Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Dự án KDQT trường ĐH Kinh Tế TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN
BỘ MÔN DỰ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ
NHÓM 1


ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

DỰ ÁN:
WORKSHOP “THÂU SẮC”: KẾT NỐI, CHIA SẼ VÀ VƯỢT
QUA KHỦNG HOẢNG, CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ THÔNG
QUA HỘI HỌA

Giảng viên: Ngơ Thị Ngọc Huyền
Mã lớp học phần: 23D1BUS50301303
Khóa – Lớp: K46 – IBC06
Nhóm sinh viên: 1

TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 06 năm 2023
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÓM 1
2


3

Họ và tên



MSSV

Đóng góp

Nguyễn Minh Khơi

31201020419

100%

Nguyễn Thanh Ngân

31201020610

100%

Võ Hồng Nghi

31201026121

100%

Trần Triều Khang

31201021702

100%

Đào Trung Đức


31201021674

100%

Nguyễn Lê Cẩm Tú

31201022151

100%


MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN.............................................................................................6
1.1

Bối cảnh chung...................................................................................................................6

1.2

Thông tin dự án..................................................................................................................6

PHẦN 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ...........................................................................................................8
2.1 Đăng kí tổ chức........................................................................................................................8
2.2 Các hạng mục cần được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền.............................................8
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ..............................................9
3.1 Mục tiêu của khảo sát..............................................................................................................9
3.2 Thang đo...................................................................................................................................9
3.3 Kết quả khảo sát.....................................................................................................................10
3.3.1 Nhu cầu thị trường.........................................................................................................10

3.3.2 Tệp khách hàng...............................................................................................................15
3.3.3 So sánh những dự án hiện có trên thị trường và tiềm năng của dự án "Thâu Sắc" 20
3.3.4 Các cân nhắc thay đổi.....................................................................................................22
3.3.5 Đặc tính của dự án “ Thâu sắc”....................................................................................22
PHẦN 4: KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ.......................................................................................26
4.1 Hình thức tổ chức..................................................................................................................26
4.2 Cơng nghệ - Kỹ thuật - Trang thiết bị...................................................................................30
4.2.1 Trang thiết bị của người tham gia.................................................................................30
4.2.2 Trang thiết bị của ban tổ chức dự án, giảng viên........................................................30
PHẦN 5: MƠ HÌNH KINH DOANH TẠO TÁC ĐỘNG XÃ HỘI.............................................32
PHẦN 6: TỔ CHỨC – NHÂN LỰC............................................................................................35
PHẦN 7: TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH............................................................37
7.1 Giả định bán hàng..................................................................................................................37
7.2 Tài sản cố định.......................................................................................................................42
7.3 Ước lượng chi phí và giá bán sản phẩm...............................................................................44
7.3.1 Tranh thành phẩm..........................................................................................................46
7.3.2 Nước giải khát.................................................................................................................47
7.4 Báo cáo thu nhập dự kiến......................................................................................................49
7.5 Vốn cần thiết...........................................................................................................................50
7.6 Nguồn tiền và sử dụng tiền....................................................................................................52
4


7.7 Phân tích điểm hịa vốn..........................................................................................................52
7.7.1 Tỷ lệ số dư đảm phí........................................................................................................52
7.7.2 Chi phí cố định trong một tháng...................................................................................53
7.7.3 Doanh số hịa vốn............................................................................................................53
PHẦN 8: TỔ CHỨC CƠNG VIỆC..............................................................................................54
8.1 Phân rã cơng việc WBS (thời gian, trình tự)........................................................................54
8.2 Sơ đồ mạng dự án của những công việc quan trọng............................................................55

8.3 Phân bổ nguồn lực và chi phí cho từng hoạt động...............................................................58
8.4 Gantt Chart khi đã phân bổ nguồn lực.................................................................................61
8.5 Xây dựng bảng Resource Usage, Time-phase budget và Cumulative baseline budget......62
8.5.1 Resource Usage...............................................................................................................62
8.5.2 Ngân sách theo giai đoạn thời gian (Time-phase budget)...........................................64
8.5.3 Cumulative baseline budget...........................................................................................66
PHẦN 9: QUẢN TRỊ RỦI RO.....................................................................................................69
9.1 Nhận diện rủi ro.....................................................................................................................69
9.2 Đánh giá rủi ro.......................................................................................................................70
9.3 Phát triển giải pháp ứng phó rủi ro.......................................................................................71

5


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1 Bối cảnh chung
Tên dự án: DỰ ÁN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH WORKSHOP “THÂU SẮC”: KẾT NỐI,
CHIA SẼ VÀ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG, CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ THƠNG QUA HỘI
HỌA
Mơ tả dự án:
Trong cuộc sống hiện đại, người trẻ hiện nay đối mặt với nhiều áp lực và chấn thương tâm lý đến
từ nhiều nguyên nhân. Những người đang chịu đựng những nỗi đau và trầm cảm thường có xu
hướng tìm cách để giải quyết vấn đề của chính mình và khiến bản trở nên bình thường trong mắt
mọi người xung quanh. Việc vượt qua nỗi đau và trầm cảm sẽ không thể thực hiện được nếu
thiếu đi việc chia sẻ chúng với sự đồng cảm sâu sắc. Nhưng những người bình thường khó có thể
hiểu và cảm thơng cho họ. Rất ít mối quan hệ và cộng đồng xung quanh có thể lắng nghe và chia
sẻ nỗi đau này.
Dự án này là một chương trình workshop được thiết kế để giúp mọi người vượt qua những khó
khăn trong cuộc sống thơng qua trải nghiệm nghệ thuật hội họa. Chương trình sẽ tập trung vào
việc chia sẻ và kết nối để tạo ra một mơi trường an tồn, nơi mọi người có thể thảo luận về

những nỗi đau mà họ đang đối mặt. Dự án khơng nằm mục đích chữa trị bệnh lý mà tập trung tạo
ra một môi trường thoải mái, lý tưởng cho các khách hàng có thể cải thiện tình trạng tinh thần
của bản thân cùng với thúc đẩy sự kết nối và đồng cảm giữa những người trong cùng một cộng
đồng đang chịu đựng và khơng có nơi sẻ chia những nỗi niềm của bản thân.
Hội hoạ từ lâu đã là một cách rất tốt để giải trí, giảm stress và bộc lộ tâm trạng. Dự án không tập
trung vào nâng cao khả năng nghệ thuật hội hoạ mà chỉ xem hội hoạ như công cụ và điểm tựa để
mọi người bắt đầu bộc lộ câu chuyện của chính mình.
1.2 Thơng tin dự án


Chương trình workshop sẽ được tổ chức ổn định hằng tuần với các hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Giới thiệu về nghệ thuật hội họa và các kỹ thuật cơ bản. Nhóm khởi sự dự

án mời các sinh viên trong ngành hội hoạ hướng dẫn người tham gia những kiến thức cơ bản để
thực hiện tác phẩm của họ.

6




Hoạt động 2: Thực hành hội họa, người tham gia sử dụng chất liệu được chuẩn bị sẵn để

vẽ bức tranh về câu chuyện và nỗi đau của chính mình. Người tham gia được khuyến khích bộc
lộ và vẽ đa dạng chủ đề, khơng rập khn.


Hoạt động 3: Người tham gia sẽ chia sẻ và lắng nghe về những trải nghiệm và cảm xúc

của mỗi người thông qua bức tranh của họ. Thảo luận về những kinh nghiệm vượt qua nỗi đau

trong q trình tham gia.


Hoạt động 4 (khơng bắt buộc): Tham quan triển lãm tranh
-



Mục tiêu của chương trình là giúp mọi người:
Tạo ra một mơi trường an tồn để chia sẻ và kết nối với những người khác có cùng hồn

cảnh để vượt qua những khó khăn tâm lý.


Phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân và xây dựng một cộng đồng hỗ trợ cho nhau

những lúc khó khăn.


Đem lại nguồn thu để đóng góp cho những quỹ, tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ bệnh nhân

trầm cảm.
Chương trình này sẽ được tham khảo ý kiến bởi một số các chuyên gia về tâm lý và nghệ thuật
hội họa. Họ sẽ cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình tham gia chương trình.
-

Đối tượng tham gia:

Chương trình sẽ mở rộng cho mọi người, bao gồm cả những người đã và đang trải qua các khó
khăn trong cuộc sống tinh thần, những người quan tâm đến nghệ thuật và những ai muốn tìm

kiếm một cộng đồng hỗ trợ. Chủ yếu là người trẻ đang tìm kiếm một khơng giản để “khơng ở
một mình và bị bỏ lại phía sau”.
-

Các mục tiêu và chỉ số tài chính:

Lợi nhuận mục tiêu: 12-15%
Vốn: <300 triệu VND, chủ đầu tư sẽ là các thành viên cùng thực hiện dự án và tài trợ từ các quỹ
cộng đồng, xã hội hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm
Hoạt động tạo ra doanh thu:
+ Thu tiền nước của mỗi người tham gia
+ Workshop được tổ chức miễn phí vé tham gia cho mọi người, chỉ cần đặt lịch trước. Mỗi người
thực hiện xong bức tranh của mình sẽ được hỏi liệu họ có muốn lấy tranh về hay khơng. Nếu có
người tham gia sẽ được u cầu đóng một khoảng phí cho chất liệu và khơng gian của workshop.
Đó là một nguồn thu của tổ chức để duy trì hoạt động.
7


+ Đối với những trường hợp tranh không được lấy về sẽ được sưu tầm và tập hợp để tổ chức
triển lãm, đấu giá 2 tuần/1 lần.

PHẦN 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ
2.1 Đăng kí tổ chức
Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm nghệ thuật như trên, tổ chức cần có tư cách pháp nhân rõ
ràng chịu trách nhiệm cho các hoạt động và nghĩa vụ của mình đối với các tác động xã hội. Vì
mục tiêu có lợi nhuận và kinh doanh bền vững, tổ chức sẽ được đăng kí Giấy phép kinh doanh
với loại hình Cơng Ty TNHH.
2.2 Các hạng mục cần được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền
Để mở được các buổi hoạt động dạy vẽ (tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ), tổ chức cần nộp
01 bộ hồ sơ đầy đủ đến bộ phận một cửa - Sở giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí MInh. Tại đây,

chuyên viên thẩm định hồ sơ và trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp
lệ, Sở sẽ quyết định cấp giấy phép hoạt động cho tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ.
Thủ tục chính thức được tham khảo và tuân thủ dựa trên:
Thông tư số 04/2014/ TT- BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành
quy định quản lý hoạt động Giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
Công văn Số: 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn triển khai
thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX.
Ngồi ra, vì trong các hoạt động của tổ chức có các nội dung liên quan đến nghệ thuật hội hoạ và
triển lãm, vì vậy cần Sở văn hóa thể thao và Du lịch có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm cho
cá nhân, tổ chức thuộc tại địa phương. Các quy định chính thức được tham khảo từ Nghị định
113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật. Thêm vào đó, tổ chức cần tuần thủ các điều kiện về địa
điểm tổ chức phải có diện tích phù hợp với tính chất và quy mơ của hoạt động nghệ thuật, triển
lãm; đảm bảo trật tự, an ninh, an tồn xã hội, an tồn giao thơng và vệ sinh mơi trường; đảm bảo
các điều kiện phịng, chống cháy nổ.

8


PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ
3.1 Mục tiêu của khảo sát
Thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tại Việt Nam, hiện có
khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, số người
tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36,000 – 40,000 người (nguồn: Báo Lao Động, 2021).
Với tỷ lệ trên cứ 100 người thì có đến 30 mắc các vấn đề rối loạn tâm thần. Nhận thấy điều đó,
nhóm khảo sát đã đưa ra một ý tưởng cho dự án “THÂU SẮC” - với mục đích là chữa lành, chia
sẻ những thơng điệp tích cực thơng qua từ những bức tranh vẽ.
Do đó, để thuận tiện hơn cho việc đánh giá tiềm năng của dự án và đưa ra những chiến lược thích
hợp trong giai đoạn mở đầu này. Nhóm dự án đã quyết định xây dựng một bài khảo sát ngắn gọn
nhằm khảo sát và thu thập thơng tin để hiểu rõ hơn tình hình của khách hàng hiện nay (về độ
tuổi, giới tính, mức độ ảnh hưởng các vấn đề về tâm lý..), nhu cầu của mọi người về các hoạt

động được tổ chức tại buổi workshop (nhu cầu mua tranh, thưởng thức nước uống...) sẽ tác động
như thế nào đối với việc tổ chức một loại hình dịch vụ mà nhóm dự án muốn hướng tới và xây
dựng trong tương lai. Tiếp đến là thang đo các mức độ về tình hình khảo sát của dự án.
3.2 Thang đo
Hình thức mà nhóm lựa chọn là khảo sát trực tuyến qua Google Form do tính thuận tiện cũng
như dễ tổng hợp của ứng dụng. Nhóm sử dụng hình thức trả lời bằng thang đo Likert kết hợp với
chọn trắc nghiệm, trắc nghiệm nhiều đáp án và trả lời tự luận ở nhiều câu hỏi khác nhau nhằm tối
ưu hóa hiệu quả khảo sát.
Đầu tiên nhóm lên ý tưởng và chia các câu hỏi thành 6 phần khác nhau nhằm khảo sát chi tiết
cho từng mục theo nhu cầu của dự án. 6 phần bao gồm lần lượt là:
● Về bản thân của bạn

9


Ở phần này nhóm tập trung khai thác các quan điểm và trải nghiệm cá nhân của người
khảo sát thông qua các câu hỏi về suy nghĩ và trải nghiệm của họ đối với stress, suy nghĩ
tiêu cực và sự khó khăn trong việc chia sẻ tâm sự với mọi người.
● Nhu cầu và cách thức học vẽ
Ở phần này nhằm khảo sát xem hình thức vẽ tranh mà nhóm lựa chọn liệu có thực sự phù
hợp với nhu cầu trên thị trường hay không và các dạng lớp học vẽ mà khách hàng yêu
thích nhất.
● Nhu cầu tham gia workshop và khả năng chi trả
Ở phần này nhóm tập trung vào việc khảo sát xem liệu mọi người có thực sự cảm thấy
hình thức tổ chức lớp học theo kiểu workshop có thực sự phù hợp và khả năng chi trả của
các khách hàng cho các buổi workshop đó.
● Mối quan tâm đến các cuộc triển lãm tranh
Nhóm cũng muốn khảo sát xem hình thức áp dụng việc sử dụng tranh của các khách hàng
để tạo thành một buổi triển lãm thì liệu mọi người có thực sự quan tâm hay không thông
qua các câu hỏi để khảo sát mức độ yêu thích của mọi người đối với triển lãm tranh.

● Ý định sử dụng dịch vụ kèm theo
Theo dự kiến của nhóm, nhóm có ý định muốn bán một số sản phẩm kèm theo (cụ thể là
nước) nên nhóm cũng khảo sát xem liệu mọi người có sẵn lịng sử dụng dịch vụ kèm theo
này hay khơng.
● Thơng tin cá nhân
Phần này nhóm chủ yếu hỏi các câu hỏi liên quan đến nhân khẩu học để nhằm xác định
tệp khách hàng tiềm năng của dịch vụ.
Về cỡ mẫu, do bài khảo sát được thực hiện khá gấp rút nên nhóm chỉ gói gọn số mẫu thu thập dự
kiến từ 100-120 mẫu với chủ đích chính là đối tượng sinh viên và người đi làm.

10


3.3 Kết quả khảo sát
3.3.1 Nhu cầu thị trường
Dịch vụ mà nhóm cung cấp thực chất được gói gọn khá nhỏ và tệp khách hàng khơng q lớn, vì
vậy nhóm muốn khảo sát liệu số lượng người có nhu cầu tham gia các dạng workshop vẽ như
vầy có thực sự nhiều và liệu dự án có tiềm năng phát triển hay khơng. Đầu tiên do mục đích cốt
lõi của dự án được tạo ra nhằm giúp cho những những cá nhân đang cảm thấy stress, áp lực được
giải tỏa và điều chỉnh tâm trạng của mình nên nhóm đã khảo sát xem liệu số người đã và đang
cảm thấy stress và có suy nghĩ tiêu cực có nhiều khơng và liệu họ có thể tự giải quyết vấn đề của
mình hay khơng.

Biểu đồ 1: Khảo sát tình trạng đã từng stress của người tham gia
Nguồn: Google Form (phụ lục 1)

Biểu đồ 2: Khảo sát mức độ chia sẻ chuyện buồn/ áp lực của người tham gia khảo sát với
người khác
11



Nguồn: Google Form (phụ lục 1)

Biểu đồ 3: Khảo sát tình hình của người khảo sát có khó khăn trong việc chia sẻ tâm sự của
mình với người thân và bạn bè, thay vào đó cảm thấy dễ dàng hơn khi chia sẻ với người lạ
có cùng hồn cảnh
Nguồn: Google Form (phụ lục 1)
Kết quả là có đến 97.4% người tham gia khảo sát trả lời đã từng cảm thấy stress và suy nghĩ tiêu
cực trong cuộc sống, đây là một con số rất lớn cho thấy được vấn đề mà phần lớn mọi người
đang gặp phải, đồng thời cũng cho thấy được tiềm năng của dự án khi số lượng người đang gặp
phải vấn đề tâm lý khá nhiều. Bên cạnh đó khảo sát cịn cho thấy đa phần mọi người tuy có nhiều
tâm sự nhưng lại rất khó để tâm sự với người thân và bạn bè, có đến 16.4% người tham gia khảo
sát trả lời hoàn toàn khơng chia sẻ tâm tư và có đến 65.5% người trả lời có chia sẻ nhưng khơng
thường xun. Có thể thấy đây là một con số khá cao khi đến 84.4% số người tham gia khảo sát
gặp khó khăn trong việc tâm sự và chia sẻ với người thân dù đây là cách tốt nhất để có thể giải
tỏa tâm trạng của bản thân. Thay vào đó, số lượng người tham gia trả lời họ cảm thấy dễ dàng
hơn với việc tâm sự với người lạ lên đến 62.9% , đây cũng là cách thức mà nhóm muốn hướng
tới.

12


Biểu đồ 4: Khảo sát những hoạt động mà đối tượng khảo sát muốn làm nhưng chưa có điều
kiện để thử
Nguồn: Google Form (phụ lục 1)

Biểu đồ 5: Khảo sát việc học vẽ của người khảo sát từ trước đến nay

Nguồn: Google Form (phụ lục 1)


13


Biểu đồ 6: Khảo sát tình hình, yêu cầu học vẽ của người khảo sát khi tham gia lớp học
Nguồn: Google Form (phụ lục 1)
Bên cạnh đó, nhóm cũng ghi nhận số lượng muốn học vẽ của mọi người rất lớn. Cụ thể với câu
hỏi hoạt động nào bạn muốn làm nhưng chưa có điều kiện để thử có đến 53 người trả lời muốn
học vẽ tranh dù đây là câu hỏi mở và nhóm để các tùy chọn khá đa dạng cho mọi người lựa chọn.
Khảo sát cũng cho thấy có đến 47.4% số người khảo sát đã từng học vẽ, điều đó cho thấy mối
quan tâm của mọi người đối với bộ môn vẽ là khá lớn. Tuy nhiên họ lại khơng đủ điều kiện (có
thể là về nguyên vật liệu, giáo viên hướng dẫn...) để trải nghiệm, điều mà dự án của nhóm có thể
cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất. Mọi người cũng bày tỏ sự yêu thích nhiều nhất với thể loại vẽ tự
do có giáo viên hướng dẫn với 62 người tham gia chọn (53.4%) - thể loại mà nhóm đang muốn
hướng tới vì vẽ tự do sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người trong việc sáng tạo và giải tỏa tâm
trạng.

Biểu đồ 7: Khảo sát về việc tham dự triễn lãm tranh trong quá khứ
14


Nguồn: Google Form (phụ lục 1)

Biểu đồ 8: Khảo sát ý kiến cá nhân của người tham gia khảo sát về triển lãm tranh
Nguồn: Google Form (phụ lục 1)
Nhóm cũng có khảo sát nhu cầu đi triển lãm của mọi người, kết quả cho thấy có đến 74.1%
người tham gia khảo sát đã từng đi hoặc có dịp chắc chắn sẽ thử, đồng thời cũng có đến 72 người
(62.1%) trả lời cảm thấy đi triển lãm vô cũng thú vị - đây là một con số khá lớn và nhóm cũng
thấy phương án tạo các buổi triển lãm là khả thi và có thể thực hiện.
Tổng kết lại nhóm đưa ra kết luận nhu cầu đối với loại hình dịch vụ mà nhóm đưa ra là khá lớn
khi mà có lượng lớn người khảo sát rất có hứng thú đối với việc học vẽ và mọi người cũng thích

việc chia sẻ tâm sự của mình với người lạ.
3.3.2 Tệp khách hàng
Xét về mối quan tâm: Sau khi tiếp nhận khảo sát từ nhiều nguồn khác nhau thì tệp khách hàng
chủ yếu mà nhóm dự định hướng đến là các bạn trẻ có độ tuổi từ 19 - 23 tuổi chiếm đến 82.8%
trong tổng số khảo sát được gửi. Trong đó chỉ tính sinh viên thì đã chiếm đến tỷ lệ 91.49%.

15


Biểu đồ 9: Khảo sát độ tuổi của người tham gia khảo sát
Nguồn: Google Form (phụ lục 1)

Biểu đồ 10: Khảo sát tình hình của người khảo sát có độ tuổi từ 19 – 23 có khó khăn trong
việc chia sẻ tâm sự của mình với người thân và bạn bè, thay vào đó cảm thấy dễ dàng hơn
khi chia sẻ với người lạ có cùng hồn cảnh
Nguồn: phân tích từ Google Form (phụ lục 1)
Dù độ tuổi có phần trẻ hóa hơn, nhưng các bạn trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc chia sẻ câu
chuyện của chính mình. Con số 37% nói lên nhiều bạn vẫn cứ ơm những câu chuyện bên trong
của chính mình, khơng dám nói lên hay chia sẻ với bất kỳ ai.

Biểu đồ 11: Khảo sát về việc truyền tải những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng và nỗi đau tinh
thần bằng việc vẽ tranh và chia sẻ chúng cho một nhóm những người lạ có cùng hồn cảnh
với mình thì sẽ được phần nào xoa dịu và đồng cảm

16


Nguồn: phân tích từ Google Form (phụ lục 1)
Chính vì thế, dự án dùng phương pháp vẽ tranh để giúp nói lên tâm trạng của mọi người. Qua
khảo sát, có thể thấy được rằng người khảo sát sẽ có ý định chia sẻ tâm trạng của mình nếu gặp

phải các vấn đề về tâm lý với tỷ lệ “có” đã tăng lên 88%. Thông qua những bức vẽ mà họ được
tiếp xúc, vẽ lên tâm trạng của mình. Đó sẽ là một chất xúc tác mạnh mẽ hơn cho họ bắt đầu câu
chuyện của chính mình, dễ dàng bộc lộ bản thân mình với những người xa lạ hơn vì họ đều có
điểm chung với nhau.

Biểu đồ 12: Khảo sát mức độ quan tâm của tệp khách hàng từ 19 - 23 tuổi khi có sự kiện
như dự án “Thâu Sắc” được diễn ra
Nguồn: phân tích từ Google Form (phụ lục 1)
Trong tệp khách hàng trên thì nhóm 19-23 tuổi khi làm khảo sát có sự quan tâm nhất định đến
những sự kiện tương tự. Mức đánh giá chủ yếu ở thang điểm 4 và 5 (chiếm gần 71%). Nhận thấy
rằng, giới trẻ vẫn có sự quan tâm nhất định với mơ hình workshop mà nhóm đề xuất.
Xét về nhu cầu và cách thức học vẽ:

17


Biểu đồ 13: Khảo sát thời gian nên tổ chức một buổi workshop bao gồm những hoạt động
hướng dẫn - vẽ tranh - chia sẻ
Nguồn: phân tích từ Google Form (phụ lục 1)
Qua khảo sát về số giờ mà người tham gia sẵn sàng bỏ ra để tham gia, có thể thấy, yếu tố đang
chiếm tỷ lệ cao nhất nằm ở khung giờ từ 1 – 2 giờ chiếm 42% khảo sát và tiếp đến là 39% có số
thời gian kéo dài từ 2 – 3 giờ. Nhìn chung tỷ lệ số lượng thời gian tổ chức cho một buổi
workshop có thể kéo dài từ 1 – 3 giờ cũng là điều hoàn toàn hợp lý.

Biểu đồ 14: Khảo sát mức độ đồng tình cho một buổi dạy vẽ kết hợp với vẽ tranh theo chủ
đề
Nguồn: phân tích từ Google Form (phụ lục 1)
Việc tổ chức một buổi dạy vẽ kết hợp với vẽ tranh theo chủ đề thì là một ý tưởng khá hay trong
quá trình hoạt động. Dự án sẽ có những chủ đề riêng cho từng buổi khác nhau. Điều đó sẽ hấp
18



dẫn được người tham gia, khiến họ tìm hiểu liệu những buổi hoạt động tiếp theo sẽ diễn ra với
chủ đề gì và liệu có thể thu hút được sự chú ý từ họ hay không.
Xét về nhu cầu tham gia workshop và khả năng chi trả

Biểu đồ 15: Khảo sát mức độ đồng tình của người khảo sát cho việc mua lại thành phẩm
tranh sau khi hoàn thành
Nguồn: phân tích từ Google Form (phụ lục 1)

Biểu đồ 16: Khảo sát số tiền sẵn sàng chi trả tối đa để mua lại thành phẩm tranh
Nguồn: phân tích từ Google Form (phụ lục 1)
Hơn nữa số lượng người tham gia sẵn sàng sở hữu một bức tranh mà họ tự sáng tạo ra cũng khác
nhau. Có đến 72% những người tham khảo sát sẵn sàng đem bức tranh về nhà với mức độ chấp
nhận tuyệt đối trên thang 5 là 28% và thang 4 là 44%. Ngoài ra, những người đồng ý chi trả để
mua lại thành phẩm trung bình có thể trả từ 100.000 – 200.000 VNĐ cho một bức tranh.
19


Biểu đồ 17: Khảo sát số lượng người tham gia đồng tình sẵn sàng chi trả cho một phần
nước
Nguồn: phân tích từ Google Form (phụ lục 1)

Biểu đồ 18: Khảo sát mức giá nước mà người tham gia sẵn sàng chi trả
Nguồn: phân tích từ Google Form (phụ lục 1)
Trong số những người tham gia khảo sát trong độ tuổi từ 19-23 tuổi thì số người sẵn sàng chi trả
thêm cho một phần nước khi tham gia workshop lên đến 92% và trong đó mức giá mà họ sẵn
sàng chi trả chiếm ưu thế từ 10 – 25 nghìn VND với tỷ lệ 47% và 25 – 40 nghìn VND với tỷ lệ
49%
Dựa trên những phân tích mà nhóm thu thập được thì việc so sánh với ý kiến khách hàng và

những dự án hiện có cũng có sự chênh lệch khác biệt. Chính vì vậy, nhóm sẽ tìm hiểu thêm
thơng tin về dự án hiện có để so sánh với dự án của chính mình, từ đó đưa ra được những điểm
vượt trội và giúp tối ưu hóa chi phí hơn trong q trình thực hiện dự án.
20



×