Chương 2
MÁU VÀ BẠCH HUYẾT (P4)
(Blood and lympatic System)
Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University
Các yếu tố hữu hình
granular
agranular
1.5. Thành phần của máu (tt)
1.5.3. Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào máu có nhân, có
chức năng bảo vệ cơ thể.
1.5.3.1. Số lượng
- Số lượng bạch cầu ít hơn hồng cầu khoảng
1000 lần. Số lượng bạch cầu ở các loài động vật
cũng khác nhau.
- Ví dụ: Ngựa: 8-11 nghìn/mm
3
; Bò: 7-10; Dê:
8-12; Cừu 7-10; Lợn: 15-22; Chó: 9-13; Mèo: 10-
15; Thỏ: 8,0; Gà 20-30; Vịt: 22-30; Trâu: 13; Lợn
Móng Cái: 18-21…
- Ở người: nam: 7000; nữ: 6200.
- Số lượng bạch cầu tăng sau khi ăn khoảng 2-3
giờ, tăng khi vận động và khi con vật có chửa.
- Trong trường hợp bệnh lý, số lượng bạch cầu
tăng mạnh khi bị viêm nhiễm; khi có vi khuẩn xâm
nhập…Giảm khi bị suy tủy, bị nhiễm phóng xạ…
- Do đó xác định số lượng bạch cầu giúp chúng ta
chẩn đoán bệnh
1.5.3. Bạch cầu (tt)
1.5.3.2. Phân loại và hình thái
Bạch cầu không hạt
Bạch cầu có hạt
Bạch cầu
+ BC đa nhân trung tính
+ BC đa nhân ưa kiềm
+ BC đa nhân ưa axit
+ BC Lâm ba
+ BC đơn nhân
Leukopoiesis
+Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil)
- Có kích thước 10-14μm. Nhân chia thành nhiều múi, nối
với nhau bằng sợi mãnh. Bắt màu trung tính.
- Trong hạt chứa nhiều enzym, các chất diệt khuẩn, các chất
trung hòa…Đa số có dạng hình đốt, dạng hình ấu trĩ và
dạng gậy rất ít.
- Có khả năng thực bào vi khuẩn và những mãnh tế bào
nhỏ. Nó tăng lên rất nhiều khi bị nhiễm trùng cấp tính, giai
đoạn bình phục sau khi bị mất máu nhiều. Nó giảm khi bị
nhiễm Virus và nhiễm độc kim loại Pb, As
Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil)
Neutrophil
+Bạch cầu đa nhân ưa axit (Eosinophil)
- Có kích thước 12-15μm. Nhân chia thành nhiều múi,
nối với nhau thấy rõ. Bắt màu axit, các hạt to bắt màu
đỏ da cam
- Trong hạt chứa nhiều enzym, đặc biệt là có
histaminaza, do đó nó có chức năng trong phản ứng
miễn dịch của cơ thể.
- Có khả năng thực bào nhưng kém hơn bạch cầu
trung tính. Tăng lên trong các bệnh ký sinh trùng
đường ruột và bệnh hen suyễn, giảm khi dùng nhiều
ACTH, cactisol…
+Bạch cầu đa nhân ưa axit (Eosinophil)
Eosinophils
+Bạch cầu đa nhân ưa kiềm (Basophil)
- Có kích thước 8-10μm. Nhân chia thành nhiều múi, nối
với nhau bằng mãnh nhỏ. Hạt rất nhỏ, khó thấy, bắt màu
kiềm cho màu nhạt xanh.
- Nó phản ứng với các kháng nguyên và giải phóng
histamin hoạt động, chất này có tác dụng làm tăng tính
thấm của màng, giúp bạch cầu trung tính dễ tiếp cận, thúc
đẩy hoạt động của tế bào trung tính, ngoài ra tham gia dọn
sạch vết thương để chóng lành sẹo.
- Nó tăng lên đối với bệnh viêm mãn tính, các bệnh bạch
cầu dòng tủy, bệnh đái đường, nhược năng tuyến giáp.
+Bạch cầu đa nhân ưa kiềm (Basophil)
+Bạch cầu đơn nhân
(Monocytes)
- Có kích thước 8-22μm. Nhân to
hình hạt đậu, bào tương màu xanh
nhạt. Nó có khả năng đi xuyên
qua mạch đi vào mô liên kết của
gan, lách, phổi, màng ruột và tập
trung nhiều ở các ổ viêm.
- Nó có chức năng đại thực bào và
tham gia chuyển hóa protein,
gluxit và lipit.
+Bạch cầu đơn nhân
(Monocytes)
+Bạch cầu lâm ba (Lymphocytes)
- Gồm lâm ba cầu bé (8-12μm) và lâm ba cầu
lớn (15-18μm). Nhân hình gần tròn, chiếm hầu hết
tế bào, nguyên sinh chất màu xanh nhạt.
- Ở gia súc bạch cầu lâm ba tăng mạnh trong
các bệnh nhiễm trùng. Dựa theo chức năng bạch
cầu lâm ba được chia thành 2 nhóm:
- Lâm ba cầu B: Được sinh ra từ tủy đỏ xương,
sau đó được chuyển vào các hạch lâm ba, ở đây
chúng được huấn luyện thành dạng trưởng thành.
Nó có khả năng tiết ra các kháng thể đặc hiệu để
tiêu diệt các kháng nguyên. Trong điều kiện bình
thường lâm ba cầu B sống được từ 4-5 ngày
+Bạch cầu lâm ba (Lymphocytes)
+Bạch cầu lâm ba (Lymphocytes)
- Lâm ba cầu T:
Cũng được sinh ra từ tủy đỏ xương, sau đó
được chuyển vào huấn luyện ở tuyến ức thành lâm
ba cầu trưởng thành.
Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, lâm
ba cầu T chuyển thành lymphoblast, sau đó một
phần lymphoblast chuyển thành dạng “tế bào nhỏ”.
Các tế bào nhỏ này có thể sống vài năm.
Khi những kháng nguyên đó lại xâm nhập vào
cơ thể, thì các tế bào nhỏ này kích thích lâm ba cầu
sản xuất kháng thể nhanh và nhiều hơn. Đây là cơ
chế miễn dịch của cơ thể và là cơ sở để sản xuất
vacxin phòng chống bệnh ở gia súc và người.