Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận Văn Nguyễn, Xuân Khánh, 1933-, Lý Luận Văn Học, Tiểu Thuyết, Văn Học Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 111 trang )

Header Page 1 of 107.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN DANH THỰC

TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
NHÌN TỪ TÂM THỨC PHẬT GIÁO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội – 2015

Footer Page 1 of 107.


Header Page 2 of 107.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN DANH THỰC

TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
NHÌN TỪ TÂM THỨC PHẬT GIÁO



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lý Hoài Thu

Hà Nội – 2015

Footer Page 2 of 107.


Header Page 3 of 107.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chƣa đƣợc công bố
trong bất cứ một cơng trình nào khác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

NguyễnDanhThực

Footer Page 3 of 107.


Header Page 4 of 107.

LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và long biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS. TS Lý Hồi Thu, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt

q trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
khoa Ngữ văn, khoa sau Đại học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn đã giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu tại
trƣờng.
Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ long cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình
và những ngƣời thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện
giúp tơi hồn thành tốt q trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng.
Với trình độ và kiến thức cịn hạn chế của ngƣời viết, luận văn chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự lƣợng thứ
và góp ý chân thành của các thầy, cơ giáo cùng bạn bè đã quan tâm đến vấn
đề đƣợc tìm hiểu trong luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Danh Thực

Footer Page 4 of 107.


Header Page 5 of 107.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu ............................. 4
5. Bố cục luận văn ............................................................................... 4

CHƢƠNG 1 : TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH NHÌN
TỪ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRONG LÒNG DÂN TỘC .............................................................................. 4
1.1. Thân thế và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ............ 5
1.2. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam.. ............................................................................................ 7
1.2.1. Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử ....................................................... 7
1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam ................................................................................................... 18
1.3. Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc ....................................... 27
Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG DÒNG CHẢY DÂN TỘC
CUA TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN
XUÂN KHÁNH………………………………………………………..……41
2.1. Phật giáo Xứ Đoài qua tác phẩm “ Đội Gạo Lên Chùa” .............. 42
2.2. Tinh thần nhập thế của Đạo Phật. ................................................ 55
2.3. Con ngƣời với tâm thức Phật giáo qua tác phẩm “Đội Gạo Lên
Chùa” ................................................................................................. 64
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................... 755

Footer Page 5 of 107.


Header Page 6 of 107.

CHƢƠNG 3: TÂM THỨC PHẬT GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG TÁC PHẨM ĐỘI
GẠO LÊN CHÙA ......................................................................................... 777
3.1. Tâm thức Phật giáo trong Nguyễn Xuân Khánh ........................ 777
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh trong Đội

gạo lên chùa. .................................................................................... 833
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................... 933
KẾT LUẬN ................................................................................................... 956
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 1012

Footer Page 6 of 107.


Header Page 7 of 107.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thập niên gần đây vấn đề tâm linh Phật giáo rất đƣợc quan tâm,
văn chƣơng nói chung và tiểu thuyết nói riêng, đời sống con ngƣời khơng chỉ
chú ý đến duy vật mà còn chú ý đến duy tâm, khơng những duy ý chí mà cả
tâm linh đời sống trong tiểu thuyết đƣơng đại.
Nguyễn Xuân Khánh là một trong số ít các nhà văn nhận đƣợc những
đánh giá cao của giới phê bình, nghiên cứu. Số lƣợng tác phẩm của ông tuy
không đồ sộ nhƣng hầu hết các tác phẩm đều có giá trị về mặt tƣ tƣởng và thể
loại. Các tác phẩm của ơng đều mang tính chân thực sâu sắc.
Tác phẩm Đội gạo lên chùa đƣợc ông viết ở tuổi 78, Nguyễn Xuân
Khánh đƣợc mệnh danh là “nhà văn cao tuổi nhất, viết dài nhất”. Đây cũng là
tác phẩm đặc biệt nhất vì nó hội tụ toàn bộ vốn kiến thức và kinh nghiệm
sống của cuộc đời ơng. Đó là cả khối kiến thức sách vở và những trải nghiệm
của ông trong gần 80 năm cuộc đời. Nguyễn Xuân Khánh mang tƣ tƣởng hiện
đại, viết cho những ngƣời hiện đại đọc, nên những vấn đề của cuốn sách đặt
ra không chỉ cần đúng với lịch sử mà còn phải là những vấn đề đƣợc ngƣời
đọc quan tâm. Bởi bất cứ cuốn tiểu thuyết lịch sử nào cũng đều có ảnh hƣởng
của đời sống hiện đại. Muốn tác động tới tâm tƣ ngƣời đọc, ngƣời viết phải
mang những xúc động của mình vào trong từng trang viết.

Bản thân tơi cũng có dun gắn bó với Phật giáo từ nhỏ - đi xuất gia và
đƣợc thấm nhuần giáo lý của Phật nên đặc biệt quan tâm đến tác phẩm Đội
gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh vì nó truyền tải những vấn đề
rất đáng đƣợc quan tâm trong xã hội hiện đại ngày nay. Qua tác phẩm chính là
sự trải nghiệm và so sánh với hồn cảnh của chính bản thân, mặc dù có sự
khác biệt về bối cảnh lịch sử, hồn cảnh xã hội, mơi trƣờng xung quanh xong
cũng cảm nhận rất rõ sức sống cũng nhƣ tinh thần nhập thế của Phật giáo vô
1
Footer Page 7 of 107.


Header Page 8 of 107.

cùng mạnh mẽ và linh hoạt dù chỉ 20 năm trở lại đây của chính bản thân. Qua
tác phẩm với tinh thần “ôn cố tri tân” tơi thấy có nhiều điểm cần suy ngẫm, giữ
gìn và phát huy, song cần bổ sungđể Phật giáo ngày nay thực sự chứng minh
đƣợc tinh thần nhập thế của mình trong một xã hội văn minh hơn, hiện đại hơn.
Đây là tác phẩm mang giá trị tƣ tƣởng cao đáng đƣợc ngƣời đọc quan tâm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tuy cầm bút đã lâu nhƣng sự nghiệp của
ông chỉ thực sự đƣợc khẳng định từ khi tác phẩm Hồ Quý Ly ra đời. Do vậy
những cơng trình nghiên cứu khoa học về các sáng tác của ông chƣa nhiều.
Một số bài nghiên cứu tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội có nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm của
ông nhƣ sau:
Luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh qua góc nhìn trần
thuật học của Hồng Thị Hiền Lƣơng. Cơng trình này, ngƣời viết khai thác về
vấn đề trần thuật học nhƣ: thời gian, khơng gian trần thuật; kết cấu, điểm nhìn
trần thuật và ngôn ngữ trần thuật.
Luận văn thạc sĩ Hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử qua Hồ Q Lý

và Giàn thiêu của Lê Thị Bích Hịa. Đề tài này nghiên cứu về nhiều vấn đề
xoay quanh hai tiểu thuyết lịch sử là Hồ Quý Lý của Nguyễn Xuân Khánh và
Giàn thiêu của Võ Thị Hảo về chất liệu lịch sử, cách khai thác chất liệu lịch
sử, sự thật lịch sử và hƣ cấu nghệ thuật trong hai tác phẩm này.Về vấn đề
nghệ thuật, ngƣời viết nghiên cứu về nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật xây dựng
nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ. Có thể nói đề tài này đƣợc nghiên
cứu trong phạm vi khá rộng và sâu sắc.
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh qua
hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn. Đề tài này cũng nghiên cứu về
tiểu thuyết lịch sử và vị trí của Nguyễn Xuân Khánh trong tiến trình tiểu

2
Footer Page 8 of 107.


Header Page 9 of 107.

thuyếtlịch sử. Các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh thƣờng
xoay quanh hai tác phẩm Hồ Q Ly và Mẫu thƣợng ngàn, cịn có một số
cơng trình nhỏ nhƣ niên luận khai thác các vấn đề về tác giả tác phẩm. Tuy
nhiên Đội gạo lên chùa do mới ra đời nên chƣa có nhiều cơng trình khai thác
về tác phẩm và những vấn đề liên quan đến những tác phẩm ấy.
3. Mục đích nghiên cứu
Lịch sử việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc.
Q trình đó đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con ngƣời Việt Nam
giàu lòng yêu nƣớc, sẵn sàng xả thân để cứu nƣớc, thƣơng yêu con ngƣời,
thƣơng yêu đồng loại, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khó khăn… những
đức tính đó đã trở thành truyền thống mà hàng ngàn đời nay, những thế hệ
con ngƣời Việt Nam đã nâng niu, gìn giữ.
Sự phát triển nhanh chóng về nhiều mặt của thế giới ngày nay và nền

kinh tế thị trƣờng đã tác động trực tiếp đến quốc gia, đã và đang làm chao đảo
nhiều giá trị tinh thần nói chung và đạo đức nói riêng. Nhƣng yếu tố vốn đƣợc
xem là truyền thống đạo đức của các dân tộc và toàn thể nhân loại. Đối với xã
hội, từ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng bên cạnh nhiều cái
đƣợc, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực
xã hội. Bất chấp những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một bộ phận trong
các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mƣu cầu lợi ích cá nhân đã trà đạp lên
các khn mẫu, các giá trị đạo đức đích thực.
Nguyễn Xuân Khánh là một ngƣời ln trăn trở về những vấn đề văn
hóa – lịch sử, quyết tìm câu trả lời qua ba tiểu thuyết văn hóa - lịch sử: Hồ
Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa là câu trả lời thuyết phục nhất
cho các vấn đề lối sống văn hóa đang đƣợc đặt ra gay gắt. Qua tác phẩm này
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã cảnh báo những lối sống tiêu cực và mở ra

3
Footer Page 9 of 107.


Header Page 10 of 107.

một lối sống tích cực mang hơi thở của Phật giáo. Và đặc biệt là tâm thức
nhập thế của Phật giáo trong lòng dân tộc qua các tiến trình lịch sử.
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài này quan tâm nhiều đến yếu tố Phật giáo trong tiểu thuyết lịch sử
Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. Vì thế, đối tƣợng của đề tài này
là Tâm thức Phật giáo biểu hiện trong Đội gạo lên chùa với sắc thái nhƣ thế
nào, có ý nghĩa và những đóng góp tích cực gì. Muốn tìm hiểu về vấn đề này
cần tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam có q trình lịch sử nhƣ thế nào, có ảnh
hƣởng thế nào đến con ngƣời Việt Nam, từ đó tác giả đã nắm bắt và thể hiện
điều đó bằng cách nào trong tác phẩm.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi cuốn tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Chủ yếu dùng hai phƣơng pháp phân tích và
tổng hợp. Phân tích để thấy đƣợc yếu tố Phật giáo đƣợc triển khai trong tác phẩm
nhƣ thế nào, sau đó tổng hợp lại để đƣa ra ý nghĩa, tƣ tƣởng của vấn đề. Đồng
thời cũng sử dụng phƣơng pháp so sánh với các tác phẩm cùng tác giả và một số
tác phẩm của các tác giả khác để vấn đề tâm thức Phật giáo đƣợc nổi bật hơn.
5. Bố cục luận văn
CHƢƠNG 1: TÁC PHẨM NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG BỐI
CẢNH TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM
CHƢƠNG 2: TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN
XUÂN KHÁNH NHÌN TỪ TÂM THỨC PHẬT GIÁO
CHƢƠNG 3: TÂM THỨC PHẬT GIÁO, NGHỆ THUẬT XÂY
DỰNG NHÂN VẬT VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4
Footer Page 10 of 107.


Header Page 11 of 107.

CHƢƠNG 1 : TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH
NHÌN TỪ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ PHẬT GIÁO
VIỆT NAM TRONG LÒNG DÂN TỘC
1.1. Thân thế và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê quán ở xã Cổ Nhuế,
Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ngày còn trẻ ông say mê âm nhạc, là cây văn nghệ nổi
bật. Ông từng đỗ tú tài toán và học tại Đại học Y – Hà Nội từ năm 1951 –

1952. Đến năm 1953 ông ra nhập ngũ ở Khu Bốn. Đến năm 1959, ơng về
cơng tác tại Tạp chí Văn nghệ Qn đội. Từ năm 1965, ơng làm phóng viên
tại báo Thiếu niên Tiền phong.
Đến năm 70 tuổi Nguyễn Xuân Khánh mới trở thành hội viên hội nhà
văn Việt Nam sau những giải thƣởng với tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Tác phẩm
đầu tay của ông xuất bản vào năm 1963 là tập truyện ngắn Rừng sâu.
Năm 1971 Nguyễn Xuân Khánh viết Miền hoang tưởng, đến năm 1990
mới in. Đến năm 2006, ông tiếp tục cho ra đời Mẫu thượng ngàn và một cái
mốc lớn Đội gạo lên chùa vào năm 2011.
Bộ ba tiểu thuyết lịch sử đã khẳng định đƣợc cái duyên của Nguyễn
Xuân Khánh với nghề văn. Những tác phẩm này đã ghi dấu ấn của ông trên
văn đàn. Với Hồ Quý Ly, ông liên tiếp nhận đƣợc ba giải thƣởng: giải thƣởng
cuộc thi tiểu thuyết hội nhà văn Việt Nam 1998 – 2000, giải thƣởng hội nhà
văn Hà Nội năm 2001 và giải thƣởng Thăng Long của Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội năm 2002. Đến 2006, ông tiếp tục nhận giải thƣởng của
hội nhà văn Hà Nội với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn.
Đã có biết bao nhiêu lời nhận xét, bao nhiêu hội thảo, luận văn, luận án
về tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Nhiều ngƣời cho rằng, ơng là
số ít các nhà nhà văn Việt Nam đáng đọc nhất hiện nay bởi sức nghĩ và vốn
sống dày dặn của ông đã viết nên những cuốn tiểu thuyết sống cùng lịch sử
5
Footer Page 11 of 107.


Header Page 12 of 107.

văn hóa dân tộc. Điều đáng nói là văn của ơng mang tính lịch sử, nhƣng lại có
dáng dấp hiện đại, nó là một sự giao thoa văn hóa, lịch sử - văn hóa - phong
tục cổ kim đan quyện vào nhau, bởi vậy mà tác phẩm của ơng đã làm xiêu
lịng nhiều độc giả trẻ.

Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự thành công không chỉ trong vai trò một
nhà văn mà còn trong vai trò một trí thức ln quan tâm đến các vấn đề của
văn hóa, quốc gia, dân tộc. Điều mà Nguyễn Xuân Khánh quan niệm mà mỗi
nhà văn cần phải có, đó là tri thức và sự trải nghiệm. Nhà văn phải là nhà tƣ
tƣởng. Từ những lẽ đó, Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện những nỗi niềm mà
ông luôn đau đáu qua ba tiểu thuyết lịch sử: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và
Đội gạo lên chùa.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh luôn khẳng định rằng, ngồi những
dun may, thì ơng là một ngƣời không ngừng nghỉ tự học, tự đọc. Để viết
đƣợc một cuốn tiểu thuyết, ông đã phải đọc rất nhiều cuốn sách về phong tục
tập quán, về văn hóa, về phân tâm học, văn học cổ kim trong ngoài nƣớc. đặc
biệt đối với tác phẩm “Đội gạo lên chùa” ông nói : “Chúng ta đang ở một thế
giới hiện đại, chúng ta đang mất đi những nét đẹp, thông thƣờng chúng ta
muốn chiếm đoạt. Tơi muốn nói con ngƣời nên quay lại, tôi không kêu gọi
ngƣời ta đi theo Phật giáo, đi tu ở chùa mà cần có lối sống Phật giáo, phải làm
hằng ngày, xây dựng văn hóa cho con ngƣời, “từ bi hỉ xả”. Tôi muốn ngƣời
đọc tự nhận ra, không thuyết giảng. Bất cứ ngƣời Việt Nam nào, dù khơng tơn
giáo cũng đều mang chút tính cách, tâm hồn của đạo Phật. Với ngƣời Việt,
Phật giáo là một lối sống. Với văn chƣơng, quan trọng nhất là những ý tƣởng
thể hiện, và những ý tƣởng của tôi ln có khuynh hƣớng đi về văn hóa. Văn
hóa trong tiểu thuyết có thể là tập tục, nếp sống làng q. Nếu khơng có nền
tảng văn hóa thì tiểu thuyết không đứng vững đƣợc”.

6
Footer Page 12 of 107.


Header Page 13 of 107.

1.2. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ tiểu thuyết

lịch sử Việt Nam
1.2.1. Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết là một thể loại văn xi có hƣ cấu, thơng qua nhân vật,
hồn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề
của cuộc sống con ngƣời, biểu hiện tính chất tƣờng thuật, tính chất kể chuyện
bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "Tiểu thuyết là sử
thi của đời tƣ" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần
thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong q trình hình thành và
phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây đƣợc khai triển trong không gian và thời
gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách..
Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy những sáng tác văn
xuôi cổ nhƣ Việtđiện u linh, Lĩnh Nam chích qi, Thánh Tơng di thảo, Truyền kỳ
mạn lục,Truyền kỳ tân phả thế kỷ 14-16 đã đặt những nền móng sơ khai cho
tƣ duy thể loại, thơng qua tiến trình từ sự ghi chép các yếu tố truyền
thuyết, thần thoại, cổ tíchđến giai đoạn phản ánh những chuyện đời thƣờng.
Thế kỷ 18 cho thấy sự nở rộ thể loại tự sự với các tác phẩm nhƣ Thượng kinh
ký sự (ký) của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút (tùy bút) của Phạm Đình Hổ và
đặc biệt là Hồng Lê nhất thống chí, tác phẩm xuất hiện với tầm vóc tiểu
thuyết, là pho tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc
sắc. Hồng Lê nhất thống chí tái hiện một cách sống động bức tranh xã hội
rộng lớn thời vua Lê, chúa Trịnh thông qua kết cấu chƣơng hồi.
Tuy nhiên, phải đến những năm 30 của thế kỷ 20 văn học Việt Nam mới
xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. Cùng phong trào
Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945 có những bƣớc tiến vƣợt bậc
và thành tựu lớn với hai khuynh hƣớng sáng tác: những cây bút nổi tiếng của Tự

7
Footer Page 13 of 107.



Header Page 14 of 107.

Lực văn đoàn, những ngƣời đã thúc đẩy sự hình thành thể loại nhƣ Nhất
Linh, Khái Hƣng, Thạch Lam; và những nhà văn hiện thực phê phán nhƣ Ngô
Tất Tố, Nam Cao,Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng…
Trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ
các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đơng đảo (Nguyễn Huy Tƣởng, Tơ
Hồi, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc). Ít
nhiều tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với thể loại tiểu thuyết-sử thi
vốn mang đề tài hoành tráng và dung lƣợng đồ sộ, mà một trong số đó là Vỡ
bờ của Nguyễn Đình Thi. Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang
mới với những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy
Thiệp, có nội dung sâu sắc hơn về thân phận con ngƣời và hình thức có dấu
hiệu manh nha hệ hình văn chƣơng hậu hiện đại.
Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phƣơng thức tự sự, tính chất văn
xi, vì vậy, trở thành đặc trƣng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất
đó đã tạo nên trƣờng lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực,
đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm
mỹ mới vƣợt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự
phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống.
Giống nhƣ các hình thái tự sự khác nhƣ truyện ngắn, truyện vừa, tiểu
thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thơng
thƣờng ở tác phẩm xuất hiện ngƣời kể chuyện nhƣ một nhân vật trung gian có
nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của
yếu tố này là ƣớc lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể
chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể
thơng qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xƣng "tơi", cũng có thể là một
nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật.
Hiện nay, một trong những xu hƣớng tìm tịi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng


8
Footer Page 14 of 107.


Header Page 15 of 107.

thêm các điểm nhìn ở tác phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian hoặc nhân
vật xƣng "tôi" đƣợc "san sẻ" cho nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm.
Đặc trƣng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh tồn vẹn
và sinh động đời sống theo hƣớng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một
thể loại lớn tiêu biểu cho phƣơng thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát
lớn về chiều rộng của không gian cũng nhƣ chiều dài của thời gian, cho phép
nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình.
Ở phƣơng diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không
chỉ cho phép mở rộng về thời gian, khơng gian, nhân vật, sự kiện mà cịn ở khả
năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi
sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
Hư cấu nghệ thuật cũng đƣợc coi là một đặc trƣng của thể loại, là một
thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tƣ duy sáng tạo của tiểu thuyết. Hƣ
cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu
chuyện hƣ cấu, không hiện thực nhƣ sử học, và những nhân vật hồn tồn
khơng bị lệ thuộc bởi ngun mẫu ngồi đời nhƣ những tác phẩm thuộc thể ký.
Trong vô vàn những gƣơng mặt đời thƣờng và giữa muôn ngàn biến cố của lịch
sử, nhà văn khi trƣớc tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện
pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phƣơng thức
chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo. Khi đó, hƣ cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết
đã trở thành yếu tố bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn.
Ở phƣơng diện tổng quát tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng
hợp. Nó có thể dung nạp thơng qua ngơn từ nghệ thuật những phong cách

nghệ thuật của các thể loại văn học khác nhƣ thơ (những rung động tinh
tế), kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật
của những loại hình ngoại biên nhƣ hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh
âm), điêu khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh (khả năng liên kết các bức

9
Footer Page 15 of 107.


Header Page 16 of 107.

màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác nhƣ tâm lý
học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học
viễn tƣởng khác...
Tiểu thuyết lịch sử chính là sự sáng tạo và hƣ cấu trên cái nền đã ổn
định của sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Nhà tiểu thuyết lịch sử có thể tha
hồ bay lƣợn trong không gian tƣởng tƣợng sáng tạo nhƣng phải nhằm mục
đích làm sáng tỏ hơn lịch sử, đem đến những cảm hứng, làm giàu thêm vốn
thẩm mỹ mới cho bạn đọc về lịch sử. Nghĩa là qua sáng tạo mới nhà tiểu
thuyết phải làm cho bạn đọc thêm hiểu, thêm yêu, thêm quý trọng nhân vật
lịch sử, nếu đó là nhân vật tích cực, chính diện và ngƣợc lại.
Một điều tối kỵ của tiểu thuyết lịch sử là làm sai lệch chân dung nhân
vật của lịch sử, sai lệch sự kiện lịch sử.
Lịch sử, xét đến cùng là những gì đã đi qua đƣợc ngƣời hiện tại ý thức
lại. Những bài học lịch sử về đấu tranh chống ngoại xâm sẽ vơ ích nếu khơng
làm đọng lại ở ngƣời học hơm nay về lịng u nƣớc, u tự do, lịng kính
trọng cha ơng đã dũng cảm kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự chủ cho nƣớc
nhà, từ đó mà đƣợc tiếp thêm niềm tin, niềm tự hào để mà sống mạnh mẽ hơn,
trung thực hơn, chân chính hơn. Tiểu thuyết lịch sử cũng mang mục đích ấy.
Nhà tiểu thuyết viết về quá khứ nhƣng mục đích là làm sao cho độc giả hơm

nay nhận rõ thêm chân giá trị của ngày hôm qua, để họ sống sao cho xứng
đáng với lịch sử.
Mọi ngƣời đều biết, mối bận tâm của các cây bút viết về tiểu thuyết lịch
sử là vấn đề quan hệ sự thật và hƣ cấu. Viết theo sự thật ( cứ coi các sự kiện
đƣợc ghi trong sử là sự thật lịch sử) thì ngƣời đọc mất hứng thú, bởi thế thì
thà đọc sử còn hơn. Nhƣng nếu chỉ chú trọng đến hƣ cấu mà bỏ qua sự thật
lịch sử thì liệu có thu phục đƣợc ngƣời đọc. Nhiều ngƣời nêu câu hỏi, phải
chăng quan niệm của nhà tiểu thuyết Pháp A. Đuyma về tiểu thuyết lịch sử đã

10
Footer Page 16 of 107.


Header Page 17 of 107.

lỗi thời?Sự thật lịch sử và hƣ cấu đúng là hai vấn đề then chốt của tiểu thuyết
lịch sử, nhƣng không phải là đối lập. Xét từ nguyên, từ lịch sử (histoire) có 6
nghĩa. Một là chuyện kể; hai là chuyện đã xảy ra; ba là chỉ quá trình phát triển
; bốn là đời sống của con ngƣời xã hội; năm là quá khứ của hiện tại đã lùi xa;
sáu là chỉ khoa học lịch sử, sử học. Xét qua 6 nghĩa ấy, thì vấn đề đặt ra là
quan hệ giữa tiểu thuyết và sử học, nói cách khác là văn học và sử học. Tiểu
thuyết và sử học giống nhau vì chúng đều là chuyện kể. Đối tƣợng chung của
cả hai đều là cuộc sống con ngƣời đã lùi về quá khứ, trong đó có sự thật lịch
sử. Ngƣời ta thƣờng nói đến tiểu thuyết phải trung thành với sự thật lịch sử.
Nhà mác xít Hunggari G. Lukacs trong cơng trình Tiểu thuyết lịch sử (1937)
từng nói: tiểu thuyết lịch sử khơng chỉ phải bảo đảm đƣợc “khơng khí lịch sử
trong việc miêu tả hồn cảnh”, mà quan trọng hơn là “miêu tả trung thực bằng
nghệ thuật một thời kì lịch sử cụ thể”. Điều quan trọng ở đây là khơng khí lịch
sử của hồn cảnh và trung thực với một thời kì lịch sử cụ thể. Khơng thể làm
thay đổi khơng khí lịch sử cũng nhƣ thời kì lịch sử cụ thể. Mỗi thời có khơng

gian, thời gian xác định, có những sự kiện, có tin đồn, có huyền thoại, có mối
lo, niềm vui, có cung cách chạy các việc, có bài ca, tập qn, trang phục, lối
nói cửa miệng…khơng thể lẫn với thời khác. Cái chính của tiểu thuyết lịch sử
là sáng tạo nhân vật và đời sống của một thời kì lịch sử cụ thể khơng lặp lại
đó. Sự kiện lịch sử là dấu ấn của một thời, không thể thiếu đối với tiểu thuyết
lịch sử. Song chúng ta quá quen với một quan niệm về sự thật lịch sử nhƣ là
một cái gì khách quan duy nhất, bất biến, chỉ thế này, khơng thể thế khác. Đó
là vì chúng ta q tin vào sử và là một nhầm lẫn. Sự thật lịch sử trƣớc hết là
một sự thật. Khái niệm sự thật là cái có thật, thực tế, đối lập với cái giả tạo,
bịa đặt, khơng có thật, chính là một yếu tố của cái đối tƣợng mà nhà sử học
nghiên cứu. Nhƣng nhà sử học cũng nhƣ nhà tiểu thuyết khơng ai tiếp xúc
đƣợc với sự thật của họ, vì nó đã vĩnh viễn thuộc về quá khứ, họ chỉ tiếp xúc

11
Footer Page 17 of 107.


Header Page 18 of 107.

đƣợc với các lời đồn, lời ghi chép về nó mà thơi, mà ghi chép thì mang tính
chủ quan. Do đó, “sự thật lịch sử” là một khái niệm ẩn dụ, mang tính chủ
quan. Vì thế từ lâu ngƣời ta xem chuyện viết sử có tính chất văn chƣơng.
Trong lịch sử nhiều nƣớc, trong đó có nƣớc ta thƣờng có chuyện đem thần
thoại, truyền thuyết đƣa vào lịch sử. Nhà mỹ học Đức F. W. Schelling xem
quá khứ là một nghệ thuật lịch sử. Nhà triết học Ý B. Croce nói: Khái niệm
lịch sử phù hợp với khái niệm chung về nghệ thuật. A. Duroff xem nguyên tắc
thẩm mĩ là nguyên tắc của sử học. Còn nhà kinh điển mác xít F. Engels nói :
Lịch sử thế giới là một nàng thơ vĩ đại, mở đầu là bi kịch, kết thúc là hài kịch.
Nhà nghiên cứu Nga A. V. Guluga viết sách Mỹ học của lịch sử. Các quan
niệm đó cho thấy lịch sử và tiểu thuyết rất gần gũi nhau, có họ hàng thân thích

với nhau. Cả hai đều là truyện kể. Cả hai đều không tránh khỏi việc dùng suy
luận, tƣởng tƣợng để bù đắp vào chỗ đứt gãy, chỗ trống giữa các sự thật đƣợc
ghi chép. Cả hai đều đi tìm nhân quả. Cả hai đều muốn chứng tỏ điều mình
viết là sự thật. Ngày nay các nhà tân lịch sử chủ nghĩa vẫn theo quan điểm đó.
Theo họ thì lịch sử nhƣ một thực tại chỉ vĩnh viễn tồn tại trong tƣởng tƣợng
và văn bản đã có. Nói một cách chuẩn xác, cái gì là khách thể lịch sử nào ?
Khách thể lịch sử chính là sự biểu đạt về ngƣời và việc đã từng tồn tại. Thực
thể của biểu đạt là văn bản, sách sử, tài liệu ghi chép. Hiểu nhƣ thế lịch sử
thực chất chỉ là một thứ diễn ngôn mà thôi. Tin vào sự thật lịch sử thực chất là
tin vào sự ghi chép của văn bản, tin vào một diễn ngơn. Lịch sử khách quan
vẫn có, nhƣng trƣớc mắt ta chỉ có văn bản. Những sách sử chỉ là một cách
ghi, một điểm nhìn, một lối tu từ, chỉ nhìn một phía, khơng phải là bản thân
sự thật lịch sử hoàn chỉnh, với toàn bộ giá trị của nó. Do đó cuộc đi tìm sự
thật lịch sử là việc của biết bao ngƣời, trong đó có nhà văn. Lịch sử dân tộc ta
dƣới thời phong kiến đó là lịch sử của triều đại, chủ yếu là dòng tộc trị vì, tuy
gắn với dân tộc, đất nƣớc, song vẫn có khoảng cách xa với dân tộc và đất

12
Footer Page 18 of 107.


Header Page 19 of 107.

nƣớc, nhiều sự việc không đƣợc ghi. Triều đại sau lại viết lại lịch sử triều đại
trƣớc, bỏ điều này, thêm điều kia, giải thích lại các sự kiện, cho nên khó tránh
sự việc có sai biệt. Sự thật là có nhiều sử và có nhiều sự thật lịch sử. Chỉ dựa
vào ghi chép này rối tun bố ghi chép kia là xun tạc thì có khi cũng buồn
cƣời. Vấn đề là chúng ta cần đối thoại với sử (văn bản), nghi vấn về sử (văn
bản), địi hỏi “giải thích”, “diễn giải” lại lịch sử, tạo ra diễn ngơn mới. Nói thế
khơng có nghĩa là chúng ta hồi nghi các chiến cơng huy hồng của dân tộc,

hoài nghi sự nghiệp oanh liệt của các anh hùng kiệt xuất, những nhân vật lỗi
lạc của dân tộc, mà chỉ muốn nói rằng, sử sách chỉ ghi một số ý kiến về các sự
thật quá khứ mà không ai ngày nay đƣợc nhìn thấy, chứng kiến, chúng ta biết
rất ít về nó, biết rất phiến diện, nhất là đời sống thực tế của những thời đã qua.
Chỉ một việc đi tìm trang phục cổ của ngƣời Việt qua các triều đại cũng đã
cho thấy cái biết của ta nghèo nàn, ít ỏi biết chừng nào. Khơng phải cái gì của
ngƣời xƣa cũng đã đƣợc lƣu lại, đƣợc tả lại, kể lại đầy đủ, chi tiết. Ý thức cá
nhân, tình cảm, cách thể hiện, cá tính… của nhân vật lịch sử vĩnh viễn mất đi
theo cái chết của họ thì khơng thể tìm đâu đƣợc ngồi sự suy đốn, tƣởng
tƣợng. Chính vì vậy mà ngịai chính sử do nhà nƣớc chủ trì, chỉ đạo trong các
“quốc sử quán” ngày xƣa do “sử quan” (ông quan viết sử) viết ra, hoặc cán bộ
nhà nƣớc của viện sử học ngày nay, dân gian cịn có dã sử, có truyền thuyết,
có diễn ca lịch sử, vè lịch sử, các giai thoại, truyện kể truyền miệng. Mà các
hình thức sau là bƣớc quá độ từ sử học đến nghệ thuật. Tất cả đều chỉ là đi tìm
sự thật lịch sử mà thơi, và kết quả chỉ có đƣợc những “diễn ngơn tự sự” dƣới
dạng văn bản văn vần hay văn xuôi, truyền miệng hay chữ viết nào đó. Sự
thật trong đó vẫn khơng phải là “sự thật”lịch sử. Có lẽ vì thế mà tiểu thuyết
lịch sử (có thể kể cả kịch lịch sử, truyện ngắn lịch sử, truyện thơ lịch sử) trở
thành một nhu cầu của mọi xã hội để làm sống lại quá khứ.Nhu cầu tiểu
thuyết lịch sử trƣớc hết là nhu cầu diễn ngôn, là nhu cầu đối thoại, phản biện

13
Footer Page 19 of 107.


Header Page 20 of 107.

lại với lịch sử, nhu cầu đi tìm những khả năng đã mất, những góc nhìn mới.
Tiểu thuyết lịch sử suy cho cùng cũng chỉ là một loại diễn ngôn đặc thù về sự
thật lịch sử, không phải bản thân sự thật lịch sử. Để tạo ra đƣợc diễn ngơn về

lịch sử thì tiểu thuyết lịch sử cần sử dụng những “sự thật lịch sử” nhất định,
bao gồm sự kiện, nhân vật, phong tục, tập quán, đồ dùng, đồ trang sức, bài
hát, trò chơi đƣơng thời…, nhƣng khơng thể địi hỏi “hồn ngun lịch sử”,
một việc mà bản thân sử học cũng không làm đƣợc. Ở đây câu nói nổi tiếng
của A. Duyma vẫn đúng. “Sự thật lịch sử” mà mọi ngƣời đã biết theo sách sử
đóng vai trị là những kí hiệu đánh dấu cái thời mà nhà tiểu thuyết miêu tả, nó
là cái đinh để nhà văn treo câu chuyện của mình lên. Nhƣng nhiệm vụ của
tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại, tái hiện lại “sự thật lịch sử”, nhƣ trong
sách sử. Nhƣ thế ngƣời đọc chán là phải, bởi đó là sao lại sách sử, có thêm
thắt ít nhiều, có gì thú vị đâu. Nhiệm vụ của tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo ra
diễn ngôn mới về lịch sử, nêu ra cách nói mới, góc nhìn mới, phán xét mới,
gợi mở khả năng mới. Ở dây trong tiểu thuyết lịch sử “sự thật lịch sử” chỉ là
đặc trƣng của ngôn ngữ nghệ thuật, chứ không phải là nội dung của tiểu
thuyết lịch sử. Nhầm lẫn rất lớn, tồn tại dai dẳng lâu nay là mối khi nói đến
tiểu thuyết lịch sử thì ngƣời ta đều địi hỏi trung thành với“sự thật lịch sử”
nhƣ là yêu cầu về nội dung của tiểu thuyết, mà khơng biết rằng, đó chỉ là
ngơn ngữ, còn nội dung là cái tƣ tƣởng mới mẻ, độc đáo sâu xa về ý nghĩa của
lịch sử đã khích lệ nhà văn cầm bút. Sự thật lịch sử là ngôn ngữ đặc thù của
tiểu thuyết lịch sử. Không có ngơn ngữ đó thì khơng có tiểu thuyết lịch sử.
Tiểu thuyết lịch sử khác với các tiểu thuyết khác chính ở ngơn ngữ đó. Nhà văn
có thể bỏ qua khơng nói đến hoặc nói nhầm một vài sự thật lịch sử mà tiểu
thuyết vẫn có thể có tính chân thật. Tính chân thật lịch sử khơng ở ngơn ngữ
mà ở bản thân sự diễn giải của diễn ngơn. Chính vì lẽ đó mà A. Duyma coi “sự
thật lịch sử” chỉ là cái đinh để nhà văn móc lên cái áo của mình. Hƣ cấu là bản

14
Footer Page 20 of 107.


Header Page 21 of 107.


chất của tiểu thuyết, thể hiện bản chất của sáng tạo nghệ thuật. M. Gorki từng
nói tỉ lệ sự thật và hƣ cấu trong tiểu thuyết là 2/98. Hƣ cấu trong trong tiểu
thuyết lịch sử nhƣ Tam quốc diễn nghĩa ngƣời ta thƣờng nói tỉ lệ đó là 3/7,
nhƣng thực tế là lớn hơn nhiều. Hƣ cấu trong tiểu thuyết lịch sử theo tôi không
phải là bỏ qua sự thật lịch sử, mà là tƣởng tƣợng lại sự kiện, nhân vật lịch sử
theo những khả năng mà tài liệu mách bảo, hoặc là đặt một nhân vật hƣ cấu vào
trong một bối cảnh lịch sử để khám phá tƣ tƣởng, tình cảm hành động của một
thời kì cụ thể. Nhà văn có quyền giải thích sự kiện khác với định luận trong sử.
Ở Trung Quốc Quách Mạt Nhƣợc thƣờng viết loại kịch “phiên án”, tức lật
ngƣợc nhận định của lịch sử. Mở màn vở kịch Thái Văn Cơ, ngƣời tình của
Tào Tháo đang ngồi vá cái chăn rách và nói với Tào Tháo: “Cái chăn này mình
đắp đã mƣời năm rồi đấy nhỉ!” Thật khó tin, nhƣng tác giả có sở cứ. Sự thật
lịch sử theo Ju. Lotman, là sự thực hiện một trong vô vàn khả năng của hiện
thực quá khứ, sự thật đó đã làm cho vô vàn các khả năng lịch sử khác mất cơ
hội đƣợc thực hiện, mà thiếu chúng, ta khó mà hiểu hết hiện thực. Nhà văn
Nam Dao trong một bài viết có nói: “Tƣởng tƣợng, Nguyễn Huệ khơng chết
sớm, Minh Mệnh không tàn sát giáo dân, Tự Đức nghe và làm theo điều trần
của Nguyễn Trƣờng Tộ,… thì hơm nay thế nào?”. Nhân vật lịch sử cũng là con
nguời, do khả năng về trí tuệ, tri thức, tính cách, tu dƣỡng mà họ có thể khơn
ngoan hoặc dại dột, có thể hủy hoại một cơ đồ. Vì vậy đi tìm các khả năng đã
mất, phân tích các ngun nhân sâu xa để tạo mới diễn ngôn, hiểu mới lại lịch
sử. Tiểu thuyết hƣ cấu, theo tôi không phải là bịa đặt tùy tiện, mà là đi tìm lại
các khả năng đã mất để lí giải cái khả năng đã đƣợc thực hiện, tìm xem nó đã bị
đánh mất nhƣ thế nào. Bằng cách đó đọc tiểu thuyết lịch sử con ngƣời trở nên
thông minh hơn, sáng suốt hơn, biết trân trọng, khơng bỏ qua các cơ hội nghìn
năm có một để quốc gia hung thịnh, con ngƣời hạnh phúc. Tiểu thuyết lịch sử
nào cũng mang trong mình hai lần lịch sử: lịch sử thời đã qua và lịch sử thời

15

Footer Page 21 of 107.


Header Page 22 of 107.

ngƣời viết đang sống. Chỉ quan tâm thời đã qua mà không nêu đƣợc vấn đề
quan tâm của ngƣời hiện tại thì tiểu thuyết cũng khó hấp dẫn. Sức hấp dẫn của
tiểu thuyết lịch sử là cách diễn giải mới đối với lịch sử. Đó là ƣu thế của tiểu
thuyết lịch sử so với lịch sử. Mà nêu chỉ quan tâm hiện tại bỏ mất lịch sử thì
khơng có tiểu thuyết lịch sử nữa. Tính hiện đại của diễn ngôn là điều bắt buộc,
không tránh đƣợc. Diễn ngôn là những quy tắc phát ngôn, thƣờng ẩn chìm
trong vơ thức cộng đồng quy định lối nói, cái gì đƣợc nói và khơng đƣợc nói
của mỗi thời. Cái mới của diễn ngôn là vƣợt qua diễn ngôn cũ, tạo ra diễn ngơn
mới. Marie Antoinette là một hồng hậu đƣợc lịch sử coi là ngƣời dâm đãng,
lăng loàn. Nhƣng trong một phim truyện danh nhân, hình tƣợng hồng hậu
đƣợc sáng tạo thành một ngƣời bình dị, hồn nhiên, yêu đời, u thiên nhiên và
các lồi vật. Tính cách đó trái ngƣợc với lối sống kiểu cách của giới quý tộc, vì
thế mà bà bị gièm pha, bài xích. Mozart là nghệ sĩ thiên tài, ông sáng tạo tự do
và biểu diễn thành công, khiến cho vị nhạc sƣ cung đình khơng chịu đƣợc, đố
kị và hãm hại. Cách giải thích sáng tạo ấy của Puskin đƣợc nhà điện ảnh đồng
tình, đã sáng tạo thành hình tƣợng một nhạc sĩ tự do, đối lập với nhạc cung
đình. Rất tiếc, ở Việt Nam rất ít phát triển tiểu thuyết danh nhân, một chi loại
của tiểu thuyết lịch sử. Dĩ nhiên cũng có một số truyện về Nguyễn Du, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Thị Lộ, nhƣng phần nhiều thiên về kể chuyện, ít có ý thức tạo
diến ngôn mới về nhân vật. Truyện danh nhân lãnh tụ của Liên Xơ trƣớc đây có
rất nhiều kiêng kị. Tôi đã đọc rất nhiều tiểu thuyết lịch sử của Liên Xơ viết về
Le-nin. Họ có hẳn một ngành sáng tác về Le-nin đƣợc gọi là “Leniniana”, quy
tụ vào đó nhiều nhà văn tài năng, nào Valentin Kataev, Maria Prilegiaeva, Sava
Dangulov, Marietta Shaginhian và nhiều ngƣời khác. Có một sự thật về Le-nin
là lúc sinh thời ông thƣờng xuyên đau đầu dữ dội và hay văng tục. Chỉ trong

thƣ từ lƣu trữ, trƣớc tác của Le-nin, nhà văn Marietta Shaginhian đã nhặt đƣợc
không dƣới 300 trƣờng hợp Le-nin văng đủ các từ tục, nhƣng tiểu thuyết của bà

16
Footer Page 22 of 107.


Header Page 23 of 107.

không đƣợc phép miêu tả sự thật ấy. Có một sự thật là Le-nin thƣờng xuyên bị
các cơn đau đầu hành hạ cả trong cuộc họp, trong khi viết bài, đọc sách, khi dự
mít tinh, nhƣng ơng đau bệnh gì thì khơng ai nói. Mãi sau khi Liên Xô sụp đổ
ngƣời ta mới cho biết ông đau một thứ bệnh làm hủy hoại thần kinh. Le-nin
vốn là ngƣời rất khỏe mạnh mà ơng khơng có con, lại mất sớm. Nếu ông không
mất sớm, hẳn lịch sử sẽ có những bƣớc đi khác với bây giờ. Thời nào lịch sử và
văn học về lịch sử cũng có kiêng kỵ, có độ vênh thì địi hỏi sự thật lịch sử đối
với thời xƣa, khi sự kiêng húy còn khắc nghiệt hơn, hoặc khơng thua kém bây
giờ, viết tồn sự thật lịch sử sao đƣợc? Trong đời sống có khi sự thật lịch sử to
nhƣ cả một triều đại lẫy lừng vẫn bị bỏ quên, bỏ qua, không muốn nói đến hoặc
khơng đƣợc nói khác. Vì thế u cầu “sự thật lịch sử” khắt khe theo lối đối
chiếu văn bản sử học với văn bản tiểu thuyết là sản phẩm của ngộ nhận về “lịch
sử”. Nhƣng coi nhẹ “sự thật lịch sử” là coi nhẹ ngôn ngữ của loại tiểu thuyết
này, sẽ làm mất hứng thú của ngƣời đọc đối với nó. Nhà văn cần đột phá “sự
thật lịch sử một thời”, phát hiện những sự thật lịch sử bị bỏ qua, bỏ sót, bị che
giấu, bị tơ màu, sáng tạo diễn ngôn mới về lịch sử mới tạo đƣợc sức hấp dẫn.
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi mới có rất nhiều tác phẩm đến
đƣợc với lịng ngƣời, đƣợc ngƣời đọc trân trọng, yêu chuộng. Điểm đáng chú
ý nhất là nó đã vƣợt qua mơ hình cũ và tạo ra nhiều hƣớng phát triển có hứa
hẹn. Có hƣớng “văn chƣơng hóa lịch sử” nhƣ Hồng Quốc Hải với hai bộ
trƣờng thiên. Có hƣớng nghiêng về phƣơng điện văn hóa, đối thoại văn hóa

nhƣ Nguyễn Xuân Khánh, có hƣớng diến giải lại lịch sử nhƣ Nguyễn Thị Lộ
của Hà Văn Thùy, có hƣớng “phi trung tâm hóa” nhƣ Sơng Cơn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác, có hƣớng phi huyền thoại hóa lịch sử nhƣ Hội thề của
Nguyễn Quang Thân, có hƣớng đối thoại với chính sử nhƣ Mạc Đăng Dung
của Lƣu Văn Khuê, có hƣớng đổi mới cách nhìn nhƣ Biết đâu địa ngục thiên
đường của Nguyễn Khắc Phê, có hƣớng viết “tiểu sử gia tộc” hƣ cấu, mà thực

17
Footer Page 23 of 107.


Header Page 24 of 107.

ra là viết lịch sử thời đại với con mắt giễu nhại trong Thời của thánh thần của
Hồng Minh Tƣờng, Dưới chín tầng trời của Dƣơng Hƣớng,Cuồng phong của
Nguyễn Phan Hách, cịn có hƣớng ngụ ngơn hóa lịch sử…Tất nhiên ý kiến
đánh giá tiểu thuyết lịch sử hiện đang có nhiều khoảng cách xa, có nhiều vấn
dề đáng quan tâm bàn bạc, song theo tơi có một khoảng cách không nhỏ là
quan điểm cũ về lịch sử vẫn đang chi phối cách phê bình, khơng chấp nhận
cái nhìn đa ngun, đa chiều về văn hóa và lịch sử. Tơi nghĩ cấn một sự giải
phóng tƣ tƣởng, suy nghĩ thì văn chƣơng mới có thể đua sắc khoe hƣơng.
Những cái nhìn khác nhau vẫn có thể song song tồn tại. Tôi nghĩ rằng sáng
tạo lại diễn ngôn lịch sử bằng nghệ thuật sẽ là một nguồn cảm hứng lớn cho
các nhà văn Việt Nam hôm nay và ngày mai.
1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam
Tiếp nối những đặc điểm truyền thống văn xuôi thế kỉ XX, tiểu thuyết
đƣơng đại Việt Nam tiếp tục đổi mới và cách tân. Có thể nói đổi mới là yếu tố
duy nhất, đảm bảo cho sự phát triển của đất nƣớc, đồng thời cũng là khát khao,
nguyện vọng của toàn dân tộc khi đất nƣớc vừa trải qua những năm tháng

chiến tranh ác liệt. Đời sống sau hịa bình với những khó khăn bộn bề đòi hỏi
các nhà văn phải sáng tạo đƣợc những tác phẩm phản ánh đƣợc hơi thở của
thời đại. Với tinh thần cởi trói, dân chủ mà Đảng khuyến khích, các nhà văn
khơng bị gị bó theo những quy phạm, khuôn khổ của giai đoạn trƣớc nữa mà
thỏa sức sáng tạo, thể nghiệm. Các nhà văn luôn trăn trở, chủ động tìm cho
mình một hƣớng đi mới thích hợp với sự vận động của bản thân văn học. Bàn
về sự đổi mới của văn học nói chung, giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh viết “Ai
cũng đổi mới nhƣng đổi mới sự thật là gì? Theo tơi đổi mới là nghĩ đúng, làm
đúng quy luật khách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu , là tơn trọng tinh thần khoa học”. Cịn nhà nghiên cứu Hà Xuân

18
Footer Page 24 of 107.


Header Page 25 of 107.

Trƣờng trong cuộc tọa đàm Văn học đổi mới là phát triển đã nhận định: “Đổi
mới trong văn học, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là cái nhìn và cái
tâm của nhà văn. Đề tài, nhân vật, phong cách cá tính khơng là cái gì nếu
khơng nhìn thời đại sâu sắc, thấu suốt nhân tình, nếu khơng có đƣợc cái tâm
trong sáng, nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ về chức trách cao cả của văn học
đối với con ngƣời, đối với cuộc đời, với nhân dân mình. Khơng có cái đó thì
khơng có đổi mới”.
Tiếp thu tình thần Đổi mới của văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết
văn xi cũng só sự đổi mới rất cơ bản. Tiểu thuyết đƣơng đại đổi mới theo
hai xu hƣớng: xu hƣớng hiện đại hóa triệt để gắn liền với tên tuổi những nhà
văn nhƣ: Nguyễn Bình Phƣơng với Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già
(1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004),
Ngồi (2006). Nguyễn Việt Hà với Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn. Tạ
Duy Anh với Lão khổ (1992), Đi tìm nhân vật (1999), Thiên thần sám hối

(2004), Giã biệt bóng tối (2008). Xu hƣớng thứ hai là xu hƣớng đổi mới dựa
trên lối viết truyền thống, xu hƣớng này xuất hiện những tác giả, tác phẩm
tiêu biểu nhƣ: Lê Lựu với Thời xa vắng, Ma Văn Kháng với Mưa mùa hạ
(1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới khơng có giấy giá thú.
Nguyễn Khắc Trƣờng với Mảnh đất lắm người nhiều ma. Ngồi ra khơng thể
không nhắc đến tên tuổi của các tác giả: Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Xuân
Hà, Võ Thị Hảo, Bảo Ninh .Ở xu hƣớng thứ hai tiểu thuyết văn xi đƣơng
đại lại có sự phân chia thành nhiều khuynh hƣớng sáng tác khác nhau. Có thể
nói quãng thời gian hơn mƣời năm đầu thế kỷ XXI, văn học bắt kịp với thời
đại khi viết về những vấn đề mới. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm viết về
những vấn đề thời đại chƣa để lại tác phẩm hay, nhất là ở các cây bút trẻ.
Trong khi đó, một trong những khuynh hƣớng sáng tác gần đây là quay trở lại
với những thời đại đã trở thành lịch sử để suy ngẫm những vấn đề đƣơng đại.

19
Footer Page 25 of 107.


×