Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Logistics xanh trong xuất nhật khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.1 KB, 21 trang )

KHOA KINH DOANH VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN XUẤT NHẬP KHẨU

XUẤT NHẬP KHẨU TRONG LOGISTICS XANH

GVHD: TS. Nguyễn Trọng Hưng
SVTH: Trịnh Ngọc Phương Linh
MSSV: 94011901766

Tp HCM, tháng 5 năm 2023
1


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

Phụ lục tham khảo

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU................................................... 4
1.1

Khái niệm về xuất nhập khẩu ............................................................................................ 4

1.2

Đặc điểm cơ bản của xuất nhập khẩu................................................................................ 5

1.3



Vai trò của xuất nhập khẩu ................................................................................................ 5

1.3.1 Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân ........................................................ 5
1.3.2 Xuất nhập khẩu mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại .................................. 5
1.3.3 Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất theo hướng tận dụng lợi thế cạnh tranh quốc gia ................. 6
1.3.4 Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn nhập khẩu công nghệ hiện đại
...................................................................................................................................................... 6
1.3.5 Xuất khẩu góp phần tạo cơng ăn việc làm, cải thiện đời sống người dân........................... 7
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LOGISTICS XANH..................................................... 8
2.1

Định nghĩa Logistics ............................................................................................................ 8

2.2

Định nghĩa Logistics xanh .................................................................................................. 8

2.3

Lợi ích của Logistics xanh .................................................................................................. 9

2.3.1 Logistics xanh giúp giảm thiểu khí thải CO2 ...................................................................... 9
2.3.2 Tiết kiệm chi phí................................................................................................................... 9
2.3.3 Tối ưu hóa chuỗi cung ứng .................................................................................................. 9
2.3.4 Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh .................................................................. 10
2.4 Nội dung phát triển Logistics xanh .................................................................................... 10
2.4.1 Xanh hóa hoạt động vận tải ............................................................................................... 10
2.4.2 Xanh hóa hoạt động kho bãi .............................................................................................. 11
2.4.3 Xanh hóa hoạt động đóng gói ............................................................................................ 11

2.4.4 Xanh hố hệ thống thông tin .............................................................................................. 11
2.4.5 Phát triển logistics ngược .................................................................................................. 12
3.1

Định nghĩa sự kết hợp của xuất nhập khẩu và Logistics xanh...................................... 13

3.2

Các yếu tố liên quan đến logistics xanh trong xuất nhập khẩu..................................... 13

2


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

CHƯƠNG 4: TẠI SAO NÊN ỨNG DỤNG LOGISTICS XANH TRONG XUẤT NHẬP
KHẨU................................................................................................................................................ 14
4.1

Đặt vấn đề........................................................................................................................... 14

4.2

Hiện trạng phát triển Logistics xanh trong xuất nhập khẩu ở Việt Nam .................... 15

4.3

Khó khăn khi kết hợp Logistics xanh trong xuất nhập khẩu và sự hỗ trợ từ phía Nhà


nước, Bộ Cơng Thương ................................................................................................................ 15
4.4

Tầm quan trọng của ứng dụng Logistics xanh trong xuất nhập khẩu ......................... 16

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT HỢP LOGISTICS XANH TRONG XUẤT NHẬP
KHẨU................................................................................................................................................ 17
5.1 Một số giải pháp khuyến nghị kết hợp Logistics xanh trong xuất nhập khẩu .......................... 17
5.2 Một số giải pháp khuyến nghị khi kết hợp Logistics xanh trong Logistics ............................. 18
5.2.1 Đầu tư vào hệ thống hạ tầng Logistics xanh:..................................................................... 18
5.2.2 Đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức về Logistics xanh: ............................................. 18
5.2.3 Tạo ra chính sách ưu đãi cho Logistics xanh: .................................................................... 18
5.2.4 Áp dụng công nghệ mới và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa Logistics xanh:18
5.2.5 Xây dựng mơ hình Logistics xanh tích hợp:...................................................................... 19
5.2.6 Tăng cường thông tin và giải pháp tiếp cận Logistics xanh: ............................................. 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 21

3


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XUẤT NHẬP KHẨU

1.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu có thể hiểu đơn giản là hoạt động mua – bán hàng quốc tế nói chung. Đây
là một trong những lĩnh vực quan trọng, tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế, tình hình

chính trị hay thậm chí là sức mạnh của một quốc gia.
Nhập khẩu (Import): được hiểu là hoạt động đưa hàng hóa từ những quốc gia khác vào
quốc gia mình để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ví dụ, nhập khẩu hàng của Mỹ,
Đức, Nhật, Hàn vào Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu mua sắm, sử dụng của người dân. Tại
Việt Nam, các mặt hàng được nhập khẩu nhiều là: các thiết bị điện tử, linh kiện, phụ tùng,
xăng dầu, ô tô, …
Xuất khẩu (Export): người lại với nhập khấu, xuất khẩu góp phần đưa hàng hóa từ trong
nước ra nước ngồi để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia. Ví dụ, xuất khẩu mây tre
đan sang thị trường Mỹ. Tại Việt Nam, chúng ta có thể mạnh xuất khẩu những mặt hàng như:
thủy sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo, giày dép, …
Điều 28 của Luật Thương mại Việt Nam 2005 có đưa ra định nghĩa của xuất khẩu và nhập
khẩu như sau:
“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa
vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài
hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.
Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của Thương nhân Việt Nam với
thương nhân nước ngồi theo các hoạt đồng mua bán hàng hố, bao gồm cả các hoạt động
tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.”

4


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh


1.2 Đặc điểm cơ bản của xuất nhập khẩu
Xuất-nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương. Xuất-nhập
khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia. Hoạt động xuất-nhập khẩu
phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước. Điều này được thể hiện ở chỗ:
Thị trường rộng lớn, khó kiểm sốt. Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như
mơi trường kinh tế, chính trị, luật pháp… của các quốc gia khác nhau. Thanh toán bằng đồng
tiền ngoại tệ, hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải tuân theo những tập
quán buôn bán quốc tế.
Xuất-nhập khẩu là hoạt động lưu thơng hàng hố, dịch vụ giữa các quốc gia, nó rất phong
phú và đa dạng, thường xuyên bị chi phối bởi các yếu tố như chính sách, luật pháp, văn hố,
chính trị, ….của các quốc gia khác nhau. Nhà nước quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu thơng
qua các cơng cụ chính sách như: Chính sách thuế, hạn ngạch, các văn bản pháp luật khác, qui
định các mặt hàng xuất-nhập khẩu,…..

1.3 Vai trò của xuất nhập khẩu
1.3.1 Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Một số quốc gia vùng lãnh thổ khơng thể tự sản xuất được những hàng hóa nhất định
(Chẳng hạn: Bamboo Airways đặt mua dòng máy bay Boeing 777X – mặt hàng mà Việt Nam
không thể sản xuất được). Khi đó, nhập khẩu hàng từ nước khác là điều cần thiết để đáp ứng
nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu cịn giúp đa dạng hóa mặt hàng sản phẩm
có trên thị trường, tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước cải tiến sản phẩm
và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
1.3.2 Xuất nhập khẩu mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thơng trên một thị trường
rộng lớn hơn, mở ra cơ hội giao thương, hợp tác xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế chung của
các nước. Do đó, đẩy mạnh xuất nhập khẩu làm tăng cường sự hợp tác quốc tế. Mặt khác,
chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện để mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu.

5



Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu tác động trực tiếp đến cán cân thương mại, tác
động sâu rộng đến nhiều ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế thế giới. Kim ngạch xuất
khẩu tăng hay kim ngạch xuất khẩu giảm tác động thuận chiều, bù đắp vào thâm hụt cán cân
thương mại và ngược lại.
1.3.3 Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất theo hướng tận dụng lợi thế cạnh tranh quốc gia
Khi tham gia vào thị trường quốc tế, hàng hóa của một quốc gia phải cạnh tranh gay gắt
với hàng hóa từ các quốc gia khác. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới
công nghệ sản xuất và quy trình quản lý kinh doanh, mở rộng quy mô đầu tư theo hướng ngày
càng hiện đại và hiệu quả.
Mặt khác, xuất khẩu đồng thời thúc đẩy những ngành sản xuất cung cấp đầu vào cho các
ngành sản xuất xuất khẩu, kích thích các lĩnh vực kinh tế đối ngoại như vận tải quốc tế, dịch
vụ hải quan, bảo hiểm quốc tế,… cùng phát triển. Như vậy, xuất khẩu mở rộng sẽ tạo mối liên
hệ gắn kết, thúc đẩy lẫn nhau giữa các lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần hình thành cơ cấu
kinh tế ngày càng hợp lý.
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trị lớn đối với nền kinh tế
1.3.4 Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn nhập khẩu công nghệ
hiện đại
Hiện nay các nước đang phát triển thiếu vốn và kỹ thuật công nghệ nhưng lao động và
nguồn tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào trong khi đó các nước phát triển lại dồi dào về vốn
và khoa học kỹ thuật. Để giải quyết tình trạng này họ buộc phải nhập khẩu những yếu tố
nguồn lực sản xuất mà trong nước chưa có hoặc khó khăn trong sản xuất. Nghĩa là họ cần một
nguồn ngoại tệ lớn.
Để có được nguồn ngoại tệ đó, các nước đang phát triển cần đẩy mạnh xuất khẩu những
mặt hàng có thể sản xuất như nơng sản, hàng dệt may,… Chính vì vậy, hoạt động xuất nhập
khẩu có ý nghĩa thiết thực: khơng những thu về rất một nguồn ngoại tệ lớn mà quan trọng hơn

còn là cơ hội phát huy các lợi thế so sánh của đất nước, nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật tiên
tiến để mở rộng các ngành nghề sản xuất.

6


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

1.3.5 Xuất khẩu góp phần tạo cơng ăn việc làm, cải thiện đời sống người dân
Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút một lượng lớn lao động tham gia vào với mức
thu nhập cao. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ
đời sống nhân dân. Đồng thời xuất khẩu cũng tác động tích cực đến trình độ tay nghề và thay
đổi thói quen của những người sản xuất hàng xuất khẩu.

7


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LOGISTICS XANH

2.1 Định nghĩa Logistics
Có thể hiểu đơn giản, Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các
luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thơng tin liên quan tới ngun nhiên liệu vật tư (đầu vào)
và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Theo SCMP - Council of Supply Chain Management Professionals (Hội đồng Các

chuyên gia Quản trị chuỗi cung ứng), Logistics được định nghĩa nguyên văn như sau:
The process of planning, implementing, and controlling procedures for the efficient
and effective transportation and storage of goods including services, and related information
from the point of origin to the point of consumption for the purpose of conforming to customer
requirements. This definition includes inbound, outbound, internal, and external movements.
Tại Việt Nam chưa có thuật ngữ nào có thể diễn đạt chính xác định nghĩa của logistics
nên thuật ngữ này vẫn được giữ nguyên bản.

2.2 Định nghĩa Logistics xanh
Thuật ngữ “logistics xanh” hay các thuật ngữ tương tự như “logistics bền vững”,
“logistics xanh bền vững”,… lần đầu tiên được đề cập vào những năm 1980. Kể từ đó, rất
nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về logistics xanh từ
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tại Việt Nam, khái niệm logistics xanh vẫn cịn tương đối mới
nên hiện chưa có một cách hiểu thống nhất và rõ ràng. Ban Biên tập Báo cáo Logistics Việt
Nam 2022 đưa ra quan điểm về logistics xanh như sau: Logistics xanh là hoạt động logistics
hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu
cực đến môi trường.
Logistics xanh là một khái niệm chỉ việc tính tốn và các ứng dụng nhằm giảm thiểu
các tác động về sinh thái của hoạt động Logistics. Hiểu một cách đơn giản, chínhlà muốn
giảm thiểu các chất thải. Đồng thời sử dụng những thiết bị tiên tiến để giảm tình trạng ô nhiễm
như không khí, tiếng ồn và giảm thiểu đi lượng rác thải ra môi trường,…
8


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

Logistics xanh bao gồm những giao dịch trước và sau của sản phẩm. Thêm vào đó,
dịch vụ và thơng tin giữa điểm bắt đầu sản xuất và điểm tiêu dùng. Mục đích của Logistics

xanh, chính là tạo ra các giá trị bền vững để phát triển cho công ty và doanh nghiệp. Song
song đó là phát triển kinh tế và việc bảo vệ mơi trường. Logistics xanh địi hỏi phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp cùng với cộng đồng.

2.3 Lợi ích của Logistics xanh
2.3.1 Logistics xanh giúp giảm thiểu khí thải CO2
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường đang ngày càng tăng. Trong đó, khí thải CO2 tăng cao.
Việc triển khai Logistics xanh là góp phần cho việc giảmô nhiễm môi trường và giảm tiêu
thụ nguyên vật liệu.Thêm vào đó, Logistics xanh cịn tăng cường tn thủ luật môi trường,
điều chỉnh lại tài nguyên thiên nhiên để sản xuất các loại hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Nhờ
các hoạt động về logistics xanh. Môi trường đã giảm ơ nhiễm đáng kể. Đặc biệt giảm thiểu
được khí CO2, duy trì được khơng khí sạch và trong lành một cách có hiệu quả.
2.3.2 Tiết kiệm chi phí
Logistics xanh giúp giảm thiểu một lượng chi phí đáng kể. Điển hình là chi phí vận
chuyển, lưu trữ và chuyển nhượng sản phẩm từ các doanh nghiệp vàcông ty đến khách hàng.
Bên cạnh đó, Logistics xanh cịn làm giảm thiếu chi phí sản xuất và tiết kiệm năng lượng từ
mơi trường.
2.3.3 Tối ưu hóa chuỗi cung ứng
Logistics xanh đưa hàng hóa đến tay khách hàng trong thời gian ngắn và dùng nhiều
cách để bảo quản cẩn thận. Ngoài ra, Logistics xanh đã tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp tiết
kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hoạt động hiệu quả.
Logistics xanh cịn tối ưu hóa các chuỗi cung ứng. Điều này được hiểu bằng việc xây
dựng các trung tâm để xử lý các sản phẩm cần thu hồi. Từ người tiêu dùng, các nhà bán lẻ,
nhà phân phối để tái chế các sản phẩm cũ vàphục hồi được những giá trị cần thiết.
Việc các doanh nghiệp thay đổi chuỗi cung ứng theo hướng Logistics xanh. Ngồi bảo
vệ mơi trường thì cịn bảo vệ được hình ảnh của mình trước khách hàng.
9


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh


SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

Sáng kiến của Logistics xanh được doanh nghiệp đưa vào áp dụng. Việc áp dụng để
tìm ra các chuỗi cung ứng an tồn cho mơi trường, giảm thiểu được năng lượng tiêu thụ trong
quá trình vận chuyển, tái sử dụng, tái chế lại các vật liệu đóng gói bền vững.
2.3.4 Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh
Theo tổng cục thống kê: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính
tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và
3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm 2019. Trong
đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng
chung; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ
tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.”. Điều này minh chứng cho ngành kinh tế tại Việt Nam đang
ngày càng phát triển.
Điều này cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm cũng ngày càng nghiêm trọng, lượng khí
thải CO2 ngày càng tăng, biến đổi khí hậu đang xấu dần. Do vậy, các doanh nghiệp nên áp
dụng mơ hình logistics xanh nhằm giảm đi lượng ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, khí CO2. Nhằm
hướng đến các hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn năng lượng hợp lý hơn.
2.4 Nội dung phát triển Logistics xanh
2.4.1 Xanh hóa hoạt động vận tải
Vận tải là hoạt động logistics có ảnh hưởng lớn đến mơi trường. Có hai yếu tố chính của
vận tải ảnh hưởng đến môi trường, bao gồm: hệ thống mạng lưới giao thông và hoạt động của
các phương tiện vận tải. Các phương tiện vận tải sử dụng nhiều nhiên liệu và thải ra mơi
trường khí thải độc hại. Đặc biệt, phương tiện giao thơng đường bộ có ảnh hưởng nhiều nhất
tới mơi trường thể hiện ở lượng khí thải, tiếng ồn và ùn tắc giao thông. Hơn nữa, đường bộ,
sân bay, bến cảng được xây dựng ngày càng nhiều là nguồn gây ô nhiễm lớn. Nâng cấp chất
lượng hệ thống hạ tầng giao thông, chuyển đổi từ vận chuyển đường bộ sang đường thuỷ,
đường sắt; sử dụng phương tiện vận tải thân thiện với mơi trường hoặc ít phát thải khí cácbon và vận hành hệ thống vận tải một cách tối ưu là những giải pháp quan trọng để xanh hoá
hoạt động vận tải.


10


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

2.4.2 Xanh hóa hoạt động kho bãi
Việc thiết kế, xây dựng kho trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ sử dụng năng lượng của kho.
Thiết kế và xây dựng kho không chỉ yêu cầu đảm bảo lưu trữ an toàn cho hàng hóa như duy
trì độ ẩm tốt, chống ăn mịn, chống thấm, chống biến dạng, chống bay hơi, không bị rò rỉ,…
mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về mơi trường. Kho bãi với các tính năng thân thiện môi
trường như sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng tự nhiên, diện tích phù hợp, tường và sàn
dày hoặc cho phép tái chế tại chỗ sẽ tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tiếng ồn và khí thải tới
mơi trường. Ngoài ra, lựa chọn sử dụng các trang thiết bị tại kho thân thiện với môi trường
và tổ chức vận hành hoạt động kho một cách tối ưu cũng giảm tác động tiêu cực đến môi
trường. Quy hoạch mặt bằng kho tốt không chỉ giúp tận dụng tối ưu không gian kho mà còn
cắt giảm được chuyển động trong kho. Điều này buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn thiết
kế xanh hóa kho bãi để khơng chỉ đạt được hiệu quả về mặt kinh tế mà cịn tăng thêm tính
xanh trong hoạt động logistics của mình.
2.4.3 Xanh hóa hoạt động đóng gói
Đóng gói là một quy trình quan trọng đối với tất cả các sản phẩm trước khi đưa ra thị
trường. Thường có ba loại bao bì là bao bì chính, bao bì thứ cấp và bao bì vận chuyển. Bao
bì chính chứa đựng sản phẩm. Kích thước, hình dạng và vật liệu cấu tạo bao bì có ảnh hưởng
đến chi phí kho hàng và chi phí vận chuyển. Việc đóng gói sản phẩm tốt hơn cùng với các vật
liệu tái sử dụng và pallet được sắp xếp theo mô hình tối ưu sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí nhờ
việc giảm sử dụng vật liệu, tăng sử dụng không gian nhà kho và dung tích phương tiện vận
tải, giảm số lượng bao bì cần xử lý. Bao bì khơng phù hợp có thể dẫn đến hư hỏng sản phẩm
trong q trình vận chuyển và gây lãng phí bao bì, tăng lượng rác thải ra mơi trường. Do đó,
cơng nghệ đóng gói sáng tạo sẽ giúp giảm thiểu tổn thất của sản phẩm trong quá trình vận

chuyển, đồng thời giảm tác động đến mơi trường.
2.4.4 Xanh hố hệ thống thơng tin
Một hệ thống thơng tin hồn hảo có thể tăng mức độ xanh hóa hoạt động logistics bằng
việc cung cấp những thông tin thực tế về mặt thời gian và điều khiển một cách chính xác, tối
ưu các hoạt động trong logistics như đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, chế biến, phân phối, xếp
dỡ, xử lý hàng tồn kho... nhằm tuân thủ các yêu cầu về kinh tế cũng như môi trường, tạo điều
kiện cho việc thực hiện dịch vụ logistics gắn với trách nhiệm mơi trường. Bên cạnh đó, việc
11


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

số hóa dữ liệu khơng chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động, thuận tiện
cho việc tra cứu thơng tin, quản lý dữ liệu mà cịn giảm thiểu in ấn, đồng nghĩa với giảm tác
hại đến môi trường. Đặc biệt, mạng lưới liên kết thông tin giữa các doanh nghiệp với cơ quan
chuyên ngành sẽ giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế việc di
chuyển, góp phần giảm thiểu tác động xấu tới môi trường
2.4.5 Phát triển logistics ngược
Phát triển logistics xanh không thể thiếu phát triển logistics ngược bao gồm hai hoạt động
chính là thu hồi, tái sử dụng sản phẩm và xử lý chất thải. Logistics ngược là quá trình các
doanh nghiệp thu hồi sản phẩm khách hàng trả lại, sản phẩm cần bảo hành, bảo dưỡng hoặc
sản phẩm, bao bì kết thúc sử dụng từ người tiêu dùng cuối cùng; tận dụng nguyên liệu tái chế,
phế phẩm, phụ phẩm trong quá trình sản xuất; tận thu phế liệu từ vật liệu đóng gói, vận
chuyển. Do đó, hoạt động logistics ngược sẽ góp phần bảo vệ mơi trường và mang đến nhiều
lợi ích cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Quản lý chất thải là một nội dung quan
trọng để bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên. Chẳng hạn như, khi nhà kho phát sinh số
lượng lớn chất thải bao bì hay khi sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng thì chúng trở thành
phế thải. Khi đó, việc xử lý chất thải thế nào để không ảnh hưởng đến môi trường là vô cùng

quan trọng.

12


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

CHƯƠNG 3: SỰ KẾT HỢP CỦA XUẤT NHẬP KHẨU VÀ LOGISTICS XANH

3.1 Định nghĩa sự kết hợp của xuất nhập khẩu và Logistics xanh
Sự kết hợp của xuất nhập khẩu và logistics xanh nghĩa là xuất khẩu các mặt hàng trong
nước ra nước ngoài, hoặc nhập khẩu các mặt hàng nước ngồi về, thơng qua việc tính tốn
các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, kho bãi một cách tối ưu nhất, nhằm giảm thiểu các
tác động về sinh thái của hoạt động Logistics.
Mục đích chính của logistics xanh là giảm thiểu các tác động mơi trường bên ngồi của
các hoạt động logistics, chẳng hạn như phát thải khí nhà kính, tiếng ồn và chất thải, đồng thời
đạt được sự phát triển cân bằng giữa nền kinh tế, xã hội và mơi trường. Khác với hogistics,
mục đích chính là giảm thiểu chi phí, các hoạt động hậu cần xanh được thúc đẩy bởi các cân
nhắc về môi trường.
3.2 Các yếu tố liên quan đến logistics xanh trong xuất nhập khẩu
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện logistics xanh trong xuất nhập khẩu bao gồm
các quy định về môi trường của chính phủ, khách hàng, quản lý nội bộ cơng ty, quản lý nhà
cung cấp, các yếu tố xã hội và khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó cịn có các tiêu chuẩn gắt gao từ các nước đối tác trong việc tối ưu hóa việc
vận chuyển hàng hóa, các tiêu chuẩn sử dụng containers lạnh, tàu thuyền, kho bãi,...
Ngoài những yếu tố kể trên, các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan, giấy tờ nhiều gây
lãng phí cả trước và sau q trình xuất nhập khẩu cũng góp phần nào trong quá trình thực hiện
Logistics xanh


13


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

CHƯƠNG 4: TẠI SAO NÊN ỨNG DỤNG LOGISTICS XANH TRONG XUẤT NHẬP
KHẨU
4.1 Đặt vấn đề
Trong Logistics, vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác là nguyên nhân chính của
khí thải carbon và ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tác động đáng kể của các hoạt động
Logistics khác.
Theo báo Chinhphu.vn, Năm 2021, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8%
giá trị hàng hóa trong khi mức chi phí này trên thế giới hiện chỉ khoảng 10,6%. Có thể thấy,
chi phí logistics đã và đang là “gánh nặng” trên vai các doanh nghiệp xuất khẩu và tình trạng
này cịn có thể nặng nề hơn trong năm nay.
Theo nhận định của một số chuyên gia, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là
xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do
căng thẳng thương mại, địa chính trị leo thang; giá hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu
là đầu vào của sản xuất tiếp tục tăng cao, gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó, căng thẳng địa chính trị và giá dầu tăng trên tồn thế giới khiến chi phí vận tải,
logistics tăng “phi mã” càng làm cho chi phí xuất nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh
tranh của hàng hố Việt Nam. Các chi phí này bao gồm lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói,
kho bãi, ln chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan...
Sang đến năm 2022, tác động của dịch bệnh COVID-19 đã đẩy giá cước vận tải biển lên
cao, tăng 4-6 lần và đến nay chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định: Giá cước vận tải biển năm 2022 đã lập kỷ lục mới
cao hơn mức “đỉnh” của năm 2021.

Và thời điểm hiện tại 2023, chi phí logistics ở Việt Nam chiếm 255 GDP, trong đó vận
tải chiếm 50-60%. Nguyên nhân chủ yếu là do khí thải carbon và việc sử dụng nhiên liệu hóa
thạch.
Nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu
mạnh, cùng với nền kinh tế có độ mở lớn (trên 200%), xuất nhập khẩu và thương mại điện tử
luôn tăng trưởng ở mức hai con số, Việt Nam được đánh giá là một thị trường có nhiều tiềm
năng để phát triển dịch vụ logistics.
14


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó
khăn, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho ngành dịch
vụ logistics phát triển. Đặc biệt chú trong vào Logistics xanh nhằm tạo nhiều cơ hội cho doanh
nghiệp, đồng thời cùng giảm thiểu tối đa các tác động mà Logistics đem lại.
4.2 Hiện trạng phát triển Logistics xanh trong xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Logistics tại Việt Nam có tỷ lệ phát thải cao, đặc biệt là đối với vận tải đường bộ, đường
thủy và đường hàng không. Do đó, sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hạn chế khí thải và trung hịa
carbon là u cầu đối với các doanh nghiệp logistics trong tương lai. Mặc dù hoạt động của
các trung tâm logistics cũng có tỷ lệ phát thải nhất định. Thế nhưng trong số đó, dịch vụ vận
tải có tỷ lệ phát thải cao nhất trong tất cả các loại hình hậu cần.
Trong các phương thức vận tải ở Việt Nam, vận tải đường bộ là phổ biến, sử dụng phương
tiện cũ cũng làm tăng tương đối nhiều mức phát thải. Ngồi ra, cịn có hoạt động của các đội
tàu vận chuyển. Hiện nay, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cũng nhiều nên hoạt
động của các đội tàu này cần được giám sát trong việc sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi
trường. Gần đây, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng khơng cũng tăng trưởng

nhanh chóng. Đây là những yếu tố góp phần làm tăng lượng khí thải.
Mặt khác, vấn đề trung hịa carbon cịn được thực hiện thơng qua việc xanh hóa mơi
trường như trồng rừng, chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu thân thiện với
môi trường. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có ý thức tham gia vào
các hoạt động này.
4.3 Khó khăn khi kết hợp Logistics xanh trong xuất nhập khẩu và sự hỗ trợ từ phía
Nhà nước, Bộ Cơng Thương
Nguồn gây ơ nhiễm chính cần cải thiện đầu tiên đó chính là khí thải chủ yếu từ các phương
tiện giao thơng. Vì vậy, năm 2022, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động thúc đẩy
các doanh nghiệp vận tải chuyển sang sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như nhiên
liệu sinh học hoặc xe điện, tàu biển sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch.
Bên cạnh đó, các tàu sẽ tuân thủ các quy định của tổ chức vận tải biển về việc giảm lưu
huỳnh trong nhiên liệu cho tàu. Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam cũng phải có lộ trình
15


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

thực hiện các quy định. Đối với giao hàng trong khu vực nội thành, một số doanh nghiệp
chuyển phát, bưu chính cũng đã thử nghiệm sử dụng phương tiện điện như xe máy điện. Điều
đó đảm bảo tính linh hoạt trong giao thơng vận tải, góp phần giảm chi phí vận chuyển và giảm
tỷ lệ phát thải.
Vì vậy, việc Chính phủ ban hành nhiều chính sách, trong đó có Nghị quyết 163 về phát
triển đồng bộ logistics và chiến lược thay đổi nhiên liệu sử dụng trong vận tải là một việc làm
mang tính hữu ích trên con đường tối thiểu hóa các tác nhân tiêu cực mà ngành logistics đem
lại cho môi trường.
4.4 Tầm quan trọng của ứng dụng Logistics xanh trong xuất nhập khẩu
Là một mắt xích quan trọng trong thương mại toàn cầu, dịch vụ hậu cần (logistics) cũng

ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp cho nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Đặc
biệt với xu thế phát triển bền vững, Việt Nam giống với nhiều quốc gia khác trên thế giới
cũng đang hướng đến phát triển logistics xanh với nhiều lợi ích từ việc tiết giảm chi phí, tiết
kiệm năng lượng và ngăn ngừa tác hại đến môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày
nay.

16


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT HỢP LOGISTICS XANH TRONG XUẤT
NHẬP KHẨU

5.1 Một số giải pháp khuyến nghị kết hợp Logistics xanh trong xuất nhập khẩu
Ứng dụng các phương án logistics xanh trong xuất nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiên
liệu sạch và ưu tiên sử dụng phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu được kỳ vọng sẽ giải
quyết được vấn đề này.
Ngoài ra, việc lập kế hoạch mạng lưới vận chuyển hàng hóa sử dụng vận tải đa phương
thức, bố trí trung tâm phân phối, lựa chọn tuyến đường giao thông hợp lý để tận dụng tối đa
khoang hàng ở 2 chiều vận chuyển cũng giúp tiết giảm chi phí.
Ngành logistics Việt Nam hiện đang sử dụng phương thức vận tải đường bộ để lưu thơng
hàng hóa là chính với khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ năm 2021 là 1.213,9
triệu tấn trên tổng số 1.620,4 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 74,91%. WorldBank cũng nhận định,
cơng nghiệp vận tải của Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế
của đất nước, tuy nhiên tác động xấu đến môi trường của ngành này không phải là nhỏ khi
đội xe tải của Việt Nam chủ yếu gồm xe tải nhỏ và cũ, gây tác động lớn về phát thải khí nhà
kính và tắc nghẽn giao thông.

Hoạt động giao thông vận tải nằm trong chuỗi logistics là hoạt động phát thải khí nhà
kính chủ yếu, lớn thứ 3 sau ngành năng lượng và cơng nghiệp với mức đóng góp khoảng 10%
lượng phát thải khí nhà kính của cả nước. Chính vì vậy, phương thức vận tải đa phương tiện
cũng là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao cho quá trình xanh hóa hoạt động
logistics và được nhiều doanh nghiệp chuyển hướng khai thác. Hiện nay, phương thức vận
chuyển này được cho là tạo ra lượng khí thải thấp hơn 4-5 lần, đường sắt, thấp hơn 7-8 lần so
với vận tải bằng đường bộ
Bên cạnh việc xây dựng và phát triển các chiến lược Logistics xanh trong quá trình xuất
nhập khẩu, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào việc kết hợp cùng các đối tác cung
ứng các dịch vụ Logistics xanh, bền vững để các đơi bên cùng có lợi và lan truyền thông
điệp Logistics xanh một cách rộng rãi hơn.

17


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

5.2 Một số giải pháp khuyến nghị khi kết hợp Logistics xanh trong Logistics
Logistics xanh cũng thể hiện ưu điểm đáng kể trong giảm thiểu rác thải công nghiệp, một
trong những vấn đề nan giải và tốn nhiều chi phí của ngành cơng nghiệp Việt Nam hiện nay.
Điển hình như bao bì sử dụng trong đóng gói sản phẩm, ngun vật liệu là một trong những
chất thải công nghiệp và sinh hoạt được sử dụng và thải ra nhiều nhất hiện nay, điển hình như
màng plastic bọc hàng hóa được sử dụng trong các kho khơ, kho lạnh góp phần trầm trọng
thêm vấn đề rác thải nhựa không chỉ ở Việt Nam mà cịn trên thế giới
Bên cạnh đó, ứng dụng logistics xanh để tối ưu hóa chiến lược bố trí kho bãi, hàng hóa
tồn kho, sử dụng năng lượng hiệu quả, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất để sử dụng lâu dài
còn giúp doanh nghiệp tránh được sự lãng phí.
Một số giải pháp mà các doanh nghiệp và chính phủ có thể thực hiện, bao gồm:

5.2.1 Đầu tư vào hệ thống hạ tầng Logistics xanh:
Chính phủ và các doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống hạ tầng Logistics xanh, bao gồm
các cơ sở vật chất, công nghệ và quy trình quản lý, để tạo ra mơi trường thuận lợi cho việc
triển khai Logistics xanh.
5.2.2 Đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức về Logistics xanh:
Các doanh nghiệp và chính phủ cần đầu tư vào việc đào tạo nhân lực và nâng cao nhận
thức về Logistics xanh, để tăng cường kỹ năng và kiến thức về các cơng nghệ và quy trình
quản lý Logistics xanh.
5.2.3 Tạo ra chính sách ưu đãi cho Logistics xanh:
Chính phủ có thể đưa ra các chính sách ưu đãi, bao gồm thuế và giảm phí, để khuyến
khích các doanh nghiệp triển khai Logistics xanh và giảm chi phí cho việc triển khai.
5.2.4 Áp dụng cơng nghệ mới và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa Logistics xanh:
Các doanh nghiệp có thể áp dụng các cơng nghệ mới và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
để tối ưu hóa Logistics xanh và giảm thiểu lượng khí thải và năng lượng tiêu thụ.

18


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

5.2.5 Xây dựng mơ hình Logistics xanh tích hợp:
Các doanh nghiệp có thể hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng để xây dựng mơ
hình Logistics xanh tích hợp, từ sản xuất đến vận chuyển và phân phối sản phẩm, nhằm tối
ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu tác động đến môi trường.
5.2.6 Tăng cường thông tin và giải pháp tiếp cận Logistics xanh:
Các doanh nghiệp có thể tăng cường thông tin và giải pháp tiếp cận Logistics xanh
thông qua các kênh truyền thông và các sự kiện liên quan đến Logistics xanh, để tạo đà khuyến
khích cho các doanh nghiệp triển khai Logistics xanh tại Việt Nam.


19


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

KẾT LUẬN

Ở thời điểm hiện tại, xu thế Xanh, An toàn, Bền vững đang là một điều tất yếu và dần
được hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới hướng đến ở trong mọi hoàn cảnh. Việc
quan tâm đến các vấn đề mơi trường cũng như có ý thức quan tâm đến hệ sinh thái chung
thông qua các hoạt động như giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, giảm khi CO2 từ các phương tiện
vận chuyển hoặc sử dụng các phương thức vận chuyển đa phương tiện tiết kiệm nhiên liệu là
một trong những ứng dụng Logistics xanh được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Khơng
những giảm phát thải khí nhà kính và cịn là việc giảm lượng khí thải carbon trong toàn bộ
chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm mọi thứ từ việc giảm mức tiêu thụ năng lượng đến hợp lý
hóa các hoạt động hậu cần để đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời không chỉ áp dụng Logistics
xanh trong khía cạnh xuất nhập khẩu riêng biệt, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến các
khía cạnh Logistics bền vững khác trong toàn chuỗi cung ứng, cũng như kết hợp với các bên
cung cấp các dịch vụ Logistics xanh một cách tối ưu và bền vững.

20


Xuất nhập khẩu trong Logistics Xanh

SVTH: Nguyễn Ngọc Mỹ Linh


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. QuocHoi (2005), Commercial Law. Available at />2. Duonggialaw (2023), What is importing and exporting? Benefit of Importing and
Exporting. Available at />A5t%20nh%E1%BA%ADp%20kh%E1%BA%A9u%20gi%C3%BAp%20c%C3%A
1c%20qu%E1%BB%91c%20gia%20%C4%91%E1%BA%A1t,ho%E1%BA%A1t%
20%C4%91%E1%BB%99ng%20xu%E1%BA%A5t%20nh%E1%BA%ADp%20kh
%E1%BA%A9u.#fromHistory
3. CSCMP Supply Chain Management Definitions and Glossary (2013), Supply Chain
Management
Terms
and
Glossary.
Available
at
/>4. SAP Insights (2023), Green logistics: What is it and why it matters. Available at
/>5. Chinhphu (2022), Chi phi Logistics thach thuc xuat nhap khau. Available at
/>6. Tapchicongthuong (2022), Logistics xanh gan lien voi san xuat và xuat nhap khau.
Available at />7. Ph.D Nguyen Thi Phuong Lien (2022), Phat trien Logistics xanh tại Viet Nam.
Available
at
/>022026.pdf
8. Bo cong thuong (2022), Bao cao Logistics Viet Nam 2022, Green Logistics. Available
at
/>9. Bo cong thuong (2022), Tim giai phap phat trien Logistics xanh, 2022. Available at
/>
21



×