Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình Môn - Chăn Nuôi Lợn - Địa Điểm Thực Tập Công Ty Tnhh Và Phát Triển Minh Thành – Lương Sơn – Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.52 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI
-------  -------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
CHĂN NI LỢN


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Khảo sát đặc điểm chung về cơ sở chăn nuôi
Khảo sát công tác giống
Khảo sát quy trình ni dưỡng – chăm sóc
Khảo sát chuồng trại chăn ni
Khảo sát quy trình vệ sinh thú y
Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Hạch tốn hiệu quả kinh tế
Phân tích thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới

III. KẾT LUẬN



Phần I : Đặt vấn đề

Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng
vai trị hết sức quan trọng trong hệ thống chăn ni, bởi lợn là lồi gia súc
được ni nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người.
Hiện nay, các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ngày càng nhiều hơn và
dần thế chỗ cho các nông hộ nhỏ lẻ. Với trang thiết bị hiện đại, đầu tư
chuyên mơn cao, việc phịng và trị bệnh cũng ưu việt hơn rất nhiều. Cùng
với việc sử dụng các giống lợn ngoại thuần và các tổ hợp lai 2 máu ngoại,
3 máu ngoại…để tạo ra các con lai thương phẩm nuôi thịt, chăn nuôi lợn
trang trại đã và đang cung cấp thêm nguồn thực phẩm có chất lượng, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường người tiêu dùng.
Trước thực tế sinh viên ngành Chăn nuôi vẫn nặng về lý thuyết mà
thiếu nhiều kiến thức thực hành cần thiết, khoa Chăn nuôi-Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã tổ chức các đợt thực tập giáo trình nhằm giúp củng
cố kiến thức lý thuyết, nâng cao kiến thức thực tế và kỹ năng thực hành
cho sinh viên, đồng thời rèn luyện kĩ năng sống. Nhờ sự tạo điều kiện của
nhà trường, bộ môn và các thầy cô, cùng với sự giúp đỡ của công ty Cổ
phần chăn nuôi C.P Việt Nam mà chúng em đã được trải nghiệm thực tế
tại trang trại chăn ni của cơng ty CP tại Lương Sơn-Hịa Bình trong thời
gian 2 tuần (24/4/2017 đến 7/5/2017). Đây là quãng thời gian thực sự rất
hữu ích, đã giúp chúng em học hỏi và tích lũy thêm được nhiều kiến thức
vơ cùng quý giá.


Phần II : Nội dung

1.Khảo sát đặc điểm chung về cơ sở chăn nuôi
1.1.Các thông tin chung về chủ hộ chăn nuôi

Trang trại chăn nuôi thuộc Công ty TNHH và phát triển Minh Thành
tại thôn Vệ An – xã Cao Thắng – huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình
được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010, do chị Bùi
Thị Hoài Thương đứng tên. Trang trại là kết quả chung vốn của anh em
trong gia đình chị, kí hợp đồng gia cơng với cơng ty Cổ phần chăn ni
C.P Việt Nam. Ước tính số vốn ban đầu để đầu tư xây dựng trang trại
khoảng 10 tỉ đồng (năm 2006). Tổng diện tích trang trại là 7ha, trong đó
có 3ha dành cho chăn ni (trang trại cịn có mảng thủy sản). Khu vực
đất trên được Cơng ty Minh Thành sở hữu theo hình thức mua và thuê.
Tháng 7/ 2014, do nhu cầu chăn nuôi của công ty và điều kiện quản lí của
chủ cơ sở mà trang trại chuyển từ gia công sang trại cho thuê. Hàng tháng
chủ trại thu lại số tiền cho thuê trang trại chăn ni.
Hiện tại trang trại có 12 lao động phục vụ chăn ni, trong đó có 1
giám đốc, 1 kĩ sư trình độ đại học, và 1 bảo vệ, cịn lại là cơng nhân. Tuy
nhiên, có những người đã hoạt động trong trại thời gian dài nên cũng khá
nhiều kinh nghiệm chăn ni.
Ngay từ khi mới hình thành, trang trại đã theo hướng chăn nuôi lợn
hậu bị nhập giống từ cơng ty C.P về ni. Đến nay, ước tính mỗi tháng
lợi nhuận thu được từ chăn nuôi khoảng 200 triệu/tháng. Trải qua thời
gian hoạt động dài, chịu ảnh hưởng của thị trường cũng như điều kiện
ngay tại cơ sở, cơ cấu đàn lợn trong trang trại cũng có nhiều thay đổi. Cụ
thể cơ cấu đàn giống trong 3 năm gần đây như sau:
Bảng 1: Thống kê cơ cấu đàn giống trong 3 năm gần đây:
Loại lợn

Năm 2015

Năm 2016

N


Tỷ lệ(%)

N

Cái hậu bị

2160

60

Tỷ lệ(%)
65
2178

Đực

1440

40

1172

35

Năm 2017
N

Tỷ lệ(%)


176
0

55

144
0

45


1.2.Nhận xét- đánh giá
Hoạt động chăn nuôi của trang trại ngày càng được đẩy mạnh, quy mô đàn
không ngừng tăng lên, nguồn con giống được đổi mới càng hứa hẹn mang lại thành
cơng lớn. Như vậy bước đầu có thể thấy đầu tư cho chăn nuôi trang trại khá hiệu
quả và thời gian thu hồi vốn nhanh, tuy nhiên vốn đầu tư cao, địi hỏi cơng ty cũng
có tiềm lực mạnh về kinh tế và khả năng cạnh tranh cao. Nhìn chung, hoạt động
chăn ni của trang trại đã đóng góp khá lớn vào tổng nguồn thu cho cơng ty và
cần phải được tập trung chú trọng hơn nữa.
2.Khảo sát cơng tác giống
2.1.Thơng tin chung
Tồn bộ con giống trong trang trại đều được nhập về từ công ty Cổ phần chăn
nuôi C.P Việt Nam nên độ tin cậy và chất lượng rất đảm bảo.Trung bình một con
giống có giá 1,4 triệu đồng/con. Giống lợn được sử dụng là con lai F1 (Landrace x
Yorkshire). Như vậy lợn con sản xuất ra từ trang trại là lợn lai 2 máu.
Một số đặc điểm ngoại hình của con giống đang ni:
Cái giống: Bản thân là con lai nên lợn cái giống mang đặc điểm ngoại hình của
cả hai giống bố mẹ. Tồn thân lợn màu trắng, thân dài và dày, mông vai phát triển,
bốn chân to thắng, mặt có con hơi thơ, mõm hơi cong lên, tai rủ xuống hoặc dựng
đứng. Lợn có khối lượng lớn, trung bình 2,2 tạ (ở lứa đẻ đầu tiên lợn chỉ đạt khối

lượng hơn 1 tạ, sau đó tăng dần sau mỗi lứa đẻ, cao nhất có thể đạt 2,8 tạ)
Đực giống: Lợn có màu lơng đa dạng, từ màu vàng nâu cho đến nâu đậm toàn
thân, phần mõm và bốn chân có màu đen. Thân hình lợn cân đối, vững chắc, tai to
và cụp che xuống che mắt, chân to cứng chắc.
2.2. Khảo sát chi tiết
Việc đánh giá được chất lượng công tác giống, nhằm đưa ra các giải pháp phù
hợp trong chăn nuôi là rất cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu và trải nghiệm thực tế,
bằng việc theo dõi sổ sách ghi chép và trực tiếp khảo sát tại trang trại, bước đầu
tổng hợp được một số chỉ tiêu để đánh giá công tác giống ở cơ sở như sau:


Bảng 2: Tốc độ sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt (60 ngày – xuất bán)
Chỉ tiêu
KL bắt đầu nuôi thịt (kg)
KL kết thúc nuôi thịt (kg)
Tuổi bắt đầu nuôi ( ngày)
Tuổi kết thúc nuôi (ngày)
Tổng KL Tăng (kg)
Tăng KL tuyệt đối (con/g/
ngày)
KL thức ăn tiêu thụ (kg/con)
FCR (kg TĂ/kg tăng KL)

Tổ hợp lai F1
5 – 8kg
100 – 120kg
28
189
110 kg
1,5

258

2.3. Nhận xét – đánh giá
Nhìn chung, trang trại làm khá tốt vấn đề công tác giống. Tất cả con giống
nhập từ nguồn uy tín, rõ ràng và đảm bảo, có hồ sơ riêng cho từng con. Tại trang
trại, từng con cũng được theo dõi và ghi chép đầy đủ thông tin qua từng lứa nhập
vào phiếu nhập và có tổng hợp lại trong sổ sách để đánh giá, đồng thời phát hiện và
có kế hoạch điều trị hay loại thải những con có vấn đề.
Thực tế, đàn lợn tại trang trại có đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất
đúng theo lý thuyết về phẩm giống.
3. Khảo sát quy trình ni dưỡng – chăm sóc
3.1. Khái quát chung
Để đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, khâu chăm sóc ni dưỡng đóng vai
trị vơ cùng quan trọng. Nếu cho ăn thức ăn không hợp lý, không đúng loại, thừa
hay thiếu đều có thể làm giảm khả năng sinh trưởng của đàn, từ đó giảm hiệu quả
chăn ni.
Hiện tại, trang trại dùng tồn bộ nguồn thức ăn là cám viên hỗn hợp do công ty
Cổ phần chăn nuôi C.P cung cấp, trang trại không mất tiền mua cám. Tất cả đều
được đóng gói theo quy cách bao 40 kg. Ngồi ra trại cịn sử dụng cám cháo cho
lợn ốm yếu, sức đề kháng kém để kích thích lợn nhanh phát triển, hồi phục.
Tổng đàn lợn của trại ở thời điểm này là 2500 con, ước tính trung bình mỗi con
lợn ăn 2,5 kg cám/ngày, như vậy 1 năm tiêu tốn đến hơn 2281 tấn cám(2,281,250).
Việc sử dụng thức ăn dạng viên khô rất dễ bảo quản, cám có mùi thơm
ngon kích thích lợn thèm ăn, hơn nữa cám có chất lượng cao, thành phần phù hợp


với từng giai đoạn phát riển của đàn lợn, lại được sử dụng được trực tiếp không
cần chế biến nên rất tiện lợi cho trang trại quy mô lớn. Tuy nhiên giá cả cám khá
cao so với thị trường.
3.2. Khảo sát chi tiết

 Về nguồn thức ăn tại trang trại:
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, trang trại đã kí hợp đồng gia cơng với cơng ty
Cổ phần chăn ni C.P Việt Nam, do đó mọi nguồn thức ăn đều do cơng ty cung
cấp. Vì đây là cơng ty lớn, hoạt động trong tập đoàn CP Group, nên nguồn đầu tư
rất mạnh, công ty tự sản xuất cám cung cấp cho các trang trại gia và bán trực tiếp
ra thị trường, quy cách đóng gói 40kg/bao. Hiện tại, trang trại có sử dụng nhiều
loại cám của cơng ty để đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn và đối tượng lợn.
Mỗi loại thức ăn đều có đặc điểm riêng biệt, được thể hiện chi tiết như sau:
Bảng 3 : Đặc điểm các loại thức ăn tại cơ sở
Thức ăn lợn thịt
Chỉ tiêu

Tên thức ăn

15–20kg

20 – 50kg

50 – 70kg

551SF

552SF

552F

70kg ->
xuất
chuồng 2
tuần

553F

18

17

15

17

Đạm tối thiểu (%)

Trước
xuất
chuồng 2
tuần
553WDF

NLTĐ (kcal/kg)

3300

3150

3050

3000

3000


Xơ thô tối đa (%)

5

6

6

8

8

Ca (%)

0,6 – 1,2

0,5 – 1,2

0,5 – 1,2

0,5 – 1,2

0,5 – 1,2

P (%)

0,4 – 1,0

0,5 – 1,0


0,5 – 1,0

0,5 – 1,0

0,5 – 1,0

Độ ẩm (%)

14

14

14

14

14

Kháng sinh
(……..)

0,9

1

0,9

0,7

0,9


 Về kỹ thuật chế biến:


Tất cả thức ăn dạng viên đều được sử dụng trực tiếp mà không cần qua chế
biến. Sau khi mở bao, công nhân chở cám đổ vào từng máng ăn của lợn theo mức
ăn có ghi trên từng bảng ở từng ơ chuồng. Hàng ngày tổ trưởng các chuồng có
trách nhiệm chỉnh lại bảng cám để phù hợp với nhu cầu của từng cá thể trong đàn
lợn. Còn riêng lợn con, giai đoạn tập ăn, cám được rắc lên máng trong mỗi ô
chuồng cho cả đàn ăn, những con gầy yếu được pha cám cháo cho ăn.
 Về kỹ thuật bảo quản:
Việc bảo quản nguồn thức ăn cũng đóng vai trị quan trọng, vì nếu bảo quản
khơng tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn, từ đó giảm năng suất đàn lợn.
Nguồn thức ăn sử dụng tại trại đều là thức ăn tinh, khô nên dễ dàng bảo quản. Tất
cả các loại cám đều được đóng bao 2 lớp cẩn thận, có lớp bao nilon bên trong nâng
cao hiệu quả bảo quản, chống ẩm mốc tốt và giữ được độ thơm ngon cho thức ăn.
Ngồi ra, trang trại có kho bảo quản cám tách biệt, cao ráo và đảm bảo thơng
thống, chống được mưa bão, mất mát và chuột phá hoại .


3.3. Chế độ chăm sóc ni dưỡng từng đối tượng vật nuôi
Với mỗi đối tượng, ở mỗi giai đoạn khác nhau đều u cầu chế độ chăm sóc
ni dưỡng phù hợp để đảm bảo vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Quy trình
chăm sóc theo các giai đoạn được công ty đề ra, trang trại thực hiện theo dưới sự
giám sát của kỹ sư trực tiếp tại trại. Trong quy trình đó có phân chia rõ ràng chế độ
của từng đối tượng, cụ thể như sau:
Lợn giống được nhập từ công ty về, thả vào chuồng nuôi trực tiếp không cần
cách ly. Lợn được nuôi nhốt chung từ 40-70 con/ ô chuồng, máng ăn tự động bằng
inox, sử dụng thức ăn dành cho từng thể trọng khác nhau, cụ thể như sau :
 Cám 550F : 6 tuần tuổi (10kg/con)

 Cám 551F : 10 tuần tuổi (28kg/con)
 Cám 552SF : 14 tuần tuổi ( 50kg/con)
 Cám 552F : 18 tuần tuổi (75kg/con)
 Cám 553F : 21 tuần tuổi ( 60kg/con)
 Cám 553WDF : trước xuất bán 2 tuần
Trong ô có núm uống nước tự động và bể chứa nước cho lợn đi vệ sinh, đẵm
nước. Hằng ngày chuồng lợn được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ (lợn được tắm mát vào
mùa hè). Trong q trình ni, đàn lợn được làm đủ 4 mũi vaccine :
- Tuần 4 : Tai xanh + xêco
- Tuần 5 : Dịch tả 1 + Maico
- Tuần 8 : Dịch tả 2 + Lở mồm long móng 1
- Tuần 12 : Lở mồm long móng 2
3.4. Nhận xét-đánh giá
Nhìn chung, trang trại đang sử dụng nguồn thức ăn có chất lượng tốt, kế hoạch
sử dụng hợp lý. Thức ăn vừa dễ sử dụng, không mất cơng chế biến, lại dễ bảo
quản. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng với từng loại vật nuôi cơ bản giống với lý
thuyết. Nhất là việc tăng/giảm cám ở các giai đoạn là hoàn toàn đúng theo cơ sở
khoa học. Ở từng giai đoạn đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nên việc đổi
loại thức ăn là cần thiết.
Việc nuôi dưỡng lợn hậu bị là vô cùng quan trọng, lợn không được quá béo
cũng không được quá gầy. Trước khi phối giống 1 tháng cần cho ăn hạn chế nếu
không sẽ ảnh hưởng đến sinh sản. Tuy nhiên tại cơ sở việc này chưa thật sự được
thực hiện, vì mức ăn cho lợn hậu bị là 2,5kg/con/ngày, cao hơn so với định mức ăn
của lợn nái hậu bị (theo nghiên cứu của Võ Trọng Hốt và cs năm 2000).


4. Khảo sát chuồng trại chăn nuôi
4.1.Thông tin chung về chuồng trại
Trang trại có diện tích chăn ni khá lớn, ước tính tổng diện tích chuồng ni
khoảng 3ha, tất cả đều dùng mái tôn để che chắn. Khu chuồng nuôi gồm tất cả 6

dãy chuồng, mỗi dãy chuồng gồm 8 ô chuồng nuôi và 2 ô chuồng cách ly. Ngoài
ra, diện tích phục vụ cho các cơng trình phụ trợ gồm kho, nhà ở, trạm chế biến, nhà
làm việc....chiếm khoảng 0,3ha. Trang trại đảm bảo khoảng cách đến khu dân cư là
500m, cách đường lớn và các khu công cộng 2000m.
4.2.Khảo sát chi tiết
- Hướng chuồng và sơ đồ mặt bằng tổng thể
Trang trại được xây dựng trên khu đất có diện tích 7 ha, trong đó 3 ha chun
dùng cho chăn nuôi. Tất cả các dãy chuồng trong khu chăn nuôi đều được thiết kế
theo hướng Tây Nam. Ở khu chuồng ni có 6 chuồng, 1 chuồng gồm 2 dãy
chuồng, , và có cửa ở cuối dãy chuồng. Khoảng cách giữa 2 chuồng là 5m.
Trình tự bố trí các dãy chuồng trong khu chăn nuôi được thể hiện cụ thể qua sơ đồ
sau:

Hình 1: Sơ đồ tồn diện trang trại chăn nuôi
- Các chỉ tiêu kỹ thuật


Khu chuồng ni có tất cả 6 chuồng, trong đó 1 chuồng có 2 dãy chuồng gộp
lại dưới 1 mái chung. Mỗi chuồng gộp như vậy có kích thước mặt bằng 17m ×
46m, mái lợp chìa ra 0,8m 2 bên dọc chuồng và chìa ra 2m đầu trên phía giàn mát,
che kín khoảng trống từ chuồng đến lối đi (lối đi rộng 1,0m). Các dãy chuồng được
đánh số theo thứ tự, đầu tiên là chuồng số 5A, 5B, 4, 3, 2, 1. Diện tích phía bên
trong 1 ơ chuồng là 7,5m x 10m. Một chuồng nuôi từ 40 – 70 con. Như vậy 1 dãy
chuồng nuôi được 450 – 600 con lợn. Kích thước cửa 0,55m × 0,47m, kích thước
bế bơi 1m x 10m, khoảng cách từ núm uống đến mặt đất 0,6m hoặc 0,3m. Trong
mỗi chuồng có lối đi đầu và cuối chuồng rộng 1m, hành lang giữa chuồng rộng 1m.
Soq đồ mặt cắt chuồng
Khoảng cách 2 chuồng là 5m.
Sơ đồ thiết kế mặt bằng chuồng nuôi được thể hiện qua hình vẽ sau:
Ảnh sơ đồ chuồng ni

- Kết cấu trong chuồng trại
Chuồng được xây dựng kiên cố, tường vách bằng gạch vữa chắc chắn. Lợn có
thể nằm trên các tấm ba - đét bằng gỗ khi lạnh .Mỗi tấm ba - đét đều được thiết kế
có các khe hở thốt nước và thống khí, tiện cho q trình vệ sinh. Toàn bộ mái
che dùng cho khu vực chăn ni là mái tơn có 1 lớp chống nóng bên dưới, bắt vít
chắc chắn vào tường. Hệ thống máng ăn dùng cho lợn là máng inox, kích thước
tương đương nhau. Máng ăn hình nón úp ngược được hàn chặt xuống đất dễ dàng
và chắc chăn khi cho ăn và vệ sinh máng.
Lợn nuôi tại trang trại được uống nước tự do từ máy bơm nước dưới giếng
khoan, qua bể lọc, rồi đưa tới tận núm uống tự động trong mỗi ô chuồng thông qua
hệ thống ống dẫn nước bằng nhựa. Đối với mỗi ơ chuồng có 2 núm uống tách biệt
cho lợn lớn và lợn nhỏ,tổng số lượng núm uống mỗi ô là 10 núm uống . Trên đầu
mỗi dãy chuồng cịn có tét nước để chứa nước dự phịng trường hợp thiếu nước,
máy bơm hỏng. Hệ thống cấp nước dùng để rửa bơm trực tiếp từ sông, qua máy lọc
và đến tường dãy chuồng cũng qua đường ống dẫn bằng nhựa.
Ánh sáng đối với vật nuôi là vô cùng quan trọng, do đó chuồng được thiết kế
đón ánh sáng qua các cửa sổ nhỏ trên tường của mỗi dãy chuồng, kích thước 1,2m
×1m. Các cửa sổ đều có các tấm kín có thể đóng mở để vừa đảm bảo mùa hè thống
thống, hạn chế gió lùa những ngày lạnh, tránh mưa bão. Ở đầu và cuối mỗi
chuồng có thiết kế 1 cửa ra vào bằng tấm tôn. Bên cạnh tận dụng nguồn ánh sáng
tự nhiên, trong mỗi ô chuồng cịn lắp dãy bóng điện dọc theo giữa 2 dãy ô chuồng,
đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho cần cho q trình chăn ni.
Hệ thống điều hịa khơng khí bao gồm quạt hút ở cuối chuồng và giàn mát ở
đầu chuồng. Mỗi dãy chuồng được trang bị 3 quạt hút kích thước 1,05m × 1,05m,


và cách nhau 1,02m. 2 tấm làm mát được thiết kế cao hơn lối đi 25cm, cách nhau
0,63m và có kích thước 3m × 1,77.
Do thời tiết thay đổi thường xuyên nên trang trại luôn sẵn sàng các biện pháp
để chống nóng/chống lạnh cho đàn gia súc kịp thời và hiệu quả. Điều này địi hỏi

người kĩ sư chăn ni giám sát và người đứng chuồng trực tiếp thực hiện phải nắm
rõ những gì đang diễn ra trong chuồng ni. Cơ thể lợn và người đều phản ứng
trước sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Nếu người trong chuồng cảm thấy nóng,
quan sát lợn con nằm rải rác trên sàn, là khi nhiệt độ trong chuồng đang cao hơn
mức cần thiết. Lúc này có thể làm giảm nhiệt độ bằng cách bật thêm quạt hút, mở
nước giàn mát hoặc bật cả hệ thống phun mưa trên mái tùy theo mức độ. Còn khi
nhiệt độ xuống thấp, lợn con co ro, nằm chồng lên nhau. Lúc này cần nhanh chóng
tắt bớt quạt hút, nếu giàn mát đang bật thì tắt đi. Đồng thời bật bóng sưởi hồng
ngoại (150W) lên, dồn lợn vào trong lồng úm cho lợn đỡ rét. Khi giao mùa, chênh
lệnh nhiệt độ ngày và đêm lớn, cần lưu ý tắt giàn mát sớm để tránh lợn bị lạnh khi
đêm xuống.
Vào mùa đông, hạn chế bật nhiều quạt hút, mỗi chuồng chỉ bật 1 quạt đảm bảo
thơng thống. Che bạt kín dàn mát những ngày nhiệt độ xuống thấp và có gió lạnh.
Ngồi ra cịn dùng vỏ trấu đốt để nâng nhiệt độ trong chuồng lên, sử dụng ván gỗ
đảm bảo cho lợn không bị rét.
- Hệ thống kiểm sốt dịch bệnh.
Vệ sinh phịng dịch là khâu vơ cùng quan trọng, đặc biệt đối với chăn nuôi
công nghiệp quy mô lớn. Về vấn đề này, trang trại đã thiết kế hệ thống phun sát
trùng và hố sát trùng dành cho cả người và phương tiện ra vào trại. Trại xây tường
bao kiên cố và có lưới sắt rào phía trên ngăn cách với khu vực bên ngồi. Từ khu
nhà ở phải đi qua phòng tắm sát trùng và thay đồ mới được xuống dưới khu chuồng
nuôi. Trước cửa mỗi chuồng có hố vơi và chậu đựng sát trùng. Người công nhân
trong chuồng hàng ngày đều rắc vôi và quét hành lang sạch sẽ. Hàng tuần, đàn lợn
được phun sát trùng định kì và phun thuốc diệt nhện, diệt chuột. Mỗi đợt xuất lợn,
sau khi bắt lợn lên xe phải quét dọn, dội rửa sạch và rắc vôi khu vực xuất lợn.
Thường xuyên quét dọn và rắc vôi đường đi chính, đảm bảo đường ln sạch sẽ.


Ngoài ra, trang trại sử dụng thức ăn tự sản xuất, hạn chế ra ngồi đi chợ, đặc
biệt khơng bao giờ được mua thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn. Mỗi

tháng, khi loại thải lợn, trại sẽ chọn mua lại 1 con và thịt, bảo quản trong tủ đông
cho đầu bếp chế biến dần.
4.3. Nhận xét đánh giá
Vấn đề chuồng trại tại cơ sở cơ bản đáp ứng được u cầu cho chăn ni. Trại
bố trí các khu chuồng hợp lý và thuận tiện. Tuy nhiên, việc gộp chung 2 dãy
chuồng nuôi dưới 1 mái để tiết kiệm diện tích và dễ chăm sóc lại gây ra tình trạng
khơng đảm bảo ánh sáng 2 bên, 1 bên chuồng sẽ nhận được ít ánh sáng và bị tối
hơn bên cịn lại. Chuồng cách ly ni nhốt lợn ốm cần không gian rộng hơn. Tại cơ
sở nên xây dựng sân chơi ngoài trời để lợn tắm nắng và vui chơi.
Trang trại hoạt động thời gian dài, nhưng lại chưa được đầu tư cải tạo mạnh
nên vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục. Hệ thống nước uống cho lợn chưa được
đảm bảo vệ sinh hoàn toàn, ống dẫn nước bằng nhựa, có nhiều chỗ bị vỡ, gãy; núm
uống của lợn đôi khi gặp vấn đề. Hệ thống máng ăn còn nhiều máng cũ, thủng
chưa được thay mới, lợn húc vào làm rơi vãi cám xuống gầm rất lãng phí. Vì tồn
bộ chuồng đều có khung bằng sắt, dù đã sơn chống han nhưng qua thời gian dài sử
dụng cũng xuống cấp, nhiều cửa còn tuột hẳn ra nhưng chỉ buộc tạm dây thép để
chờ sửa chữa.
Hệ thống kiểm sốt dịch bệnh cơ bản đã ổn. Tuy nhiên cơng nhân cần nghiêm
chỉnh chấp hành theo quy trình thì mới mang lại hiệu quả cao. Đồng thời tích cực
dọn dẹp vệ sinh khu vực quanh trại, phát quang bụi rậm, tránh rắn vào chuồng cắn
lợn và phun thuốc tiêu diệt ruồi muỗi, diệt chuột tránh truyền bệnh cho đàn lợn.


Hệ thống xử lý chất thải cần được đầu tư hơn. Do lượng chất thải quá lớn
không thể sử dụng hết cho biogas và ni cá nên cần tìm thêm phương pháp xử lý
để tiết kiệm nguồn chất thải vi sinh, an toàn với dịch bệnh.
Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư còn gần nên vào những ngày nắng
gió vẫn gây ơ nhiễm khơng khí cho khu vực xung quanh, cần có biện pháp dọn dẹp
vệ sinh sạch sẽ giảm mùi hơi trong những ngày nắng nóng.
5. Khảo sát quy trình vệ sinh thú y

5.1. Tổng quát cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chăn nuôi
- Về địa điểm xây dựng:
Tồn bộ quy mơ chuồng trại chăn ni đều được xây dựng và tiến hành trên
diện tích đất đã được công ty thuê theo đúng quy định, do đó hồn tồn hợp pháp
và phù hợp với quy định sử dụng đất của chủ hộ và các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền. Vị trí xây dựng chuồng trại cũng đáp ứng đầy đủ và đảm bảo điều
kiện vệ sinh chuồng trại theo quy định. Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư,
các cơng trình xây dựng, nguồn nước mặt... đều đáp ứng được đầy đủ. Chuồng trại
được xây dựng bố trí phân thành các khu vực riêng biệt: khu nhà ở và tiếp khách,
khu chăn nuôi, khu vệ sinh sát trùng, kho chứa cám, kho thuốc, kho để dụng cụ,
khu xuất heo, khu tập kết và xử lý chất thải. Tuy nhiên chỉ có khu nhà ở với khu
chăn ni mới có tường và cổng ngăn cách, cịn lại chỉ ngăn cách bằng khoảng
khơng gian hoặc tường bê tông.
- Về thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi.
Chuồng xây theo hướng Tây Nam, chưa thật phù hợp vì khơng cân bằng được
ánh sáng tự nhiên ở 2 bên. Vì là chuồng ni cơng nghiệp nên kích thước chuồng
khá khiêm tốn, chỉ đạt được mục đích kinh tế chứ chưa đạt nếu xét về khía cạnh
quyền lợi động vật. Chuồng được thiết kế hồn tồn theo kiểu kín nên tạo được
mơi trường tiểu khí hậu chuồng ni tốt, vật ni có điều kiện sinh trưởng và phát
triển hiệu quả hơn. Cũng chính vì chuồng kín nên việc vệ sinh trong chuồng ni
cần được đặc biệt chú trọng. Vấn đề này trang trại cơ bản đã đạt được. Các kiểu
chuồng được thiết kế phù hợp khá sát so với các chỉ số lý tưởng theo lý thuyết.
Các khu vực trong trang trại xây dựng tách biệt nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu
được đầu tư thêm hàng rào ngăn giữa các khu, thay vì những cánh cổng đơn giản
hay khoảng cách vơ hình trong khơng gian. Nhà xưởng, khu nhà ăn-nghỉ đảm bảo
vệ sinh, sạch sẽ theo tiêu chuẩn 5S mà công ty C.P đề ra, kho cám và kho thuốc
khô ráo, an ninh tốt. Nguồn thức ăn nhập về từ công ty đảm bảo chất lượng và


được bảo quản cẩn thận, khơng có tình trạng nấm mốc. Tủ lạnh bảo quản vaccine

hiện đã cũ, và nên được thay mới.
Hệ thống sát trùng ở cổng tương đối hiệu quả, cịn hố sát trùng trước cửa
chuồng ni vẫn chưa được tận dụng, cịn để khơng, làm giảm hiệu quả phịng
ngừa dịch bệnh. Cơng nhân và kỹ sư trong trại đều được trang bị ủng và quần áo
bảo hộ lao động, có khu tắm giặt sát trùng riêng. Khách tham quan trước khi vào
chuồng nuôi cũng phải được sát trùng cẩn thận.
- Về vệ sinh chăn nuôi và xử lý chất thải
Tất cả các phương tiện và người khi vào trại đều phải được phun sát trùng ở
cổng, sau đó mới cho vào. Nếu xe đến xuất lợn mà khơng được xịt rửa vệ sinh sạch
sẽ thì khơng cho vào bắt lợn. Việc này đóng góp tích cực vào quy trình phịng bệnh
cho trang trại.
Mỗi dãy chuồng đều được trang bị các dụng cụ phục vụ quá trình vệ sinh chăn
ni: rễ, gầu hót, bay cào phân, xơ đựng nước, giẻ lau.... Trước cửa mỗi dãy
chuồng đều có chậu đựng thuốc sát trùng và được thay rửa hàng ngày.
Hàng tuần trại tiến hành phun sát trùng định kỳ 3 lần/ tuần cho đàn lợn và
quanh chuồng nuôi. Lịch làm vacine cho đàn lợn được thực hiện đầy đủ. Máng ăn
của lợn được lau chùi hàng ngày, các dụng cụ như : silanh, khay thuốc cũng được
vệ sinh bằng nước lạnh, không ngâm thuốc sát trùng (mũi kim được thay sau mỗi
lần tiêm) . Lịch sử dụng thuốc và cám từng ngày được ghi chép đầy đủ vào sổ theo
dõi để ở mỗi kho. Có xe chở cám chuyên dụng. Trang trại tuân thủ tuyệt đối không
sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Cách 1 hoặc 2 ngày, công nhân tiến hành chà vôi nền chuồng và lau các thanh
chắn chuồng, của sổ, xịt rửa các tấm ba-đét để vệ sinh sạch sẽ toàn bộ chuồng.
Trước mỗi buổi làm việc, nền chuồng đều được quét dọn sạch sẽ.
Sau mỗi đợt xuất lợn, chuồng được bỏ trống rắc vôi bột để khử trùng . Trong
quá trình này, sàn và cả hành lang, máng ăn, từng ô chuồng đều được xịt sạch phân
bẩn và phun sát trùng, chà vôi cẩn thận, vét sạch máng dẫn chất thải dưới cuối
chuồng, đảm bảo chuồng sạch sẽ chờ đón đợt lợn tiếp theo.
Vấn đề tồn tại đáng nói ở cơ sở là quy trình xử lý chất thải chưa hiệu quả.
Nước rửa chuồng 1 phần được thải xuống hố biogas, phần phân khơ được dùng để

bón cây và thải xuống ao nuôi cá.Lợn chết chỉ chụp ảnh và gửi báo cáo về công ty.
Mọi việc xử lý nội bộ và không báo cáo với thú y địa phương. Công ty cử thú y


riêng về lấy mẫu định kì để kịp thời phản ánh tình trạng dịch bệnh tại trại, thỉnh
thoảng mới có thú y địa phương đến lấy mẫu.
5.2. Khảo sát quy trình vệ sinh thú y của trang trại
- Quy trình làm vaccine cho đàn lợn:
+ Tuần 1 : Tai xanh + xêco
+ Tuần 2 : Dịch tả 1 + Maico
+ Tuần 3 : Dịch tả 2 + Lở mồm long móng 1
+ Tuần 4 : Lở mồm long móng 2
Mặc dù đã được cho uống thuốc phòng bệnh ngay từ những ngày mới nhập về
nhưng đàn lợn tại trang trại vẫn gặp vấn đề và hay mắc một số bệnh điển hình như
bệnh tiêu chảy, phổi, khớp, viêm rốn, ...Để điều trị có hiệu quả, cần xác định rõ
nguyên nhân gây bệnh mới đưa ra được liệu trình thích hợp.
Các thuốc điều trị tiêu chảy tại trại chủ yếu chứa thành phần ampicillin,
amoxillin, norfloxaxin,colistin.... Mỗi loại thuốc có độc tính khác nhau, chỉ định
dùng cho giai đoạn lợn khác nhau nên mức tiêm cũng khác nhau , vì vậy phải xem
kĩ hướng dẫn trước khi tiêm, tránh sốc thuốc.
 Điều trị khớp dùng thuốc đặc trị chứa thành phần Streptomycin, tiêm mũi
đầu tiên liều cao, mũi sau giảm dần. Nếu hiệu quả thì sau 2-3 ngày bệnh sẽ
khỏi. (5ml/ 50kg P)
 Điều trị lợn viêm phổi, các bệnh hô hấp chủ yếu dùng thuốc có thành phần
Tylosin (1ml/10kg P/48h).
 Điều trị các bệnh viêm khác như viêm khớp, viêm rốn cũng chỉ dùng kháng
sinh điều trị kết hợp với bôi sát trùng và xử lý chỗ viêm.
Tuy nhiên những bệnh này có thể phịng tránh chỉ cần người chăm sóc cẩn
thận trong cơng tác và cách ly. Trong q trình điều trị, nếu khơng thấy hiệu
quả thì chuyển sang dùng thuốc khác. Ngồi ra cần kết hợp với chăm sóc, vệ

sinh chuồng ni sạch sẽ mới mau hồi phục.
 Tình trạng lợn bỏ ăn, lợn sốt cao, lúc này cần tiêm Anagin/ Nova Anazine
(18-20ml) để hạ sốt, sau đó tùy theo tình hình, xem lợn có vấn đề bệnh khác
khơng để có kế hoạch điều trị tiếp.
 Lợn bị ho, viêm phổi cũng điều trị bằng Tylosin (18-20ml).


Nhìn chung đối với mỗi bệnh cần có thuốc đặc trị nhất định, nếu khơng có hiệu
quả mới chuyển qua thuốc khác, thay đổi thuốc có thành phần trong cùng nhóm.
Kỹ thuật tiêm cũng đóng vai trị quan trọng trong q trình điều trị, càn tiêm đúng
vị trí, đúng thuốc và đúng liều để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, chăn nuôi
không dùng thuốc mới là chăn nuôi thực sự thành cơng, vì vậy cần thực hiện tốt
hơn nữa quy trình chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh phịng bệnh.
Một hạn chế rất phù hợp tại trang trại là cơng nhân đa phần ở xa nhà và
trang trại có đầy đủ chỗ ăn ở cho công nhân nên họ ít về nhà, hạn chế ra ngoài mà
thường ăn ở và sinh hoạt luôn tại trang trại. Mỗi công nhân về quê 1 lần/tháng, sau
khi đến phải đi qua sát trùng ở cổng và cách ly 2 ngày trước khi vào chuồng ni.
Phịng sát trùng tại trang trại ln đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi vào
chuồng nuôi. Điều này đảm bảo cho công tác vệ sinh phịng bệnh, bởi cơng nhân
có thể tiếp xúc với nhiểu nguồn dịch bệnh khác, vơ tình mang mầm bệnh vào
chuồng, rất khó kiểm sốt.
5.3. Nhận xét- đánh giá
Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy mức độ an toàn sinh học của hệ thống
chuồng trại vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Tuy đã có các khu riêng biệt, cách xa nhau
nhưng sự ngăn cách còn chưa thật hiệu quả. Hệ thống xử lý chất thải chăn ni
chưa đảm bảo vì phân chưa qua xử lý đã được đổ trực tiếp cho cá ăn, nước thải
cũng chỉ qua bể lắng lại quay lại sông, hút lên làm nước sinh hoạt. Như vậy chưa
thể diệt được hết mầm bệnh và làm trong sạch được nguồn nước, dễ có nguy cơ
bùng phát dịch bệnh. Bằng chứng là dù chưa có dịch lớn gây thiệt hại nặng, nhưng
ngày nào đàn lợn cũng có con phải điều trị, bệnh vẫn tồn lưu hết lứa này qua lứa

khác, không chữa được dứt điểm.
Để chăn nuôi hiệu quả, ít bệnh hơn, trước hết trang trại cần thắt chặt và làm
nghiêm ngặt hơn quy trình vệ sinh thú y. Sau đó đầu tư nâng cấp lại chuồng trại,
thay mới hệ thống giàn mát và cửa chuồng, máng ăn đã cũ. Hệ thống xử lý chất
thải cần được đầu tư hơn nữa, nên sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý nước trước
khi đưa về mơi trường.
6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
6.1. Hiện trạng
Sản phẩm từ chăn ni của trang trại là lợn nái hậu bị. Vì là trang trại của công
ty nên tất cả sản phẩm của trại sản xuất đều được bao tiêu hết. Cũng bởi vậy mà
nguồn thu về từ sản phẩm chăn nuôi cũng do công ty nắm giữ, công nhân vẫn
hưởng lương hàng tháng bình thường.


6.2. Nhận xét-đánh giá
Hình thức chăn ni cho cơng ty đang được nhiều người áp dụng như chăn
nuôi gia công cho công ty. Không chỉ được cung cấp đảm bảo nguồn con giống,
thức ăn và thuốc men, kỹ thuật, đến đầu ra sản phẩm cũng được bao tiêu đầy đủ.
Như vậy người chăn nuôi yên tâm và tập trung để chăn ni hiệu quả hơn.
Cịn nếu xét theo mức độ doanh nghiệp đầu tư, do là một tập đoàn đa ngành có
nguồn vốn và vị thế vững chắc, C.P hồn tồn có thể đứng vững được trước những
biến động bất lợi của thị trường.
7. Hạch toán hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế từ chăn ni là vấn đề có tính quyết định đến sự thành cơng
hay thất bại của trang trại. Đồng thời đây cũng là cơ sở để cơng ty có những định
hướng phát triển chăn ni phù hợp trong thời gian tới. . Các chỉ tiêu này phụ
thuộc vào nguồn thu nhập và nguồn chi tiêu mà trang trại dùng cho chăn nuôi.
7.1. Nguồn thu nhập
Không giống như chăn nuôi nông hộ hay các trang trại tự do khác thu nhập chủ
yếu từ sản phẩm xuất bán, do cơ sở chăn ni trước đây đã kí hợp đồng gia cơng

với cơng ty C.P nên tồn bộ tiền từ sản phẩm xuất bán cũng sẽ chuyển về công ty.
Nguồn thu nhập mà trang trại được hưởng chỉ là tiền gia công mà công ty trả theo
hợp đồng và thưởng thêm khi trang trại chăn nuôi tốt, vượt chỉ tiêu xuất lợn mà
cơng ty đặt ra, ước tính khoảng 150 triệu/tháng.
 Tổng thu = 150 triệu/tháng x 12 tháng = 1,800,000,000 ( Một tỷ tám trăm
triệu)
7.2. Nguồn chi tiêu
Do công ty C.P đã cung cấp nguồn con giống, thức ăn, và thuốc thú y... tất cả
đều mang giá nội bộ.
Như vậy,ước tính thống kê sơ bộ nguồn chi tiêu hàng năm 1 chuồng/đợt của trang
trại như sau:
 Chi phí thuê công nhân = 5 triệu x 7 tháng = 35,000,000 triệu
(kĩ sư được cơng ty trả lương)
 Chi phí con giống : 500 x 1,200,000 = 600,000,000 triệu
 Chi phí điện sinh hoạt, th đất chăn ni = 20 triệu/tháng x 7 tháng = 140
triệu
 Chi phí thú y = 90,000,000
 Chi phí thức ăn = 258kg/con x 500 x 10,000 = 1,290,000,000
 Tổng chi = 2,155,000,000
 Tổng thu : - lợn thịt: 290 con x 130kg x 21,000 = 791,700,000
- lợn nái: 2000 con x 130kg x 50,000 = 1,300,000,000


 Tổng = 2,091,700,000

7.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận chăn nuôi như lý thuyết được tính theo lứa lợn và theo năm.
Lợi nhuận/lứa = Tổng thu nhập – Tổng chi tiêu
 Lợi nhuận =2,091,700,000 – 2,155,000,000 = -63,300,000
Bằng việc kí kết hợp đồng với công ty, trang trại giảm thiểu được nguồn vốn

đầu tư, đặc biệt là chi phí rất lớn cho thức ăn. Bên cạnh đó, vì khơng phải lo tìm
kiếm đầu ra và không chịu nhiều ảnh hưởng của thị trường nên lợi nhuận trang trại
thu được tương đối ổn định. Sau quá trình hoạt động gần 10 năm, trang trại đã
hoàn toàn thu hồi được nguồn vốn đầu tư ban đầu, và tiếp tục q trình chăn ni.
8.Phân tích thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian
tới.
8.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
 Điểm mạnh:
Hình thức chăn ni tại cơ sở là chăn nuôi cho công ty thuê, bởi vậy nguồn con
giống, thức ăn và thuốc thú y luôn được đảm bảo chất lượng. Cơng ty có kỹ thuật
cho trang trại, có kỹ sư chăn ni ln túc trực để theo dõi và kiểm sốt tình hình
chăn ni, kịp thời xử lý những tình huống xảy ra mỗi ngày. Quy trình từ chăm sóc
ni dưỡng đến vệ sinh thú y đều được công ty đặt ra rõ ràng và khoa học, công
nhân chỉ việc áp dụng theo một cách bài bản và nghiêm túc là hiệu quả chăn nuôi
sẽ cao.
Đầu ra cho sản phẩm cũng được công ty phụ trách, trang trại khơng phải đau
đầu tìm kiếm nguồn cầu, cũng khơng phải lo lắng thua lỗ vì chịu ảnh hưởng của
biến động giá cả thị trường. Người chăn nuôi sẽ yên tâm hơn, tập trung vào lao
động sản xuất.
 Điểm yếu:
Do nguồn thu phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng lợn xuất bán, nên khi trại
có vấn đề về dịch bệnh, ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi, không đảm bảo đủ sản
lượng như hợp đồng sẽ bị công ty khiển trách, thậm chí chịu phạt. Con người làm
việc vất vả mà lại không được như mong muốn sẽ sinh ra chán nản. Áp lực phải
đảm bảo đủ chỉ tiêu cũng khiến người chăn nuôi mệt mỏi.
Vấn đề ý thức lao động của công nhân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng chăn nuôi. Bởi lẽ công nhân là người trực tiếp tham gia q trình chăm sóc
ni dưỡng đàn vật ni. Có ni dưỡng và vệ sinh đúng quy trình thì hiệu quả
chăn ni mới cao. Thực tế tại trại, đôi khi vấn đề công nhân chưa thực hiện



nghiêm chỉnh quy trình vệ sinh thú y và ra vào trại tần suất nhiều là mối nguy cơ
tiềm tàng dịch bệnh cần được trại khắc phục càng nhanh càng tốt.
Một khi dịch bệnh xảy ra, nguồn thuốc thú y để điều trị trở nên quan trọng vô
cùng. Tuy nhiên, thuốc muốn đến đến trại phải được kĩ sư đặt hàng, sau đó vận
chuyển từ cơng ty về, trải qua nhiều khâu thủ tục phức tạp. Trong lúc chờ thuốc,
bắt buộc phải huy động những thuốc khác còn trong kho, nếu khẩn cấp kĩ sư phải
điều chuyển thuốc từ trại khác trong khu vực (việc điều chuyển phải xin phép ý
kiến trực tiếp của quản lý cấp trên). Đến khi thuốc về đến trại thì tình hình bệnh đã
phát triển phức tạp hơn. Rõ ràng ta thấy được sự bị động khi trang trại quá phụ
thuộc vào công ty.
 Cơ hội:
Xu hướng trong thời buổi hội nhập kinh tế mới là chăn nuôi chất lượng cao, tập
trung quy mô lớn và áp dụng công nghệ hiện đại. Bởi vậy chăn nuôi trang trại là
mục tiêu tập trung hướng đến của các doanh nghiệp và sẽ được đầu tư nhiều hơn
trong tương lai. Nhu cầu về thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn vẫn tăng lên
từng ngày. Đây là động thái rất tích cực để cơ sở tiếp tục đầu tư cho chăn nuôi lợn.
 Thách thức:
Cơ hội càng được thấy rõ thì càng có nhiều đối tượng quan tâm và đầu tư. Điều
này dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty đầu tư, giống như một quy luật tất yếu
để phát triển. Và các trang trại sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi công ty ngày càng
thắt chặt các yêu cầu đối với trang trại, như tăng mức phạt hay đòi hỏi tăng chỉ tiêu
lợn xuất bán mà vẫn phải đảm bảo sản phẩm chất lượng cao... Để có thể tiếp tục
tồn tại và chăn ni hiệu quả, trang trại cần khéo léo và linh hoạt giải quyết cả bài
toán về lợi nhuận lẫn con người.
8.2.Đề xuất để phát triển chăn nuôi
Chăn nuôi tại cơ sở nhìn chung vẫn đang phát triển ổn định, đóng góp đáng kể
vào thu nhập cho công ty và tạo kinh tế cho cả một tập thể. Trước những thực tế tại
trang trại, để phát triển hiệu quả và lâu dài hơn, em có đưa ra một số ý kiến đề xuất
như sau:

Hình thức chăn ni cho th mà trang trại đang thực hiện, tuy được xem là an
toàn cho người chăn nuôi. Nguồn thu mỗi tháng của chủ trại sẽ là tiền thuê cố
định/chuồng. Nhưng cái hay của trại thuê là chủ trại không cần trả tiền cho công
nhân, chi phí điện nước hay khấu hao máy móc, và tất nhiên vẫn không chịu ảnh
hưởng của biến động thị trường. Tất cả các chi phí đó cơng ty sẽ chi trả hết. Một
cái lợi nữa là công nhân lao động trong trại cũng thành người của công ty, được
hưởng chế độ đãi ngộ tốt và đóng bảo hiểm đầy đủ. Mặt khác, khi công ty thuê lại
trại, tất cả trang thiết bị trong chuồng nuôi cũng như nhà ở của công nhân sẽ được



×