Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giao tiếp sinh viên Truyền thông đa phương tiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2022-2023
XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC SINH VIÊN TDMU" LẦN X - NĂM
2023

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG
ĐA PHƯƠNG TIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT.
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

Bình Dương, tháng 5 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2022-2023
XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC SINH VIÊN TDMU" LẦN X –
NĂM 2023

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội



NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG
ĐA PHƯƠNG TIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
STT

1

Họ và tên SV

Nguyễn Nhật
Trường

Giới
tính

Nam

Dân
tộc

Kinh

Lớp, Khoa

SV năm
thứ/ Số
năm đào
tạo


Ngành
học

Ghi
chú

D21TTDPT04,
khoa Cơng
Nghiệp Văn
Hóa

2

Truyền
thơng đa
phương
tiện

SV
thực
hiện
chính

Giảng viên hướng dẫn:ThS. Nguyễn Thị Vân Anh


Mẫu 3. Đơn xin tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ ĐH Thủ Dầu Một”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA


CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Dương, ngày 25

Kính gửi:

tháng 5

năm 2023

Ban tổ chức Giải thưởng “Tài năng khoa học sinh
viên TDMU” lần X – năm 2023

Tên tôi là: Nguyễn Nhật Trường

Sinh ngày 14 tháng 9 năm 2003

Sinh viên năm thứ: 2 /Tổng số năm đào tạo: 4
Lớp, khoa :D21TTDPT04, khoa Cơng Nghiệp Văn Hóa
Ngành học: Truyền thông đa phương tiện
Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ liên hệ: Ấp Long Bình, Xã Long Nguyên, Huyện Bàu Bàng, Tỉnh Bình Dương
Số điện thoại (cố định, di động):0947831894
Địa chỉ email:
Tôi làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tôi được gửi đề tài nghiên cứu khoa
học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học sinh viên TDMU” lần X – năm 2023.
Tên đề tài : NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH KỸ NĂNG


GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG
ĐA PHƯƠNG TIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn
Thị Vân Anh; đề tài này chưa được trao bất kỳ một giải thưởng nào khác tại thời điểm
nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt nghiệp.
Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước khoa và Nhà trường.
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Người làm đơn


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả thực hành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành
Truyền Thông đa phương tiện, trường Đại học Thủ Dầu Một.
- Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện:
STT

Họ và tên

1

Nguyễn Nhật Trường


MSSV

2123201040078

Lớp

D21TTDPT04

Khoa

CNVH

Năm thứ/
Số năm
đào tạo

2

- Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Vân Anh
2. Mục tiêu đề tài:
Đề tài phân tích được vai trò, hiện trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên
ngành Truyền thông đa phương tiện, trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ đó đề
xuất một số giải pháp giúp sinh viên tiếp thu và thực hành tốt trong việc rèn
luyện kỹ năng giao tiếp trong tương lai.
3. Tính mới và sáng tạo:
Khuyến khích sáng tạo và sự tự phát triển: Đề tài có thể tập trung vào việc
khuyến khích sinh viên phát triển sự sáng tạo và tự học trong việc nâng cao kỹ
năng giao tiếp. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp các tài liệu
tham khảo, nguồn tài nguyên trực tuyến và các hoạt động khám phá để sinh viên

tự tìm hiểu và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình theo cách riêng.
Đẩy mạnh học tập hợp tác và phản hồi đa chiều: Khuyến khích sinh viên
thực hành giao tiếp thơng qua các hoạt động hợp tác và nhận phản hồi đa chiều.
Ví dụ, tổ chức các dự án nhóm, các buổi thảo luận, và sử dụng phản hồi từ giảng
viên và đồng sinh viên để cải thiện kỹ năng giao tiếp.
4. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu giúp mỗi sinh viên có nhu cầu giao tiếp khác nhau.
Sinh viên hãy tự tạo cơ hội giao tiếp trong cuộc sống, tất cả mọi trải nghiệm đều
là bài học nếu chúng ta để tâm quan sát, học hỏi, thực nghiệm và lắng nghe.
Sinh viên nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các tài liệu hướng dẫn,
những hoạt động tập thể. Cần tham gia tích cực hoạt động phong trào, tham gia
thảo luận nhóm. Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho những cơng việc sau này.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Kinh tế - Xã hội:
Cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Truyền thông đa phương
tiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm việc làm và thăng tiến
trong lĩnh vực truyền thông.


Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách
hàng, đối tác và cộng đồng, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh doanh và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giáo dục và đào tạo. Nâng cao hiệu quả thực hành kỹ năng giao tiếp trong
quá trình đào tạo giúp sinh viên ngành Truyền Thông đa phương tiện trở thành
người chuyên nghiệp và tự tin trong việc truyền đạt thông điệp. Kỹ năng giao
tiếp tốt cũng có thể tăng cường sự tương tác và hợp tác trong quá trình học tập,
cải thiện hiệu suất và trải nghiệm học tập của sinh viên.
Truyền thông đa phương tiện trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng có vai
trị quan trọng trong việc chuyển tải thơng tin và tạo ảnh hưởng đến ý thức công
chúng. Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ giúp sinh viên ngành Truyền Thông đa

phương tiện truyền tải thơng điệp an ninh, quốc phịng một cách hiệu quả và
chính xác.
6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh
giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):………………………
Ngày 18 tháng 05 năm 2023
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài:
Đề tài được thực hiện trung thực, khoa học của tác giả với nội dung chính
bao gồm 3 chương.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nhận xét, đánh giá
được kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện,
trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên tiếp
thu và thực hành tốt trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong tương lai.
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Ngày 18 tháng 05 năm 2023
Người hướng dẫn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Nhật Trường
Sinh ngày:14 tháng 09 năm 2003
Nơi sinh: Bình Dương
Lớp: D21TTDP04
Khóa: D21
Khoa: Cơng nghệp Văn hóa
Địa chỉ liên hệ: Ấp Long Bình, xã Long Ngun, huyện Bàu Bàng,
tỉnh Bình Dương.
Điện thoại:
0947831894
Email:
II. Q TRÌNH HỌC

* Năm thứ 1:
Ngành học:
Truyền thông đa phương tiện
Khoa: Công Nghiệp
Văn Hóa
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Tham gia về nguồn, đạt giải nhất cuộc thi Flashmod.
* Năm thứ 2:
Ngành học:
Truyền thông đa phương tiện
Khoa: Công Nghiệp Văn
Hóa

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Tham gia chương trình Best Couple,Tham gia cơng tác
đồn-hội 2021-2022,tham gia nghiên cứu khoa học.
Ngày 18 tháng 5 năm 2023
Xác nhận của lãnh đạo khoa
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký, họ và tên)
thực hiện đề tài


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu về giao tiếp của sinh viên được
viết hoàn toàn bởi chính tơi. Tơi cam kết khơng sao chép hoặc lấy ý tưởng từ bất
kỳ nguồn tài liệu nào khác và tất cả các thông tin, ý kiến và luận điểm trong bài
luận này đều là kết quả của quan điểm, kiến thức cá nhân của tôi.
Tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu về giao tiếp của sinh viên
chương trình Truyền thơng đa phương tiện sẽ đóng góp đáng kể cho q trình
học tập và giúp tơi hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giao tiếp hiệu quả trong
việc phát triển mối quan hệ và thành công trong cuộc sống.

Sinh viên thực hiện đề tài


LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao hiệu quả thực hành kỹ năng
giao tiếp cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, trường Đại học Thủ
Dầu Một”, nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu rõ được vấn đề về kỹ năng lắng
nghe, giao tiếp tốt hơn. Để hồn thành bài viết này tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn
chân thành đến giảng viên hướng dẫn cơ Nguyễn Thị Vân Anh đã tận tình và tạo
điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hoàn thành nghiên cứu

khoa học này.
Tuy nhiên, điều kiện và năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề
nghiên cứu khoa học chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ để bài nghiên cứu của chúng tơi
được hồn thiện hơn.


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................2
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................4
4.1. Mục tiêu chung.................................................................................................4
4.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................5
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN...........................................5
5.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................................5
5.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................5
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..........................................5
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu................................................5
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.......................................................6
6.3. Phương pháp khảo sát bằng bản câu hỏi...........................................................6
B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP..................................8
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.....................................................................8
1.2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP....9
1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KỸ NĂNG GIAO TIẾP..........................11

1.4. THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY....13
Tiểu kết chương 1.....................................................................................................14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT...................................................................15
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN..........................................................................15
2.2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRUYỀN
THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN..............................................................................18
Tiểu kết chương 2...................................................................................................27
II


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH
VIÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN.......................................29
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.....................................................................29
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN......31
Tiểu kết chương 3.....................................................................................................35
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................................37
1. KẾT LUẬN..........................................................................................................37
2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................37
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................39

III


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Logo Trường Đại học Thủ Dầu Một..................................................................15
Hình 2.2: Hình ảnh về hoạt động khoa học của khoa Cơng nghiệp Văn hóa.................16
Hình 2.4: Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của giao tiếp............................................18
Hình 2.5: Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của giao tiếp............................................19

Hình 2.6: Kết quả khảo sát về khả năng giao tiếp của sinh viên......................................20
Hình 2.7: Kết quả khảo sát về mức độ tự tin giao tiếp của sinh viên..............................20
Hình 2.8: Kết quả khảo sát về giao tiếp trong trao đổi học tập của sinh viên................21
Hình 2.9: Kết quả khảo sát về giao tiếp trong xây dựng bài của sinh viên.....................22
Hình 2.10: Kết quả khảo sát về chọn môi trường giao tiếp của sinh viên.......................22
Hình 2.11: Kết quả khảo sát về chọn nền tảng giao tiếp của sinh viên...........................23
Hình 2.12: Kết quả khảo sát về lộ trình nâng cao khả năng giao tiếp.............................23
Hình 2.13: Kết quả khảo sát về yếu tố quyết định đến sự thành công trong giao tiếp
của sinh viên (Nguồn: Khảo sát của tác giả).......................................................................24
Hình 2.14: Kết quả khảo sát về những nguyên nhân ảnh hưởng đến giao tiếp..............25
Hình 2.15: Kết quả khảo sát về những yếu tố gây nhiễu đến giao tiếp...........................25
Hình 3.1. Hình ảnh sinh viên, là cán bộ Đồn - Hội của các chi Đồn...........................29
Khoa Cơng nghiệp Văn hóa..................................................................................................29
Hình 3.2. Hoạt động trị chơi “rồng rắn lên mây” của Đồn viên Khoa Cơng nghiệp
Văn hóa (Nguồn: )..............................................................30


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Giải pháp nâng cao khả năng giao tiếp của sinh viên chương trình
Truyền thơng đa phương tiện............................................................................................31
Bảng 3.2. Giải pháp của giảng viên giúp sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp 33


NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
SINH VIÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện đại, thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên đang là

vấn đề đáng lo ngại, xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển, sự cạnh tranh cũng
ngày càng gay gắt. Một sinh viên tốt nghiệp ra trường giỏi chuyên môn mới là
điều kiện cần, chưa đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của đơn vị tuyển dụng. Để có
thể thăng tiến dễ dàng, gặt hái nhiều thành công, bạn cần nhiều thứ khác nữa. Và
kỹ năng giao tiếp thật thông minh, khéo léo là một trong những điều kiện đủ.
Không phải tự nhiên mà người ta nâng tầm giao tiếp lên thành nghệ thuật.
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp chính là cầu nối, giúp sinh viên có
thể gắn kết được các mối quan hệ trong cuộc sống và trong công việc. Giúp sinh
viên tạo nên những mối quan hệ gần gũi, thân thiết với những người xung
quanh. Sẽ được họ quý mến, tin tưởng hơn. Ngược lại, khơng có kỹ năng giao
tiếp tốt sinh viên sẽ dễ phạm sai lầm vì những câu nói khó nghe. Khi bạn có kỹ
năng giao tiếp tốt, bạn sẽ đạt được rất nhiều thành công trong công việc và cuộc
sống, đặc biệt những công việc bạn thực hiện cũng dễ dàng hơn. Bởi vì bạn sẽ
thể hiện được trọn vẹn về những quan điểm, ý kiến của mình thơng qua việc
giao tiếp, trị chuyện với người khác. Đồng thời bạn đã tạo cho mình một phong
cách riêng, khiến bản thân trở nên thu hút hơn rất nhiều trong giao tiếp.
Nhiều sinh viên chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về các kỹ năng giao tiếp.
Ngay cả khi họ nhận được bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi, mà khơng có điều
này thì cũng sẽ ngăn cản họ khi xin việc. Thậm chí gặp rất nhiều khó khăn trong
công việc và cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp là khả năng giao tiếp, trao đổi thông
tin, lắng nghe, phản hồi và thực hiện giữa người nói và người nghe nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định. Kỹ năng giao tiếp khơng chỉ là nghe và nói mà
cịn nhiều kỹ năng khác. Ngồi việc khơng biết cách giao tiếp, nhiều sinh viên
còn gặp phải vấn đề ngại giao tiếp. Các bạn mải mê nói chuyện riêng trong giờ
nhưng khơng tự tin trước đám đơng. Do vậy, kỹ năng thuyết trình thường rất
kém hoặc ngay khi có những điểm băn khoăn nhưng cũng không đứng lên hỏi
thầy cô. Giao tiếp ở đây khơng chỉ gồm nghe và nói mà cịn nhiều kỹ năng khác.
Làm sao các bạn có thể tự tin đi phỏng vấn, trình bày kế hoạch, dự định của
2



mình?. Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự tin, diễn đạt và lắng nghe,
thấu hiểu vấn đề.
Toàn bộ sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một cũng đang gặp những
khó khăn trong giao tiếp. Chính vì vậy, vấn đề giao tiếp hiệu quả đang vấn đề
nan giải của nhiều sinh viên đang học tập tại trường, giao tiếp đang diễn ra một
cách thụ động. Vấn đề này là những nhân tố nào tác động đến; cần có những giải
pháp nào để nâng cao ký năng giao tiếp hiệu quả cho sinh viên? Chính vì vậy
mà tơi chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả thực hành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
ngành Truyền thông đa thương tiện trường Đại học Thủ Dầu Một.
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm
2018, có tới 83% sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng mềm, 37% không thể tìm
được việc làm phù hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên
nhân thiếu kỹ năng. Do vậy, kỹ năng giao tiếp trở thành đề tài quan tâm của
nhiều tác giả.
Vũ Loan, (2018), “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên: thực trạng và giải
pháp”. Thông qua thực trạng giao tiếp của sinh viên hiện nay, tác giả phân tích
tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên. Đó là một trong những
kỹ năng mềm quan trọng sinh viên cần có. Việc giao tiếp hiệu quả rất quan trọng
trong việc phát triển những mối quan hệ, nâng cao trình độ chun mơn cũng
như đem lại hiệu quả trong công việc.
Khánh Linh, (2022), “Tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống”.
Bài viết này, tác giả nêu một số vấn đề tổng quan của giao tiếp: nguyên tắc và
phân loại kỹ năng giao tiếp; phân tích rõ giá trị của giao tiếp trong cuộc sống
hiện nay. Trong tiến trình phát triển của xã hội, người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ
dễ dàng tìm được những cơ hội việc làm tốt, họ cũng có khả năng xây dựng
mạng lưới quan hệ rộng và vững mạnh hơn người kém trong việc giao tiếp.
Nguyễn Xuân Bách, (2021), “Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp hiệu
quả”. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản về giao tiếp,

phân tích cụ thể về những ví dụ, hiện tượng giao tiếp,… Tác giả giúp người đọc
có cái nhìn tổng quan về giao tiếp. Từ đó, đề ra một số giải pháp để giao tiếp
hiệu quả hơn.
Phạm Thị Ngọc, (2017), “Những vấn đề cơ bản về giao tiếp trong công
việc”. Bài viết đã đưa ra các ý kiến đánh giá nhận thức của bản thân để hiểu rõ
3


mức độ giao tiếp của mình đến đâu và cần tiếp thu thêm những cái gì. Từ những
quan điểm cá nhân tác giả đề ra mục tiêu giúp người đọc hiểu rõ hơn về giao
tiếp, đặc biệt là những tình huống giao tiếp trong công việc.
Phạm Văn Đại, (2015), “Giáo trình kỹ năng giao tiếp”. Trong giáo trình,
tác giả đã nhấn mạnh: giao tiếp là một hoạt động và là một nhu cầu không thể
thiếu của con người. Giao tiếp vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa
học. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, mối quan hệ của cong người càng đa
dạng và phức tạp hơn. Việc học cách giao tiếp là cần thiết cho mọi người, đặc
biệt là sinh viên – chủ nhân tương lai của Đất nước.
Như vậy, tất cả những đề tài đều phân tích, đánh giá tầm quan trọng của
kỹ năng giao tiếp chứ chưa đi sâu phân tích về hiện trạng hay đề đề xuất giải
pháp cụ thể cho sinh viên một trường Đại học. Vì vậy, chúng tơi chọn nghiên
cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả thực hành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành
Truyền thông đa phương tiện, trường Đại học Thủ Dầu Một”. Bài nghiên cứu
nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu được vấn đề rõ hơn, để chuẩn bị thật tốt cho
tương lai phía trước, vận dụng vào thực tế để thích ứng với sự phát triển của thời
đại.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả thực hành kỹ năng giao tiếp
cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện trường Đại học Thủ Dầu Một.
Đối tượng khảo sát: sinh viên chương trình Truyền thơng đa phương tiện,

khoa Cơng nghiệp văn hóa, trường Đại học Thủ Dầu Một
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: bài viết trong phạm vi khoa Cơng nghiệp Văn hóa, trường
Đại học Thủ Dầu Một.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2021 đến nay.
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu chung
Đề tài phân tích được vai trị, hiện trạng và những khó khăn trong kỹ năng
giao tiếp của sinh viên chương trình Truyền thông đa phương tiện, trường Đại
học Thủ Dầu Một. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên tiếp thu và
thực hành tốt trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong tương lai.
4


4.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cơ bản sau:
Tổng quan được những vấn đề cơ sở lý luận chung về kỹ năng giao tiếp
Phân tích được vai trò, hiện trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành
Truyền thông đa phương tiện, trường Đại học Thủ Dầu Một.
Đề xuất giải pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để giúp sinh viên tổng
quát, đánh giá được tình hình giao tiếp của mình tại mơi trường Đại học Thủ
Dầu Một và xã hội.
Phân tích thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Thủ
Dầu Một. Đây là cơ sở khoa học giúp lãnh đạo nhà Trường, lãnh đạo Khoa đưa
ra được những kế hoạch và hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện cho sinh viên
phát triển kỹ năng giao tiếp.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp chúng ta có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giao tiếp và
bổ sung thêm nguồn tài liệu học tập cho sinh viên.
Đề tài bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo, học tập cho sinh viên
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu là phương pháp truyền thống được
sử dụng trong nghiên cứu nói chung. Khoa học khơng thể phát triển được nếu
thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ.
Các nguồn thu thập tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các tài liệu đã
được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và các cơ quan khác theo chương
trình hay đề tài nghiên cứu hoặc theo những vấn đề nghiên cứu như các tài liệu
trên thực địa và cả tài liệu trên mạng Internet trong những năm gần đây, số liệu
Niên giám thống kê,...
Đối với công tác nghiên cứu cần quan tâm các dạng thông tin sau đây:

5


- Trình bày văn bản (các bách khoa tồn thư, sách, tạp chí, kết quả của đề tài
nghiên cứu có liên quan…)
- Số liệu thống kê
- Các dạng khác như điều tra trên mạng
- Nguồn tài liệu được lưu trữ ở các cơ quan chức năng Trung ương, địa phương.
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Sau khi thu thập được tài liệu, nhóm sẽ sàng lọc lấy nội dung theo mục
tiêu nghiên cứu của mình. Trong quá trình xử lý tài liệu, hàng loạt các phương
pháp truyền thống như phân tích so sánh tổng hợp… được thực hiện.
Phương pháp phân tích tổng hợp có vai trị trong việc “làm sạch” tài liệu,
đặc biệt là các số liệu. Các số liệu cho cùng một đối tượng nghiên cứu được thu

thập từ nhiều nguồn khác nhau. Thông qua phương pháp này, nguồn tài liệu
trong đó có số liệu đã được xử lý sao cho phù hợp với thực tế khách quan. Tiếp
theo tài liệu được đem đi phân tích, tổng hợp đối chiếu để biến thành những cơ
sở nhận định hoặc kết luận khoa học của cơng trình nghiên cứu
Khi sử dụng phương pháp so sánh, nhóm so sánh các đối tượng nghiên
cứu theo thời gian, không gian. Nhờ việc so sánh bản chất các đối tượng sẽ sáng
tỏ và nghiên cứu có cơ sở phát hiện ra tính quy luật về bản chất và phân bố của
đối tượng nghiên cứu.
6.3. Phương pháp khảo sát bằng bản câu hỏi
Bảng câu hỏi là cơng cụ tìm hiểu thơng dụng nhất, được sử dụng để tích
lũy thơng tin từ nhiều người và bảng câu hỏi hồn tồn có thể phối hợp với
nhiều kỹ thuật khác nhau. Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào vào nội dung nghiên
cứu và điều tra. Vì bảng câu hỏi được thiết kế xây dựng dựa trên những nguyên
tắc tâm lý và những nguyên tắc này là nền tảng cho những hành vi của con
người. Mục đích khơng phải chỉ để hiểu hành vi này – từ đó để tiến đến bước lý
giải, mà còn để vượt qua những rào cản do chính những hành vi này tạo ra.
Từ những ưu và nhược điểm của phương pháp sử dụng bảng câu hỏi,
chúng tôi đã tiến hành xây dựng số lượng và nội dung câu hỏi phù hợp với mục
đích nghiên cứu đề tài. Đối tượng được khảo sát là sinh viên khóa D21 ngành
Truyền thơng đa phương tiện.

6


7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH

VIÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

7


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Giao tiếp
Giao tiếp là một trong những nhu cầu quan trọng của con người. Hiện nay
vẫn chưa cho có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu khi bàn về giao tiếp.
Tuy nhiên, hiểu khái quát có thể nêu lên một khái niệm về giao tiếp như sau:
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định
trong xã hội, nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, vốn sống, tạo nên
những ảnh hưởng, những tác động qua lại để con người đánh giá điều chỉnh phù
hợp với nhau trong công việc1.
Giao tiếp bao gồm hàng loạt yếu tố như: trao đổi thông tin, xây dựng
chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với
các yếu tố trên thì giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và
tri giác
Giao tiếp là một phương thức tồn tại cơ bản của con người. Do đó nghiên
cứu về giao tiếp rất đa dạng và phong phú, bao trùm một phạm vi tương đối
rộng, từ lý luận đến những nghiên cứu thực nghiệm, xuất phát từ nhiều điểm,
quan niệm khác nhau. Dưới quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động thì
giao tiếp là một quá trình thiết lập và thực thi mối quan hệ giữa người và người
và trong q trình đó thì con người sáng tạo lẫn nhau.
1.1.2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mền quan trọng của thế kỷ XXI. Kỹ
năng giao tiếp bao gồm những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được
đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hàng ngày giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả

thuyết phục hơn. Kỹ năng giao tiếp là mắt xích quan trọng trong các kỹ năng
chúng ta cần học hỏi và hoàn thiện để đạt hiệu quả tương tác với các đối tác
khác nhau, thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm - kỹ năng mà hầu hết các ngành
nghề mà mọi doanh nghiệp đều cần.
Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp, lắng nghe tích
cực, trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người nói) và đối tượng
giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định.
1

truy cập ngày 29/03/2023

8


Các ý tưởng, cảm nhận và các yếu tố xung quanh đều gây ảnh hưởng đến
cách thức và hiệu quả giao tiếp. Bởi vậy, kỹ năng giao tiếp có liên quan đến khả
năng nghe và nói, quan sát và cảm thông của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp.
1.2. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.2.1. Vai trò của kỹ năng giao tiếp
Là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, kỹ năng giao tiếp có vai trị
quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Nếu tách
khỏi sự giao tiếp xã hội, con người khơng thể hình thành và phát triển nhân cách
được. Mặt khác, giao tiếp có vai trò định hướng hoạt động, điều khiển, điều
chỉnh hành vi của con người.
Ngày nay, giao tiếp trở thành vấn đề rộng lớn, có ý nghĩa quan trọng trong
khoa học và cuộc sống, người ta không thể nghiên cứu con người với tính cách
là đơn vị độc lập, khơng phụ thuộc vào mơi trường xã hội xung quanh vì “Bản
chất con người khơng phải là trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của tất cả những
mối quan hệ xã hội”.

Ngồi ra, giao tiếp cịn thúc đẩy hiệu quả làm việc nhóm. Khi làm việc
đội nhóm, kỹ năng giao tiếp là yếu tố để tạo nên đội nhóm mạnh. Khi chúng ta
giao tiếp tốt thơng tin sẽ được truyền tải đến đồng đội nhanh nhất và hiệu quả
nhất. Giao tiếp khéo léo cịn giúp tăng tình đoàn kết giữa các thành viên. Sự hiểu
nhau giữa các thành viên trong một nhóm sẽ góp phần nâng cao hiệu suất làm
việc nhóm.
Kỹ năng giao tiếp tốt cịn là cơ hội giúp bạn thăng tiến nhanh trong công
việc. Bởi vì trong quá trình làm việc, năng lực chưa đủ giúp bạn thăng tiến. Điều
quan trọng, bạn phải biết kết hợp giữa năng lực cá nhân với khả năng giao tiếp
của mình. Khi bạn giao tiếp tốt, bạn nhanh chóng chiếm được sự ủng hộ của
đồng nghiệp và cấp trên. Nó là cơ hội tốt để bạn mở rộng mối quan hệ và thành
công hơn trong công việc.
1.2.2. Chức năng của kỹ năng giao tiếp
1.2.2.1. Chức năng xã hội
Trong nhóm chức năng xã hội, trước hết chúng ta phải nhắc đến chức
năng thông tin của giao tiếp. Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh
truyền thơng của giao tiếp, qua giao tiếp con người trao đổi cho nhau những
thơng tin nhất định. Những thơng tin này sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt như kiến
9



×