ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC……….
--------🙡🙡🙡--------
M· SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Rèn kĩ năng đọc tốt âm, vần cho học sinh lớp Một
theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất
Tên tác giả :
Đơn vị công tác : Trường TH………
Chức vụ : Giáo viên
Năm học: 2022 - 2023
MỤC LỤC
Số trang
Phần thứ nhất
2
Đặt vấn đề
Phần thứ hai : Nội dung
I.Thực trạng của đề tài
4
II.Nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện
5
III.Hiệu quả đạt được
15
Phần thứ ba: Kết luận chung
IV. Kết luận- Bài học kinh nghiệm
17
1.Kết luận
17
2.Bài học kinh nghiệm
18
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, trẻ 6 tuổi bắt đầu bước vào học lớp Một là một bước
ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Từ những hoạt động vui chơi ở giai đoạn
mẫu giáo, chuyển sang một hoạt động mới - hoạt động học tập. Đây là giai đoạn
vô cùng khó khăn đối với các em, các em bắt đầu học chữ, học đọc, học viết nên
các em rất bỡ ngỡ và lạ lẫm với các hoạt động học tập, dẫn đến tiếp thu kiến thức
thật khó. Khó khăn nhất là những trẻ chưa qua mẫu giáo. Các em phải biết và nói
lên được những yêu cầu cần thiết của một bài học, nhìn vào âm - vần - tiếng các
em phải đọc lên đúng âm vần tiếng đó, có như vậy các em mới nắm được bài học.
Với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi học sinh lớp Một phải
nắm bắt được kiến thức một cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kĩ năng,
kĩ xảo trong môn Tiếng Việt. Nếu trẻ không đọc được thì khơng những các em sẽ
hỏng kiến thức các môn học ở lớp 1 mà lên những lớp trên các em cũng sẽ khơng
học được.
Q trình dạy học lớp 1 chương trình GDPT 2018, tơi nhận thấy lớp mình
cịn một vài hạn chế như: một số em chưa ghi nhớ được âm, vần; phát âm chưa
chính xác một số âm, vần; kỹ năng đọc trơn còn hạn chế. Để giúp học sinh của
mình khắc phục được những hạn chế trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp
rèn kĩ năng đọc tốt âm, vần cho học sinh lớp Một theo hướng phát triển năng
lực và phẩm chất”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CẢI TIẾN
1. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp tích cực trong cơng tác giáo dục cho học sinh trong nhà trường thì
rất phong phú. Nhưng trong đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu vận dụng một
số biện pháp thường xuyên áp dụng trong công tác giáo dục ở môn Tiếng Việt của
lớp.
2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp Một trường Tiểu học ................ nói chung và các lớp Một ở các
trường khác trong huyện ......... nói riêng trên địa bàn.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này sẽ mang lại hiệu quả cao cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớp
Một trong quá trình thực hiện giáo dục hõ sinh đọc tốt âm, vần. Từ đó các em hình
thành tốt kỹ năng nói và nghe viết ở mơn Tiếng Việt. Bên cạnh đó, tạo nguồn
động lực cho các em học sinh phấn đấu và đạt kết quả tốt trong quá trình học tập
và rèn luyện. Các em biết đồn kết, gắn bó, u thương nhau qua sinh hoạt hàng
ngày, qua học tập, qua các phong trào của trường, của lớp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu tơi đã sử dụng kết hợp một số biện pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập thông tin.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phân tích, thống kê
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp phân tích-tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng
- Phương pháp so sánh, đánh giá
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Đặc điểm tình hình:
Năm học 2022-2023 tơi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1/2 gồm
40 học sinh. Năm học này là năm thứ ba thực hiện CTGDPT 2018, vẫn kế thừa
các phương châm giáo dục nền tảng như “Lấy học sinh làm trung tâm”, “ Lý luận
gắn với thực tiễn”.
Năm học này các em bước vào lớp 1 nhưng tiếp xúc trực tiếp với các âm
chưa nhiều vì khoảng thời gian học online của năm học trước.
2. Thuận lợi:
* Giáo viên:
Được sự chỉ đạo sát sao của BGH về mặt chuyên môn, thường xuyên tổ chức
thao giảng , dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề, thảo luận về
chuyên môn để rút ra những ý kiến, đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc
giảng dạy.
* Học sinh:
Cùng độ tuổi, các em rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cơ giáo, thích học tập
và thi đua với bạn, dễ khích lệ động viên.
Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình, chuẩn bị đầy
đủ sách vở và đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho
con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
3. Khó khăn:
Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát biểu,
học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em chậm ghi nhớ, học trước quên sau,
chậm tiến bộ.
Do đặc trưng vùng miền nên các em còn phát âm sai: âm d với gi; r, s với x;
vần ac với at; an với ang; oai với oi…
Một số em kỹ năng ghép vần, đọc trơn còn chậm.
Qua khảo sát thời điểm từ đầu năm học đến nay tôi nắm được số lượng học
sinh gặp khó khăn khi dạy học âm, vần như sau:
Sĩ số
40 HS
Khó khăn học sinh gặp phải
Số lượng học sinh
Chưa ghi nhớ âm, vần
8
Phát âm sai
10
Tốc độ đọc chậm
12
4. Ngun nhân:
Qua tìm hiểu bản thân tơi thấy các em gặp nhiều hạn chế khi đọc âm, vần do
những nguyên nhân sau:
Trong giờ học các em không chú ý nghe giảng bài, chưa mạnh dạn giơ tay
phát biểu. Do lứa tuổi của các em còn ham chơi, khả năng tập trung chưa cao nên
các em thường khó ghi nhớ kiến thức.
Một số phụ huynh là lao động tự do lo kiếm tiền để mưu sinh nên rất ít thời
gian quan tâm đến bài vở của con em mình. Một số phụ huynh khơng biết dạy con
như thế nào vì cịn hạn chế về kiến thức; khơng biết cách dạy con vì khơng tiếp
xúc chương trình mới, cho rằng việc dạy học của các em là trách nhiệm của giáo
viên.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆP PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Xuất phát từ thực tế tình trạng hiện nay của học sinh, với trách nhiệm của
mình, tơi đã suy nghĩ, nghiên cứu nhằm tìm ra những nét mới, hình thức mới của
lớp, của trường để góp phần cho giáo viên có thể làm tốt hơn khi rèn luyện cho
các em đọc tốt âm, vần.
Ngoài những biện pháp chung đã đưa ra, bản thân tôi đã chủ động đề xuất và
vận dụng những biện pháp mang tính thiết thực, cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng mơn
học có áp dụng học thơng qua chơi,
Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên có thể vận dụng
trong q trình giảng dạy. Tuy nhiên tùy vào đặc trưng môn học và yêu cầu cần
đạt của bài mà giáo viên lựa chọn cho mình phương pháp tối ưu nhất. Để giúp học
sinh ghi nhớ và đọc tốt âm vần, tôi đã vận dụng những phương pháp sau trong q
tình giảng dạy:
Ví dụ: Khi dạy Bà 1oi-ai của Chủ đề: “ Đồ chơi - trò chơi” giáo viên cho các
bạn thảo luận nhóm. Khi chia nhóm giáo viên phân đều các em đọc tốt vào các
nhóm đề hướng dẫn các bạn phát âm đúng
Các em luyện đọc theo nhóm
*Phương pháp phân tích ngơn ngữ
Là cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích để nhận ra đặc trưng
của âm, vần từ đó ghi nhớ cũng như đọc âm, vần chính xác hơn.
Giáo viên cho học sinh quan sát sự giống và khác nhau giữa các âm, vần,
nhận diện âm cuối vần để các em ghi nhớ, phân biệt cách phát âm.
Ví dụ: Khi dạy vần im – um- Chủ đề Thăm quê, giáo viên tổ chức cho học
sinh quan sát vần để tìm ra điểm giống và khác nhau để từ đó các em ghi nhớ phân
biệt hai vần im – um. Giáo viên cho các em nhận diện âm cuối vần là ( m) rút ra
cách phát âm chung cho những vần có âm cuối m: kết thúc phát âm môi khép lại.
Đối với những em chậm ghi nhớ âm, vần trong lớp ngồi việc phân tích âm,
vần giáo viên cần kết hợp thêm tranh ảnh minh họa phù hợp giúp học sinh dễ dàng
liên tưởng đến âm, vần đang học để giúp củng cố thêm khả năng ghi nhớ cho các
em. Giáo viên có thể thay đổi ngữ liệu hình ảnh trong sách giáo khoa để lựa chọn
những hình ảnh gần gũi quen thuộc với các em thì sẽ giúp các em dễ ghi nhớ hơn.
*Phương pháp làm mẫu (thị phạm)
Đây là phương pháp rất quan trọng dạy đọc ở môn Tiếng Việt lớp 1. Các em
lớp 1 rất dễ bắt chước làm theo, nếu giáo viên hướng dẫn đọc mẫu khơng chính
xác thì sẽ làm cho học sinh đọc sai theo. Để thực hiện được việc đọc mẫu đúng
Tìm điểm giống và khác nhau của vần
cho học sinh nghe các âm, vần thì người giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ cấu tạo
âm, vần; cách mở khẩu hình miệng, vị trí đặt đầu lưỡi khi phát âm…. Trong khi
dạy những âm, vần mà học sinh dễ lẫn lộn để giúp học sinh đọc đúng các âm, vần
giáo viên phải làm mẫu phối hợp răng, lưỡi, miệng để học sinh quan sát cách phát
âm của giáo viên từ đó học sinh nhận ra được cách đọc và đọc đúng.
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm S / X
Khi đọc s và x có âm phát ra rất giống nhau. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, chữ s sẽ
có phát âm “sờ” nặng hơn là chữ “xờ” và cả cách phát âm cũng vậy. Khi phát âm
chữ s ta cần phải cong lưỡi và đẩy hơi mạnh hơn để tạo ra âm tiết có phần nặng
hơn so với chữ x. Để đọc đúng được chữ s thì đầu tiên ta phải đặt đúng khẩu hình
miệng, cụ thể là mơi hé, răng chạm hờ và điều quan trọng là lưỡi hơi cong lên. Sau
đó thì đẩy mạnh hơi từ phổi ra ngồi miệng.
Với chữ x thì răng trên và răng dưới gần nhau, mơi hở nhẹ và lưỡi đặt vào
phía trong hàm răng dưới sau đó đẩy hơi từ phổi ra ngoài, luồn qua khe hở giữa
răng, và cong lưỡi lên một chút.
Giáo viên lưu ý khi đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc đúng giáo viên cần
nêu rõ ràng, cụ thể. Trong quá trình học sinh luyện đọc giáo viên cần sửa chữa kịp
thời những em phát âm chưa tốt.
*Phương pháp trò chơi học tập
Đối với các em học sinh lớp 1 mới từ mầm non chuyển lên thì khả năng tập
trung trong giờ học của các em còn hạn chế. Việc này ảnh hưởng đến khả năng
tiếp thu của các em. Để hấp dẫn các em vào bài học giáo viên cần linh hoạt vận
dụng phương pháp trò chơi trong học tập để học sinh hứng thú tập trung hơn.
Thơng qua trị chơi các em được luyện đọc một cách nhẹ nhàng mà cũng hiệu quả
hơn.
Trong giai đoạn trực tuyến tôi tạo hứng thú cho học sinh khi thiết kế những
trò chơi sinh động giúp các em thích thú như hái táo, giúp mẹ thu hoach trứng gà,
chăn cừu... khi giảng dạy các em sẽ tập trung hơn, thích giơ tay phát biểu hơn.
Trị chơi: Hái táo chứa vần thích hợp
Trị chơi: Thu hoạch trứng gà có những âm vần cần đọc trong quả trứng.
Trị chơi: Chăn cừu giúp ơn lại các âm, vần đã học để ghép thành tiếng, từ.
Trong những giờ học trực tiếp trên lớp tôi tổ chức các trị chơi vận dụng tìm
tiếng chứa vần giúp tạo khơng khí thoải mái, vừa học mà lại vừa chơi. Qua đó
giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động học tập.
Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào các hoạt động, tránh tình trạng
giáo viên chỉ mời những em đọc tốt thực hành mà quên đi những em chậm vì như
vậy sẽ làm cho các em nhút nhát, tự ti, không muốn cố gắng trong học tập. Giáo
viên cần hiểu rằng những em đọc chậm, đọc sai càng được luyện tập thực hành
nhiều thì các em càng mau tiến bộ.
Giải pháp 2: Dạy học theo nhóm đối tượng học sinh
Trong các tiết học, tôi chú ý tổ chức các hoạt động dạy phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh, sao cho mọi học sinh đều được quan tâm, được tham gia
vào bài học. Qua những tuần học đầu tôi đánh giá khả năng tiếp thu của các em,
xác định những khó khăn mà học sinh gặp phải khi đọc và tiến hành phân chia học
sinh thành các nhóm đối tượng như sau:
+ Nhóm học sinh khó khăn khi ghi nhớ âm, vần.
+ Nhóm học sinh phát âm chưa chính xác.
+ Nhóm học sinh đọc chậm
Sau đó tơi lên kế hoạch về cách thực hiện giảng dạy cho từng nhóm đối tượng
đã được phân chia. Tùy vào khả năng tiếp thu của học sinh, tôi sẽ lựa chọn cách
thức hướng dẫn sao cho các em thực hiện được các yêu cầu của bài học, đảm bảo
được yêu cầu cần đạt của chương trình.
* Nhóm học sinh khó khăn khi nhớ âm, vần: Đối với học sinh khó khăn ghi
nhớ âm, vần phần đọc được tiếng, từ là điều rất khó khăn, có thể dẫn đến đọc
khơng được từ ngữ, đồng thời các em chán học. Đầu tiên sẽ tập cho các em ghi
nhớ tất cả 29 chữ cái, ghi nhớ âm đầu, vần bằng cách đọc nhiều lần, viết ra những
chữ cái, âm đầu hay quên. Mưa dầm thấm lâu là bí quyết quan trọng cho những
nhóm học sinh này. Sau đó chỉ các em đánh vần bằng cách nhận diện được âm đầu
kế đến là vần, sau cùng là dấu thanh. Nếu cịn gặp khó khăn nữa thì tơi gợi nhớ
cho các em những hình ảnh có liên quan đến các âm mà các em quên, tiếp theo đó
tơi cho các em đánh vần phần vần rồi ráp với âm đầu tạo thành tiếng. Sau đó tơi
nâng dần độ khó và rèn cho học sinh ghi nhớ âm vần khơng qua tranh ảnh nữa mà
vẫn đọc được.
Ví dụ: Khi dạy bài vần oa, oe (Tiết 2)
Đọc từ ứng dụng: khoe sắc. Có tiếng khoe có âm đầu là âm ghép các em
chậm tiếp thu khó nhớ. Tơi hướng dẫn học sinh đọc từ khoe sắc bằng cách tôi che
âm đầu kh cho học sinh đánh vần vần oe. Sau đó tơi mở âm đầu cho học sinh ráp
vần oe với âm kh để tạo thành tiếng khoe. Nếu như âm kh các em chưa nhớ giáo
viên có thể gợi nhớ bằng hình ảnh trực quan trái khế để các em nhớ lại âm kh đã
học hoặc cho các em đọc lại âm kh nhiều lần. Tiến hành tương tự với tiếng sắc nếu
học sinh khơng đọc được.
* Nhóm học sinh phát âm sai
Giáo viên cần xác định chỗ sai của học sinh. Thường thì các em đọc sai
những âm, vần khó đọc, ít gặp như: oeo, ooc, uyt, oap... hoặc phát âm sai do ảnh
hưởng tiếng địa phương như sai phụ âm đầu (ch/tr, l/n, h/ th, r/g), sai thanh điệu
(thanh hỏi/ thanh ngã). Với nhóm học sinh này giáo viên cần hướng dẫn học sinh
kĩ cách mở khẩu hình miệng, vị trí đặt đầu lưỡi kết hợp cách đẩy hơi....
Ví dụ: dạy vần m: khi phát âm hai mơi trịn hở, khi đọc hai mơi kéo nhẹ về
hai phía rồi khép lại, luồng hơi đi từ cổ họng thốt qua hai mơi.
Trong q trình dạy giáo viên thường xuyên mời những học sinh này đọc vừa để
luyện đọc cũng như phát hiện sai và sửa sai kịp thời cho các em.
* Nhóm học học sinh đọc chậm
Đối với học sinh đọc chậm thì đọc trơn được tiếng, từ là điều rất khó khăn.
Vì thế tôi cho các em đánh vần từng tiếng rồi đọc trơn lại. Sau đó tơi nâng dần độ
khó cho các em có thể đọc đánh vần nhẩm trong đầu rồi đọc trơn lại. Ngoài việc tổ
chức cho các em luyện đọc nhiều để đẩy nhanh tốc độ đọc người giáo viên cũng
nên thiết kế những trò chơi đọc kiểu ai nhanh ai đúng cho các em thi đua tham gia
đọc để tạo động lực cố gắng cho học sinh.
Ví dụ: Đọc bài ứng dụng: “Hoa tháng tư” Bài này khá dài gồm 5 câu, mỗi
câu khoảng 12 tiếng. Với câu “Hoa lộc vừng đỏ xõa thành chùm buông xuống
mặt hồ”. Câu này khá dài tôi hướng dẫn mỗi em đọc đánh vần từng cụm từ rồi sau
đó đọc trơn lại.
Biện pháp dạy học theo nhóm đối tượng học sinh là biện pháp có ý nghĩa
quan trọng trong q trình rèn đọc cho học sinh. Việc chia nhóm theo đối tượng
học sinh sẽ giúp giáo viên chủ động hơn khi hướng dẫn học sinh trong giờ học.
Giáo viên sẽ kịp thời quan tâm đến đối tượng học sinh, hỗ trợ học sinh đạt được
mục tiêu của bài. Khi giao nhiệm vụ đọc cũng sẽ lựa chọn những yêu cầu phù hợp
với năng lực của học sinh từ đó thúc đẩy được ý thức tự giác học của các em.
* Giải pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ, người giám hộ của học sinh.
Trong giáo dục, muốn đạt hiệu quả thì cần có sự phối hợp giữa gia đình nhà
trường và xã hội. Việc phối hợp này sẽ giúp việc giáo dục các em một cách liên
tục, toàn diện.
Giáo viên cần thường xuyên liên lạc trao đổi tình hình học tập của các em
gặp khó khăn khi đọc với phụ huynh một cách kịp thời. Chỉ ra rõ về tầm quan
trọng của phụ huynh giúp phụ huynh hiểu được vai trò của việc dạy dỗ, giáo dục
học sinh của mình ở nhà. Trong quá trình trao đổi giáo viên cũng cần chỉ rõ những
điều học sinh chưa thực hiện được như: những âm vần chưa ghi nhớ được, những
âm vần còn phát âm sai... Hướng dẫn phụ huynh cách giúp học sinh ghi nhớ cũng
như sửa sai phát âm, có như vậy sẽ giúp việc giáo dục học sinh một cách đồng bộ,
liên tục và kịp thời.
Giáo viên lập kế hoạch giáo dục cụ thể đối với những em chậm tiếp thu Tạo
phiếu bài đọc, nhờ cha mẹ, người giám hộ cho các em đọc bài và quay phim lại
cho giáo viên xem.
Giáo viên cần quan sát, lắng nghe các em mọi lúc mọi nơi, dành nhiều thời
gian cho các em đọc chưa tốt, nhất là các em chưa biết đọc, chưa nhớ âm vần,
động viên, khích lệ các em cố gắng giúp các em có tiến bộ hơn.
Học sinh được cha mẹ hướng dẫn tự học ở nhà
Giúp các bạn đọc bài
Khen các ngơi sao đọc tốt, có tiến bộ cuối tuần
III/ HIỆU QUẢ:
a) Đối với học sinh
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy học sinh đã khắc phục được
những khó khăn để đọc tốt âm vần đã học. Đa số các em đã ghi nhớ được âm, vần.
Các em đọc đúng và tốc độ đọc đạt yêu cầu. Trong khoảng thời gian 4 tháng áp
dụng, kết quả đọc của lớp tôi rất khả quan, đa số học sinh đọc trơn khá tốt. Chỉ
còn số lượng nhỏ học sinh tốc độ đọc cịn chậm và khơng có học sinh chưa biết
đọc.
* Dưới đây là bảng số liệu thống kê thời tháng 11 sau khi áp dụng các giải
pháp trên của lớp 1/2 trong năm học 2022 – 2023:
Khó khăn học sinh gặp phải
Sĩ số
Số lượng theo thời
điểm
Đầu năm
Tháng
11/2022
40 HS
Chưa ghi nhớ âm, vần
8
4
Phát âm sai
10
5
Tốc độ đọc chậm
15
10
b) Đối với phụ huynh học sinh
- Phụ huynh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên cạnh
đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi được việc học hành, cũng như biết
cách luyện tập thêm cho con em ở nhà khi có sự hỗ trợ từ giáo viên. Phụ huynh
cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em
có nhiều tiến bộ, các em ngày càng hồn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, học
tốt.
c) Đối với giáo viên
Bản thân là một giáo viên khi nhìn thấy các em học ngày càng tiến bộ hơn,
hăng hái thi đua học tốt, đã có nhiều tiến bộ tkhi đọc âm, vần trong môn Tiếng
Việt tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn
khởi của phụ huynh học sinh. Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo
viên nào cũng mong muốn đạt được. Tôi mong rằng đến cuối năm học các con có
thể đọc trơn đúng tốc độ 100%
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN CHUNG
IV. KẾT LUẬN- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết luận
- Sự nghiệp trồng người là một sự nghiệp cao cả mà khơng phải ai cũng làm
được. Nó địi hỏi người thực hiện phải có cái tâm u nghề, mến trẻ. Vì thế, người
giáo viên mang trên vai một trách nhiệm rất lớn, làm một công việc không đơn
giản chút nào. Muốn hoàn thành được nhiệm vụ này, người giáo viên phải ln
học hỏi, nâng cao tay nghề, ln có sự đầu tư, sáng tạo trong suốt quá trình giảng
dạy lâu dài. Việc sử dụng đồ dùng dạy học là một trong những u cầu thiết yếu
của cơng việc dạy học. Nó địi hỏi lịng nhiệt tâm, sự cần mẫn, kiên trì của mỗi
giáo viên. Để thực hiện điều đó tuy có vất vả, có tốn kém nhưng chúng ta đừng
ngần ngại, đừng nản lịng bởi bên cạnh chúng ta ln có sự quan tâm giúp đỡ của
bạn bè, đồng nghiệp và của Ban giám hiệu nhà trường. Những thành tích học tập
tốt, những người tài của đất nước – kết quả của quá trình lao động vất vả mà
chúng ta đã tốn bao tâm huyết, tiền của để thực hiện sẽ là phần thưởng to lớn của
mỗi giáo viên và nó còn là nguồn động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn để
hồn thành sự nghiệp trồng người.
- Để đạt được kết quả như mong muốn, giáo viên cần phải thực hiện những
yêu cầu sau:
+ Nắm chắc được tình hình đọc âm, vần của các em.
+ Hiểu rõ tâm sinh lý, tính cách của từng học sinh từ đó có những phương
pháp giáo dục cụ thể, thích hợp;
+ Ln có sự đổi mới trong các hình thức luyện tập, thực hành, thi đua, giáo
dục nhầm tạo hứng thú, mới mẻ đối với học sinh;
+ Thực sự xem mỗi học sinh là một đứa con của mình để từ đó giáo dục bằng
tất cả tấm lịng, tình thương u và tinh thần trách nhiệm .
- Tóm lại, chúng ta đừng tiếc những gì mình đã bỏ ra mà hãy nhìn vào thành
quả của cơng việc để thấy điều mình làm là xứng đáng.
2. Bài học kinh nghiệm
Bằng sự cảm nhận của mình, tơi đã đọc được tình cảm của học sinh dành cho
cô giáo và qua sự đánh giá, nhận xét tâm lý của phụ huynh về con mình. Tơi nghĩ
những việc làm nho nhỏ của mình đã góp phần tích cực trong giai đoạn đầu hình
thành và phát triển kĩ năng đọc của học sinh mình chủ nhiệm trong năm đầu cấp 1
này.
Tiếp cận với chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đây là một trong những
kĩ năng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh nhất là trong học tập Mơn
Tiếng Việt nói chung và các mơn học khác nói riêng .
Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu ra những biện pháp để thực hiện vào
việc dạy học nâng cao chất lượng học âm, vần cho học sinh. Với lòng yêu nghề
mến trẻ và những kinh nghiệm ít ỏi của mình tơi đã mạnh dạn áp dụng trong thời
gian qua thì chất lượng và hiệu quả dạy học các âm, vần ngày càng được nâng cao
hơn, giúp cho học sinh học tập tốt hơn và hình thành phẩm chất năng lực của học
sinh. Sau khi thực hiện trên lớp của tơi thì tơi thấy rằng các biện pháp giáo dục ở
trên mang lại hiệu quả rất khả quan.
Tôi tin với sự tận tâm của tôi cùng với những biện pháp linh hoạt phù hợp thì
người giáo viên cũng sẽ giúp cho các em hoàn thành được nhiệm vụ học tập của
mình và đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài,
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi mong muốn được sự góp ý nhận xét
cũng như sự giúp đỡ của ban giám hiệu, các đồng nghiệp để hoàn thành tốt
hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn./.
……………….. , ngày 10 tháng 11 năm 2022
Người viết