Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp một học tốt dạng toán giải có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
I.

Lí do chọn đề tài:

Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương
trình đào tạo của bậc tiểu học, môn học này góp phần to lớn trong việc thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó khả năng giáo dục của môn toán rất
phong phú còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận, trau
dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học,chính xác. Nó còn kích thích
óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện cách làm việc khoa học. Trong dạy toán ở
tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, giải toán (có lời văn) là một trong những
nội dung dạy học quan trọng bậc nhất vì nó được coi là hoạt động nhằm hai mục
tiêu: Thứ nhất giải toán có lời văn giúp học sinh củng cố vận dụng những kiến
thức giải toán, phát triển kỹ năng, kĩ sảo đã được hình thành. Thứ hai, giải toán
có lời văn giúp phát triển tư duy cho học sinh.
Qua nghiên cứu chương trình và trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở lớp 1,
bản thân tôi nhận thấy "Nội dụng dạy học giải toán có lời văn" là một nội dung
mà trong quá trình học tập còn bộc lộ nhiều hạn chế về phương pháp giải toán
cũng như khả năng diễn đạt khi giải toán. Muốn khắc phục những khó khăn và
hạn chế đó người giáo viên cần nắm vững nội dung cũng như lựa chọn vận dụng
các phương pháp dạy học phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
giải toán có lời văn ở lớp 1. Vì vậy trong phạm vi hẹp của đề tài này tôi xin được
mạnh dạn trình bày kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một
học tốt dạng toán giải có lời văn. "
II. Mục đích nghiên cứu:
1. Nghiên cứu SGK để nắm được nội dung chương trình, trên cơ sở lí
luận thực tiễn, phân tích những ưu điểm, tồn tại để tìm ra những biện pháp, giải
pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy giải toán có lời văn.
2. Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi
giải toán có lời văn.


3. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng toán giải toán có lời
văn.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Một số dạng toán giải có lời văn lớp 1

IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích đề ra của sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp
sau:
1. Phương pháp chính.
- Nghiên cứu lý luận
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm.
- Tổng kết và trao đổi kinh nghiệm

1


2. Phng phỏp b tr:
- Phng phỏp kim tra, ỏnh giỏ
- Phng phỏp nghiờn cu sn phm
- Phng phỏp trũ truyn

B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Mụn Toỏn tiu hc nhm giỳp hc sinh cú nhng kin thc c bn ban
u v s hc, cỏc i lng thụng dng, mt s yu t hỡnh hc v thng kờ
n gin; hỡnh thnh cỏc k nng thc hnh, o lng, gii bi toỏn cú nhiu ng
dng thit thc trong i sng, gúp phn bc u phỏt trin nng lc t duy,

kh nng suy lun hp lớ v din t ỳng. Ni dung c bn mụn toỏn Tiu hc
bao gm 5 tuyn kin thc chớnh: S hc, i lng v o i lng, Hỡnh hc,
Thng kờ mụ t, gii toỏn cú li vn. Trong ú tuyn kin thc gii toỏn cú li
vn l ni dung c bn, ch yu ca chng trỡnh mụn Toỏn Tiu hc, Toỏn cú
li vn cú v trớ rt quan trng trong chng trỡnh toỏn trng ph thụng c
th hin rừ 4 chc nng: Giỏo dc ton din Phỏt trin t duy trớ tu - Kim
tra ỏnh giỏ Dy hc. Dy hc gii toỏn cú li vn cú ý ngha to ln nhm giỳp
HS cng c lý thuyt vn dng vo gii bi tp, vn dng vo i sng. Rốn cỏc
k nng; Phỏt trin t duy nh t duy c lp, sỏng to, lụgic, suy lun, phỏn
oỏn; Rốn cho HS thỏi hc tp nh tớnh am mờ, cn thn, chớnh xỏc, t giỏc,
tớch cc, sỏng to, t tin, trong hc tp.
Trong chng trỡnh toỏn hin hnh, hc sinh c lm quen toỏn cú li vn
ngay t lp 1 v cỏc lp khỏc ca bc tiu hc. Hu ht cỏc bi hc dng bi
hỡnh thnh kin thc mi hay luyn tp thc hnh bao gi cng cú ớt nht l mt
bi toỏn gii. Cỏc bi toỏn gii cú li vn c ri u tt c cỏc khi lp v
c nõng cao dn v mc . T gii toỏn n (1 phộp tớnh) lp 1 n gii
toỏn hp (2 phộp tớnh tr lờn) v cỏc bi toỏn in hỡnh lp 2, 3, 4, 5. Toỏn cú
li vn thc cht l nhng bi toỏn thc t. Ni dung bi toỏn c ghi bng li
vn núi v nhng quan h, tng quan v ph thuc, cú liờn quan ti cuc sng
thng xy ra hng ngy. Cỏi khú ca bi toỏn cú li vn l phi lc b nhng
yu t v li vn ó che y bn cht ca bi toỏn, hay núi cỏch khỏc l ch ra
cỏc mi quan h gia cỏc yu t toỏn hc cha trong bi toỏn v nờu ra phộp
tớnh thớch hp t ú tỡm c ỏp s bi toỏn.
II. Thc trng ca vn trc khi ỏp dng sỏng kin kinh nghim.
* Quỏ trỡnh nhn thc ca hc sinh tiu hc cỏc lp u cp ca bc tiu
hc gn vi cỏc hỡnh nh trc quan. c im t duy ca hc sinh tiu hc
giai on u ny mang tớnh trc quan c th, t duy tru tng cha phỏt trin.
Do ú h tr cho vic dy hc gii toỏn ngi ta thng s dng cỏc phng
tin trc quan ú l hỡnh nh thc (cú th l vt tht, tranh nh mụ hỡnh dng
hỡnh v hay s ). Nh vy, cỏc hỡnh nh trc quan lm mt b phn ca hot


2


động nhận thức , hoạt động tư duy của học sinh khi học toán nói chung, học giải
toán nói riêng.
Trong nội dung chương trình môn toán lớp 1, trước khi "chính thức" học
giải toán có lời văn (sẽ học ở học kỳ 2) học sinh có giai đọan "chuẩn bị" cho học
giải toán có lời văn (học kỳ I) . Trong giai đoạn "chuẩn bị" này học sinh được
làm quen với các "tình huống" qua tranh vẽ từ đó nêu thành "bài toán có lời văn"
(nêu miệng bài toán và bước đầu có hướng "giải quyết bài toán" (ở mức độ nêu
phép tính thích hợp) trong sách giáo khao toán 1 có rất nhiều dạng bài này. Sang
học kỳ II học sinh "chính thức" được giải toán có lời văn thông qua các bài học
mang tính chất "làm quen" đó là: "bài toán có lời văn" với giải toán có lời văn
thì bước đầu hình thành ở học sinh kỹ năng giải các bài toán đơn về thêm (bớt)
một số đơn vị.
Như vậy, năng lực tư duy của học sinh được nâng dần thông qua việc học
giải toán với mức độ khó khăn tăng dần theo từng giai đoạn, từng lớp.
Việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 còn có một số hạn chế sau đây:
- Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em ngay
từ khi dạy dạng toán nhìn hĩnh vẽ viết phép tính thích hợp. Đối với những bài
này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh
hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, làm tính của
học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước khởi đầu của dạng
toán có lời văn sau này.
- Về phía học sinh: Học sinh lớp 1 còn rất ngây thơ, hồn nhiên, ham
chơi,các em mới chuyển từ chữ to sang chữ nhỏ, vốn kiến thức ngôn ngữ nói,
viết còn hạn chế vì vậy các em ngại giải toán, làm bài chậm, làm đại cho xong,
đặt lời giải sai, viết phép tính sáo trộn, viết đơn vị đi kèm sai, nhầm lẫn từ dạng
này sang dạng kia. Nhiều khi các em ghi được phép tính nhưng không nêu được

câu lời giải. Trình bày bài làm chưa logic, khoa học theo trình tự dẫn đến kết quả
chưa cao
* Để kiểm tra sự hiểu biết của các em về "giải toán có lời văn" tôi đã khảo
sát học sinh lớp 1B làm bài tập.
Sĩ số
Giải bài toán có lời văn về thêm, bớt một số đơn vị
học
sinh
lớp 1B

38

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

(điểm: 9-10)

(điểm: 7-8)

(điểm: 5-6)

SL
10

SL
15


SL
10

TL
26,3%

TL
39,5%

TL
26,3%

(điểm dưới 5)
SL
3

TL
7,9%

Kết quả trên cho thấy mong muốn của giáo viên đối với việc giúp học sinh
giải toán có lời văn ở học sinh lớp 1 chưa đạt được và đó cũng là động cơ khiến
tôi tìm tòi nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm để giúp học sinh giải toán có lời văn
tốt hơn.

3


III.

Giải pháp để giải quyết vấn đề:

1. Các giải pháp thực hiện
- Nắm vững phương pháp dạy học toán theo hướng đổi mới
- Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở tiểu học,
vận dụng vào việc "dạy giải toán có lời văn lớp 1"
- Nghiên cứu nội dung dạy học giải toán có lời văn cụ thể ở lớp 1 để đưa ra
phương pháp giải nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2.Các biện pháp tổ chức thực hiện :
Để dạy "Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1" đạt hiệu quả cao, trước hết
thầy cô giáo phải nắm vững phương pháp dạy học môn toán theo hướng đổi
mới, khái quát và cụ thể nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Dạy giải
toán có lời văn cho học sinh lớp 1 đóng một vai trò quan trọng trong dạy toán ở
tiểu học. Bởi vậy trong giảng dạy, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau
đây.
2.1.Nắm vững phương pháp dạy học toán theo hướng đổi mới
Một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học hiện nay đó là việc
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa khả năng làm
việc một cách chủ động, tích cực dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên.
* Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học toán ở tiểu học:
Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống các phương pháp tác động liên
tục của giáo viên nhằm kích thích tư duy của học sinh, tổ chức hoạt động nhận
thức của học sinh theo quy trình. Phương pháp này tạo điều kiện cho giáo viên
và học sinh đều tham gia tích cực vào qúa trình dạy học, học sinh được tiếp cận
kiến thức bằng hoạt động làm bài tập, học sinh được làm việc cá nhân hoặc theo
nhóm, trao đổi hợp tác với bạn, với thầy.
* Trong phương pháp dạy học tích cực:
Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức các tình huống học tập, hướng dẫn
học sinh giải quyết vấn đề, khẳng định kiến thức mới trong vốn tri thức của học
sinh. Vì vậy giáo viên nói ít, giảng ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng
học sinh hoặc từng nhóm học sinh. Đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức các
hoạt động của học sinh, đồng thời phải có một tri thức vượt ngoài lĩnh vực hạn

chế của bộ môn mình dạy để có thể làm chủ nội dung và nghệ thuật dạy: Cách
dạy như thế giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường cá nhân .
Học sinh là chủ thể nhận thức, phải chủ động, độc lập suy nghĩ, làm việc
tích cực và biết tự học, tự chiếm lĩnh tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, dưới sự
theo dõi hướng dẫn của giáo viên. Cách học này tạo cho học sinh thói quen tự
giác, chủ động không dập khuôn, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập
của mình, của bạn, đặc biệt là tạo niềm vui, niềm tin trong học tập.
Như vậy học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học nghĩa là học
sinh phải hoạt động nhiều, hoạt động để đạt được các yêu cầu của bài học. Giáo
viên trở thành người cộng tác thực sự trong cùng một công việc, cùng một
nhiệm vụ theo cách thức hình thức khác nhau.

4


Ngoài việc quan tâm tới vai trò của giáo viên và học sinh, phương pháp dạy
học tích cực còn quan tâm đến cả yếu tố môi trường (bao gồm cơ sở vật chất,
tâm tư, tình cảm, tính cách...). Bởi môi trường ảnh hưởng đến phương pháp học
của học sinh và phương pháp sư phạm của giáo viên và giữa chúng có sự tác
động tương hỗ.
2.2. Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở tiểu
học để vận dụng vào việc "dạy giải toán có lời văn lớp 1"
Trong cuốn "giải toán như thế nào" G.Polya đã tổng kết quá trình giải toánvà
nêu ra sơ đồ 4 bước sau:
- Tìm hiểu nội dung bài toán
- Tìm cách giải bài toán
- Thực hiện cách giải toán
- Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải bài toán.
Thực tiễn dạy học giải toán đã khẳng định tính đúng đắn của sơ đồ 4 bước
giải toán nói trên. Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 để hình

thành thói quen và kĩ năng áp dụng sơ đồ 4 bước đó cần giúp học sinh nắm vững
và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa đối với giải toán có lời văn.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
Quá trình tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc bài
toán. Học sinh cần đọc kỹ, hiểu rõ đề toán, phân biệt được cái đã cho và cái phải
tìm. Khi đọc bài toán phải hiểu rõ những từ, những thuật ngữ quan trong mà
người ta thường gọi là các từ "chìa khoá". Chẳng hạn như "thêm", "bớt", "bay
đi" , "bán đi", "lấy ra", " nhiều hơn"... Do vậy, trong dạy học giải toán có lời văn
ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng, cần chú ý với việc kết hợp giảng giải
từ và thuật ngữ toán học giúp học sinh hiểu được nội dung bài toán để kiểm tra
việc học sinh hiểu nội dung bài toán như thế nào ? Giáo viên yêu cầu học sinh
nhắc lại yêu cầu bài toán không phải bằng hình thức đọc thuộc lòng mà bằng
cách diễn đạt của mình. Sau khi đọc bài toán học sinh cần xác định được 3 yếu
tố cơ bản của bài toán:
- Những dữ kiện của bài toán: Đó là những cái đã cho và những cái đã
biết của bài toán
- Những ẩn số: Là cái chưa biết, cái cần tìm là bài toán yêu cầu
- Những điều kiện của bài toán đó là mối liên hệ giữa các dữ kiện và các
ẩn số.
Bước 2: Tìm cách giải toán: Hoạt động tìm tòi cách giải của bài toán gắn liền
với việc phân tích các dữ kiện, ẩn số và điều kiện của bài toán nhằm xác lập mối
qua hệ giữa chúng . Từ đó lựa chọn phép tính số học thích hợp. Hoạt động này
thường diễn ra như sau:
a.
Minh hoạ bài toán thông qua tóm tắt đề toán
b.
Lập kế hoạch giải toán nhằm xác lập trình tự giải quyết, thực
hiện các phép tính số học

Về tóm tắt đề toán:


5


Việc này sẽ giúp học sinh bớt được một số câu, chữ làm cho bài toán gọn lại,
nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Một số
cách tóm tắt đề toán:
a.
Cách tóm tắt bằng chữ, (bằng lời)
b.
Cách tóm tắt bằng chữ và dấu
c.
Cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
d.
Cách tóm tắt bằng hình tượng trưng
Cách hình tượng trưng có thể là hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ
nhật, dấu gạch chéo.
e.
Cách tóm tắt bằng lưu đồ
Trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 thường thấy các cách tóm tắt bằng lời
và bằng sơ đồ đoạn thẳng.

Có hai hình thức thể hiện tương ứng với hai phương pháp tìm cách
giải cho một bài toán.
Thứ nhất: Phép phân tích đi lên
Là phương pháp đi từ câu hỏi của bài toán đến dự kiện của bài toán. Tức
là phải tập chung vào câu hỏi của bài toán và suy nghĩ xem muốn trả lời được
câu hỏi đó thì phải biết những gì và phải làm phép tính gì? Trong những điều
kiện cần thiết phải biết đó thì cái nào là cái có sẵn, cái nào phải tìm và tìm như
thế nào? Cứ như thế ta suy nghĩ ngược lên: Từ câu hỏi của bài toán trở về các

điều kiện của bài toán . Đây là phương pháp tìm cách giải thông dụng nhất.
Thứ hai: Phép tổng hợp.
Là phương pháp tìm cách giải đi từ dữ kiện của bài toán đến câu hỏi của
bài toán. Từ những cái đã cho (đã có) suy ra hoặc tính được điều gì giúp ích cho
việc giải toán không? Cứ như thế ta suy luận để tìm ra cách giải toán. Tuy nhiên,
cách này không phổ biến vì với mỗi phép tính thực hiện, học sinh chưa hiểu
được mục đích của việc làm đó và vì sao phải làm như vậy. Thông thường người
ta chỉ sử dụng phép này để trình bày cách giải của bài toán.
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán.
Khi đã hoàn thành bước 2, ta thực hiện cách giải theo cách đã nêu ra ở bước 2
Hoạt động này bao gồm việc thực hiện phép tính đã được nêu trong bước tìm
cách giải bài toán nêu trên và trình bày bài giải
Cách trình bày bài giải:
+ Phải ghi lời giải tương ứng với mỗi phép tính trong bài giải, trong đó cần lưu
ý:
Các phép tính giải được ghi với hư số và ghi kèm với đơn vị sau mỗi kết quả
của phép tính vào trong ngoặc đơn.
Câu lời giải cần phải ghi ngắn gọn, đủ ý được mệnh đề khẳng định
+ Cần có đáp số cuối lời giải (bài toán có bao nhiêu câu hỏi thì có bấy nhiêu đáp
số, chỉ ghi đáp số)
+ Nếu bài toán có nhiều cách giải thì chỉ ghi đáp số sau cách giải cuối cùng.
+ Yêu cầu các phép tính hàng ngang, không viết theo hàng dọc.
Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán.

6


- Việc kiểm tra nhằm phân tích xem cách giải, phép tính và kết quả là đúng hay
sai, có các hình thức thực hiện sau:
+ Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các số đã tìm được trong quá trình giải

với các số đã cho.
+ Tạo ra bài toán ngược với bài toán đã cho rồi giải nó
+ Giải bài toán bằng cách khác rồi so sánh đáp số.
+ Xét tính hợp lý của đáp số.
Việc kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là yêu cầu không thể thiếu
khi giải toán
Thực tế quan sát học sinh tiểu học khi giải toán chúng tôi nhận thấy
rằng: Các em thường coi bài toán đã được giải song khi có đáp số. Nhưng khi
giáo viên hỏi: "Em có chắc chắn đó là kết quả đúng không?" thì đa số các em đã
lúng túng và chưa trả lời được ngay.
Kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là kiểm tra về:
+ Cách sử dụng dữ kiện
+ Lựa chọn và thực hiện phép tính
+ Cách trình bày bài giải (diễn đạt câu văn , thứ tự thực hiện)
+ Kiểm tra lại phương pháp và thủ thuật đã sử dụng khi giải toán.
Đây là bước không thể thiếu trong quá trình giải toán ở tiểu học, điều đó giúp
các em đảm bảo được tính chính xác cao khi giải toán và đặc biệt giúp phát
triển ở các em năng lực sáng tạo, tính tích cực, chủ động và đọc lập gải toán.
Đối với học sinh giỏi việc tìm ra nhiều cách giải toán khác nhau cho cùng một
bài toán đó là biện pháp tốt nhất để tìm ra cách giải và đáp số của bài toán đó.
Hơn thế nữa, nó tạo điều kiện cho sự phát triển tư duy linh hoạt, năng động
sáng tạo của học sinh. Ngược lại, việc giúp học sinh biết cách đánh giá cách giải
là một động lực thúc đẩy sự cố gắng tìm ra cách giải khác nhau để giải bài toán.
2.3.Nghiên cứu nội dung dạy học giải toán có lời văn cụ thể ở lớp 1 để đưa
ra phương pháp giải nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
* Nội dung dạy học giải toán có lời văn cụ thể ở lớp 1
Nội
Bài dung
Dạng bài tập
Ví dụ

Trang
dạy học
Làm
- Viết số thích hợp Bài toán: Có....con thỏ. Có thêm...con
quen với vào chỗ chấm để có thỏ đang chạy tới. Hỏi tất cả có bao 2 - 115
"bài toán bài toán
nhiêu con thỏ?
có lời
- Viết tiếp câu hỏi để Bài toán: Có 1 gà mẹ và 7 gà con.
văn"
3 - 116
có bài toán
Hỏi............................................?
- Nhìn tranh vẽ để Bài toán: Có... con chim đâu trên
viết tiếp về chỗ chấm cành có thêm...con chim bay đến. 4 - 116
để có bài toán.
Hỏi..............................................?
Giải bài - Viết số thích hợp An có 4 qua bóng, Bình có 3 quả 1 - 117
toán có
vào chỗ chấm
bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả

7


lời văn
về thêm,
bớt một
số đơn
vị


bóng?
Tóm tắt:
An có ...quả bóng
Bình có...quả bóng
Cả 2 bạn có ...quả bóng?
Bài giải:
Cả hai bạn có:
.....................=.......(quả bóng)
Đáp số:......quả bóng
Viết số thích hợp vào Đàn vịt có 5 con dưới ao và 4 con ở
tóm tắt và giải bài
trên bờ. Đàn vịt có tất cả mấy con?
toán
Tóm tắt:
Dưới ao:...con vịt
Trên bờ:...con vịt
Có tất cả: ......con vịt?
Bài giải:
.................................................
..................................................
..................................................
Giải bài toán theo
Tóm tắt:
tóm tắt
Có : 2 gà trống
Có 5 gà mái
Có tất cả:...con gà?
Bài toán có liên quan Đoạn thẳng AB dài 3cm và đoạn
đến số đo độ dài

thẳng BC dài 6 cm. Hỏi đoạn thẳng
AC dài mấy xăng ti mét?
Bài toán về "thêm"
An có 30 cái kẹo, chị cho An thêm 10
một số đơn vị
cái nữa. Hỏi An có bao nhiêu cái kẹo?
Bài toán về "bớt"
Một sợi dây dài 13 cm, đã cắt đi 2
một số đơn vị
cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu
xăng- ti- mét?

3 - 118

3 - 122

4 - 125
3 - 131
3 - 151

Có thể coi dạy học giải toán là "hòn đá thử vàng" của dạy học toán. Nhờ
việc dạy học giải toán mà học sinh biết cách giải bài toán theo đúng phương
pháp và yêu cầu. Qua đó các em được rèn luyện về phương pháp suy luận, rèn
luyện và phát triển năng lực tư duy, đòi hỏi các em phải tư duy một cách tích
cực, linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tình
huống khác nhau. Trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện dữ kiện, những
điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó,
phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo để tìm ra cách giải và kết quả đúng mà
bài toán yêu cầu.
Phương pháp dạy học giải toán có lời văn chính là cách thức giúp học sinh hình

thành được các thao tác để giải được một bài toán theo đúng yêu cầu với những

8


dạng khác. Nói cách khác trong dạy học giải toán phải giải quyết 2 vấn đề then
chốt là.
- Làm cho học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn
luyện kỹ năng thực hiện các bước đó một cách thành thạo.
- Làm cho học sinh nắm được và có khả năng vận dụng các phương pháp chung
cũng như thủ thật thích hợp với từng dạng toán thường gặp ở tiểu học để đi đến
kết quả đúng theo yêu cầu của bài toán.
Để thực hiện được yêu cầu đó, người ta xác định có 3 mức độ sau:
Mức độ 1: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán
Hoạt động này rất cần thiết trong việc dạy học giải toán có lời văn cho
học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1. Học sinh cần rèn luyện các
thao tác trên tập hợp các nhóm đồ vật, trên mô hình, sơ đồ.
Việc giải bài toán thực chất là giải hệ thống các bài toán đơn. Chính vì
vậy, việc học kỹ các bài toán đơn là một công việc chuẩn bị có ý nghĩa cho giải
các bài toán hợp.
Mức độ 2: Hoạt động làm quen với giải toán
Bao gồm 4 bước:
- Tìm hiểu nội dung bài toán
- Tìm cách giải bài toán
- Thực hiện cách giải bài toán
- Kiểm tra cách giải bài toán
Các bước này cũng chính là quy trình chung để giải một bài toán có lời
văn ở tiểu học. Xin được trình bày các bước này ở phần sau.
Mức độ 3: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.
Mục tiêu của mức độ này mà giải toán cần đạt tới đó là hình thành được ở học

sinh năng lực khái quát và kỹ năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo trong
học tập, có thể tiến hành theo một số giải pháp sau:
+ Giải bài toán với nhiều cách khác nhau. Giải pháp này được áp dụng khi
giải các bài toán hợp thường gặp ở lớp 3, 4, 5.
+ Tiếp xúc với bài toán thừa dữ kiện hoặc thiếu dữ kiện.
+ Giải các bài toán trong đó phải xét đến nhiều khả năng xảy ra để lựa
chọn một khả năng thoả mãn điều kiện của bài toán.
+ Lập và biến đổi bài toán. Hoạt động này có thể tiến hành theo các hình
thức sau đây:

Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ biết số liệu hoặc dữ kiện

Đặt điều kiện cho bài toán

Chọn số hoặc số đo đại lượng cho bài toán còn thiếu số liệu.

Lập bài toán tương tự bài toán đã giải

Lập bài toán theo tóm tắt hoặc theo sơ đồ minh hoạ

Lập bài toán theo cách giải cho sẵn
Tôi nhận thấy rằng hình thức này đã được áp dụng trong dạy học giải toán có
lời văn ở lớp 1.
* Phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1:
9


Dạy học giải toán chính là cách thức giúp học sinh hình thành được các
thao tác để giải một bài toán theo đúng yêu cầu với những dạng toán khác nhau.
Trong dạy học giải toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 1 nói riêng vấn đề đặt ra là

làm thế nào để một mặt giúp học sinh giải được từng bài toán cụ thể với chất
lượng cao. Mặt khác các em phải biết mình đang làm dạng toán nào, thuộc thể
loại nào trong dạng toán đó và vì sao lại làm như vậy. Vì vậy để học tốt dạng
toán giải toán có lời văn ở lớp 1 nói riêng, giải toán ở tiểu học nói chung thì
điều cần thiết là giáo viên phải biết hệ thống hoá và phân dạng bài tập, cũng như
cách giải cho dạng bài tập đó. Đặc biệt cần giúp học sinh nắm được bài toán
thuộc dạng nào và phương pháp giải các bài toán đó.
- Các bài toán đơn giản bằng phép cộng: Bao gồm các bài toán về "tìm tổng 2
số", " thêm một số đơn vị" - hai dạng bài toán được học ngay ở lớp 1. Để học tốt
các bài toán dạng này giáo viên cần chú ý:
+ Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về cộng hai số tự nhiên
+ Giúp học sinh nắm được quy trình giải toán gồm 4 bước cụ thể là:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
Học sinh phân tích đề bài toán để biết bài toán cho biết gì, hỏi gì. thêm bao
nhiêu đơn vị.
Học sinh cần hiểu ý nghiă của các từ chìa khoá "thêm", " Tất cả". Khi gặp bất
cứ bài toán nào có chứa các từ nêu trên thì phép tính giải là phép tính cộng.

Bước 2: Tìm cách giải bài toán
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tóm tắt đề toán trước khi giải toán.
Đó có thể là tóm tắt bằng lời hoặc tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng tuỳ thuộc vào từng
dạng toán. Đối với bài toán "tìm tổng", " thêm một đơn vị" thường là tóm tắt
bằng lời.
Học sinh tự lập kế hoạch giải khi đã nắm được nội dung đề toán và định
hướng cách giải qua các từ chìa khoá và qua tóm tắt.

Bước 3: Trình bày cách giải bài toán
Trong bước này giáo viên nên để học sinh tự nêu câu lời giải, sau đó giúp
học sinh chọn câu lời giải thích hợp nhất. Thông qua việc tự nêu câu lời giải

giúp các em rèn luyện khả năng nói đủ ý, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1.
Giáo viên hướng dẫn học sinh để học sinh nắm vững được các việc cần
thiết khi trình bày bài giải, bao gồm: Ghi câu lời giải , phép tính và ghi đáp số.

Bước 4: kiểm tra kết quả bài toán .
Các biện pháp dạy học giải các bài toán về "Tìm tổng", "Thêm một số đơn
vị", nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh:
+ Rèn năng lực giải các bài toán nên thông qua việc giải bài tập trong SGK.
+ Trong các giờ luyện tập giải các bài toán nâng cao về các dạng "Tìm tổng",
"Thêm" như : Giải toán theo tóm tắt , tự đặt bài toán và tự giải các bài toán đó.
+ Khi dạy giáo viên nên để học sinh tự tìm ra cách giải trên cơ sở đã hiểu nội
dung bài toán, không nên làm thay hay chỉ rõ để học sinh tìm ra kết quả.
+ Đối với việc giải các bài toán đơn việc thực hiện phép tính giải và tìm ra kết
quả phép tính nhiều khi dễ dàng hơn nhiều so với việc đặt lời giải cho bài toán.
10


Do vậy giáo viên cần hướng dẫn để học sinh tự đặt ra lời giải và chọn ra câu lời
giải phù hợp nhất khi giải từng bài toán.
Ví dụ 1: Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ 2 đựng 30 gói bánh. Hỏi
cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh? (bài 3 - trng 129 SGK - Toán 1)
+ Học sinh nhận dạng bài toán: Đây là bài toán về "tìm tổng" do trong câu
hỏi của bài toán có từ "cả hai". Khi đó học sinh cũng biết bài toán phải thực hiện
bằng phép tính cộng.
Bước 1: Học sinh tìm hiểu nội dung đề toán.
+ Bài toán cho biết gì? ( Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ hai đựng
30 gói bánh)
+ Bài toán hỏi gi? (cả hai thùng đựng được bao nhiêu gói bánh)
Bước 2: Tìm cách giải bài toán:
Muốn biết cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh ta làm thế nào? (Lấy số gói

bánh thùng thứ nhất + số gói bánh thùng thứ hai).
Bước 3: Học sinh trình bày bài giải:
Cả hai thùng đựng số gói bánh là:
20 + 30 = 50 ( gói bánh )
Đáp số: 50 gói bánh
Bước 4: Yêu cầu học sinh kiểm tra cách giải ( bao gồm câu lời giải, phép tính,
đáp số đã đúng hay chưa)
Các bài toán giải bằng phép trừ:
Giúp học sinh nhận dạng bài toán qua các từ chìa khoá "bớt", "bớt đi",
"lấy đi", "bán đi",...
Giải bài toán theo quy trình 4 bước
Rèn luyện năng lực giải toán qua việc giải các bài tập trong SGK và các
bài tập nâng cao.
Rèn luyện khả năng diễn đạt (nói và viết) trong giải toán: Nói trong phân
tích đề toán và trình bày cách giải, viết trong tóm tắt và trình bày bài giải.
Ví dụ 1: Một cửa hàng có 88 quả trứng, đã bán được 35 quả trứng. Hỏi cửa hàng
còn lại bao nhiêu quả trứng.
Nhận dạng bài toán: đây là bài toán về " bớt 1 số đơn vị".
Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề toán.
+ Bài toán cho biết gì? ( Cửa hàng có 88 quả trứng, đã bán 35 quả trứng.)
+ Bài toán hỏi gì?(cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng)
Bước 2: Tìm cách giải bài toán
Học sinh tóm tắt:
Có: 88 quả trứng
Bán: 35 quả trứng
Còn:.... quả trứng?
Lập kế hoạch giải:
Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng ta làm thế nào? ( Lấy số quả
trứng ban đầu có trừ đi số trứng đã bán)
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán:


11


+ Hãy nêu câu lời giải của bài toán? (học sinh tự nêu)
+ Học sinh trình bày bài giải:
Bài giải
Số quả trứng còn lại là:
88 - 35 = 53 ( quả trứng)
Đáp số: 53 quả trứng
Khi dạy bài toán dạng này, sau khi học sinh trình bày bài giải, giáo viên cùng cả
lớp kiểm tra để chốt bài giải đúng.
IV.
Hiệu quả của sáng kiến kinh ngiệm:
Để kiểm tra tính khả thi của sáng kiến tôi đã tiến hành khảo sát học sinh
lớp 1B sau khi học tiết 87: Luyện tập và tiết 109: Giải toán có lời văn ( tiếp
theo) . Thời gian làm mỗi bài kiểm tra 15 phút.
Đề bài số 1:
Bài 1: Trong vườn có 13 cây cam, bố trồng thêm 3 cây cam nữa. Hỏi
trong vườn có tất cả bao nhiêu cây cam?
Bài giải:
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
Bài 2: Viết tiếp vào tóm tắt rồi giải bài toán sau:
Nhà Lan nuôi 7 con gà mái và 5 con gà trống. Hỏi nhà Lan nuôi tất cả
bao nhiêu con gà?
Tóm tắt:
Gà mái: ........... con
Gà trống: .......... con

Có tất cả: .......... con gà?
Bài giải:
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
Đề bài số 2:
Bài 1: Cửa hàng có 9 gấu bông, đã bán đi 2 gấu bông. Hỏi cửa hàng còn
lại bao nhiêu gấu bông ?
Bài giải:
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
Bài 2: Viết tiếp vào tóm tắt rồi giải bài toán sau:
Một đàn vịt có 15 con, 5 con ở dưới ao. Hỏi trên bờ có mấy con vịt?
Tóm tắt:
Đàn vịt có: .......... con
Ở dưới ao:............ con
Trên bờ : .......... con?

12


Bài giải:
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
Kết quả đạt được:
Sĩ số
Giải bài toán có lời văn về thêm, bớt một số đơn vị


học
sinh
lớp 1B

38

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

(điểm: 9-10)

(điểm: 7-8)

(điểm: 5-6)

SL
29

SL
8

SL
1

TL
76,3%


TL
21,1%

TL
2,6%

(điểm dưới 5)
SL
0

TL
0%

Bảng tổng hợp trên cho thấy kết quả đạt được của học sinh khi giải toán có
lời văn ở học sinh lớp 1 đã có sự vượt trội: Không còn học sinh chưa hoàn
thành. Số học sinh hoàn thành tốt khá cao.

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
I. Kết luận:
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng giải toán có lời văn là một nội
dung dạy học quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và lớp 1 nói
riêng. Nội dung này là sự tích hợp các kiến thức số học, đại lượng và hình học.
Hầu như trong tất cả các tiết học đều có các bài tập về giải toán có lời văn, hệ
thống các bài tập đó rất đa dạng và phong phú.
Trong các bài toán đơn có liên quan chặt chẽ với các kiến thức về số học,
đại lượng. Một điều chúng ta nhận thấy rất rõ đó là nội dung các bài toán gắn
liền với thực tiễn của học sinh. Chính vì vậy mà việc giải toán có lời văn chính
là giúp học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
II. Kiến nghị đề xuất:
Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng, bản thân tôi có một số ý

kiến như sau:
- Để dạy tốt nội dung này giáo viên cần nắm vững hệ thống các bài toán có lời
văn trong chương trình gồm những dạng bài toán nào, cách giải ra sao.
- Trong các giờ học cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh. Phân công
nhiệm vụ phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh, cho học
sinh tiếp cận với các bài toán nâng cao thông qua các tiết luyện tập, ôn tập nhờ
đó giúp các em nâng cao năng lực giải toán.
- Giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy
học bằng việc tổ chức, hướng dẫn cho các em tự hoạt động, thao tác với các
phương tiện trực quan để chiếm lĩnh kiến thức dưới các hình thức học tập khác
nhau.
- Quan trọng hơn cả trong dạy học giải toán có lời văn là hình thành cho học
sinh phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán.

13


- Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi để "Giúp học sinh lớp Một học tốt
dạng toán có lời văn". Mặc dù có nhiều cố gắng song sáng kiến này không thể
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến để sáng
kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hiệp


14


MỤC LỤC
TT
A
I
II
III
IV
B
I
II
III
IV
C
I
II

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phướng pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Giải pháp để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của SKKN

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị, đề xuất

Trang
1
1
1
1
1
2
2
2
4
12
13
13
13

15


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT DẠNG TOÁN
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”


Người thực hiện: Lê Thị Hiệp
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Lê Văn Tám
SKKN thuộc lĩnh vực( môn) : Toán

THANH HÓA, NĂM 2017

16


17



×