Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Hình sự phần các tội phạm ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.69 KB, 9 trang )

Hình sự ơn tập
1. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại
Điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
Đây là nhận định sai.
CSPL: Điều 226 BLHS 2015
Nếu trong trường hợp là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý xâm phạm
đến quyền sở hữu cơng nghiệp thì khơng chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm
được quy định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS mà cịn có thể là đối tượng tác động
của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
2. Không cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường

bộ (Điều 260 BLHS) khi hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng
hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người
khác.
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 4 Điều 260
Trong trường hợp vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ mà có khả
năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà
không được ngăn chặn kịp thời đối với hành vi đó tức có nghĩa là hậu quả chưa xảy
ra, chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khỏe, tài sản của người khác thì vẫn sẽ cấu thành tội phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ.

3. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người
khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có (Điều 323 BLHS)
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 323 BLHS 2015
Việc chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ cấu thành tội chứa chấp
tài sản do người khác phạm tội mà có khi người thực hiện việc chứa chấp biết rõ đó là
tài sản do người kia phạm tội, trong trường hợp chứa chấp tuy nhiên không biết được


nguồn gốc của tài sản phạm tội thì sẽ khơng cấu thành tội phạm này.

4. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS)
có thể được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt.
Đây là nhận định sai.
Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được chủ thể thực hiện
dưới ba hình thức chiếm đoạt chính đó là: cưỡng đoạt tài sản bằng việc sử dụng chức
danh của mình để uy hiếp tinh thần khiến người khác miễn cưỡng giao tài sản, lừa đảo
bằng cách sử dụng chức danh làm phương tiện đưa ra thông tin không đúng sự thật
làm người khác tin là thật, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thơng qua việc sử
dụng chức danh để có được tài sản bằng việc gian dối hoặc bỏ trốn.

5. Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua
dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS)
Đây là nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015
Nếu mua dâm người trên 13 tuổi thì sẽ cấu thành tội mua dâm người dưới 18 tuổi
nhưng trong trường hợp mua dâm người dưới 13 tuổi tức là giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác thì sẽ ln cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

6. Mọi trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều
cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS)


Đây là nhận định sai.
CSPL: Điều 303 BLHS 2015
Đối với tài sản có tính năng đặc biệt là cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia khi có hành vi hủy hoại hoặc phá hủy thì sẽ không cấu thành Tội hủy
hoại tài sản mà cấu thành Tội phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia xâm phạm đến trật tự công cộng chứ không chỉ xâm phạm đến tài sản

có tính năng bình thường.

7. Mọi hành vi bn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng
trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS)
Đây là nhận định sai.
CSPL: Điều 190 BLHS 2015
Nếu hàng hóa bn bán trái phép qua biên giới là hàng hóa có tính năng bình
thường thì sẽ cấu thành Tội bn lậu, trong trường hợp hàng hóa là hàng cấm thì sẽ vi
phạm quy định Tội bn bán hàng cấm.

8. Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)
Đây là nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015
Đối với hành vi giao cấu thuận tình người dưới 13 tuổi sẽ ln cấu thành Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi, để cấu thành Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì đối tượng tác động phải là
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

9. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
Đây là nhận định sai.
CSPL: Điều 174 BLHS và Điều 207 BLHS 2015
Trong trường hợp chủ thể sử dụng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa mà khơng
bằng thủ đoạn gian dối tức cả người đi trao đổi và người nhận trao đổi đều biết rõ đó
là tiền giả thì chỉ cấu thành Tội lưu hành tiền giả, nếu chủ thể có thủ đoạn gian dối tức
người nhận trao đổi không biết đó là tiền giả thì cấu thành thêm Tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.


10. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà
mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi
chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS)
Đây là nhận định sai.
CSPL: Điều 304, điểm c khoản 2 Điều 252 BLHS 2015
Nếu tài sản bị chiếm đoạt là tài sản của Nhà nước có tính năng đặc biệt như vũ khí
qn dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì cấu thành các tội tương ứng là Tội chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự còn nếu là ma túy thì cấu thành
các tội tương ứng là Tội chiếm đoạt chất ma túy chứ không chỉ là cấu thành Tội tham
ô tài sản.

11. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động
của các tội xâm phạm sở hữu.
Đây là nhận định đúng.
Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu là tài sản bình thường như vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; đối với các loại tài sản có tính năng đặc biệt như
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hay ma túy sẽ thuộc đối tượng tác
động của tội phạm xâm phạm an tồn cơng cộng và tội phạm về ma túy.


12. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ
tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
(Điều 226 BLHS)
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 226 BLHS 2015
Trong Tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp có quy định đối tượng tác động
là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại vậy nên có
thể hiểu các hành vi tác động đến các đối tượng này mới được coi là hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp chứ không phải mọi hành vi đều cấu thành.


13. Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của Tội môi giới hối lộ (Điều 365
BLHS)
Đây là nhận định sai.
Hành vi môi giới hối lộ có thể có nhiều động cơ khác nhau chứ không chỉ là vụ
lợi, chẳng hạn như thực hiện mơi giới vì động cơ tình cảm hoặc động cơ cá nhân
khác, do động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này nên chủ thể có thể có
nhiều lý do khác nhau để thực hiện hành vi của mình.

14. Mọi hành vi bịa đặt, lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt đều cấu
thành Tội vu khống (Điều 156 BLHS)
Đây là nhận định sai.
CSPL: Điều 156 BLHS 2015
Trong cấu thành của Tội vu khống có quy định về mặt hành vi bao gồm bịa đặt,
lan truyền thơng tin sai sự thật phải có tính chất nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự hoặc gây hậu quả là thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.

15. Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin
trong hoạt động chứng khốn đều cấu thành Tội cố ý cơng bố thông tin sai
lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209
BLHS)
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 209 BLHS 2015
Trong mặt khách quan của Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thơng
tin trong hoạt động chứng khốn có u cầu về mặt hậu quả là phải gây thiệt hại cho
nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi; đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn
vi phạm nên trường hợp việc cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin
gây thiệt hại không đủ định lượng hoặc khơng thuộc các trường hợp đã nêu thì khơng
vi phạm tội.


16. Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội
vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS).
Đây là nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 250 BLHS 2015
Trong mặt khách quan của Tội vận chuyển trái phép có yêu cầu định lượng đối với
từng loại chất quy định từ điểm b đến điểm i hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính,
chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; ngồi ra việc vận chuyển cũng khơng nhằm
mục đích để sản xuất, mua bán, tàng trữ thì mới cấu thành tội danh.

17. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian
nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận
hối lộ (Điều 354 BLHS)
Đây là nhận định sai.


CSPL: Điều 358 BLHS 2015
Nếu chủ thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài
sản để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn mà khơng
cần biết giá trị tài sản thì cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để trục lợi.

Phần bài tập:
1. Trưa 6-2, A- Phó Trưởng Cơng an Xã T nhận tin báo tại khu vực bãi
đất trống thuộc địa bàn ấp 7 có một đám đơng tụ tập đá gà ăn tiền. Ngay
sau đó, A thành lập một tổ công tác đi giải tán đám cờ bạc này. Đến nơi, A
dùng súng K54 bắn chỉ thiên một phát khiến đám đơng chạy tốn loạn. A
chạy bộ đuổi theo, bắn một phát thẳng vào đám đông làm anh X chết tại
chỗ. Sau đó, A về trụ sở công an xã giao nộp súng và đến công an huyện
đầu thú.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải
thích tại sao?
A phạm Tội giết người (Điều 123 BLHS)
Về mặt chủ thể: A là chủ thể thường có đủ độ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình
sự.
Về mặt khách thể: A xâm phạm đến tính mạng của người khác.
Đối tượng tác động là anh X.
Về mặt chủ quan: A thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Mặt lý trí: A nhận thức được hành vi của mình là sai trái và đã có
hành động giao nộp súng và đến cơng an huyện đầu thú sau khi giết X.
Mặt ý chí: A vẫn cố ý thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng.
Về mặt khách quan: A có hành vi dùng súng K54 bắn một phát thẳng vào đám
đông.
Hậu quả: 1 người chết-Anh X.
Mối quan hệ nhân quả - đơn trực tiếp: Từ hành vi bắn của A
đã dẫn đến hậu quả trực tiếp là anh X chết.

2. Vào lúc 2 giờ sáng ngày 15/11, do thiếu tiền trả nợ, A đã lẻn vào nhà
chị X lấy một chiếc máy tính xách tay trị giá 7 triệu đồng. Nghe tiếng động,
chị X tỉnh dậy giằng lại được chiếc máy tính, A bỏ chạy thì bị chị X đuổi
theo, A rút dao trong người ra đâm vào tay chị X làm chị bị thương với tỷ
lệ thương tật 15%. Trên đường bỏ chạy, A bị bắt.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải
thích tại sao?
A phạm tội Trộm cắp tài sản (Điều 168 BLHS 2015).
Về mặt chủ thể: A là chủ thể thường, đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.
Về mặt khách thể: A xâm phạm đến quan hệ sở hữu của chị X đối với chiếc máy
tính xách tay.
Đối tượng tác động: Máy tính xách tay trị giá 7 triệu đồng.

Về mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý.
Lý trí: A biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật.
Ý chí: Vẫn cố ý thực hiện hành vi trộm cắp tài sản và hành hung
chị X nhằm trốn thoát.
Về mặt khách quan: Hành vi: A thực hiện hành vi lẻn vào nhà chị X và lấy một
chiếc máy tính xách tay, khi bị phát hiện thì hành hung để tẩu thoát.
Hậu quả: Chị X bị thương với tỷ lệ thương tật 15%.


Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Từ hành vi trộm cắp của
A nên chị X mới đuổi theo và dẫn đến việc A dùng dao đâm vào tay chị X.

3. A là bảo vệ của một công ty khai thác đá. Biết trong cơng ty có một
lượng lớn thuốc nổ dùng để phá đá, A đã lấy trộm khoảng 15kg thuốc nổ
rồi đem bán cho B là một ngư dân để đánh bắt cá.
Hãy xác định tội danh của A trong vụ án này và giải thích tại
sao?
A phạm tội Trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2015) và Tội mua bán trái
phép vật liệu nổ (Điều 305 BLHS 2015).
Đối với Tội trộm cắp tài sản:
Về mặt chủ thể: A là chủ thể thường, có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm
hình sự.
Về mặt khách thể: A xâm phạm đến quan hệ sở hữu của công ty đối với tài
sản công ty.
Đối tượng tác động: 15kg thuốc nổ.
Về mặt chủ quan: A thực hiện với lỗi cố ý.
Lý trí: Nhận thức được hành vi của mình là sai trái gây
ảnh hưởng đến cơng ty.
Ý chí: Vẫn cố ý thực hiện hành vi nêu trên.
Về mặt khách quan: Hành vi: A biết trong cơng ty có một lượng lớn thuốc

nổ dùng để phá đá và đã lấy trộm.
Hậu quả: Công ty mất 15kg thuốc nổ.
Mối quan hệ nhân quả: Từ hành vi trộm cắp của A đã
dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho công ty.
Đối với Tội mua bán trái phép vật liệu nổ:
Về mặt chủ thể: A là chủ thể thường, có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm
hình sự.
Về mặt khách thể: A xâm phạm đến trật tự an tồn cơng cộng của xã hội
đối với mối nguy do thuốc nổ gây ra.
Đối tượng tác động: 15kg thuốc nổ.
Về mặt chủ quan: A thực hiện với lỗi cố ý.
Lý trí: Biết hành vi mua bán của mình là vi phạm pháp
luật đe dọa đến trật tự xã hội.
Ý chí: Vẫn cố ý thực hiện hành vi.
Về mặt khách quan: Hành vi: A đem 15kg thuốc nổ đem bán cho B là một
ngư dân để đánh bắt cá.
4. Chính phủ trợ cấp cho tỉnh B 4,5 tỷ đồng mua giống cây trồng để viện
trợ cho đồng bào bị thiên tai và tỉnh P đã giao cho Sở nông nghiệp và phát
triển Nông thôn tỉnh P quản lý số tiền trên, A là giám đốc Sở nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh P đã ký hợp đồng với B là giám đốc TNHH
chuyên kinh doanh giống cây trồng. A bàn với B là mua giống cây trồng
giá rẻ sau đó kê khống với giá cao để hưởng chênh lệch. Trong vụ việc này
A và B đã chiếm đoạt được 1,1 tỷ đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và
giải thích tại sao?
A phạm tội Tham ơ tài sản với B là đồng phạm (Điều 353 BLHS 2015)


Về mặt chủ thể: A là người có chức vụ, quyền hạn (giám đốc Sở nông
nghiệp và phát triển nông thơn tỉnh P có trách nhiệm quản lý 4.5 tỷ đồng của

Chính phủ cấp và được tỉnh P giao cho).
Về mặt khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Sở nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh P trong việc quản lý 4,5 tỷ đồng.
Đối tượng tác động: 1,1 tỷ đồng.
Về mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý.
Lý trí: Nhận thức được vai trị và chức vụ của mình thực
hiện hành vi trên là phạm tội và sẽ gây thiệt hại cho nhà nước.
Ý chí: Vẫn cố ý thông đồng với B để thực hiện.
Về mặt khách quan: Hành vi: Thông qua hợp đồng mua bán cây trồng giá rẻ
với B để kê khống nhằm chiếm đoạt phần tiền chênh lệch do Chính phủ cấp.
Hậu quả: 1,1 tỷ đồng đã bị A và B chiếm đoạt.
Mối quan hệ nhân quả: Từ hành vi của A và B đã làm
cho nhà nước thất thoát 1,1 tỷ đồng và gây mất uy tín, ảnh hưởng đến hoạt
động của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh P.
5. Ngày 6-2 A đến tiệm vàng X mua một sợi dây chuyền vàng 5 chỉ (vàng
9999). A đưa sợi dây chuyền về nhà cắt ra và chỉ chừa lại phần có dấu của
tiệm vàng rồi chấm nối phần này với đoạn dây chuyền giả đã được mạ
vàng ở ngoài. Sau khi “gia cố” xong sợi dây chuyền “giả” vàng giống với
sợi dây chuyền mà A đã mua tại tiệm vàng X. Ngày 12.02, A đưa sợi dây
chuyền giả này trở lại tiệm vàng X để bán. Chủ tiệm xem vàng thấy đúng
của cửa hiệu mình cùng với tờ biên nhận nên đã mua lại sợi dây chuyền
giá 5 chỉ đúng với giá niêm yết. Khi A ra về, chủ tiệm mới phát hiện ra là
vàng giả.
Hãy xác định tội danh của A trong vụ án này và giải thích tại
sao?
A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015)
Về mặt chủ thể: A là chủ thể thường, có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình
sự.
Về mặt khách thể: A xâm phạm đến quan hệ sở hữu của chủ tiệm vàng đối
với số tiền bỏ ra để mua lại sợi dây chuyền đã bị gia cố lại.

Đối tượng tác động: Số tiền chủ tiệm bỏ ra để mua lại 5 chỉ
vàng.
Về mặt chủ quan: A phạm tội với Lỗi cố ý.
Lý trí: A nhận thức được hành vi của mình là sai trái, vi
phạm pháp luật.
Ý chí: Vẫn cố ý thực hiện hành vi.
Về mặt khách quan: Hành vi: Mua sợi dây chuyền vàng 5 chỉ, cắt ra và gia
cố lại với một đoạn dây chuyền giả để lừa ông chủ tiệm vàng mua lại với giá
niêm yết.
Hậu quả: Ông chủ tiệm vàng mất số tiền để mua lại sợi
dây chuyền giả đó.
Mối quan hệ nhân quả-đơn trực tiếp: Từ hành vi của A đã
gây thiệt hại về tài sản của ông chủ tiệm vàng khi mua lại đồ giả với giá gốc
của sợi dây chuyền vàng.


6. Ngày 13/02, A đang công tác tại đội cảnh sát trật tự - cơ động công an
quận X, TPHCM và tám đồng bọn đi trên bốn xe gắn máy đến khu vực
chợ thuộc quận Y chiếm đoạt tài sản của những người đang chơi tài xỉu.
Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, A mặc thường phục nhưng mang
theo còng số 8, cùng đồng bọn trang bị gậy, mã tấu ập đến. A hô lớn:
“Cảnh sát đây, yêu cầu mọi người ngồi yên, giơ hai tay lên đầu”. Tiếp đó,
A móc súng bắn đạn cao su chĩa vào đầu người làm “cái” yêu cầu toàn bộ
con bạc phải móc hết tài sản mang theo (tiền, bạc, điện thoại, đồng hồ,
vàng vịng....) bỏ ra ngồi để “kiểm tra”. A và đồng bọn gom tất cả tài sản
của con bạc trị giá hơn 10 triệu đồng cho vào túi rồi sau đó chia nhau.
Anh(chị) hãy xác định hành vi của A và đồng bọn có phạm tội hay
khơng? Nếu có thì phạm tội gì?Tại sao?
A và đồng bọn phạm tội Cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015)
Về chủ thể: A và đồng bọn là chủ thể thường, có đủ tuổi và đủ năng lực trách

nhiệm hình sự.
Về khách thể: A và đồng bọn xâm phạm quan hệ sở hữu của những người chơi tài
xỉu đối với tài sản mang theo.
Đối tượng tác động: tài sản của những người chơi tài xỉu (tiền, bạc,
điện thoại, đồng hồ, vàng vòng...)
Về mặt chủ quan: A và đồng bọn phạm tội với lỗi cố ý.
Lý trí: Nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, nhất là việc A
đang công tác tại đội cảnh sát trật tự- cơ động cơng an thì càng phải hiểu rõ hành vi
chiếm đoạt là sai trái.
Ý chí: A và đồng bọn vẫn cố ý thực hiện hành vi.
Về mặt khách quan: A móc súng bắn đạn cao su chĩa vào đầu người làm “cái” đe
dọa dùng vũ lực ngay tức khắc khiến những người chơi tài xỉu không thể chống cự và
bắt buộc phải giao nộp tài sản cho A.

7. A và B là hàng xóm sát vách và có mâu thuẫn kéo dài trong nhiều
năm. A quyết định trả thù nên mua một can xăng để sẵn chờ cơ hội. Vào
lúc 1 giờ sáng, A cầm can xăng đi về phía nhà B tưới xăng vào khe cửa, sau
đó dùng dây điện buộc chặt bên ngồi tất cả cửa ra vào rồi châm lửa đốt.
Khi lửa đã bốc cao, A bỏ đi nơi khác. Lúc này trong nhà, vợ chồng B và
một đứa con đang ngủ say, phát hiện bị cháy nhà thì liền tri hơ và tìm cách
lao ra ngồi nhưng cánh cửa đã bị buộc chặt. Nhưng may mắn nhờ được
chữa cháy kịp thời nên vợ chồng ơng B chỉ bị bỏng nhẹ, cịn đứa con của
ông B bị bỏng với tỷ lệ thương tật là 12%. Ngồi ra, tài sản trong nhà của
ơng B bị cháy với tổng thiệt hại ước tính lên đến 150 triệu đồng.Vụ việc
sau đó bị phát hiện.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội khơng? Nếu có thì
phạm tội gì? Tại sao?
A phạm tội Giết người (Điều 123 BLHS 2015)
Về chủ thể: A là chủ thể thường, có đầy đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự
Về khách thể: A xâm phạm đến tính mạng của người khác.

Đối tượng tác động: Ơng B và gia đình.


Mặt khách quan: Hành vi: A cầm can xăng qua nhà B, tưới xăng vào khe cửa, dùng
dây điện buộc chặt bên ngoài tất cả cửa ra vào nhằm ngăn chặn đường thoát rồi châm
lửa đốt.
Hậu quả: A thực hiện tội phạm ở giai đoạn Tội phạm chưa đạt nên
không có hậu quả người chết (vợ chồng ơng B bị bỏng nhẹ, con ông B bị bỏng với tỷ
lệ thương tật 12%, thiệt hại về tài sản là 150 triệu đồng).
Mối quan hệ nhân quả: Từ hành vi của A châm lửa đốt nhà và chặn
đường thoát đã gây ra nguy cơ khiến cả gia đình ơng B chết cháy nhưng nhờ vào việc
được chữa cháy kịp nên khơng có thiệt hại về tính mạng.
Mặt chủ quan: A thực hiện với lỗi cố ý.
Lý trí: Nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, có thể gây hậu quả
nghiêm trọng, thậm chí buộc chặt cửa ra vào để tăng tính thành cơng cho tội phạm.
Ý chí: Vẫn cố ý thực hiện hành vi.

8. Từ tháng 4/2018, A thực hiện việc ghi số đề cho chủ đề B để hưởng
5% trên số tiền phơi ghi được. Mỗi ngày A thu lợi bất chính 5 triệu đồng.
Tháng 7/2018, A bị bắt quả tang với số tiền nhận ghi đề gần 400 triệu
đồng.
Anh(chị) hãy xác định hành vi trên của A và B có phạm tội khơng? Nếu
có thì phạm tội gì? Tại sao?
B phạm tội Tổ chức đánh bạc với A là đồng phạm (Điều 322 BLHS 2015)
Về chủ thể: A và B là chủ thể thường, đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Về khách thể: A và B xâm phạm trật tự công cộng.
Đối tượng tác động: Số tiền có được từ hoạt động ghi đề trái phép.
Mặt chủ quan: A và B phạm tội với lỗi cố ý.
Lý trí: Nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái khi mang lại một
nguồn thu to lớn.

Ý chí: Vẫn cố ý thực hiện hành vi cho đến khi bị bắt quả tang.
Mặt khách quan: Hành vi: B là chủ đề tổ chức đánh bạc dưới hành vi ghi đề, A là
người thực hiện việc ghi số đề cho B để ăn lợi nhuận từ 5% trên số tiền phơi ghi được.
Hậu quả: Số tiền ghi đề gần nhất lên đến 400 triệu đồng và những
lần ghi đề khác cộng lại.
Mối quan hệ nhân quả: Từ hành vi tổ chức đánh bạc dưới hình thức
ghi đề của B đã đe dọa đến trật tự an toàn xã hội và gây tổng thiệt hại hơn 400 triệu
đồng.

9. A là kế tốn cơng ty TNHH X. Dưới sự chỉ đạo của B là Giám đốc
công ty, A đã lập sổ tiết kiệm giả có ký hạn rồi mang cầm cố cho Công ty
vàng bạc đá quý Y. Hậu quả là A và B đã chiếm đoạt Công ty vàng bạc đá
quý 90 triệu đồng.
Anh (Chị) hãy xác định hành vi trên của A có phạm tội khơng? Nếu có
thì phạm tội gì? Tại sao?
A phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015)
Chủ thể: A là chủ thể thường có đầy đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu của Công ty vàng bạc đá quý Y.
Đối tượng tác động: 90 triệu đồng.
Mặt chủ quan: A phạm tội với Lỗi cố ý.
Lý trí: Nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái.
Ý chí: Vẫn cố ý thực hiện.
Mặt khách quan: Hành vi: Lập sổ tiết kiệm giả có ký hạn rồi mang cầm cố cho
Cơng ty vàng bạc đá quý Y.


Hậu quả: Chiếm đọat được 90 triệu đồng.
Mối quan hệ nhân quả: Từ hành vi chiếm đoạt của A đã lừa công ty
vàng bạc nhận cầm cố sổ tiết kiệm giả từ đó gây thiệt hại về tài sản cho công ty.




×