Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo cá nhân Môn Tổ chức sản xuất chương trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.39 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TUYỀN
KHOA PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
----------

Báo cáo cá nhân

Mơn: Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoa Mai
ThS. Nguyễn Thị Thu Trà
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thu Hà
Lớp: Truyền hình CLC K40
Mã SV: 2056080013

Năm học: 2022-2023


1


LỜI MỞ ĐẦU
Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là hoạt động, q trình đưa lực
lượng lao động có nghiệp vụ truyền hình liên kết lại với nhau bởi những quy
chế của tổ chức lao động chặt chẽ để xây dựng kế hoạch, kịch bản chương
trình, ban điều hành đội ngũ sản xuất nhằm tạo ra chương trình thu hút sự
quan tâm của công chúng.
Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình phải được thực hiện ở nhiều
phương diện: tổ chức về mặt sản xuất bao gồm tổ chức sản xuất về nội dung
đến hình thức, tức là từ thông tin đến nhân sự, phương tiện kỹ thuật, kinh phí
có thể sản xuất chương trình mang thơng điệp và truyền tải nội dung đến cho
khán giả.


Việc tổ chức chương trình truyền hình, nội dung phải được tổ chức đặc thù
từ khâu kịch bản đến khâu biên tập. Kết cấu chương trình phải được sắp xếp
theo trình tự nhất định mà kịch bản đã đề ra, nhằm tạo ra một loại sản phẩm
báo chí được cơng nhận và quan tâm.
Trong hệ thống đào tạo báo chí tại Học viện Báo chí và Tun truyền đã
chính thức đưa mơn tổ chức sản xuất chương trình truyền hình vào nội dung
học tập dành cho sinh viên lớp Báo Truyền hình CLC, khoa Phát thanh
Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền. Đây là môn học trang bị
cho sinh viên lớp Báo Truyền hình CLC kiến thức và kỹ năng để thực hiện
trọn vẹn một chương trình truyền hình giúp sinh viên có thể sử dụng, ứng
dụng trong cơng việc sau này.
Lời đầu tiên, em xin phép được gửi lời cảm ơn tới giảng viên giảng dạy bộ
môn này là cô Trần Thị Hoa Mai và cô và cô Nguyễn Thị Thu Trà suốt thời
gian qua đã nhiệt tình, tâm huyết với chúng em. Sau khi kết thúc môn học,
em xin phép được nêu ra cảm nhận về môn học và những cảm nghĩ của bản
thân em và những kiến thức em đã tiếp thu được để có thể vận dụng vào vào
bài tập cuối môn, cũng như công việc sau này.

2


NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Những kiến thức đã học được
1.1. Khái niệm chương trình truyền hình.
- Chương trình truyền hình chỉ tồn bộ nội dung thơng tin phát đi trong
ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay cả một
đài truền hình.
- Chương trình truyền hình: một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc
kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ
đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và

được phát đi theo định kỳ.
1.2. Đặc điểm chương trình truyền hình.
1.2.1. Tính nhất qn về phương thức thông tin (format ổn định).
- Thiết kế format chương trình gồm mơ tả chương trình, kết cấu, những
yếu tố khác.
 Vai trò của Format
o Kịch bản khung để sản xuất chương trình
o Bản thiết kế được tính tốn chi tiết để đảm bảo sự thành cơng cho
chương trình.
o Nhận diện chương trình, nhận dạng thương hiệu.
1.2.2. Tính định kỳ (các chương trình đặc biệt nhân dịp các sự kiện quan
trọng là ngoại lệ)
- Tạo địa chỉ theo dõi cho người xem
- Tạo lập sự phát triển của chương trình qua từng kì phát sóng.
1.2.3. Chức năng xã hội của chương trình truyền hình
- Có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm xã hội được thiết lập riêng cho
chương trình đó (thơng tin, giáo dục, văn hóa, phản biện xã hội,…)
- Đáp ứng nhu cầu công chúng, hoặc một kế hoạch truyền thông.
- Thực hiện một trách nhiệm xã hội, cung cấp hiệu quả tích cực đến
cơng chúng
- Đem đến một giá trị sáng tạo.
1.3. Phân loại chương trình truyền hình
1.3.1. Theo phương thức sản xuất.
- Chương trình truyền hình phát trực tiếp: cung cấp cho cơng chúng các
hình ảnh, sự kiện ở ngay thời điểm nó đang xảy ra.
3


- Chương trình sản xuất được ghi và phát lại: Hình ảnh, âm thanh, sự
kiện được ghi băng lại trên phương tiện lưu trữ, sau đó mới biên tập

lại và phát sóng.
- Chương trình hỗn hợp: có các đoạn hình ảnh, sự kiện trực tiếp và đoạn
hình ảnh, sự kiện đã được ghi lại từ trước.
- Truyền hình thực tế: thiết kế các tình huống và ghi lại các diễn biến
trong hiện thực.
+ Đây là một phương thức sản xuất đặc biệt với kịch bản được thiết lập
khác với các phương thức sản xuất trên. Kịch bản của chương trình
Truyền hình thực tế là kịch bản tình huống, đưa những tình huống vào
thực tế và ghi lại diễn biến, tạo cho người xem một cảm giác bình đẳng
với những người làm chương trình, rằng khơng thể đốn định trước được
điều gì sẽ xảy ra trong quá trình ghi hình của chương trình đó.
1.3.2. Phân loại chương trình truyền hình theo chức năng
- Khối chương trình tin tức, thời sự, chuyên đề
- Khối chương trình khoa học giáo dục, phổ biến kiến thức.
- Khối chương trình văn hóa giải trí.
1.3.3. Phân loại chương trình truyền hình theo phong cách
- Nhóm chương trình chính luận: thời sự, bình luận, tạp chí…
- Nhóm chương trình phi chính luận: trị chơi, phim truyện, sân khấu,
ca nhạc, các chương trình sử dụng các thủ pháp nghệ thuật, ẩn dụ, hài
hước,…
1.3.4. Phân loại theo đối tượng khán giả.
- Độ tuổi
- Giới tính
- Nghề nghiệp
- Dân tộc
- Đa dạng đối tượng
1.3.5. Phân loại chương trình truyền hình theo đối tượng khán giả.
- Chương trình dành cho thanh niên
- Chương trình cho thiếu nhi.
- Chương trình dành cho dân tộc thiểu số.

- Chương trình dành cho “gia đình”.
1.3.6. Chức năng xã hội của một chương trình truyền hình.
- Là một sản phẩm báo chí – truyền thơng đại chúng
 u cầu của một sản phẩm báo chí:
o Thơng tin mới, cần thiết, khách quan
o Có tính định hướng, trách nhiệm xã hội: Thực hiện một nhiệm vụ
truyền thông nào đó, mang lại giá trị tích cực cho xã hội.
o Tính giáo dục, tính nhân văn, giá trị văn hóa sâu sắc.
4


o Sự thư giãn giải trí tích cực.
- Là một sản phẩm văn hóa
- Là một loại hàng hóa.
 Yêu cầu của một loại sản phẩm hàng hóa.
o Giá cả phù hợp giá trị
o Thu hút cơng chúng
o Có khả năng tiêu thụ cao
o Có thương hiệu tốt
o Được đầu tư từ hình thức đến chất lượng
1.4.










Các yếu tố cấu thành 1 chương trình truyền hình.

Cấu trúc chương trình
Kịch bản
Hình ảnh, âm thanh
Phong cách
Bộ nhận diện
Tiêu chí đánh giá chương trình truyền hình.
Về nội dung
o Đáp ứng nhu cầu cơng chúng.
o Hồn thành nhiệm vụ truyền thơng được giao
o Hiệu quả tích cực đối với xã hội.
Về hình thức
o Bộ nhận diện tốt
o Độc đáo, sáng tạo
o Hấp dẫn, thu hút
Về truyền thơng.
o 1 chương trình truyền hình là 1 sản phẩm, nó cũng cần các bước
nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, định vị thương hiệu,
chiến lược bán hàng, pr thương hiệu.
o 1 chương trình truyền hình là 1 sản phẩm hàng hóa đặc biệt, lợi
nhuận đặc biệt, có các thang đánh giá phù hợp với nó.
Tổng kết tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình.
Đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm báo chí, văn hóa và hàng hóa đặc
biệt.
Các yếu tố cấu thành của một chương trình (cấu trúc khung, kịch bản,
hình ảnh và âm thanh, phong cách, bộ nhận diện…) đều được đánh
giá từ ý tưởng, trí tuệ, sự sáng tạo, đến lao động nghề nghiệp và kỹ
thuật công nghệ…
5



1.5. Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình.
1.5.1. Khái niệm.
- Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là một q trình gồm nhiều
cơng đoạn hoạt động thực tế của một tập thể nhân sự trong ngành
truyền hình nhằm sáng tạo ra một chương trình truyền hình.
1.5.2. Cơng việc của tổ chức sản xuất chương trình truyền hình
 Thiết lập Format (tìm kiếm, mua, xây dựng, khai thác…)
 Lập kế hoạch sản xuất (nhân lực, kỹ thuật, tài chính, nội dung)
 Sản xuất nội dung từng kỳ phát sóng
 Thiết lập mạng lưới cộng tác viên và các cơ quan đơn vị có liên quan
 Thu nhập và xử lí thơng tin phản hồi.
 Quảng bá chương trình.
 Vận động tài trợ.
1.5.3. Các yếu tố cấu thành hoạt động tổ chức sản xuất chương trình
truyền hình.
 Tổ chức sản xuất nội dung thông tin
 Tổ chức nhân sự
 Tổ chức hệ thống máy móc thiết bị.
1.5.4. Đặc điểm hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình.
 Nhóm sản xuất là sự kết hợp nhiều kỹ năng chuyên mơn khác nhau
tham gia sản xuất chương trình : báo chí, nghệ thuật, kỹ thuật cơng
nghệ, tài chính, pr, truyền thơng…
 Tiến trình thực hiện sản xuất chương trình truyền hình liên tục phát
sinh nhiều tình huống nằm ngồi kế hoạch.
 Có sức ép rõ rệt về thời gian, đó là thời hạn phát sóng.
 Có yêu cầu về kỷ luật và phối hợp làm việc rất chặt chẽ, nhất là trong
chương trình phát sóng trực tiếp.
1.5.5. Các ngun tắc hoạt động tổ chức sản xuất hiệu quả.

 Soạn chi tiết các văn bản format chương trình và kịch bản từng
chương trình, đó là căn cứ để tránh tranh cãi trong quá trình thực
hiện.
 Lập kế hoạch sản xuất chi tiết, phân công các nhiệm vụ cụ thể, hạn
chế tối đa sự thay đổi tùy tiện, ngẫu hứng trong quá trình sản xuất.
 Tìm hiểu và học tập thường xuyên các kỹ năng làm việc nhóm.
1.5.6. Yêu cầu đối với nhóm sản xuất chương trình truyền hình.
 Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ, có khả năng hồn thành cơng việc
của mình, đồng thời hiểu biết cơng việc của các vị trí khác.
 Sự hợp tác chặt chẽ vì mục tiêu chung
 Quan điểm về nghề nghiệp bình đẳng, đúng đắn.
6


 Tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao.
 Các thành viên đều có sự sáng tạo.
1.5.7. Các chức danh cơ bản trong nhóm sản xuất chương trình truyền
hình.
 Tổ chức sản xuất
 Biên tập viên
 Phóng viên
 Quay phim
 Đạo diễn
 Dẫn chương trình
 Kỹ thuật viên (trường quay, dựng phim, đồ họa,…)
 Thiết kế mỹ thuật
 Các chuyên gia âm nhạc, hóa trang…
 Các cố vấn về các lĩnh vực liên quan của chương trình
 Chủ nhiệm.
 Phụ trách truyền thơng.

1.6.

Xây dựng format chương trình truyền hình.

1.6.1. Vai trò của Format.
- Bản thiết kế được xây dựng tỉ mỉ để đảm bảo các yếu tố
- Khuôn khổ và giới hạn để sản xuất chương trình, duy trì những đặc
điểm riêng của chương trình
- Cả ý nghĩa chiến lược đối với diện mạo chung của một kênh hay một
đài truyền hình.
- Cơ sở để nhận diện chương trình.
1.6.2. Các bước xây dựng Format
- Xác lập ý tưởng cốt lõi
- Phát triển ý tưởng →Xây dựng Format hoàn chỉnh với sự đóng góp
của các chuyên gia
- Sản xuất thử nghiệm
- Tiếp tục hồn thiện trong q trình phát sóng.
1.6.3. Các yêu cầu xây dựng Format
- Tính sáng tạo cao
- Mạch lạc, rõ ràng, dùng các cách hiển thị để mô tả ý tưởng một cách
chính xác nhất
- Có lập luận, bằng chứng, cơ sở cho mỗi yếu tố được xác định trong
Format
- Có tính khả thi
1.6.4. Các thành tố của Format
7


- Nội dung khai thác
- Loại chương trình

- Đối tượng khán giả
- Phong cách
- Thời lượng
- Khung giờ phát sóng
- Tên chương trình, slogan, trailer
- Cấu trúc
- Bộ nhận diện
- Thiết kế sân khấu
- Người dẫn chương trình
1.6.5. Một số kỹ năng xây dựng format
- Mảng đề tài, lĩnh vực phản ảnh
 Đây là lĩnh vực hồn tồn mới, có khai thác được “mảng trống” thông
tin nào trong đời sống xã hội khơng?
 Có khắc phục được điểm yếu của chương trình cùng đề tài đã làm
trước đó khơng?
 Có phải là chương trình khán giả “muốn xem” và “nên xem” khơng?
 Có q chung chung, đưa nội dung gì vào cũng được khơng?
 Có q hẹp, chỉ khai thác vài kì là hết khơng?
 Có phù hợp văn hóa, điều kiện kinh tế, xã hội, định hướng tuyên
truyền không?
- Khán giả mục tiêu
 Chương trình dành cho đối tượng nào? Đặc thù?
 Xác định nhóm rộng, hay nhóm hẹp? Đối tượng chung chung hay
chính xác, rõ ràng? (Chương trình dành cho đại đa số cơng chúng, hay
cho các nhóm khán giả cụ thể hay cho một nhóm khán giả địa
phương)
 Nội dung chương trình yêu cầu hiểu biết ở mức độ cơ bản, trung cấp,
hay nâng cao? Chương trình u cầu khán giả có nền tảng, bằng cấp
hay ngơn ngữ cụ thể nào không? Nếu đối tượng khán giả chưa quen
với ngôn ngữ này, cần phải sử dụng những từ ngũ được lựa chọn cẩn

thận.
 Phong cách chương trình mà nhóm khán giả này u thích là gì?
 Lưu ý, nếu phân nhóm theo độ tuổi, cần biết:
o Từ 0 đến 25 tuổi có nhiều phân đoạn tuổi khác nhau.
8


o Trên 25, các phân đoạn tuổi dài hơn, người ta có thể chia các quãng
như thanh niên, trung niên, cao tuổi. Nhưng các nhóm này lại thường
phân rõ về nghề nghiệp, trình độ chun mơn, sở thích, giờ giấc xem
truyền hình,…
 Phân tích khán giả mục tiêu, sử dụng những tài liệu, cơng trình nghiên
cứu, tiến hành những nghiên cứu thăm dị riêng, để tìm hiểu đặc điểm
nhóm khán giả xác định của mình.
- Phong cách chủ đạo
 Khái niệm: Là hệ thống những đặc điểm riêng có trong nội dung
và hình thức, tạo cho chương trình dáng vẻ riêng, lối đi riêng, dễ
được nhận diện, làm cho nó được miêu tả ngắn gọn trong vài tính
từ như: hài hước, nghiêm túc, vui nhộn, thân mật,…
 Nên phù hợp với các yếu tố khác, đặc biệt là nhóm khán giả mục
tiêu.
 Phong cách có thể được tạo lập, cụ thể hóa những tiểu tiết: trang
phục người dẫn chương trình, màu sắc, tiết tấu, góc máy quay đặc
biệt,…
 Cần hiểu rõ phong cách không đồng nghĩa với cố tạo sự khác
thường.
- Thời lượng: Các khung thời lượng phổ biến: 15p, 30p, 45p, 60p, 90p,
120p –
- Khung giờ phát sóng
 Tính tốn có chủ đích, phù hợp đối tượng khán giả

 Tạo ra được các yếu tố thuận lợi để chương trình tạo sự thu hút.
- Tên chương trình:
 Có thể khái quát nội dung, hình thức, tình thần của chương trình, giới
hạn nội dung, đề cập đến đối tượng khán giả, ý nghĩa đặc biệt của
chương trình.
 Tên là nhãn hiệu để thông tin - quảng cáo - định danh cho chương
trình
 Tránh thay đổi tên chương trình khi đã phát sóng.
 Tên chương trình cần phải “đúng”
 Phù hợp với chương trình
 Chuẩn ngữ nghĩa, cú pháp và từ vựng
 Tránh dùng tiếng nước ngoài
 Ngắn gọn, dễ nhớ
- Câu khẩu hiệu.
9


 Là một mệnh đề, phần bổ sung, mở rộng, phụ trợ cho tên, làm rõ
hơn về chương trình.
 Cũng cần đạt đến yêu cầu “đúng” và “hay” như tên
 Nên có sự phối hợp thanh điệu giữa tên và câu khẩu hiệu, vì hai
thành tố này thường được đặt cạnh nhau.
- Đoạn quảng cáo (trailer)





Có vai trị quảng bá chương trình đến với người xem
Cần tạo ấn tượng hấp dẫn về chương trình

Thời lượng: 15-45s
Tồn bộ tập hợp tên - câu khẩu hiệu - đoạn video quảng cáo đóng vai
trị làm đại diện của chương trình, là những nét vẽ phác cơ bản nhất để
tạo nên hình dung về chương trình.

- Cấu trúc các tiểu mục
 Là một bản mô tả cụ thể những yếu tố cố định nào sẽ xuất hiện trước
mắt người xem theo trình tự từ đầu đến cuối chương trình, trong đó đã
tính tốn đến từng chi tiết nhỏ nhất.
 Ngắt chương trình thành những đoạn 5-7 phút cho người xem dễ theo
dõi.
 Một số cách cấu trúc
o Cấu trúc đa chủ đề
o Cấu trúc một chủ đề xuyên suốt
 Một số cách cấu trúc tiểu mục
o
o
o
o

Mỗi tiểu mục là một thể loại
Mỗi tiểu mục là một góc nhìn
Các tiểu mục nối tiếp nhau thành một câu chuyện
Các tiểu mục giải trí đan xen với chính luận







Người dẫn chương trình
Có vai trị quan trọng trong chương trình
Tương hợp với nội dung
Tương hợp với đối tượng khán giả
Gây được lòng tin với người xem

10


 Làm chủ được chương trình chứ khơng phải là vật trang trí của
chương trình.
- Bộ vỏ
 Bao gồm hình hiệu, hình cắt, nhạc, kiểu chữ đặc trưng,… Là bộ nhận
diện về hình thức của chương trình.
 Bộ vỏ phải tương hợp phong cách của chương trình, đối tượng khán
giả, nội dung khai thác của chương trình.
 Nên được đầu tư, để tạo ấn tượng và tạo sức thu hút đặc biệt của
chương trình.
1.7. Chương trình truyền hình
1.7.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chương trình truyền hình.
- Khái niệm: Chương trình truyền hình là một cấu trúc của các sản phẩm báo
truyền hình, có chủ đề và đặc điểm nhận diện, phát sóng định kỳ trên sóng
truyền hình.
- Đặc điểm: Tính ổn định, tính định kỳ, chức năng xã hội
- Phân loại:






Phương thức sản xuất
Tính chất
Phong cách
Đối tượng sản xuất

- Đánh giá chất lượng chương trình theo các tiêu chí:
 Chức năng xã hội
 Format
 Chất lượng sản xuất
1.8. Tổ chức sản xuất chương trình.
1.8.1. Khái niệm.
- Là quá trình gồm nhiều cơng đoạn hoạt động thực tế của một tập thể nhân
sự trong ngành truyền hình.

11


1.8.2. Cơng việc của tổ chức sản xuất chương trình truyền hình
- Những hoạt động nghiệp vụ: Format (xây dựng, khai thác…) sản xuất nội
dung (kịch bản, quay, dựng,…) các cơng việc kĩ thuật, mỹ thuật truyền hình.
- Những hoạt động hành chính: Lập và quản lí kế hoạch sản xuất, các công
việc hậu cần, thiết lập mạn lưới cộng tác viên và các cơ quan đơn vị có liên
quan, các cơng việc tài chính, nghiên cứu và đánh giá hiệu quả…
- Những hoạt động truyền thống: Quảng bá chương trình, thu thập và xử lí
thơng tin phản hồi, chăm sóc website, fanpage…
1.8.3. Phương pháp Tổ chức sản xuất hiệu quả.
- Soạn chi tiết các văn bản Format chương trình về kịch bản từng chương
trình.
- Lập kế hoạch sản xuất chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể, hạn chế tối đa
sự thay đổi, tùy tiện, ngẫu hứng trong quá trình sản xuất.

- Sử dụng các cơng nghệ thơng tin và quản lí hiện đại.
- Viết quy trình riêng cho mỗi chương trình.
1.8.4. Quy trình sản xuất tổ chức truyền hình.
- Tiền sản xuất :
 Thiết lập nhóm sản xuất : Khảo sát lại Format, sản xuất thử nghiệm,
làm việc với các đối tác, mạng lưới công tác, mỗi cố vấn (nếu cần
thiết)
 Lập kế hoạch sản xuất (nội dung, nhân sự, tài chính), kịch bản chi tiết
và kế hoạch, điều độ sản xuất cho chương tình cụ thể.
 Truyền thơng cho chương trình (tách riêng với 2 bước trên)
 Đối với chương trình : Chạy thử, tổng duyệt
- Sản xuất :
 Tuân theo kịch bản điều độ sản xuất
 Người Tổ chức sản xuất, đạo diễn, chủ nhiệm, điều phối chương trình,
các vị trí cơng việc khác có kịch bản thống nhất, tập trung cao độ để
thực hiện
 Duy trì truyền thơng cho chương trình.
12


- Hậu kì :
 Làm hậu kì sản phẩm
 Xuất bản, theo dõi, phản hồi.
 Duy trì truyền thơng.
2. Những khó khăn và thuận lợi trong q trình học.
2.1. Thuận lợi
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ q trình học đầy đủ.
- Giảng viên bộ mơn, cơ Trần Thị Hoa Mai và cô Nguyễn Thị Thu Trà
vô cùng nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy. Bài giảng được truyền
tải vô cùng chi tiết.

- Những buổi thực hành xen kẽ giữa các buổi học giúp sinh viên có thể
áp dụng đầy đủ những lý thuyết đã học vào thực tế.
2.2. Khó khăn.
- Trang thiết bị hay gặp trục trặc khiến thời gian học tập bị rút ngắn.
- Lớp cịn có tình trạng mất trật tự khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên
khó khăn
- Thời gian mỗi buổi học ngắn nên những phần trao đổi, đặt câu hỏi
cuối giờ còn bị hạn chế.
- Đưa kiến thức vào bài tập thực tế.

LỜI KẾT THÚC
Trong quá trình 4 tháng được học tập mơn Dẫn chương trình truyền hình
đã bồi dưỡng cho chúng em rất nhiều những kiến thức cần thiết phục vụ
cho nghiệp vụ Dẫn chương trình, về cách biên tập câu hỏi, cách tìm nhân
vật, những điều cần chuẩn bị trước khi một chương trình yêu cầu dẫn
diễn ra, bao gồm công việc của cả người dẫn và ekip.
13


Chúng em chân thành cảm ơn thầy cô, BGĐ Học viện Báo chí tuyên
truyền đã tạo cơ hội cho chúng em được học tập bộ môn này, đây thực sự
là một bước đệm rất tốt cho con đường báo chí mà chúng em hướng tới
sau này.

14


15




×