Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CHỨC NĂNG và NHIÊM vụ của BMNN QUA các THỜI kỳ THEO các HIẾN PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.73 KB, 3 trang )

CHỨC NĂNG VÀ NHIÊM VỤ CỦA BMNN QUA CÁC THỜI KỲ THEO CÁC HIẾN PHÁP:
1. Tại Hiến pháp năm 1946: tổ chức của bộ máy nhà nước thời kỳ này gồm:
Theo Điều 23 HP 1946 : ‘’Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung
cho toàn quốc,đặt ra các pháp luật , biểu quyết ngân sách ,chuẩn y các hiệp
ước mà Chính phủ ký với nước ngoài “
.Như vậy nghị viện nhân dân đã được đề cao bảo đảm quyền lực nhân
dân,dưới sự lãnh đaọ ĐCS.Nghị viện nhân dân cùng với hội đồng nhân dân
ở địa phương là cơ sở nền tảng của Bộ máy nhà nước.
Theo điều 43 HP 1946 : “cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa”
.Như vây Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc.
Chương 6 HP 1946 : tổ chức của tòa án ở nước ta bao gồm : tòa án tối
cao,các tòa án phúc thẩm ,tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp.Cách thức tổ chức
tòa án lúc này theo các cấp xét xử.Trong hệ thống tòa án lúc này thành lâp
ra các cơ quan công tố thực hiện việc buộc tội và giám sát công tác điều tra
của tư pháp cảnh sát cũng như hoạt đông xét xử của tòa án.
.Qua đó , ta thấy HP năm 1946 ít mang đăc điểm của bộ máy Nhà nước
XHCN ,mức độ tập quyền ,tập trung dân chủ theo nguyên tắc của chế độ
chuyên chính vô sản không có điều kiện thực hiện.
.Như vậy ,ở hiến pháp 1946 chưa có sự ra đời của Viện kiểm soát.
2. Theo quy định HP 1959 : vẫn có sư kế thừa hiến pháp 1946 ,nhưng có sự
sửa đổi bổ sung cho phù hợp.Tổ chứ bộ máy Nhà nước lúc này bao gồm các
cơ quan chủ yếu sau :
_Nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước)
_Các cơ quan dân cử gồm :Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
_Các cơ quan hành pháp – hành chính gồm :Chính phủ gồm các Bộ ;cơ quan
ngang Bộ,các cơ quan thuộc Chính phủ ;Ủy ban hành chính các cấp ở địa
phương.
_Các cơ quan tòa án gồm :Tòa án nhân dân tối cao,các Tòa án nhân dân ở
địa phương và các Tòa án quân sự
_Các cơ quan kiểm sát gồm :Viện kiểm sát nhân dân tối cao ,các viện kiểm


sát nhân dân địa phương các viện kiểm sát quân sự
.Như vậy hiến pháp 1959 có 2 điểm thay đổi :
*Tách chế định nguyên thủ quốc gia ra khỏi tồ chức cùa các cơ quan hành
pháp để trờ thành một chế định độc lập.
*Trong cơ cấu bộ máy nhà nước có thêm các cơ quan kiểm sát.
.Việc thành lập thêm hệ thống các cơ quan kiểm sát đã đánh dấu bước phát
triển mới về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc tổ chức bộ máy nhà
nước ở Việt Nam.Góp phần tăng cường thêm sức mạnh và chất lượng hoạt
động của các cơ quan nhà nước.
3. Theo HP 1980 :
.Theo điều 82 HP 1980 quy định “ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân ,cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.Quốc hội quyết
định những chính sách về đối nội và đối ngoại ,những mục tiêu phát triển
kinh tế và văn hóa,những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước ,về quan hệ xã hội và hoạt động cùa công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
nhà nước.”
.Ta thấy có rất nhiều quy định tiếp thu các thành quả của cơ cấu tổ chức nhà
nước của các nước xã hôi chủ nghĩa .
.Thiết chế Chính phủ được đặt tên la Hội đồng Bộ trưởng theo điều 104 HP
1980 quy định.
.Các cơ quan tư pháp gồm :Tòa án nhân dân ,Viện kiểm sát nhân dân trong
phạm vi chức năng của mình có nhiêm vụ bảo vệ pháp chế Xã hội chủ
nghĩa,bảo vệ chế độ XHCN,quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động
,bảo vệ tài sản XHCN ,bảo đảm sự tôn trọng tính mạng ,tài sản ,tự do ,danh
dự nhân phẩm của công dân.(theo điều 138 HP 1980 quy định).
.Như vậy ,so với hiến pháp năm 1959 ,Viện kiểm sát của hiến pháp năm
1980 có thêm chức năng công tố ở tầm hiến định.

4. Theo HP 1992 :
.Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất được chuyển đổi từ Hội đồng Bộ
trưởng thành Chính phủ và vẫn được quy định là cơ quan chấp hành của
Quốc hội ,và là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam.
.Chính phủ thống nhất quản lý việc thưc hiện các nhiệm vụ chính trị ,kinh
tế ,văn hóa ,xã hội ,quốc phòng ,an ninh và đối ngoại của Nhà nước;bảo đảm
hiệu lực của Bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương ;bảo đảm việc
tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật ;phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,bảo đảm ổn định và
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

×