Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

2 tom tat luan an tv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________________________________

NGUYỄN THỊ HỒNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số:

62310501

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023


Cơng trình được hồn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN KIM HỒNG
TS. TRƯƠNG PHƯỚC MINH

Phản biện 1: PGS. TS. Đào Ngọc Cảnh
Trường Đại học Cần Thơ
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
Trường Đại học Vinh
Phản biện 3: PGS. TS. Phạm Viết Hồng
Trường Đại học Sài Gòn



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Vào lúc …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2022.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch (DL) là ngành kinh tế ngày càng đóng vai trị quan trọng
tạo ra những chuyển biến tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa
và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính
phủ đã xác định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” là định
hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước đặc biệt là những địa phương
có nhiều lợi thế phát triển du lịch.
Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm DL hấp dẫn của Việt Nam
được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên DL phong phú, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc khai thác đa dạng các loại hình DL trong đó có du lịch đường sơng
(DLĐS). Thành phố Đà Nẵng nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Vu Gia được hợp
lưu và phân lưu tại ngã ba sông Cái gồm sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cẩm
Lệ - Túy Loan, sơng Cổ Cị và phía Bắc thành phố có sơng Cu Đê bắt nguồn từ
rừng núi phía Tây đổ ra biển. Với sự giàu có về tài nguyên sông nước, từ năm
2010 DLĐS đã được đưa vào khai thác ở tuyến sông Hàn và đã tạo được sức
hút ngày càng lớn, từng bước gắn liền với hình ảnh DL của Đà Nẵng. Vì vậy,
UBND thành phố Đà Nẵng đã định hướng “đẩy mạnh phát triển du lịch đường

sông” và “phát triển du lịch đường sông trở thành sản phẩm du lịch chủ lực
của thành phố. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm DLĐS còn khá nghèo nàn chỉ mới
phát triển trên tuyến sông Hàn, trong khi trên nhiều tuyến sơng khác có rất nhiều
tiềm năng nhưng chưa được khai thác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển
DLĐS là rất cần thiết để khai thác có hiệu quả loại hình DL này và tạo sản phẩm
DL đặc trưng cho thành phố Đà Nẵng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, đề tài “Phát triển du lịch đường sông ở
thành phố Đà Nẵng” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ với
mong muốn làm rõ được tiềm năng, thực trạng và đưa ra định hướng nhằm phát
triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển DLĐS, mục tiêu chủ yếu
của luận án là nghiên cứu phát triển DLĐS dưới góc độ địa lý học, tập trung
phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển
DLĐS từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển DLĐS ở thành
phố Đà Nẵng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DLĐS trên cơ sở tổng
quan nghiên cứu trong và ngoài nước để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển DLĐS áp dụng cho thành phố Đà
Nẵng.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá tiềm năng phát triển DLĐS
ở thành phố Đà Nẵng.


2
- Phân tích thực trạng phát triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010
– 2020.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển DLĐS ở thành
phố Đà Nẵng trong tương lai.

4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Về nội dung
Luận án tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLĐS ở
thành phố Đà Nẵng theo 8 nhóm nhân tố. Đánh giá tiềm năng phát triển DLĐS
ở thành phố Đà Nẵng theo 6 nhóm tiêu chí. Phân tích thực trạng phát triển DLĐS
ở thành phố Đà Nẵng dưới góc độ địa lý học theo tuyến sơng và tiêu chí ngành
DL. Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển DLĐS ở thành
phố Đà Nẵng trong tương lai.
4.2. Về không gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án là địa bàn thành phố Đà Nẵng ngoại trừ
huyện đảo Hồng Sa, trong đó sẽ đi sâu phân tích các sơng và vùng phụ cận
trong phạm vi bán kính từ 3 km đến 5 km ở các sơng: Sơng Hàn, sơng Cổ Cị,
sơng Cẩm Lệ, sông Túy Loan và sông Cu Đê.
4.3. Về thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của luận án là trong giai đoạn 2010 – 2020, định hướng
đến năm 2030. Tuy nhiên, đây là loại hình DL mới được thành phố Đà Nẵng
đưa vào khai thác, do đó nhiều số liệu thứ cấp còn thiếu và chưa liên tục.
5. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Luận án được tiếp cận dựa vào: Quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu,
phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp thang điểm tổng hợp, phương pháp
điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, phương
pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS), phương pháp phân tích SWOT.
6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
6.1. Trên thế giới
- Nghiên cứu về tài nguyên DLĐS đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới, tiêu biểu của Leopold và Marchand (1968), Leopold
(1968), Chubb và Bauman (1976), Kenneth., Hughey., và Mary (2010), Nuruddin

và Ali (2013). Các cơng trình nghiên cứu đã xây dựng tiêu chí đánh giá giá trị
của con sơng phục vụ cho mục đích phát triển DL, giải trí.
- Nghiên cứu về hoạt động DLĐS đã có nhiều cơng trình của các nhà khoa
học như: Prideaux và Cooper (2009), Bosnic (2012), Mitchell, V.B, Mitchell,
D., và Elvira, H., (2014), Wold Tourism Organization (2016). Các cơng trình
đã nghiên cứu về thực trạng đưa ra định hướng cho phát triển DLĐS.


3
6.2. Ở Việt Nam
- Nghiên cứu về DLĐS ở Việt Nam hiện cịn khá mới mẻ và ít có cơng trình
như: Đặng Văn Hưng (2013), Châu Văn Bình (2015), Dương Thị Hữu Hiền và
Nguyễn Trung Hiệp (2015), Nguyễn Trọng Nhân (2019) đã nghiên cứu cơ sở
lý luận, thực tiễn về một số sản phẩm DLĐS hoặc từ khía cạnh đánh giá của
khách DL tham gia.
- Nghiên cứu về DLĐS ở thành phố Đà Nẵng cũng còn rất hạn chế về số
lượng các cơng trình, tiêu biểu có các tác giả Nguyễn Thị Hồng Diệu và Vũ
Diệu Ngân (2014), Công ty Jina Architects Hàn Quốc (2015), Đinh Thị Trang
(2016) bước đầu nhận diện tiềm năng phát triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng.
Tác giả Nguyễn Hồng Vương và Lê Thái Phượng (2017) đã đánh giá sự hài lòng
của khách DL về hoạt động du thuyền trên sông Hàn.
Từ tổng quan lịch sử nghiên cứu về phát triển DLĐS ở trên thế giới và Việt
Nam luận án khái quát một số nhận xét sau:
- Nghiên cứu về DLĐS ở trên thế giới đã nhận được sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Các cơng trình đã xây dựng
được cơ sở về lý luận và thực tiễn về phát triển DLĐS, đó là những tài liệu có
giá trị cao có khả năng kế thừa cho địa bàn nghiên cứu là thành phố Đà Nẵng.
- Ở Việt Nam và thành phố Đà Nẵng còn hạn chế số lượng các cơng trình,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu phát triển DLĐS dưới góc độ địa lí học ở
một lãnh thổ cụ thể một cách đầy đủ hệ thống, nhưng những nghiên cứu trên đã

gợi mở được những khía cạnh khác nhau có giá trị để tham chiếu và có thể vận
dụng trong nghiên cứu phát triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng.
- Từ việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu về DLĐS cho phép luận án
kế thừa có chọn lọc các nội dung liên quan cho nghiên cứu phát triển DLĐS ở
thành phố Đà Nẵng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phát triển DLĐS, xây dựng được
các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển DLĐS vận dụng vào nghiên cứu ở
thành phố Đà Nẵng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm rõ được những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá được tiềm năng của hệ thống sơng ngịi cho phát triển DLĐS ở
thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích được thực trạng phát triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng trong giai
đoạn 2010 - 2020.
- Xây dựng được định hướng và đề xuất được một số giải pháp cụ thể nhằm
phát triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng.


4
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản
đồ, luận án được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch đường sông.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch đường
sông ở thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch đường sông ở thành
phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Về du lịch
Luận án đã đưa ra một số khái niệm liên quan bao gồm khái niệm DL, khách
DL, tài nguyên DL, sản phẩm DL, loại hình DL, điểm DL, tuyến du lịch.
- Về du lịch đường sông
Luận án đưa ra các khái niệm liên quan về DLĐS bao gồm khái niệm DLĐS,
tài nguyên DLĐS và sản phẩm du lịch đường sơng.
Theo đó DLĐS “là loại hình du lịch gắn liền với sự di chuyển trên sông, kết
hợp với khai thác tài nguyên hoặc khai thác giá trị tài nguyên vùng phụ cận dọc
hai bên bờ sông nhằm thỏa mãn cho nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng và thể thao”.
1.1.2. Vai trị của sơng ngịi đối với phát triển du lịch đường sơng
Vai trị của sơng ngịi đối với phát triển DLĐS được thể hiện ở nhiều phương
diện: Mỗi con sông mang tài nguyên hấp dẫn riêng cho phát triển DLĐS; Các
hoạt động giao thông dựa trên dịng chảy sơng ngịi tạo nên những sản phẩm
DLĐS; Sơng ngịi cũng tạo ra mơi trường DL một cách đặc trưng; Sông cung
cấp nguồn thực phẩm dồi dào trực tiếp hoặc gián triếp thơng qua nơng nghiệp;
Sơng ngịi tạo nên khơng khí mát mẻ, dễ chịu, đặc biệt là ở những khu vực khí
hậu khơ nóng.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông
Du lịch đường sông khai thác đa dạng các nguồn tài nguyên, dưới góc độ địa
lý học, thực tiễn khu vực nghiên cứu và đặc thù của loại hình này thì DLĐS chịu
ảnh hưởng tổng hợp các nhân tố: Vị trí địa lý; khí hậu, đặc điểm thủy văn; tài
nguyên DLĐS; cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế và an ninh, an tồn xã hội; chiến
lược và chính sách phát triển DLĐS; sự tham gia của cộng đồng địa phương.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch đường sông vận dụng vào
nghiên cứu ở thành phố Đà Nẵng
1.1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đường sông

* Lựa chọn tiêu chí và phân cấp chỉ tiêu đánh giá
Kế thừa từ những nghiên cứu liên quan, phù hợp với đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, luận án xây dựng tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển


5
DLĐS ở thành phố Đà Nẵng gồm 6 nhóm tiêu chí sau: Khả năng tiếp cận, kích
thước sơng, độ hấp dẫn cảnh quan, khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông,
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật DLĐS, môi trường sông.
* Xác định hệ số và thang điểm đánh giá cho các tiêu chí
- Hệ số: Hệ số 3 là tiêu chí có vai trị quan trọng đối phát triển DLĐS, gồm
3 tiêu chí là độ hấp dẫn của cảnh quan, khả năng liên kết với điểm DL dọc sông
và cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật DLĐS. Hệ số 2 là tiêu chí có ảnh
hưởng trung bình đến phát triển DLĐS, gồm 2 tiêu chí là kích thước sơng và
mơi trường sơng. Hệ số 1 là tiêu chí có vai trị ít quan trọng đến phát triển DLĐS
gồm 1 tiêu chí là khả năng tiếp cận. Điểm tổng hợp có sự phân hạng.
Xác định tổng hợp và phân hạng tuyến sông
TT

Mức đánh giá

Điểm số

Hạng

Từ 59,2
Từ 47,9 - 59,1

I
II


Từ 36,6 - 47,8

III

Tuyến sông rất thuận lợi và rất hấp dẫn
Tuyến sơng thuận lợi và hấp dẫn
Tuyến sơng có mức thuận lợi và hấp dẫn
trung bình

*****

4

Tuyến sơng ít thuận lợi và ít hấp dẫn

**

Từ 25.3 - 36,5

IV

5

Tuyến sông kém thuận lợi và kém hấp dẫn

*

Dưới 25,2


V

1
2
3

****
***

1.1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch đường sông
Chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển DLĐS bao gồm: Khách DLĐS (số
lượt khách, cơ cấu khách, chi tiêu bình quân của khách, mức độ về sự hài lòng
của khách đối với DLĐS), tổng doanh thu DLĐS, lao động DLĐS, cơ sở vật
chất kỹ thuật DLĐS, quản lý và điều hành hoạt động du lịch đường sông.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Xu hướng phát triển du lịch đường sông trên thế giới và Việt Nam
Luận án đã phân tích xu hướng phát triển DLĐS ở trên thế giới và Việt Nam.
Ở mỗi khu vực, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và đời sống kinh tế, văn hóa
mà DLĐS cũng được khai thác theo những xu hướng riêng với đa dạng các sản
phẩm ở cả mơi trường tự nhiên lẫn văn hóa hai bên bờ sông.
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông của một số quốc gia trên
thế giới và Việt Nam
Luận án đã khái quát kinh nghiệm phát triển DLĐS của một số quốc gia tiêu
biểu trên thế giới như: Đức, Hungary, Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan, Úc. Ở
Việt Nam, một số địa phương cũng đã đưa vào khai thác DLĐS như tỉnh Quảng
Bình, thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch đường sông ở thành phố
Đà Nẵng
Một số bài học kinh nghiệm có thể xem xét vận dụng cụ thể cho DLĐS ở
thành phố Đà Nẵng như sau:



6
- Phát triển DLĐS phải tối đa hóa nguồn tài nguyên DLĐS, dựa trên đặc
điểm riêng của từng con sông để xây dựng sản phẩm DLĐS phù hợp đặc tính tự
nhiên, lịch sử - văn hóa và kinh tế - xã hội của mỗi địa phương dọc sông.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật DLĐS là phương tiện quan trọng
và cũng là sản phẩm của DLĐS, do đó cần được đầu tư để vừa đảm bảo an tồn,
thẩm mỹ và tính nhận diện cho DLĐS ở thành phố Đà Nẵng.
- Phát triển DLĐS cần phải tơn trọng hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa của
cộng đồng địa phương dọc con sơng.
- Trong q trình phát triển DLĐS cần có sự phối kết hợp giữa vai trị của
chính quyền với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc quản lý và khai
thác du lịch đường sông.
- Phát triển DLĐS cần gắn với liên kết vùng, liên kết giữa các quốc gia, lãnh
thổ con sông chảy qua và liên kết với tài nguyên DL vùng phụ cận sông.
- Phát triển DLĐS không chỉ phục vụ phát triển DL mà còn được sử dụng
như là phương tiện giao thông công cộng phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan kết
hợp phát triển du lịch.
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Tổng quan về mạng lưới sơng ngịi của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có mạng lưới sơng dày đặc trải khắp các vùng với tổng
chiều dài hơn 155 km, sông chủ yếu thuộc hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu
Bồn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào 5 tuyến sơng chính
của thành phố Đà Nẵng bao gồm: sông Hàn, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan, sơng
Cổ Cị và sơng Cu Đê.
Các tuyến sơng chính của thành phố Đà Nẵng
TT
1

2
3
4
5

Tên sơng
Hàn
Cẩm Lệ
Túy Loan
Cổ Cị
Cu Đê

Chiều dài (km)
9,4
8,7
14,1
8,3
39,7

Chiều rộng sông (m)
120
150 - 505
20 - 80
20 - 700

Chiều sâu (m)
4,5
3–5
1,5 - 2,5
0,5 – 5


2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông ở thành phố
Đà Nẵng
2.2.1. Vị trí địa lý
Vị trí của thành phố Đà Nẵng nằm ở khu vực trung độ của Việt Nam, nằm
trên trục giao thông Bắc - Nam, là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới là
Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn giúp Đà Nẵng trở thành nơi
trung chuyển, đón tiếp, phục vụ khách DL cho khu vực miền Trung và cả nước.



7
Vị trí địa lý các sơng đều nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn,
được hợp lưu, phân lưu tại ngã ba sông Cái chảy qua trung tâm thành phố Đà
Nẵng, chỉ riêng sông Cu Đê nằm ở phía Bắc thành phố đã tạo điều kiện thuận
lợi để tiếp cập, liên kết xây dựng sản phẩm DLĐS liên kết giữa các sông, giữa
các địa phương có con sơng chảy qua. Mỗi con sơng chảy qua khu vực khác
nhau về cảnh quan, tài nguyên DL tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm
DLĐS đa dạng.
2.2.2. Khí hậu
Khí hậu thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu của khu vực Duyên hải
miền Trung, đây là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam
mang tính chất nhiệt đới gió mùa, do đó thích hợp cho sức khỏe, hoạt động nghỉ
dưỡng của con người và DLĐS. Tuy nhiên, vào mùa khô, lượng mưa nhỏ, nhiệt
độ cao, lượng bốc hơi lớn vào những năm ít nước gây nhiễm mặn tại hạ lưu các
sông hoặc gây ra lũ lụt mùa mưa. Một số yếu tố bất thường của khí hậu như bão,
áp thấp nhiệt đới cũng làm cho hoạt động DLĐS bị gián đoạn và trường hợp
bão mạnh có thể gây thiệt hại.
2.2.3. Đặc điểm thủy văn
- Tổng lượng dịng chảy trung bình năm trên các sông của thành phố Đà

Nẵng chịu tác động lớn bởi đặc điểm thủy văn của lưu vực sơng Vu Gia - Thu
Bồn vì vậỵ tổng lượng dịng chảy trung bình năm lớn, đạt 7,16 tỷ m3.
- Dịng chảy trên các sông ở thành phố Đà Nẵng theo mùa có sự chênh lệch
về dịng chảy giữa mùa lũ và mùa kiệt lớn nhưng mùa lũ của sơng có thời gian
ngắn và trùng với mùa nghỉ trong DL. Dòng chảy kiệt kéo dài nhưng ít khi bị
hạn hán, tổng lượng dòng chảy đạt 2,52 tỷ m3 lượng nước vẫn đảm bảo cho sinh
hoạt, hoạt động giao thông đường thủy nội địa, DLĐS và sản xuất.
- Chất lượng nước các sông tương đối tốt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Mơi trường QCVN 08MT:2015/BTNMT (tương ứng với mục đích sử dụng khác nhau) tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển DLĐS, đặc biệt thượng nguồn sông Cu Đê.
2.2.4. Tài nguyên du lịch đường sông
2.2.4.1. Cảnh quan ven sông
Mỗi con sông chảy qua những khu vực khác nhau sẽ có những nét đẹp riêng về
cảnh quan, đó là điểm cuốn hút khách DLĐS ở thành phố Đà Nẵng. Sông Hàn
nổi bật với cảnh quan đô thị mang vẻ đẹp hiện đại, phối dọc bờ sơng với các
cơng trình văn hóa đặc sắc. Sông Cẩm Lệ - Túy Loan là cảnh quan đô thị, làng
quê ven sông và khung cảnh hoạt động nơng nghiệp địa phương, vẻ đẹp cảnh
quan ít có sự nổi bật. Sơng Cổ Cị nổi bật với cảnh quan sơng - núi hữu tình
trong lịng đơ thị với các dãy núi sót khu vực Ngũ Hành Sơn rất đẹp. Sông Cu
Đê đa dạng với cảnh quan núi rừng hùng vĩ, khí hậu trong lành, cảnh quan thiên
nhiên đẹp hoang sơ ở thượng nguồn tới khu vực quần cư nông thơn gắn với hình
ảnh làng q ven sơng và làng chài ven biển Nam Ô tạo nên bức tranh đa dạng
từ thượng nguồn về hạ lưu sông.



8
2.2.4.2. Điểm tài nguyên du lịch
Tài nguyên DL của thành phố Đà Nẵng phong phú và hấp dẫn mang những
đặc trưng của văn hóa xứ Quảng. Dọc mỗi con sơng đều có lợi thế riêng về điểm

tài ngun DL. Sơng Hàn có nhiều lợi thế về các điểm tài nguyên DL văn hóa
nổi tiếng của Đà Nẵng. Sơng Cẩm Lệ - Túy Loan đặc trưng bởi các điểm DL
làng nghề, làng cổ và di tích lịch sử. Sơng Cổ Cị nổi bật cụm điểm DL tơn giáo,
di tích lịch sử văn hóa hấp dẫn thuộc khu vực Ngũ Hành Sơn. Sông Cu Đê là tài
nguyên DL tự nhiên và văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu Đà Nẵng ở phía thượng
nguồn sơng và các điểm DL dọc trung và hạ lưu sơng.
2.2.4.3. Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực của thành phố Đà Nẵng có nhiều nét tương đồng và ảnh
hưởng của Quảng Nam và vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hình thành nên nền
văn hóa ẩm thực mang hương vị riêng. Bên cạnh đó, cịn có ẩm thực phong phú
của nhiều quốc gia đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách DL. Giá trị ẩm thực dọc
các sông đặc biệt trên sơng Cu Đê có sức hấp dẫn rất lớn với món ăn đặc sản
của người Cơ Tu và đặc sản từ sơng suối, nước mắm Nam Ơ truyền thống ngon
trứ danh. Dọc sơng Túy Loan có đặc sản bánh tráng, mỳ Quảng Túy Loan, dọc
sơng Cẩm Lệ có món bánh khơ mè, làng rau La Hường… Như vậy, việc phát
triển DLĐS kết hợp khai thác đa dạng về ẩm thực là điểm thu hút và làm thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch.
2.2.5. Cơ sở hạ tầng
- Thành phố Đà Nẵng có đầy đủ các loại hình giao thông, bao gồm đường
bộ, đường hàng không, đường thuỷ và đường sắt đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển
khách DL trong nước và quốc tế đến thành phố. Hệ thống giao thơng đường bộ
có vai trị quan trọng trong việc vận chuyển khách DL đến các sông hoặc điểm
DL trên sông, tuy nhiên ở khu vực thượng nguồn các sông Tuy Loan, sơng Cu
Đê, hạ lưu sơng Cổ Cị vẫn cịn hạn chế về hạ tầng giao thơng.
- Các cơ sở hạ tầng khác gồm hệ thống điện, nước, hạ tầng viễn thông và cơ
sở hạ tầng y tế của thành phố Đà Nẵng đã có sự đầu tư tốt, tuy nhiên ở những
khu vực xa trung tâm thành phố, đặc biệt khu vực phía thượng nguồn của các
sơng vẫn cịn khá hạn chế.
2.2.6. Chính sách phát triển du lịch đường sông
Phát triển DLĐS ngày càng nhận được sự quan tâm của chính quyền thành

phố Đà Nẵng. Có thể chia làm 2 nhóm chính sách là: Nhóm chính sách quản lý
chung khuyến khích sự phát triển DLĐS và nhóm chính sách quản lý cụ thể đối
với DLĐS. Các chính sách đã thể hiện vai trò, sự chú trọng và khuyến khích
phát triển DLĐS của thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, hầu hết các chính sách đều
chú trọng phát triển sản phẩm du thuyền.
2.2.7. Phát triển kinh tế và an ninh, an tồn xã hội
- Năm 2020 quy mơ tồn nền kinh tế thành phố Đà Nẵng tính theo giá hiện
hành đạt 103.234 tỷ đồng, là địa phương có sự phát triển nhanh về kinh tế và
đời sống, là trung tâm DL, nghỉ dưỡng của cả nước và khu vực. Do đó, DLĐS


9
cũng có điều kiện, mơi trường thuận lợi để đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, các
hoạt động kinh tế, sản xuất cũng nảy sinh, gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn
nước, cản trở đến DLĐS nếu không được xử lý nghiêm ngặt.
- An ninh, an toàn và trật tự xã hội ở thành phố Đà Nẵng tốt và luôn chú
trọng việc quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tạo môi trường DL
lành mạnh, tâm lý thoải mái cho khách DL. Đối với DLĐS cũng thường xuyên
thanh tra, giám sát, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, khai thác du lịch.
2.2.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong du lịch đường sông
Cộng đồng địa phương là nguồn nhân lực cho phát triển DLĐS, cộng đồng
dân cư dọc các sông ngày càng tham gia vào nhiều vào các khâu trong khai thác
DL nhưng đồng thời các giá trị về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, hoạt động sản xuất
của cộng đồng địa phương ven sông là nguồn tài nguyên DL đặc sắc để có thể
liên kết trong phát triển DLĐS.
2.2.9. Đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành
phố Đà Nẵng
Căn cứ vào giới hạn của luận án, các tuyến sơng đưa vào đánh giá tổng hợp
theo 6 tiêu chí: Kích thước sơng, độ hấp dẫn cảnh quan, khả năng liên kết với
điểm DL dọc bờ sông, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật DLĐS, môi

trường sơng và khả năng tiếp cận. Để trực quan hóa, tạo thuận tiện trong việc
theo dõi kết quả phân hạng, nhận diện ưu điểm và hạn chế phát triển DLĐS theo
các tiêu chí đánh giá, kết quả được thể hiện bằng biểu đồ Radar.
Hạng I: Tuyến sông
rất thuận lợi và rất
hấp dẫn cho phát
triển du lịch đường
sông

Hạng II: Tuyến
sông thuận lợi và
hấp dẫn cho phát
triển du lịch đường
sông

Hạng IV: Tuyến
sông ít thuận lợi và
ít hấp dẫn cho phát
triển du lịch đường
sông


10
Ký hiệu của các tiêu chí:
S1: Độ hấp dẫn cảnh quan
S2: Khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông
S3: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sơng
S4: Kích thước sơng
S5: Môi trường sông
S6: Khả năng tiếp cận


Kết quả cho thấy mỗi tuyến sơng có những ưu thế và hạn chế riêng cho phát
triển DLĐS. Trong đó, xếp hạng I là sơng Hàn, hạng II là sơng Cổ Cị và sơng
Cu Đê, hạng IV là sông Cẩm Lệ và sông Tuý Loan.
2.2.10. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng và tiềm năng phát triển du
lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
* Thuận lợi
- Vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng thuận lợi trong việc trung chuyển, đón
tiếp, phục vụ khách DL cho khu vực miền Trung và cả nước. Vị trí của các sơng
thuận lợi cho việc tiếp cận, liên kết xây dựng tuyến DLĐS giữa các sông với
nhau và với thành phố Hội An (Quảng Nam) trong phát triển DLĐS trên sơng
Cổ Cị.
- Đặc điểm khí hậu và thủy văn của thành phố Đà Nẵng thuận lợi với tổng
lượng dịng chảy trung bình năm lớn đảm bảo cho hoạt động DLĐS được diễn
ra. Chất lượng nước sơng tốt, tùy từng con sơng để có sự phù hợp với hoạt động
DLĐS.
- Dọc sơng có sự đa dạng về cảnh quan, tài nguyên DL, mỗi con sông lại
mang những đặc trưng riêng về tài nguyên DL tạo điều kiện thuận lợi để hình
thành sản phẩm DLĐS hấp dẫn riêng cho mỗi con sông.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DLĐS đã được đầu tư đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành DL và tạo điều kiện cho phát triển DLĐS.
- Thành phố Đà Nẵng đã có sự quan tâm và ban hành nhiều chính sách quản
lý, khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển DLĐS. Các chính sách từng bước thúc
đẩy sự phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả của loại hình DL này.
- Sự phát triển kinh tế, sự ổn định về an ninh, an toàn xã hội tạo điều kiện
thuận lợi để đầu tư cho phát triển DLĐS và hợp tác phát triển DL với các tỉnh
thành trong nước và quốc tế.
- Cộng đồng địa phương và các giá trị của họ đã tham gia vào các khâu trong
phát triển DLĐS và từng bước có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của
loại hình DL này.

- Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLĐS các tuyến sông cho
thấy mỗi con sơng có những ưu thế và hạn chế riêng cho phát triển DLĐS. Trong
đó, sơng Hàn, sơng Cổ Cị và sơng Cu Đê có nhiều thuận lợi để phát triển DLĐS
hơn so với các con sông khác.
* Khó khăn


11
- Mặc dù dọc các con sơng có tài ngun DL phong phú nhưng hầu hết chưa
đưa vào khai thác DLĐS hoặc đã khai thác nhưng chưa tương xứng với lợi thế
của mỗi con sông.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DLĐS ở khu vực thượng nguồn của các
sơng (trừ sơng Hàn) cịn hạn chế, hệ thống giao thông kết nối chưa đáp ứng nhu
cầu đi lại, tiếp cận các sơng.
- Các chiến lược, chính sách phát triển DLĐS của thành phố Đà Nẵng chưa
có sự dàn trải giữa các sông, chủ yếu tập trung vào phát triển DLĐS trên sông
Hàn và chỉ ưu tiên tập trung vào phát triển hoạt động du thuyền.
- Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển DLĐS cịn mang
tính bị động, lợi ích của họ cịn hạn chế, các giá trị văn hóa của họ cịn ít được
đưa vào khai thác.
- Các hình thế khí hậu tiêu cực gây ảnh hưởng đến du lịch đường sông.
- Các hoạt động kinh tế, sản xuất của cư dân địa phương cũng gây nên nhiều
nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, cảnh quan ven sông.
2.3. Thực trạng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Theo tuyến sông
- Giai đoạn 2010 - 2015: Khi mới đưa vào khai thác, DLĐS ở thành phố Đà
Nẵng chưa phát triển chỉ khai thác ở trên tuyến sơng Hàn, cịn trên các tuyến
sơng khác chưa có sự quan tâm, đầu tư. Sản phẩm DLĐS còn nghèo nàn, thiếu
sức hút, chủ yếu tập trung cho đầu tư phát triển hoạt động du thuyền ngắm cảnh
và một số hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sơng Hàn.

- Giai đoạn 2016 – 2020: DLĐS có nhiều thay đổi tích cực, thành phố Đà
Nẵng đã chú trọng đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,
mở rộng cả về quy mô, không gian khai thác. Đặc biệt, phát triển DLĐS được
xác định là sản phẩm DL đặc trưng và từng bước xây dựng để trở thành sản
phẩm DL chủ lực của thành phố Đà Nẵng. DLĐS trên tuyến sông Hàn phát triển
nhất, sản phẩm DLĐS chủ yếu là du thuyền, các sự kiện, văn hóa, giải trí ven
sơng và hoạt động ăn uống, giải trí. Trên các tuyến sơng cịn lại là sơng Cu Đê,
sơng Cổ Cị, sơng Cẩm Lệ, sông Túy Loan mặc dù đã nhận được sự quan tâm
đầu tư của chính quyền và cộng đồng địa phương cũng đã được quy hoạch, đầu
tư và bước đầu đã đưa một số sản phẩm DLĐS vào khai thác.
2.3.2. Theo chỉ tiêu ngành du lịch
2.3.2.1. Khách du lịch đường sông
* Lượt khách du lịch đường sông
- Giai đoạn từ đầu 2010 - 2015 DLĐS chậm phát triển, lượng khách DLĐS
tăng trưởng chậm, trong vòng 5 năm chỉ tăng 2 lần từ 100 nghìn lượt khách lên
197,3 nghìn lượt khách; Giai đoạn từ năm 2016 - 2020 DLĐS được đầu tư phát
triển, lượng khách DLĐS có sự tăng trưởng nhanh, nhất là từ năm 2016 - 2019
đã tăng từ 197,3 nghìn lượt khách lên 726,5 nghìn lượt khách. Riêng năm 2020,
do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 lượt khách DLĐS có sự suy giảm xuống
cịn 163 nghìn lượt khách.


12

Lượt khách và doanh thu du lịch đường sông thành phố Đà Nẵng, 2010 - 2020

- Mặc dù số lượt khách DLĐS tăng trưởng cao, nhưng so sánh với tổng lượt
khách DL của tồn thành phố thì tỷ lệ khách DLĐS vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp,
năm 2010 khách DLĐS chỉ chiếm 5,6 % tổng lượng khách DL toàn thành phố,
đến năm 2019 tăng lên thành 7,5 %, năm 2020 chỉ còn 5,2 %.

- Cơ cấu thị trường khách DLĐS cũng có sự bất cân xứng giữa thị trường
khách DLĐS nội địa và khách DLĐS quốc tế. Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 thị
trường khách DLĐS chủ yếu là khách DL nội địa, nhưng giai đoạn sau từ năm
2016 - 2020 hầu hết khách DLĐS là khách DL quốc tế, chiếm hơn 90 % tổng
thị phần và chủ yếu đến từ thị trường Đơng Bắc Á.
* Chi tiêu bình quân khách DLĐS
Do hạn chế về số liệu doanh thu DLĐS do đó, chi tiêu bình qn khách
DLĐS chỉ được tính tốn trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020. Nhìn chung, chi
tiêu bình qn khách DLĐS có xu hướng tăng từ năm 2016 - 2018 tăng nhẹ từ
400,4 nghìn đồng/khách lên 588,3 nghìn đồng/khách và đến 2020 tăng nhanh
hơn, lên thành 1098.2 nghìn đồng/khách. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích
cực về chất lượng, sự đầu tư cho DLĐS của thành phố Đà Nẵng đã mạng lại
hiệu quả tích cực. Mặc dù vậy, khi so sánh với chi tiêu bình quân khách DL
chung của thành phố Đà Nẵng vẫn cịn thấp hơn. Năm 2016 mức chi tiêu bình
qn khách DLĐS chỉ bằng 30%, năm 2020 đã tăng lên bằng 84,7 % so với chi
tiêu bình quân khách DL tồn thành phố.
* Đánh giá sự hài lịng của khách du lịch đối với du lịch đường sông ở thành
phố Đà Nẵng
Kết quả điều tra khách DL cho thấy cả 5 yếu tố là phương tiện hữu hình, độ
tin cậy, sự đáp ứng, độ an toàn và độ hấp dẫn có hệ số tương ứng là 0,415; 0,228;
0,209; 0,151 và 0,148 có quan hệ tương quan cùng chiều với sự hài lòng của
khách DL đối với DLĐS. Các hệ số tương ứng của từng nhân tố cũng cho thấy
sự thay đổi (tăng/giảm) của sự hài lịng khi có sự biến thiên (tăng/giảm) của các
yếu tố. “Độ hấp dẫn” được đánh giá ảnh hưởng mạnh nhất đối với sự hài lòng


13
của khách DL về DLĐS ở thành phố Đà Nẵng đạt 36,1 %. “Sự đáp ứng” được
đánh giá vị trí thứ hai với 19,8 %. Các yếu tố khác có mức độ đánh giá theo thứ
tự giảm dần là “Độ an tồn”, “Phương tiện hữu hình” và “Độ tin cậy” tương ứng

với 18,1 %; 13,1 % và 12,9 %. Kết quả đánh giá chung về sự hài lòng của khách
DL với DLĐS ở tuyến sông Hàn đều đạt mức khá tốt. Ngoài ra, kết quả khảo
sát về dự định viếng thăm lặp lại của khách DL cho thấy khách DL có ý định
quay trở lại và dự định giới thiệu người thân và bạn bè đat mức cao.
2.3.2.2. Doanh thu du lịch đường sông
Doanh thu DLĐS giai đoạn 2016 – 2019 có sự tăng trưởng cao, năm 2016
doanh thu đạt 79 tỷ đồng, đến năm 2019 doanh thu đã tăng lên thành 799 tỷ
đồng, tăng 10 lần so với năm 2016. Từ sau năm 2019 đến nay do ảnh hưởng của
dịch Covid -19 doanh thu DLĐS cũng có sự sụt giảm nghiêm trọng, năm 2020
giảm xuống còn 179 tỷ đồng. Tỷ lệ doanh thu DLĐS trong tổng doanh thu DL
của thành phố có sự thay đổi đáng kể, năm 2016, doanh thu DLĐS chỉ chiếm
1,3 % đến năm 2019 tăng lên 9,2 % tổng doanh thu DL của thành phố.
2.3.2.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đường sông
- Tàu thuyền khi mới khai thác giai đoạn 2010 - 2015 hầu hết các tàu đều
thuộc loại nhỏ, một số có xuất xứ là tàu đánh cá được hốn đổi công năng nên
chủng loại và mẫu mã rất hạn chế, đa phần là cũ kĩ, lạc hậu. Từ năm 2016 đến
nay các tàu mới dần đưa vào khai thác, đều đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn,
chất lượng dịch vụ. Thành phố Đà Nẵng đã cấp phép cho 23 tàu đóng mới với
các loại tàu trên dưới 50 chỗ bao gồm: du thuyền, tàu nhà hàng có lượng chở
khách nhỏ, vừa hoặc lớn.
- Bến tàu DL khi mới đưa vào khai thác DLĐS chưa có bến tàu phục vụ do
thiếu cầu tàu, bến neo đậu tàu DL. Hiện nay trên các sơng đã có 15 bến phục vụ
DL phân bố không đồng đều giữa các sông. Số lượng bến tàu DL hiện đang
thiếu, tập trung chủ yếu trên sông Hàn, trên các sông khác số lượng bến tàu DL
rất ít hoặc đang được quy hoạch. Chất lượng nhiều bến cịn hạn chế, mang nặng
tính vận chuyển, dịch vụ tại bến còn nghèo.
- Cơ sở lưu trú phục vụ DLĐS của thành phố Đà Nẵng vẫn chưa đầu tư xây
dựng trên sơng cịn dọc bờ sơng đã trang bị tốt cả về số lượng và chất lượng,
tính cách bờ sơng khoảng 500 m chủ yếu tập trung dọc sông Hàn, thượng nguồn
sơng Cu Đê, sơng Cẩm Lệ có nhiều cơ sở lưu trú mới hoạt động.

- Cơ sở ăn uống phục vụ DLĐS dọc tuyến sông Hàn đa dạng, đáp ứng nhu cầu
của khách DL. Thượng nguồn sông Cu Đê có một số cơ sở ăn uống ven sơng
kết hợp lưu trú phục vụ những món ăn đặc sản địa phương. Đối với cơ sở ăn
uống trên sông, thành phố hiện có du thuyền DHC - Marina và Cafe Nhà hàng
Memory. Cơ sở ăn uống trên tàu có các dịch vụ giải khát, ca nhạc, múa Chăm,
múa dân tộc, ăn uống… về cơ bản đáp ứng được nhu cầu du khách.
- Hệ thống cầu đường trên các sơng có 29 cây cầu bắc qua, mỗi cây cầu có
kích thước khác nhau. Trên sông Hàn ngoại trừ cầu Nguyễn Văn Trỗi thì tồn



14
bộ đều là cầu lớn có kiến trúc đặc sắc nổi tiếng trở thành điểm DL hấp dẫn.
Trên các sông cịn lại có kích thước nhỏ do đó hạn chế các tàu lớn lưu thông.
- Báo hiệu trên sông và bờ kè bảo vệ bờ sơng nhìn chung số lượng báo hiệu
nhiều, chất lượng tốt nhưng phân bố chưa đều, nhiều đoạn sơng vẫn cịn thiếu.
- Hệ thống cầu đường trên các sơng có 29 cây cầu bắc qua, mỗi cây cầu có
kích thước khác nhau. Trên sơng Hàn ngoại trừ cầu Nguyễn Văn Trỗi thì tồn
bộ đều là cầu lớn có kiến trúc đặc sắc nổi tiếng trở thành điểm DL hấp dẫn. Trên
các sơng cịn lại có kích thước nhỏ do đó hạn chế các tàu lớn lưu thông.
- Báo hiệu trên sông và bờ kè bảo vệ bờ sơng nhìn chung số lượng báo hiệu
nhiều, chất lượng tốt nhưng phân bố chưa đều, nhiều đoạn sông vẫn cịn thiếu.
Dọc bờ sơng ở một số khu vực bị sạt lỡ hầu hết đã xây dựng bờ kè bảo vệ.
2.3.2.4. Lao động du lịch đường sông
Khi mới khai thác số lượng và chất lượng lao động DLĐS rất hạn chế, ít có
chun mơn nghiệp vụ DL, ít qua trường lớp đào tạo bài bản và chủ yếu là lao
động từ ngành nghề khác chuyển đổi. Hiện nay, lao động DLĐS đã được nâng
cao, hằng năm Sở DL tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ DL dành cho đối
tượng thuyền viên và nhân viên phụ vụ trên tàu và cộng đồng địa phương tham
gia vào khai thác DLĐS.

2.3.2.5. Quản lý và điều hành hoạt động du lịch đường sông
Khi mới khai thác DLĐS chịu sự quản lý chung của UBND thành phố Đà
Nẵng và quản lý trực tiếp của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng nhưng hoạt động
quản lý này còn chưa hiệu quả. Hiện nay, DLĐS chịu sự quản lý chung của
UBND, Sở Du lịch, Cảng vụ Đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng trực thuộc
Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng và Cảnh sát đường thủy Đà Nẵng.
Việc quản lý DLĐS trên sông Hàn được triển khai hiệu quả, cịn trên tuyến sơng
khác vẫn còn nhiều hạn chế.
2.3.2.6. Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch đường sông ở thành phố
Đà Nẵng
* Thành tựu
- Một số sản phẩm DLĐS ở thành phố Đà Nẵng đã đưa vào khai thác và hiệu
quả kinh tế ngày càng cao và tạo được dấu ấn riêng.
- Lượt khách và doanh thu DLĐS không ngừng tăng qua các năm, tỷ trọng
đóng góp trong cơ cấu ngành DL của thành phố Đà Nẵng ngày càng lớn. Chi
tiêu bình quân khách DLĐS đã có sự tăng trưởng nhanh qua các năm. Đánh giá
sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS theo mức độ giảm dần là độ hấp dẫn,
năng lực đáp ứng, độ an toàn, phương tiện hữu hình và độ tin cậy. Khách DL đã
có sự hài lịng với mức độ tốt, mức độ tín nhiệm và ý định quay trở lại tham gia
DLĐS trên sông Hàn khi đến DL ở thành phố Đà Nẵng khá cao.
- Phát triển nguồn nhân lực DLĐS đã nhận được sự quan tâm của chính
quyền địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tăng cường
số lượng lao động.


15
- Cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng cho phát triển DLĐS ở trên tuyến sông
Hàn. Trên các sông khác bước đầu đã có sự đầu tư.
- Việc quản lý và điều hành hoạt động DLĐS đã nhận được sự quan tâm của
chính quyền tạo điều kiện cho DLĐS phát triển.

* Hạn chế
- Sản phẩm DLĐS hiện nay chưa đa dạng, khu vực khai thác hạn chế, chủ
yếu trên tuyến sơng Hàn.
- Lượt khách và doanh thu DLĐS có tỷ trọng chưa cao so với ngành DL. Cơ
cấu khách DL bất cân đối, đa số là khách DLĐS quốc tế. Chi tiêu bình qn
khách DLĐS vẫn cịn thấp.
- Nguồn nhân lực chun mơn cho DLĐS vẫn cịn hạn chế.
- Cơ sở vật chất DLĐS cịn thiếu hoặc chưa có trên nhiều tuyến sông.
2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch
đường sông ở thành phố Đà Nẵng
Dựa trên kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, tiềm năng, thực trạng phát
triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng, luận án thực hiện phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, những cơ hội và thách thức về phát triển DLĐS thơng qua mơ hình SWOT.
Đây cũng là cơ sở để luận án tiến hành đề xuất các định hướng và giải pháp phát
triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng.
Phân tích SWOT phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

SWOT

Cơ hội (O)
O1: Phát triển du lịch
đường sông đang trở
thành xu hướng mới
trong phát triển du lịch.

Điểm mạnh (S)
S1: Du lịch đường sông được
định hướng phát triển thành
sản phẩm du lịch chủ lực của
thành phố Đà Nẵng.

S2: Các chính sách phát triển
du lịch ngày càng chú trọng,
khuyến khích phát triển du
lịch đường sơng.
S3: Đặc điểm khí hậu, thủy
văn thuận lợi, tài nguyên du
lịch đường sông phong phú,
hấp dẫn.
S4: Cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch
đường sông đã được trang bị
và đang quy hoạch mở rộng.
Chiến lược OS
O1 + S1 + S2: Hồn thiện
chính sách khuyến khích,
đầu tư phát triển du lịch
đường sông.
O2 + S3 + S4: Đầu tư xây
dựng sản phẩm du lịch

Điểm yếu (W)
W1: Sản phẩm du lịch
đường sơng cịn hạn chế
về cả loại hình và quy mơ
khai thác.
W2: Cơ sở hạ tầng và cơ
sở vật chất kỹ thuật du
lịch đường sông phân bố
chủ yếu trên tuyến sông
Hàn, các sơng khác cịn

thiếu hoặc chưa có.
W3: Nước sơng có nhiều
nguy cơ ô nhiễm, sự gia
tăng vấn đề môi trường
trong bối mở rộng khai
thác du lịch đường sông.
Chiến lược OW
O1 + O2 + O4 + W1: Đa
dạng hóa sản phẩm du
lịch đường sông, mở rộng
quy mô khai thác, nâng
cao chất lượng dịch vụ du
lịch đường sông.


16
O2: Nhu cầu về du lịch
đường sông của du
khách ngày càng lớn.
O3: Du lịch đường sơng
có nhiều điều kiện trong
kết hợp với các loại hình
du lịch khác.
O4: Thành phố Đà Nẵng
nằm trong khu vực đón
khách và trung chuyển
khách của khu vực miền
Trung – Tây Nguyên và
cả nước.
O5: Nhu cầu về đi lại và

sử dụng phương tiện
công cộng ngày càng
lớn.
O6: Tiềm năng khách
khách du lịch nội địa
Thách thức (T)
T1: Sự cạnh tranh của
các loại hình du lịch
khác.
T2: Du khách ngày càng
địi hỏi cao về chất
lượng dịch vụ du lịch
đường sông.
T3: Các yếu tố tự nhiên
và kinh tế - xã hội không
thuận lợi ảnh hưởng đến
việc phát triển du lịch
đường sông.

đường sông hấp dẫn, đáp
ứng nhu cầu du khách.
O3 + S3 + S4: Liên kết với
các loại hình du lịch khác,
với các công ty, doanh
nghiệp khai thác du lịch để
tạo nên các tour, tuyến du
lịch liên kết với du lịch
đường sông.
O4 + O6 + S1 + S2 + S3 +
S4: Tăng cường công tác xúc

tiến, quảng bá du lịch đường
sông nhằm thu hút khách du
lịch.
O5 + S3 + S4: Xây dựng
tuyến giao thông kết hợp du
thuyền.

O2 + W2: Đầu tư, mở
rộng cơ sở hạ tầng và cơ
sở vật chất kỹ thuật du
lịch đường sông đồng bộ,
hiện đại.
O2 + O3 + W3: Đề cao
công tác bảo vệ môi
trường trong phát triển du
lịch đường sông gắn liền
với chế tài và cơ quan
giám sát thực hiện.
O5 + W2: Đầu tư xây
dựng các tuyến du thuyền
trên sông, quy hoạch các
bến tàu và các cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất khác
để khai thác giao thông
kết hợp du thuyền.

Chiến lược TS
T1 + S1 + S2: Xây dựng sản
phẩm du lịch đường sông
độc đáo mang thương hiệu

riêng cho thành phố Đà
Nẵng.
T2 + S2 + S4: Đầu tư nâng
cao chất lượng đội ngũ nhân
viên, mở rộng quy mô cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch đường sông, các
dịch vụ du lịch đường sông
theo hướng hiện đại, thẩm
mỹ nhưng bảo tồn được đặc
trưng văn hóa địa phương.
T3 + S2: Cải thiện chất
lượng môi trường du lịch,
xây dựng các kịch bản phát
triển du lịch đường sơng
nhằm thích ứng sự bất lợi của
thời tiết và bối cảnh biến đổi
khí hậu.

Chiến lược TW
T1 + W1: Đa dạng hóa
sản phẩm du lịch, mở
rộng quy mô khai thác du
lịch đường sông trên
nhiều tuyến sơng khác và
liên kết với các loại hình
du lịch.
T2 + W2: Đa dạng hóa
dịch vụ giải trí, đề cao các
sản phẩm mang tính đặc

trưng của Đà Nẵng, đồng
thời phải đảm bảo tính
thẩm mỹ, hiện đại, và an
tồn.
T3 + W3: Ứng dụng cơng
nghệ hiện đại, các chính
sách bảo vệ môi trường
chặt chẽ trong khai thác
du lịch đường sông.


17
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Định hướng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng
Xây dựng định hướng phát triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng được dựa trên
cơ sở chủ yếu là kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá tiềm năng,
thực trạng phát triển DLĐS của thành phố Đà Nẵng, thông qua khảo sát thực tế
và các văn bản của Nhà nước, thành phố Đà Nẵng về phát triển DL nói chung
và những nội dung gắn liền với phát triển DLĐS nói riêng như: Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy
hoạch chung của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; Đề
án cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Kế hoạch khôi phục hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn bình
thường mới.
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
3.1.3.1. Định hướng đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường sông
- Phát triển DLĐS gắn liền với lợi thế về tài nguyên DL của từng con sông

để tạo nên sản phẩm DLĐS mang đặc trưng riêng cho mỗi con sơng.
- Cần đa dạng hóa sản phẩm DLĐS và mở rộng không gian khai thác, nhưng
đồng thời cũng cần xác định được sản phẩm DLĐS chủ lực để vừa đảm bảo
được tính đa dạng và đặc thù cho hoạt động DLĐS ở thành phố Đà Nẵng.
- Đầu tư, khôi phục, khai thác DL tại các điểm tài nguyên DL ven sông tạo
điều kiện liên kết khai thác DLĐS nhằm tạo sản phẩm DLĐS hấp dẫn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ DLĐS theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại
nhằm khai thác có hiệu quả DLĐS và làm hài lịng khách du lịch.
- Trên cơ sở đó, luận án đưa ra định hướng cụ thể cho các sản phẩm DLĐS
là: Du thuyền, chèo thuyền, tắm sông và các hoạt động giải trí, thể thao khác
trên sơng, đi xe đạp, đi bộ dọc bờ sơng, hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven
sông, nghỉ dưỡng, ăn uống ven sông.
3.1.3.2. Định hướng liên kết phát triển du lịch đường sông
Định hướng liên kết phát triển DLĐS ở thành phố Đà Nẵng bao gồm việc
liên kết giữa các con sông, liên kết liên vùng ở những lãnh thổ con sông chảy
qua và liên kết khai thác giữa DLĐS với các loại hình DL khác.
3.1.3.3. Định hướng thị trường khách du lịch đường sông
Đối với phát triển thị trường khách DLĐS ở thành phố Đà Nẵng cần xác định
thị trường khách chính phải gồm cả thị trường khách DL quốc tế và khách DL
nội địa, trong đó có sự điều chỉnh tỷ lệ khách từ các thị trường, đồng thời tăng
tỷ lệ khách có khả năng chi trả cao cho các dịch vụ DLĐS cao cấp. Thị trường
khách DLĐS quốc tế cần đa dạng hóa thị trường khách quốc tế, hạn chế phụ
thuộc vào một số thị trường. Cần phải tăng thị trường khách DLĐS nội địa và
xác định đây là thị trường khách trọng điểm.


18
3.1.3.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
đường sông
Tập trung đầu tư có trọng điểm hướng tới hồn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở

vật chất kỹ thuật DLĐS đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và tính thẩm mỹ ở
tất cả các tuyến sông, bao gồm: Bến tàu, tàu thuyền, đường đi bộ, xe đạp dọc
bờ sông và hệ thống giao thông đường bộ kết nối với bờ sông, trạm dừng chân
dọc bờ sông, bãi đỗ xe, cơ sở lưu trú và cơ sở ăn uống, hệ thống các biển báo,
chỉ dẫn và một số chướng ngại vật trên sông.
3.1.3.5. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực
Để nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển DLĐS cần phải đánh
giá nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực DLĐS hiện tại và trong tương lai để đưa
ra phương án bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời cho
phát triển DLĐS. Chuẩn hóa và quản lý nguồn nhân lực DLĐS. Tạo mối liên kết
chặt chẽ giữa doanh nghiệp sử dụng lao động với cơ sở đào tạo DL. Học hỏi, vận
dụng linh hoạt mơ hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực DLĐS ở một số quốc
gia phát triển DLĐS vận dụng vào thành phố Đà Nẵng.
3.2. Giải pháp phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Giải pháp cơ chế chính sách gắn với phát triển du lịch đường sơng
Rà sốt lại các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển DLĐS, bám sát
thực tiễn để có đề xuất chính sách phù hợp đến từng cấp liên quan. Xây dựng đề
án phát triển DLĐS theo lộ trình từng giai đoạn gắn với Quy hoạch ngành Du lịch
thành phố Đà Nẵng. Khuyến khích cơ chế xã hội hóa trong phát triển DLĐS, xây
dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân. Xây
dựng chế tài về quản lý, giám sát khai thác DLĐS chặt chẽ, bám sát thực tiễn phát
triển DL của Đà Nẵng. Xây dựng quy định, bộ quy tắc về ứng xử trong khai thác
DLĐS. Ứng dụng khoa học cơng nghệ trong quản lí nhà nước về DLĐS. Xây
dựng chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách cho quy hoạch, đầu tư, nghiên cứu và
ứng dụng các đề tài, đề án khoa học công nghệ liên quan đến phát triển DLĐS.
Có sự quan tâm và hỗ trợ đúng mức về chính sách truyền thơng. Phối hợp với các
doanh nghiệp kinh doanh DL trong định hướng phát triển bền vững, lâu dài.
3.2.1.2. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư du lịch đường sơng
Hồn thiện cơ chế quản lý, chính sách đầu tư, tạo môi trường đầu tư phát

triển DLĐS và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Đẩy mạnh xã hội hóa cơng
tác đầu tư DLĐS, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi kêu gọi các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các mơ hình. Có chính sách khuyến khích,
hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp đầu tư phát triển DLĐS. Xây
dựng được quỹ đầu tư phát triển DLĐS với nguồn vốn hằng năm từ ngân sách
của thành phố, kết hợp với đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du
lịch đường sông.
3.2.1.3. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch đường sông
Nâng cao hiệu quả của Trung tâm xúc tiến DL Đà Nẵng trong công tác xúc


19
tiến, quảng bá DLĐS, phối hợp liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp trong
việc xúc tiến, quảng bá khai thác DLĐS có hiệu quả. Đầu tư cơng tác nghiên cứu,
khảo sát nhu cầu thị trường khách DLĐS. Mở rộng các hình thức quảng bá DLĐS
đến các thị trường, trong đó chú trọng đầu tư E – marketing. Xây dựng và phát
triển website DLĐS theo hướng đa dạng ngôn ngữ có khả năng tương tác cao với
khách DL. Xây dựng clip giới thiệu, trải nghiệm DLĐS và quảng bá trên phương
tiện thơng tin đại chúng và kênh có nhiều người dùng mạng xã hội. Liên kết với
đơn vị lữ hành trong việc xây dựng chương trình DLĐS. Hồn chỉnh bộ tư liệu
thuyết minh về con sông, các điểm DL dọc sông, tổ chức sự kiện, hội chợ DL dọc
các sông.
3.2.1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đường sông
Cần đầu tư chất lượng dịch vụ DLĐS để tương thích với giá vé đồng thời
giám sát chặt chẽ giá vé. Khuyến khích các hoạt động DLĐS khơng bán vé, nhưng
lại có thể thu hút khách DL trải nghiệm và mong muốn quay trở lại.
Nâng cao chất lượng tính thẩm mỹ tàu thuyền, các trang thiết bị trên tàu. Đa
dạng hóa và nâng cao chất lượng đồ ăn thức uống, tăng cường tính đặc sắc của
các chương trình biểu diễn trên tàu mang hình ảnh riêng cho DLĐS của thành phố
Đà Nẵng. Cần đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo điều kiện

khai thác có hiệu quả, đảm bảo an tồn khi khai thác.
Cần chú trọng đầu tư cho nhân lực DLĐS cả về số lượng và chất lượng, đó
là các nhân viên tàu, hướng dẫn viên DLĐS. Trang bị cho họ cả kiến thức chuyên
môn, kỹ năng, thái độ phục vụ khách DLĐ cũng như trang bị đồng phục, logo
biểu tượng riêng để tạo sự chuyên nghiệp và làm hài lòng du khách.
3.2.1.5 Giải pháp môi trường và phát triển bền vững
Cần đánh giá cụ thể thực trạng môi trường DLĐS tại các sông và kịch bản
tác động của hoạt động DLĐS đối với mơi trường để có thể đưa ra chính sách quy
hoạch và quản lí hợp lý.
Đối với mơi trường sông nước: Cần chặt chẽ trong việc xử lý chất thải sinh
hoạt và sản xuất trước khi đổ ra sông; Xây dựng các biển báo cấm đổ rác tại khu
vực dân cư sinh sống; Thành lập đội quản lý môi trường sông nước và đội vệ sinh
môi trường sông nước; Xây dựng kịch bản ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn
vào mùa hè, đặc biệt trên sông Hàn và hạ nguồn sông Cu Đê; Quản lý chặt chẽ
việc khai thác cát trên sông Cẩm Lệ và sông Túy Loan, đồng thời có chế tài phù
hợp đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đối với môi trường cảnh quan hai bên bờ sông: cấm đổ rác, xà bần ra bờ
sông; Khu vực bờ sông bị sạt lở cần khắc phục và gia cố đường bờ bằng đê kè.
Đối với khu vực tự nhiên cần khôi phục vẻ đẹp tự nhiên của bờ sông hạn chế sự
tác động; Cần nạo vét sông để làm sạch sông;
Đối với môi trường ở bến tàu, trên tàu và các điểm DLĐS: Cần phải được
dọn dẹp vệ sinh thường xuyên. Trang bị khu vệ sinh công cộng sạch sẽ, hiện đại,
xây dựng thùng rác ở nhiều vị trí, đưa ra nhiều biển báo, biển cấm.
Đối với môi trường xã hội: Tạo môi trường xã hội an tồn, xử lí triệt để hiện


20
tượng lừa gạt, chèo kéo, đeo bám khách DL tại các bờ sơng, điểm DLĐS; Tăng
cường vai trị của chính quyền và người dân bản địa trong việc đảm bảo mơi
trường xã hội, an ninh chính trị an tồn xã hội tại các điểm DLĐS.

Cần thành lập đội thanh tra và quản lý môi trường đường sông, áp dụng triệt
để chế tài. Đồng thời, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ tài
nguyên và tài nguyên DLĐS.
Ưu tiên các dự án về bảo vệ môi trường tại các con sông; xây dựng kịch bản
và các phương án cụ thể ứng phó với tác động của biển đổi khí hậu và ngập lụt
đối với các sơng và điểm khai thác DL. Ưu tiên phát triển các sản phẩm DLĐS
thân thiện với môi trường.
3.2.1.6. Giải pháp thu hút đối với cộng đồng cư dân địa phương
Tăng cường vai trò của người dân địa phương tham gia vào các khâu trong
phát triển DLĐS, khuyến khích cá nhân, cộng đồng địa phương đứng ra tổ chức
khai thác dưới sự giám sát chặt chẽ, quản lý của cơ quan chức năng. Chính quyền
thành phố cần phải trưng cầu ý kiến của cộng đồng dân cư ven sông trong việc
xây kế hoạch phát triển DLĐS và phải có bản cam kết đồng thuận, chấp hành thực
hiện đối với các nội dung về khai thác DLĐS, bảo vệ môi trường, cảnh quan ven
sông. Cần tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn bồi dưỡng cho người dân địa
phương các kỹ năng và chuyên môn về DL, nghiệp vụ về sơ cấp cứu, kiến thức
về bảo vệ dịng sơng. Xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ họ trong các
thủ tục hành chính, giấy tờ.
3.2.1.7. Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn du lịch đường sông
Các phương tiện vận chuyển, bến tàu sử dụng trong khai thác DLĐS phải
đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc gia và địa phương. Ứng dụng công nghệ hỗ trợ và
kiểm sốt giao thơng tiên tiến như hệ thống giao thông thông minh (Intelligent
Transport System - ITS). Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, thẩm định các
phương tiện theo định kỳ và đột xuất để đánh giá khả năng vận hành, chất lượng
trang thiết bị. Xây dựng quy trình vận hành và khai thác DLĐS trước và sau khi
khai thác. Tại các bến tàu, trên tàu, các điểm DLĐS phải trang bị phao cứu sinh
và các thiết bị cứu hộ phòng trường hợp bất trắc. Nhân viên DLĐS bắt buộc phải
có khả năng bơi lội và kỹ năng sơ, cấp cứu người khi bị đuối nước. Thành lập đội
cứu hộ thường trực 24/7 để kịp thời ứng cứu khi cần thiết.
3.2.1.8. Giải pháp phát triển giao thông công cộng gắn liền với phát triển du lịch

đường sông
Cần phải xây dựng tuyến du thuyền cố định với các điểm đón - trả khách tại
những khu vực quy định tại điểm DL, giải trí dọc ven sơng. Phương tiện sử dụng
trong tuyến ngồi đảm bảo tính an tồn theo Quy chuẩn, cần phải là loại tàu có
tốc độ cao, đảm bảo khả năng di chuyển nhanh chóng, an tồn. Kích thước tàu có
thể đa dạng với từng khung giờ. Bến tàu cầu phải xây mới và bổ sung dịch vụ để
khai thác.Vé cần được phải tích hợp cho vé phương tiện cơng cộng, gói vé sử
dụng có thể quy định theo giờ, theo ngày hoặc theo khu vực hoạt động; Để lưu
thông tuyến cần phải phá bỏ các vật cản giữa các sông. Đồng thời cần khơi thông,


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×