Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Xemtailieu phan tich mo hinh kinh doanh cua amazon com (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.05 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

Page | 1


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là sự phát triển của
công nghệ thông tin, Thương mại điện tử cũng ra đời và phát triển nhanh chóng trên tồn thế giới,
trong đó có Việt Nam. Nó được xem như là sự phát triển tất yếu của nền “kinh tế số hố” và “xã hội
thơng tin”.
Thương mại điện tử bao trùm phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế - xã hội, mang lại nhiều
lợi ích và đồng thời cũng mang đến thách thức cho người sử dụng.
Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng trên tồn cầu, nhất là ở các nước công nghiệp
phát triển,những nước có nền kinh tế đang phát triển cũng đã và đang tham gia Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử mang lại lợi ích tiềm tàng giúp người tham gia thu được thông tin phong
phú về thị trường và đối tác,giảm được chi phí, mở rộng quy mơ doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ kinh
doanh…
Trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều mơ hình ứng dụng thành cơng thương mại điện tử vào trong
kinh doanh, đem lại lợi nhuận khổng lồ, đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế. Và trong số
đó khơng thể khơng nhắc đến amazon.com, một trang web B2C điển hình. Do đó chúng em quyết
định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MƠ HÌNH KINH DOANH CỦA AMAZON.COM” để tìm hiểu
cách thức tiến hành hoạt động cũng như bí quyết làm nên thành cơng của amazon, đồng thời rút ra
những kinh nghiệm cho sự phát triển của thương mại điện tử của Việt Nam.

Page | 2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AMAZON.COM
1.

Lịch sử hình thành và phát triển Amazon.com



Jeffrey Bezos, là đại diện sáng giá nhất của cuộc cách mạng thương mại điện tử, là tổng giám
đốc điều hành đồng thời là cha đẻ của Amazon.com. Công ty ông sáng lập trở thành nhãn hiệu
thương mại trực tuyến được biết đến nhiều nhất trên thế giới và ông sở hữu khối tài sản lên tới 8,2tỷ
USD chỉ sau 14 năm thành lập.Vào khoảng năm 1994 khi tốc độ phát triển của Internet là
2300%/năm, mặc dù khơng có kinh nghiệm về bán hàng cũng như khơng nhiều hiểu biết về
Internet, nhưng Jeffery Bezos đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng. Và ơng nhận
thấy việc tìm kiếm tài liệu khó khăn nên ông đã nảy sinh ý tưởng bán sách qua mạng. Và cũng năm
đó, Amazon.com ra đời, cơng ty này ban đầu được đặt tên là Cadabra.Inc, nhưng tên này đã được
thay đổi khi người ta phát hiện ra rằng đôi khi mọi người nghe tên là “Cadaver” (“tử thi”). Tháng
7/1995, tên gọi Amazon.com được chọn vì Amazon là tên con sông lớn nhất thế giới. Cho nên tên
gọi gợi lên quy mơ lớn và cũng một phần vì nó bắt đầu bằng “A” , sẽ hiện lên đầu danh sách chữ
cái. Trụ sở chính của cơng ty đặt tại thành phố Seatle, bang Washington. Vào ngày 16/7/1995
Amazon được đưa lên mạng như một nhà sách trực tuyến với mục tiêu sử dụng Internet để chuyển
hoạt động mua sách sang một hình thức nhanh nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều lợi ích nhất có
thể. Quyển sách đầu tiên mà Amazon.com bán là Fluid Concept and Creative Analogies của tác giả
Mỹ Douglas Hofstadter. Ngày 15/5/1997 Amazon cổ phần hóa cơng ty. Amazon.com phát hành cổ
phiếu lần đầu tiên và đăng ký trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ với ký hiệu AMZN
và có mức giá 18USD/cổ phần.
Từ một nhà sách trực tuyến ban đầu, chỉ chuyên bán sách, Amazon.com trở thành một tạp hóa
trực tuyến với đủ sản phẩm từ cao cấp đến bình dân phát triển nhanh như vũ bão, Amazon.com đã
đa dạng hóa các mặt hàng, thêm nhiều sản phẩm khác như hệ thống video gia dụng, DVD, CD, máy
nghe nhạc MP3, phần mềm máy tính, game, đồ đạc, thậm chí thực phẩm…
Hiện nay Amazon.com đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất thế giới với doanh số
bán hàng trên mạng internet gấp gần ba lần so với doanh thu của hãng xếp hạng nhì trong cùng lĩnh
vực Staples.Inc tại thời điểm tháng 1 năm 2010. Amazon.com đã cung cấp hàng triệu sản phẩm cho
hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160 quốc gia. Amazon còn cung cấp đấu giá trực tuyến.
2.

Kết quả kinh doanh


Tháng 6/1995 là thời điểm ghi dấu bước thử nghiệm đầu tiên của Jeff. Trên mạng điện tử thế
giới lần đầu tiên người ta biết đến cửa hàng kinh doanh của Jeff dưới cái tên www.amazon.com:99.
Ngân hàng dữ liệu sách của Jeff chứa hàng triệu đầu sách. Và lợi nhuận cứ như trong mơ: tuần đầu
tiên lợi nhuận thu được 5 nghìn dollars, tuần thứ hai – 10 nghìn, cuối năm thứ hai – 150 triệu, và
hiện tại là con số hàng tỷ mỗi năm!
Jeff Bezos đã phất lên nhờ vào niềm đam mê Internet, nhờ vào sự nhạy bén cũng như khả năng nắm
bắt cơ hội của thời cuộc. Internet cộng với ý tưởng kinh doanh táo bạo đã mang lại cho Jeff nhiều tỷ
dollars, chỉ trong vòng một thời gian ngắn ngủi!
Hiện tại, Amazon vẫn phát triển theo đúng như dự đoán của Jeff. Cứ hai năm một lần, công ty
phát triển lên một tầm cao mới. Ở vào tuổi 36, Jeff đã quyết định nghỉ hưu và trao quyền quản lý
vương quốc của mình cho Josef Gullie - một cựu top manager của công ty xây dựng Black &
Decker. Hiện tại Josef Gullie giữ chức Chủ tịch và CEO của Amazon đồng thời là thành viên Hội
Page | 3


đồng quản trị của công ty. Hiện tại, Jeff Bezos sở hữu chừng 41% cổ phiếu của Amazon, tương
đương vơi 16 tỷ dollars.
Năm 2009: Suy thoái kinh tế kéo dài có thể khiến người tiêu dùng đồng loạt cắt giảm những
chi tiêu khơng cần thiết, cịn đối với Amazon, kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay cho thấy
công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới gần như chưa hề trải qua suy thoái.
Amazon cho biết doanh thu mạnh mẽ từ các sản phẩm điện tử, sách, và DVD tiếp tục giúp doanh
thu đạt tốc độ tăng trưởng bền vững trong 3 tháng đầu năm. Kết quả của hãng trái ngược với dự
đoán của hầu hết các nhà phân tích cho thấy Amazon vẫn khơng hề bị tác động trong môi trường
kinh tế xuống dốc. Lợi nhuận của Amazon trong quí này đã tăng tới 24%, đạt 177 triệu USD so với
143 triệu USD cùng kỳ năm trước. Doanh số của hãng cũng tăng trưởng 18% đạt 4,89 tỷ USD, vượt
qua kỳ vọng 4,76 tỷ của các nhà phân tích phố Wall.
Tháng 2 vừa qua, Amazon đã tung ra phiên bản mới nhất của thiết bị đọc sách điện tử đang ăn
khách Kindle có giá tới 359 USD. Tới thời điểm này Kindle đã có mặt trên thị trường được 2 năm
và vẫn đang là sản phẩm đọc sách điện tử được tin dùng, Amazon từ chối công bố doanh số cụ thể

của Kindle nhưng cho biết trên kho sách của thiết bị này đã có tới 270 nghìn đầu sách và các tài
liệu.
Ngồi các lĩnh vực hoạt động chiến lược như bán lẻ và sản xuất thiết bị điện tử, Amazon cịn
là cơng ty tiên phong trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ máy tính đám mây trên thị trường doanh
nghiệp và tiêu dùng với dịch vụ Amazon EC Cloud đang thu hút khá nhiều chú ý.
Hiện tại, Amazon có tổng cộng 20.600 nhân viên giảm nhẹ so với 1 năm trước. Cổ phiếu của
công ty tăng nhẹ 2% và đóng cửa ở mức 80,6 USD cuối phiên giao dịch trong ngày.

Page | 4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT CỦA AMAZON.COM
1.

Chiến lược kinh doanh của Amazon.com

Trong suốt hơn 15 năm hình thành và phát triển, Amazon đã thực hiện rất nhiều chiến lược
kinh doanh khác nhau nhằm thu hút và duy trì khách hàng trung thành với công ty, cũng như để tồn
tại trên thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Các chiến lược mà công ty đưa ra đều tập trung vào
việc làm sao cung cấp cho khách hàng được nhiều sản phẩm nhất với giá cả cạnh tranh và giúp cho
việc mua sắm của khách hàng trên Amazon.com trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Hầu hết các chiến
lược của công ty đề ra đều được thực hiện thành cơng nhờ phát huy lợi thế cạnh tranh của mình, đó
là lợi thế của một cơng ty bán lẻ trực tuyến trong việc cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường theo qui
mô và lợi thế của người đi đầu…
1.1. Chiến lược về giá
Giống như các nhà bán lẻ trực tuyến khác, Amazon.com cũng định giá sản phẩm theo từng
loại mặt hàng khác nhau. Đối với những sản phẩm đại trà thì giá bán thấp, những sản phẩm ít đại
trà hơn đòi hỏi giá cao hơn. Để thực hiện chiến lược về giá, Amazon đã triển khai nhiều chính sách
đem lại hiệu quả cao.
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc giảm giá thành sản phẩm là rất khó khăn, tuy nhiên

Amazon.com vẫn thường xuyên thực hiện chính sách giảm giá sản phẩm, đặc biệt là vào các dịp lễ
tết. Amazon.com có thể dễ dàng thực hiện chính sách này là nhờ cơng ty khơng mất chi phí cho
nhân viên bán hàng cũng như chi phí th cửa hàng. Bên cạnh đó, nhờ có hệ thống kho hàng hoạt
động với chi phí thấp hơn bất cứ hệ thống nào trên thế giới cũng như có mối quan hệ tốt và lâu dài
với các cơng ty giao nhận nên chi phí lưu kho và phân phối sản phẩm của Amazon nhỏ hơn rất
nhiều so vói nhiều doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến khác. Tốc độ xoay vịng của cơng ty là 150 vịng
một năm trong khi đó các kho hàng thơng thường chỉ xoay vòng 3-4 lần một năm. Đây cũng là lý do
mà nhiều nhà bán lẻ đã giao lại toàn bộ quá trình bán sản phẩm cho Amazon.com.
1.2. Chiến lược xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Ngay từ ngày đầu kinh doanh, Amazon.com đã luôn hướng tới nhu cầu của khách hàng và xác
định khách hàng là đối tượng trung tâm cho mọi hoạt động của công ty. Nhờ thực hiện tốt các chiến
lược đề ra, Amazon đã có được chỗ đứng vững chắc trong hoạt động bán lẻ trực tuyến và cạnh tranh
được với những nhà bán lẻ hàng đầu như DrugStore, Target, Toy-R-Us, Borders.
Khách hàng đến với Amazon.com vì đây là một đại siêu thị trực tuyến với rất nhiều chủng
loại mặt hàng và việc thực hiện các bước mua hàng rất dễ dàng. Ngoài ra khi mua sắm trên
Amazon.com, người tiêu dùng còn nhận được những lời gợi ý riêng về sản phẩm cho từng đối
tượng khách hàng dựa vào thơng tin về thói quen xem và mua hàng của khách hàng mà công ty ghi
lại được bằng phần mềm gián điệp cookie.
Hơn hết, Amazon.com đã biết tận dụng sức mạnh của Internet trong quá trình xây dựng dữ
liệu thông tin khách hàng và sử dụng những thông tin này nhằm đem lại những dịch vụ gia tăng cho
chính đối tượng khách hàng đó như cung cấp dịch vụ mua sắm chỉ bằng một cú click chuột, thông
báo bằng email về các sản phẩm, dịch vụ mới, gợi ý mua sắm…
Một cơng cụ giúp cho Amazon.com có thể xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách
hàng chính là việc xây dựng một “cộng đồng ảo”. Cộng đồng này sẽ gắn kết người tiêu dùng lại với
Page | 5


nhau và cung cấp những giá trị gia tăng giữa các thành viên với nhau thông qua việc chia sẻ những
trải nhiệm mua sắm và kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm, dịch vụ.
Tóm lại, kinh nhiệm quan trọng nhất tạo nên sự thành cơng của Amazon.com chính là việc

cơng ty đã lấy khách hàng làm trung tâm. Mọi sản phẩm và dịch vụ công ty đưa ra đều nhằm thỏa
mãn tối da nhu cầu của khách hàng, đơn giản hóa những trải nhiệm mua sắm cũng như giữ chân
khách hàng quay trở lại với trang web của công ty nhiều lần sau đó.
1.3. Chiến lược liên kết
Trong q trình hoạt động kinh doanh, Amazon đã nhận ra rằng các công ty không thể cung
cấp trực tiếp mọi thứ khách hàng mong muốn. Do đó cơng ty đã hợp tác với hàng triệu người bán lẻ
theo những cách khác nhau để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Việc hợp tác không chỉ giúp
công ty mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ mà còn giúp thu hút được nhiều khách hàng đến
với công ty hơn nữa, nhờ đó xây dựng và củng cố thương hiệu của cơng ty.
Công ty cũng đã tiến hành liên kết với hàng trăm website. Tháng 9 năm 1998, Yahoo và
Amazon đã cùng nhau triển khai một chương trình giành cho người bán hàng trên qui mơ tồn cầu.
Chương trình này cho phép Amazon đặt logo trên các website của Yahoo tại khắp các khu vực trên
thế giới, giúp Amazon tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng và thị trường toàn cầu.
Amazon.com cịn tiến hành mua lại một số cơng ty như PlanetAll, Junglee, nhằm hỗ trợ quá
trình mua sắm của khách hàng trên Amazon.com trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Ngồi ra Amazon.com còn tiến hành liên minh chiến lược với một số công ty như Toy-R-Us –
chuỗi cửa hàng bán đồ chơi của Mỹ và Border – nhà bán lẻ sách của Mỹ. Theo đó, Toy-R-Us sẽ
chịu trách nhiệm mua và quản lý kho hàng. Amazon.com sẽ chịu trách nhiệm phát triển các ứng
dụng trên website, thực hiện đơn hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng, thuê chỗ lưu kho cho cả hai
công ty. Việc liên minh này giúp Amazon xóa bỏ được những rủi ro về lưu kho, hai bên sẽ đóng vai
trị như nhà cung cấp và khách hàng. Cả hai sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau nhưng mỗi bên sẽ cố
gắng giảm thiểu rủi ro và ngược lại sẽ giành được những thị phần trong hoạt động của nhau.
Amazon.com đã kí kết hợp đồng với Circuit city – một công ty bán lẻ của Mỹ chuyên cung
cấp các sản phẩm có thương hiệu hàng đầu về đồ điện tử, máy tính cá nhân, phần mềm giải trí. Việc
này sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể nhận hàng hóa tại cửa hàng gần nhất trong số hàng trăm cửa
hàng hơn là chịu một khoản phí vận chuyển. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí
mua hàng cịn Amazon sẽ nhận được một khoản phần trăm trên doanh thu của công ty Circuit city
cho các sản phẩm đã bán được thông qua Amazon.com. Amazon cũng sẽ chịu trách nhiệm trong
việc xử lý các giao dịch còn Circuit city sẽ chịu trách nhiệm trong việc thực hiện đơn hàng cũng
như các dịch vụ khách hàng liên quan đến sản phẩm.

2.

Ứng dụng TMĐT trong mơ hình kinh doanh amazon.com

Amazon.com đã ứng dụng thành cơng thương mại điện tử trong việc thực hiện toàn bộ các
hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh tốn thơng qua các phương
tiện điện tử.

Page | 6


2.1. Ứng dụng TMĐT trong hoạt động marketing (Marketing)
Amazon.com là doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng thương mại điện tử vào trong kinh doanh và
một khâu rất quan trọng trong việc xây dựng mơ hình TMĐT amazon.com đó là hoạt động
marketing.
Hoạt động marketing điện tử của amazon.com không chỉ đơn thuần là việc thành lập website
và đưa các thông tin về sản phẩm lên đó mà là sự kết hợp của các công cụ marketing hiệu quả lấy
khách hàng làm trung tâm. Công ty đã sử dụng rất nhiều các cơng cụ khác nhau để duy trì khách
hàng hiện tại và thu hút thêm các khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên
amazon.com. Điều này được thể hiện trước hết ở việc công ty hàng năm đã đầu tư một khoản tiền
không hề nhỏ đăng kí lên các Search Engines( cơng cụ tìm kiếm). Đây là một dạng cơng cụ cơ bản
tìm kiếm các địa chỉ trang web theo những chủ đề xác định. Khi bạn đến một cơng cụ tìm kiếm và
gõ vào đó một từ khóa hay một câu về chủ đề bạn đang tìm lập tức sẽ nhận được một danh sách các
trang web thích hợp nhất cho từ khóa bạn đạng tìm. Đây được coi là sự lựa chọn đầu tiên để truy
cập tin tức hay thông tin về một loại sản phẩm hay dịch vụ không chỉ đối với những người mới truy
cập vào mạng Internet mà còn đối với những nhà marketing chuyên nghiệp. Theo một thống kê mới
đây, những địa chỉ trang web đứng vị trí đầu tiên khi sử dụng cơng cụ tìm kiếm Google sẽ có số
lượng truy cập gấp 40% trang web ở vị trí thứ hai. Do đó, việc đầu tư cho các Search Engines có thể
coi là một bước đi khơn ngoan của amazon.com nhằm thu hút các khách hàng mới đối với hàng hóa,
dịch vụ của doanh nghiệp.

Một hình thức khác nữa trong hoạt động marketing điện tử mà amazon.com đang áp dụng đó
là chương trình đại lý. Đây thực chất là một phương pháp xây dựng đại lý hay hiệp hội bán hàng
qua mạng dựa trên những thỏa thuận về phần trăm hoa hồng. Và theo như thông báo từ
amazon.com, công ty này đã phát triển trên 60000 địa chỉ website đại lý. Khi khách hàng truy cập
vào website đại lý rồi nhấn vào đường liên kết để đến với website chủ và mua hàng, website đại lý
sẽ được hưởng một tỷ lệ phần trăm doanh thu nhất định.
Hệ thống CRM( Customer Relationship Management) của amazon.com cũng hoạt động rất
hiệu quả thông qua các hoạt động marketing cá biệt tới từng khách hàng. Bắt đầu từ năm 2002, khi
khách hàng truy cập vào trang web của amazon.com từ lần thứ hai trở đi, một file cookie được sử
dụng để xác định khách hàng và hiển thị dòng chào hỏi, chẳng hạn “ Welcome back, Katie” và đưa
ra những gợi ý mua sắm dựa trên những hoạt động mua sắm trước đó của khách hàng. Amazon
cũng tiến hành phân tích q trình mua sắm của các khách hàng thường xuyên và gửi các email gợi
ý về sản phẩm mới đối với khách hàng. Những ý kiến đánh giá, những lời giới thiệu, gợi ý, những
cảm nhận về sản phẩm của những khách hàng đã từng sử dụng hàng hóa và dịch vụ mua trên
amazon.com càng nâng cao lòng tin, sự yên tâm của khách hàng trong quá trình mua sắm tại
amazon.com.
Như vậy, hoạt động marketing của amazon.com đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc định vị
thương hiệu trong lòng khách hàng. Nhắc đến Amazon.com, người ta không chỉ biết đến sự phong
phú của sản phẩm dịch vụ, sự cạnh tranh giá cả mà còn bởi sự tiện lợi trong quá trình mua sắm, sự
hài lịng đối với các dịch vụ mà Amazon.com mang lại. Và cũng chính sự hài lịng đó đã góp phần
mang lại hàng triệu khách hàng đến mua sắm và trải nghiệm những giá trị tại Amazon.com

Page | 7


2.2. Ứng dụng TMĐT trong hoạt động bán hàng (Sales)
Amazon.com có một danh mục sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng từ sách, quần áo cho đến các
thiết bị điện tử: PCs, laptop, tai nghe, chuột…với đầy đủ các thơng tin chi tiết về giá cả, kích cỡ,
những đánh giá của các khách hàng khác.Bên cạnh đó, các hợp đồng điện tử được hình thành qua
giao dịch tự động tạo sự dễ dàng thuận tiện trong việc mua sắm.

Nếu khách hàng là người mua lần đầu trên amazon.com thì họ sẽ phải tiến hành tuần tự 11
bước để mua được hàng như sau:
 Bước 1: Khách hàng chọn sản phẩm mà mình mong muốn
 Bước 2: Click chuột vào góc bên phải để cho sản phẩm vào giỏ hàng
 Bước 3: Trang web sẽ tự động thay đổi sang trang khác. Trang mới sẽ yêu cầu khách hàng
tiến hành kiểm tra đơn hàng và quyết định có tiếp tục mua hàng hay không
 Bước 4: Khi tiến hành kiểm tra thì amazon.com yêu cầu khách hàng phải cung cấp địa chỉ
email
 Bước 5: Tại cửa sổ mới, khách hàng phải cung cấp tất cả thông tin cá nhân
 Bước 6: Tất cả các sản phẩm khách hàng đã chọn sẽ được đưa ra để khách hàng thẩm tra.
 Bước 7: Chọn chức năng đóng gói hàng
 Bước 8: Chọn hình thức giao hàng( ngày tiếp theo, trong vài ngày hay theo hình thức thơng
thường)
 Bước 9: Cung cấp chi tiết thơng tin thanh tốn
 Bước 10: Xác nhận lần cuối cùng trước khi tiến hành xử lý thanh toán
 Bước 11: Xác nhận thực hiện đơn hàng và số giao dịch sẽ được cung cấp
Tồn bộ q trình mua hàng trên amazon.com mặc dù bao gồm những 11 bước như trên song
trên thực tế chỉ diễn ra trong khoảng từ 3-5 phút
Cịn về phía doanh nghiệp amazon.com, khi nhận được đơn hàng của khách hàng thì việc thực
hiện đơn hàng sẽ trải qua 7 bước như sau:
 Bước 1: Máy tính kiểm tra vị trí của hàng hóa và xác định trung tâm phân phối gần khách
hàng nhất có mặt hàng như yêu cầu. Trong trường hợp không các trung tâm phân phối của
amazon.com khơng có mặt hàng mà khách hàng u cầu thì máy tính sẽ xác định nhà cung
cấp nào có thể thực hiện đơn hàng.
 Bước 2: Người quản lý kho hàng sẽ điều phối trực tuyến việc thực hiện đơn hàng tới từng
nhân viên cụ thể
 Bước 3: Hàng hóa tại các trung tâm phân phối của amazon.com sẽ được lưu kho trong các
khoang hàng trên giá. Mỗi khoang có một đèn đỏ và một nút điều khiển. Khi mặt hàng nào
được yêu cầu thì đèn tại khoang hàng đó sẽ tự động sang. Người giao hàng sẽ đi dọc các giá
hàng và nhặt lên các mặt hàng trên giá có đèn sang cho vào giỏ, sau đó sẽ ấn nút reset. Nếu

đèn tiếp tục bật sáng thì họ lại nhặt thêm một mặt hàng có đèn sáng. Q trình này cứ lặp đi
lặp lại cho đến khi đèn tắt hẳn.
 Bước 4: Hàng hóa được đặt vào các băng truyền để truyền tới trung tâm
 Bước 5: Kiểm tra mã hàng đối với từng đơn hàng. Sau đó hàng hóa sẽ được chuyển tới khu
vực đóng gói
 Bước 6: Trong trường hợp khách hàng u cầu gói q thì hàng hóa sẽ được gói lại
Page | 8


 Bước 7: Hàng hóa được đóng gói, cân, dán nhãn, truyền tới các cổng giao hàng. Thông qua
một số nhà giao nhận chẳng hạn như UPS hay USPS hàng hóa sẽ được chuyển tới tay khách
hàng. Trong suốt quá trình thực hiện đơn hàng, hàng hóa sẽ được scan để lấy thơng tin về tình
trạng hàng hóa. Và những thông tin này sẽ được amazon.com cập nhật thường xuyên trên
trang web để giúp các khách hàng có thể theo dõi quá trình thực hiện đơn hàng được dễ dàng.
2.3. Ứng dụng TMĐT trong hoạt động phân phối (Distribution)
Ứng dụng thương mại điện tử trong việc phân phối các sản phẩm của amazon. com được coi
là một lợi thế cạnh tranh khác nữa của doanh nghiệp. Nhắc đến amazon.com, chúng ta không thể
không nhắc đến hệ thống kho hàng- một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Đây không phải là một nhà kho
được xây dựng theo các phương cách thông thường mà được đầu tư công nghệ khá nhiều. Hệ thống
kho hàng của amazon bao gồm 6 kho hàng quy mô lớn với trị giá mỗi kho lên tới 50 triệu USD.
Trong mỗi kho hàng đều có đầy đủ các mặt hàng từ đồ gia dụng, quần áo, giày dép tới các mặt hàng
cá biệt hóa như đồ lưu niệm, đồ trang sức… Các kho hàng này được chọn đặt gần các trung tâm tiêu
thụ lớn hay các địa điểm thuận lợi về giao thông, chẳng hạn sân bay nhằm đáp ứng khả năng phân
phối hàng hóa một cách nhanh chóng và giảm tối đa chi phí giao hàng, lưu kho.
Hệ thống kho hàng của Amazon đảm bảo mối liên hệ rất cao từ nhà sản xuất hệ thống phân
phối tới khác hhàng. Trong mỗi kho hàng các mặt hàng được sắp xếp, bảo quản rất khoa học đảm
bảo cho các quy trình lấy hàng, nhập hàng, xử lí đơn đặt hàng nhanh chóng hiệu quả cao.Với số
lượng mặt hàng vô cùng lớn amazon đã đầu tư hệ thống thông tin với hệ thống máy tính các phần
mềm ứng dụng và xử lí thơng tin giúp cho việc quản lícó hiệu quả nhanh chóng. Những thơng tin
quan trọng đều được ghi lại và phục vụ cho những lần kinh doanh tiếp theo.

Có thể nói, các kho hàng của Amazon khơng hề giống với các kho hàng truyền thống mà
được tin học hoá cao độ.Các nhà kho của Amazon sử dụng cơng nghệ cao đến nỗi chúng địi hỏi rất
nhiều dịng mã hố để vận hành và phức tạp khơng kém trang web của Amazon. Trong khi hầu hết
các doanh nghiệp TMĐT khác chỉ chú ý đến việc xây dựng hạ tầng cơ sở cơng nghệ thơng tin cho
website của mình, họ không đầu tư nhiều cho hệ thống bến bãi, kho lưu trữ thì amazon.com sử dụng
mơ hình mạng lưới phân phối với đặc trưng là hệ thống kho hàng đã được cơng nghệ hóa ở mức
cao. Việc xây dựng một kho hàng như vậy và vận hành hiệu quả nó đã góp phần khơng nhỏ vào
việc nâng cao năng suất luân chuyển hàng hóa giữa các nhà kho nói riêng và nâng cao doanh số bán
hàng nói chung cho amazon.com.
Bên cạnh việc tự vận hành một hệ thống kho hàng riêng, amazon.com còn tiến hành liên minh
chiến lược với một số công ty khác như Toy-R-Us, Border nhằm giảm bớt những rủi ro về lưu kho.
Công ty cũng đã ký hợp đồng với Circuit city giúp cho người tiêu dùng có thể nhận hàng hóa mua
từ amazon.com tại cửa hàng gần nhất trong số hàng trăm cửa hàng của Circuit city… Những hoạt
động liên minh chiến lược này tất cả đều nhằm cải thiện hệ thống phân phối, hỗ trợ giao dịch một
cách hiệu quả hơn, giảm thời gian thực hiện đơn hàng và củng cố thêm niềm tin của khách hàng đối
với các sản phẩm dịch vụ mà amazon.com mang lại
2.4. Ứng dụng TMĐT trong khâu thanh toán (Payment)
Thanh toán trực tuyến sẽ được tiến hành khi khách hàng truy cập vào mục thanh toán. Việc
khách hàng cung cấp thơng tin chi tiết về thẻ tín dụng chỉ nhằm để xác nhận xem thẻ đó có hiệu lực
hay khơng và số dư tài khoản có đủ để thanh tốn cho sản phẩm khách hàng đã mua hay khơng. Sau
Page | 9


khi sản phẩm được chuyển và khách hàng nhận được hàng thì số tiền đó sẽ tự động bị trừ vào thẻ
của khách hàng.
Amazon.com cũng đã tiến hành triển khai chương trình dịch vụ thanh tốn linh hoạt (Flexible
Payments Service). Hình thức này hồn tồn khác so với các sản phẩm thanh toán khác của
amazon.com như Amazon Simple Pay và Checkout. Flexible cho phép phát triển những giải pháp
thanh toán được các biệt hóa cho những loại hình kinh doanh khác nhau. Dịch vụ này đem lại sự
tiện lợi cho hàng triệu khách hàng của amazon.com trong việc sử dụng thơng tin tài khoản hiện có

của họ khi tiến hành thanh toán sản phẩm.
Việc ứng dụng thương mại điện tử trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh từ
marketing, bán hàng cho đến phân phối sản phẩm và cuối cùng là thanh tốn đã góp phần tích cực
vào thành công của amazon.com. Tuy nhiên, chỉ cần ứng dụng TMĐT đã đảm bảo thành cơng hay
amazon.com cần có những lợi thế cạnh tranh khác nữa nhằm củng cố vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực
bán lẻ trực tuyến? Chúng ta sẽ cùng xem xét ở phần tiếp theo: Những điểm làm nên thành công của
amazon.com, những hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp này trong hoạt động
kinh doanh điện tử.
3.

Đánh giá
3.1. Điểm làm nên thành công của Amazon.com

3.1.1. Hệ thống kho hàng của Amazon
Như đã nêu ở trên, các kho hàng của Amazon.com không hề giống với các kho hàng truyền
thống mà được tin học hố cao độ. Máy tính bắt đầu quy trình bằng cách gửi tín hiệu thơng qua
mạng khơng dây tới cho cơng nhân để họ biết cần phải lấy thứ gì xuống khỏi giá; sau đó họ đóng
gói mọi thứ theo trình tự để gửi đi. Trong quá trình gửi hàng, máy tính tạo ra vơ số dịng dữ liệu từ
những sản phẩm bị đóng gói tới thời gian chờ đợi và các nhà quản lý có nhiệm vụ phải theo dõi sát
sao hệ thống dữ liệu này. Có thể thấy đây chính là điểm khác biệt trong mơ hình xây dựng kho hàng
hóa của Amazon.com. Hầu hết các doanh nghiệp TMĐT khác chỉ chú ý đến việc xây dựng hạ tầng
cơ sở cơng nghệ thơng tin cho website của mình, họ không đầu tư nhiều cho hệ thống bến bãi, kho
lưu trữ. Việc giao hàng thường được tiến hành thông qua các trung gian khác như qua đường bưu
kiện, hay họ sẽ gom hàng tại địa điểm xác định nào đó. Ở đây Amazon.com đã sử dụng mơ hình
mạng lưới phân phối, đó là nhà phân phối dự trữ và giao hàng. Phương án này có lợi thế là dịch vụ
khách hàng tốt hơn, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh hơn là những gì có thể đánh đổi cho chi phí
tác nghiệp hậu cần. Đây chính là điều mà Amazon.come hướng đến. Tuy nhiên thì phương án này
cần chi phí vận chuyển và chi phí dự trữ là khá cao. Chính vì thế mà Benzos đã quyết định đầu tư
khá nhiều cho hệ thống kho hàng, bến bãi.
Quy trình hệ thống kho xử lý đơn hàng của Amazon.com dựa trên mơ hình chiến lược CFN

(Customer Fulfillment Networking.) Các nhà quản lý của Amazon.com ở bộ phận lưu kho phải nỗ
lực hết sức để đẩy năng suất lên cao tới tối đa. Chẳng hạn bằng việc tái thiết kế hệ thống chuyển
hàng trên băng chuyền tự động, Amazon.com đã có thể tăng năng suất của một kho lên 40%.Đó là lí
do trong 3 năm qua, chi phí vận hành các nhà kho của Amazon.com đã giảm từ 20% doanh thu
xuống còn chưa đầy 10% doanh thu. Các nhà kho của Amazon.com vận hành hiệu quả, tỷ lệ luân
chuyển hàng mới của các nhà kho này đạt 20 lần/năm. Tất cả các công ty bán lẻ khác chỉ đạt con số
dưới 15 lần/năm. Và trên thực tế, một trong những thế mạnh lớn nhất hiện nay của Amazon.com là
Page | 10


năng lực quản lý hàng tồn kho, và thậm chí Amazon.com cịn được các cơng ty bán lẻ khác giao
tồn bộ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình cho Amazon.com thầu phụ, như trường
hợp các hãng bán lẻ Toys R Us và Target.
Nhờ hiệu quả hoạt động của hệ thống lưu kho nên bên cạnh việc bán các sản phẩm của mình
trên website, Amazon.com hiện cịn bán rất nhiều sản phẩm của các nhà bán lẻ khác trên cùng trang
web của mình. Điều này đã đem lại thành cơng ngồi sức tưởng tượng cho Amazon.com. Tỷ suất
lợi nhuận của Amazon.com khi bán buôn và ăn hoa hồng cho các đối thủ cạnh tranh cũng cao không
kém tỷ suất lợi nhuận nếu hãng bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng. Ngồi ra, cơng ty khơng tốn chi
phí quảng cáo nào về giá của mình là rất rẻ, vì người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh mức giá của
Amazon.com với giá của các nhà bán lẻ khác. Điều này khơng chỉ tiết kiệm tiền mà cịn tạo ra lòng
trung thành và tin tưởng của khách hàng.
Việc đầu tư cao và khá nghiêm túc cho công nghệ trong hệ thống kho hàng và cùng với đó là
việc quản lý kho hàng khá tốt đã giúp cho Amazon.com tạo ra một cuộc cách mạng về TMĐT và trở
thành trang web khổng lồ có phạm vi trên tồn thế giới.
3.1.2. Công nghệ
Đây là yếu tố mà Amazon.com coi trọng ngay từ khi mới thành lập. Amazon.com chi tiêu
nhiều tiền vào phát triển các phần mềm tin học. Nhờ việc chuyển sang sử dụng hệ điều hành miễn
phí Linux, hãng giảm được chi phí cơng nghệ tới 20% trong 2 năm sau đó.
Amazon.com sở hữu một kho dữ liệu lớn nhất thế giới. Khác với các nhà bán lẻ trực tuyến
khác, Amazon.com có các cơ sở cơng nghệ cho phép khách hàng tìm sản phẩm thực sự họ quan

tâm. Các kho dữ liệu tại Amazon.com là nơi duy nhất mà cơng ty có thể kết hợp tất cả các dữ liệu
với nhau để cải thiện dịch vụ cho khách hàng và giảm chi phí. Các kho dữ liệu là điểm trung tâm
cho tất cả các dữ liệu bao gồm các dữ liệu tư, dữ liệu khách hàng và dữ liệu kiểm kê, phân tích hỗ
trợ người dùng. Vì Amazon.com đã trở thành trung gian giữa người bán và người mua, họ khơng
thực sự có hàng tồn kho. Điều này cho phép Amazon.com cắt giảm trên chi phí hàng tồn kho và
cuối cùng cung cấp cho khách hàng với giá rẻ hơn.
Amazon.com. là một nhà tiên phong trong việc thực hiện chiến lược CFN. Chiến lược CFN
sáng tạo, cho phép làm thương mại điện tử một cách năng động. Nó khơng chỉ giúp hồn thiện mà
cịn cải tiến nhiều hơn dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vì đây là một quá trình thực
hiện bởi sự hợp tác của khách hàng thông qua hệ thống xử lý đơn đặt hàng và thông qua
website.Thiết bị phần cứng và phần mềm ban đầu của Amazon.com bao gồm thiết bị kỹ thuật số của
Alpha và Netscape được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu và hệ thống ERP của Oracle.Công ty đầu
tư 80% vào việc phát triển các phần mềm từ khi thành lập vào năm 1994 nhằm xây dựng một giao
diện nổi tiếng thân thiện với người dùng và hồn thiện q trình hậu cần ngược. Đến năm 1998 đã
có 2/3 trong số 2100 nhân viên của cơng ty làm việc trong bộ phận dịch vụ khách hàng.
Công nghệ là một điểm quan trọng mà nhà lãnh đạo Amazon.com - Bezos kiên trì theo đuổi
từ khi ơng khởi sự Amazon.com: "Trong một thế giới hữu hình, mọi người đều nghĩ địa điểm là
quan trọng nhất. Đối với chúng tôi, 3 thứ quan trọng nhất là: công nghệ, công nghệ và công nghệ."
3.1.3. Sản phẩm, dịch vụ đa dạng
Bên cạnh cửa hàng trực tuyến, Amazon.com đã mở rộng hoạt động ra rất nhiều hướng khác
nhau như: cửa hàng chuyên dụng như cửa hàng kỹ thuật, đồ chơi. Amazon.com cũng mở rộng dịch
Page | 11


vụ biên tập trong nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua mạng lưới các chuyên gia trong nhiều lĩnh
vực. Amazon.com còn phát triển danh mục sản phẩm thêm hàng triệu đầu sách đã qua sử dụng và
khơng cịn xuất bản nữa.
Amazon.com cũng khai thác các sản phẩm ngoài sách, như liên kết với Sony Corp. Năm 2002
để bán các sản phẩm của Sony online. Những đặc điểm nổi bật của cửa hàng trực tuyến của
Amazon.com là dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm, nhiều bài bình luận,

đánh giá, nhiều giới thiệu, gợi ý hợp lý và chuyên nghiệp; danh mục sản phẩm rộng, phong phú, giá
thấp hơn các cửa hàng truyền thống; hệ thống thanh tốn an tồn và thực hiện đơn hàng chuyên
nghiệp.
Amazon.com cũng mở rộng sang dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như sàn giao dịch và đấu giá
điện tử. Amazon.com Auctions cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ tham gia đấu giá trực
tuyến trên khắp thế giới. Dịch vụ zShops cho các doanh nghiệp thuê gian hàng trên Amazon.com
với mức phí hợp lý hàng tháng, cho phép các doanh nghiệp nhỏ hiện diện trên mạng và có thể sử
dụng hệ thống thực hiện đơn hàng hàng đầu của Amazon.com. Khách hàng có thể mua sắm trên
Amazon.com từ PCs, cell phones, PDAs, Pocket PCs và dịch vụ điện thoại 121 của AT&T.
3.1.4. Dịch vụ khách hàng
Amazon.com liên tục bổ sung các tính năng khiến q trình mua sắm trên mạng hấp dẫn hơn
đối với khách hàng. Mục “Gift Ideas” đưa ra các ý tưởng về quà tặng mới mẻ, hấp dẫn theo từng
thời điểm trong năm. Mục “Community” cung cấp thông tin về sản phẩm và những ý kiến chia sẻ
của khách hàng với nhau. Mục “E-card” cho phép khách hàng chọn lựa và gửi những bưu thiếp điện
tử miễn phí cho bạn bè, người thân của mình. Amazon.com đã và đang liên tục bổ sung thêm những
dịch vụ rất hấp dẫn như trên cho khách hàng của mình.Hệ thống CRM của Amazon.com hoạt động
hiệu quả thông qua các hoat động one-to-one marketing. Phương thức này là sự kết hợp hồn hảo
nhiều cơng cụ khác nhau nhằm giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút các khách hàng tiềm năng
mua sắm tại amazon.com. Người mua hàng khi đến với amazon.com khơng những hài lịng về chất
lượng, giá cả sản phẩm mà còn đánh giá rất cao dịch vụ khách hàng mà amazon.com mang lại.
Tháng 2 năm 2005, Amazon.com đã giới thiệu dịch vụ mới cho phép gửi hàng hoá mà khách
hàng đặt mua tới bất cứ đâu với mức chi phí cố định là 79 USD/năm. Theo Amazon.com thì dịch vụ
này sẽ duy trì và mở rộng số lượng khách hàng trung thành. Nhưng cũng có những lo ngại rằng dịch
vụ mới sẽ làm tăng chi phí vận chuyển. Và thực tế đã cho thấy chi phí vận chuyển của Amazon.com
tăng cao trong thời qua khiến lợi nhuận tăng không đáng kể cho dù doanh số bán hàng đã tăng tới
24%.
3.2. Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, phải xây dựng một trang web hiệu quả. Việc truy cập vào các mục, các phần, các
link liên kết cũng như vào chính những trang web của doanh nghiệp phải đảm bảo tốc độ cao. Với
Amazon.com, nếu việc truy cập mất quá 1 giây thì đó là một vấn đề rất lớn khơng chỉ liên quan đến

cơng nghệ mà cịn liên quan trực tiếp đến hình ảnh và sự tin tưởng của khách hàng dành cho họ. Với
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, việc tự chủ trong vấn đề công nghệ và tốc độ dường như là
khơng thể. Nhưng chính bản thân doanh nghiệp cần phải coi tốc độ truy cập trang web là một phần
quan trọng khi tham gia thương mại điện tử và điều này có thể hạn chế được một phần tình trạng
nghẽn mạng, truy cập lâu. Ngồi ra các doanh nghiệp cần phải lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ tốt,
Page | 12


và cần kiểm tra trang web của mình thường xuyên. Khi phát hiện vấn đề cần báo ngay cho nhà cung
cấp Internet để khắc phục nhanh chóng. Nên cạnh đó, cần lưu giữ thông tin các giỏ hàng mà khách
hàng đã mua để giúp họ biết được mình đã chọn gì cho những lần mua trước (là những lần truy cập
dở dang trước khi bị gián đoạn do chất lượng đường truyền)
Thứ hai, vấn đề xử lý và phân tích dữ liệu được đưa lên hàng đầu. Chính những con số về
doanh thu, số lượng được bán ra cho từng mặt hàng cụ thể, hay những ý kiến phản hồi của khách
hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cách thức phục vụ, thanh tốn… Nói chung tất cả những
thơng tin trên từ nhỏ nhất hay ít quan tâm nhất đều là “tài sản quý giá” của doanh nghiệp. Bằng cách
tập hợp phân tích các thơng tin cẩn thận, doanh nghiệp sẽ thấy được những lợi thế, khó khăn và
thách thức của mình khi kinh doanh trực tuyến. Để có thể thành công trong lĩnh vực thương mại
điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những chiến lược tinh vi dựa trên thử nghiệm nghiêm
ngặt và phân tích từ dữ liệu khách hàng, lưu lượng truy cập, bán hàng... Các doanh nghiệp cũng cần
phải sử dụng công cụ phân tích để tìm ra lý do tại sao mọi người tiêu dùng đến với trang web của
mình và hy vọng sẽ tìm thấy những gì ở đó; mọi người muốn mua gì và tại sao … Đây là những gì
Amazon.com đã thực hiện khi mở rộng danh mục hàng hóa của mình.
Thứ ba, trình bày trang web đơn giản. Đơn giản ở đây được hiểu là đơn giản trong việc tìm
kiếm sản phẩm và các thơng tin liên quan. Các doanh nghiệp cần phân chia các danh mục sản phẩm,
dịch vụ của mình thành từng mục theo các chủ đề cụ thể thu hút khách hàng ngay từ lần đầu truy
cập. Cũng cần kết hợp các tiện ích để giúp người truy cập cảm thấy “đơn giản” khi tìm kiếm những
gì họ muốn ở trang web của doanh nghiệp.
Thứ tư, quảng cáo sản phẩm. Với khả năng truyền tải và phát tán thông tin, Internet là một
công cụ quảng cáo hiệu quả với chi phí rẻ. Amazon.com để cho các doanh nghiệp tự quảng cáo sản

phẩm của mình và điều này giúp cho họ tăng doanh thu và lợi nhuận 10 – 20% so với việc không
quảng cáo. Một bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng trang web là phải coi đó là
một cơng cụ để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình. Tuy nhiên, quảng cáo như thế nào để
hiệu quả cũng cần được coi trọng Với việc thêm một dòng chữ nhấn mạnh trong những thư quảng
cáo như “những người mua sản phẩm này đều mua lại sau đó”, Amazon.com đã tăng doanh số bán
hàng qua email một cách nhanh chóng . Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nghiên cứu các chiêu
thức quảng cáo phù hợp với người dân để tạo sự tin tưởng và lôi kéo người tiêu dùng mua sản phẩm
của mình.

Page | 13


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT
Với những phân tích ở chương 2, chúng ta đã thấy được những lợi thế cũng như bất lợi của
Amazon.com. Trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử, để cạnh
tranh được với những đối thủ khác, Amazon.com cần phải biết sử dụng những lợi thế sẵn có của
mình, nắm bắt những cơ hội và vượt qua những thách thức mà sự cạnh tranh mang lại, đồng thời
qua đó, khắc phục những điểm cịn hạn chế để hồn thiện chính mình.
1.

Nắm bắt cơ hội

Có một thực tế rằng: Những khách hàng của Amazon.com có xu hướng tìm đọc những cuốn
sách của cùng tác giả với những cuốn sách mà trước đó họ đã đọc và u thích. Điều này mở ra một
cơ hội vô cùng lớn đối với Amazon.com để có thể trở thành một nhà phân phối độc quyền những
cuốn sách bán chạy nhất.
Bằng uy tín của mình, Amazon.com có thể thuyết phục các nhà xuất bản và cá tác giả nổi tiếng
cho phép độc quyền phân phối các đầu sách mới. Amazon.com có thể dựa vào chính doanh số bán
hàng của những cuốn sách trước đó đã bán để thuyết phục tác giả và nhà xuất bản, cũng như đưa ra
một mức giá cao hơn khi bán cho độc giả.

Một điểm thứ hai đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Amazon.com cần khơng ngừng cải thiện
và tăng cường hiệu quả của dịch vụ chăm sóc khách hàng, vốn đã được đánh giá cao, để ngày càng
thắt chặt thêm sự tin tưởng cũng như tình yêu của khách hàng đối với Amazon.com. Một khi chiếm
được lòng tin của khách hàng, Amazon.com sẽ giảm bớt được chi phí của việc quảng cáo và tiếp thị
do những khách hàng trung thành sẽ tự tìm đến mua hàng và chính họ sẽ là người PR sản phầm cho
những người khác.
Điểm thứ ba mà Amazon.com cần khai thác đó là việc giao hàng. Khi khách hàng đặt hàng
trên trang web amazon.com, ngoại trừ những sản phẩm có thể điện tử hóa (như ebook, nhạc,
phim….) thì hầu hết các sản phẩm mà Amazon.com đang bán đều ở dạng “hữu hình”, chúng cần
công đoạn vận chuyển hết sức tốn kém và đầy rủi ro để đến được tay người tiêu dùng. Chi phí vận
chuyển chiếm một phần khơng nhỏ trong cơ cấu giá của các sản phẩm mà amazon.com bán ra.Vì
thế, nếu cắt giảm được chi phí này, Amazon.com sẽ có lợi thế rất lớn so với các đối thủ khác về giá.
Một giải pháp cho vấn đề này là kí kết hợp đồng với các chi nhánh bán lẻ trên khắp thế giới,
qua đó, bằng việc căn cứ vào doanh số hằng tháng ở khu vực đó, vùng đó, Amazon.com có thể tính
tốn được lượng cầu ở khu vực đó. Hằng tháng, Amazon.com sẽ kí kết hợp đồng với các chi nhánh
bán lẻ, sử dụng mạng lưới phân phối trong khu vực của họ để giao hàng cho khách hàng của
Amazon.com.Nhờ đó, thay vì th vận chuyển những đơn hàng nhỏ lẻ, Amazon có thể tập trung
thành một đơn hàng vận chuyển với số lượng lớn hơn, điều này giúp họ giảm được chi phí vận
chuyển trên một đơn vị sản phầm.
Amazon.com có thể sử dụng uy tín của mình, cũng như doanh số và giỏ hàng hóa đa dạng để
thuyết phục các chi nhánh và đại lý phân phối kí kết hợp đồng với mình.
2.

Vượt qua thách thức

Thách thức lớn nhất đối với Amazon.com chính là sự gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh
tranh. Tuy vậy, điều này sẽ trở nên khơng cịn quan trọng khi Amazon.com biết tận dụng lợi thế của
Page | 14



“kẻ dẫn đầu” thị trường cũng như niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của Amazon.com.Từ
đấy, Amazon có thể đánh bật được đối thủ cạnh tranh.
Một phương pháp khác cũng rất hiệu quả là cắt giảm chi phí dựa trên lợi thế về qui mơ (tính
kinh tế của qui mơ). Ngồi việc cắt giảm chi phí vận chuyển như đã nói ở trên, Amazon.com có thể
tạo ra thêm nhiều giá trị mới cho khách hàng, từ đó, khiến họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn để
mua hàng hóa đó. Một trong những cách tạo ra giá trị mới cho khách hàng chính là cải tiến khâu
hậu mãi (dịch vụ bảo hành, bảo hiểm vỡ hỏng khi vận chuyển, hay dịch vụ tư vấn sử dụng thông
qua điện thoại hoặc Internet đối với các sản phẩm điện tử, cơng nghệ…)
Hịa theo xu thế chung của các tập đồn và cơng ty lớn, Amazon.com cũng hướng đến mở
rộng thị trường đến mọi quốc gia trên thế giới. Với mơi trường kinh doanh mới, sự bất đồng về văn
hóa và ngôn ngữ cũng như phong cách tiêu dùng sẽ là khó khăn lớn đối với Amazon.com.Để khắc
phục điều này, Amazon.com cần tiền hành thêm các nghiên cứu về văn hóa, lối sống cũng như
phong tục tập quán, phong cách tiêu dùng của mỗi quốc gia trước khi gia nhập thị trường đó.Hệ
thống website – bộ mặt của Amazon.com – cũng cần được thiết kế sao cho phù hợp với những nét
riêng về văn hóa cũng như trình độ dân trí của quốc gia đó.
3.

Khắc phục những điểm yếu:

Điểm yếu và bất lợi lớn nhất của mơ hình thương mại điện tử chính là khâu bảo mật. Tăng
cường hệ thống bảo mật là nhiệm vụ hàng đầu đối với Amazon.com trong thời gian tới để đảm bảo
an toàn cho các giao dịch trực tuyến, khi số lượng giao dịch ngày càng tăng
lên, qui mô ngày càng lớn trong khi tội phạm về Internet ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Có như
vậy, khách hàng mới an tâm mua sắm qua mạng lưới trực tuyến của Amazon.com.
Bên cạnh đó, tăng cường hệ thống kho hàng và chi nhánh ở nhiều nơi, nhằm giảm chi phí vận
chuyển và giảm sự phụ thuộc quá nhiều và các công ty vân chuyển và chuyển phát nhanh bên ngồi.
Xóa bỏ quan niệm của khách hàng về việc Amazon.com chỉ bán sách, cũng là một yêu cầu đặt
ra đối những người lãnh đạo công ty. Để làm được điều này, Amazon.com cần tăng cường quảng bá
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đưa khẩu hiệu: “Amazon.com – A to Z” vào tâm trí
khách hàng.


Page | 15


KẾT LUẬN
Amazon.com là một doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng thương mại điện tử vào trong
hoạt động sản xuất kinh doanh từ hoạt động marketing, bán hàng, phân phối cho tới thanh tốn điện
tử.Trong suốt q trình hoạt động của mình, Amazon.com ln đưa ra những chiến lược khác nhau
cho phù hợp với từng giai đoạn như chiến lược giá, chiến lược xây dựng mối quan hệ với khách
hàng và chiến lược liên kết với các công ty khác. Những chiến lược này được kết hợp đồng bộ cùng
với việc khai thác những lợi thế cạnh tranh sẵn có về hệ thống kho hàng, sự đa dạng hàng hóa dịch
vụ, việc ứng dụng cao cơng nghệ và sự chú trọng dịch vụ khách hàng đã đem đến những thành công
to lớn của amazon.com. Thành công ấy không chỉ thể hiện ở những báo cáo kết quả kinh doanh,
những con số tăng trưởng và mức lợi nhuận mà còn ở sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng
sản phẩm dịch vụ, sự an tâm khi mua sắm tại amazon.com. Có trải nghiệm thực tế q trình mua
sắm tại amazon.com mới hiểu tại sao doanh nghiệp điện tử này lại thành công đến vậy. Thương hiệu
amazon.com thực sự đã định vị rất sâu trong lịng khách hàng với hình ảnh một doanh nghiệp luôn
lấy khách hàng làm trung tâm, sự hài lịng của khách hàng chính là mục tiêu hướng đến của doanh
nghiệp.
Có thể Amazon.com cịn gặp nhiều khó khăn với áp lực ngày càng gia tăng từ phía các doanh
nghiệp đối thủ, song với những lợi thế sẵn có và biết cách tận dụng cơ hội thị trường, Amazon.com
hồn tồn có thể vượt qua những thách thức và duy trì vị thế vua bán lẻ trực tuyến như hiện nay. Mơ
hình kinh doanh thương mại điện tử amazon.com chính là một hình mẫu để các doanh nghiệp đang
và định ứng dụng TMĐT trong kinh doanh học tập noi theo. Việc phân tích những điểm làm nên
thành cơng , những hạn chế và bài học kinh nghiệm của amazon.com có lẽ vì thế cũng rất cần thiết
cho các doanh nghiệp TMĐT ở một thị trường đang phát triển và nhiều tiềm năng như Việt Nam
hiện nay.

Page | 16




×