình thức của Tổ chức lưu vực sông, xây dựng các cơ chế
cho tổ chức này có thể hoạt động được một cách hiệu quả mới là vấn đề quan trọng,
tránh tình trạng Tổ chức lưu vực sông thành lập chi mang tính hình thức mà không
triển khai được hoạt động và không phát huy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 58, 2010 tác động của biến đổi khí hậu ở lưu

vực sông Hương , tỉnh Thừa thiên Huế
2. Báo cáo Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hương và vùng phụ cận. Hà
Nội 1/2009
18
3. Điều tra tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào các
nguồn nước lưu vực sông Hương và vùng phụ cận. Hà Nội, 2006
4. Nguyễn Đính. Những tồn tại và vất cập về môi trường tự nhiên và xã hội trong
xây dựng và vận hành các công trình thủy điện ở Thừa Thiên – Huế, các giải pháp
nâng cao hiệu quả.
5. Chiến lược phát triển nguồn nước và Quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
6.Sự tham gia của cộng đồng lưu vực sông Hương, song Bồ trong xây dựng và vận
hành hồ đập thủy điện ở THỪA THIÊN – HUẾ
7. />thien-hu-pha-rng-gay-o-nhim-&catid=52:moi-trng
8. />Pha-rung-dau-nguon-trong-rung-san-xuat.htm
9. />19

×