Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

tài liệu tham luận số 18 thị trường lao động nông thôn và vấn đề di cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.22 KB, 28 trang )

Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho người nghèo


tài liệu tham luận

ADB


Số 18
















Thị trường lao động nông thôn
và Vấn đề di cư




















Tháng 3 năm 2007

www.markets4poor.org















































Lien he:

NGAN HANG PHAT TRIEN CHAU A
Co quan Dai dien Thuong tru tai Viet Nam
Phong GF02,Toa nha Mat troi Song Hong
23 Phan Chu Trinh, Ha Noi, Viet Nam
Tel: +(844) 933 1374
Fax: +(844) 933 1373
Website: www.markets4poor.org



Bản quyền: Ngân hng Phát triển Châu á 2006

Ngân hng Phát triển Châu á đợc giữ bản quyền với cuốn sách ny

Quan điểm trình by trong cuốn sách ny l quan điểm của các tác giả.
Những quan điểm ny không nhất thiết phản ánh quan điểm v chính sách
của Ngân hng Phát triển Châu á hay của Ban điều hnh Ngân hng hay của
các chính phủ m các nh quản lý ngân hng đại diện.

Ngân hng Phát triển Châu á không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu
đợc trình by trong ấn phẩm ny v không chịu trách nhiệm về bất cự hậu
quả no do việc sử dụng các dữ liệu ny gây ra.

Việc sử dụng thuật ngữ đất nớc, nớc không hm ý sự bình luận của các
tác giả hoặc của Ngân hng Phát triển Châu á về t cách pháp nhân hay các

vị thế khác của bất cứ vùng lãnh thổ no.

www.markets4poor.org
1
Mục lục

1. Tổng quan 2
2. Thị trường lao động nông thôn và di cư nông thôn ở Việt Nam 4
2.1. Thị trường lao động nông thôn Việt Nam 4
2.2. Tình hình di cư nông thôn Việt Nam 5
3. Tác động của di cư tới thị trường lao động nông thôn – phân tích ở mức hộ gia đình 6
3.1 Mô hình lý thuyết 6
3.2. Dạng hàm thực nghiệm 8
3.3 Kết quả hồi qui 9
3.3.1 Di cư và cầu lao động nông thôn 9
3.3.2 Phân bổ lao động của hộ ở khu vực nông thôn: 12
3.3.3 Năng suất lao động của h
ộ 13
4. Tác động của di cư tới thị trường lao động nông thôn – 8 trường hợp nghiên cứu về tác
động và nhận thức về tác động ở cấp độ xã 15
4.1. Các nguồn số liệu 15
4.2. Các đặc điểm di cư 16
4.3. Chi tiêu từ tiền gửi về và cầu lao động địa phương 18
4.4 Ảnh hưởng của di cư đối với các doanh nghiệp và trường học 19
4.5 Nhận thức về tác độ
ng của di cư đến cộng đồng, các hộ gia đình và người di cư 20
4.5.1 Tác động đối với cộng đồng 20
4.5.2. Tác động tới các hộ di cư 22
4.5.3 Tác động tới những người di cư 23
5. Kỳ vọng về di cư trong tương lai và đánh giá các lựa chọn chính sách 24

5.1. Kỳ vọng về di cư trong tương lai 24
5.2 Đánh giá các lựa chọn chính sách 24
6. Các kiến nghị chính sách 26

www.markets4poor.org
2

1. Tổng quan
Sự phát triển kinh tế ở cả nông thôn và thành thị không những đã thúc đẩy sự phát triển ở
nông thôn Việt Nam mà còn đặt ra các vấn đề thách thức cho khu vực này. Năng suất nông
nghiệp tăng cao trong thời gian qua, một mặt đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho đât
nước, mặt khác tạo ra sự dôi dư lao động ở nông thôn. Với điều kiện khan hiếm diện tích
đất ở nông thôn, đặc bi
ệt là đất nông nghiệp và sự tăng trưởng dân số cao so với khu vực
thành thị, vấn đề dư thừa lao động ngày càng cộm lên ở nông thôn và trở nên nghiêm trọng
hơn trong suốt 20 năm qua. Thất nghiệp và bán thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề lớn
vì khả năng tạo ra việc làm cho lao động ở nông thôn là rất yếu. Tất cả các nhân tố này
cùng với khoảng cách về thu nhập giữa thành thị
và nông thôn đã sinh ra các dòng di cư từ
nông thôn ra thành thị. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá vẫn đang tiếp
diễn ở Việt Nam, khu vực thành thị sẽ tiếp tục được mở rộng và vùng nông thôn ngày càng
bị thu hẹp lại. Áp lực đối với khu vực nông thôn sẽ gia tăng và vì vậy, không thể tránh khỏi
thực tế về các dòng di cư lao động lớn từ nông thôn ra thành thị trong thời gian tới.
Khá nhiều mặt khác nhau của quá trình di cư
ở Việt Nam đã được phân tích trong các
nghiên cứu, tuy nhiên, rất ít sự chú ý được dành cho vai trò của di cư đối với việc phát
triển thị trường lao động nông thôn và phát triển nông thôn nói chung. Hầu hết các nghiên
cứu phân tích các hình thức, động cơ và các mặt kinh tế xã hội khác của di cư (Đặng N. A
và Nguyễn T.L (2006)), tuy nhiên, tác động của di cư chủ yếu được phân tích ở khu vực
thành thị và tổng quát hơn là ở những đầu đến của di cư

, chẳng hạn như Đặng N. A và Lê
B.D (2001) nghiên cứu sự di cư của phụ nữ và gắn kết với vùng đô thị. Trong khi đó Hà T.
P. T và Hà Q.N (2000) lại phân tích những vấn đề khác nhau của di cư tự do từ nông thôn
và thành thị của phụ nữ. Một số nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến di cư
và tác động của di cư chủ yếu tới các vùng đô thị như Đặng N. A và Lê (2001),
Đặng N. A
và các cộng sự (2006), Thân V. L (1997) và Nguyễn V.T (1998). Thực tế, có rất ít nghiên
cứu đề cập phần nào tới tác động của di cư đến các vùng xuất phát của di cư. Thân V. L
(1997) và Đỗ V. H (1999) có đề cập nhưng hai nghiên cứu trên phân tích các tác động này
ở một mức độ khá khiêm tốn.
Tuy nhiên, tác động của di cư bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực tới vùng xuất phát
di cư không nên bị bỏ qua. Các lợi ích tiềm năng đối v
ới các vùng xuất phát di cư có thể kể
đến: i) Làm giảm nhẹ tình trạng dư thừa lao động nông thôn; ii) Kiều hối; iii) Kỹ năng và
iv) Đầu tư ((iii) và (iv) do lao di cư trở về địa phương tạo nên) và các tác động tiêu cực có
thể bao gồm chẳng hạn như “chảy máu chất xám” của những người di cư có trình độ cao
một cách tương đối, sự khan hiếm lao động nông nghiệp, các vấn đề xã hội v.v… Cần l
ưu
ý rằng mối quan hệ giữa di cư và thị trường lao động nông thôn hay phát triển nông thôn là
một “dòng chảy”, tức là chúng tương tác lẫn nhau. Vì vậy, ít nhất các tác động “hai vòng”
sẽ được xem xét trong nghiên cứu này.
Do sự thiếu vắng các nghiên cứu về tác động của di cư đến các vùng xuất phát di cư, một
điều lô-gic và cũng là một thực tế là cho đến nay có rất ít các nghiên cứu về tiềm năng của
việc tạ
o lập các chính sách nhằm tối đa hoá lợi ích do di cư đem lại đối với các vùng nông
thôn xuất phát di cư. Thân Văn Liên (1997) đưa ra một số giải pháp mang tính chất gợi ý
cho vùng nông thôn xuất phát di cư chỉ với mục tiêu ngăn cản các dòng di cư tự do lớn từ
nông thôn ra thành thị ở Việt Nam chẳng hạn như giúp đỡ nông dân trong việc mở rộng
sản xuất nông nghiệp, củng cố cơ sở hạ
tầng v.v… Tuy nhiên, các chính sách này mặc dù

đề cập đến các vùng nông thôn xuất phát di cư, nhưng không được thiết kế nhằm nâng cao
lợi ích của những vùng này. Cho đến hiện nay, mới có rất ít chính sách đề cập đến tiềm
năng cải thiện sự phát triển nông thôn từ những lợi ích của di cư ở Việt Nam. Trong một
www.markets4poor.org
3
cách nhìn tương tự nhưng rộng hơn của di cư quốc tế, Taylor và các cộng sự (1996) cho
rằng: “Các chính sách của chính phủ phản ánh một mối liên kết rất chặt chẽ giữa di cư và
phát triển… Hơn là can thiệp trực tiếp vào thị trường lao động, các chính phủ mà muốn
giảm các dòng di cư đi thì cần phải có ý định sửa chữa những khiếm khuyết ở các thị
tr
ường vốn và thị trường rủi ro trong nước, bằng cách đưa ra các lựa chọn khác nhau về
tín dụng hộ và bảo hiểm đối với di cư.” Đó chỉ là một vài trong số các chính sách di cư có
thể được tạo lập mà các cấp chính quyền có thể xem xét áp dụng nhằm thúc đẩy sự phát
triển của các vùng di cư xuất phát.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc di cư đối với chính quê nhà củ
a họ và sự
thiếu vắng các nghiên cứu về các vấn đề nêu trên, nghiên cứu này được thực hiên nhằm: i)
Mô tả thị trường lao động nông thôn và di cư ở Việt Nam; (ii) Phân tích tác động của các
dòng di cư đối với thị trường lao động nông thôn, và iii) Đề xuất các chính sách về di cư để
tối đa hóa lợi ích ở cấp địa phương.
Câu hỏi nghiên cứu chính ở đây là “Những tác động có thể của di cư
đối với thị
trường lao động nông thôn tại những nơi có dân đi là gì và những chính sách nào có thể tối
đa hoá lợi ích của di cư đi đối với phát triển nông thôn?”. Nghiên cứu này tập trung phân
tích tác động của di cư trên 2 cấp độ: những tác động đối với hộ gia đình và những tác
động đối với xã có di dân.
Ở cấp độ hộ gia đình, nghiên cứu về cơ bản phân tích tác động của di cư
đến cầu
lao động hộ ở nông thôn bao gồm các quyết định của hộ và các hệ quả của nó. Một số câu
hỏi nghiên cứu cụ thể trong nghiên cứu bao gồm: i) Di cư ảnh hưởng như thế nào đến việc

phân bổ lực lượng lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp và lao động làm công ăn lương
của hộ gia đình ?; ii) Di cư ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọ
n ngành nghề trong lĩnh
vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; và iii) Di cư ảnh hưởng như thế nào đến năng suất
lao động trong các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp?.
Ở cấp độ xã, phân tích cũng được thực hiện nhằm nghiên cứu tác động của di cư
đến thị trường lao động cũng như về khía cạnh chi tiêu. Các giả thuyết chính được kiểm
nghiệm trong phân tích là: i) Những người sử dụng lao động ở
những vùng có di cư tương
đối cao phải đối mặt với các vấn đề về thay thế lao động, có lợi nhuận ít hơn và thị trường
nhỏ hơn do tác động của di cư; ii) Di cư không chỉ tốt cho bản thân người di cư mà còn tốt
cho cả gia đình của họ và địa phương (xã); và iii) Cấu trúc chi tiêu từ tiền người di cư gửi
về của các hộ có người di cư thay đổi và có tác độ
ng tích cực tới sự phát triển của địa
phương.
Nguồn thông tin quan trọng được sử dụng để phân tích “tác động tại cấp xã” là kết
quả khảo sát của nhóm nghiên cứu tại các vùng nông thôn trong cả nước. Cuộc khảo sát
này được thiết kế phục vụ cho mục đích riêng của nghiên cứu này và được tiến hành tại 8
xã (thuộc 5 tỉnh) nơi mà gần đây có tỷ lệ di cư đi cao (kể
từ năm 1993) và cũng là nơi đã
được khảo sát bởi tất cả các cuộc Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam. Để đảm bảo
tính đại diện trên toàn quốc và sự cân đối giữa các vùng, 4 xã ở miền Bắc (thuộc 3 tỉnh) và
4 xã khác (thuộc 2 tỉnh) ở miền Nam đã được chọn. Đại diện các Uỷ ban Nhân dân Xã, các
hộ gia đình có người di cư, các hộ gia đình không có ngườ
i di cư, các doanh nghiệp và
trường học đã được phỏng vấn để có thể thu được các thông tin và nhận thức khác nhau về
tình hình di cư ở địa phương. Cùng với các nguồn dữ liệu thứ cấp khác, nghiên cứu này có
sử dụng một phần số liệu từ các cuộc Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam và tập
trung khai thác bộ số liệu VHLSS2004. Những số liệu này được s
ử dụng để lượng hoá tác

động của di cư đối với thị trường lao động nông thôn tại cấp hộ gia đình.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tích định lượng và phân tích
www.markets4poor.org
4
định tính khi phân tích tác động của di cư ở cả hai cấp độ hộ gia đình và cấp xã. Về mặt
định lượng, mô hình bài toán kinh tế hộ của B
ENJAMIN (1992) được sử dụng để phân tích
tác động của di cư ở cấp độ hộ gia đình và các hồi qui logit thứ tự được dùng để phân tích
tác động này ở cấp độ xã cũng như đối với kỳ vọng về di cư trong tương lai và đánh giá đối
với các lựa chọn chính sách nhằm tối đa hoá lợi ích cho thị trường lao động nông thôn và
phát triển nông thôn.
2. Thị trường lao động nông thôn và di cư nông thôn ở
Việt Nam
Thị trường lao động nông thôn Việt Nam hiện nay có đặc trưng là dư thừa lao động, chủ
yếu là lao động nông nghiệp và có rất ít việc làm công trong lĩnh vực nông nghiệp. Bức
tranh di cư nông thôn của Việt Nam được minh họa bởi di cư theo kế hoạch và di cư trong
nền kinh tế thị trường. Mặc dù di cư theo kế hoạch đã đạt được một số những thành tựu
quan trọng, ngày nay di cư
theo thị trường được quan tâm nhiều hơn.
2.1. Thị trường lao động nông thôn Việt Nam
• Dư thừa lao động lớn ở nông thôn: Trong tổng số hơn 82 triệu người Việt Nam, hiện
vẫn có gần 60,4 triệu người hay 73,68% tổng dân số sống ở nông thôn. Vì cơ cấu dân số
nông thôn có tỷ lệ lao động trẻ cao, lực lượng lao động nông thôn vẫn tiếp tục tăng lên với
khoảng 0,5 triệu ng
ười mỗi năm. Hệ quả là, có một lượng dư thừa lao động lớn ở nông
thôn Việt Nam. Mặc dù số liệu chính thức về tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn vẫn thấp hơn
đáng kể so với thành thị (1,18% so với 5,6%, năm 2004), tình trạng thất nghiệp ở đây
tương đối phổ biến.
• Việc làm nông nghiệp ở nông thôn: Trong cơ cấu lao động nông thôn 10 nă
m gần

đây, tỷ lệ lao động làm việc trong công nghiệp và dịch vụ đã tăng từ 10,88% năm 1996
lên 17,35% năm 2004. Cũng trong khoảng thời gian này, lực lượng lao động làm việc
trong nông nghiệp đã giảm xuống đáng kể (CIEM, 2006). Xu hướng việc làm như vậy ở
vùng nông thôn tiếp tục được khẳng định trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Việc làm phi nông nghiệp theo vùng
Điều tra Mức sống Việt Nam
(giờ lao động)
Điều tra Lao động và Việc làm
1997 2001 2004 1997 2001 2004
Vùng núi phía Bắc 11,01 34,29 36,31
12,96 15,75 19,61
Đồng bằng Sông Hồng 19,35 52,12 56,58
26,31 33,54 43,56
Ven biển Bắc Trung bộ 20,49 40,85 45,70
24,15 31,58 34,44
Ven biển Nam Trung bộ 22,39 51,62 52,93
31,20 42,67 50,72
Tây nguyên 8,54 33,42 32,91
19,88 22,29 23,66
Đông Nam bộ 40,18 53,53 55,36
45,63 51,56 56,58
Đồng bằng sông Cửu long 28,95 48,33 48,02
33,71 37,88 39,25
Cả nước 21,69 45,46 47,15
27,69 33,61 38,26
Nguồn: Lê X.B. và các cộng sự (CIEM, 2006)
Tuy nhiên, hiện nay việc làm ở nông thôn Việt Nam vẫn đặc trưng bằng việc làm nông
nghiệp với hơn 60% lao động ở vùng nông thôn làm việc trong lĩnh vực này, và khoảng
52% tổng thời gian làm việc của lao động ở các vùng nông thôn được dành cho công việc
nông nghiệp

• Việc làm tự tạo và việc làm công ở nông thôn: Tính từ năm 1997 trong cả nước,
việc làm tự tạo đã liên tục tăng lên trong khu vực phi nông nghiệp trong khi việc làm tự t
ạo
nông nghiệp lại giảm xuống. Tỷ lệ việc làm tự tạo phi nông nghiệp đã tăng gấp đôi từ
www.markets4poor.org
5
10,9% đến 20,3% trong tổng việc làm tự tạo ở nông thôn trong giai đoạn từ 1997 đến 2004.
Ngược lại, việc làm tự tạo trong khu vưc nông nghiệp đã thống trị với 83,26% trong năm
2001 và 79,62% trong năm 2004. Những số liệu này tiếp tục khẳng định đặc điểm của nền
kinh tế nông nghiệp có tính tự cấp của Việt Nam.
Khác với việc làm tự tạo, việc làm công ở vùng nông thôn cho thấ
y một xu hướng tương tự
như xu hướng của việc làm phi nông nghiệp. Gần 90% việc làm công ở vùng nông thôn là
việc làm phi nông nghiệp. Thị trường lao động nông thôn đang thay đổi theo xu hướng khu
vực phi nông nghiệp tiếp tục chiếm phần lớn việc làm công. Về mặt này, khu vực phi nông
nghiệp của Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ việc làm công cao nhất trong các năm 1997 –
2004, và những tỷ lệ này tăng dần lên. Nhưng ở
đồng bằng sông Mê-kông thì lại khác. Mặc
dù, khu vực phi nông nghiệp vẫn chiếm một phần lớn trong cơ cấu việc làm công (73,72%
trong năm 2004), tỷ lệ việc làm công trong nông nghiệp của vùng này vẫn cao nhất trong
cả nước.
2.2. Tình hình di cư nông thôn Việt Nam
Di cư đã diễn ra từ lâu tại Việt Nam. Hầu hết các hoạt động di cư đều có liên quan
đến khu vực nông thôn bao gồm di cư từ nông thôn đến nông thôn và từ nông thôn đến
thành thị. Do
đặc điểm này, di cư ở Việt Nam có thể được xem là di cư nông thôn. Có một
điểm chung là từ trước đến nay, tình hình di cư vẫn liên tục tăng lên.
Di cư theo kế hoạch: Trong thời kỳ này, do thiếu đất canh tác ở các vùng đồng
bằng, di cư được tổ chức bởi chính quyền, và chủ yếu là để đưa người từ vùng nông thôn
này đến các vùng nông thôn khác để thực hiện các kế hoạch phát triển khác nhau. Dòng di

c
ư lớn nhất trong thời kỳ này là di cư từ đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu
Long đến Tây nguyên. Một số dòng di cư đi đến các khu vực miền núi phía bắc và số khác
đến các vùng biên giới. Có thể nói rằng mặc dù di cư theo kế hoạch đã đạt được một số
thành tựu, song nó đã không huy động được tính tự chủ và và sự tham gia của những người
trực tiếp chịu s
ự ảnh hưởng của chính sách.
Di cư trong nền kinh tế thị trường: Một loại di cư đa dạng hơn bắt đầu từ thời kỳ
đổi mới. Loại di cư này chủ yếu do các động lực về kinh tế thúc đẩy, do vậy được xem là
di cư trong nền kinh tế thị trường. Do đó, nơi đến của dòng di cư thị trường này là các tỉnh
có mức độ công nghiệp hóa cao hơn, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình
Dương, Quảng Ninh và Đà Nẵng là 5 nơi đến quan trọng nhất. Đồng thời, những nơi đi chủ
yếu bao gồm Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây và Quảng Nam. Trong số 5 tỉnh
có nhiều người đến nhất trong giai đoạn 2002-2004, các dòng di cư có tính tập trung cao và
chủ yếu đến Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương. Trong khi các dòng di cư đi
lại phân bố đều hơn theo 5 nơi đ
i chủ yếu. Khi xem xét kỹ hơn, chúng ta thấy các dòng di
cư di chuyển từ tỉnh có GDP trên đầu người thấp, chỉ số Phát triển Con người thấp và tỷ lệ
thất nghiệp cao đến các tỉnh có GDP trên đầu người cao, chỉ số phát triển con người cao và
tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Trong năm 2004, tỷ lệ những người rời khỏi gia đình ở vùng ven biển Nam bộ là
3,38%, đây là tỷ lệ
cao nhất khi so sánh theo vùng. Tỷ lệ này ở vùng đồng bằng Sông
Hồng, ven biển Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long là xấp xỉ 1%. Khi đề cập đến
nơi đến, vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ người di cư cao nhất so với 8 vùng trong cả nước với
4,16% trong tổng lực lượng lao động, vùng này nhận được 67% tổng số người di cư trong
cả nước và tiếp đó là vùng Đông Bắc bộ,
đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ tương ứng là 11%
www.markets4poor.org
6

và 8%.
1

Phân tích di cư theo trình độ học vấn và lý do di cư: Có thể thấy trình độ học vấn
của những người di cư từ đồng bằng sông Hồng là tốt nhất. Có tới 35,53% trong tổng số
những người di cư đi khỏi vùng này có trình độ phổ thông trung học, và 5,8% trong số họ
tốt nghiệp đại học. Vùng Đông Bắc bộ và vùng Đông Nam bộ là những vùng tiếp theo có
trình độ học vấn c
ủa người di cư đi cao với 25,87% và 28,8% là các tỷ lệ tương ứng số
người nhập cư từ các vùng này có trình độ trung học phổ thông, trong khi tỷ lệ tốt nhiệp
đại học tương ứng là 2,85% và 2,59%. Các vùng tiếp nhận dân di cư ở miền Bắc dễ dàng
thu hút lao động nhập cư có trình độ cao hơn (45% những người nhập cư có trình độ trung
học phổ thông), trong khi đó, mặc dù có nền tảng phát triển công nghi
ệp hoá mạnh hơn,
các vùng tiếp nhận dân đến ở miền Nam khó có được lao động nhập cư có học vấn cao
(80% những người nhập cư vào những vùng này chỉ có trình độ trung học cơ sở).
Trong số những lý do di cư, tìm việc làm và điều kiện sống tổt hơn là những lý do
chủ yếu của những người di cư hiện đang sinh sống và làm việc ở các thành phố và các
vùng khác nhau.
3. Tác độ
ng của di cư tới thị trường lao động nông thôn – phân tích ở mức hộ gia đình
Di cư xuất phát từ hộ gia đình, vì vậy tác động trực tiếp của nó cũng tập trung ở hộ gia
đình (T
AYLOR ET AL. 1996). Hai ảnh hưởng quan trọng nhất liên quan đến cung lao động và
thu nhập chuyển giao. Hộ gia đình có các thành viên di cư sẽ đối mặt với sự sụt giảm cung
lao động nhưng thường có thêm thu nhập gửi về đáng kể. Trong phần này chúng tôi sẽ
nghiên cứu tác động của việc cá nhân di cư tới các hộ gia đình ở vùng nông thôn Việt nam
với việc phân tích 3 vấn đề nghiên cứu chính: i) Di cư ảnh hưởng như thế
nào đến việc
phân bổ lực lượng lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp và lao động làm công ăn lương

của hộ gia đình? ii) Di cư ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn ngành nghề trong từng
lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp? và iii) Di cư ảnh hưởng như thế nào đến năng
suất lao động trong các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp?.
3.1 Mô hình lý thuyết
Cơ sở lý thuyết ở
đây dựa trên mô hình ‘không phân tách’ của hộ gia đình nông dân. Mô
hình này là động lực phát triển của kinh tế học mới về di cư lao động (B
ENJAMIN 1992).
Mô hình này khái quát hơn mô hình ‘phân tách’ cổ điển của hộ gia đình và nó cho phép có
tồn tại lao động dư thừa kiểu Lewis (năng suất lao động cận biên bằng không). Do đó, mô
hình này là mô hình khái quát nhất và phù hợp với tình trạng thị trường chưa hoàn hảo của
Việt nam hiện nay.
Mô hình bài toán của hộ của B
ENJAMIN (1992) được sử dụng trong nghiên cứu có dạng
tổng quát sau:
);,(max
,,,,,
alcu
ODODFHW
LLLLLlc −
(1)
bị ràng buộc bởi:
)();,( aywLwLALLFc
WHDODF
++−=
(2)
)(aTLLLl
WOF
=+++
(3)



1
Điều tra Lao động và Việc làm, 2004 (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

www.markets4poor.org
7
HOFDODF
L
L
L
L
L
++=+
(4)

trong đó:
u(c,l;a) là một hàm lợi ích gần lõm có thể lấy đạo hàm hai lần
c tiêu dùng của hộ gia đình
l thời gian nghỉ ngơi của hộ gia đình
a làm một vec-tơ đặc tính của hộ gia đình (trong đó có các biến di cư)
A đất đai
L
DF
nhu cầu lao động nông nghiệp của hộ gia đình
L
DO
nhu cầu lao động phi nông nghiệp của hộ gia đình
F(L
DF

,L
DO
;A) là hàm sản suất thông thường có thể đạo hàm 2 lần
L
F
cung lao động cho các hoạt động nông nghiệp
L
O
cung lao động cho các hoạt động phi nông nghiệp
L
W
cung lao động làm công ăn lương
L
H
lao động đi thuê
w lương cho L
H
và L
W
T(a) quĩ thời gian
y(a) thu nhập ngoại lai
Kết hợp (2)-(4) cho ta ràng buộc thu nhập tổng hợp:
YayawTALLwwlc
DODF
=++=+ )()();,,(
π
(5)
trong đó
DODFDODFDODF
wLwLALLFALLw −−= );,();,,(

π
(6)
Quá trình tối ưu hóa có thể diễn ra lần lượt, đầu tiên tối ưu hóa hàm lợi nhuận theo L
DF

L
DO
sau đó tối đa hóa hàm lợi ích theo c và l với ràng buộc về thu nhập, phương trình (5),
với hàm lợi nhuận tối ưu [π*=π(w,L
DF*
,L
DO*
;A)]. Như vậy, lợi nhuận sẽ được tối đa hóa
độc lập so với các sở thích và cung lao động của hộ gia đình. Bản chất lần lượt của quá
trình tối đa hóa này gọi là đặc điểm ‘phân tách’.
Với đặc điểm ‘phân tách’, lao động thực tế được sử dụng trong nông nghiệp và phi nông
nghiệp có thể được xác định từ lời giải của hệ ph
ương trình đạo hàm bậc nhất của hàm lợi
nhuận:
wALLF
DODF
L
DF
=);,(
(7)
wALLF
DODF
L
NDF
=);,(

(8)
và lời giải này có thể được thể hiện bằng một hàm số của lương và đất đai: L
DF*
(w;A) và
L
DO*
(w;A). Nhu cầu lao động chỉ phụ thuộc vào công nghệ sản xuất và lương, không phụ
thuộc vào các sở thích của hộ gia đình.
Với đặc điểm ‘phân tách’, các đặc điểm của hộ gia đình (trong đó có di cư) không thể ảnh
hưởng tới nhu cầu lao động L
DF*
và L
DO*
(và năng suất lao động F/L). Khi thị trường lao
động đã phát triển, lao động đi thuê có thể thay thế hoàn hảo cho những người di cư, và sản
xuất của hộ gia đình sẽ không bị ảnh hưởng.
Tuy vậy, như B
ENJAMIN (1992) đã chỉ ra, đặc điểm ‘phân tách’ sẽ không giữ được trong
một vài trường hợp. Những trường hợp đó là: (1) Ràng buộc đối với lao động phi nông
nghiệp có hiệu lực; (2) Nhu cầu lao động làm thuê quá lớn; và (3) lao động của hộ gia đình
và lao động được thuê là không thể thay thế cho nhau. Những điều kiện trên nhằm đảm bảo
www.markets4poor.org
8
cho lợi nhuận bị ràng buộc và sản phẩm cận biên của lao động tại điểm tối ưu không bằng
được với mức lương (w) trên thị trường như phương trình (7) và (8). Nếu những điều kiện
này xảy ra, sản phẩm cận biên của lao động tại điểm tối ưu (còn gọi là lương ẩn) không
bằng với mức lương thị trườ
ng, và mức lương ẩn sẽ phụ thuộc vào sở thích của hộ gia
đình. Khi đó, di cư sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn lao động thông qua lương ẩn.
3.2. Dạng hàm thực nghiệm

Theo BENJAMIN (1992), chúng ta giả định hàm cầu lao động tối ưu có dạng log-tuyến tính:
AwL
DFDFDFDF
ln*lnln
γβα
++=
(9)
AwL
DODODODO
ln*lnln
γβα
++=
(10)
Cũng theo B
ENJAMIN (1992) chúng ta giả định hàm lương ẩn có dạng tích số:
wamAaw )(),(* =
(11)
trong đó m(a) được lựa chọn sao cho nó bằng 1 khi giả thuyết không ‘phân tách’ xảy ra
(tức là khi di cư không có ảnh hưởng tới cầu lao động của hộ gia đình) và có dạng2:
)1()( aam
δ
+=
(12)
Trong trường hợp giả thuyết không, tức là đặc điểm ‘phân tách’ đúng, δ≈0 và lô-ga-rít tự
nhiên của lương ẩn có thể được ước lượng:
aww
δ
+= ln*ln
(13)
Khi đó hàm cầu lao động có thể được đơn giản như sau

aAwL
DFDFDFDFDF
δγβα
+++= lnlnln
(14)
aAwL
DODODODODO
δγβα
+++= lnlnln
(15)
trong đó δ
DF
=δβ
DF
, δ
DO
=δβ
DO
.
Nếu δ
DF
≠0 và δ
DO
≠0, đặc biệt nếu hệ số của các biến di cư khác không, chúng ta loại bỏ
giả thuyết ‘phân tách’ chấp nhận trường hợp không phân tách, và di cư sẽ có ảnh hưởng tới
cầu lao động của hộ gia đình. Khi có di cư, chúng ta kỳ vọng là những thành viên còn lại sẽ
lao động chăm chỉ hơn để bù đắp cho sự sụt giảm T(a), nhưng nếu không được bù đắp toàn
phần cung lao
động sẽ giảm (và F/L tăng lên). Tuy nhiên, nếu lao động dư thừa và sản
phẩm cận biên của lao động bằng không [mô hình Lewis, xem L

EWIS (1954)] thì các thành
viên của hộ gia đình có thể sẽ không chăm chỉ hơn. Do vậy, cung lao động sẽ chỉ có thể
xác định bằng nghiên cứu thực nghiệm.
Với hàm cầu lao động được biểu diễn ở trên và với hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas,
năng suất lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp có thể được biểu diễn như sau:


2 Ở đây chúng tôi cũng bỏ qua đât đai trong hàm m(a) do những lý do tương tự như BENJAMIN (1992) đã
chỉ ra: chúng tôi chỉ quan tâm đến tác động của di cư tới lượng lao động tối ưu mà hộ gia đình sử dụng,
không phải là để tính lương ẩn. Dầu sao thì việc thêm đất đai vào cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết
quả tính toán.
www.markets4poor.org
9
AbaAwac
LAbLacLY
DFDFDFDFDFDFDF
DFDFDFDFDFDFF
ln]lnln)[1(
lnlnln)/ln(
++++−+=
−++=
δγβα
(16)
AbaAwac
LAbLacLY
DODODODODODODO
DODODODODODOO
ln]lnln)[1(
lnlnln)/ln(
++++−+=

−++=
δγβα
(17)
Như vậy, năng suất lao động có thể được nghiên cứu giống như cầu lao động.
3.3 Kết quả hồi qui
Mô hình thực tế được chạy chủ yếu dựa trên bộ cơ sở dữ liệu của Điều tra mức sống hộ gia
đình Việt Nam năm 2004. Ảnh hưởng của di cư vĩnh viễn và di cư ngắn hạn được xem xét
một cách riêng biệt. Di cư vĩnh viễn là những người đã rời khỏi hộ gia đình
3
lâu dài

để đi
lao động. Trong khi đó, người di cư ngắn hạn là những người là thành viên của hộ gia đình
nhưng ở trong hộ ít hơn 6 tháng trong vòng 12 tháng qua. Chúng tôi nhận thấy rằng, mô
hình được thể hiện tốt hơn khi sử dụng các biến di cư là tỷ lệ của những người di cư trên
tổng số người trong hộ gia đình so với trường hợp dùng biến giả di cư. Các biến khác có
liên hệ tr
ực tiếp tới hiện tượng di cư là lượng tiền người lao động chuyển về gia đình, cả
tiền gửi về từ trong nước lẫn kiều hối. Để tránh vấn đề qui mô, chúng tôi cũng sử dụng tỷ
số giữa tiền gửi về và thu nhập của hộ gia đình chứ không phải là số tuyệt đối.
3.3.1 Di cư và cầu lao động nông thôn
Di cư và mức cầu lao động tối ưu đối với các hoạt động nông nghiệp
Bảng 3.1 cho thấy những kết quả ước lượng cầu lao động đối với các hoạt động nông
nghiệp. Do vấn đề nội sinh của di cư, chúng tôi đã ước lượng 3 phương trình của cầu lao
động: bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) của phương trình (14), OLS của phương
trình (14) với các đặc điểm của xã, OLS với các đặc điểm của xã và biến giả của tỉnh. Việc
thêm các đặc điểm của xã và biến giả của tỉnh không thay đổi đáng kể hệ số của các biến di
cư (chúng không có ý nghĩa ở cả ba kết quả ước lượng các phương trình), do đó vấn đề nội
sinh không quan trọng đối với kết quả tính toán của chúng tôi. Mặc dù vậy, kết quả ước
lượng vẫn ủng hộ giả thuyết không ‘phân tách’.

Bảng 3.1: Kết quả ước lượng hàm cầu lao động nông nghiệp.

Bình phương nhỏ
nhất thông thường
(OLS)
OLS với các đặc
điểm của xã
OLS với các đặc
điểm của xã và biến
giả của tỉnh

Log lương -0,212 -0,102 -0,051
[4,90]*** [2,18]** [0,95]
Log diện tích đất sử dụng 0,212 0,199 0,209
[17,12]*** [14,70]*** [13,74]***
Tỷ lệ di cư vĩnh viễn 0,113 0,122 0,000
[0,51] [0,55] [0,00]
Tỷ lệ di cư ngắn hạn 0,021 0,030 0,048
[0,45] [0,63] [1,12]

3 Tức là họ có trong hộ gia đình trong cuộc điều tra 2002, nhưng hiện nay không còn là thành viên của hộ
gia đình (năm 2004).
www.markets4poor.org
10

Bình phương nhỏ
nhất thông thường
(OLS)
OLS với các đặc
điểm của xã

OLS với các đặc
điểm của xã và biến
giả của tỉnh

Tiền kiều hối -0,286 -0,266 -0,227
[0,99] [0,94] [0,89]
Tiền người lao động chuyển về từ trong
nước -0,263 -0,241 -0,219
[1,13] [1,04] [0,92]
Dân tộc của chủ hộ -0,195 -0,057 -0,080
[7,07]*** [1,33] [1,85]*
Chủ hộ hiện tại là người đơn chiếc -0,208 -0,205 -0,208
[4,76]*** [4,67]*** [4,85]***
Qui mô hộ gia đình 0,123 0,126 0,122
[17,29]*** [17,50]*** [17,56]***
Tỷ lệ nữ giới -0,063 -0,077 -0,056
[0,87] [1,06] [0,80]
Tỷ lệ trẻ em -0,719 -0,764 -0,804
[8,85]*** [9,28]*** [9,88]***
Mức độ nghèo đói theo phân loại của
địa phương
-0,081 -0,052 -0,059
[2,24]** [1,39] [1,63]
Loại nhà ở -0,059 -0,062 -0,068
[2,26]** [2,30]** [2,43]**
Trình độ học vấn của chủ hộ -0,061 -0,068 -0,073
[5,27]*** [5,73]*** [6,19]***
Tỷ lệ vay 0,072 0,067 0,049
[0,79] [0,72] [0,53]
Tỷ lệ di cư vĩnh viễn ở xã 2,053 1,733

[2,38]** [2,01]**
Tỷ lệ di cư ngắn hạn ở xã 1,055 1,021
[2,57]** [2,32]**
Tỷ lệ di cư đến ngắn hạn ở xã -0,210 -0,079
[1,59] [0,50]
Tỷ lệ di cư đến vĩnh viễn ở xã -2,918 -2,771
[2,93]*** [2,76]***
Dân tộc chính ở xã -0,005 -0,019
[0,10] [0,38]
Tôn giáo ở xã -0,101 0,015
[3,86]*** [0,48]
Loại hình địa lý ở xã 0,074 0,000
[6,12]*** [0,02]
Mức độ nghèo của xã 0,010 -0,001
www.markets4poor.org
11

Bình phương nhỏ
nhất thông thường
(OLS)
OLS với các đặc
điểm của xã
OLS với các đặc
điểm của xã và biến
giả của tỉnh

[0,27] [0,03]
Mức độ xa xôi của xã -0,018 -0,029
[0,51] [0,83]
Hằng số 5,001 4,476 4,301

[27,54]*** [22,45]*** [16,93]***
Số lượng quan sát 3616 3557 3557
R2 0,3127 0,3246 0,3856
Kiểm định F của các biến di cư 0,64 0,61 0,74
Xác suất > F 0,636 0,6557 0,5618
Kiểm định F của các biến xã 9,31 2,20
Xác suất > F 0,000 0,0195
Kiểm định F của các biến giả của tỉnh 5,65
Xác suất > F 0,000
Kiểm định Robust t trong ngoặc; * Có ý nghĩa ở mức 10%; ** Có ý nghĩa ở mức 5%; *** Có ý nghĩa ở
mức 1%.


Kết quả ước lượng cho các biến giả không được báo cáo ở đây để tránh dài dòng.

Kết quả hồi qui phương trình (14) đã loại bỏ giả thuyết ‘phân tách’ cho trường hợp các
nông dân Việt nam. Bảng 3.1 cho thấy, mặc dù hệ số của các biến di cư không có ý nghĩa
(Tỷ lệ di cư vĩnh viễn, Tỷ lệ di cư ngắn hạn, Kiều hối, Tiền người lao động chuyển về từ
trong nước) và sự có mặt của tất cả các biến này cũng không có ý nghĩa thố
ng kê, nhưng
các hệ số của biến “Chủ hộ hiện tại là người đơn chiếc”, Qui mô hộ gia đình, Tỷ lệ trẻ em,
Loại nhà, Trình độ học vấn của chủ hộ có ý nghĩa thống kê ít nhất ở mức 5%. Kiểm định F
của các biến xã và biến giả của tỉnh có ý nghĩa thống kê ở mức ít nhất 2%. Điều này gợi ý
rằng kết quả
ước lượng phương trình (14) với đặc điểm của xã và biến giả của tỉnh là mô
hình tốt nhất.
Mặc dù di cư không có ảnh hưởng trực tiếp tới cầu lao động nông nghiệp, di cư có thể ảnh
hưởng tới cầu lao động nông nghiệp thông qua Qui mô hộ gia đình và Tỷ lệ trẻ em do hệ
số của những biến này có ý nghĩa thống kê. Do chỉ có Qui mô hộ gia đình và Tỷ lệ
trẻ em

có ý nghĩa thống kê, tác động của di cư ngắn hạn và vĩnh viễn đối với cầu lao động nông
nghiệp là như nhau. Thêm một người di cư khỏi một hộ gia đình bình thường sẽ làm giảm
cầu lao động nông nghiệp tới 73 ngày công (từ 403 xuống 330 ngày công). Tuy nhiên, do
số ngày làm việc trung bình trong năm trên mỗi một người trong độ tuổi lao động là 252
ngày, tổng cộng sự sụt giảm cầu lao độ
ng nông nghiệp vẫn nhỏ hơn số người di cư (một
người/năm). Điều này có nghĩa là, những người ở lại đã làm nhiều hơn để bù đắp cho
những người di cư.
Di cư và cầu lao động phi nông nghiệp tối ưu
Tương tự như trường hợp lao động nông nghiệp, kết quả ước lượng cũng phủ nhận giả
thuyết ‘phân tách’ với hệ số của Tiền người lao động gửi về từ trong nước, Dân tộc của
chủ hộ, Qui mô hộ gia đình, Tỷ lệ trẻ em, Mức độ nghèo đói theo phân loại của địa
phương, Trình độ học vấn của chủ hộ
có ý nghĩa thống kê ít nhất ở mức 10%. Hệ số của
Kiều hối có ý nghĩa thống kê ở mức 5% khi đặc điểm của xã và biến giả của tỉnh được
thêm vào.
www.markets4poor.org
12
Mặc dù hệ số của các biến di cư (vĩnh viễn và ngắn hạn) không có ý nghĩa thống kê, di cư
vẫn có tác động gián tiếp đến cầu lao động phi nông nghiệp thông qua Qui mô hộ gia đình,
Tỷ lệ trẻ em và Tiền người lao động chuyển về. Di cư ngắn hạn sẽ có tác động âm rõ ràng
tới cầu lao động phi nông nghiệp. Cùng với việc những người lớn di cư, Qui mô hộ gia
đình giảm và T
ỷ lệ trẻ em tăng lên, do vậy cả hai sẽ cùng có tác động tiêu cực đến cầu lao
động phi nông nghiệp. Do di cư ngắn hạn chỉ có thể có tác động tới cầu lao động phi nông
nghiệp thông qua 2 biến trên, nên tác động này là tiêu cực. Di cư vĩnh viễn sẽ tác động đến
cầu lao động phi nông nghiệp thông qua tất cả các biến: Qui mô hộ gia đình, Tỷ lệ trẻ em
và Tiền người lao động chuyển về. Tác động thông qua Qui mô h
ộ gia đình và Tỷ lệ trẻ em
âm như đã nói ở trên. Tác động gián tiếp thông qua kiều hối cũng là tiêu cực theo như kết

quả mô hình
Để có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của di cư, chúng tôi mô phỏng tác động của việc có
thêm một người di cư khỏi hộ gia đình. Kết quả mô hình cho thấy một người là nam giới di
cư vĩnh viễn có tác động lớn nhất đế
n cầu lao động phi nông nghiệp. Di cư ngắn hạn có tác
động ít nhất. Nếu tính theo ngày công, một người là nam giới di cư vĩnh viễn sẽ làm giảm
cầu lao động phi nông nghiệp từ mức trung bình 226 ngày công xuống còn 193 ngày công.
Thêm một thành viên nữ di cư vĩnh viễn sẽ làm giảm nhu cầu lao động phi nông nghiệp từ
mức trung bình xuốn còn 194 ngày công và một người di cư ngắn hạn sẽ giảm cầu lao
động phi nông nghiệp trung bình xuống còn 208 ngày công. Những sự
sụt giảm này nhỏ
hơn so với mức ngày công lao động phi nông nghiệp trung bình (156 ngày công). Như vậy
kết quả cho thấy những người còn lại trong hộ gia đình đã làm thêm để bù đắp cho những
người đi khỏi hộ gia đình.
Bảng 3.2. Tác động của việc thêm một người di cư tới cầu lao động phi nông nghiệp
(thay đổi log của cầu lao động phi nông nghiệp).
Ảnh hưởng gián tiếp thông qua Ảnh
hưởng
trực
tiếp
Qui mô hộ
gia đình
Tỷ lệ trẻ em Tiền người
lao động gửi
về từ trong


c
Kiều hối
Tác động

tổng cộng
Di cư ngắn hạn 0 -0,0544 -0,0293 N/A N/A -0,0837
Di cư vĩnh viễn –
nam giới
0 -0,0544 -0,0293 -0,064 -0,009 -0,1568
Di cư vĩnh viễn –
nữ giới
0 -0,0544 -0,0293 -0,0573 -0,009 -0,15
Chú ý: Mô phỏng được thực hiện với các biến được giữ ở mức trung bình.

3.3.2 Phân bổ lao động của hộ ở khu vực nông thôn:
Trong phần này, chúng tôi sẽ nghiên cứu tác động của di cư đến phân bổ lao động của hộ
gia đình. Khác với phần trước, trong phần này lao động trong các hoạt động phi nông
nghiệp sẽ bao gồm cả lao động phi nông nghiệp tự làm và lao động làm công ăn lương.
Các hoạt động nông nghiệp
Để nghiên cứu sự lựa chọn của hộ gia đình giữa các hoạt động nông nghiệp khác nhau,
chúng tôi ước lượng một mô hình logit đa thức với trồng trọt là nhóm so sánh. Hoạt động
chính của hộ gia đình được định nghĩa là hoạt động tạo ra thu nhập cao nhất cho hộ gia
đình. Các biến độc lập bao gồm đặc điểm của hộ gia đình và biến giả của vùng. Có tất cả
8
www.markets4poor.org
13
vùng từ Bắc vào Nam.
Kết quả mô hình ước lượng được cho thấy khác với trường hợp cầu lao động, di cư phần
nào có tác động trực tiếp đến sự lựa chọn ngành nghề trong nông nghiệp. Cụ thể, di cư
ngắn hạn chỉ có tác động tiêu cực trực tiếp tới xác suất lựa chọn ngành lâm nghiệp và săn
bắn so với ngành trồng trọt. Một phần trăm tă
ng Tỷ trọng di cư ngắn hạn sẽ làm giảm
8,516% xác suất lựa chọn ngành lâm nghiệp và săn bắn so với ngành trồng trọt. Di cư vĩnh
viễn cho thấy là không có tác động đến sự lựa chọn giữa lâm nghiệp và săn bắn và ngành

trồng trọt. Hệ số của di cư vĩnh viễn không có ý nghĩa thống kê và hệ số của tiền người lao
động gửi về, Qui mô hộ gia đ
ình, Tỷ lệ trẻ em và nữ giới cũng như vậy.
Ngược lại, di cư chỉ có tác động gián tiếp đến xác suất lựa chọn ngành chăn nuôi, thủy sản
và dịch vụ nông nghiệp so với trồng trọt. Di cư ngắn hạn tăng lên sẽ có tác động tích cực rõ
ràng đến sự lựa chọn giữa ngành chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp và ngành
trồng trọt do di cư làm gi
ảm Qui mô hộ gia đình. Trong khi đó, di cư vĩnh viễn chỉ có tác
động gián tiếp tới sự lựa chọn giữa ngành Chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp so
với ngành trồng trọt. Mặc dầu vậy, chiều hướng tác động gián tiếp này phụ thuộc vào việc
người di cư là nam hay nữ. Nếu tăng tỷ trọng những người di cư vĩnh viễn từ thấp đến cao
v
ới những người di cư tăng thêm là nam giới, tỷ số xác suất giữa việc lựa chọn ngành Chăn
nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp so với ngành trồng trọt giảm đi, trong khi cũng tăng
tỷ lệ di cư vĩnh viễn như vậy với những người di cư là nữ trước tiên sẽ làm tăng tỷ số xác
suất này và sau đó sẽ làm giảm nó khi tỷ lệ di c
ư vĩnh viễn tăng từ mức trung bình lên mức
cao.
Các hoạt động phi nông nghiệp:
Tương tự như các hoạt động nông nghiệp, chúng tôi định nghĩa hoạt động phi nông nghiệp
nào đem lại nhiều thu nhập nhất cho hộ gia đình là hoạt động phi nông nghiệp chính của hộ
gia đình. Lại một lần nữa chúng tôi thấy rằng di cư không có tác động trực tiếp đến sự lựa
chọn giữa các ngành phi nông nghiệp. Tuy nhiên, do hệ số của Kiều hối, Tỷ lệ nữ giớ
i và
trẻ em có ý nghĩa về mặt thống kê, di cư sẽ có tác động gián tiếp đến sự lựa chọn các
ngành phi nông nghiệp.
Kiều hối là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa ngành công nghiệp và dịch vụ.
Do vậy, chỉ có di cư vĩnh viễn ảnh hưởng đến sự lựa chọn này. Kết quả mô hình cũng cho
thấy cứ 1% tăng trưởng tỷ
trọng những người di cư vĩnh viễn sẽ làm tăng tỷ trọng Kiều hối

0,0526% (tỷ trọng trên thu nhập). Kiều hối tăng sẽ làm tỷ số xác suất lựa chọn giữa ngành
công nghiệp và dịch vụ giảm 0,1408%.
Ảnh hưởng của di cư tới sự lựa chọn giữa ngành Xây dựng và Dịch vụ không đơn giản như
vậy do Kiều hối không phải là yế
u tố ảnh hưởng duy nhất. Do Tỷ lệ nữ giới có thể tăng hay
giảm, phụ thuộc vào việc người di cư là nam hay nữ, tác động của di cư lên sự lựa chọn
giữa ngành Xây dựng và Dịch vụ có thể âm hay dương.
Thay đổi di cư vĩnh viễn từ thấp đến cao làm giảm xác suất lựa chọn ngành Công nghiệp
so với Dịch vụ. Ngược lại, thay đổi di cư (c
ả ngắn hạn lẫn vĩnh viễn) từ thấp đến cao sẽ
làm tăng tỷ số xác suất lựa chọn ngành Xây dựng so với Dịch vụ, trong đó, tỷ số xác suất
này tăng nhanh hơn khi những người di cư là nữ giới so với trường hợp nam giới.
3.3.3 Năng suất lao động của hộ
• Năng suất lao động nông nghiệp: Trong phần này, năng suất lao động nông nghiệp
được định nghĩa là tỷ số giữa doanh thu từ các hoạt động nông nghiệp chia cho cầu lao
động nông nghiệp. Một lần nữa, chúng tôi đưa ra 3 ước lượng để kiểm soát vấn đề nội sinh
www.markets4poor.org
14
có thể làm hỏng kết quả ước lượng. Do việc thêm các đặc điểm của xã và biến giả của tỉnh
lại một lần nữa không có tác động trực tiếp đến các biến di cư nên nội sinh cũng không
phải là vấn đề trong trường hợp này. Chúng tôi chọn ước lượng OLS với đặc tính của xã và
biến giả của tỉnh do thống kê F khẳng định tầm quan trọng của nh
ững biến này.
Di cư không có tác động trực tiếp tới năng suất lao động nông nghiệp. Các hệ số của các
biến di cư không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, Tiền người lao động chuyển về, Qui
mô hộ gia đình, và Tỷ lệ trẻ em đều có ý nghĩa đối với năng suất lao động nông nghiệp.
Điều đó có nghĩa là sẽ có tác động gián tiếp của di cư. Di cư ngắn hạn có tác
động tích cực
rõ ràng. Do thu nhập của những người di cư ngắn hạn không ảnh hưởng đến Tiền người lao
động gửi về, di cư ngắn hạn chỉ tác động đến năng suất lao động nông nghiệp thông qua

Qui mô hộ gia đình và Tỷ lệ trẻ em. Thêm người di cư, Qui mô hộ gia đình sẽ giảm và
cũng sẽ làm Tỷ lệ trẻ em tăng. Do hệ số của Qui mô hộ gia đình âm và T
ỷ lệ trẻ em dương,
tác động gián tiếp của di cư ngắn hạn thông qua các biến trên là tích cực rất rõ ràng. Tác
động của di cư dài hạn không may lại không rõ ràng. Tác động gián tiếp thông qua Qui mô
hộ gia đình và Tỷ lệ trẻ em vẫn sẽ dương như trong trường hợp của di cư ngắn hạn. Tuy
nhiên, tác động gián tiếp thông qua tiền người lao động gửi về sẽ âm do hệ số của chúng
âm và di cư dài hạn sẽ
làm tăng lượng tiền người lao động gửi về.
Để đánh giá ảnh hưởng của di cư tới năng suất lao động nông nghiệp, chúng tôi một lần
nữa mô phỏng tác động của việc thêm một thành viên trong hộ gia đình đi di cư. Như đã
nói ở trên, tác động của di cư ngắn hạn có dấu dương như dự đoán. Một người di cư ngắn
hạn trong hộ
sẽ làm tăng log của năng suất lao động nông nghiệp lên 0,1075, hay là
11,35% so với giá trị trung bình. Di cư vĩnh viễn cũng có tác động tích cực do tác động
tích cực thông qua Qui mô hộ gia đình và Tỷ lệ trẻ em cao hơn tác động tiêu cực của tiền
người lao động gửi về. Cùng với một người di cư thêm, tác động của di cư ngắn hạn lớn
hơn đối với năng suất lao động nông nghiệp so v
ới trường hợp nếu người đó di cư vĩnh
viễn. Một thành viên nam di cư vĩnh viễn sẽ có tác động thấp nhất lên năng suất lao động
nông nghiệp của hộ, chỉ làm tăng log của năng suất lao động nông nghiệp lên 0,0184, hay
1,85% so với mức năng suất lao động nông nghiệp trung bình.
Bảng 3.3 Tác động của việc thêm một người di cư lên năng suất lao động nông nghiệp
(thay đổi giá trị của log năng suất lao động nông nghiệp).
Tác động gián tiếp qua Tác
động
trực
tiếp
Qui mô hộ
gia đình

Tỷ lệ trẻ
em
Tiền người lao
động chuyển về
từ trong nước
Kiều hối
Tác động
tổng cộng
Di cư ngắn hạn 0 0,0594 0,0481 - - 0,1075
Di cư vĩnh viễn –
nam giới
0 0,0594 0,0481 -0,082 -0,0072 0,0184
Di cư vĩnh viễn –
nữ giới
0 0,0594 0,0481 -0,0734 -0,0072 0,027
Chú ý: Mô phỏng được thực hiện với các biến được giữ ở mức trung bình.
Hiện tượng tiền người lao động gửi về và tín dụng có tác động tiêu cực đến năng suất lao
động là ngược với quan điểm của kinh tế lao động mới, cho rằng tiền người lao động gửi
về có thể giúp hộ gia đình vượt qua được những hạn chế về tín dụng và đầu tư hiệu quả
hơn cho những công nghệ sản xuất tiên tiến (S
TARK 1991). Ngược lại, diện tích canh tác có
www.markets4poor.org
15
tác động tích cực đến năng suất lao động nông nghiệp. 1% tăng diện tích canh tác sẽ làm
tăng 0,127% năng suất lao động nông nghiệp. Hiệu quả sản xuất sẽ tăng lên khi đất đai
được tích tụ.

Năng suất lao động phi nông nghiệp: Các đặc điểm của hộ gia đình ít quan trọng
hơn trong trường hợp năng suất lao động phi nông nghiệp so với trường hợp năng suất lao
động nông nghiệp. Chỉ có tiền người lao động chuyển về từ trong nước, Dân tộc của chủ

hộ, Mức độ nghèo đói theo phân loại của địa phương, và Tỷ lệ nữ giới là có tác động có ý
nghĩa về mặt thố
ng kê đối với năng suất lao động phi nông nghiệp.
Một lần nữa di cư chỉ có tác động gián tiếp đối với năng suất lao động phi nông nghiệp. Do
thu nhập của những người di cư ngắn hạn không có trong tiền người lao động trong nước
gửi về, thêm các thành viên di cư ngắn hạn sẽ chỉ có tác động tới năng suất lao động phi
nông nghiệp thông qua Tỷ lệ nữ giới và tác động này là không rõ ràng. Các thành viên n

di cư ngắn hạn sẽ làm giảm Tỷ lệ nữ giới, và như vậy sẽ có tác động tích cực đối với năng
suất lao động phi nông nghiệp của hộ. Ngược lại, thêm thành viên nam di cư sẽ làm tăng
Tỷ lệ nữ giới và do đó sẽ có tác động tiêu cực đến năng suất lao động phi nông nghiệp của
hộ. Với di cư vĩnh viễn tình hình còn kém rõ ràng hơn. Thêm ngườ
i lao động vĩnh viễn sẽ
có tác động gián tiếp tới năng suất lao động phi nông nghiệp thông qua Tiền người lao
động gửi về từ trong nước và Tỷ lệ nữ giới. Thêm thành viên di cư vĩnh viễn thì tiền người
lao động gửi về từ trong nước sẽ tăng (xem phần 3.3.1), và qua đó sẽ có tác động tiêu cực
rõ ràng đến năng suất lao động phi nông nghiệp, do hệ số của biến Tiề
n người lao động gửi
về âm. Tác động của di cư vĩnh viễn thông qua Tỷ lệ nữ giới một lần nữa sẽ không rõ ràng
như đã nói ở trên. Thêm thành viên nam di cư vĩnh viễn sẽ có tác động tiêu cực gián tiếp
đến năng suất lao động phi nông nghiệp. Điều này làm tăng Tỷ lệ nữ giới và như vậy cả hai
tác động thông qua tiền người lao động gửi về từ
trong nước và Tỷ lệ nữ giới đều âm.
Trong khi đó, thêm thành viên nữ di cư vĩnh viễn Tỷ lệ nữ giới sẽ giảm, và như vậy sẽ có
tác động tích cực đến năng suất lao động phi nông nghiệp. Tác động này ngược với tác
động của Tiền người lao động gửi về từ trong nước, và như vậy, thêm thành viên nữ di cư
sẽ có tác động không rõ ràng đối với năng suấ
t lao động phi nông nghiệp.
4. Tác động của di cư tới thị trường lao động nông thôn – 8 trường hợp nghiên cứu
về tác động và nhận thức về tác động ở cấp độ xã

Tác động của di cư đối với các thị trường lao động nông thôn ở cấp hộ là ảnh hưởng trực
tiếp và ở “vòng đầu tiên”. Trong phần này, các tác động “vòng hai” của di cư sẽ được
nghiên cứu. Đây là những ảnh hưởng đối với thị trường lao động nông thôn và phát triển
nông thôn ở cấp độ xã.
4.1. Các nguồn số liệu
Nguồn thông tin lớn nhất được dùng trong các phân tích “Tác động ở cấp độ xã” là thông
tin của các khảo sát thực địa tại các khu vực nông thôn được thiết kế đặc biệt cho nghiên
cứu này. 8 xã ở 5 tỉnh đã được khảo sát trong khuôn khổ nghiên cứu này để thu thập thông
tin về di cư. Việc lựa chọn các xã đã được thực hiện rất kỹ lưỡng nhằm tối ưu hoá tính đại
diện của các xã ở Vi
ệt Nam. Ở mỗi xã các đối tượng phỏng vấn chính là đại diện của các
UBND xã, các hộ có người di cư, các hộ không có người di cư, các doanh nghiệp và các
trường học.
Trong khảo sát, những người di cư đi được xác định là những người vắng mặt ở nhà ít nhất
hai tháng liền trong thời gian 3 năm qua. Người không di cư đơn giản là không dị cư đi
theo định nghĩa trên. Cũng tương tự như v
ậy, những người di cư đi lâu dài (hay vĩnh viễn)
www.markets4poor.org
16
được xác định là những người vắng nhà ít nhất một năm và không có dự định quay trở về.
“Những người di cư đi không lâu dài” đơn giản được xác định là những người ngược với
di cư đi lâu dài. Tương tự, những người nhập cư đến của các xã được xác định trong khảo
sát là những người đến các xã ít nhất 2 tháng liên tục trong vòng 3 năm qua và “những
người nhập cư lâu dài” được xác
định là những người đến xã ít nhất 1 năm và không có dự
định trở về nhà. Những định nghĩa này đã được đưa ra dựa trên những kinh nghiệm thực
địa và dường như phù hợp với mục đích của nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của các
dòng di cư khác nhau đối với thị trường lao động nông thôn. “Các doanh nghiệp” trong
khảo sát phải đóng tại xã hoặc cách trung tâm xã 10km. Không gian này được chọn để phù
h

ợp với số liệu của Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam. Về cơ bản, các doanh nghiệp
quan trọng nhất về thu hút việc làm của xã được chọn. Số lượng công nhân viên trung bình
của các doanh nghiệp thực tế được khảo sát là 208 người. Những trường học được khảo sát
có trình độ văn hoá cao nhất trong các xã cũng đã được chọn trong khảo sát này. Khu vực
thành thị trong nghiên cứu này đượ
c xác định theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê
(GSO), bao gồm các đô thị là các trung tâm hành chính của các huyện, các tỉnh hoặc các
thành phố. Như vậy, các khu vực nông thôn là những khu vực không được phân loại là
“các khu vực thành thị”. Các khu vực ngoại ô không được phân loại là thành thị mặc dù về
mặt hành chính các khu này thuộc về các thành phố. 134 hộ có người di cư đi thay cho 120
hộ (theo kế hoạch) và 97 hộ không có người di cư thay cho 80 hộ (theo kế hoạ
ch), 8
UBND xã, 34 doanh nghiệp và 9 trường học đã được khảo sát và phỏng vấn thành công tại
thực địa. Ở một mức độ nhỏ hơn, các số liệu được chọn từ Điều tra Mức sống Hộ gia đình
Việt Nam năm 2004 cũng được sử dụng trong phân tích tác động ở cấp độ xã.
4.2. Các đặc điểm di cư
Di cư vì việc làm đã rất phổ biến ở khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và ở 8 xã đã
chọn nói riêng. Tỷ lệ di cư đi được thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1 Tỷ lệ di cư đi

Đơn vị: %
Trung bình hàng năm thời kỳ 2004-
2006 (*)
Xã 1998 2004
Tỷ lệ phần trămTrong đó: Tỷ lệ
% của di cư dài
hạn trên tổng số
người di cư
Miền Bắc
Hiệp Hoà 1,02 2,11 1,4 15,0

Nghĩa Châu 5,74 9,98 11,5 24,0
Xuân Thượng 25,7 4,44 12,7 23,6
Xuân Hội 2,63
2,63
7,7 20,7
Miền Nam
An Hoà 0
0,26
3,6 3,8
Truông Mít 0,72 3,36 2,4 32,0
Bình Ninh 0,75
1,92
11,4 47,4
Tân Ngãi 1,44
1,68
12,7 7,1
Chú thích: Người di cư đi: i) trong năm 1998 là những người di cư đi tìm việc làm từ 3 tháng trở lên trong
vòng 12 tháng qua; ii) trong năm 2004 là những người đăng ký tạm vắng; iii) trong năm 2006 là những
người vắng mặt ở xã ít nhất 2 tháng liên tiếp trong một năm trong thời kỳ 2004-2006.
Nguồn: Ước lượng từ Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 1998, 2004 và kết quả điều tra (*)
www.markets4poor.org
17
Một xu hướng rõ ràng là di cư tăng lên và thậm chí tăng nhanh trong những năm gần đây.
Hiện nay, tỷ lệ di cư đi cao phổ biến cả ở miền Bắc và miền Nam mặc dù có sự khác nhau
giữa các địa phương. Trong số những người di cư đi, di cư tạm thời phổ biến hơn ở miền
Bắc. Có thể thấy rằng tỷ lệ di cư lâu dài không cao lắm v
ới mức trung bình là 20.8%
4
đối
với 4 xã miền Bắc trong thời kỳ 2004-2006. Ở miền Nam, hình thức này không phổ biến.

Di cư đến thực sự thấp ở tất cả các xã mặc dù có sự chênh lệch giữa các địa phương này.
Tân Ngãi là xã có mức di cư từ các địa phương khác đến cao nhất, chiếm 7,64% dân số vào
năm 2006. Đối với hầu hết các xã còn lại, trừ Bình Ninh, tỷ lệ di cư đến là trên dưới 1%.
Điều này cho th
ấy một hiện tượng ở Việt Nam là các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị
phổ biến hơn rất nhiều so với các luồng di cư từ nông thôn đến nông thôn và từ thành thị
về nông thôn.
Di cư đi đa phần là dịch chuyển giữa các tỉnh. 68,18% di cư đi tạm thời (không lâu dài) là
đi đến các tỉnh khác và con số tương ứng đối với “di cư đi lâu dài” là khoảng 50%. Tỷ lệ số

người dịch chuyển trong cùng một tỉnh chỉ khoảng 26 – 27% đối với cả di cư đi tạm thời
và lâu dài. Tỷ lệ di cư ra nước ngoài trong thời gian dài (“lâu dài”) cũng đáng kể với
22,87% trong khi tỷ lệ tương ứng đối với di cư ra nước ngoài “tạm thời” rất nhỏ, chỉ
khoảng 5%. Ngược lại, di cư đến đa phần là di chuyển trong cùng một tỉnh. Tỷ lệ nh
ững
người di cư đến tạm thời và lâu dài trong cùng một tỉnh đều chiếm trên dưới 70%, giữa các
tỉnh là 25,91% đối với di cư đến tạm thời và 31,4% đối với di cư đến lâu dài. Tỷ lệ người
nước ngoài và Việt Kiều di cư đến Việt Nam tạm thời và lâu dài là rất nhỏ.
Một khía cạnh quan trọng khác của phân tích di cư là các nguyên nhân của việc di cư
đi/đến. Các thông tin này được thu thập từ
các số liệu khảo sát và được thể hiện trong bảng
4.2.
Bảng 4.2 Những lý do cơ bản khiến người di cư đi khỏi/đi đến xã

Đơn vị: %
Di cư đi Di cư đến

Không lâu dài
(tạm thời)
Lâu dài Không lâu dài

(tạm thời)
Lâu dài
1. Tìm việc làm 88,17 75,56 56,83 42,92
2. Kết hôn 2,13 13,51 40,57 57,08
3. Đi học 9,69 10,93 2,60 0
4. Lý do khác 0 0 0 0
Tổng số 100% 100% 100% 100%
Chú thích: Các con số là mức trung bình và được làm tròn.
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực địa
Bảng 4.2 thể hiện tỷ lệ trung bình theo mục đích di cư của 8 xã được khảo sát. Đối với các
xã này, có thể thấy rằng động cơ quan trọng nhất đối với những người di cư đi là để kiếm
sống. Gần 90% (88,17%) di cư đi tạm thời đến các vùng khác để làm việc và con số tương
ứng đối với di cư lâu dài cũng cao, 75,56%. Ở miền Bắc, di cư để làm vi
ệc là nguyên nhân
lớn nhất của di cư. 98 – 99% người di cư đi tạm thời ở các xã Xuân Thượng và Nghĩa
Châu, tỉnh Nam Định rời nhà để làm việc ở nơi khác.
Phần lớn những người di cư ở nhóm thu nhập trung bình. Về giới, nói chung có thiên lệch
về di cư đi bởi nam giới. Về nhóm tuổi, phần lớn những người di cư đều còn rất trẻ. Trình
độ văn hoá trung bình chung của ngườ
i di cư là lớp 10,85, cũng tương đương trình độ văn
hoá trung bình của Việt Nam nói chung. Điều này cho thấy một thực tế là để có thể di cư
được, người dân cần có một trình độ văn hoá nhất định.


4
Ước lượng từ số liệu điều tra
www.markets4poor.org
18
4.3. Chi tiêu từ tiền gửi về và cầu lao động địa phương
Như đã phân tích trong phần trước, phần lớn những người di cư đi là để làm việc. Bên cạnh

việc trang trải những chi phí cho cuộc sống ở những nơi họ đến, phần lớn họ đều có mục
đích giúp đỡ gia đình họ ở quê gốc. Vì vậy, tiền gửi về là rất phổ biến ở các vùng nông
thôn Việt Nam, nơi mà người dân cơ bản nghèo hơn dân ở các khu v
ực thành thị hay các
khu công nghiệp. Tiền gửi về thường được dùng cho nhiều mục đích khác nhau và phần
nào phản ánh được tác động của nó đối với đời sống các hộ dân.
Các hình thức tiêu thụ của hộ từ các nguồn tiền gửi về trong hai năm qua của khối toàn bộ
8 xã khảo sát được thể hiện trong Bảng 4.3
Bảng 4.3 Chi tiêu của hộ gia đình từ tiền gửi trong hai năm qua.
Tỷ lệ % trong từng khoản
chi tiêu
Tỷ lệ % theo các khoản
chi tiêu
Các khoản chi tiêu
Trong tỉnh Ngoài tỉnh Trong tỉnh Ngoài tỉnh
Làm nông
100,0 0,0 4,97 0,00
Kinh doanh
93,8 6,3 4,10 4,66
Học hành
81,5 18,5 9,37 72,73
Y tế
98,5 1,5 2,43 9,09
Đám cưới/đám tang
100,0 0,0 4,74 0,00
Mua đất
100,0 0,0 0,27 0,00
Sửa chữa/xây dựng nhà
96,4 3,6 13,81 8,26
Chi tiêu hàng ngày

97,5 2,5 32,83 1,99
Trả nợ
100,0 0,0 10,89 0,00
Cho vay/tiết kiệm
94,7 5,3 7,47 3,26
Khác
100,0 0,0 9,11 0,00
Tổng
100% 100%
Nguồn: Ước lượng từ số liệu điều tra thực địa.
Đối với tất cả các khoản mục chi tiêu, hơn 90% tiền gửi về được chi tiêu trong tỉnh trong
hai năm gần đây, chỉ trừ khoản giáo dục. Điều này cho thấy là tiền gửi về thực sự có ích
đối với đời sống hộ và phát triển cộng đồng địa phương ở các vùng. 18,5% tiền gửi về chi
tiêu cho giáo dục ở ngoài tỉnh chỉ nói lên rằng một số gia đình có thể
sử dụng tiền của họ
cho con cái họ học ở các thành phố (cơ bản là ở các trường đại học và học nghề). Mặc dù
vậy, 81,5% tiền tiêu cho giáo dục từ tiền gửi về vẫn được sử dụng tại địa phương.
Chỉ riêng trong tỉnh, bốn mục đích sử dụng chính của tiền gửi về là cho chi tiêu hàng ngày,
sửa chữa hoặc xây nhà, trả nợ ho
ặc chi cho giáo dục, trong đó chi tiêu hàng ngày chiếm tỷ
lệ ưu thế. Tiền gửi về ở dạng hàng hoá không còn quan trọng nữa. Một phần tiền gửi về rất
nhỏ được dùng để mua máy móc và thiết bị đầu tư vào sản xuất. Về mặt thống kê, không
có bằng chứng cho thấy sự khác nhau về “vùng” cũng như đối với “khoảng cách đến các
thành phố lớn” về ảnh hưở
ng của tiền gửi về đến các nhu cầu địa phương đối với nhiều loại
chi tiêu ngoại trừ chi tiêu hàng ngày.
TiÒn göi vÒ được sử dụng với tỷ lệ phần trăm ít hơn
cho chi tiêu hàng ngày ở miền Bắc so với miền Nam và các hộ ở gần các thành phố lớn
dường như chi tiêu hàng ngày từ tiền gửi về nhiều hơn.
www.markets4poor.org

19
4.4 Ảnh hưởng của di cư đối với các doanh nghiệp và trường học
Một tỷ lệ lớn công nhân bỏ doanh nghiêp trung hai năm qua ở 8 xã khảo sát. ở các xã An
Hoà, Hiệp Hoà, Truông Mít và Bình Ninh, tỷ lệ trung bình những người làm công bỏ đi
nhiều hơn số người làm công của doanh nghiệp với tỷ lệ khá cao, lần lượt ở các xã là
45,90%, 37,46%, 33,72% và 33,75%. Tỷ lệ cao những người công nhân bỏ doanh nghiệp
tất nhiên gây nên vấn đề “thay thế“ cho doanh nghiệp đặc biệt nếu họ là những người thợ
lành nghề. Xã Xuân Hộ
i (tỉnh Hà Tĩnh) là một ngoại lệ khi hiện tượng những người làm
công của các doanh nghiệp bỏ đi trong thời gian hai năm gần đây là không phổ biến
(3,96%). Điều này có thể là do Xuân Hội khá xa các thành phố lớn và không có nhiều
doanh nghiệp ở các vùng gần đó. Vì thế, công nhân thấy khó khăn khi rời bỏ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những thay đổi trên thị trường lao động không có nghĩa là các doanh nghiệp
(hoặc môi trường các doanh nghiệp) bị ả
nh hưởng nghiêm trọng. Tất nhiên, các công nhân
bỏ đi làm phát sinh chi phí tuyển công nhân và đào tạo mới. Nếu thiếu nguồn cung lao
động trong khu vực, các doanh nghiệp có thể phải chịu áp lực tăng tiền lương. Tuy nhiên,
tất cả các vấn đề này không có câu trả lời thống nhất. Mức độ các khó khăn do di cư của
người làm công trong 8 xã khảo sát được thể hiện ở Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Khó khăn của doanh nghiệp do cán bộ, công nhân di chuyển
Đơn vị: % số doanh nghiệp trả lời “Có”
Loại cán bộ, công nhân Khó tìm cán bộ, công nhân
tốt
Là vấn đề đối với các
doanh nghiệp
1. Cán bộ quản lý 23,53 23,53
2. Cán bộ chuyên môn 17,65 20,59
3. Công nhân sản xuất có kỹ năng 32,35 23,53
4. Công nhân sản xuất không có
kỹ năng 14,71 17,65

5. Lái xe, bảo vệ, tạp vụ v.v 0 5,88
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra thực địa.
Theo số liệu trong Bảng, các doanh nghiệp cho rằng tìm được công nhân tốt các ngành là
rất khó khăn. Nhưng rất ngạc nhiên khi họ cho rằng những công nhân sản xuất có tay nghề
cao là khó tìm nhất chứ không phải những người quản lý và các cán bộ chuyên môn và
phần lớn các doanh nghiệp (32,35%) đồng ý với điểm này. Khó khăn lớn “thứ hai” là tìm
được những nhà quản lý tốt do di cư ở 8 xã nông thôn, với bằng chứng là 23,53% các
doanh nghiệp thấy rất khó khăn
để tìm được những người quản lý giỏi. Tương tự như vậy,
công nhân sản xuất lành nghề và quản lý là hai loại lao động có thể gây ra vấn đề lớn nhất
cho các doanh nghiệp nếu như họ bỏ việc. 23,53% doanh nghiệp cho rằng sẽ có vấn đề nếu
hai loại lao động này bỏ việc. Việc thiếu các công nhân sản xuất không có tay nghề có thể
gây ra vấn đề cho doanh nghiệp chỉ chiếm 17,65% số
các doanh nghiệp có hiện tượng di
cư. Một lần nữa, các công nhân không sản xuất không làm cho doanh nghiệp lo lắng.
Đối với các trường học, mức độ quan trọng của các chính sách cũng có điểm giống nhưng
không giống hoàn toàn như trong trường hợp các doanh nghiệp. Có “nhiều quyền lợi hơn”
và nhiều “khuyến khích” khác là các chính sách quan trọng nhất được đại diện các trường
xem xét. 33,33% các trường cho rằng có “nhiều quyền lợi hơn” nên được xem xét, trong
khi đó chỉ có 22,22% tin rằng tiền lương cho giáo viên cao hơn là yếu tố quyết định. Các
lợi ích cụ thể và các “khuyến khích khác” thu thập được từ khảo sát là giảm giờ làm việc
cho các giáo viên đang nuôi con nhỏ, tuyển dụng và khuyến khích các giáo viên của quê
hương, có nhiều trợ cấp hơn v.v… Một vấn đề khác thú vị nảy sinh từ di cư nông thôn ảnh
hưởng đến các trường học được thấy ở xã Xuân Thượng (t
ỉnh Nam Định). Do mọi người di
www.markets4poor.org
20
cư đến các thành phố để làm việc và buôn bán nên họ cũng mang theo các con của họ. Tỷ
lệ di cư cao ở trong xã cũng có nghĩa là một số lượng lớn trẻ em đến các thành phố để sống
và tất nhiên là học luôn ở đó. Hậu quả là tỷ lệ đầu vào của trường ở xã (Xuân Thượng) rất

thấp và các giáo viên đang phải đối mặt với hiện tượng “bán thất nghiệp”.
4.5 Nhận thức về tác động của di cư đến cộng đồng, các hộ gia đình và người di cư
Phần này được thiết kế để nghiên cứu nhận thức của người dân về tác động của di cư đối
với ba “đối tượng tham gia” là cộng đồng, các hộ gia đình và bản thân những người di cư.
Cả hai loại thông tin số lượng và chất lượng thu thập được từ khảo sát sẽ được phân tích.
4.5.1 Tác động đối với cộng đồng
Tác động của di cư đối với cộng đồng được nhận thức ở nhiều khía cạnh. Thông tin từ các
cuộc khảo sát ở 8 xã đưa ra thông tin về nhận thức rõ ràng của người dân về tác động này.
Đại diện các xã cho rằng di cư đi có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với phát triển của
xã. Các ảnh hưởng tích cực của di cư đối với phát triển của địa phương
ở các xã khảo sát
bao gồm
5
: i) Giảm áp lực bán thất nghiệp và thất nghiệp; ii) Tăng thu nhập cho các hộ và
tạo ra cầu tiêu dùng lớn hơn ở địa phương; iii) Đóng góp nhiều hơn cho xã; iv) Đầu tư hoặc
kinh doanh trong xã bằng tiền gửi về của người di cư. Theo nhận thức của đại diện địa
phương, các ảnh hưởng tiêu cực của di cư đối với cộng đồng địa phương bao gồm: i) Gây
nên tình tr
ạng thiếu lao đặc biệt là lao động nông nghiệp vào các vụ mùa cao điểm; ii) Con
em của những người di cư không được chăm sóc cẩn thận; iii) Những người di cư trẻ tuổi
có thể mắc phải “các tệ nạn xã hội” và mang các tệ nạn này về địa phương; iv) Các truyền
thống địa phương và các giá trị văn hoá phần nào bị thoái hoá.
Các hộ có người di cư đi ở các xã khảo sát nhận thấ
y tác động của di cư cụ thể hơn. Khi
được hỏi liệu di cư có làm cho việc thuê lao động trở nên khó khăn hơn không thì 50,06%
các hộ cho rằng khó khăn hơn vào mùa vụ, chỉ có 25,38%
6
nghĩ rằng khó khăn hơn kể cả
khi ngoài mùa vụ. Những tỷ lệ này là khiêm tốn và có thể nói rằng có những ảnh hưởng
tiêu cực trên thị trường lao động ở một mức độ nào đó, nhưng nói chung, về mặt này

những khó khăn là không nghiêm trọng. Các xã ở miền Nam có nhiều khó khăn hơn trong
việc thuê lao động ở cả thời gian mùa vụ và ngoài mùa vụ. 93,33% ở xã Truông Mít và
70,59% ở xã Bình Ninh cho rằng có khó khăn vào mùa vụ
, trong khi đó chỉ 18,75% ở
Xuân Hội và 44,44% ở Hiệp Hoà cho rằng như vậy. Điều này cho thấy nhu cầu lao động
trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng nông thôn miền Bắc không cao như ở miền Nam
hoặc đất nông nghiệp ở miền Bắc hạn chế đến nỗi chỉ một lực lượng lao động nhỏ cũng có
thể đảm đương được công việc.
Nhận thức củ
a người dân về tác động của di cư có thể thấy trong những phản hồi của các
hộ đối với một câu hỏi khác trong khảo sát là mức độ tốt nhất của di cư đi là thế nào so với
mức độ hiện nay. Kết quả phản hồi được thể hiện trong Bảng 4.5.



5
Tổng kết từ thông tin điều tra (phỏng vấn đại diện các chính quyền xã)
6
Ước lượng từ số liệu điều tra
www.markets4poor.org
21

Bảng 4.5. Mức độ di cư đi mong muốn so với mức độ hiện tại
Đơn vị: % số người trả lời
Người có tay nghề (kỹ năng) thấp Người có tay nghề (kỹ năng) cao
Các đối tượng tham
gia
Thấp
hơn
Giữ

nguyên
Cao hơn Thấp hơn
Giữ
nguyên
Cao hơn
Hộ có người di cư đi 8,33 6,06 85,61 6,77 6,02 87,22
Hộ không có người di
cư đi 24,21 6,32 69,47 24,74 3,09 72,16
Các doanh nghiệp 32,35 17,65 50,00 63,64 12,12 24,24
Đại diện chính quyền
xã 0,00 25,00 75,00 37,50 12,50 50,00
Đại diện trường học 77,77 22,22
Chú thích: Câu hỏi cho đại diện các trường là đối với các giáo viên di cư
Nguồn: Ước lượng từ số liệu điều tra thực địa.
Về mức độ di cư đi đối với người có tay nghề thấp, các hộ có người di cư đi rất tin rằng
nhiều người di cư đi là lựa chọn tốt nhất (có 85,61% hộ loại này). Các hộ không có người
di cư và đại diện của xã cũng có chung quan điểm này nhưng với tỷ lệ thấp hơn (chỉ gần
70% đối với các hộ và 75% đối với đạ
i diện xã). Trong khi đó, chỉ 50% các doanh nghiệp
cho rằng người không có tay nghề di cư nhiều hơn là lựa chọn tốt nhất đối với môi trường
kinh doanh của các xã. Đại diện các trường có quan điểm ngược lại. Phần lớn họ (77,77%)
cho rằng ít người di cư hơn sẽ tốt hơn cho trường học của họ. Những điểm khác biệt của
các chủ thể khác nhau có thể giải thích
được do họ nhìn vấn đề từ các góc độ khác nhau.
Các hộ quan tâm về sinh kế và thu nhập của họ và đại diện của xã cũng có cái nhìn tương
tự về phát triển kinh tế ở mức độ địa phương. Trong khi đó, đại diện các doanh nghiệp
quan tâm về nhu cầu lao động và đại diện các trường thường nghĩ đến các điều kiện ổn
định của giáo dục. Quan điểm của nh
ững người tham gia này hơi khác nhau trong trường
hợp đánh giá di cư đi của người có tay nghề cao. Sự khác nhau là các doanh nghiệp quan

tâm nhiều hơn đến di cư của những người có tay nghề cao và vì thế 63,64% các doanh
nghiệp cho rằng ít người thuộc loại này di cư đi là lựa chọn tốt nhất. Đại diện các xã thích
nhìn thấy tỷ lệ di cư loại này thấp hơn so với các hộ dân trong xã của họ, đặc biệt là có sự

khác nhau đáng kể trong cách nhìn của họ về mức độ của những người di cư đi có tay nghề
cao. Một mặt, họ muốn giữ những người có tay nghề cao ở lại xã cho mục đích phát triển
địa phương. Mặt khác, họ nhận thấy rõ rằng không có đủ các cơ hội ở xã cho những lao
động loại này làm việc có hiệu quả. Sự trái ngược này đều có ở tất cả các xã. Tuy nhiên,
cuối cùng họ luôn đồng ý với lựa chọn sau và nghĩ rằng thậm chí với lao động có tay nghề
cao, di cư có thể là lựa chọn tốt nhất cho cộng đồng. Bằng chứng là 62,5% đại diện các xã
có quan điểm như vậy hoặc người có tay nghề cao di cư nhiều hơn là lựa chọn tốt nhất cho
sự phát triển của xã.
Về mặt thống kê, cần kiểm định tính không đồng nh
ất trong nhận thức của các đối tượng
phỏng vấn khác nhau (hoặc “những người tham gia”) về mức độ di cư mong muốn. Các
hàm hồi quy lôgic có thứ tự đã được thực hiện cho mục đích này ở ba nhóm đối tượng
phỏng vấn bao gồm:
a) Nhóm các hộ có người di cư đi, các hộ không có người di cư, các doanh nghiệp và các
đại diện của xã (nhóm 1);
b) Nhóm tất cả các hộ bao gồm những hộ có ng
ười di cư và cả những hộ không có người di
www.markets4poor.org
22
cư (nhóm 2), và
c) Tập hợp các doanh nghiệp (nhóm 3).
Đối với mỗi nhóm, 4 hàm hồi qui lôgic có thứ tự được thực hiện đối với các nhận thức về
mức độ mong muốn của: i) Di cư đi của công nhân không có tay nghề; ii) Di cư đi của
công nhân có tay nghề; iii) Công nhân nhập cư không có tay nghề; và iv) Công nhân nhập
cư có tay nghề.
Các kết quả của các hàm hồi quy lôgic có thứ tự đối với “nhóm 1” được ghi lại trong Bảng

4.6.
Bảng 4.6. Kết quả hồi qui logit có thứ tự về nhận thức của “nhóm 1” về mức độ mong
muốn của di cư.
Di cư đi Nhập cư Đối tượng được
phỏng vấn
Không có tay
nghề (a1)
Có tay nghề (a2) Không có tay
nghề (a3)
Có tay nghề (a4)
0,498 1,899 -0,856 -0,254 Hộ có người di
cư đi (biến giả 1)
[0,60] [2,63]*** [1,22] [0,38]
-1,213 -1,06 -0,777 1,028 Doanh nghiệp
(biến giả 2)
[1,42] [1,39] [1,01] [1,33]
-0,524 0,847 -0,745 -0,192 Hộ không có
người di cư (biến
giả 3) [0,64] [1,19] [1,05] [0,28]
S/lượng quan sát 269 271 246 241
Kiểm định tính
chất bằng không
đồng thời của các
hệ số biến giả
chi2 (3) = 19,46
Xác suất > chi2
= 0,0002

chi2 (3) = 46,40
Xác suất > chi2

= 0,0000

chi2 (3) = 1,50
Xác suất > chi2
= 0,68

chi2 (3) = 7,97
Xác suất > chi2 =
0,05

Chú thích: Đối tượng phỏng vấn “đại diện chính quyền xã” ở dạng ẩn.
Giá trị tuyệt đối của thông số thống kê z được để trong ngoặc đơn
Có ý nghĩa ở mức 10%; ** có ý nghĩa ở mức 5%; *** có ý nghĩa ở mức 1%
Nguồn: Ước lượng từ số liệu điều tra thực địa.
Do có 4 loại các đối tượng được phỏng vấn trong “nhóm 1”, 3 biến giả được sử dụng trong
các hàm hồi quy như đã được liệt kê ở cột đầu tiên của Bảng 4.6. Do các hệ số logit đều
không có ý nghĩa thống kê ở (a3) và kết quả kiểm định (giá trị p bằng 0,68) cho thấy rằng
ta không thể bác bỏ (với mức có ý nghĩa 5%) giả thuyết rằng tất cả các hệ số hồi qui bằ
ng
0, có thể kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những phản hồi của
các đối tượng phỏng vấn khác nhau đối với các mức mong muốn về di cư của công nhân
không có tay nghề. Tuy nhiên kết quả hồi qui cũng cho thấy tồn tại những sự khác biệt về
mức độ mong muốn của di cư đi của lao động không có tay nghề và nhập cư lao động có
tay nghề giữa các đối tượng được phỏng vấn khác nhau, đồng thời có sự khác nhau có ý
nghĩa thống kê về mức độ mong muốn của lao động di cư có tay nghề. Kết quả hồi qui đối
với nhóm 2 và nhóm 3 cũng tương tự và cho thấy sự khác biệt về quan điểm đối với mức
độ mong muốn của di cư giữa các đối tượng phỏng vấn khác nhau
4.5.2. Tác động tới các hộ di cư
Rõ ràng là di cư tác động đến các hộ của người di cư. Mặc dù luôn có cả hai loại ảnh
hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực đến các hộ có người di cư đi, nhưng tác động tích

cực vẫn ảnh hưởng nhiều hơn so với tác động tiêu cực. Do một hoặc nhiều thành viên của
www.markets4poor.org
23
hộ di cư đi nên “sự cân bằng” của hộ trước đó dù thế nào chăng nữa cũng bị “phá vỡ” về
nhiều mặt. Mặt khác, các hộ có người di cư đi cơ bản là được các thành viên di cư của họ
giúp đỡ.
Các tác động là đa dạng trên nhiều khía cạnh khác nhau. Các hộ di cư có được ảnh hưởng
tích cực lớn nhất đến thu nhập của họ vớ
i 82,58% hộ đồng ý về điểm này. Những ảnh
hưởng “tích cực” tiếp theo có thể thấy được trong “hài lòng với cuộc sống”, “đời sống xã
hội” tốt hơn, “tiết kiệm”, “có việc làm” và “trả nợ”. Do thu nhập của các hộ có người di cư
tăng nên họ có thể tiêu nhiều tiền hơn cho giáo dục của hộ đặc biệt là cho việc học hành
của con cái. Tỷ lệ các hộ cho r
ằng “ảnh hưởng trung tính” của di cư là lớn nhất ở nhiều
khía cạnh. Chỉ trên dưới 10% các hộ có người di cư nghĩ rằng di cư có ảnh hưởng tiêu cực.
Trong số 134 hộ có người di cư được phỏng vấn, 60 hộ cho rằng có ít nhất một tác động
tiêu cực, chiếm tỷ lệ 44,78% trong tổng số. Tỷ lệ các hộ phân vân về ảnh hưởng của di cư
thậm chí còn thấ
p hơn nhiều.
Quan điểm của các hộ không có người di cư hơi đối lập ở những khía cạnh nào đó. 66,67%
các đại diện của các hộ không có người di cư cho rằng di cư không tốt cho trẻ em. Theo
các quan niệm của họ thu được trong khảo sát, trẻ em của các hộ di cư, đặc biệt nếu những
người di cư là bố mẹ của chúng, thường dễ bị mắc phải các v
ấn đề xã hội, được quan tâm ít
hơn và bị tổn thương nhiều hơn. Tuy nhiên, các đại diện từ các hộ không có người di cư
luôn mạnh mẽ tin rằng di cư là tốt cho các thành viên gia đình khác của các hộ có người di
cư. 81% các hộ “không di cư” đồng ý về điểm này.
4.5.3 Tác động tới những người di cư
Tất nhiên di cư ảnh hưởng đến chính bản thân những người di cư. Sự thay đổi trong đời
sống và tương lai của họ là đôi khi là rất lớn. Không có mẫu hình thống nhất của ảnh

hưởng của di cư đến những người di cư. Tuy nhiên, một số nhận xét chung có thể được
đưa ra giả sử rằng thông tin không bị thiên lệch do mẫu khảo sát hạn chế. Tác động đến
nhữ
ng người di cư chủ yếu là các nhân tố và các điều kiện nơi đến của những người di cư
hơn là các nhân tố và các điều kiện ở quê hương của họ.

Quan điểm của các hộ có người di cư khác nhau phụ thuộc vào các nhân tố bị ảnh hưởng.
Những ảnh hưởng tích cực đến người di cư có thể thấy rõ nhất trong “tác động đối với thu
nhập” với thực tế là hơn 90% các hộ đồng ý với quan điểm này. Những ảnh hưởng tốt tiếp
theo có thể là ảnh hưởng đến nâng cao tay nghề chuyên môn, “hài lòng với cuộc sống”,

đời sống xã hội” và y tế. Ảnh hưởng trung tính là nhiều nhất đối với giáo dục và các điều
kiện về nhà ở. Các ảnh hưởng tiêu cực đến những người di cư được nhìn thấy rất rõ trong
những khó khăn về nhà ở. Gần 40% các hộ cho rằng họ có các ý nghĩ tiêu cực về các điều
kiện nhà cửa đối với người thân của họ. Sự rủi ro cho những ng
ười di cư được xếp thứ tiếp
theo trong danh sách các ảnh hưởng tiêu cực. Mặc dù y tế cho những người di cư được
đánh giá chung là được ảnh hưởng tích cực cùng với di cư, những người di cư vẫn có
những dịch vụ y tế và đời sống xã hội thấp theo ý kiến của khoảng 14-15% các hộ di cư.
Nhìn tổng thể, có 65 hộ có người di cư đưa ra ít nhất một mặt nào đó tiêu c
ực, chiếm
48,51% hay nói cách khác là gần một nửa số hộ này. Thật ngạc nhiên là hơn 95% các hộ
không có người di cư quan niệm rằng di cư tốt cho bản thân những người di cư, có nghĩa là
chỉ hơn 4% các hộ loại này nghĩ rằng người di cư bị ảnh hưởng tiêu cực.

×