1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong các loại sâu hại trên cây bưởi Diễn thì bọ phấn là loài khá phổ biến, xuất
hiện thường xuyên và khó phòng trừ. Cho tới nay, ở Việt Nam các tài liệu và nghiên
cứu về tác hại và cách phòng chống bọ phấn trên cây bưởi nói chung và bưởi Diễn
nói riêng còn rất hạn chế. Nhiều năm qua, các vùng trồng bưởi Diễn ở Hà Nội và vùng
phụ cận, các biện pháp phòng chống sâu hại nói chung và bọ
phấn nói riêng vẫn sử dụng
biện pháp hoá học là chủ yếu. Điều này không chỉ gây tốn kém về kinh tế mà còn gây
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, môi trường, làm mất cân bằng sinh thái và giảm
giá trị thương phẩm.
Nhằm tăng năng suất, giá trị thương phẩm của cây bưởi Diễn và góp phần hạn
chế tác hại của bọ phấn đen viền trắng
Aleurocanthus spiniferus Quaitance và bọ
phấn đen Aleurocanthus woglumi Ashby, đồng thời khắc phục nhược điểm trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thành phần bọ phấn họ Aleyrodidae, đặc điểm hình thái, sinh
học, sinh thái và biện pháp phòng chống 2 loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance, Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội”.
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích
Trên cơ sở điều tra xác đị
nh thành phần bọ phấn hại và thiên địch của chúng trên
cây bưởi Diễn, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài chủ
yếu, xây dựng và thực hiện biện pháp phòng chống bọ phấn hại cây bưởi diễn ở vùng
nghiên cứu đạt hiệu quả kinh tế và môi trường.
Yêu cầu
Thu thập, xác định được thành phần bọ phấn hại cây bưởi Diễn tại Hà Nội.
Nghiên cứu
đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài bọ phấn
chủ yếu (Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby)
hại bưởi Diễn ở Hà Nội và loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri ký sinh
trên bọ phấn.
Xây dựng và thực hiện biện pháp phòng chống bọ phấn hại cây bưởi Diễn tại Hà
Nội đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bổ sung thành phần loài bọ phấn và phạm vi ký chủ của chúng trên cây có múi;
- Bổ sung đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby hại cây bưởi
Diễn tại Hà Nội; và vai trò của loài thiên địch Encarsia opulenta trong phòng chống
hai loài bọ phấn trên;
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp,
cho người sản xuất cây có múi nói chung, bưởi Diễn nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp ng
ười nông dân nhận biết các loài thiên địch của bọ phấn và vai trò của
chúng nhằm khích lệ, lợi dụng chúng trong phòng chống bọ phấn;
- Xây dựng biện pháp phòng chống bọ phấn theo hướng quản lý tổng hợp đạt
hiệu quả kinh tế và môi trường.
2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hai loài bọ phấn (Aleurocanthus spiniferus,
Aleurocanthus woglumi) hại trên bưởi Diễn
- Bước đầu nghiên cứu loài ong Encarsia opulenta Silvestri ký sinh trên bọ phấn
chính hại bưởi Diễn tại Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
- Xác định thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn ở Hà Nội;
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái họ
c của hai loài
Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby;
- Đặc điểm hình thái, sinh học của loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri
ký sinh bọ phấn.
- Khảo nghiệm một số biện pháp phòng chống hai loài bọ phấn hại bưởi Diễn tại
vùng nghiên cứu.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Bổ sung đặc điểm sinh học, sinh thái học của 2 loài bọ phấn chính
Aleurocanthus spiniferus Quaintance; Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây
bưởi Diễn và vai trò của loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri tại Hà Nộ
i.
- Xây dựng biện pháp phòng chống hai loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance; Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây bưởi Diễn tại vùng nghiên cứu
theo hướng quản lý tổng hợp.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Trong các loài côn trùng gây hại trên cây có múi thì nhóm bọ phấn
(Aleyrodidae: Homoptera) là những loài gây hại đặc biệt quan trọng. Chúng vừa
chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây khô héo, vừa là môi giới truyền các bệnh
virus. Bên cạnh đó, dịch bài tiết củ
a chúng còn làm môi trường thuận lợi cho bệnh
muội đen phát triển gây hại nghiêm trọng (Viện Bảo vệ thực vật, 1997-1998).
Tuy nhiên cho tới nay, ở nước ta hiện chưa có một nghiên cứu nào được tiến
hành để đánh giá mức độ gây hại của bọ phấn trên cây bưởi Diễn và đề xuất các
biện pháp để phòng chống chúng. Do đó, việc tìm ra biện pháp quản lý loài bọ
phấn chính hại trên cây bưởi Diễn theo hướ
ng quản lý tổng hợp nhằm tiết kiệm về
kinh tế, giữ ổn định hệ sinh thái, an toàn cho môi trường và nâng cao chất lượng
sản phẩm là rất cần thiết.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby.
Theo Jamba et al., (2007) loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance có
thời gian phát dục pha trứng là 11 - 22 ngày, pha sâu non tuổi 1 từ 7 - 11 ngày, pha
sâu non tuổ
i 2 từ 5 - 7 ngày, pha sâu non tuổi 3 từ 7 - 13 ngày còn pha nhộng giả từ 7
- 34 ngày.
* Pha trứng có kích thước nhỏ khoảng 0,2×0,1mm, màu vàng, có cuống, cong
như múi chanh có vân tạo thành những hình đa giác (Quaintance et al., 1917).
* Pha sâu non: Sâu non có hình elip hoặc ovan, màu nâu đen và có một diềm sáp
ngắn bao quanh cơ thể của mỗi cá thể. Khi ấu trùng tuổi 1 tìm được chỗ thích hợp,
3
chúng bắt đầu chích hút mô lá và không dịch chuyển được nữa, trừ những khoảng
thời gian ngắn giữa các lần lột xác (Byrne D.N. Bellows T.s, 1991). Phần lớn ấu
trùng bọ phấn tuổi 2 và tuổi 3 có cơ thể hình oval hoặc oval kéo dài, một sổ có hình
tròn hoặc hình tim. Tuổi 2 kích thước khoảng (0,4×0,3) mm có một rãnh tròn nhỏ
tách biệt ở mép bên. Hơn nữa, tuổi 2 có nhiều vết cắt nhọn ở giữa mép các ống sáp. Ở
giai đo
ạn tuổi 2 và tuổi 3 các đốt bụng được phân biệt rõ hơn các đốt ngực, ở phía
trên lưng có một hàng gồm 8 đốt bụng và 6 đốt ngực chắc khỏe, ở giữa lưng của cơ
thể có những xương sống chắc khỏe (Jamba et al., 2007).
* Pha nhộng giả: Sự khác nhau đặc trưng chính giữa bọ phấn đen viền trắng có gai
với bọ phấn đen là tua sáp màu trắng bao quanh mép thờ
i kì nhộng giả của bọ phấn đen
viền trắng nhìn chung rộng gấp hai lần so với bọ phấn đen (Jamba et al., 2007).
* Pha trưởng thành: Cơ thể trưởng thành bọ phấn đen viền trắng có gai màu
xanh xám (Jamba et al., 2007).
Biện pháp phòng trừ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus và Aleurocanthus
woglumi.
* Biện pháp sinh học
Hiện nay bọ phấn đã xuất hiện và gây hại mạnh ở rất nhiều quốc gia và biệ
n
pháp sinh học đã thành công trong việc hạn chế tác hại của chúng. Nhật Bản đã sử
dụng loài thiên địch Prospaltella smithi Silv và Crytognatha sp. từ Trung Quốc vào
năm 1925 và đã đạt được kết quả rất khả quan đó là tiêu diệt hơn 74% của số lượng
bọ phấn gây hại (Kuwana. I, Ishii T., 1927). Ở Guam, người ta cũng đã sử dụng loài
thiên địch Prospaltella smithi Silvestri và Amitus hesperidium Silvestri giảm được
80-95% tác hại của b
ọ phấn (Jamba et al., 2007).
Ngoài ra việc sử dụng biện pháp quản lý sinh học như vậy đã mang lại hiệu quả
trong việc phòng trừ bọ phấn hại cây có múi ở Florida bao gồm cả hai loài Encarsia
opulenta Silvestri và Amitus hesperidum Silvestri (Jamba et al., 2007).
Ngoài ra trên thế giới còn có các công trình nghiên cứu khác về thiên địch của
bọ phấn đã xác định được một số loài ong ký sinh, nhện bắt mồi và sâu non chuồn
chuồn cỏ, ăn thịt đố
i với bọ phấn hại cây có múi.
* Biện pháp vật lý
Tại Ấn Độ đã sử dụng bẫy dính màu vàng đặt trên những ruộng trồng những
giống bông khác nhau trong thời gian 17 tuần (mùa đông) và 16 tuần (mùa hè). Kết
quả bẫy dính màu vàng đã làm giảm mật độ bọ phấn trên các ruộng trồng bông.
* Biện pháp canh tác
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of Agriculture, 1994) khuyến
cáo, để hạn chế sự gây hại của bọ ph
ấn đối với những cây trồng mẫn cảm cần phải tiến
hành luân canh cây trồng trước khi bọ phấn có thể lan rộng. Trong trường hợp bị nhiễm
nặng thì đây là một biện pháp tốt nhằm thay đổi cây ký chủ.
* Biện pháp hoá học
Cũng như bất kỳ biện pháp bảo vệ thực vật nào khác, biện pháp dùng thuốc hoá
học cũng có ưu điểm riêng của nó, song nếu dùng thu
ốc không đúng kỹ thuật hay quá
lạm dụng thuốc sẽ gây nên hậu quả khôn lường, tạo ra tình trạng kháng thuốc của các
đối tượng dịch hại (Plant Protection Centre, 1996), sự bùng phát số lượng hay thúc đẩy
một đối tượng dịch hại thứ yếu trở thành dịch hại chủ yếu (Parrella M.P, 1996),
(Weintraub P.G. and Rami Horowitz., 1999).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Hiện nay các biện pháp phòng chống sâu hại nói chung và bọ phấn nói riêng trên
cây có múi ở nước ta vẫn chủ
yếu là dùng biện pháp hoá học. Việc dùng thuốc hóa
học tràn lan cũng chính là một nguyên nhân gây hiện tượng biến động mật độ, thành
4
phần các loài côn trùng trong tự nhiên một cách đột ngột, mất kiểm soát. Từ đó dẫn
đến việc bùng phát các đợt dịch hại, loài chủ yếu trở thành thứ yếu và loài thứ yếu lại
trở thành chủ yếu.
Thành phần bọ phấn hại cây trồng nói chung và cây có múi nói riêng
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bọ phấn ở nước ta hầu hết tập trung
vào loài B. tabaci với các ký ch
ủ như cà chua, dưa chuột, đậu đỗ (Hà Quang Hùng và
Nguyễn Thị Kim Oanh, 2007); (Trần Đình Phả, 2008).
Bọ phấn gai đen là đối tượng gây hại rất phổ biến trên cam và bưởi ở vùng Từ
Liêm - Hà Nội, tuy có mật độ không cao chỉ đạt từ 0,62 đến 8,59 con/lá nhưng tỷ lệ lá
bị hại do chúng gây ra khá cao đạt từ 13,70 đến 37,30%. Trong các trường hợp cần
thiết, đây là đối tượng cần phải phòng trừ vì ngoài tác h
ại trực tiếp BPGĐ là tác nhân
gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho nấm muội đen phát triển làm giảm khả năng
quang hợp của cây, làm giảm năng suất và chất lượng quả (Nguyễn Văn Liêm, 2008).
Lê Thị Tuyết Nhung (2008) đã thu thập được 6 loài bọ phấn thuộc họ phụ
Aleyrodinae trên các cây ăn quả có múi, rau họ hoa thập tự, lúa nước. Đã giám định
được tên khoa học cho 4 loài là: Aleurocanthus spiniferus
, Dialeurolonga
rusostigmoides gây hại trên cam; Aleurocybotus indicus gây hại trên lúa nước;
Aleyrodes proletella trên cây rau súp lơ. Trong đó, 2 loài Aleyrodes proletella,
Dialeurolonga rusostigmoides lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam.
Các nghiên cứu cho thấy BPGĐ là đối tượng rất phổ biến trên cam và bưởi và sự gây
hại của chúng rất đáng kể. Do vậy, cần phải có biện pháp phòng trừ thích hợp trong những
trường hợp cần thiết.
Thành phần thiên địch của bọ phấn hạ
i trên cây có múi
Diễn biến mật độ một số loài bắt mồi ăn thịt của BPGĐ trên cam Canh và bưởi
Diễn ở vùng Từ Liêm - Hà Nội
Kết quả điều tra diễn biến mật độ của bọ rùa nhỏ Scymnus sp. và bọ mắt vàng
Chrysopa sp. ăn thịt BPGĐ trên cam Canh và bưởi Diễn ở vùng Từ Liêm - Hà Nội cho
thấy: Mặc dù bọ mắt vàng và bọ rùa nhỏ là các loài bắt mồi hay g
ặp trên trên quần thể
BPGĐ trên cam và bưởi nhưng mật độ của chúng thường rất thấp. Bọ mắt vàng chỉ đạt
0,02 đến 0,23 con/chồi, bọ rùa nhỏ chỉ đạt từ 0,02 đến 0,45 con/chồi và trong nhiều kỳ
điều tra không ghi nhận sự hiện diện của chúng (Nguyễn Văn Liêm, 2008).
Như vậy, thành phần thiên địch của bọ phấn gai đen (BPGĐ) ở vùng Từ Liêm -
Hà Nội tươ
ng đối nghèo nàn. Trong đó, loài ong ký sinh và loài bọ rùa nhỏ là những
thiên địch phổ biến hay bắt gặp nhất trên quần thể BPGĐ (Trần Đình Phả, 2005).
Nghiên cứu biện pháp hoá học phòng trừ bọ phấn
Năm 2003, Viện Bảo vệ thực vật đã hợp tác với Trường Đại học Tây Sydney
nghiên cứu sử dụng dầu khoáng trong phòng trừ tổng hợp phấn gai đen. Phun kỹ
thuật dầu khoáng vớ
i nồng độ 70 – 100 ml dầu trong 10 lít nước, nếu không dùng các
dầu phun khác. Phun 2 tháng một lần. Mặt khác có thể dùng 40 – 50 ml dầu khoáng
trong 10 lít nước.
Nguyễn Thị Thu Cúc (2002) đưa ra khuyến cáo: việc sử dụng thuốc hợp lý nhằm
bảo vệ thiên địch của bọ phấn trắng là yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý bọ
phấn trắng trên cam quýt. Khi sự thiệt hại trở nên đáng kể, có thể sử dụng các loại
thu
ốc như Supracide, Sherpa, Sevin, Trebon, Sagomycin, Confidor, Selecron để
phòng trị. Tốt nhất là sử dụng dầu khoáng để phòng trị.
Qua đây, chúng ta có thể thấy các công trình nghiên cứu về bọ phấn hại cây có
múi nói chung và bọ phấn hại cây bưởi Diễn nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt
Nam còn chưa nhiều. Đặc biệt chưa có công trình nào cụ thể về mức độ gây hại cũng
như cách phòng chống tổng hợp các loài bọ phấ
n hại trên cây bưởi Diễn.
5
Chương 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ngoài thực tiễn của chúng tôi được tiến hành tại các vùng trồng cây
có múi (bưởi Diễn) tại Hà Nội như Gia Lâm, Phú Diễn.
Đối tượng nghiên cứu là bưởi Diễn từ 3-4 tuổi, là những cây được chiết, ghép từ
những cây bưởi Diễn 13-14 tuổi (trồng từ năm 1997, 1998).
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của chúng tôi được tiến hành tại bộ môn
côn trùng, khoa Nông học của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ năm 2007 đến năm 2011, trên các
ruộng trồng và chăm sóc cây bưởi Diễn và bưởi Đoan Hùng,
2.3. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU
Bao gồm đầy đủ các dụng cụ, thiết bị để phục vụ công việc
điều tra, nghiên cứu
trong phòng và ngoài đồng ruộng như: cồn, bông thấm nước, giá nuôi sâu, kính lúp
cầm tay, kính lúp để bàn, tủ sinh thái,
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Xác định thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội.
+ Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby hại trên cây
bưởi Diễn tại Hà Nội.
+ Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài ong Encarsia opulenta
Silvestri ký sinh trên hai loài bọ ph
ấn trên tại Hà Nội.
+ Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đang bán trên thị trường
về khả năng phòng chống hai loài bọ phấn trên. Từ đó đề xuất biện pháp sử dụng
thuốc hóa học phòng chống bọ phấn hại bưởi Diễn tại Hà Nội một cách hợp lý.
+ Xây dựng mô hình hiệu quả phòng chống bọ phấn trên cây bưởi Diễ
n tại Hà Nội.
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bọ phấn hại
cây bưởi Diễn và thiên địch của chúng tại vùng nghiên cứu
- Phương pháp thu mẫu
* Điều tra thành phần bọ phấn và thiên địch của chúng trên cây bưởi Diễn được
tiến hành theo phương pháp điều tra dự tính sâu bệnh hại cây trồng của viện BVTV
(1998). Kết hợp phươ
ng pháp điều tra của Mound et al. (1978).
* Xác định từng pha phát dục của mỗi loài bọ phấn theo phương pháp điều tra
dự tính sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật (1998). Thu mẫu từng pha để
đo đếm kích thước, mô tả màu sắc, hình thái với n ≥ 30.
* Kết hợp quan sát trực tiếp ngoài đồng ruộng: nơi cư trú, đặc tính chích hút, tập
quán sinh hoạt. Xác định tần suất xu
ất hiện (%), từ đó đánh giá mức độ xuất hiện của
bọ phấn nói chung và từng loài nói riêng theo quy định.
- Phương pháp làm mẫu
Làm mẫu theo phương pháp của Mound, L.A.; Halsey, S.H., (1978); Martin
J.H., (1999); Bộ Nông nghiệp và PTNT - Cục Bảo vệ Thực vật (2003); Viện Bảo vệ
Thực vật (1997).
Pha nhộng giả được làm tiêu bản để giám định theo phương pháp của Watson (2007).
- Phương pháp định loại
6
Mẫu nhộng giả các loài bọ phấn thu thập và nuôi được định loại dựa vào tài liệu
của Esaki Teiso et al. (1950); Mound, L.A.; Halsey, S.H., (1978); Martin J.H.,
(1999); dưới sự giúp đỡ của GS. TS. Hà Quang Hùng, PGS. TS. Trần Đình Chiến, có
tham khảo tài liệu trong, ngoài nước khác.
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của
các loài bọ phấn chính (Aleurocanthus spiniferus Quaintance,
Aleurocanthus woglumi Ashby)
Xác định đặc điểm hình thái của bọ phấn
Tiến hành phân loại, mô tả, đ
o đếm kích thước các pha phát dục để phân loại
đặc điểm hình thái sai khác giữa các loài bọ phấn. Đơn vị đo kích thước được tính
bằng milimet (mm). Để đo kích thước các pha phát dục của bọ phấn chúng tôi sử
dụng kính lúp 2 mắt để bàn, trên thị kính có thước đo chia vạch, mỗi vạch là 0,1mm.
Dùng công thức thống kê sinh học để tính kích thước trung bình
X
=
Xi
n
∑
Trong đó:
X : Kích thước trung bình của từng pha phát dục
Xi: Giá trị kích thước cá thể thứ i
n: Số cá thể theo dõi
Xác định đặc điểm sinh học của bọ phấn chủ yếu
Xác định thời gian phát dục các pha, vòng đời, khả năng đẻ trứng của con cái,
tỷ lệ trứng nở (%), tỷ lệ chết do tự nhiên, do thiên địch, và các đặc điểm sinh học
khác theo phương pháp của Viện Bảo vệ Th
ực vật (1998).
Thời gian phát dục trung bình của từng giai đoạn tính theo công thức:
=
∑
Xini
X
N
Trong đó: X: Thời gian phát dục trung bình của từng pha
Xi: Thời gian phát dục của cá thể thứ i
ni: Số cá thể lột xác trong ngày thứ i
N: Tổng số cá thể theo dõi
Điều tra tình hình phát sinh gây hại, diễn biến mật độ của bọ phấn chính hại trên
cây bưởi Diễn
Dùng kính lúp tay điều tra 1 lá đại diện ở mỗi tầng lá sau đó phân cấp hại theo
phân cấp của Cục BVTV (2004).
Để tìm hiểu mối quan hệ
giữa cây có múi (bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, ) theo
kỹ thuật sản xuất, giống, chăm sóc, đất đai, điều kiện thời tiết, đến diễn biến mật
độ, tỷ lệ hại của bọ phấn chủ yếu và thiên địch của bọ phấn tại vùng nghiên cứu,
chúng tôi bố trí các vườn bưởi Diễn thích hợp để điều tra, theo dõi.
Quan sát đặc điểm hình thái ở
từng pha phát dục của bọ phấn dưới kính hiển vi,
đo kích thước của từng pha phát dục với n≥30.
2.5.3. Xây dựng và thực hiện biện pháp phối hợp phòng chống hiệu quả bọ phấn
hại cây bưởi Diễn
Biện pháp sinh học
Nghiên cứu khả năng ký sinh của ong Encarsia opulenta
+ Quan sát tập tính hoạt động của ong ký sinh bọ phấn trên cây bưởi Diễn
trong giá thể nuôi trong phòng thí nghiệm.
+ Nuôi sinh họ
c loài ong ký sinh của bọ phấn chính trên cây bưởi Diễn ở điểm
nghiên cứu, với nhiệt độ của phòng thí nghiệm (n≥30).
7
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ong Encarsia opulenta
Xác định thời gian phát dục của pha trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành.
Xác định tỷ lệ ký sinh đối với từng pha sâu non bọ phấn.
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo Thompson (1950), Hayat (1972).
Đánh giá hiệu quả theo Abbott (1970).
Biện pháp canh tác kỹ thuật
Tìm hiểu mối quan hệ giữa cây bưởi Diễn với bọ phấn dưới ảnh hưởng của giố
ng,
tuổi cây, các yếu tố thí nghiệm được bố trí theo diện tích lớn không lặp lại, tiến hành
trong cả 4 vụ ra lộc của cây bưởi Diễn. Phương pháp thực hiện theo hướng dẫn của Cục
Bảo vệ thực vật (1968 và 2000).
Biện pháp hóa học
Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học hiện đang sử dụng trong sản
xuất cây ăn quả
để phòng trừ bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn, tiến hành thử nghiệm
trong phòng và ngoài đồng ruộng theo phương pháp của Cục Bảo vệ Thực vật (2000)
với 4 loại thuốc và dầu khoáng:
Thí nghiệm trong phòng được tiến hành như sau:
Các loại thuốc và dầu khoáng được sử dụng là:Vibaba 50ND; Suprathion 40EC;
Trebon 10EC; Hỗn hợp Dầu khoáng + Abamectin.
Mỗi loại thuốc thử nghiệm 3 lần, pha thuốc theo nồng độ khuyến cáo của nhà sả
n
xuất ghi trên nhãn. Theo dõi số lượng của bọ phấn sống ở các công thức trước và sau khi
xử lý thuốc 1, 3, 5 và 7 ngày.
Tính hiệu lực của thuốc trừ bọ phấn trong phòng thí nghiệm theo công thức Abbott:
Ca-Ta
H% =
Ca
× 100
Trong đó: H(%) là hiệu lực của thuốc tính theo phần trăm
Ca: là số lượng cá thể sống ở công thức đối chứng sau xử lý
Ta: là số lượng cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý
Thí nghiệm ngoài đồng ruộng được tiến hành như sau:
Các loại thuốc và dầu khoáng được sử dụng như làm thí nghiệm trong phòng.
- Lập 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô n = 25 cây (256 m
2
/ô), điều tra các hướng Đông -
Tây, Nam - Bắc.
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm 5 công thức:
- CT 1: Hỗn hợp Dầu khoáng + Abamectin;
- CT 2: Vibaba 50ND;
- CT 3: Suprathion 40EC;
- CT 4: Trebon 10EC;
- CT 5: Đối chứng phun nước lã.
Mỗi công thức thí nghiệm bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc gồm 1 ô tiêu chuẩn
(25 cây) đồng đều nhau về giai đoạn sinh trưởng và mật độ sâu hại trước phun.
Hiệu lực thuốc BVTV được tính theo công thức Henderson - Tilton:
Ta x Cb
H (%) = 1 -
Tb x Ca
x 100
T: Số sâu sống ở công thức phun thuốc; C: Số sâu sống ở CT đối chứng;
a: Sau phun; b: Trước phun.
- Thời gian thực hiện: vụ Xuân Hè; vụ Thu Đông.
2.5.4. Phương pháp tính toán số liệu
- Số liệu được tính toán và xử lý bằng chương trình Excel 2003 và IRRISTAT 4.0
- Phân tích sai khác giữa các công thức theo Duncan tính DMRT với độ tin cậy 95%.
8
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN BỌ PHẤN HẠI CÂY BƯỞI DIỄN TẠI HÀ NỘI
Sau thời gian điều tra (từ năm 2007 đến năm 2009) chúng tôi đã thu thập được
thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi diễn tại Hà Nội như sau:
Bảng 3.1: Thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn
tại Hà Nội, 2007 - 2009
Mức độ phổ biế
n
STT Tên khoa học
2007 2008 2009
1 Aleurocanthus citriperdus (Quaintance et Barker) ++ + +
2 Aleurocanthus spiniferus (Quaintance) +++ +++ +++
3 Aleurocanthus woglumi (Ashby) +++ +++ +++
4 Aleurodicus dispersus (Russell) - - +
5 Aleuroclava jasmini (Takahashi) + ++ ++
6 Bemisia tabaci (Gennadius) ++ + ++
7 Dialeurodes citri (Ashmead) + + ++
8 Dialeurodes citrifolii (Morgan) ++ - +
9 Parabemisia myrice (Kuwana) + ++ +
Mức độ phổ biến: + + + : Rất phổ biến (XH > 50%)
+ + : Phổ biến (XH từ 20-50%)
+ : Ít phổ biến (XH từ 5-20%)
- : Rất ít phổ biến (XH<5%)
+ Trên cây bưởi diễn tại Hà Nội đã phát hiện được 9 loài bọ phấn gây hại.
+ So sánh với Danh lục bọ phấn hại trên bưởi của Bộ nông nghiệp và PTNT
công bố năm 2010 thì có 1 loài mới là: Aleurodicus dispersus (Russell).
+ Trong 9 loài bọ phấn gây hại thì có 2 loài là Aleurocanthus spiniferus
Quaintance và Aleurocanthus woglumi Ashby có mức độ
phổ biến cao nhất qua các
năm. Cũng từ kết quả này chúng tôi tập chung nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh
học, sinh thái học của 2 loài bọ phấn nói trên làm cơ sở cho việc phòng chống tác hại
của chúng gây ra trên cây bưởi Diễn.
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA HAI LOÀI
BỌ PHẤN Aleurocanthus spiniferus Quaintance VÀ Aleurocanthus woglumi
Ashby
3.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus Quaintance.
3.2.1.1.
Đặc điểm hình thái của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance.
Vòng đời của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance trải qua các pha
phát dục như sau:
+ Pha trứng: Trứng có hình múi cam (chanh), có cuống để đính vào bề mặt của
lá. Trứng mới đẻ ra có màu trắng đục, một ngày sau khi trứng được đẻ ra trứng có
màu vàng nhạt. Trứng được đẻ thành ổ nhưng không theo hàng lối.
+ Pha sâu non:
9
- Sâu non tuổi 1: khi từ trứng bắt đầu nở ra sâu non tuổi 1 di động có màu trắng
đục sau đó dần dần chuyển sang màu đen, chúng có thể di chuyển được nhờ 3 đôi
chân, đây là giai đoạn di chuyển phát tán của sâu non bọ phấn tuy nhiên tốc độ di
chuyển rất chậm và hầu như chỉ ở trên 1 lá.
- Sâu non tuổi 2: Cơ thể hình elip, màu vàng óng, không có chân, có gai nhỏ trên
lưng (khoảng 5-6 đôi), có diềm trắng bao quanh cơ thể rõ hơ
n ở tuổi 1. Khi đẫy sức
cơ thể dần chuyển sang màu nâu.
- Sâu non tuổi 3: Cơ thể hình elip hơn và lồi hơn ở tuổi 2, màu nâu đen, không
có chân, có 10 đôi gai lớn và 4-5 đôi gai nhỏ trên lưng, diềm sáp trắng bao quanh cơ
thể rõ và to hơn ở tuổi 2.
- Pha nhộng giả: Cơ thể hình ovan và lồi hơn nhiều ở tuổi 3, màu đen bóng, có
10 đôi gai lớn và 10-12 đôi gai nhỏ trên lưng, diềm sáp màu trắng bóng có nhiều v
ết
cắt (rách) trên bề mặt và rất lớn.
+ Trưởng thành:
Đầu màu nâu đen, mắt màu nâu đỏ, râu đầu màu trắng xám
có 6 đốt, cánh màu đen có 8-9 chấm nhỏ màu trắng, bụng màu vàng xám có 9 đốt,
chân màu trắng xám, cơ quan sinh dục của con cái giống hình mũi khoan, cơ quan
sinh dục của con đực giống hình kim. Con cái lớn hơn con đực.
Kích thước cơ thể bọ phấn Aleurocanthus spiniferus ở các pha phát dục có sự
khác nhau khá lớn, đặc biệt kích thước cơ thể bọ phấn tăng nhanh ở các giai đoạ
n
phát dục: sâu non tuổi 2, sâu non tuổi 3 và pha nhộng giả. Con đực nhỏ hơn con
cái một cách đáng kể.
3.2.1.2. Một số đặc điểm sinh học của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance.
Thời gian phát dục của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance
Thời gian phát dục ở pha trứng của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance.
Thời gian phát dục của pha trứng của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 20 ngày và
ngắn nhất là 15 ngày.
Thời gian phát dục pha sâu non của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance.
a. Thời gian phát dục pha sâu non tuổi 1 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance ở các tháng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ c
ủa phòng thí nghiệm, dài nhất
là 12 ngày và ngắn nhất là 8 ngày.
b. Thời gian phát dục pha sâu non tuổi 2 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 10 ngày và
ngắn nhất là 6 ngày.
c. Thời gian phát dục pha sâu non tuổi 3 của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance cũng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 10 ngày
và ngắn nhất là 7 ngày.
Thời gian phát dục của pha nhộng giả
của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Quaintance tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 24 ngày và
ngắn nhất là 18 ngày.
Vòng đời và đời của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance.
Từ kết quả theo dõi thời gian phát dục các pha của bọ phấn chúng tôi đã tính
được đời và vòng đời của bọ phấn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.
10
Bảng 3.8: Vòng đời và đời của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
(Đại học Nông nghiệp Hà Nội) (n=30)
Thời gian phát dục qua các đợt thí nghiệm
(ngày)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Pha phát dục
Biến động
(ngày)
Trung bình
(ngày)
Biến động
(ngày)
Trung bình
(ngày)
Biến động
(ngày)
Trung bình
(ngày)
Trứng 15-17 15,62±0,30 17-19 17,40±0,17 18-20 19,31±0,41
Sâu non tuổi 1 8-9 8,34±0,17 8-10 9,33±0,33 9-12 10,54±0,22
Sâu non tuổi 2 6-8 6,93±0,07 7-8 7,47±0,03 8-10 8,12±0,26
Sâu non tuổi 3 7-8 7,15±0,20 7-9 7,90±0,07 8-10 9,68±0,55
Nhộng giả 18-22 20,17±0,17 19-23 21,51±0,37 22-24 23,40±0,28
GĐ tiền đẻ trứng 1 1 1 1 1 1
Trưởng thành 2-4 2,67±0,33 2-4 2,67±0,33 2-5 2,97±0,53
Vòng đời 55-67 59,21±0,91 59-72 64,61±0,97 66-80 72,05±1,72
Đời 56-68 60,88±1,24 60-73 66,28±1,30 67-81 74,02±2,25
Nhiệt độ TB (
o
C) 28,8 26,4 21,1
Ẩm độ TB (%) 83 81,6 74,2
Ghi chú: Thời gian nuôi từ năm 2008 đến năm 2009.
Thời gian phát dục các pha của bọ phấn Aleurocanthus Spiniferus Quaintance
phụ thuộc chặt chẽ với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm. Ở cùng mức nhiệt độ, nếu độ ẩm
cao hơn, thời gian phát dục của các pha của bọ phấn kéo dài hơn. Nhiệt độ thấp và
ẩm độ trung bình cao thời gian phát dục của các pha của bọ phấn kéo dài hơn, hay nói
theo một cách khác bọ phấn thích h
ợp với điều kiện mát mẻ và độ ẩm cao.
Khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus.
* Khả năng đẻ trứng
Bảng 3.9: Khả năng đẻ trứng của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
(Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2009) (n=30)
Đợt TN
Số trưởng
thành đẻ
(con)
Tổng số
trứng thu
được (quả)
Tỷ lệ trưởng
thành đẻ (%)
Số trứng
TB/con cái
(quả)
Nhiệt độ
TB (°C)
Ẩm độ
TB (%)
1 30 2230 100 74,33±4,81 21,4 82,7
2 26 1738 86,67 66,85±5,20 27,6 79,3
3 12 410 40,26 34,20±1,67 31,5 76,7
Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành
Aleurocanthus spiniferus Quaintance. Vào đợt thí nghiệm thứ nhất, khi nhiệt độ
21,4°C và ẩm độ 82,7% tỷ lệ trưởng thành đẻ cao nhất là 100% và số trứng TB/con
cái cũng cao nhất là 74,33±4,81 quả, tổng số trứng thu được là 2230 quả.
* Tỷ lệ trứng nở
11
Bảng 3.10: Tỷ lệ trứng nở của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
(Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2009) (n=180)
Đợt TN
Tổng số trứng
nở (quả)
% trứng
nở
Nhiệt độ TB
(
o
C)
Ẩm độ
TB (%)
1 155 86,11 21,4 82,7
2 129 71,67 27,6 79,5
3 87 48,33 31,2 76,9
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của trứng Aleurocanthus spiniferus
Quaintance. Vào đợt thí nghiệm thứ nhất, khi nhiệt độ 21,4°C và ẩm độ 82,7% tỷ lệ
nở của trứng là cao nhất, đạt 86,11%. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng
đến tỷ lệ nở của trứng ở bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance.
3.2.1.3. Đặc điểm sinh thái học của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus.
Mật độ pha sâu non bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên cây bưởi Diễn năm
2008 - 2009 tại Hà Nội biến động từ 2,714 - 13,596 con/lá, mật độ pha nhộng giả
biến động từ 2,378 - 9,688 con/lá, mật độ trưởng thành biến động từ 2,173 -
5,301con/lá. Vào lúc thu hoạch mật độ bọ phấn cao nhất, sau đó mật độ bắt đầu giảm
dần. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng có ảnh hưởng đến biến
động số lượng của
bọ phấn Aleurocanthus spiniferus.
Hình 3.19. Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
trên cây bưởi Diễn trong thời gian 2008-2009 ở Từ Liêm, Hà Nội
Diễn biến mật độ của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên cây bưởi Diễn trong
thời gian 2009 - 2010 tại Từ Liêm, Hà Nội
Trong các tháng trời ấm áp có thể dễ dàng bắt gặp tất cả các pha phát dục của bọ
phấn Aleurocanthus spiniferus trên các ruộng trồng cây bưởi Diễn.
Hình 3.20: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
trên cây bưởi Diễn trong thời gian 2009-2010 ở Từ Liêm, Hà Nội
12
Ảnh hưởng của yếu tố giống cây trồng đến mật độ của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
0
2
4
6
8
10
12
7/9/200
9
21/9/
2
00
9
5/
1
0
/2
00
9
1
9/
10
/
200
9
2/11/
2
00
9
1
6/
1
1/
20
0
9
3
0/
1
1/
20
0
9
14/12/
20
0
9
2
8/
1
2/
20
0
9
Thời gian
Mật độ (con/lá)
Bưởi Diễn (con/lá) Bưởi Đ. Hùng (con/lá)
Hình 3.21. Mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
trên bưởi Diễn và bưởi Đoan Hùng năm 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội
Mật độ của loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên cây bưởi Diễn cao hơn nhiều
so với mật độ bọ phấn loài này trên bưởi Đoan Hùng. Điều này cho chúng ta thấy, cây
bưởi Diễn là thức ăn phù hợp hơn cho bọ phấn Aleurocanthus spiniferus. Cũng có thể cây
bưởi Diễn là cây trồng đã đượ
c thuần hóa và canh tác lâu năm tại vùng Hà Nội hơn cây
bưởi Đoan Hùng nên phù hợp với bọ phấn hơn là cây bưởi Đoan Hùng.
Yếu tố canh tác kỹ thuật ảnh hưởng đến mật độ của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
Hình 3.22: Mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus dưới ảnh hưởng của
kỹ thuật trồng thuần bưởi Diễn và xen canh năm 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội
Mật độ của bọ phấn trong vườn trồng xen canh cao hơn so với mật độ bọ phấn
trên vườn trồng thuần. Tại thời điểm cao nhất 7/12/2009 mật độ bọ phấn ở những
vườn trồng xen là 11,377 con/lá, còn đố
i với kỹ thuật trồng thuần thì mật độ cao nhất
là 9,225 con/lá vào ngày 7/12/2009.
Ngoài các lý do canh tác như trồng xen, trồng thuần, giống cây, thì tuổi của vườn
cây chúng tôi cũng nhận thấy có ảnh hưởng tới mật độ của bọ phấn gây hại.
Mật độ bọ phấn thay đổi không nhiều từ tháng 2 đến giữa tháng 3, tăng mạnh từ
cưối tháng 4 đến giữa tháng 5. Chúng tôi nhận thấy rằng, tuy cùng trồng tạ
i Từ Liêm,
13
nhưng trên các vườn bưởi có tuổi đời khác nhau thì mật độ bọ phấn cũng có sự chênh
lệch đáng kể. Cụ thể: tại vườn cây trên 10 năm tuổi, mật độ bọ phấn đạt cao nhất là
10,321 con/lá còn tại vườn cây 5 năm tuổi, mật độ bọ phấn cao nhất chỉ đạt mức
7,456 con/lá.
0
2
4
6
8
10
12
7
/2
/2
00
9
1
4
/
2
/
200
9
21/
2
/2
0
0
9
28/
2
/200
9
5/
3
/20
0
9
1
2
/
3
/
20
0
9
19/
3
/2
0
0
9
26/
4
/200
9
2/
4
/20
0
9
9/4/2009
16/
5
/2
0
0
9
23/
5
/200
9
30
/
5/200
9
7/6/2009
14/
6
/2
0
0
9
21/
6
/200
9
28
/
6/200
9
Ngày điều tra
Mật độ (con/lá)
Cây 5 năm Cây >10 năm
Hình 3.23: Mật độ bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trên bưởi Diễn
dưới ảnh hưởng của tuổi cây năm 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội
3.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của bọ phấn Aleurocanthus
woglumi Ashby.
3.2.2.1. Đặc điểm hình thái của loài bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby
Vòng đời của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby trải qua các pha phát dục
như sau:
+ Pha trứng: Trứng hình múi cam (chanh), có cuống, trứng mới đẻ ra có màu
trắng đục, trứng được đẻ thành ổ theo vòng xoắn ốc.
+ Pha sâu non
- Sâu non tuổi 1: Cơ thể hình elip thuôn dài, màu đen, có chân, trên lưng có 2
vòng trong suốt như thuỷ tinh. Khi từ trứng bắt đầu nở ra sâu non tuổi 1 di động có
màu trắng đục sau đó dần dần chuyển sang màu đen.
- Sâu non tuổi 2: Cơ thể hình elip, không có chân, lúc mới nở màu trắng sau đó
chuyển dần sang màu đục và có hai chấm nhỏ màu đen nằm tại chỗ giao nhau của 2
vòng trong suốt như thuỷ tinh sau màu nâu đen, xuất hiện gai nhỏ trên lưng. Trên
lưng có nhiều vân nổi.
- Sâu non tuổi 3: Cơ thể hình elip thuôn dài, màu đen nhạt, không có chân, có 10
đôi gai lớn và 4-5 đôi gai nhỏ trên lưng.
+ Pha nhộng giả: Cơ thể hình elip thuôn dài hơn và lồi hơn ở tuổi 3, màu đen bóng,
có 10 đôi gai lớn và 10-12 đôi gai nhỏ trên lưng. Có 1 đường nổi hẳn ở trên lưng rất lớn.
+ Trưởng thành:
Cơ thể được phủ một lớp bột màu xám, đầu màu nâu đen xám,
mắt màu nâu đỏ, râu đầu màu trắng xám có 6 đốt, cánh màu xám đen có 8-9 chấm
14
nhỏ màu trắng, bụng màu vàng xám có 9 đốt, chân màu trắng xám, cơ quan sinh dục
của con cái giống hình mũi khoan, cơ quan sinh dục của con đực giống hình kim.
Con đực nhỏ hơn con cái.
Kích thước cơ thể bọ phấn và Aleurocanthus woglumi Ashby.
So sánh kích thước cơ thể trưởng thành của hai loài bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus và Aleurocanthus woglumi ta có thể nhận thấy kích thước cơ thể chúng là
gần như nhau.
Tuy nhiên ở pha nhộng giả thì kích thước của loài
Aleurocanthus spiniferus lớn
hơn so với kích thước của Aleurocanthus woglumi.
3.2.2.2. Một số đặc điểm sinh học của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby.
Thời gian phát dục các pha của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby.
Thời gian phát dục của pha trứng bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby.
Tương tự như với loài bọ phấn Aleurocanthus spiniferus, để hiểu rõ hơn về đặc
điểm sinh học của loài bọ phấn đ
en Aleurocanthus woglumi, chúng tôi cũng đã
nghiên cứu về thời gian phát dục các pha của chúng.
Thời gian phát dục của pha trứng của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby
ngắn nhất là 12 ngày và dài nhất là 20 ngày. Thời gian phát dục của pha trứng ảnh
hưởng chặt chẽ vào nhiệt độ và độ ẩm. Ở cùng độ ẩm, thời gian phát dục dài khi nhiệt
độ thấp. Thời gian phát dục tỷ lệ nghịch với nghiệt độ, nhi
ệt độ càng cao thì thời gian
phát dục của pha trứng càng ngắn.
Thời gian phát dục pha sâu non bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby
a. Thời gian phát dục pha sâu non tuổi 1 của bọ phấn Aleurocanthus woglumi
Ashby ngắn nhất là 7 ngày và dài nhất là 12 ngày.
b. Thời gian phát dục pha sâu non tuổi 2 của bọ phấn Aleurocanthus woglumi
Ashby tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 10 ngày và ngắn
nhất là 5 ngày.
c. Thời gian phát dục pha sâu non tuổi 3 của bọ phấn Aleurocanthus woglumi
Ashby c
ũng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 11 ngày và
ngắn nhất là 7 ngày.
Thời gian phát dục của pha nhộng giả của bọ phấn Aleurocanthus woglumi
Ashby tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của phòng thí nghiệm, dài nhất là 22 ngày và
ngắn nhất là 16 ngày.
Vòng đời và đời của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby
Từ kết quả theo dõi thời gian phát dục các pha của bọ phấn Aleurocanthus
woglumi Ashby, chúng tôi
đã tính được đời và vòng đời của chúng.
15
Bảng 3.22: Vòng đời và đời của bọ phấn Aleurocanthus woglumi
(Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2009) (n=30)
Thời gian phát dục qua các đợt thí nghiệm (ngày)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Pha phát dục
Biến động
(ngày)
Trung bình
(ngày)
Biến động
(ngày)
Trung bình
(ngày)
Biến động
(ngày)
Trung bình
(ngày)
Trứng
12-13 12,20±0,30 15-18 16,20±0,37 17-19 18,26±0,42
Sâu non tuổi 1
7-8 7,21±0,23 8-10 9,17±0,57 10-12 10,73±0,30
Sâu non tuổi 2
5-6 5,21±0,24 6-8 6,57±0,26 7-9 7,17±0,24
Sâu non tuổi 3
7-8 7,34±0,27 7-9 8,59±0,02 9-11 10,33±0,41
Nhộng giả
16-17 16,33±0,03 17-19 18,02±0,02 19-22 20,43±0,41
GĐ tiền đẻ trứng
0-1 0,86±0,03 1 1 1 1
Trưởng thành
1-4 2,30±0,16 2-4 2,77±0,23 2-4 2,86±0,58
Vòng đời
47-55 49,15±1,10 54-67 59,55±1,24 63-76 67,92±1,78
Đời
48-56 50,59±1,23 55-68 61,32±1,47 64-77 69,78±2,36
Nhiệt độ TB (
o
C)
28,8 26,4 21,2
Ẩm độ TB (%)
83 81,6 74,2
Ghi chú: Thời gian nuôi từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009.
Như vậy, chúng tôi thấy thời gian phát dục các pha của bọ phấn Aleurocanthus
woglumi Ashby phụ thuộc chặt chẽ với điều kiện nhiệt độ. Nhiệt độ thấp và ẩm độ
trung bình cao thời gian phát dục của các pha của bọ phấn kéo dài hơn, hay nói theo
một cách khác bọ phấn thích hợp với điều kiện mát mẻ và ẩm độ cao.
So với bọ phấn Aleurocanthus spiniferus chúng ta thấ
y giai đoạn tiền đẻ trứng
của cả hai loài này tương tự nhau, chỉ khoảng 1 ngày. Tuy nhiên vòng đời của
Aleurocanthus spiniferus dài hơn của Aleurocanthus woglumi khoảng 2 đến 3 ngày.
Khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus
woglumi Ashby
*Khả năng đẻ trứng của trưởng thành bọ phấn Aleurocanthus woglumi.
Bảng 3.23: Khả năng đẻ trứng của bọ
phấn Aleurocanthus woglumi
(Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2009) (n=30)
Đợt TN
Số trưởng
thành đẻ
(con)
Tổng số
trứng thu
được (quả)
Tỷ lệ trưởng
thành đẻ (%)
Số trứng
TB/con cái
(quả)
Nhiệt độ
TB (°C)
Ẩm độ
TB (%)
1 29 3061 96,67 105,55±6,42 21,4 82,4
2 27 2778 90 102,89±5,78 27,6 79,5
3 10 324 33,33 32,24,89±1,52 31,3 76,5
Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành
Aleurocanthus woglumi Ashby. Vào đợt thí nghiệm thứ nhất, khi nhiệt độ
21,4°C và ẩm độ 82,4% tỷ lệ trưởng thành đẻ cao nhất là 96,67% và số trứng
TB/con cái cũng cao nhất là 105,55±6,42 quả, tổng số trứng thu được là 3061
quả. Nhiệt độ càng cao thì khả năng đẻ trứng của bọ phấn Aleurocanthus
woglumi Ashby càng giảm.
*Tỷ lệ trứng nở của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby .
16
Bảng 3.24: Tỷ lệ trứng nở của bọ phấn Aleurocanthus woglumi
(Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2009) (n=180)
Đợt TN
Tổng số trứng
nở (quả)
% trứng nở
Nhiệt độ TB
(
o
C)
Ẩm độ TB
(%)
1 152 84,44 21,4 82,4
2 126 70,00 27,6 79,2
3 79 43,89 31,3 76,8
Nhiệt độ tối ưu cho việc trứng nở giao động ở 21°C, với ẩm độ khoảng 82%.
Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của trứng. Nhiệt độ càng
cao thì tỷ lệ nở của trứng của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby càng giảm.
3.2.2.3. Một số đặc điểm sinh thái học của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby.
Mật
độ pha sâu non bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên cây bưởi Diễn năm
2008 - 2009 tại Hà Nội biến động từ 2,497 - 12,088con/lá; mật độ pha nhộng giả biến
động từ 2,435 - 7,756 con/lá; mật độ trưởng thành biến động từ 2,179 – 4,125 con/lá.
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Thán
g
3/
200
8
Tháng 4/2
00
8
T
háng 5/200
8
Thá
ng
6/
200
8
Tháng 7/2
00
8
Tháng 8/200
8
Thán
g
9/
200
8
T
háng
10/
200
8
Tháng 11/
200
8
Tháng 12/200
8
Tháng 1/2
00
9
Tháng 2/200
9
Tháng điều tra
Mật độ (con /lá)
Sâu non Nhộng giả Trưởng thành
Hình 3.32: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi
trên cây bưởi Diễn trong trong thời gian 2008-2009 ở Từ Liêm, Hà Nội
Diễn biến mật độ của bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên cây bưởi Diễn trong
thời gian 2009-2010 tại Từ Liêm, Hà Nội
Hình 3.33: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi
trên cây bưởi Diễn trong thời gian 2009-2010 ở Từ Liêm, Hà Nội
Theo kết quả thu được, chúng tôi thấy, thời gian thấy sâu non nhiều nhất là vào
cuối của tháng 10 và tháng 11, 12. Đây cũng là thời gian thu hoạch bưởi. Ngược lại,
vào các tháng 7, 8, 9 hay 2, 3 mật độ sâu non tìm thấy rất ít. Pha nhộng giả và trưởng
thành tìm thấy nhiều nhất vào thời gian các tháng 3, 8, 9/2009 và tháng 2/2010. Riêng
đối với con trưởng thành, tháng 6, 7/2009 hay tháng 1, 2/2010 rất hiếm khi tìm thấ
y.
17
Yếu tố giống cây trồng ảnh hưởng đến mật độ của bọ phấn Aleurocanthus woglumi
0
2
4
6
8
10
12
7/9/ 200
9
14/9/ 200
9
21/9/ 200
9
2
8
/9/
2
00
9
5
/1
0/
2
00
9
1
2
/1
0
/2
0
0
9
19
/1
0
/2
0
0
9
26
/1
0
/2
0
0
9
2/11/ 200
9
9/1
1
/2
0
0
9
16
/
11
/
20
0
9
23/11/200
9
30/11/200
9
7/12/ 200
9
1
4
/1
2
/2
0
0
9
2
1
/12/200
9
2
8
/12/200
9
Ngày điều tra
Mật độ (con/ lá)
Bưởi Diễn Bưởi Đ. Hùng
Hình 3.34. Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi
trên bưởi Diễn và bưởi Đoan Hùng năm 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội
Mật độ của loài bọ phấn Aleurocanthus woglumi trên cây bưởi Diễn cao hơn
nhiều so với trên bưởi Đoan Hùng. Tại thời điểm cao nhất mật độ bọ phấn trên cây
bưởi là 10,248 con/lá, trong khi đó trên bưởi Đoan Hùng là 3,591 con/lá.
Yếu tố canh tác kỹ thuật ảnh hưởng đến mậ
t độ của bọ phấn Aleurocanthus woglumi
0
2
4
6
8
10
12
7/
9
/200
9
1
4
/9/2
0
09
2
1/9/
2
009
28/9/2009
5
/10
/2
00
9
12/10/200
9
1
9/1
0
/200
9
26/
1
0/20
0
9
2/11/ 2
0
09
9
/11
/2
009
16/1
1
/200
9
2
3/1
1/
200
9
30/11/20
0
9
7
/12
/2
00
9
14
/1
2/2
00
9
21/1
2
/200
9
28/
1
2/20
0
9
Ngà y điều tra
Mật độ (con/lá)
Xen canh Trồng thuần
Hình 3.35: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi dưới ảnh hưởng của
kỹ thuật trồng thuần bưởi Diễn và xen canh năm 2009 tại Gia Lâm, Hà Nội
Mật độ của bọ phấn trong vườn trồng xen canh cao hơn so với mật độ bọ phấn
trên vườn trồng thuần. Tại thời điểm cao nhất mật độ bọ phấn ở những vườn trồng
xen là 11,287 con/lá, còn đối với kỹ thuật trồng thuần thì mật độ cao nhất là 9,231
con/lá. Lý do tương tự như đã trình bày ở phần bọ phấn Aleurocanthus spiniferus.
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu về ảnh hưởng của tuổi cây đối với mật độ của bọ phấn
Aleurocanthus woglumi, kết quả được trình bày ở bảng 3.29:
0
2
4
6
8
10
12
7/
2
/
2
00
9
14/2/200
9
2
1
/
2
/200
9
28/2/20
0
9
5
/3/20
0
9
1
2
/
3
/
2
00
9
19/3/200
9
2
6
/
4
/
2
00
9
2
/4/20
0
9
9
/4/20
0
9
1
6/5
/
2
00
9
2
3
/
5
/200
9
3
0/5
/
2
00
9
7/
6
/
2
00
9
1
4
/
6
/
2
00
9
2
1/6/20
0
9
28/6/20
0
9
Ngà y điều tra
Mật độ (con/lá)
Cây 5 năm Cây >10 năm
Hình 3.36: Diễn biến mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi
trên bưởi Diễn dưới ảnh hưởng của tuổi cây năm 2009 tại Từ Liêm, Hà Nội
18
Chúng tôi nhận thấy rằng, mật độ bọ phấn Aleurocanthus woglumi dưới ảnh
hưởng của yếu tố tuổi cây cũng tương tự như bọ phấn Aleurocanthus spiniferus.
Tuy cùng điều kiện canh tác, nhưng trên các vườn bưởi có tuổi đời khác nhau thì mật
độ bọ phấn cũng có sự chênh lệch.
Sau khi có được các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của hai
loài bọ
phấn chính hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội, chúng tôi tiếp tục các nghiên
cứu về loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri nhằm xây dựng biện pháp phòng
chống bọ phấn hại bưởi Diễn đạt hiệu quả kinh tế và môi trường.
3.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA ONG KÝ SINH Encarsia
opulenta Silvestri
3.3.1. Đặc điểm hình thái của ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri.
Loài ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri có các pha phát dục như sau: Pha
trứng; pha sâu non có 3 tuổi; pha nhộng trần và pha trưởng thành.
Pha trứng: trứng nh
ỏ, hình ovan hơi dài, màu vàng hổ phách, một đầu có màu
nâu đen.
Pha sâu non:
- Sâu non tuổi 1 rất nhỏ, màu trắng trong suốt, ở phần đầu có các móc gai ngắn,
cong. Phần đuôi (đốt bụng cuối) kéo dài, cong lại.
- Sâu non tuổi 2 màu trắng đục, các móc gai ở đầu không nhìn rõ, đốt bụng cuối
đã tròn, không còn nhìn thấy kéo dài và cong như tuổi 1.
- Sâu non tuổi 3 cơ thể tròn trịa, mập mạp, màu trắng ngà, đầu nhìn rõ mắt kép
màu nâu đen.
Pha nhộ
ng: Dạng nhộng trần, cơ thể trong suốt, màu vàng hổ phách. Mầm cánh
dài, ôm gọn lấy thân, các chân nhìn rõ. Đốt cuối bụng màu đen. Mắt kép màu đỏ.
Pha trưởng thành: Ong trưởng thành cơ thể màu nâu tối. Đặc biệt trên lưng của
cả con cái lẫn con đực có một mảnh mai (Scutelum) màu xanh. Râu đầu có 8 đốt.
Con cái: Phần ngực màu trắng đến màu vàng nhạt. Râu đầu dài 0.8mm, có 8 đốt,
đốt thứ 1 ngắn hơn so với các đốt còn lại.Cánh mỏng nằm
ở giữa thân. Bụng từ đốt thứ
3-6 màu nâu đen, còn lại màu vàng.Cơ quan sinh sản màu sẫm, dài 0.5mm chiều dài.
Con đực: nhỏ hơn con cái và khác biệt về màu sắc. Cơ thể và đầu của con đực màu nâu
sẫm. Con đực râu đầu 8 đốt, với đốt thứ 1 lớn hơn so với các đốt tiếp theo.
Kích thước cơ thể ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri.
Bảng 3.30: Kích thước cơ thể của ong ký sinh Encarsia Opulenta
(Đại học Nông nghiệ
p Hà Nội, 2010) (n=30)
Kích thước (mm)
Chỉ tiêu Ong đực/ cái
Ngắn nhất Dài nhất TB ± ∆
Ong đực 0,73 0,76 0,752±0,006
Chiều dài
Ong cái 1,08 1,10 1,095±0,005
Ong đực 0,34 0,36 0,345±0,002
Chiều rộng
Ong cái 0,48 0,51 0,482±0,006
Qua bảng 3.30, chúng tôi thấy: Kích thước cơ thể ong đực nhỏ hơn ong cái rõ rệt.
Chiều dài ong đực từ 0,73- 0,76 mm, chiều dài ong cái là từ 1,08 - 1,10 mm. Chiều rộng
ong đực từ 0,34 - 0,36 mm, chiểu rộng ong cái là 0,48 - 0,51 mm.
19
3.3.2. Đặc điểm sinh học của ong ký sinh Encarsia opulenta Silvestri.
3.3.2.1. Vòng đời của ong Encarsia opulenta Silvestri.
Vòng đời của ong Encarsia opulenta Silvestri được tính bằng tổng thời gian
phát dục pha trứng cộng thời gian phát dục pha sâu non cộng thời gian phát dục pha
nhộng và cộng thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành.
Bảng 3.31: Vòng đời của ong Encarsia opulenta Silvestri ký sinh
trên bọ phấn trong phòng thí nghiệm.
Thời gian phát dục (ngày) Pha phát dục
Ngắn nhất Dài nhất TB±Δ
Trứng 1 2 1,35 ± 0,33
Sâu non 12 15 13,68 ± 0,51
Nhộng 10 12 11,83 ± 0,38
Tiền đẻ trứng 0,5 1 0,77 ± 0,17
Vòng đời 23,5 30 26,77 ± 0,84
Nhiệt độ (
0
C) 25,2 – 28,5
Ẩm độ (%) 70,3 – 81,7
Vòng đời của ong ngắn nhất là 23,5 ngày, dài nhất là 30 ngày, trung bình là
26,77 ± 0,84 ngày, trong điều kiện nhiệt độ từ 25,2 – 28,5
0
C và ẩm độ là 70,3 đến
81,7%. Đồng thời chúng ta thấy ong ký sinh sau khi vũ hóa chỉ 0,5 đến 1 ngày là đã
có thể ghép đôi và ký sinh ngay.
3.3.2.2. Tỷ lệ ký sinh của ong Encarsia opulenta Silvestri trên bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus Quaintance trong phòng thí nghiệm.
Bảng 3.32: Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh Encarsia opulenta
trên bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trong phòng thí nghiệm
(Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2010)
Đợt TN SN tuổi 3 làm TN SN bị KS Tỷ lệ % KS Nhiệt độ (
0
C) Ẩm độ (%)
1 30 19 63,33 25 - 28 80 - 83
2 30 23 76,66 20 - 22 75 - 80
Đợt TN Nhộng giả làm TN SN bị KS Tỷ lệ % KS Nhiệt độ (
0
C) Ẩm độ (%)
1 20 6 30,00 25 - 28 80 - 83
2 20 7 35,00 20 - 22 75 - 80
Khả năng ký sinh của ong Encarsia opulenta Silvestri trên bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus Quaintance trong phòng thí nghiệm là khá cao. Pha sâu non
tuổi 3 của bọ phấn bị ký sinh nhiều nhất, tới 76,66%. Trong khi đó pha nhộng giả của
bọ phấn bị ký sinh thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 35%.
3.4. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỌ PHẤN Aleurocanthus spiniferus VÀ
Aleurocanthus woglumi
3.4.1. Biện pháp hóa học
Để hiểu biết hơn về khả năng phòng chống loài bọ phấ
n chính hại trên cây bưởi
Diễn tại vùng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trong phòng cũng như
ngoài thực tế đồng ruộng với một số loại thuốc hóa học và dầu khoáng về khả năng
phòng chống bọ phấn.
20
Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm đối
với bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance
Bảng 3.33: Hiệu lực của thuốc BVTV với sâu non tuổi 3
của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trong phòng thí nghiệm
(Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2009) (n=30)
Hiệu lực (%)
Thuốc thí
nghiệm
Nồng độ
(%)
1 NSP 3 NSP 5 NSP 7 NSP
DK + Abamectin 0,6 54,4 a 80,0 b 91,1 a 98,9 a
Vibaba 50ND 1,15 52,2 a 78,9 b 83,3 b 85,6 c
Suprathion
40EC
0,25
56,7 a 94,4 a 94,4 a 96,7 b
Trebon 10EC 1,15 50,0 a 73,3 b 80,0 b 82,2 c
Ghi chú: Giá trị trung bình theo cột với cùng chữ cái biểu thị sự không sai khác ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05.
Bảng 3.35: Hiệu lực của thuốc BVTV với pha nhộng giả
của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus trong phòng thí nghiệm
(Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2009) (n=30)
Hiệu lực (%)
Thuốc thí nghiệm
Nồng độ
(%)
1 NSP 3 NSP 5 NSP 7 NSP
DK + Abamectin 0,6 48,9 a 70,0 b 86,7 a 88,9 a
Vibaba 50ND 1,15 47,8 a 75,6 b 80,0 b 81,1 c
Suprathion 40EC 0,25 51,1 a 80,0 a 90,0 a 90,0 b
Trebon 10EC 1,15 44,4 a 70,0 b 76,7 b 77,8 c
Ghi chú: Giá trị trung bình theo cột với cùng chữ cái biểu thị sự không sai khác ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05.
Theo kết quả khảo nghiệm hiệu lực thuốc ở các bảng 3.33 và 3.35, chúng tôi
thấy độ hữu hiệu của 4 loại thuốc khác nhau khá rõ sau 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7
ngày xử lý thuốc.
Công thức sử dụng hỗn hợp Dầu khoáng và Abamectin có hiệu lực cao nhất
trong 4 loại thuốc khảo nghiệm ở pha sâu non của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus
(gần 99% sau phun 7 ngày).
Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ngoài đồng ru
ộng đối với pha
nhộng giả bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance
- Đối tượng nghiên cứu: Thí nghiệm trên Bưởi Diễn choai từ 3-4 tuổi là những
cây được chiết, ghép từ những cây Bưởi Diễn 13-14 tuổi (trồng từ năm 1997,1998)
- Địa điểm: Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội
- Lập 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô n = 25 cây (256 m
2
/ô), điều tra các hướng Đông - Tây,
Nam - Bắc
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm 5 công thức:
- CT 1: Hỗn hợp 25,5% Dầu khoáng HMO + Abamectin 0,6%;
- CT 2: Vibaba 50ND;
- CT 3: Suprathion 40EC;
- CT 4: Trebon 10EC;
- CT 5: Đối chứng phun nước lã.
Mỗi công thức thí nghiệm bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc gồm 1 ô tiêu chuẩn
(25 cây) đồng đều nhau về giai đoạn sinh trưởng trước khi phun.
Kết quả được trình bày trong bảng 3.37.
21
Bảng 3.37: Hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật với nhộng giả
của bọ phấn Aleurocanthus spiniferus hại bưởi Diễn tại Từ Liêm - Hà Nội
Hiệu lực thuốc sau phun (%)
Công thức Nồng độ
1 ngày 3 ngày 5 ngày 10 ngày 15 ngày
DK +
Abamectin
0,6 47,0c 71,5 b 88,6 a 92,7 a 89,5 a
Vibaba
50ND
1,15 53,0b 76,0 b 82,8 b 78,6 c 71,3 c
Suprathion
40EC
0,25 65,0a 82,0 a 91,0 a 85,3 b 79,6 b
Trebon
10EC
1,15 58,0b 65,0 c 75,5 c 70,6 d 68,6 c
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có cùng chữ cái theo sau không sai khác nhau ở
mức ý nghĩa 95%. Thí nghiệm tại Từ Liêm, Hà Nội, 2011.
Hiệu quả phòng chống với pha nhộng giả bọ phấn cao nhất là công thức phun
hỗn hợp dầu khoáng và thuốc Abamectin (92,7% sau 10 ngày phun) và đây cũng là
công thức có kết quả kéo dài nhất.
Hiệu quả của thuốc tăng dần ở tất cả các công thức sau phun và mạnh nhất
trong khoảng 5 – 10 ngày. Đến ngày thứ 15 sau phun thì hiệu quả của thuốc ở tất cả
các công thức đều giảm xuống.
3.4.2. Biệ
n pháp sinh học
Tỷ lệ ký sinh của ong Encarsia opulenta Silvestri trên bọ phấn Aleurocanthus
spiniferus Quaintance ngoài tự nhiên.
Khi tiến hành điều tra diễn biến mật độ bọ phấn tại các vườn trồng cây bưởi
Diễn tại Từ Liêm Hà Nội, chúng tôi phát hiện trên các lá có xuất hiện nhiều bọ phấn
Aleurocanthus spiniferus Quaintance bị ong ký sinh. Do đó chúng tôi tiến hành đếm
số lượng nhộng giả bọ phấn bị ký sinh và số ong ký sinh trưởng thành có trên lá để
tính ra t
ỷ lệ ong ký sinh ngoài đồng ruộng.
Tỷ lệ ký sinh của ong (%)
0
5
10
15
20
25
30
35
40
07/01/2009 07/02/2009 07/03/2009 07/04/2009 07/05/2009
Thời gian ĐT
Tỷ lệ ký sinh
%
Tỷ lệ ký sinh của ong (%)
Hình 3.51: Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh Encarsia opulenta trên nhộng giả
bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance tại Từ Liêm, Hà Nội
Tỷ lệ ký sinh của ong Encarsia opulenta ngoài tự nhiên cao nhất vào các tháng
4 và tháng 5, ở giai đoạn quả xanh và quả vào nước. Với tỷ lệ ký sinh tự nhiên cao
nhất lên tới 34,92% trên đồng ruộng vào trung tuần tháng 5 (khi quả đang vào nước)
thì loài ong này hoàn toàn có thể kìm hãm sự phát sinh số lượng bọ phấn gây hại trên
ruộng trồng bưở
i Diễn.
22
3.4.3. Xây dựng mô hình biện pháp phòng chống bọ phấn trên cây bưởi Diễn
3.4.3.1. Mô hình phối hợp (CT1)
Từ mô hình này (CT1) chúng tôi so sánh với mô hình hiện đang được người
nông dân tại địa phương áp dụng (CT2 – Đối chứng) và đánh giá hiệu quả kinh tế của
cả 2 mô hình. Từ đó đưa ra được mô hình hiệu quả nhất trong việc trồng, chăm sóc và
phòng chống bọ phấn hại cây bưởi Diễn.
Chọn giống:
Bưởi Di
ễn, chọn cây giống khỏe được chiết hoặc ghép từ những cây có tuổi cao
(khoảng 10 – 15 năm).
Kỹ thuật canh tác:
- Chúng tôi trồng bưởi vào thời điểm sáng sớm và chiều mát, sau đó trồng cây
che bóng.
- Chọn chân ruộng cao, thoát nước tốt, làm đất kỹ, cày bừa, phơi ải. Lên luống
(hoặc làm mô) cao 30 cm. Khoảng cách giữa 2 luống là 40 cm (rãnh thoát nước).
- Trồng bưởi theo hàng, hàng cách hàng 4 m, mật độ khoảng 650 đến 680 cây/ha.
- Bón lót hố trước khi trồ
ng 30 kg phân chuồng + 1kg Super Lân + 0,5kg vôi
trộn đều với đất. Tưới nước vào sáng sớm và chiều mát.
Kỹ thuật chăm sóc:
- Phát quang bờ bụi khu vực trồng. Tạo tán, đốn tỉa vườn cây đúng chu kỳ. Sau
khi thu hoạch chúng tôi tiến hành loại bỏ những cành đã cho quả, cành bị sâu bệnh,
cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho quả, …
- Định kỳ mỗi tháng 1 lần chúng tôi xới xáo, làm cỏ sạch sẽ quanh vườn để h
ạn
chế ký chủ của bọ phấn và sâu bệnh hại.
- Hai ngày một lần khi cây còn nhỏ và 7 ngày một lần khi cây đã đủ lớn vườn
bưởi được theo dõi, giám sát. Khi phát hiện thấy bọ phấn hoặc các loài dịch hại khác
tiến hành biện pháp phòng chống ngay, tránh sự tích lũy số lượng dịch hại.
Kỹ thuật phun thuốc hóa học
Bưởi Diễn thường bị một số loại sâu bệnh phá hoạ
i như: Bệnh nấm, sâu vẽ bùa,
sâu đục thân, cành, nhện đỏ, bọ phấn, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành,
quả ám khói,… Để phòng chống bọ phấn gây hại chúng tôi tiến hành áp dụng các
biện pháp như sau:
Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành đồng loạt cho các đợt ra lộc tập
trung, cây chóng thành thục.
Khi thiết kế vườn có thiết kế hàng rào bảo vệ bằng thực vật để chắn gió, ng
ăn
chặn bọ phấn xâm nhập vào vườn.
Áp dụng biện pháp canh tác để hạn chế bọ phấn gây hại quả bằng cách dùng bao
để bọc quả lúc quả còn nhỏ. Trồng cây đúng mật độ, không trồng quá dày, không
trồng xen cây là ký chủ của bọ phấn.
Khi mật độ bọ phấn tăng cao có thể dùng Suprathion 40EC với nồng độ 2/1000
(20ml pha trong 10lít nước) phun trong 1-2 lần ở thời kỳ lá non. Hoặc dùng hỗn hợp
25,5% dầu khoáng + hoạt chất Abamectin 0,6% để phun. Lưu ý phun mặt dưới của lá
là chính vì bọ phấn trú ngụ chủ yếu tại đây. Khi phun thuốc chúng tôi áp dụng phương
pháp 4 đúng (Đúng thuốc, đúng liều lượng nông độ, đúng cách, đúng lúc).
Bảo vệ, khích lệ thiên địch:
23
Khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của các loài thiên địch
của bọ phấn.
3.4.3.2. Mô hình của người nông dân (CT2 – Đối chứng)
Giống:
Người nông dân thường trồng vườn tạp, trong vườn bưởi Diễn thường có cả
cam, quýt,…
Tuổi cây:
Trong vườn thường không thống nhất về tuổi cây, bưởi thường được trồng từ 4
đến 8 năm.
Chăm sóc:
Ng
ười nông dân tại Hà Nội chăm sóc vườn cây khá tốt, tuy nhiên đôi khi lại thái
quá như: Bón quá nhiều phân hóa học, tưới nước quá nhiều hay trồng với mật độ dày
đặc (cây cách cây 3m x 3m hoặc 3m x 2m).
Người nông dân thường chỉ bón cho cây các loại phân bón hóa học, rất ít phân
hữu cơ vì phân hóa học dễ mua, dễ sử dụng hơn. Điều này dẫn tới việc thoái hóa đất
và giảm năng suất quả ở những năm tiếp theo, đồ
ng thời mẫu mã quả không đẹp, chất
lượng giảm.
Phun thuốc hóa học:
Người nông dân có thói quen phun thuốc bất kỳ lúc nào khi thấy có sâu bệnh hại
xuất hiện. Đồng thời họ phun thuốc không có chọn lọc loại thuốc, chỉ cần theo khuyến cáo
trên bao bì của nhà sản xuất, không cần ngưỡng, phun liên tục từ 3 đến 5 ngày, nhiều lần,
đến khi thấy hết sâu bệnh thì thôi.
Bảo vệ thiên địch:
Ng
ười nông dân chưa có thói quen bảo vệ các loài thiên địch tự nhiên trên đồng
ruộng. Thậm chí họ chưa có khái niệm về thiên địch. Họ phun các loại thuốc hóa học
có độ độc cao, phổ rộng, hiệu lực kéo dài.
3.4.3.3. Đánh giá tác động của các mô hình
Sau khi thu hoạch sản phẩm trên 2 mô hình, chúng tôi tiến hành so sánh, đánh giá
hiệu quả và phân tích sự sai khác giữa hai mô hình thử nghiệm CT1 và CT2 như sau:
- Khi trồng vườn cây từ những cây giống khỏe mạnh thì việ
c mất khoảnh phải trồng
dặm lại là rất ít xảy ra. Đồng thời cây có khả năng chống chịu tốt hơn với dịch hại.
- Khi trồng vườn cây đúng mật độ khoảng cách, có luống cao, thẳng hàng lối thì
cây sẽ khỏe mạnh hơn do được quang hợp tốt hơn, chủ động tưới tiêu, không bị ngập
úng và cũng sẽ dễ chăm sóc hơn.
-
Bón phân cân đối, hợp lý sẽ giúp cho cây hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cũng là
tiết kiệm được chi phí đầu tư sảm xuất. Thêm vào đó việc đốn tỉa tạo tán được thực
hiện đúng chu kỳ sẽ giúp cây cho năng suất cao hơn và phẩm chất tốt hơn.
- Hạn chế tối đa việc phun thuốc hóa học sẽ giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên,
bảo vệ các loài thiên địch,
đồng thời tiết kiệm đáng kể công lao động và chi phí kinh tế.
Từ đó chúng ta có thể thấy hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của mô hình CT1
cao hơn hẳn.
24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Thành phần bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn tại Hà Nội gồm 10 loài thuộc họ
Aleyrodidae, bộ Homoptera. Trong đó 2 loài Aleurocanthus spiniferus Quaintance và
Aleurocanthus woglumi Ashby là loài gây hại chủ yếu.
2. Loài ong ký sinh Encarsia opulenta đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa
mật độ bọ phấn trên ruộng trồng bưởi Diễn. Vòng đời trung bình của ong ký sinh
Encarsia opulenta là 26,77 ± 0,84 ngày ở nhiệt độ 25,2 – 28,5 và ẩm độ 70,3 – 81,7.
3. Giai đ
oạn sinh trưởng của cây trồng có ảnh hưởng đến diễn biến số lượng của
bọ phấn. Cây 10 năm tuổi trở lên bị hại nặng hơn cây 5 năm tuổi. Mật độ bọ phấn
trên cây bưởi Diễn cao hơn trên cây bưởi Đoan Hùng. Mật độ bọ phấn trên vườn
trồng thuần bưởi Diễn thấp hơn trên vườn có trồng xen canh với cây trồng khác.
4. Vòng đời trung bình c
ủa bọ phấn Aleurocanthus spiniferus Quaintance là
72,05±1,72 ngày ở nhiệt độ là 21,1
o
C và ẩm độ là 74,2%. Ở mức nhiệt độ là 21,4
o
C
và ẩm độ là 82,7% thì số trứng trung bình thu được trên một con cái là cao nhất
(74,33±4,81 quả) và tỷ lệ nở cũng cao nhất (86,11%). Nhiệt độ càng tăng thì số trứng
TB/con cái và tỷ lệ nở giảm đi.
5. Vòng đời Trung bình của bọ phấn Aleurocanthus woglumi Ashby là
67,92±1,78 ngày ở nhiệt độ là 21,2
o
C và ẩm độ là 74,2%. Ở mức nhiệt độ 21,4
o
C và
ẩm độ 82,4% thì số trứng trung bình thu được trên một con cái là cao nhất
(105,55±6,42 quả) và tỷ lệ nở cũng cao nhất (84,44%). Nhiệt độ càng tăng thì số
trứng TB/con cái và tỷ lệ nở giảm đi.
6. Để phòng trừ bọ phấn hại bưởi Diễn nên dùng hỗn hợp 25,5% dầu khoáng +
hoạt chất Abamectin 0,6% để phun. Hoặc dùngthuốc Suprathion 40EC với nồng độ
2/1000 (20ml pha trong 10lít nước) phun trong 1-2 lần ở thời kỳ lá non. Khi phun
thuốc c
ần áp dụng phương pháp 4 đúng (Đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng
cách, đúng lúc). Đồng thời bảo vệ, khích lệ các loài kẻ thù tự nhiên của bọ phấn trong đó
có loài ong Encarsia opulenta.
ĐỀ NGHỊ
+ Sử dụng kết quả nghiên cứu về bọ phấn hại trên cây bưởi Diễn làm tài liệu tập
huấn cho các lớp khuyến nông, tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Bảo vệ
thực v
ật, trồng trọt của trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam.
+ Bảo vệ, khích lệ loài thiên địch nói chung, cũng như loài ong ký sinh Encarsia
opulenta Silvestri nói riêng có ý nghĩa trong điều hoà số lượng bọ phấn trên vườn
bưởi Diễn. Tiếp tục nghiên cứu các loài thiên địch khác của bọ phấn trên cây có múi.
25
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LÊ LÂN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ PHẤN HỌ ALEYRODIDAE,
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, SINH THÁI
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 2 LOÀI BỌ PHẤN
ALEUROCANTHUS SPINIFERUS QUAINTANCE,
ALEUROCANTHUS WOGLUMI ASHBY
HẠI TRÊN CÂY BƯỞI DIỄN TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 62 62 01 12
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI – 2013