Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

LỄ LẬP TĨNH CỦA NGƯỜI DAO TIỀN Ở BẢN HẠ THÀNH, XÃ TÂN LẬP, HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.68 KB, 87 trang )

MỤC LỤC
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thứ nhất, văn hóa là bản sắc của một
dân tộc, là nền tảng, yếu tố phản ánh trình
độ phát triển của một đất nước. Văn hóa bao gồm
tất cả những sản phẩm của con người, là toàn bộ cuộc sống, cả về vật chất và
tinh thần của cộng đồng và văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau
nếu nó được hình thành ở những tộc người khác nhau trong những môi trường
sống khác nhau. Nền văn hóa Việt Nam mang đậm
bản sắc văn hóa của cư dân nông nghiệp được
tạo nên bởi các dân tộc đang sinh sống trên
đất nước Việt Nam, trong đó có sự đóng góp
không nhỏ của các dân tộc thiểu số. Điều đó
đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú
cho nền văn hóa của nước ta. Và một trong số
những yếu tố làm cho văn hóa trở nên đa
dạng và phong phú hơn đó chính là tín
ngưỡng của một tộc người, là niềm tin và sự
1
ngưỡng mộ của con người đối với một lực
lượng siêu nhiên, huyền bí nào đó có ảnh
hưởng và chi phối đến cuộc sống của họ mà
họ chỉ có thể cảm nhận mà không thể nhìn
thấy, sờ mó được. Tín ngưỡng là sản phẩm
văn hóa của con người đối với tự nhiên, với
xã hội và với chính bản thân họ, ở họ có
niềm tin tuyệt đối vào nó với hy vọng cuộc
sống của mình và cộng đồng sẽ tốt hơn. Và
từ đó tín ngưỡng ra đời và phát triển cùng


sự phát triển của loài người. Sự đa dạng và
hấp dẫn của nền văn hóa từng tộc người là
lí do để tôi chọn đề tài này, tôi muốn tìm
hiểu văn hóa của họ để làm giàu thêm cho
nền văn hóa của nước nhà.
Thứ hai, người Dao là một trong 13 dân tộc thiểu số đang sinh sống
trên đất nước Việt Nam, với dân số tương đối đông, đứng
2
thứ 9 trong số 54 dân tộc anh em, với một
nền văn hóa, văn học rất đa dạng và phong
phú. Nghiên cứu về văn hóa người Dao là rất
cần thiết và hữu ích để nhận diện diện mạo
và bản sắc văn hóa của dân tộc đó, để cho
chúng ta hiểu hơn về nền văn hóa đó trong
quá trình bảo tồn và phát triển trước thời kỳ
công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, các
giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc
đang đứng trước nguy cơ bị mai một và biến
đổi dần do tác động của nhiều yếu tố khác
nhau như môi trường sinh sống; sự giao lưu,
hội nhập của nhiều nền văn hóa;…. Do đó,
việc nghiên cứu là cần thiết để bảo tồn và
phát huy những giá trị đó, đồng thời đó cũng
là cơ sở để gắn kết các dân tộc với nhau, để
bảo vệ sự đa dạng nền văn hóa nước nhà.
3
Thứ ba, nghi lễ trưởng thành là một
trong những nghi lễ rất quan trọng trong
nghi lễ vòng đời người và nó có ở hầu
khắp các nền văn hóa trên thế giới. Người

Dao là một trong những dân tộc thiểu số
thực hiện nghi lễ trưởng thành này và họ
gọi nghi lễ này là lễ lập tĩnh. Đây là một nghi lễ
truyền thống, rất phổ biến của dân tộc Dao và bắt buộc đối với đàn ông người
Dao. Đó là nghi lễ đặt tên âm hay đặt tên cúng cơm cho người con trai, đánh
dấu sự trưởng thành của họ về mặt sinh lý cũng như về mặt xã hội, họ được
cộng đồng thừa nhận, được hưởng quyền lợi của mình trong xã hội, được
công nhận là con cháu của Bàn Vương và mới có tư cách trở thành thầy cúng.
Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này để khảo sát và nghiên cứu quá trình diễn ra
nghi lễ lập tĩnh là một việc làm cần thiết cho việc tìm hiểu bản chất tín
ngưỡng cũng như các giá trị văn hóa được tích hợp trong nghi lễ này. Qua đó,
để có được một cái nhìn vừa cụ thể, vừa toàn diện, vừa sâu sắc về lễ lập tĩnh
của người Dao Tiền nói riêng và các hình thức nghi lễ khác của người Dao
nói chung.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao nhưng
chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về lễ lập tĩnh của người Dao Tiền ở
một địa phương cụ thể. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn đi sâu
vào việc giới thiệu lễ lập tĩnh của dân tộc Dao Tiền bản Hạ Thành,
xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
4
- một nét đẹp văn hóa tiêu biểu của người Dao, để bổ sung thêm
những tư liệu mới làm phong phú, sâu sắc
hơn về những giá trị văn hóa của tộc người,
góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa
truyền thống, tạo nên sự đa dạng cho nền văn
hóa của đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong thời gian qua đã có rất nhiều
những công trình nghiên cứu khác nhau
về lễ lập tĩnh của người Dao và trong các công

trình nghiên cứu đó, đã có một số công trình
nghiên cứu, bài báo đề cập trực tiếp hoặc
gián tiếp đến một vài khía cạnh về nghi lễ lập
tĩnh của người Dao nói chung và người Dao
Tiền ở Phú Thọ nói riêng.
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về người Dao và người Dao Tiền
5
Trong cuốn Người Dao ở Việt Nam, của
các tác giả Bế Văn Đẳng - Nguyễn Khắc
Tụng - Nông Trung - Nam Tiến, do NXB
khoa học xã hội xuất bản năm 1971, là tác
phẩm đề cập khá toàn diện về đời sống của
người Dao trên lãnh thổ Việt Nam: “Người Dao
cư trú trên ba vùng khác nhau: vùng cao, vùng giữa và vùng thấp, nhưng chủ
yếu là ở vùng giữa… Trong nhân dân Dao vẫn còn lưu truyền rộng rãi truyền
thuyết về tổ tiên Bàn Hồ. Đó là câu chuyện giải thích về nguồn gốc của họ…
Quá trình di cư của họ vào Việt Nam là cả một thời kỳ dài và có thể là bắt đầu
từ thế kỷ thứ XIII cho đến những năm 40 của thế kỷ này… Những nét riêng biệt
này không làm trở ngại gì cho sự thống nhất về văn hóa và các mối quan hệ
khăng khít giữa các nhóm Dao mà nó chỉ làm phong phú thêm cái kho tàng
văn hóa của người Dao vốn đã rất phong phú” [4; 12, 18, 22, 175]. Về
dân số, địa bàn cư trú, tên gọi các nhóm Dao,
các hình thái kinh tế, văn hóa và những đổi
mới trong cuộc sống sinh hoạt của người Dao
từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1971,
trong đó đã có đề cập đến tên gọi, trang phục,
văn hóa của người Dao Tiền.
6
Trong cuốn Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam của tác giả
Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn do NXB Văn hoá dân tộc xuất bản năm 2010, đã

có trình bày về người Dao “dân tộc Dao ở Việt Nam không có văn tự riêng…
đồng bào Dao sử dụng chữ Hán đã được “Dao hóa”. Nghĩa là đồng bào học
chữ Hán theo âm của tiếng Dao, hoặc khi viết một chữ Hán, đồng bào thêm
nét để đọc các sách cúng và sáng tác thơ văn” [26; 46]. Như về lịch sử tộc
người, bản sắc văn hoá, tập tục, nếp sống và những đóng góp quan trọng
của cộng đồng người Dao trong lịch sử cách mạng của dân tộc
Trong cuốn Văn hóa dân gian người Dao ở Bắc Giang của tác giả
Nguyễn Thu Minh chủ biên, do NXB Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản.
Trong đó, có giới thiệu vài nét về người Dao
“Do không biết tiếng Việt, họ bị vua Việt Nam nghi là kẻ gian, bắt giữ. Trong tù,
hai người đã lấy “Quá sơn bảng” - một loại giấy thông hành của vua Trung
Quốc cấp ra đắp cho đỡ rét, do đó vua Việt Nam biết họ là dân lành, liền thả ra
và cấp thuyền để họ đi tìm nơi sinh sống. Tìm được đất vừa ý họ trở về Trung
Quốc đưa vợ con, họ hàng sang Việt Nam lập nghiệp” [17; 125], về ngôn
ngữ - chữ viết, các loại hình kinh tế, địa vực
cư trú, trang phục, vấn đề dòng họ - gia đình,
tôn giáo tín ngưỡng, truyện kể dân gian, dân
ca dân tộc Dao, v.v…
Các tác giả Chu Thái Sơn (cb), Võ Mai Phương trong cuốn Người Dao
do NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2005, giới thiệu sơ lược về
lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế, văn hóa, ứng xử cộng đồng, tôn giáo
tín ngưỡng, lễ hội và văn hóa nghệ thuật của người Dao “Người Dao là tộc
người có dân số đông, đứng hàng thứ 9 trong thành phần các dân tộc ở Việt
7
Nam… địa bàn cư trú của người Dao tập trung ở vùng giữa. Do sinh sống
trên nhiều vùng địa lý phức tạp nên người Dao đã có những ứng xử để thích
nghi với từng vùng” [19; 86]. Đây là một công trình có
tính chất giới thiệu, nhận diện về cộng
đồng dân tộc Dao ở Việt Nam.
Ngoài ra, thì còn có một số công trình

nghiên cứu khác về các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam, trong đó có đề cập tới người
Dao nói chung và người Dao Tiền nói
riêng. Các bài viết, bài báo, bài nghiên cứu
đăng trên các tạp chí: dân tộc học, nghiên
cứu tôn giáo,… Tuy nhiên, các công trình
này cũng chỉ mang tính chất giới thiệu,
nhận diện những nét cơ bản về đời sống
văn hóa của người Dao, chưa có điều kiện
đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những nét
đặc thù về văn hóa, tín ngưỡng của người
Dao ở từng địa phương.
8
2.2 Lịch sử nghiên cứu về nghi lễ lập tĩnh của người Dao Tiền
Tác giả Nguyễn Việt Hùng có công trình nghiên cứu về Nghi lễ trưởng
thành và kiểu truyện dũng sĩ (Qua việc khảo sát tập “Truyện cổ các dân tộc
Trường Sơn- Tây Nguyên”) đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật - số 11/
2003. Tác giả đã đề cập đến nghi lễ trưởng thành và những biểu hiện của nghi
lễ trưởng thành trong truyện cổ, đặc biệt là trong kiểu truyện dũng sĩ “Trong
các nghi lễ vòng đời người, thì nghi lễ trưởng thành đóng một vai trò rất quan
trọng. Nghi lễ trưởng thành (hay còn gọi là lễ thành đinh) thường được tiến
hành khi con người trưởng thành về mặt giới tính. Nếu như các nghi lễ thời kì
phôi thai, sơ sinh, lên lão và tiễn đưa thường có tính chất gia đình, thì nghi lễ
trưởng thành lại gắn với cộng đồng mang tính cộng đồng cao” [11]. Đây là
một công trình nghiên cứu giới thiệu khái quát nhất về nghi lễ trưởng thành
chung cho tất cả các dân tộc, để từ đó có được cái nhìn khách quan khi đi tìm
hiểu về nghi lễ trưởng thành của các dân tộc khác.
Trong cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) của
Viện dân tộc học, do NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 1978, cũng đã đề
cập tới một số những nét cơ bản về dân tộc Dao theo nhóm ngôn ngữ, về

nguồn gốc, dân số, một số nghi lễ truyền thống của dân tộc Dao như: lễ Tết
nhảy, lễ Cấp Sắc, lễ cúng Bàn vương, “Cấp sắc là tục lệ rất phổ biến ở
người Dao, tất cả người đàn ông Dao đều phải qua lễ này” [32; 332]. Tác
phẩm này chỉ mang tính chất giới thiệu khái quát về người Dao cũng như vai
trò của các nghi lễ này trong đời sống chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu nghi lễ
cấp sắc như một đề tài cụ thể.
Cuốn Lễ hội cổ truyền Lào Cai, do Trần
Hữu Sơn chủ biên, NXB văn hóa dân tộc
xuất bản năm 1999, đã giới thiệu một số lễ
9
hội cổ truyền của người Giáy, Tày, Nùng,
H’Mông, Dao, Hà Nhì, Xá Phó ở Lào Cai,
trong đó có Lễ Tết nhảy của dân tộc Dao
Đỏ ở Sa Pa, Lễ Lập Tịch của người Dao ở
Bảo Thắng Lào Cai và một số nghi lễ
khác. Nghiên cứu này chỉ mang tính chất
khái quát các lễ hội cổ truyền của các dân
tộc đang sinh sống trên địa bàn Lào Cai,
chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu một nghi
lễ cụ thể của một dân tộc.
Trong cuốn Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người của nhóm Dao
Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn của tác giả Lý Hành Sơn, do NXB Khoa học xã hội xuất
bản, đã nghiên cứu về nghi lễ chủ yếu trong vòng đời người của nhóm Dao Tiền
đang sinh sống ở Ba Bể, Bắc Kạn như lễ cúng Bàn vương, lễ Tết nhảy, lễ cấp
sắc,… Trong đó, tác giả đã nghiên cứu cụ thể và chi tiết về lễ cấp sắc của người
Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn “So với các nghi lễ khác thì lễ cấp sắc là một nghi
lễ phức tạp, có mối liên quan đến nhiều lĩnh vực văn hóa - xã hội của người
Dao” [20; 135], về tên gọi và đặc điểm, tiến trình, bản sắc văn hóa Dao; một số
điểm hạn chế của lễ cấp sắc.
Tác giả Phan Ngọc Khuê có công trình nghiên cứu về Lễ cấp sắc của

người Dao Lô Gang, do NXB Văn hóa thông tin xuất bản năm 2003, đã có
giới thiệu về tộc người Dao Lô Gang và phong tục tập quán của họ, cụ thể là
10
hai nghi lễ chính: lễ cấp sắc và lễ trả ơn Bàn vương bao gồm các giai đoạn,
thủ tục nhân sự của buổi lễ. Đây là công trình nghiên cứu về người Dao Lô
Gang, một trong số những nhóm Dao nằm trong cộng đồng người Dao nói
chung, qua đó ta có được những thông tin cụ thể và chi tiết để có thể so sánh
với nhóm Dao khác.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghi lễ lập tĩnh của người Dao
nhưng chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu về nghi lễ
lập tĩnh của người Dao Tiền ở bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ. Nghi lễ lập tĩnh là một nghi lễ nói chung cho cả cộng đồng
người Dao, mỗi nhóm Dao trên địa bàn khác nhau lại có một diện mạo riêng,
những biến đổi riêng cho phù hợp với điều kiện sinh sống, chính vì thế đề tài
sẽ tập trung đi vào nghiên cứu nghi lễ này ở một địa điểm cụ thể để thấy được
phần nào diện mạo của nghi lễ này.
3. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở kế thừa những tài liệu khoa học đã được công bố về người
Dao ở Việt Nam nói chung và về người Dao Tiền ở tỉnh Phú Thọ nói riêng,
bằng những nguồn tư liệu ở địa phương qua quá trình nghiên cứu, thu thập và
sưu tầm tại chỗ, chúng tôi muốn khắc họa lại diện mạo nghi lễ lập tĩnh và sức
sống của nó trong đời sống văn hóa của người Dao Tiền, để từ đó tìm ra được
những giải pháp tốt nhất để nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa
của dân tộc Dao ở nước ta và trên thế giới. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng
tôi muốn giới thiệu những giá trị văn hóa của người Dao qua lễ lập tĩnh để
mọi người được biết và hiểu rõ hơn về nghi lễ này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
11
Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu Lễ Lập Tĩnh của người
Dao Tiền trên địa bàn bản Hạ Thành, xã Tân

Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi: Tìm hiểu về đời sống văn hóa
tín ngưỡng của người Dao Tiền qua lễ lập
tĩnh về quá trình chuẩn bị, tiến trình và đặc
điểm của lễ lập tĩnh; quan niệm về tôn
giáo, tín ngưỡng; về phong tục tập quán;
vai trò và ý nghĩa của nghi lễ lập tĩnh
trong đời sống của người Dao Tiền;…
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và những đóng góp của đề tài:
- Đề tài tập trung vào nghiên cứu về nghi lễ Lập Tĩnh của người Dao Tiền ở
bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; qua đó thấy
được nét đẹp văn hóa của họ. Cụ thể là nghiên cứu về:
Nghiên cứu về tiến trình và đặc điểm lễ lập tĩnh của người Dao Tiền ở
bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; một nghi lễ nói
chung của người Dao.
Nghiên cứu về quan niệm về thế giới tâm linh, đời sống tín ngưỡng,
phong tục tập quán và đời sống sinh hoạt của người Dao Tiền qua lễ lập tĩnh
để qua đó thấy được vai trò và ý nghĩa của lễ lập tĩnh với cuộc sống của người
12
Dao Tiền ở bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nói
riêng cũng như người Dao nói chung.
Nghiên cứu và đưa ra những biện pháp để bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Tiền ở Phú Thọ.
- Những đóng góp của luận văn:
Các nghi lễ của các dân tộc thiểu số hiện nay đang đứng trước nguy cơ
bị mai một và biến đổi do tác động của cuộc sống cùng với ảnh hưởng văn
hóa từ bên ngoài vào, đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu cấp thiết để bảo
tồn và phát huy những giá trị đó, nó chính là cơ sở để gắn kết cộng đồng dân
tộc, cũng như tạo nên sự đa dạng trong nền văn hóa của Việt Nam.
Nghiên cứu về lễ lập tĩnh của người Dao Tiền ở bản Hạ Thành, xã Tân

Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ sẽ góp phần phác
họa đầy đủ diện mạo văn hóa, tín ngưỡng của
người Dao Tiền nói riêng và cộng đồng dân
tộc Dao nói chung trên đất nước Việt Nam.
Từ đó, tìm ra những biện pháp nhằm bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của họ trong bối cảnh đất nước ta đang
có những phương án để bảo tồn, tôn tạo và
phát triển những giá trị văn hóa đang ngày
càng bị mai một hiện nay.
13
6. Giới hạn nghiên cứu đề tài:
Dân tộc Dao có một đời sống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng
vô cùng phong phú và đa dạng, có vị trí nhất định trong đời sống văn hóa các
dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Thọ. Do đó, đề tài sẽ tập trung đi vào tìm hiểu đời
sống văn hóa của người Dao ở địa phương mà cụ thể là người Dao Tiền qua
nghi lễ truyền thống mang đậm nét bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của người
Dao, đó là Lễ Lập Tĩnh. Một nghi lễ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm
linh của người Dao.
Giới hạn về không gian: nghiên cứu lễ
lập tĩnh của người Dao Tiền ở tỉnh Phú Thọ,
cụ thể là ở bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn là
nơi tập trung đông đồng bào Dao Tiền sinh
sống.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số phương pháp cụ thể:
- Phương pháp khảo sát, điền dã: sử dụng trong quá trình đi khảo sát, điền dã
thực tế trong tỉnh Phú Thọ tại bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn.
Trực tiếp tiếp xúc với đồng bào dân tộc Dao
Tiền để phỏng vấn, quan sát, quay phim,

chụp ảnh, thu thập, xác minh tài liệu,…
14
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Ngoài việc
trực tiếp tiếp xúc với đồng bào, tôi còn thu
thập, nghiên cứu sách báo tại các thư viện,
viện bảo tàng,…kết hợp với các nguồn tư
liệu truyền miệng của các thầy mo, thầy
cúng, những già làng,… so sánh, đối chiếu
các nguồn tư liệu có liên quan, để từ đó rút ra
nhìn khách quan, khoa học về đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng
trong quá trình tổng hợp lại tất cả các dữ liệu,
thông tin đã tìm được và tiến hành phân tích,
tổng hợp rút ra được những nhận xét, kết
luận khoa học, khách quan về đề tài tìm hiểu.
8. Cấu trúc khóa luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận chia làm ba chương:
- Chương I: Những vấn đề chung
- Chương II: Lễ Lập Tĩnh của người Dao Tiền ở bản Hạ Thành - Tiến
trình và đặc điểm
15
- Chương III: Lễ Lập Tĩnh - Nét đẹp văn hóa của người Dao Tiền ở
bản Hạ Thành
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục của khóa luận có một số tranh ảnh về nghi lễ lập tĩnh ở
bản Hạ Thành.
16
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Về tín ngưỡng

Trong nguyên văn chữ Hán, tín ngưỡng bao gồm tin và ngưỡng mộ.
Tín là niềm tin, đức tin; ngưỡng là ngưỡng mộ, ngưỡng vọng. Tín ngưỡng là
niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một cái gì đó. Đó có thể là niềm
tin, sự ngưỡng vọng vào những cái siêu nhiên như chúa trời, Phật,… để cầu
mong điều tốt lành, bình an.
Theo cuốn Tìm hiểu về tôn giáo của Tổng cục chính trị, cục dân vận và
tuyên truyền đặc biệt có đưa ra khái niệm về tín ngưỡng: “là sự tôn thờ thần
thánh. Sự tôn thờ này có tác dụng điều chỉnh nhận thức, hành vi của con
người” [25; 1].
Cuốn Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do Ngô Đức
Thịnh chủ biên đã đưa ra khái niệm bao quát nhất về tín ngưỡng “Là niềm tin
của con người vào thực thể, lực lượng siêu nhiên hay nói ngắn gọn lại là
niềm tin, sự ngưỡng vọng vào cái thiêng, đối lập với cái trần tục, hiện hữu mà
ta có thể sờ mó và quan sát được Do đó niềm tin vào cái thiêng thuộc về
bản chất của con người, nó ra đời và tồn tại cùng với loài người, nó là nhân
tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linhcủa con người, tồn tại bên cạnh đời sống
vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm”[24;9]. Tác
giả đã đưa ra khái niệm cụ thể và chi tiết về tín ngưỡng, đó là hệ thống các
niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an
cho cá nhân và cộng đồng. Niềm tin của con người rất lớn, nó tồn tại và phát
triển cùng với sự vận động và phát triển của loài người, nó là nhân tố tạo nên
đời sống tâm linh của con người.
Theo cuốn Từ điển tín ngưỡng - tôn giáo của Mai Thanh Hải có đưa ra
khái niệm về tín ngưỡng là “lòng tin và sự ngưỡng mộ ngưỡng vọng vào một
lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức
biểu hiện của “trời”, “phật”, “thần thánh” hay một sức mạnh hư ảo, huyền
17
bí và vô hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của người ta, được
người ta tin là có thật và tôn thờ” [5; 621]. Tín ngưỡng xuất phát từ thực tế
của cộng đồng do con người ý thức vào một lực lượng thần bí nào đó và được

cộng đồng tin theo, tôn thờ, hy vọng và trở thành nếp sống của xã hội.
Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt
Nam, qua lời giới thiệu có viết: “Ở nước ta, tín ngưỡng tôn giáo là cơm ăn
nước uống, hàng trăm hàng nghìn năm nay, từ thời nguyên thủy còn tồn tại
lại, sang thời xã hội phong kiến, cho đến ngày nay, chẳng một gia đình nào
lại không có bàn thờ cúng Tổ tiên, chẳng một làng ấp nào lại không có ngôi
đình, đền, miếu thờ Thần, thờ Mẫu” [2;5]. Tín ngưỡng ở nước ta đã có từ xa
xưa và cho đến ngày nay, nó vẫn tồn tại rất vững chắc trong xã hội, niềm tin
của con người vào những thứ gọi là siêu nhiên rất lớn, được thể hiện qua rất
nhiều phương thức và hình thức khác nhau nhưng cùng hướng đến hy vọng
cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Như vậy, tín ngưỡng vô cùng phong phú và đa dạng, chính là sự tin
tưởng, ngưỡng mộ, là niềm tin cầu mong cho hiện thực cuộc sống của con
người luôn khỏe mạnh, bình yên, làm ăn phát đạt, hình thành nên ý thức
riêng về các vị thần linh, các nghi thức cúng bái, mục đích cầu mong và nếp
sống xã hội của con người.
Hiện nay, tín ngưỡng và tôn giáo được sử dụng với nội hàm ý nghĩa
khác nhau. Vậy để hiểu hơn về hai thuật ngữ này chúng tôi xin làm rõ sự
giống nhau và khác nhau đó để mọi người có được cái nhìn đúng đắn hơn về
hai thuật ngữ trên. Theo quan điểm của TS. Đoàn Triệu Long trong cuốn Tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam (Hỏi - đáp) có đưa ra cách phân biệt hai thuật
ngữ này như sau: “Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người
vào những điều thiêng liêng, huyền bí, vượt ra ngoài thế giới thực tại là yếu
tố quan trọng để tạo nên một đời sống tâm linh của con người, rồi từ đó, theo
thời gian để được chế định thành những hành vi tôn sùng, thờ cúng, những
nghi lễ, tập tục khác nhau tùy theo sự cảm nhận của mỗi cộng đồng”. Trong
18
đó, ông có đưa ra câu trả lời cho câu hỏi tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau
như thế nào?, “Tôn giáo là tổ chức của những người có cùng niềm tin vào
những điều thiêng liêng, huyền bí vượt khỏi thế giới tự nhiên. Tổ chức đó

được định nên dựa vào một hệ thống giáo lý, giáo luật và lễ nghi nhất định”.
Cả hai đề có điểm chung là “niềm tin của con người đối với một thế giới siêu
nhiên, một cái thiêng ở bên ngoài/ trên thực tại xã hội” nhưng bên cạnh đó có
những điểm khác nhau như: thứ nhất “tín ngưỡng chưa tạo ra một hệ thống
giáo lý, giáo hội và các lễ nghi một cách bài bản thì tôn giáo lại định hình
được những yếu tố trên. Tôn giáo luôn có một giáo chủ hệ thống kinh sách,
giáo lý”. Thứ hai, “Đích mà tôn giáo hướng đến là tạo ra một bệ đỡ vĩnh cửu
cho con người ở thế giới bên kia - tức tìm cách hướng con người đến với các
thiên đàng, niết bàn sau khi chết. Còn đối với tín ngưỡng thì cơ bản là cầu
xin các thần linh phù hộ độ trì cho cuộc sống hiện tại hơn là “thiết kế” một vị
trí, một điểm đến cho con người sau khi đã cạn kiếp người” [13; 8, 9]. Tác
giả đã đưa ra cách hiểu chung nhất về hai thuật ngữ này.
Theo trang Web của Ban tôn giáo chính phủ có đưa ra sự phân biệt
điểm giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, tín ngưỡng và tôn giáo
đều có cùng nguồn gốc là “niềm tin” của con người vào một lực lượng siêu
nhiên, huyền bí, có tác dụng “điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với
con người, với xã hội và với cộng đồng”. Nhưng tín ngưỡng và tôn giáo cũng
có những điểm khác nhau cơ bản như sau: Tín ngưỡng là “một cách từ thực tế
cuộc sống cộng đồng con người ý nghĩa về một dạng thần linh nào đó, rồi
cộng đồng con người ấy tin theo tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực cuộc
sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy” [2; 22].
Tôn giáo “là một hình thái ý thức xã hội bao gồm các quan niệm phản ánh
một cách hư ảo, sai lạc thế giới tự nhiên vào đầu óc con người. Đó là sự
phản ánh mà thế giới tự nhiên đã trở thành lực lượng siêu tự nhiên, chi phối,
quyết định số phận con người; con người phải phục tùng và tôn thờ lực lượng
siêu nhiên đó” [25;7]. Và “Mỗi tôn giáo gồm ba phần: trước nhứt là triết lí
19
phần thứ hai là thần thoại phần thứ ba là nghi thức” [34; 63]. Về hình thức
“Tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và
tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng thì không có 4 yếu tố đó”. Giáo lí và giáo

pháp chính là sự phát triển của tín ngưỡng. Mỗi người thì chỉ có một tôn giáo
nhưng lại có thể có nhiều tín ngưỡng khác nhau “một người, trong một thời
điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời
sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau”. “Tôn giáo có hệ thống kinh, luật
đầy đủ, còn tín ngưỡng thì có các bài khấn, tế” [38].
Cả hai quan điểm đưa ra ở trên, đều chỉ là sự phân biệt mang tính chất
khái quát nhất, nhưng nó cũng đã phần nào giúp ta hiểu hơn được về hai thuật
ngữ tín ngưỡng và tôn giáo. Hiện nay, hai thuật ngữ này vẫn còn đang được
các nhà nghiên cứu tìm hiểu cụ thể để đưa ra được nhận định chi tiết và cụ thể
nhất. Ở đây, tôi chỉ làm rõ hơn về thuật ngữ tín ngưỡng để bước đầu hình
thành được kĩ năng trong việc đi tìm hiểu đề tài của khóa luận này.
1.2 Về nghi lễ trưởng thành
Con người từ khi sinh ra đã phải trải qua rất nhiều nghi lễ khác nhau,
nó đánh dấu bước trưởng thành của mỗi con người trong xã hội mà họ đang
sống và làm việc. Trong cuốn “Nghi lễ vòng đời người” của Trương Thìn
(Biên soạn); Đại đức Thích Minh Nghiêm (Hiệu đính) trong phần lời giới
thiệu cũng đã nhắc đến những nghi lễ này, đó là “Những nghi lễ với cuộc
sống phôi thai, lễ đầy cữ, lễ đầy tháng, lễ đầy năm, hôn lễ, lễ lão mừng thọ, lễ
tang” [23; 5].
Nghi lễ trưởng thành hay còn gọi là nghi lễ thành đinh trên thế giới, “là
nghi thức cắt bao quy đầu của bé trai được thực hiện ở những độ tuổi khác
nhau: điều này cho thấy đây là hành vi mang tính xã hội chứ không phải
mang ý nghĩa sinh lý. Mục đích trên hết của nghi thức này là để đánh dấu sự
thay đổi trọng yếu trong đời sống của đứa bé trai; quá khứ trở nên xa rời với
nó, khoảng cách đó rất lớn, nó không thể quay lại. Mối dây liên hệ giữa nó
với mẹ bị cắt đứt, và từ nay về sau nó gắn bó với đàn ông Bây giờ nó là
20
người đàn ông, gánh vác những trách nhiệm của cộng đồng” [18; 7]. Ghi
nhận quá trình trưởng thành của con người, con người có khả năng và trách
nhiệm với gia đình và xã hội, quên hết những gì liên quan đến quá khứ trước

kia của mình, giờ họ phải sống với tương lai và gánh vác những trách nhiệm
của một người trưởng thành về mặt sinh lý và xã hội.
Trong cuốn Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam (Hỏi - đáp) của TS.
Đoàn Triệu Long có đưa ra khái niệm về nghi lễ trưởng thành là “một trong
những nghi lễ rất quan trọng trong các nghi lễ vòng đời người; nó vừa mang
ý nghĩa tâm linh, vừa tạo dấu ấn để đánh dấu sự trưởng thành của một đứa
bé trở thành người lớn cả về nhận thức lẫn giới tính” [13; 24]. Nghi lễ
trưởng thành là nghi lễ quan trọng trong vòng đời người, đánh dấu sự trưởng
thành của con người cả về mặt nhận thức và giới tính và nó mang ý nghĩa tâm
linh sâu sắc.
Các nghi lễ ra đời cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cùng
với thời gian các nghi lễ sẽ được duy trì, phát triển và hoàn thiện hơn để phù
hợp với từng không gian sinh sống và không gian văn hóa của từng địa
phương. Nhưng trong đó, có một nghi lễ mà tất cả các dân tộc trên thế giới
đều thực hiện, mang tính xã hội cao, đó là “Nghi lễ trưởng thành. Nghi lễ
đánh dấu sự trưởng thành của cá nhân về mặt xã hội, cá nhân chính thức trở
thành thành viên của xã hội.
Trong các nghi lễ vòng đời của con người thì nghi lễ trưởng thành được
coi là một nghi lễ rất quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của người con trai.
“Được tiến hành khi con người trưởng thành về mặt giới tính, là nghi thức
công nhận chàng trai trở thành thành viên chính thức của cộng đồng, có
quyền lợi và nghĩa vụ với bản làng, có quyền được kết hôn”[11]. Họ được
cộng đồng công nhận là một người đã trưởng thành, có quyền lợi và nghĩa vụ
với bản làng, xã hội, có quyền được kết hôn. Nghi lễ này diễn ra rất là phức
tạp, cần chuẩn bị nhiều thứ, tốn nhiều thời gian và tiền của, nó chứa đựng rất
nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc đó: “Đó còn là hình thức
21
nghi lễ mang tính tổng hợp, chứa đựng rất nhiều các phong tục, tín ngưỡng
và các nghi lễ khác như tín ngưỡng thờ Nước, tín ngưỡng vật tổ, nghi lễ nông
nghiệp và săn bắn… Nghi lễ trưởng thành của một số dân tộc ở nước ta cũng

giống như các dân tộc khác trên thế giới. Người chịu lễ phải trải qua nhiều
thử thách, bởi đây là bước ngoặt lớn của cuộc đời con người, để sau đó
người ấy sẽ đảm đương những trách nhiệm nhất định. Do đó, người chịu lễ
phải thể hiện những năng lực của mình. Nghi lễ đó vừa là niềm tự hào vừa là
nỗi sợ hãi của con người” [11]. Có thể kể đến nghi lễ trưởng thành của người
Ê Đê, người Dao, người Nùng, hay của một số dân tộc trên thế giới như bộ
lạc Harmar ở Ethiopia; bộ lạc Algonquin ở Canada thì “đối với những cậu bé
đã đến tuổi trưởng thành, các em sẽ phải trải qua một nghi lễ giúp xóa bỏ ký
ức tuổi thơ xác định đã hoàn toàn quên ký ức tuổi thơ, điều đó coi như các
em đã vượt qua thử thách và trở thành người đàn ông thực thụ. Nếu em nào
cho thấy vẫn chưa hoàn toàn quên quá khứ, các em sẽ phải trải qua nghi lễ
này một lần nữa” [36]. Trong nghi lễ trưởng thành của người Ê Đê “từ tuổi
thiếu niên bước vào giai đoạn trưởng thành (17 tuổi trở lên), để có thể "danh
chính ngôn thuận" và được thừa nhận là có đủ tâm, tài, lực để tham gia gánh
vác những phần việc hệ trọng của gia đình, cộng đồng, chàng trai Ê Đê cũng
phải trải qua nghi lễ trưởng thành” [37], nghi thức diễn ra theo một trình tự
nhất định, sau khi chọn được ngày lành tháng tốt thì người được làm lễ “ra bờ
suối rửa mặt (tắm) để tẩy rửa sự non nớt của thơ ấu và lột xác. Sau khi tắm
xong múc bầu nước về cúng thần như muốn hiến cho thần sự trong sạch- tinh
khiết của mình. Về đến nhà, khi đi lên cầu thang dùng dao chém những cây
chuối 2 bên đường đã được chuẩn bị trước buổi lễ, khi lên cầu thang, chàng
trai đẽo cây lớn ở chân cầu thang. Lên đến nhà, sau khi nghe mẹ hỏi thì
chàng trai sẽ nói với mẹ mình đi giết hổ, đánh giặc và con xứng đáng làm
người đàn ông Ê-Đê. Thầy cúng làm lễ và trao kiếm, chàng trai múa kiếm,
các cô gái vây quanh và té nước. Đến đêm, chàng được nghe kể khan và nghi
lễ kết thúc” [11]. Lễ trưởng thành của người Ê Đê thể hiện tính cộng đồng rất
22
cao vì có sự tham gia, góp sức của cả buôn làng, nghi lễ được diễn ra theo
một trình tự nhất định với mong muốn người con trở nên khỏe mạnh, trưởng
thành, may mắn trong công việc, gánh vác được công việc của gia đình và

cộng đồng.
Nghi lễ trưởng thành thường ngắn liền với mô típ truyện “Dũng sĩ”
trong văn học dân gian, “ truyện cổ tích về các dũng sĩ phản ánh giai đoạn
dân chủ quân sự, giai đoạn tranh chấp giữa các tộc người và giữa các địa
phương để hình thành những nhà nước sơ khai”[11]. Câu chuyện phản ánh
những chiến công và kì tích anh hùng có công với thị tộc của mình, họ được
thần linh phù hộ, có năng lực phi thường, họ chiến đấu một mình và mang về
thắng lợi cho dân tộc, được ban thưởng và kết hôn với con vua. Đó là mô típ
của loại truyện dũng sĩ và nó có rất nhiều trong kho tàng văn học của người
Dao. Có thể kể đến như truyền thuyết Bàn Hồ, một nhân vật lịch sử, ông tổ
của người Dao. Bàn Hồ được miêu tả với hình dạng là có một con long
khuyển mình dài ba thước, lông đen, từ trên trời giáng xuống trần được vua
yêu quý; là một người có tài, có mưu trí, có sức mạnh phi thường được lực
lượng thần kì phù trợ: Hộ đi nhanh như mây bay, một thân vượt biển rộng,
bảy ngày bảy đêm đi vào nước khác. Khi Cao Vương gửi chiến thư đến, là sự
uy hiếp đến sự bình an của cộng đồng, đất nước đang đứng trước nguy cơ
xâm lược của một nước hùng mạnh, triều đình lo lắng, nhân dân hoảng hốt thì
người anh hùng xuất hiện và xin đi chiến đấu để bảo vệ cộng đồng. Chiến
công của người anh hùng hướng đến đối tượng đó là lực lượng xã hội, là
những thế lực xâm lược đến từ bên ngoài. Nhân vật Bàn Hồ thuộc kiểu anh
hùng chống giặc ngoại xâm cũng giống như truyện Thánh Gióng, Thạch Sanh
ở Việt Nam. Bàn hồ xuất hiện và đặt lên vai mình sứ mệnh của lịch sử, số
phận của cộng đồng và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh ấy bang cách nhân lúc
Cao Vương ngủ say đã cắn đầu mang về, đã được vua giữ lời hứa gả công
chúa cho chàng, trong truyện xuất hiện mô típ khác trong văn học dân gian,
đó là lập chiến công và được kết hôn với người đẹp. Chiến công của người
23
anh hùng mang bóng dáng của thời kì đấu tranh giữa các thị tộc, bộ tộc để mở
rộng đất đai, địa bàn cư trú và nó là điều tất yếu của lịch sử. Mô típ còn có “ý
nghĩa là những con người trưởng thành, đủ sức đương đầu với những thử

thách, có sức mạnh và lòng dũng cảm để bảo vệ cộng đồng. Và trong bản thân
mỗi con người trưởng thành đó, vượt qua nỗi sợ hãi của những thử thách họ
cũng mang trong mình niềm tự hào, vinh dự của những chàng dũng sĩ” [11].
Như vậy, nghi lễ trưởng thành là một nghi lễ rất quan trọng trong vòng
đời con người, đánh dấu sự trưởng thành của con người về mặt tâm sinh lý và
xã hội. Nghi lễ phần nào thể hiện được tinh thần cộng đồng trong mỗi cá nhân
trong xã hội là rất lớn, đồng thời thể hiện sự dũng cảm, kiên cường của con
người, có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.
1. 3 Về người Dao và người Dao Tiền ở bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
1.3.1 Về người Dao ở Việt Nam
Người Dao là một trong 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên đất
nước Việt Nam, và một số quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Mỹ,
… với các tên gọi khác nhau như Động, Dạo, Xá,… đó là các tên gọi do các
dân tộc khác gán cho họ, còn người Dao lại tự nhận mình là Dìu Miền, Kìm
Miền, Ìu Mùn, có nghĩa là “người Dao”. Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia có đưa ra kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 thì người Dao ở
nước ta có 620.538 người, chiếm 0,8% tổng dân số của cả nước, đến năm
2009 dân số là 751.067 người [39]. Trong cuốn Lễ tục của người Dao ở Vĩnh
Phúc và Lào Cai của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Xuân Mai - Phạm
Công Hoan, có đưa ra số người Dao ở nước ta: “Với số dân gần 700.000
người, dân tộc Dao cư trú đan xen và có mối quan hệ hòa hợp, gắn bó đời
sống tinh thần và vật chất với các dân tộc anh em khác” [15; 23].
1.3.1.1 Nguồn gốc và quá trình di cư của người Dao ở Việt Nam
Người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư sang qua
biên giới Việt - Trung, quá trình di cư diễn ra trong một thời gian khá dài từ
24

×