Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Hội Sở Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thành Phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 80 trang )

1



Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG NGÂN HÀNG VÀ GIỚI THIỆU VỀ NGÂN
HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

1.1 Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM
1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo khoản 1, điều 3 Thông tư 44/2011/TT-NHNN về Quy định hệ
thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, có giải thích: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các
cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định
và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời
rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.”

Hình 1: Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp


2



1.1.2 Các nội dung của Hệ thống Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng bao gồm một tập hợp các biện pháp xử
lý của Ban Quản lý nhằm đảm bảo hoạt động đúng đắn của Ngân hàng, quản lý
chính xác các khoản mục tài sản và nợ phải trả một cách trung thực và hợp lý.


Hệ thống Kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần cụ thể là:
- Môi trường kiểm soát
- Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro
- Hoạt động kiểm soát
- Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin
- Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát.
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của Hệ
thống Kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền,
các chính sách, thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực,
cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo.
Các nhân tố trong môi trường kiểm soát:
(i) Đặc thù về quản lý;
(ii) Cơ cấu tổ chức;
(iii) Chính sách nhân sự;
(iv) Công tác kế hoạch;
(v) Ủy ban kiểm soát;
(vi) Môi trường bên ngoài;
Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố ảnh
hưởng đến Hệ thống Kiểm soát nội bộ.
Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro là quy trình định dạng và phân
tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức tín
dụng, cụ thể bao gồm:
(i) Việc xác định mục tiêu;
(ii) Mức độ phù hợp của các mục tiêu;
(iii) Việc định dạng các rủi ro liên quan;
3



(iv) Đánh giá rủi ro;

(v) Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
Hoạt động kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây
dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý
điều hành đặt ra và các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan.
Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin là hệ thống hỗ trợ toàn
bộ các cấu phần của Hệ thống Kiểm soát nội bộ thông qua việc đảm bảo các
thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn Ngân hàng.
Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát là quá trình đánh giá chất lượng
của Hệ thống Kiểm soát nội bộ do Tổng Giám đốc/Giám đốc ngân hàng tổ
chức thực hiện và do Bộ phận Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng và/hoặc tổ
chức Kiểm toán độc lập bên ngoài thực hiện.
1.1.3 Vị trí của kiểm toán nội bộ trong kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Theo IIA – Viện Kiểm toán nội bộ tại Mỹ định nghĩa “Kiểm toán nội bộ
là các hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế
nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó, giúp tổ
chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải tiến một cách hệ thống
và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”.
Nói cách khác, kiểm toán nội bộ là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những
yếu điểm của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhờ nó mà Ban Giám đốc và
Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn một khi
quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của
một nhóm người. Kiểm toán nội bộ giống như tai, mắt cho Hội đồng quản trị
và Ban Giám đốc, điều này giúp tăng thêm niềm tin của cổ đông vào chất
lượng quản lý và kiểm soát nội bộ, tăng giá trị doanh nghiệp. Thực tiễn trên thế
giới cho thấy, các công ty có kiểm toán nội bộ thì thường khả năng gian lận
thấp và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn.
Một số công ty có Bộ phận Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đảm bảo
hệ thống kiểm soát nội bộ được tuân thủ. Kiểm toán nội bộ không được là
4




thành viên của Phòng Kế toán, bởi vì các biện pháp kiểm soát nội bộ cũng áp
dụng cho cả Phòng Kế toán.
Cụ thể Bộ phận Kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện những công việc như
sau:
- Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán cũng như
việc đánh giá tính chính xác và hợp lý của báo cáo tài chính và báo cáo
quản trị;
- Xác định được các rủi ro, các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu
quả và xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này.
Kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng
quản trị. Do đó, với một Kiểm toán nội bộ làm việc hiệu quả thì Hệ thống
Kiểm soát nội bộ của Ngân hàng sẽ liên tục được kiểm tra và hoàn thiện.
1.2 Tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Bản chất của kiểm toán nội bộ
Ở Việt Nam, mặc dù luật pháp quy định bắt buộc đối với các Doanh
nghiệp Nhà nước, trong đó các NHTM Việt Nam phải có hệ thống kiểm tra,
kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nhưng do những bất cập của các quy định pháp
luật như đã nêu về mô hình tổ chức không phù hợp với thông lệ quốc tế, do
nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết, những lợi ích của hệ thống kiểm tra,
kiểm toán nội bộ nên chất lượng hoạt động của công tác này trong các Ngân
hàng Quốc doanh nói chung và trong các NHTMCP Việt Nam nói riêng rất
kém hiệu quả. Cụ thể những yếu kém đó được thể hiện như sau:
- Chức năng kiểm soát nội bộ bị đồng nhất với chức năng kiểm toán nội
bộ;
- Chưa phân định rõ trách nhiệm giữa cấp lãnh đạo đối với hệ thống kiểm
soát nội bộ;
- Công tác tự đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được thực
hiện và bị xem nhẹ;

5



- Hơn nữa, công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán nội
bộ không đảm bảo tính độc lập, khách quan, dẫn đến kết quả hoạt động
kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong suốt thời gian qua mới chỉ
dừng lại ở công tác hậu kiểm, những vấn đề phát hiện thường là những
sai phạm đã xảy ra, chưa có tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa,
quản lý rủi ro và nhất là tư vấn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực hiện có.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm toán nội bộ
Theo điều 8 thông tư 44 quy định về Hệ thống Kiểm soát nội bộ và
Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nói
rõ về chức năng của Kiểm toán nội bộ như sau:
- Kiểm toán nội bộ hoạt động vì sự an toàn, hiệu quả của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp,
hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống Kiểm sát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn
thiện HTKSNB. Để thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiện kiểm toán
nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá
trình xây dựng cải tiến và hoàn thiện HTKSNB với điều kiện không vi
phạm nguyên tắc độc lập, khách quan.
- Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả
quản lý, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
- Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin và tính hoạt động liên tục của hệ
thống thông tin trong hoạt động nghiệp vụ.
- Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình,
quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
6



Do đó, Bộ phận Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng phải hoạt động dựa
trên năm nguyên tắc: độc lập, bảo mật, chuyên nghiệp, hoạt động liên tục và
khách quan.
1.2.3 Phạm vi hoạt động kiểm toán nội bộ
Theo điều 15 thông tư 44 quy định về Hệ thống Kiểm soát nội bộ và
Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nói
rõ về phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị,
bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội
đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
1.2.4 Các mô hình kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ đã được tổ chức ở nhiều Ngân hàng thương mại tại
Việt Nam. Bước đầu, Bộ phận Kiểm toán nội bộ có những đóng góp tích cực
vào hoạt động quản lý cũng như hoạt động kiểm soát nói chung trong NHTM
Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán nội bộ trong NHTM đã phát sinh
những vấn đề trong tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Theo quan sát, hiện nay
các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam áp dụng những mô hình kiểm toán nội
bộ sau:
+ Mô hình chuẩn
Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát




Tổng Giám đốc

Kiểm toán nội bộ

Mô hình này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia phát triển. Kiểm toán
nội bộ làm việc cho ban kiểm soát, ban kiểm soát độc lập với Hội đồng quản
trị.


7



+ Mô hình biến tấu 1
Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị






Tổng Giám đốc

Kiểm toán nội bộ

Tại Việt Nam, chức năng của Ban Kiểm soát rất mờ nhạt, hầu hết các
công ty chỉ dựng lên Ban Kiểm soát cho đủ ban bệ và tuân thủ theo quy định

của pháp luật. Vì vậy mới phát sinh mô hình trên.
Mô hình này được áp dụng khi Tổng Giám đốc là người do Hội đồng
quản trị thuê và điều hành. Kiểm toán nội bộ làm việc cho Hồi đồng quản trị,
báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.
+ Mô hình biến tấu 2
Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị





Tổng Giám đốc





Các bộ phận
chuyên môn

Kiểm toán
nội bộ

Trong mô hình trên, Tổng Giám đốc không nắm giữ số lượng cổ phiếu
chi phối và Hội đồng quản trị tách biệt hẳn khỏi chức năng điều hành. Tuy
nhiên, tại Việt Nam, Hội đồng quản trị vừa làm chức năng định hướng, vừa
làm chức năng điều hành, quyền lực nằm trong tay Tổng giám đốc, Chủ tịch
Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Kiểm toán nội bộ làm việc trực tiếp

dưới sự điều hành của Tổng Giám đốc.



8



+ Mô hình biến tấu 3
Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị






Tổng giám đốc






Giám đốc các
công ty con

Giám đốc tài
chính







Các bộ phận
chuyên môn

Kiểm toán nội bộ

Mô hình trên thường được áp dụng cho công ty có mô hình mẹ con, tập
đoàn tách khỏi chức năng kinh doanh mà chỉ quản lý các công ty con. Mô hình
này được khá nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam đang áp dụng.
1.2.5 Tổ chức Bộ phận Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ được thực hiện theo phương pháp kiểm toán “định
hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ
phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dưng dựa trên kết quả đánh
giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn
biến, thay đổi trong hoạt động của các ngân hàng và sự thay đổi của các rủi ro
kèm theo.
1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng kiểm soát nội bộ của NHTM
Bộ bốn tiêu chí đánh giá được dùng trong hoạt động kiểm soát nội bộ
bao gồm: (i) tính kinh tế; (ii) tính hiệu quả; (iii) tính hiệu lực và (iv) năng lực
quản lý. Bốn tiêu chí này là một thể hữu cơ giúp Ban Giám đốc Ngân hàng
9




xem xét và đánh giá, đo lường kết quả hoạt động từ nhiều góc nhìn, và do đó
làm cho nhà quản lý thấy rõ nhất mức độ đạt tới mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.
1.3.1 Tiêu chí tính kinh tế
Theo các chuẩn mực kiểm toán thì tính kinh tế được hiểu là tối thiểu hóa
các chi phí về nguồn lực để đạt được các mục tiêu của các hoạt động, nhưng
vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra. Đó là quá trình tối thiểu hóa việc chi
dùng các nguồn lực mà không làm ảnh hưởng đến yêu cầu, việc tối ưu hóa các
giải pháp tiết kiệm trong quá trình thực hiện.
1.3.2 Tiêu chí tính hiệu quả
Tính hiệu quả được thể hiện ở ba góc độ: 1- Với cùng một mức chi phí
như nhau, có thể cho ra kết quả nhiều hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo; 2- Để
đạt được kết quả mong muốn chỉ cần một lượng chi phải ít hơn và 3- Số lượng
sản phẩm theo yêu cầu ban đầu, chi phí được sử dụng hết nhưng sản phẩm đầu
ra có chất lượng và tính năng vượt trội.
1.3.3 Tính hiệu lực
Một hoạt động được coi là có hiệu lực khi ý đồ của quyết định các tiêu
thức về đầu ra, các giới hạn chi phí, nguồn lực, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật
đồng bộ đã cho phép các chương trình, dự án đạt tới kết quả cụ thể cuối cùng
của chúng. Tức là hiệu lực phản ánh sự hiện hữu các mục tiêu, ý tưởng của các
chính sách, của quyết định trong thực tế khi kết thúc hoạt động.
Tính hiệu lực của hoạt động có tác động sâu sắc đến quản lý vi mô, quả
lý vĩ mô cả trong hiện tại và tương lai. Nó tạo dựng niềm tin đối với nhà quản
lý.
1.3.4 Năng lực của nhà quản lý
Hiệu năng quản lý của bộ máy điều hành một hệ thống thể hiện ở độ am
hiểu và quyết tâm thực thi các định chế, trình độ tổ chức, điều hành và kiểm
soát để đạt được các mục tiêu đã chọn lựa, là khả năng nhận biết và ứng xử với
mọi mối quan hệ phát sinh, tính khoa học, tính kế hoạch, tính linh hoạt trong
điều hành, là sự gương mẫu, tính trách nhiệm cao của các Nhà lãnh đạo và cuối
10




cùng là các thách thức làm cho hoạt động KSNB kết thúc đúng hạn với hiệu
quả và chất lượng cao nhất.
Các tiêu chí trên chỉ là các mặt cơ bản cấu thành bản chất kết quả các
hoạt động, các mặt đó có tính độc lập tương đối, tuy nhiên giữa chúng có mối
quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau trong nghiên cứu đánh giá một hoạt động cụ
thể. Chúng thể hiện kết quả hoạt động ở các góc nhìn khác nhau, đồng thời
cũng thể hiện các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ.

1.4 Giới thiệu về Hội sở Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu
Thành phố Hồ Chí Minh
1.4.1 Sự ra đời và phát triển của Hội sở Eximbank TP.HCM
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Vietnam
Eximbank), được thành lập vào ngày 14/05/1989 theo quyết định số 140/CT
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập
khẩu Việt Nam (VietNam Export Import Bank), là một trong những Ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi
vào hoạt động ngày 17/01/1990.
Sau 24 năm hoạt động, tính đến thời điểm 31/12/2012 vốn điều lệ của
Eximbank đạt 12.335.229 đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng, Eximbank
hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối
Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính
đặt tại tầng 8 tòa nhà Vincom số 72 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM và 207 chi
nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869
Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
1.4.2 Cơ cấu tổ chức
Theo định hướng chiến lược, Eximbank từng bước triển khai thực hiện

việc chuẩn bị các điều kiện hình thành “Tập đoàn tài chính đa năng Eximbank”
theo mô hình tổ chức và quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế.
11



Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Eximbank Hội sở TP. HCM

12



Hình 3: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Eximbank Hội sở TP. HCM


13



1.4.3 Các sản phẩm, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng
1.4.3.1 Tiết kiệm – tiền gửi
- Tiết kiệm: là hình thức huy động truyền thống, chủ yếu dành cho khách
hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng VNĐ, ngoại tệ hoặc vàng với các kỳ
hạn và phương thức trả lãi khác nhau.
- Tiết kiệm hỗn hợp: là một phương thức huy động vốn từ khu vực dân
cư. Tiết kiệm hỗn hợp là sự kết hợp giữa tiết kiệm không kỳ hạn và có
kỳ hạn, đồng thời gắn với các chức năng thanh toán không dùng tiền
mặt giúp khách hàng có thể thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Người gửi
tiết kiệm hỗn hợp được lựa chọn kỳ hạn tính lãi hoặc đề nghị ngân hàng
tính lãi khi có yêu cầu.

- Tài khoản tiền gửi cá nhân, doanh nghiệp: phục vụ nhu cầu thanh toán
qua ngân hàng.
1.4.3.2 Tín dụng, bảo lãnh
Đây là một hình thức cho vay của Eximbank trong đó ngân hàng và
khách hàng vay thỏa thuận về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử
dụng vốn vay của khách hàng và khả năng của Eximbank trong việc kiểm tra,
giám sát việc sử dụng vốn vay. Loại tiền cho vay có thể là VNĐ, ngoại tệ
(USD, EUR…)
1.4.3.3 Thanh toán quốc tế - Chiết khấu chứng từ
Thông qua mạng lưới hơn 720 ngân hàng đại lý tại 65 nước trên toàn
thế giới, các nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu được thực hiện theo tập quán quốc
tế UCP 500, URR 525, URC 522 … của Phòng thương mại và công nghiệp
quốc tế (ICC) và các quy định pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
1.4.3.4 Dịch vụ tài chính du học
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ở nước ngoài ngày càng tăng cao,
Eximbank đã đưa ra dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học bao gồm: tư vấn,
giới thiệu du học, tín dụng du học, xác nhận khả năng tài chính, phát hành thẻ
tín dụng quốc tế và phát hành Bankdraft, chuyển tiền ra nước ngoài với chi phí
14



ưu đãi, trong đó một số nghiệp vụ được cung cấp miễn phí nhằm tạo điều kiện
cho du học sinh tiếp cận nền giáo dục quốc tế.
1.4.3.5 Kinh doanh ngoại tệ/vàng
Eximbank thực hiện tất cả các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ nhu
cầu thanh toán quốc tế thông thường cũng như cung cấp các dịch vụ ngoại hối.
Ngoài việc thực hiện các giao dịch mua – bán ngoại tệ dưới hình thức tiền mặt
và chuyển khoản cho hầu hết các loại ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, HKD,
CHF, JPY, AUD, SGD, NZD, Eximbank còn cung cấp các dịch vụ tư vấn về tỷ

giá cũng như các biện pháp bảo hiểm tỷ giá. Eximbank là ngân hàng đầu tiên
được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ quyền chọn (option) – một trong
những nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ giá tiên tiến nhất hiện nay bên cạnh các
nghiệp vụ đã triển khai như mua bán giao ngay (spot), mua bán kỳ hạn
(forward), hoán đổi (swaps). Hoạt động kinh doanh ngoại tệ được xác định là
một mảng nghiệp vụ lớn và quan trông tại Eximbank, làm trợ lực thúc đẩy các
nghiệp vụ khác như hỗ trợ xuất khẩu, kiều hối, tín dụng. Ngoài ra, Eximbank là
một trong ba ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng mạnh và hiệu quả nhất
hiện nay.
1.4.3.6 Hoạt động thẻ
Với chủ trương từng bước nâng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
của Nhà nước, Eximbank đã có những bước chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật
và công nghệ thanh toán để hòa nhịp vào sự phát triển đó. Ngân hàng đã phát
hành các loại thẻ Quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard, thẻ nội địa;
dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán thẻ qua mạng Internet, qua các điểm chấp
nhận thẻ.
1.4.3.7 Hoạt động đầu tƣ tài chính
Nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư và tận dụng thời cơ, từ tháng
06/2006, Eximbank đã thành lập Phòng Đầu tư tài chính nhằm đưa nguồn vốn
vào sử dụng với mức sinh lợi cao, góp phần tăng cường hiệu quả trong hoạt
15



động của Eximbank. Đây là mục tiêu chiến lược của Eximbank trong việc phát
triển quy mô hoạt động ngân hàng và đa dạng hóa tài sản có.
1.4.3.8 Các dịch vụ khác
- Ngân quỹ
- Tư vấn tài chính tiền tệ
- Dịch vụ địa ốc

- Truy vấn tài khoản
- Dịch vụ telephone – banking, home – banking
- Chuyển tiền từ nước ngoài ….
1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của Eximbank tại 31/12/2012, 31/12/2011,
31/12/2010
STT
Chỉ tiêu
31/12/2012
31/12/2011
31/12/2010


Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
A
Tài sản



I
Tiền mặt, vàng bạc, đá quí

13.209.822
7.295.193
6.429.465
II
Tiền gửi tại NHNN


2.269.024

2.166.290
1.540.756
III
Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho
vay các TCTD khác

57.515.031

64.529.045
32.060.138
1
Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác

36.342.449

64.529.021
32.060.121
2
Cho vay các TCTD khác

21.172.582
24
17
3
Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác (*)

-
-

-
IV
Chứng khoán kinh doanh
-
-
-
1
Chứng khoán kinh doanh (1)

-
-
-
2
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
(*)

-
-
-
V
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài
sản tài chính khác
-
-
16.848
VI
Cho vay khách hàng

74.315.952


74.044.518
61.717.617
1
Cho vay khách hàng

74.922.289

74.663.330
62.345.714
2
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (*)

(606.337)

(618.812)
(628.097)


VII


Chứng khoán đầu tư

11.752.036

26.376.794

20.694.745
16




1
Chứng khoán đầu từ sẵn sàng để bán (2)

1.002.192
2.192
44.817
2
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

10.749.844

26.374.602
20.662.148
3
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (*)

-
-
(12.220)
VIII
Góp vốn, đầu tư dài hạn

3.252.273

1.388.564
1.340.697
1
Đầu tư vào công ty con


870.000

450.000
50.000
2
Vốn góp liên doanh

-
-
-
3
Đầu tư vào công ty liên kết

112.374

112.374
155.680
4
Đầu tư dài hạn khác

2.356.030

911.339
1.188.864
5
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)

(86.131)


(85.149)
(53.847)
IX
Tài sản cố định

2.507.731

1.566.038
1.067.493
1
Tài sản cố định hữu hình

858.213

766.419
679.056
a
Nguyên giá TSCĐ

1.391.489

1.137.256
924.131
b
Hao mòn TSCĐ (*)

(533.276)

(370.837)
(245.075)

2
Tài sản cố định thuê tài chính
-
-
-
a
Nguyên giá TSCĐ

-
-
-
b
Hao mòn TSCĐ (*)

-
-
-
3
Tài sản cố định vô hình

1.649.518
799.619
388.437
a
Nguyên giá TSCĐ

1.706.778

844.969
424.611

b
Hao mòn TSCĐ (*)

(57.260)

(45.350)
(36.174)
X
Bất động sản đầu tư
-
-
-
a
Nguyên giá BĐSĐT

-
-
-
b
Hao mòn BĐSĐT (*)

-
-
-
XI
Tài sản Có khác

5.379.319

6.313.610

6.237.302
1
Các khoản phải thu

2.589.127

3.475.094
636.385
2
Các khoản lãi, phí phải thu

2.650.444

2.493.023
1.348.052
3
Tài sản thuế TNDN hoãn lại

-
-
-
4
Tài sản Có khác

139.748

345.493
4.252.865



- Trong đó: Lợi thế thương mại

-

-

-
5
Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản
Có nội bảng khác (*)

-
-
-

Tổng Tài Sản

170.201.188

183.680.052
131.105.060
17




B
Nguồn vốn




I
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN

15.025

1.312.357
2.105.848
II
Tiền gửi và vay các TCTD khác

58.046.426

71.859.441
33.369.593
1
Tiền gửi của các TCTD khác

32.553.784

65.697.327
31.380.593
2
Vay các TCTD khác

25.492.642

6.162.114
1.989.000
III

Tiền gửi của khách hàng

70.516.238

53.756.243
58.150.698
IV
Các công cụ tài chính phái sinh và các
khoản nợ tài chính khác

87.679

157.140
-
V
Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD
chịu rủi ro

-
-
1.417
VI
Phát hành giấy tờ có giá

11.880.355

19.210.987
20.854.784
VII
Các khoản nợ khác


13.854.002

21.070.741
3.116.798
1
Các khoản lãi, phí phải trả

2.150.122

1.937.243
986.254
2
Thuế TNDN hoãn lại phải trả

-
-
-
3
Các khoản phải trả và công nợ khác

11.660.860

19.080.058
2.091.845
4
Dự phòng rủi ro khác (Dự phòng cho công
nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng)

43.020

53.440
38.699

Tổng nợ phải trả

154.399.725

167.366.909
117.599.138
VIII
Vốn và các quỹ

15.801.463

16.313.143
13.505.922
1
Vốn của TCTD

12.526.947

12.526.947
12.526.947
a
Vốn điều lệ

12.355.229

12.355.229
10.560.069

b
Vốn đầu tư XDCB

15.396
15.396
15.396
c
Thặng dư vốn cổ phần

156.322

156.322
1.951.482
d
Cổ phiếu quỹ (*)

-
-
-
e
Cổ phiếu ưu đãi

-
-
-
g
Vốn khác

-
-

-
2
Quỹ của TCTD

1.390.671
1.115.813
640.923
3
Chênh lệch tỷ giá hối đoái (3)
-
-
-
4
Chênh lệch đánh giá lại tài sản

-
-
-
5
Lợi nhuận chưa phân phối/ Lỗ luỹ kế(3)

1.883.845
2.670.383
338.052
IX
Lợi ích của cổ đông thiểu số
-
-
-


Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

170.201.188

183.680.052
131.105.060
I
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn


5.019.713
18



4.890.211
6.089.145
1
Bảo lãnh tài chính

1.855.770

1.817.619
1.404.808
2
Cam kết trong nghiệp vụ L/C

2.247.816

3.050.062

2.958.776
3
Bảo lãnh khác

786.625

1.221.464
656.129
II
Các cam kết đưa ra

151.739

153.270
142.119
1
Cam kết tài trợ cho khách hàng
-
-
-
2
Cam kết khác

151.739

153.270
142.119

Tổng cộng


5.041.950

6.242.415
5.161.832
Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank cho
năm tài chính kết thúc tại 31/12/2012, 31/12/2011, 31/12/2010
STT
Chỉ Tiêu
31/12/2012
31/12/2011
31/12/2010


Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
1
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

16.931.873
17.549.005
7.543.195
2
Chi phí lãi và các chi phí tương tự

(12.040.711)
(12.251.447)
(4.661.833)
I
Thu nhập lãi thuần


4.891.162
5.297.558
2.881.362
3
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

407.962
692.186
560.005
4
Chi phí hoạt động dịch vụ

(167.991)
(127.225)
(85.756)
II
Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ

239.971
564.961
474.249
III
Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

(297.374)
(88.156)
15.750

IV

Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
-
-
(2.001)
V
Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

(2.659)
(1.630)
(28.559)
5
Thu nhập từ hoạt động khác

699.425
437.510
434.779
6
Chi phí hoạt động khác

(138.868)
(39.159)
(143.434)
Vl
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác

560.557
398.351
291.345
VII
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần


(32.756)
74.590
31.107

Tổng thu nhập hoạt động

5.358.901
6.245.674
3.663.253

Chi phí cho nhân viên

(1.114.229)
(1.044,341)
(542.811)

Chi phí khấu hao

(191.165)
(145.033)
(97.331)

Chi phí hoạt động khác

(985.943)
(713.691)
(385.146)
VIII
Tổng chi phí hoạt động


(2.291.337)
(1.903.065)
(1.025.288)
IX
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước
chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

3.067.564
4.342.609
2.637.965

Chi phí dự phòng tín dụng cho vay khách hàng

(256.138)
(265.142)
19



(249.727)

Chi phí dự phòng tín dụng cho cam kết ngoại bảng

10.420
(14.741)
-
X
Hoàn nhập/(Chi phí) dự phòng rủi ro tín dụng


(239.307)
-
-
XI
Tổng lợi nhuận trước thuế

2.828.257
4.071.730
2.372.623
7
Chi phí thuế TNDN hiện hành

(710.967)
(1.017.425)
(576.246)

8
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
13.244
XII
Chi phí thuế TNDN

(710.967)
(1.017.425)
(563.002)
XIII
Lợi nhuận sau thuế
2.117.290

3.054.305
1.809.821
Bảng 3: Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Eximbank cho năm tài chính
kết thủc ngày 31/12/2012, 31/12/2011, 31/12/2010

Năm 2012
(Triệu đồng)
Năm 2011
(Triệu đồng)
Năm 2010
(Triệu đồng)

Chỉ tiêu




LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH



Lợi nhuận thuần chưa phân phối

-
-
-
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được

16.787.239


16.356.577
6.737.439
Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự đã trả

(11.827.832)

(11.300.458)
(4.007.196)
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhận được

239.971

564.961
474.249
Chênh lệch số tiền thực thu/ thực chi từ hoạt động kinh
doanh chứng khoán, vàng bạc, ngoại tệ

(300.033)

(102.006)
(109.370)
Thu nhập /Lỗ từ hoạt động khác

50.582

21.693
147.807
Tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xoá, bù đắp bằng
nguồn dự phòng rủi ro


57.858

13.441
27.812
Tiền chi trả cho nhân viên và nhà cung cấp

(2.228.147)

(1.659.245)
(970.756)
Tiền thuế thu nhập thực nộp trong kỳ

(955.685)

(845.567)
(503.649)
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh trước
những thay đổi về tài sản và nợ phải tra

1.823.952

3.049.396
1.796.336

Những thay đổi về tài sản hoạt động



Tăng các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác


(30.040.779)

(13.535.435)
(9.823.136)
Tăng các khoản về đầu tư chứng khoán

14.924.758

(7.769.829)
(9.299.970)
Tang các khoản cho vay khách hàng

(258.959)

(12.316.627)
(23.963.859)
(Tăng)/giảm các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài
chính khác

-
16.848
(12.726)
Giảm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản (tín
dụng, chứng khoán, đầu tư dài hạn)

(262.202)

(266.412)
-
20




Tăng/(giảm) khác về tài sản hoạt động

1.433.999

2.192.102
(3.933.283)
Những thay đổi về công nợ hoạt động:

-


Tăng/(giảm) các khoản nợ Chính phủ và NHNN

(1.297.332)

(793.491)
494.773
Tăng/(giảm) các khoản tiền gửi, tiền vay các TCTD

(13.813.015)

38.489.848
30.841.939
Tăng/(giảm) tiền gửi của khách hàng

16.759.995


(4.394.455)
19.384.233
(Giảm)/tăng phát hành giấy tờ có giá (ngoại trừ giấy tờ có giá
phát hành được tính vào hoạt động tài chính)

(7.330.632)

(1.643.797)
12.631.756
Tăng/(giảm) vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay mà TCTD
chịu rủi ro

-

(1.417)
(4.959)
Tăng/(giảm) các công cụ tài chính phái sinh và cáckhoản nợ
tài chính khác

(69.461)

157.140
-
Tăng (giảm) khác về công nợ hoạt động

(7.031.879)

17.973.750
134.441
Chi từ các quỹ


(244.410)

(88.683)
(38.007)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

(25.405.965)

21.068.938
18.207.538
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

-


Mua sắm tài sản cố định

(1.590.915)

(1.256.697)
(482.584)
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

543.027

402.376
247.207
Tiền chi từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ


-
-
-
Mua sắm bất động sản đầu tư

-
-
-
Tiền thu từ bán, thanh lý bất động sản đầu tư

-
-
-
Tiền chi ra do bán, thanh lý bất động sản đầu tư

-
-
-
Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác

(2.085.441)

(523.150)
(609.752)
Tiền thu đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác

178.598

44.703
55.161

Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư,
góp vốn dài hạn

4.514

14.174
11.664
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

(2.950.217)

(1.318.594)
(778.304)
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

-
-
-
Tăng vốn điều lệ

-
-
-
Tiền thu từ phát hành giấy tờ có giá dài hạn có đủđiều kiện
tính vào vốn tự có và các khoản vốn vay dài hạn khác

-
-
-
Tiền chi thanh toán giấy tờ có giá dài hạn có đủđiều kiện tính

vào vốn tự có và các khoản vốn vay dài hạn khác

-
-
-
Cổ tức trả cho cổ đông, lợi nhuận đã chia

(2.381.248)

(1.425.609)
(352.003)
Tiền chi ra mua cổ phiếu ngân quỹ

-
-
-
Tiền thu được do bán cổ phiếu ngân quỹ

-
-
-
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính


(352.003)
21



(2.381.248)

(1.425.609)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

(30.737.430)

18.324.735
17.077.231
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ

50.445.486

32.120.751
15.043.520
Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá

-
-
-
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối
kỳ

19.708.056

50.445.486
32.120.751

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro nên việc thiết
ập một Hệ thống Kiểm soát nội bộ tốt sẽ giúp phát hiện, kiểm soát và ngăn
ngừa rủi ro phát sinh. Cùng với sự phát triển của xã hội và kỹ thuật hiện đại,

rủi ro ngày càng phát sinh với mức độ đa dạng hơn, phức tạp hơn. Do vậy, việc
không ngừng hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ là cần thiết cho việc mở
rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Eximbank.
















22



Chƣơng 2
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ CỦA HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

2.1 Quy định chung trong hoạt động KSNB tại Hội sở Eximbank TP.HCM
2.1.1 Quy định

Ngày 27 tháng 8 năm 2009, Ngân hàng Eximbank đã ban hành Quyết
định số 195/2009/EIB/QĐ-HĐQT về việc ban hành Quy chế quản trị nội bộ
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Theo đó, điều 32
của Quyết định này có nói rõ về Trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban Kiểm soát
như sau:
- Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước cổ đông của Ngân hàng về các
hoạt động giám sát của mình. Ban Kiểm soát có trách nhiệm giám sát
tình hình tài chính Ngân hàng, tính hợp pháp trong các hành động của
thành viên Hội đồng quản trị, hoạt động của Tổng giám đốc, cán bộ
quản lý Ngân hàng, sự phối hợp hoạt động giữa Ban Kiểm soát với Hội
đồng quản trị, Tổng Giám đốc và cổ đông, và các nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng nhằm bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của Ngân hàng và cổ đông.
- Ban Kiểm soát họp ít nhất hai (02) lần trong một năm, số lượng thành
viên tham dự họp ít nhất là hai phần ba (2/3) số thành viên Ban Kiểm
soát. Biên bản họp Ban Kiểm soát được lập chi tiết rõ ràng. Thư ký và
các thành viên Ban Kiểm soát tham dự họp phải ký tên vào các biên bản
cuộc họp. Các biên bản họp của Ban Kiểm soát phải được lưu giữ như
những tài liệu quan trọng của Ngân hàng nhằm xác định trách nhiệm
của từng thành viên Ban Kiểm soát đối với các nghị quyết của Ban
Kiểm soát.
23



- Trong các cuộc họp của Ban Kiểm soát, Ban Kiểm soát có quyền yêu
cầu thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, thành viên kiểm toán
nội bộ và thành viên kiểm toán độc lập tham gia và trả lời các vấn đề mà
Ban Kiểm soát quan tâm.
2.1.2 Quy trình

Hình 4: Sơ đồ quy trình Kiểm soát nội bộ tại Eximbank
STT
Sơ đồ quy trình
Trách nhiệm

1





Trưởng Bộ phận Kiểm soát nội bộ

2





Tổng Giám đốc


3






Trưởng Bộ phận Kiểm soát nội bộ

Trưởng đoàn kiểm toán


4






Đoàn Kiểm toán

5





Trưởng Đoàn kiểm toán


6







Trưởng Đoàn kiểm toán


Bƣớc 1: Yêu cầu kiểm tra
Bộ phận KSNB có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ
rủi ro của từng hoạt động nghiệp vụ của các phòng ban trong Ngân hàng, hoặc
Yêu cầu kiểm tra
Xem xét yêu cầu kiểm tra
Lập kế hoạch kiểm tra,
thống nhất kế hoạch và
thong báo cho các bên
liên quan
Thực hiện kiểm tra
Lập biên bản kiểm tra
Lập Báo cáo tổng
hợp và kết quả kiểm
tra
24



yêu cầu kiểm tra cũng có thể xuất phát từ các quyết định kiểm tra đột xuất của
Ban Kiểm soát, của Hội đồng quản trị. Người trực tiếp tiếp nhận các yêu cầu
kiểm tra là Trưởng Bộ phận Kiểm soát nội bộ.
Bƣớc 2: Xem xét yêu cầu kiểm tra
Căn cứ vào các yếu tố tại Bước 1, Trưởng Bộ phận KSNB sẽ xin ý kiến
Tổng Giám đốc về việc thực hiện kiểm tra.
Nếu Tổng Giám đốc chấp thuận yêu cầu kiểm tra thì sẽ thông báo cho
Trưởng Bộ phận biết để thực hiện Bước 3.
Nếu Tổng Giám đốc không chấp thuận thì sẽ thông báo cho Trưởng Bộ
phận biết để thông báo cho đơn vị đề xuất và kết thúc quy trình.
Riêng các đợt kiểm tra đã có trong kế hoạch được phê duyệt hằng năm

thì sẽ không cần xin ý kiến của Tổng Giám đốc nữa.
Bƣớc 3: Lập kế hoạch kiểm tra, thống nhất và thông báo cho các bên liên
quan
Trưởng Bộ phận KSNB thành lập Đoàn kiểm tra bao gồm các nhân viên
của Phòng Kiểm soát nội bộ để thực hiện kiểm tra. Trưởng Đoàn kiểm tra lập
đề cương kiểm tra và xin ý kiến của Trưởng Bộ phận KSNB.
Nếu Trưởng Bộ phận KSNB không đồng ý với đề cương kiểm tra thì sẽ
chuyển lại cho Trưởng Đoàn kiểm tra để chỉnh sửa.
Nếu Trưởng Bộ phận KSNB thống nhất với nội dung kiểm tra thì
Trưởng Đoàn kiểm tra sẽ liên hệ với đơn vị được kiểm tra để thống nhất về
thời gian kiểm tra. Sau khi thống nhất thời gian với đơn vị được kiểm tra,
Trưởng Đoàn kiểm tra sẽ gửi thông báo chính thức kèm theo đề cương kiểm tra
cho đơn vị được kiểm tra và Tổng Giám đốc để báo cáo.
Bƣớc 4: Thực hiện kiểm tra
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đã được thống nhất, Đoàn Kiểm tra thực
hiện kiểm tra theo trình tự sau:
i) Chuẩn bị kiểm tra:
25



- Thu thập các số liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của đơn vị được
kiểm tra;
- Chọn mẫu các hồ sơ để kiểm tra;
- Gửi yêu cầu cung cấp hồ sơ cho đơn vị được kiểm tra.
ii) Kiểm tra:
- Rà soát các hồ sơ, đối chiếu với các quy định của pháp luật, của
Eximbank.
- Tiêu chí kiểm tra:
+ Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của

Eximbank, quy định của pháp luật;
+ Xác định rủi ro trong từng hoạt động của đơn vị.
Trong quá trình kiểm tra, các thành viên Đoàn Kiểm tra, Trưởng Đoàn
Kiểm tra phải tập hợp tất cả các phát hiện (sai sót, nghi vấn, rủi ro tiềm ẩn, …)
thành biên bản kiểm tra sơ bộ.
Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra: đơn vị có trách nhiệm phối hợp,
hỗ trợ Bộ phận Kiểm soát nội bộ để đảm bảo công tác kiểm tra diễn ra thuận
lợi, đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình kiểm tra tùy thuộc vào tình hình thực tế, Trưởng Đoàn
kiểm tra có thể thay đổi nội dung kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra có thể thay
đổi nội dung kiểm tra so với kế hoạch và có trách nhiệm báo cáo cho Trưởng
Bộ phận Kiểm soát nội bộ.
Bƣớc 5: Lập biên bản kiểm tra
Sau khi kết thúc công việc kiểm tra, Đoàn kiểm tra sẽ thống nhất với các
bên liên quan Biên bản các phát hiện sau kiểm tra và ký vào Biên bản đó. Đoàn
kiểm tra giữ 1 bản và đơn vị được kiểm tra giữ 1 bản.
Bƣớc 6: Lập báo cáo kết quả kiểm tra
Sau khi Biên bản đã được ký kết, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập Báo
cáo Kết quả kiểm tra gửi Trưởng Bộ phận Kiểm soát nội bộ và Tổng Giám
đốc. Biên bản kiểm tra phải có những thông tin sau:

×