Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp một học tốt phân môn kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 35 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong chiến lược phát triển của đất nước, Giáo dục giữ vai trò hết sức
quan trọng. Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển Giáo dục và Đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Giáo dục. Do đó mỗi
người cần trang bị cho mình vốn tri thức. Để có được tri thức đó con người phải
được đào tạo mới giúp con người tiếp thu tri thức nhân loại, phát triển tri thức,
sử dụng tri thức, khai thác tri thức. “Giáo dục và Đào tạo là chìa khoá mở cửa
bước vào tương lai”.
Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học hiện nay là hình thành cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và bậc Tiểu học là nền tảng đặt nền móng vững chắc cho
các cấp trên. Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng của cấp Tiểu
học. Nó là chìa khoá đầu tiên giúp các em bước vào kho tàng tri thức quý báu
của nhân loại. Nó góp phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu chung của bậc
Tiểu học.
Tuổi thơ và mái trường đầu tiên sẽ là những kỉ niệm đẹp trong mỗi cuộc
đời học sinh. Làm thế nào để các em cảm nhận được “Đi học là hạnh phúc, mỗi
ngày học là một ngày vui”. Đó là mong muốn không phải của riêng các em mà
là của cả các thầy cô làm công tác giảng dạy.
Đất nước ngày một phát triển ở lứa tuổi các em học sinh Tiểu học trong
giai đoạn này cần phải được phát triển toàn diện về tất cả các mặt: Đức - Trí Thể - Mĩ - Lao động.
Dạy đủ, dạy tốt các môn học ở Tiểu học là giúp các em trở thành những
học sinh giỏi toàn diện.
Các em mới bước vào lớp Một được học nhiều môn học như: Toán, Tiếng
Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật… và nhiều môn học khác, môn học nào cũng quan
trọng nhưng môn học mà các em mong chờ và yêu thích nhất vẫn là phân môn
Kể chuyện.

1



Như chúng ta thấy trong cuộc sống hằng ngày không những trẻ em mà
còn người lớn ai cũng thích nghe kể chuyện. Đặc biệt là các em 6 tuổi mới bước
vào lớp Một. Ở cấp Tiểu học, kể chuyện là một nhu cầu thiết yếu đối với các
em. Mỗi câu chuyện sẽ đem lại cho các em nhiều điều lí thú, nhiều niềm vui.
Niềm vui đó được thoả mãn là nhờ thông qua nội dung mỗi câu chuyện. Sau khi
học xong tiết kể chuyện các em sẽ hiểu thêm được câu chuyện đó nhằm giáo dục
chúng ta điều gì, giúp các em định hướng được việc làm hằng ngày của các em,
các em biết rung động trước những nhân vật tốt, hành động đẹp, tâm hồn các em
sẽ phong phú hơn giúp các em hiểu thêm về cuộc sống. Dạy môn Toán giúp các
em tính toán nhanh; Môn Mĩ thuật giúp các em vẽ đẹp thì dạy Kể chuyện rèn
cho các em kĩ năng nghe và kĩ năng nói. Vì giờ kể chuyện là giờ thực hành nói
của học sinh mà kĩ năng nghe và nói là kĩ năng giao tiếp chính của các em.
Bước vào lớp Một các em chuyển từ hoạt động vui chơi là chính sang
hoạt động học tập là chính. Tuy vậy nhu cầu nghe kể chuyện của các em không
hề giảm sút mà ngày càng tăng lên vì nghe kể chuyện là một trong những hình
thức tiếp thu tri thức của các em về thế giới xung quanh.
Phân môn kể chuyện là một trong những môn học quan trọng, nó có đặc
trưng riêng là kể chứ không phải là đọc, là giảng, là làm bài tập. Trong chương
trình kể chuyện lớp Một, phân môn kể chuyện không có nội dung truyện cho
học sinh mà chỉ có sách giáo khoa. Sách chỉ cung cấp cho các em tranh ảnh. Vì
thế người giáo viên phải dùng những ngôn ngữ của mình để kể chuyện cho học
sinh nghe và học sinh sau khi nghe giáo viên kể xong sẽ kể lại câu chuyện đó
bằng ngôn ngữ của mình. Làm thế nào để các em hiểu và kể lại được câu chuyện
vừa nghe đủ nội dung và hiểu được ý nghĩa câu chuyện đó. Điều đó là khó đối
với các em lớp Một. Nếu các em chỉ thích nghe nhưng không nhớ được, không
kể lại được câu chuyên vừa nghe sẽ dẫn đến học sinh chán và sợ học môn này.
Làm thế nào để các em thích học và học tốt phân môn kể chuyện. Tôi thiết nghĩ
cần có đủ phương tiện dạy học đó là tranh ảnh sách giáo khoa, tranh ảnh phóng
to, giọng kể mẫu của cô, băng hình, câu hỏi gợi ý hoặc sử dụng nhiều biện pháp,
nhiều phương tiện khác nhau… đó chính là những phương tiện hữu hiệu nhất

2


dẫn đến tiết học thành công. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt phân môn kể chuyện.”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài :
Giờ kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe của trẻ, góp phần hình
thành nhân cách đem lại cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh cho tâm hồn trẻ. Kể
chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ, sức mạnh này bắt nguồn từ
công cụ mà phân môn Kể chuyện sử dụng. Nhờ có truyện, đặc biệt là truyện cổ
tích mà trẻ nhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà bằng cả trái tim.
Truyện cung cấp cho các em những hiện tượng đầu tiên về chính nghĩa và phi
nghĩa, là ngọn nguồn phong phú không gì thay thế được nhằm để giáo dục các
em tình yêu Tổ Quốc. Đây là phân môn mà em nào cũng thích học. Tuy nhiên từ
lớp Một đến lớp Năm các em được nghe rất nhiều câu chuyện nhưng khi yêu cầu
các em kể lại thì các em chẳng nhớ được là bao, nhiều em cũng chỉ nhớ được vài
chi tiết không đầu không cuối. Hãn hữu mới có em nhớ được trọn vẹn nhưng khi
kể thì chưa biết kể hay.
Muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt nói chung và phân
môn Kể chuyện lớp Một nói riêng. Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ
động học tập. Tự mình lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.
Khi học phân môn Kể chuyện thì mỗi giáo viên cần đưa ra những giải pháp hữu
hiệu cho việc dạy học để các em tiếp thu bài được tốt.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình và các biện pháp dạy - học phân môn Kể chuyện của lớp 1A
Trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu qua sách giáo khoa, bộ đồ dùng, một số phương tiện dạy
học.
- Tìm hiểu những vướng mắc mà các em thường gặp phải trong tiết Kể

chuyện để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục những vướng mắc đó.

3


5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Đọc, thu thập thông tin, phân tích tài liệu có liên quan đến một số biện
pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Kể chuyện.
- Tổng hợp hệ thống khái quát thành cơ sở lí luận của đề tài.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Quan sát, điều tra, phỏng vấn.
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh.
- Thử nghiệm một số biện pháp.
- Quan sát giờ dạy của giáo viên trong tổ.
5.3. Nhóm phương pháp bổ trợ.
- Dùng toán học thống kê xử lí dữ liệu thu được.
- Sơ đồ hoá kết quả nghiên cứu.
Các phương pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học phân môn Kể chuyện lớp Một.
6. Phạm vi nhiên cứu:
- Học sinh lớp 1A năm học 2010 – 2011; Lớp 1A Năm học 2011 – 2012
Trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn. thời gian nghiên cứu đề tài là 2 năm.

4


5



PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Một số căn cứ khoa học:
Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Kể chuyện lớp Một không những là giúp
các em rèn kĩ năng nghe và kĩ năng nói mà còn bồi dưỡng thêm cho tâm hồn
trẻ niềm tin, trau dồi vốn sống và phát triển tư duy cho trẻ. Không những thế
mà còn giúp trẻ tìm kiếm và gìn giữ những kho tàng truyện cổ mà ông cha ta
đã để lại.
Những câu chuyện cổ tích thường gắn liền với những cái đẹp giúp trẻ phát
triển các xúc cảm thẩm mĩ, thiếu chúng trẻ sẽ bị nghèo đi về trí tuệ, khô khan,
cằn cỗi về tâm hồn.
Nhờ có những câu chuyện cổ tích mà trẻ hiểu thêm về cái thiện, cái ác
giúp hình thành nhân cách trong con người trẻ. Dạy Học vần giúp học sinh đọc
đúng bài văn, bài thơ với tốc độ 30 tiếng/phút. Dạy Toán giúp các em tính toán
nhanh. Còn dạy Kể chuyện giúp các em nghe và nói thạo. Có nghĩa là sau khi
học xong tiết kể chuyện, các em lớp Một biết dựa vào tranh để kể lại được câu
chuyện đó, theo đoạn hoặc cả câu chuyện đó một cách dễ dàng đó mới là cái
đích chúng ta cần đi tìm.
Như vậy nhiệm vụ của giáo dục, giáo dưỡng phân môn Kể chuyện lại trở
nên đa dạng và phong phú. Dạy tốt môn Kể chuyện là giáo viên đã tạo điều kiện
tốt cho việc phát triển năng khiếu ở nhiều học sinh, tạo điều kiện cho ươm mầm
mai sau.
1.2. Một số khái niện cơ bản của đề tài:
Môn Tiếng Việt là môn học quan trọng. Học Tiếng Việt giúp các em sử
dụng tiếng “Mẹ đẻ”. Không những thế nó còn bồi dưỡng cho các em tình yêu
Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp
phần hình thành nhân cách con người trẻ. Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm
hồn trẻ cũng là tác dụng bồi dưỡng tâm hồn của con người nói chung. Trẻ sẽ
nghèo nàn đi khi không được tiếp xúc với truyện, đặc biệt là kho tàng truyện dân
6



gian trong sáng và sinh động. Trong suốt những năm học Tiểu học, các em được
nghe và kể lại được đầy đủ các câu chuyện của chương trình, tâm hồn các em sẽ
giàu thêm và truyện sẽ trở thành vốn tích luỹ kho tàng kiến thức cho các em.
2. Thực trạng môn kể chuyện ở Trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn:
2.1. Mục đích yêu cầu của điều tra thực trạng.
Qua dự giờ đồng nghiệp ở trường, cụm trường thì việc dạy phân môn Kể
chuyện của các thầy cô còn có những hạn chế sau:
- Một số giáo viên Kể chuyện còn máy móc, giáo viên nói nhiều, học sinh
thực hành ít. Học sinh kể chuyện chưa sáng tạo, kể hời hợt chưa thể hiện được
cảm xúc, chưa biểu lộ sắc thái của từng nhân vật.
- Lớp học trầm, học sinh chưa có hứng thú, chưa ham mê trong tiết học.
- Sự chuẩn bị của thầy cô cũng chỉ dừng lại ở tranh ảnh trong sách giáo
khoa và tư liệu sẵn có của thư viện trường mà thôi. Phải chăng những tồn tại đó
cứ tiềm ẩn trong mỗi tiết dạy. Chính vì lẽ đó tôi đã tìm ra hướng đi tích cực cho
việc dạy phân môn Kể chuyện lớp Một đạt hiệu quả cao.
Qua nhiều năm dạy lớp Một, tôi thiết nghĩ cần có đủ đồ dùng dạy học như
bộ tranh ảnh to, đẹp, hấp dẫn phù hợp với tâm lí lứa tuổi của trẻ. Tranh ảnh đẹp,
giọng kể hấp dẫn sẽ lôi cuốn các em vào tiết học một cách nhẹ nhàng không gò
bó, không mệt mỏi.
Hiện nay hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn
luôn được Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn quan tâm hàng đầu. Trong đó
lớp Một là lớp được ưu tiên hàng đầu nhất là phân môn Kể chuyện lớp Một.
+ Thuận lợi:
- Ban giám hiệu của trường nhiệt tình, quan tâm, có trình độ vững vàng.
- Học sinh học đúng độ tuổi 100%, phần lớn học sinh ngoan ngoãn, có nề
nếp, có ý thức trong học tập.
+ Khó khăn:
- Tuy trường nằm ở trung tâm Huyện nhưng vì Huyện nằm ở ngoại thành

Hà Nội nên kinh tế của người dân còn nghèo, trình độ nhận thức không đồng
đều. Có một số phụ huynh cho rằng Kể chuyện là môn phụ nên phần giúp đỡ các
7


em chuẩn bị bài ở nhà còn hạn chế. Vì thế nên tiết Kể chuyện lại càng gặp nhiều
khó khăn nhất là đối với các em học sinh mới vào lớp Một chưa biết đọc.
2.2. Nội dung và cách tiến hành điều tra thực trạng.
- Khi kể chuyện các em chưa biết phân biệt giọng kể, chưa biết thể hiện
giọng kể của từng nhân vật, giọng kể đều đều chưa biết hòa nhập vào nhân vật
mình kể.
- Tôi đã khảo sát học sinh lớp Một của Trường Tiểu học Thị Trấn Sóc
Sơn có kết quả như sau:
Lớp

Số

Năm

1A

HS
35

học
2010-

1A

35


2011
2011-

Giỏi
SL
Tỉ lệ
0
0%
0

0%

Khá
SL
Tỉ lệ
7
20%
5

14,3%

Trung bình
SL
Tỉ lệ
13 37,2%

Yếu
SL
Tỉ lệ

15
42,8%

17

13

48,6%

37,1%

2012

Kết quả khảo sát chưa được tốt như vậy là do học sinh chưa được quan
tâm đến phân môn Kể chuyện này theo đúng cách của nó.
3. Một số biện pháp thực hiện khi dạy phân môn Kể chuyện lớp Một:
3.1. Mục đích yêu cầu của giải pháp:
Muốn cải tiến phương pháp dạy học cũng như nâng cao chất lượng giáo
dục ở các Trường Tiểu học. Giúp trẻ có cảm giác đến trường vui chơi để học.
Để đáp ứng được những mục tiêu trên cũng như đổi mới phương pháp dạy
học thì người giáo viên phải điều hành mọi hoạt động của tiết học. Học sinh chủ
động lĩnh hội kiến thức có như vậy mới giúp học sinh có cảm giác vui chơi để
học, giúp các em sáng tạo trong mỗi tiết học. Là giáo viên Tiểu học đặc biệt là
giáo viên dạy lớp 1 mỗi chúng ta cần phải mang hết khả năng, nhiệt tình để
truyền đạt tới các em hết những kiến thức, giúp các em tiếp thu bài được tốt.
Dạy kể chuyện phải khắc sâu cho các em bằng nhiều con đường:
+ Đồ dùng dạy học
+ Tranh ảnh đẹp, ngộ nghĩnh, sống động, hấp dẫn…

8



+ Giọng kể mẫu truyền cảm, trong sáng, linh hoạt, cử chỉ nét mặt và giọng
kể phải thay đổi cho phù hợp với từng nội dung, lời nói của từng nhân vật trong
mỗi câu chuyện làm cho lời kể thực sự hấp dẫn đối với học sinh.
+ Nhịp điệu: Vui hay buồn, nhanh hay chậm, gấp gáp hay hiền hoà, hào
hùng hay êm ả …
+ Ngắt giọng tâm lý: cần ngắt giọng (dù không có dấu câu) với chủ ý gây
ấn tượng…
+ Biết mở đầu câu chuyện là một thủ thuật gây hứng thú, tạo sự chờ
mong, kích thích trí tò mò của trẻ.
+ Biết thêm hợp lí một số từ ngữ vào văn bản truyện vốn cô đọng, hàm
súc làm lời kể sinh động hấp dẫn.
Tất cả những thứ đó là đồ dùng trực quan tốt nhất dẫn đến tiết học thành
công.
3.2. Nội dung và cách tiến hành:
Ở các môn học khác giáo viên chỉ cần nắm chắc mục tiêu, nội dung và có
đủ đồ dùng dạy học kết hợp với kiến thức truyền thụ của giáo viên là các em
nắm bài tốt. Nhưng ở phân môn Kể chuyện giáo viên cần có thêm tranh ảnh đủ
lớn, đẹp, hấp dẫn, giọng kể phù hợp với tình tiết, cử chỉ. điệu bộ với từng tình
tiết, không gian câu chuyên. Có như vậy mới tạo được hứng thú cho trẻ từ đó
giúp các em say sưa nghe chuyện và câu chuyện cứ nhẹ nhàng đi sâu vào tâm
hồn và tiềm thức của trẻ.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của giờ kể chuyện đó là.
Mỗi giáo viên chúng ta trước khi lên lớp cần phải chuẩn bị bài. Mỗi bài học cần
chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào để thể hiện đúng đặc trưng bộ môn
Kể chuyện. Không nên biến tiết Kể chuyện thành tiết đọc truyện. Chuẩn bị là
khâu quan trong giúp tiết học thành công. Vì thế tôi đã chuẩn bị như sau:
*Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng như thế nào là đảm bảo để dẫn đến tiết học thành công. Đồ

dùng đủ lớn, đẹp, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi các em.
Để đáp ứng với mục tiêu trên tôi đã tự làm bộ đồ dùng như sau:
9


* Bộ tranh động
* Bộ rối tay
* Bộ đĩa
* Bộ mặt nạ bằng giấy, bằng xốp
* Bộ câu hỏi
- Cách làm như thế nào tôi xin trình bày cụ thể như sau:
* Bộ tranh động:
Tôi vẽ và in một bức tranh nền bằng chất liệu bạt, có chiều rộng 1,7 m,
chiều dài 2 m, được đóng trên một chiếc khung nhôm có chân đứng. Bức tranh
nền vẽ cỏ, cây, hoa, lá… để sử dụng cho tất cả các câu chuyện trong chương
trình kể chuyện lớp Một.
Ngoài ra tôi đã vẽ 65 nhân vật rời có kích thước khoảng 40cm/1 tranh.
Tùy theo từng nhân vật trong mỗi truyện có thể dạy được hết chương trình
kể chuyện lớp Một. Tranh này được in trên chất liệu xốp mĩ thuật. Sau đó tôi cắt
theo hình thù của từng nhân vật. Mặt sau của mỗi bức tranh được gắn một mảng
nhám và một sợi dây thép để khi sử dụng gắn lên bức tranh nền.
Mục đích vẽ tranh rời này là tiện lợi cho giáo viên khi sử dụng. Mỗi khi
dạy đến nhân vật nào thì gắn bức tranh đó hoặc những nhân vật đó lên bức tranh
nền. Vì có những tranh có thể sử dụng được nhiều lần trong nhiều câu chuyện
khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy các câu chuyện có nhân vật là người chỉ cần một bức
tranh nền và em bé, Vua, anh nông dân, con cò, con dê, hổ… là có thể dạy được
các tiết kể chuyện và cụ thể những tiết sau:
+ Cò đi lò dò
+ Hổ

+ Cây khế
+ Cô chủ không biết quý tình bạn
+Dê con nghe lời mẹ
+ Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng
+ Trí khôn
10


+ Ngỗng và Tép
+ Tre ngà
+ Thỏ và Sư Tử
+ Khỉ và Rùa
+ Quạ và Công
+ Sói và Cừu
+ Đi tìm bạn
+ Chuột nhà và Chuột đồng
+ Sói và Sóc
+ Sư Tử và Chuột Nhắt
+ Thỏ và Rùa
+ Chú Gà Trống khôn ngoan
* Bộ rối tay
Bộ tranh này cũng có thể dạy những câu chuyện có nhân vật là con vật
hoặc người. Đồ dùng này tôi làm bằng chất liệu vải, len, mút, bông và những
con búp bê xinh xắn.
Đồ dùng này đối với các em học sinh lớp Một rất thích. Nó khích lệ trí tò
mò của trẻ, giúp trẻ có cảm giác đang đi vào thế giới cổ tích huyền bí mà các em
yêu thích, giúp tiết học thành công.
Bộ tranh này có thể dạy được cụ thể các bài sau:
+ Cô bé trùm khăn đỏ
+ Bông hoa cúc trắng

+ Truyện kể mãi không hết
+ Con Rồng cháu Tiên
+ Sự tích dưa hấu
+ Niềm vui bất ngờ
+ Hai tiếng kì lạ
+ Chia phần
* Bộ đĩa:
11


Ngoài đồ dùng trực quan sinh động là tranh ảnh ra còn nhiều những yếu
tố khác ảnh hưởng đến tiết học, dẫn đến tiết học thành công đó là giọng kể mẫu.
Giọng kể mẫu cần có sự lôi cuốn học sinh. Kể rõ ràng, rành mạch, linh hoạt.
Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. Cử chỉ, nét mặt phù hợp với từng nội dung câu
chuyện. Vì thế tôi có thể thay đổi phương pháp bằng cách thu lời kể làm thành
đĩa để có tiết thì sử dụng đĩa, có tiết giáo viên kể mẫu thay đổi nhằm gây hứng
thú học tập cho học sinh.
* Câu hỏi gợi ý:
Câu hỏi gợi ý rất quan trọng vì trong chưng trình Kể chuyện lớp Một chỉ
có tranh ảnh mà không có nội dung. Câu hỏi sẽ giúp học sinh nhớ lại được câu
chuyện dễ dàng hơn, chính xác hơn. Câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhớ được câu
chuyện có đầu có đuôi trôi trảy. Câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu.
* Bộ mặt nạ:
Bộ đồ dùng này tôi cắt bằng giấy bìa, giấy màu, xốp, dán thành hình mặt
các nhân vật trong truyện. Sau đó tôi dùng bút dạ vẽ mắt, mũi, miệng cho giống
nhân vật trong truyện.
3.3. Cách áp dụng những đồ dùng và những biện pháp đó vào trong
những tiết học cụ thể:
- Biện pháp 1: Sử dụng bộ tranh động tự làm
Để đảm bảo tính năng sử dụng của đồ dùng cũng như hình thức tổ chức

dạy tiết Kể chuyện đó như thế nào để đạt hiệu quả cao dẫn đến tiết học thành
công.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết Kể chuyện “Khỉ và Rùa”sử dụng đồ dùng tranh
động.
* Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện của giờ học trước “Tre ngà” theo
từng đoạn, theo phân vai hoặc kể cả câu chuyện đó.
* Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi đầu bài.
- Giáo viên kể chuyện lần 1
12


Trước hết giáo viên cần thuộc truyện để kể vì thuộc truyện mới thể hiện
cảm xúc, tính cách của nhân vật, không ngập ngừng, lúng túng. Ngôn ngữ trong
sáng, dễ hiểu. Cử chỉ điệu bộ, nét mặt phù hợp với từng câu chuyện. Không nên
cường độ hoá cử chỉ nét mặt. Khi kể không lệ thuộc vào sách, đây là một trong
những điều ảnh hưởng đến tiết dạy. Khi giáo viên kể lần 1 chưa sử dụng tranh.
- Giáo viên kể chuyện lần 2 kết hợp sử dụng tranh.
Cũng như tôi đã giới thiệu bộ đồ dùng tự làm, bộ tranh động. Lúc này tôi
gắn lên bảng bức tranh nền.

Tranh nền
- Khi giáo viên kể đến nhân vật nào thì giáo viên gắn nhân vật đó lên bức
tranh nền.
13


- Để thuận tiện cho học sinh khi quan sát để kể, giáo viên gắn lần lượt các
bức tranh theo thứ tự từ trái sang phải.

- Câu chuyện “Khỉ và Rùa” như sau:
“Có một đôi bạn thân là Khỉ và Rùa đang đi dạo chơi trong một khu rừng.
Rùa thì chậm chạp nhưng nhanh nhảu mồm miệng, còn Khỉ thì nhanh nhẹn
nhưng tính rất cẩu thả.”
- Lúc này giáo viên gắn bức tranh 1 Rùa và Khỉ đang đi trên đường lên
bức tranh nền.

Tranh 1
“Một hôm, Khỉ báo cho Rùa biết nhà Khỉ mới có tin mừng. Vợ Khỉ vừa
sinh con. Rùa bèn vội vàng theo Khỉ đến thăm nhà Khỉ.
Đến nơi, Rùa băn khoăn không biết làm thế nào để đến thăm vợ Khỉ được
vì nhà khỉ ở trên một chạc cây cao. Bỗng Khỉ nảy ra sáng kiến.
- Bác cứ ngậm chặt vào cái đuôi của tôi. Tôi đi tới đâu thì bác cũng đi tới đó.
- Rùa nghe thật có lí, vội ngậm vào đuôi Khỉ.” Đôi bạn cùng nhau về nhà
Khỉ
- Lúc này giáo viên gắn (tranh 2) lên tranh nền.

14


Tranh 2
“Khỉ trèo thật nhanh về nhà. Chúng vừa về tới cổng, vợ Khỉ đã đon đả
chạy ra:
- “Chào bác Rùa, quý hoá quá. Bác là vị khách đầu tiên của vợ chồng em
đấy. Bác gái ở nhà có khoẻ không? Dạo này bác làm ăn thế nào?
- Bản tính là người hay nói Rùa quên là mình đang ngậm đuôi Khỉ. Liền
mở miệng đáp lễ. Thế là bịch một cái, Rùa rơi xuống đất.”
Lúc này giáo viên gắn tranh con Khỉ đang kéo Rùa từ gốc cây lên và khi
đã lên đến đỉnh cành cây thì thả ra và Rùa rơi xuống đất.(tranh 3)


15


Tranh 3

Tranh 4
Vì rơi xuống đất nên mai Rùa mới rạn nứt. Thế là từ đó trên mai của loài
rùa con nào cũng đều có vết rạn nứt.
Lúc này giáo viên gắn bức tranh Rùa nằm ngửa dưới gốc cây. Mai của nó
bị nứt ra.
16


Tranh 5
Qua câu chuyện giúp học sinh hiểu và rút ra bài học cho bản thân. Ba hoa
và cẩu thả là tính xấu, rất có hại (Khỉ cẩu thả vì đã bảo Rùa ngậm vào đuôi
mình. Rùa ba hoa nên đã chuốc hoạ vào thân).
* Hướng dẫn học sinh kể
Trước khi các em kể yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và kể cho nhau
nghe câu chuyên đó dựa vào tranh minh hoạ.
- Yêu cầu các nhóm thi tài kể chuyện. Các em quan sát tranh theo thứ tự
sẽ giúp các em định hướng tìm ra mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ. Học
sinh thực hành kể từng đoạn trong truyện tương ứng với mỗi tranh minh hoạ.
Học sinh kể trong nhóm sau đó thi kể trước lớp theo từng đoạn.
- Sau khi kể theo đoạn có thể yêu cầu học sinh kể toàn bộ chuyện theo
từng tranh. Khi kể học sinh có thể dùng động tác cử chỉ, điệu bộ để thể hiện.

17



*Củng cố
- Cuối mỗi câu chuyện giáo viên cần rút ra ý nghĩa câu chuyện: Qua câu
chuyện các em thấy ba hoa, cẩu thả là tính xấu, rất có hại. (Khỉ cẩu thả đã bảo
bạn ngậm vào đuôi mình. Rùa ba hoa nên đã chuốc hoạ vào thân). Truyện còn
giải thích cái mai của Rùa.
Ví dụ 2: Dạy tiết kể chuyện “Rùa và Thỏ”
Thủ thuật sư phạm bất kì môn học nào cũng rất cần thiết vì nó làm tăng
đáng kể hiệu quả của tiết học. Để tiết học thêm phong phú và sinh động tôi thay
đổi hình thức tổ chức tương tự ví dụ 1:
* Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện của giờ học trước “Truyện kể mãi
không hết” theo từng đoạn, theo phân vai hoặc kể cả câu chuyện đó.
*Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi đầu bài.
- Giáo viên kể chuyện lần 1

18


Khi kể lần 1 chưa sử dụng tranh. Trước hết giáo viên cần thuộc truyện để
kể vì thuộc truyện mới thể hiện cảm xúc, tính cách của nhân vật, không ngập
ngừng, lúng túng. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. Cử chỉ điệu bộ, nét mặt phù
hợp với từng câu chuyện. Không nên cường độ hoá cử chỉ nét mặt. Khi kể
không lệ thuộc vào sách, đây là một trong những điều ảnh hưởng đến tiết dạy.
- Giáo viên kể chuyện lần 2 kết hợp sử dụng tranh.
Tranh 1: Giáo viên kể kết hợp chỉ tranh minh hoạ cho nội dung của tranh đó.
Câu chuyên như sau:
“Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang cố sức tập chạy.
Một con Thỏ nhìn thấy liền mỉa mai Rùa:
- Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy.(Giáo viên gắn tranh 1)


Tranh 1
Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai nhanh hơn?
- Thỏ ngạc nhiên:
- Chú em mà cũng dám chạy thi với ta sao? Ta chấp chú em một nửa đoạn
đường đó! (Giáo viên gắn tranh 2)
19


Tranh 2
Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó cố sức chạy thật nhanh. Thỏ
nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: “Việc gì mà phải vội, Rùa gần tới đích mình
phóng cũng thừa sức thắng cuộc” Vì thế nó cứ nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây,
thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngon cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Lúc sực nhớ
đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó đã thấy Rùa gần về tới đích, bèn vắt chân lên cổ
mà chạy.(Giáo viên gắn tranh 3)

20


Tranh 3
Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy thật nhanh. Nhưng đã muộn mất rồi. Rùa tới
đích trước Thỏ.
Qua câu chuyện này khuyên học sinh không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Chúng ta cần có tính kiên trì nhẫn nại ắt sẽ thành công.

Tranh 4

21



Tranh 5
* Hướng dẫn học sinh kể:
Trước khi các em kể cá nhân yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và kể
cho nhau nghe câu chuyện đó dựa vào tranh minh hoạ.
- Yêu cầu các nhóm thi tài kể chuyện. Các em quan sát tranh và giáo viên
nêu câu hỏi. Học sinh thực hành kể từng đoạn trong truyện tương ứng với mỗi
tranh minh hoạ. Học sinh kể trong nhóm sau đó thi kể trước lớp theo từng đoạn.
- Sau khi kể theo đoạn có thể yêu cầu học sinh kể toàn bộ chuyện theo
từng tranh. Khi kể học sinh có thể dùng động tác cử chỉ, điệu bộ để thể hiện.
Hai ví dụ trên là tôi đã sử dụng bộ tranh động trong khi dạy. Qua những
tranh ảnh phóng to, đẹp hấp dẫn cho chúng ta thấy tác dụng của việc sử dụng đồ
dùng dạy học là rất cần thiết và quan trọng. Nó giúp các em có hứng thú học tập,
không những thế tranh còn giúp các em nhớ lại nội dung câu chuyện dễ dàng,
đồng thời gợi sự sáng tạo của các em.
Biện pháp 2: Sử dụng băng, đĩa

22


Như chúng ta thấy đổi mới phương pháp dạy học luôn là con đường dẫn
chúng ta đến tiết học thành công. Năm nay là năm thứ hai Sở Giáo dục tổ chức
ngày hội công nghệ thông tin. Để đáp ứng được nhiệm vụ năm học cũng như tạo
hứng thú học tập cho các em giúp các em tiếp thu bài tốt, tôi đã áp dụng công
nghệ thông tin trong dạy học cho dạng bài này. Tôi thay đổi hình thức tổ chức
cũng như đồ dùng trực quan như sau:
Tôi thu lời kể mẫu làm thành một bộ đĩa gồm 10 câu chuyện để sử dụng
trong khi kể mẫu lần 1 hoặc lần 2. Những câu chuyện trên sử dụng tranh động thì
đĩa sử dụng trên máy tính, máy chiếu, đây là sử dụng trên phương tiện hiện đại.

Ở dạng bài tập này thu lời kể mẫu lồng vào tranh dưới dạng phim hoạt
hình. Dạy các dạng bài sau:
+ Thỏ và Sư Tử
+ Quạ và Công
+ Sói và Cừu
+ Đi tìm bạn
+ Chuột nhà và Chuột đồng
+ Sói và Sóc
+ Sư Tử và Chuột Nhắt
+ Chú Gà Trống khôn ngoan
+ Chia phần
+Cô bé trùm khăn đỏ
Ví dụ: Câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”
Sau khi kiểm tra bài cũ xong, giáo viên giới thiệu bài mới và ghi đầu bài.
Giáo viên kể chuyện lần 1 chỉ sử dụng tranh, yêu cầu học sinh lắng nghe.
Khi kể lần 2 giáo viên sử dụng đĩa. Lúc này giáo viên không kể trực tiếp
mà bật đĩa đã thu sẵn nội dung câu chuyện trên dưới dạng phim hoạt hình.
Khi học sinh kể thì giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, kể theo
tranh.
Mục đích sử dụng đĩa là để giúp giáo viên nhàn hơn không phải kể 2 lần
cùng một lúc, đồng thời giúp học sinh có thêm cảm giác mới lạ tạo hứng thú
23


trong học tập giúp tiết học thành công. Khi đã sử dụng đĩa thì giáo viên nên dạy
trên máy tính, máy chiếu.
Biện pháp 3: Sử dụng câu hỏi gợi ý.
Loại biện pháp kể chuyện dựa vào câu hỏi gợi ý có tác dụng phát triển tư
duy và ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua các câu hỏi giúp học sinh nhớ lại được từng
đoạn truyện, nhớ được lần lượt toàn bộ câu chuyện có đầu có đuôi trôi chảy.

Cho nên chỉ cần nửa thời gian cho hoạt động này, cho học sinh kể nối tiếp là các
em có thể nhớ lại được câu chuyện đó.
Ví dụ: câu chuyện “Cô chủ không biết quý tình bạn”
Với biện pháp này, giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào câu hỏi gợi ý để kể
lại câu chuyện đó.
+Tranh 1 vẽ cảnh gì? Vì sao cô bé lại đổi gà trống lấy gà mái?
+Tranh 2 vẽ cảnh gì? (Cô bé đang vuốt ve một con gà trống, gà mái đứng
cạnh có vẻ rất buồn chán)
+Tranh 3 vẽ cảnh gì? (Cô bé đứng vuốt ve con cún con, con vịt đứng
ngoài hàng rào trông rất buồn)
+Vì sao cô bé lại đổi vịt lấy chó?
+Tranh 4 vẽ cảnh gì? (Cô bé đứng một mình ôm mặt khóc nức nở)
+Câu chuyện kết thúc như thế nào?
+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Khi sử dụng câu hỏi nhằm gợi trí tưởng tượng cho học sinh để các em kể
bằng lời kể của mình. Nếu học sinh bỗng lúng túng hoặc kể thiếu chính xác thì
giáo viên có thể nhắc nhẹ nhàng, không nên ngắt lời thô bạo. Câu hỏi gợi ý giúp
các em kể sáng tạo hơn, tự nhiên như đang sống với câu chuyện.
Biện pháp 4: Dựng hoạt cảnh
Việc thay đổi các lời đối thoại trong truyện theo từng nhân vật sẽ rất hấp
dẫn và lí thú đối với học sinh. Nó bộc lộ sự sáng tạo và cách thể hiện sự sáng tạo
riêng của từng em. Giáo viên hướng dẫn các em dựa vào tranh để kể bằng lời lẽ
của mình một cách tự nhiên và thể hiện được cảm xúc của người kể.

24


Để thay đổi hình thức tổ chức tiết Kể chuyện, tăng phần hấp dẫn và lí thú
thì giáo viên nên chọn câu chuyện có nội dung phong phú, lời đối thoại ngắn
gọn dễ nhớ. Việc xây dựng kịch bản cho học sinh, việc chọn vai diễn cho các em

cần lựa chon nhân vật phù hợp với tính cách của từng em nhưng vẫn phải hợp
với nguyện vọng của các em. (Có thể cho các em tập trước ở những tiết hướng
dẫn học)
Ở dạng này giáo viên không cần sử dụng bộ tranh động như ở phần trên
nữa mà sử dụng một số trang phục cho phù hợp. Trang phục cho những nhân vật
này thì trên thư viên trường không có nên tôi tự làm một bộ để dạy cho tất cả
các câu chuyện có thể dựng được hoạt cảnh.
Nguyên vật liệu để làm bộ đồ dùng này rất đơn giản và dễ làm mà lại gây
hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đã dùng những tờ giấy màu, giấy bìa, hồ dàn,
dây chun… cắt dán thành những chiếc mặt nạ xinh xắn. Mỗi học sinh lên đóng
tiểu phẩm được đeo mặt nạ phù hợp vai diễn.
Ngoài ra tôi đã làm thêm một số mặt nạ khác bằng những miếng xốp và
dùng bút dạ vẽ mắt, mũi cho giống hình người, hình con vật để dùng cho nhiều
câu chuyện khác nhau.
Với những đồ dùng này làm cho câu chuyện càng thêm sinh động và hấp
dẫn hơn.
Ví dụ: Xây dựng hoạt cảnh với nội dung câu chuyện “Dê con nghe lời
mẹ”
Chuẩn bị của giáo viên: Mặt nạ Sói, Dê con, Dê mẹ
Nhân vật:
+ Người dẫn chuyện: 1 em
+ Dê mẹ

: 1 em nữ

+ Sói

: 1 em nam

+ Dê con


: 5 em vừa nam vừa nữ

Các nhân vật đầy đủ đeo mặt nạ vào vị trí chuẩn bị vai diễn.
Cảnh 1: Người dẫn chuyện: Câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ” Với sự
tham gia của các bạn học sinh lớp 1A xin được bắt đầu.
25


×