Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Core banking hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 19 trang )

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CORE BANKING
Để nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
trong ngân hàng là một yêu cầu nội tại và tất yếu. Chính vì thế, ngân hàng là một trong
những ngành ứng dụng CNTT sớm nhất tại Việt Nam. Trong những năm qua, ngành ngân
hàng đã tập trung đầu tư trang bị hệ thống CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm, viễn
thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại với kinh phí đầu tư
tăng nhanh qua các năm. Quy mô triển khai được mở rộng từ ngân hàng Trung ương tới
các chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, từ Hội sở chính tới các chi nhánh
ngân hàng thương mại. Hệ thống máy tính được liên kết trong toàn ngành trên cơ sở
mạng diện rộng đã và đang phục vụ tích cực và hiệu quả cho công tác xử lý các hoạt
động nghiệp vụ ngân hàng.
1) Tổng quan về phần mềm ngân hàng lõi (Core banking).
Phần mềm giải pháp ngân hàng cốt lõi (Core banking) hiện đang được coi là hạt nhân, là
trung tâm của hệ thống thông tin trong một hệ thống ngân hàng và nhiều hệ thống tài
chính khác. Nền tảng công nghệ của core banking đã tạo ra những bước chuyển biến rất
lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, thể hiện sức mạnh công nghệ của ngân
hàng, quyết định tính đa dạng của sản phẩm, khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh, đa
dạng hóa kênh dịch vụ
Theo định nghĩa của nhiều cán bộ nghiên cứu trong ngành ngân hàng và của các thầy
giáo Học viện Ngân hàng thì có thể hiểu ngân hàng lõi (Core banking) là một hệ thống
các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng … Thông
qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ,
hiệu quả hơn.
Khác với các ngân hàng thương mại trong nước, những ngân hàng, tổ chức tài chính, văn
phòng đại diện ngân hàng nước ngoài được trang bị hệ thống core banking cực kỳ hiện
đại do họ mang từ ngân hàng mẹ sang, điển hình như ANZ, HSBC, Citibank. Hiện nay,
một số ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam như MB, Techcombank, ACB,
Sacombank đã triển khai hệ thống core banking T24 – đây là hệ thống core banking hiện
đại hiện nay. Kể từ lúc triển khai, các ngân hàng này đã tạo đột phá trong khai thác sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng.
2) Đặc điểm


Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông
tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro … trong hệ thống ngân hàng.
Core banking là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng. Hệ
thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy tờ, sổ
sách kế toán, dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin core banking,…
Trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin
trong suốt thời gian hoạt động, hay có thể nói đây là hệ thống để tập trung hóa dữ liệu ở
bất cứ nơi đâu, hay lúc nào.
Tích hợp nhiều module và xử lý dữ liệu tập trung cùng một thời điểm. Chẳng hạn: ứng
dụng Internet, ứng dụng các sản phẩm thanh toán,…
Khá đa dạng, được thiết kế tùy thuộc vào hệ thống ngân hàng hiện tại và được phát triển
bởi đội ngũ nhân viên tại ngân hàng.
Do vậy, có thể thấy core banking là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu được triển khai
cho ngân hàng. Nhưng nó không phải là một cơ sở dữ liệu thông thường, tùy thuộc vào
mỗi core banking mà nó có nét đặc trưng riêng, mỗi module cũng khác nhau tùy từng
nghiệp vụ cụ thể.
3) Mô hình cấu trúc cơ bản của một hệ thống core banking
Hạt nhân cung cấp kênh phân phối
Hạt nhân về ứng dụng
Hạt nhân xử lý thông tin
4) Một số Core banking - Hệ thống phần mềm lõi của ngân hàng hiện nay đang áp
dụng ở Việt Nam.
Siba: Đây là core banking có tuổi thọ khá lâu, được phát triển trên nền FOX for DOS, có
nhiều tranh cãi nhưng tên tuổi của SIBA vẫn gắn liền với FPT, trước đây được sử dụng
rất rộng rãi nhưng tại thời điểm hiện tại ko đáp ứng được nhu cầu.
Silver Lake SIBS Axis: được áp dụng tại VCB, BIDV, VietinBank, MSB.
Teminos: Techcombank là ngân hàng đầu tiên sử dụng giải pháp của Teminos (Phần mềm
Globus), và cho tới hiện tại khá nhiều NH đang triển khai giải pháp này: Sacombank,
SeAbank, NH Quân đội, VP Bank.
TCBS của Unisys triển khai ở ACB.

Symbol System: Là giải pháp của hãng System Access, được triển khai ở VIBank,
HDBank.
Huyndai: Hiện đang triển khai tại Ngân hàng Nông nghiệp.
TI core (Transinfotech - Singapore) đang được sử dụng tại MHB, Đại Á.
I-Flex với FLEXCUBE ở Habubank, PG Bank, Liên Việt, và INDOVINA.
Ngoài ra còn có 1 số phần mềm nội như: Bank2000, Smartbank (sản phẩm của FPT).
Trên thế giới có nhiều giải pháp phần mềm CoreBanking khác nhau, ví dụ như giải pháp
phần mềm core banking T24 của công ty TENENOS Thụy Sĩ, hay giải pháp phần mềm
core banking có tên Symbols của hãng SunGard System Access (tập đoàn đa quốc gia
chuyên cung cấp giải pháp phần mềm ngân hàng có trụ sở chính tại Singapore) đã hỗ trợ
rất thành công cho các ngân hàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, hệ thống core
banking T24 vẫn được các ngân hàng lựa chọn đầu tư nhiều nhất do tính ưu việt của nó.
5) Lợi ích của core banking
Tính bảo mật thông tin cao hơn, hạch toán sổ sách chứng từ kế toán thuận tiện hơn, phù
hợp với xu hướng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và sự hội nhập quốc tế hiện nay.
Khai thác sản phẩm, dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy, nhiều phần mềm
mới còn chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản
phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không
phải sửa thẳng vào code của chương trình.
Nhờ có core banking mà việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, việc quản
lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó,
không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một
ngân hàng. Thậm chí khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiều điểm thì phải mở bấy nhiêu
tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy
nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, và ở bất cứ điểm giao dịch
trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.
Quản trị rủi ro tốt hơn như giúp ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín
dụng, thanh khoản và tác nghiệp với nhiều mức quản lý khác nhau. Bên cạnh đó nhờ sự
ưu việt tập trung hóa của core banking mà có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách
hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng.

6) Thách thức khi ứng dụng core banking tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Quy trình nghiệp vụ giữa các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tương thích với hệ
thống core banking tại ngân hàng đó, nhất là các ngân hàng nước ngoài. Ví dụ khi phân
loại tài khoản, có những loại thì phân loại theo tiền, có những loại thì gộp chung. Với hệ
thống tài khoản nước ngoài là đa tệ và chỉ cần một tài khoản có thể áp dụng với nhiều
ngoại tệ khác nhau, nhưng ở Việt Nam, hệ thống tài khoản, mẫu báo cáo thường thay đổi
và các core banking nước ngoài rất khó đáp ứng.
Khi sử dụng hệ thống thông tin mới luôn gắn với việc “làm mới” ngân hàng, phải cải tổ
toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo người, quy trình làm việc, và đó thực sự là quá trình
khó khăn, mệt mỏi. Để phát huy hết tính năng và công hiệu của công nghệ thì trong mỗi
ngân hàng từ giám đốc, phòng ban, nhân viên phải thay đổi lề thói, quy trình làm việc,
tầm nhìn chiến lược và sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập thì các
ngân hàng giờ đây cần phải chỉnh lại các quy trình nghiệp vụ và dịch vụ cung cấp cho các
khách hàng theo quy chuẩn quốc tế, để từ đó triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ
thông tin. Tuy nhiên các giải pháp của nước ngoài thì rất đắt và gặp khó khăn trong vấn
đề thích ứng với các đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam.
Việc triển khai core banking phụ thuộc rất lớn vào vốn và kinh nghiệm và đội ngũ nhân
lực của mỗi ngân hàng. Nhìn sang các ngân hàng nước ngoài có thể thấy họ được trang bị
hệ thống core banking cực kì hiện đại do họ mang từ ngân hàng mẹ sang, điển hình như
ANZ, DeutscheBank, HSBC, Citibank.
Sự chưa đồng đều thể hiện ở việc quản lý dữ liệu và online toàn hệ thống chưa thực sự
được phát triển mạnh. Có ngân hàng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức thấp – chi phí
khoảng 200 ngàn đến dưới 500 ngàn USD – chủ yếu để giải quyết các nghiệp vụ và giao
dịch bình thường. Có ngân hàng ứng dụng công nghệ ở mức độ cao – chi phí trên 5 triệu
USD – nhưng chưa sử dụng hết các tính năng.
Phần lớn hệ thống tại ngân hàng Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở mức có sự cố thì
khắc phục. Trong khi, yêu cầu quan trọng đối với quản trị hệ thống là phải cảnh báo trước
sự cố, khi đó ngân hàng Việt Nam cần có công cụ đánh giá, thống kê thường xuyên.
PHẦN 2: CORE BANKING T24 VÀ VIỆC ỨNG DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TECHCOMBANK

1) Core banking T24
1.1) Giới thiệu về T24
Temenos là một trong những công ty hàng đầu thế giới về giải pháp cho ngân hàng với
một nền tảng vững chắc và nguồn tài chính dồi dào. Phần mềm giải pháp ngân hàng lõi
(Core banking) bao quát hết các phân đoạn thị trường, từ ngân hàng tư nhân, ngân hàng
bán lẻ với ít nghiệp vụ, đến những ngân hàng tầm cỡ thế giới. Temenos đã có mặt tại 33
nước với 42 văn phòng và lượng khách hàng toàn cầu đã lên tới hơn 500 tổ chức tài
chính. Temenos mang quốc tịch của 48 quốc gia, sử dụng 64 ngôn ngữ.
Hệ thống core banking T24 được xây dựng và phát triển bởi công ty Temenos có trụ sở
chính tại Thụy Sỹ - cái nôi của ngành ngân hàng, T24 là một trong hai giải pháp ngân
hàng hàng đầu được sử dụng rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam. T24 core banking là
công nghệ ngân hàng mới, hỗ trợ cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
hiện đại, đã được triển khai tại gần 800 tổ chức tài chính, ngân hàng trên thế giới.
Hệ thống T24 bao gồm tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi, tiền
vay, chuyển tiền, tài trợ thương mại, kinh doanh nguồn vốn, kinh doanh ngoại tệ, kế
toán Hệ thống T24 sẽ hỗ trợ ngân hàng đẩy mạnh công tác quản lý thông tin khách
hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển thêm các sản phẩm dịch
vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao công tác quản trị rủi ro,
cải thiện năng suất làm việc của nhân viên, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý
phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
T24 được chính thức phát hành vào 30/09/2003 tại diễn đàn khách hàng thường niên của
Temenos tại Beclin, Đức, đi trước cho sự thành công của sản phẩm Temenos GLOBUS.
Nó mang đến sự đột phá mới trong công nghệ phần mềm ngân hàng cốt lõi bởi đã loại bỏ
được sự ngừng trệ của hệ thống vào cuối ngày hoạt động. Lần đầu tiên, các tổ chức tài
chính đã có thể sử dụng gói phần mềm hỗ trợ kênh hoạt động liên tục 24/7.
Phần mềm Globus - T24 với nhiều phiên bản khác nhau của hãng Temenos hiện đang
được sử dụng bởi hơn 400 ngân hàng trên toàn thế giới, trong đó có các ngân hàng lớn
như HSBC, Industrial Bank of Korea (IBK). Các ngân hàng tại Việt nam hiện đang sử
dụng phần mềm tiên tiến này là: Techcombank (triển khai năm 2002) và Sacombank
(triển khai năm 2004).

1.2) Các đặc điểm của T24
Hệ thống T24 có thể tự động hóa lịch trình công việc, phục hồi nhanh các yêu cầu của
khách hàng, có thể thực hiện 1000giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách
hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.
Hệ thống này giúp cho ngân hàng quản trị rủi ro ngân hàng trên 4 lĩnh vực: quản trị rủi ro
về thị trường, quản trị rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp với 9 mức quản lý khác
nhau. Ngoài ra, với T24, ngân hàng có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và
cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Với các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, áp dụng core banking T24 đem lại nhiều
hiệu quả rõ rệt. Chẳng hạn, với hoạt động thanh toán quốc tế, quy trình xử lý giao dịch
sau khi triển khai core banking T24 được chuyển đổi từ phân tán sang tập trung, cho
phép bán sản phẩm rộng khắp trên toàn hệ thống, chuyên môn hóa nghiệp vụ thanh toán
tại một nơi.
Một trong những đặc tính nổi bật của hệ thống T24 là hệ thống ngân hàng linh hoạt, tích
hợp hàng đầu trên thế giới, đáp ứng các yêu cầu trực tuyến và xử lý tức thời. Mức độ tích
hợp cao và thiết kế chú trọng vào việc xử lý thông suốt, linh hoạt các thông số, sẽ giúp
cho hệ thống hoạt động chính xác và theo sát các yêu cầu nghiệp vụ của ngân hàng.
T24 được coi là một giải pháp mang tính tùy biến cao, giúp ngân hàng nhanh chóng phát
triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường.
T24 có thể tự động hóa các lịch trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh các yêu
cầu của khách hàng. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản
phẩm mới, tạo báo cáo về hoạt động ngân hàng sẽ rất nhanh chóng và có hệ thống.
Vượt trội của hệ thống T24 là hỗ trợ rất tốt cho việc phát triển và triển khai các sản phẩm,
dịch vụ của ngân hàng như: thấu chi, kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng, Internet banking,
mobile banking, kết nối thanh toán với các công ty chứng khoán, thực hiện dịch vụ thanh
toán cước viễn thông trực tuyến (online) với Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel,
công ty FPT Telecom.
Thiết kế của Temenos T24 cung cấp sự hỗ trợ đa ứng dụng xử lý một số lượng lớn khách
hàng. Trong đó, sự đổi mới nhất của Temenos T24 là tính năng Non-stop, hoàn toàn loại
bỏ tình trạng giao dịch bị ngừng trệ khi hệ thống đóng ngày, trong thời gian quyết toán,

các ngày nghỉ, ngày lễ. Với Non-stop, ngân hàng và khách hàng có thể truy cập vào hệ
thống vào mọi thời điểm trong ngày.
Với hệ thống này, các ngân hàng có thể quản lý số liệu của các chi nhánh trong cùng một
sever tổng. Tiết kiệm được rất nhiều chi phí về máy móc, nhân sự.
1.3) Lĩnh vực áp dụng
T24 hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh sau:
• Customer Relationship Manager (Quản lý quan hệ với khách hàng)
• Market Risk (Rủi ro thị trường)
• Credit Risk (Rủi ro tín dụng)
• Payments (Các khoản thanh toán)
• Accounting & General Ledger (Kế toán và sổ cái)
• Management Information and Profitability (Thông tin quản lý và khả năng sinh
lợi)
• Document and image management (Quản lý chứng từ và hình ảnh)
• Collateral (Tài sản thế chấp)
• Workflow (Quy trình công việc)
• Nostro Reconciliations
• Confirmation Matching (Kết nối dữ liệu)
• Multi-company, multi-currency and multi-language (Đa công ty, đa tiền tệ, đa
ngôn ngữ)
Retail Banking
• Equities and Bonds (Cổ phiếu thường và chứng khoán)
• Cash Deposits and Accounts (Gửi và hạch toán tiền mặt)
• Asset Management - Discretionary and Advisory (Quản lý tài sản - Tư vấn và
những vấn đề cần thận trọng)
• Portfolio Rebalancing (Cân đối danh mục đầu tư)
• Performance Reporting (Báo cáo hoạt động của ngân hàng)
• Portfolio Management and Accounting (Quản lý và hạch toán danh mục đầu tư)
• Execution only transaction (Thực hiện giao dịch)
• Alternative Instruments (Những công cụ thanh toán thay thế)

• Structured Products (Sản phẩm cấu trúc)
• Third party commissions and trailer fees (Hoa hồng và phí môi giới cho bên thứ
ba)
Private Banking
• Securities (Chứng khoán)
• Portfolio Management (Quản lý danh mục đầu tư)
• Portfolio Modeling and re-balancing (Lập mô hình và cân bằng danh mục đầu tư)
• Portfolio reporting including performance (Báo cáo về danh mục vốn đầu tư và
tình hình hoạt động)
• Fiduciaries (Ủy thác)
• Intermediary (agent) compensation and commissions (Hoa hồng cho môi giới)
Treasury (Hệ thống tài chính)
• Money Market (Thị trường tiền tệ)
• Foreign Exchange (Thị trường ngoại hối)
• Derivatives (Thị Trường phái sinh)
• Securities (Thị trường chứng khoán)
• Repos (Thị trường hợp đồng mua lại)
• Futures & Options (Thị trường giao dịch Tương lai và Quyền chọn)
Corporate/Wholesale
• Commercial Lending (Cho vay mậu dịch)
• Syndicated Lending (Cho vay Công đoàn)
• Letters of Credit (Tín dụng chứng từ)
• Documentary collections (Thu thập chứng từ)
• Bills (Hối phiếu)
• Guarantees & Standbys (Bảo lãnh)
• Leasing (Cho thuê)
• Cash Management (Quản lý tiền mặt)
Multi-Channel (Đa kênh giao địch)
• Internet
• Call center (Trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng)

• Other electronic channels (Các kênh điện tử khác)
2) Ứng dụng core banking T24 tại ngân hàng Techcombank
2.1) Đôi nét về Techcombank
Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua
18 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng (tính
đến hết năm 2011).
Năm 2005, HSBC là một cổ phần chiến lược với cổ phần 10% vào ngân nàng, sau đó
tăng lên 15% vào năm 2007 và 2008 là 20% (tối đa cho phép của pháp luật Việt Nam).
Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh
hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ.
Techcombank luôn có tham vọng lớn. Trong sứ mệnh của mình tuyên bố, đặt ra mục đích
là một trong những số những ngân hàng ở Việt Nam có các số liệu - tin cậy, chất lượng,
hiệu quả. Techcombank củng cố đầu tư công nghệ tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Techcombank hiện là một trong những ngân hàng đi đầu tại Việt nam với các mục tiêu và
chiến lược rõ ràng về công nghệ, luôn luôn chú trọng việc áp dụng công nghệ vào trong
các họat động vận hành và quản trị của ngân hàng, coi đây là cơ sở nền tảng của việc tạo
ra các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chính xác, tự động, trực tuyến, có nhiều giá trị cho
khách hàng trong khi đồng thời cho phép ngân hàng có được các công cụ tiên tiến, tự
động và đa chiều trong việc quản trị khách hàng, hoạt động và rủi ro.
2.2) Quá trình triển khai T24 tại Techcombank.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Techcombank là một khách hàng Temenos từ năm 2001,
là ngân hàng luôn đổi mới công nghệ để tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.
Techcombank củng cố đầu tư công nghệ tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Nghiên cứu trường hợp này nhằm mục đích chứng minh thực tế và định lượng về tác
động đầu tư bền vững Temenos T24, ứng dụng core banking làm hài lòng khách hàng,
đổi mới sản phẩm, hoạt động hiệu quả và quản lý rủi ro.
Kể từ khi áp dụng T24 trong năm 2003, Techcombank đã trở thành ngân hàng phát triển
nhanh nhất tại Việt Nam: tốc độ tăng trưởng doanh thu 87%, kiểm soát rủi ro thành công
trong khi cho vay tăng 199% giữa năm 2006 và 2008.

Sự kết hợp của tham vọng và tầm nhìn công nghệ dẫn đến Techcombank đưa ra quyết
định đầu tư công nghệ một nhà cung cấp nước ngoài, mặc dù tại thời điểm này các giải
pháp như vậy là phần lớn chưa được kiểm tra tại thị trường Việt Nam.
Trước khi chạy T24 Temenos, Techcombank sử dụng hệ thống kế toán FoxPro (một hệ
quản trị cơ sở dữ liệu dung để giải quyết bài toán trong lĩnh vực quản lý), mỗi chi nhánh
sử dụng để ghi lại tất cả các giao dịch bằng tay và được hỗ trợ bởi một hệ thống thanh
toán bù trừ (clearing house) hoặc là các mạng chuyển tiền liên ngân hàng như SWIFT và
CITAD – Thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Vấn đề quan trọng đầu tiên với hệ thống phân cấp này là chất lượng và tính kịp thời của
thông tin quản lý bởi vì mỗi chi nhánh có hệ thống riêng biệt của riêng mình. Quản lý chỉ
có thể có một cái nhìn hoàn chỉnh của doanh nghiệp mỗi tháng một lần.
Vấn đề quan trọng thứ hai với hệ thống, một khách hàng với một tài khoản trong một chi
nhánh chỉ có thể truy cập tài khoản trong cùng một chi nhánh: cố gắng để rút tiền hoặc
thanh toán một hóa đơn tại một chi nhánh Techcombank khác nhau là không thể.
Techcombank quyết định triển khai T24 (sau đó được đặt tên Globus), đã được thực hiện
vào cuối năm 2001, việc thực hiện dự án bắt đầu tháng 3 năm 2002 và sản phẩm đã được
triển khai thành công trên tất cả các chi nhánh của ngày 12 Tháng 12 năm 2003.
Các khoản đầu tư bổ sung để nâng cấp công nghệ, chức năng và mở rộng:
Năm 2004, Techcombank nâng cấp lên phiên bản mới nhất của Globus là G13.2.07, mất
4 tháng.
Năm 2005, Techcombank nâng cấp lên phiên bản mới nhất của phần mềm, đã được đổi
tên thành T24, mất 2 tháng.
Năm 2006, Techcombank nâng cấp lên phiên bản tiếp theo của T24, R05 chỉ trong 2
tháng.
Năm 2007, nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.
Năm 2008, nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, mà không
cần sự hỗ trợ của Temenos.
Năm 2009, Techcombank cài đặt T-Risk, giải pháp của Temenos cho quy định của Bsael
II, năm 2010, nâng cấp từ R07 đến R09. Đồng thời, thay đổi từ Temenos Internet
Banking (TIB) thành ARC Internet Banking.

Lý do Techcombank lựa chọn Temenos của Thụy Sỹ
Techcombank lựa chọn nhà cung cấp kéo dài một năm, cả nhà cung cấp ở trong nước lẫn
nước ngoài. Mặc dù, Temenos là nhà cung cấp quốc tế thiếu kinh nghiệm ở Việt Nam.
Nhưng techcombank vẫn lựa chọn vì những ưu điểm sau:
• Temenos có kiến thức tốt về lĩnh vực ngân hàng.
• Temenos thực hiện R&D tốt.
• Hệ thống dễ dàng nâng cấp và sữa chữa.
• Giao diện thân thiện với người dùng.
Quyết định lấy T24 đã được thực hiện cuối năm 2001, dự án bắt đầu vào tháng ba năm
2002 và có mặt trên tất cả các chi nhánh ngày 12 tháng mười hai 2003.
2.3) Thành công đạt được
T24 đã đóng một phần quan trọng tạo năng lực cạnh tranh của Techcombank . T24 giúp
Techcombank có nhiều dịch vụ cá nhân và sản phẩm sáng tạo hơn, đã cho phép ngân
hàng gia tăng tiền gửi một cách nhanh chóng, tài sản và lợi nhuận rất bền vững.
Theo chứng khoán Bảo Việt, tổng tiền gửi của khách hàng tăng với tốc độ trung bình
34% trong giai đoạn 2002 – 2008. So với cùng thời gian này, Techcombank đạt được
mức tăng trưởng tiền gửi của khách hàng trung bình là 77%, nhiều hơn gấp đôi tỷ lệ toàn
thị trường (34%) và tăng nhanh đáng kể hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh chính.
Tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Techcombank năm 2008 cao hơn
đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh.
2.3.1) Rút ngắn thời gian giới thiệu sản phẩm mới
Techcombank đã tận dụng lợi thế linh hoạt và tính năng tham số hóa của hệ thống core
banking T24 nhằm tạo ra các sản phẩm cải tiến cũng như giới thiệu chúng vào thị trường
một cách nhanh nhất. Tính linh hoạt của hệ thống đã cho phép bộ phận IT triển khai các
quy trình nhanh chóng để phù hợp với đặc tính của từng loại sản phẩm. Techcombank
cũng giảm thiểu được thời gian ra mắt sản phẩm mới bằng việc thiết lập mối liên hệ chặt
chẽ giữa bộ phận quản lý sản phẩm và bộ phận ứng dụng sản phẩm. Chính vì vậy, mà
việc thiết lập, kiểm tra và giới thiệu sản phẩm mới chỉ trong vòng 24 giờ, mặc dù trong
thực tế, với việc thực hiện kiểm tra chấp nhận (Acceptance Testing) bởi khách hàng để
xem chương trình có đáp ứng được yêu cầu của họ không khiến cho một sản phẩm muốn

giới thiệu ra thị trường phải mất nhiều nhất là 2 ngày rưỡi.
Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06 đã giúp Techcombank xây dựng những sản
phẩm sáng tạo và ra mắt thị trường một cách nhanh chóng. 08/10/2007 – Techcombank
chính thức ra mắt sản phẩm “Tích luỹ bảo gia”. Sản phẩm này là sự kết hợp giữa hai sản
phẩm “Tài khoản tích luỹ bảo gia” của Techcombank và “An tâm tiết kiệm” của Bảo Việt
Nhân Thọ. “Tài khoản tích lũy bảo gia” là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn,
hàng tháng khách hàng có thể nộp một số tiền nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục
tiêu tích lũy dài hạn cho cuộc sống để đảm bảo cho khách hàng “An tâm tận hưởng cuộc
sống”. Tham gia sản phẩm này, ngoài việc được hưởng lãi suất tiết kiệm ưu đãi, khách
hàng còn được được tặng miễn phí bảo hiểm trong suốt thời hạn của tài khoản tiết kiệm.
Như vậy, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích đặc biệt như: nộp tiền trước hạn để
hưởng lãi suất bằng 100% lãi suất quy định của tài khoản; được hưởng các quyền lợi bảo
hiểm của Bảo Việt Nhân Thọ.
Một ví dụ khác là vào T6/2007, khi Ngân hàng Trung ương tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc
đối với tiền gửi ngắn hạn, thị trường tiền gửi trở nên cạnh tranh gay gắt. Trong vòng 8
ngày làm việc, Techcombank đã nhanh chóng đưa ra chương trình Tiết kiệm dự thưởng
“Gửi Techcombank, trúng Mercedes”. Tham gia “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”,
nếu có nhu cầu, khách hàng còn có thể cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn. Bên cạnh đó,
khách hàng tham gia chương trình còn được cấp một hạn mức ứng trước tài khoản cá
nhân để phục vụ nhu cầu chi tiêu cá nhân khi cần. Khách hàng có thể rút tiền tại bất kỳ
điểm giao dịch nào của Techcombank”. Chương trình đã đạt được nhiều kết quả khả
quan, chỉ trong vòng 1 tháng, sản tổng số người gửi tiền tăng khoảng 5%, đạt tổng huy
động trên 1.000 tỷ đồng. Trong đó, khu vực miền Bắc vẫn duy trì thế mạnh của địa bàn
huy động truyền thống của Techcombank với cơ cấu huy động chiếm 66% trên tổng huy
động (với 663 tỷ đồng), khu vực miền Nam ở vị trí thứ hai với 26% tổng huy động (266
tỷ đồng), khu vực miền Trung chiếm tỷ trọng còn lại. Trong vòng 6 tháng , tăng gần
20% , đóng góp vào sự tăng trưởng các khoản tiền gửi năm 2007 là 156% (so với tốc độ
tăng trưởng chung của thị trường là 50 %) .
2.3.2) Nâng cao khả năng phục vụ khách hàng
Techcombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam ra mắt dịch vụ ngân hàng trực tuyến giao

dịch nhanh chóng, chính xác cho các cá nhân. Với ngân hàng trực tuyến F@st i-bank,
khách hàng hoàn toàn an tâm thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng nhanh chóng,
thuận tiện nhất mọi lúc, mọi nơi nhờ công nghệ bảo mật hàng đầu.
Tính năng F@st i-bank
Quản lý tài chính cá nhân trực tuyến.
• Truy vấn và quản lý thông tin tài khoản, khoản vay, tài khoản tiết kiệm.
• Truy vấn thông tin giao dịch thẻ tín dụng.
• Chủ động đặt lịch thanh toán tự động cho tương lai.
Gửi tiết kiệm online.
• Bảo mật thông tin, an toàn và thuận tiện nhất.
• Gửi tiết kiệm chỉ từ 1 triệu đồng.
• Lãi suất hấp dẫn.
Vay online.
• Đăng ký vay online thuận tiện nhất.
• Giải ngân ngay tại thời điểm yêu cầu với khách hàng vay cầm cố sổ tiết kiệm.
Sử dụng dịch vụ thanh toán, thu hộ trực tuyến.
• Thanh toán vé máy bay.
• Thanh toán tiện điện lực.
• Thanh toán điện thoại trả sau, nạp tiền điện thoại trả trước.
• Thanh toán phí bảo hiểm Prudential, Ace Life…
• Thanh toán thẻ tín dụng
Đăng ký dịch vụ online
• Đăng ký vay vốn online.
• Đăng ký mở thẻ và kích hoạt tính năng thẻ online.
• Đăng ký dịch vụ F@st-mobipay online.
• Đăng ký dịch vụ truy vấn thông tin F@st-homebanking online.
Mua sắm trực tuyến với hàng hóa dịch vụ đa dạng tại các cổng thanh toán lớn tại Việt
nam: eBay, TVshopping, muaban.net, VietnamAirline, AirMekong, Jetstar, megastar,
vinagame…
Chính sự cải tiến đã giúp Techcombank tạo được sự hài lòng cao nhất ở khách hàng.

Tháng 02/2008 Techcombank nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do
độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn. Nhờ vào tính hiệu quả và cá nhân hóa dịch
vụ khách hàng mà Techcombank đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể. So với năm 2007,
năm 2008 số lượng khách hàng tăng 83%, lợi nhuận trước thuế tăng 125%.
2.3.3) Hiệu quả hoạt động
Năm 2008, giảm 3% ở mức tuyển dụng nhân viên.
Nửa đầu 2009, giảm 60% tỉ lệ sai sót so với 2008.
Techcombank cũng đã thiết lập bộ phận các chuyên gia về T24 để có thể tung ra những
sản phẩm mới chỉ trong 1 ngày, thiết lập hệ thống IT cho chi nhánh mới trong vòng 1 giờ
và nâng cấp các hệ thống này lên các phần mềm mới nhất (không cần sự giúp đỡ từ bên
ngoài) trong vòng 2 tháng. Tỉ lệ nhân viên bộ phận IT trên tổng số nhân viên giảm từ 5%
trong năm 2006 xuống 3% trong năm 2008.
Năm 2007, khả năng sinh lợi mỗi nhân viên tăng 34% so với mức tăng 28% khả năng
sinh lợi mỗi khách hàng. Trong khi vào năm 2008, khả năng sinh lợi bằng nhân viên tăng
64%, so với mức tăng 23% trong khả năng sinh lợi mỗi khách hàng.
Chi phí IT trên tổng thu nhập của Techcombank giảm xuống còn 1.5% trong khi tỉ lệ này
ở khu vực châu Âu là 9.5%. Điều này cho thấy, chi phí IT trên thu thập của Techcombank
thấp hơn 84% so với mức trung bình toàn ngành.
2.3.4) Quản lý rủi ro
So với các ngân hàng đối thủ, vay nợ của Techcombank cao hơn mức trung bình của toàn
thị trường trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chính do sự tăng trưởng của các khoản
tiền gửi khá cao nên tỉ lệ cho vay/tiền gửi – yếu tố chính để đo lường rủi ro giảm trong 3
năm qua.
Nhờ có hệ thống công nghệ tốt với cái nhìn tổng quan về rủi ro đã cho phép
Techcombank phát triển doanh thu nhanh hơn bất cứ một ngân hàng nào khác ở Việt
Nam, nhưng không đánh đổi bằng rủi ro.
Tỉ lệ phần trăm của khoản vay không hoàn trả đúng hạn vào năm 2008 là 3% thấp hơn
năm 2006, mặc dù tăng trưởng tín dụng là 199% trong cùng thời kỳ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×