Tải bản đầy đủ (.pdf) (292 trang)

Thiết Kế, Sử Dụng Bài Tập Nhận Thức Trong Dạy Học Các Môn Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Trường Sĩ Quan Quân Đội Theo Tiếp Cận Năng Lực.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 292 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực, có xuất xứ
rõ ràng, khơng trùng lập, sao chép bất kỳ cơng
trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lƣu Hoàng Tùng


1

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến thiết kế, sử dụng bài tập nhận
thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở
trƣờng sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực
1.2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề đặt ra luận án tập trung nghiên cứu
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BÀI TẬP
NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƢỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI


THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
2.1. Những vấn đề lý luận về bài tập nhận thức trong dạy học các
môn khoa học xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ quan quân đội
theo tiếp cận năng lực
2.2. Những vấn đề lý luận về thiết kế bài tập nhận thức trong dạy học
các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ quan quân đội
theo tiếp cận năng lực
2.3. Những vấn đề lý luận về sử dụng bài tập nhận thức trong dạy
học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ quan quân
đội theo tiếp cận năng lực
2.4. Các yếu tố tác động đến thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức
trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ
quan quân đội theo tiếp cận năng lực
Chƣơng 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BÀI TẬP
NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƢỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO
TIẾP CẬN NĂNG LỰC
3.1. Khái quát chung về các trƣờng sĩ quan quân đội
3.2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng

7
16

16
33

38

38


56

63

70

78
78
81


2

3.3. Thực trạng thiết kế bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học
xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực
3.4. Thực trạng sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học
xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực
3.5. Thực trạng yếu tố tác động đến thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức
trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ
quan quân đội theo tiếp cận năng lực
3.6. Đánh giá chung về thực trạng thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức
trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ
quan quân đội theo tiếp cận năng lực
Chƣơng 4: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC
TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN Ở TRƢỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO TIẾP
CẬN NĂNG LỰC
4.1. Quy trình thiết kế bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học
xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực
4.2. Quy trình sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học

xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ quan quân đội theo tiếp cận năng lực
4.3. Điều kiện cần thiết để thiết kế, sử dụng bài tập nhận thức trong
dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ quan
quân đội theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả
Chƣơng 5: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
5.1. Khái quát chung về thực nghiệm sƣ phạm
5.2. Tiến hành thực nghiệm
5.3. Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thực nghiệm
5.4. Nhận định chung về kết quả thực nghiệm sƣ phạm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

88
96

104

107

112
112
125

138
143
143
152

155
168
171
174
175
184


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

1

Bài tập nhận thức

BTNT

2

Giáo dục và đào tạo

GD&ĐT

3

Khoa học xã hội và nhân văn


KHXH&NV

4

Lớp thực nghiệm, lớp đối chứng

LTN, LĐC

5

Nội dung dạy học

NDDH

6

Phƣơng pháp dạy học

PPDH

7

Quá trình dạy học

QTDH

8

Tiếp cận năng lực


TCNL

9

Thiết kế và sử dụng bài tập

TK&SDBT

10

Trƣờng sĩ quan quân đội

TSQQĐ

STT


4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7

Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 5.1
Bảng 5.2
Bảng 5.3
Bảng 5.4
Bảng 5.5
Bảng 5.6
Bảng 5.7
Bảng 5.8
Bảng 5.9
Bảng 5.10
Bảng 5.11
Bảng 5.12
Bảng 5.13
Bảng 5.14
Bảng 5.15
Bảng 5.16

Tên nội dung bảng
Cách phân loại BTNT
Tiêu chí đánh giá BTNT các mơn KHXH&NV theo TCNL
Phân bố khách thể nghiên cứu
Độ tin cậy của các tiểu thang đo
Bảng giá trị Hopkins

Thang đo các mức độ đánh giá
Tổng hợp thực trạng sự hiểu biết của giảng viên về BTNT
Quan niệm của giảng viên về BTNT trong dạy học
Nhận thức của giảng viên về vai trò của BTNT trong dạy học
Mức độ của những tác dụng mà BTNT mang lại trong dạy học
Ý kiến của giảng viên về yêu cầu khi thiết kế đối với BTNT
Khó khăn giảng viên gặp phải khi thiết kế BTNT
Hiệu quả sử dụng BTNT của giảng viên
Khó khăn của giảng viên gặp phải khi sử dụng BTNT trong dạy học
Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Đánh giá của giảng viên về mức độ tác động của các yếu tố
Đối tƣợng thực nghiệm tại các cơ sở
Thang đo đánh giá về mức độ đạt đƣợc của các năng lực
Phân phối tần suất điểm kiểm tra đầu vào của các LTN, LĐC
Phân phối tần suất (%) học viên đạt điểm của các LTN, LĐC
Thống kê kết quả các tham số
Kết quả kiểm định T-Test trƣớc thực nghiệm
Phân phối tần suất điểm của LTN, LĐC sau tác động sƣ phạm
Phân phối tần suất theo loại điểm của học viên sau tác động sƣ phạm
Thống kê các tham số kết quả sau tác động của các lớp
Kết quả Independent Samples Test thực nghiệm sau tác động sƣ phạm
Mức độ ảnh hƣởng của tác động sƣ phạm
Phân phối tần suất điểm của LTN và LĐC sau tác động sƣ phạm
Phân phối tần suất theo điểm của học viên sau tác động sƣ phạm
Thống kê các tham số kết quả sau tác động sƣ phạm của các lớp
Kết quả Independent Samples Test thực nghiệm sau tác động sƣ phạm
Kết quả T-Test cho thực nghiệm vòng 2

Bảng 5.17 Mức độ ảnh hƣởng của các tác động trong từng cơ sở thực nghiệm


Trang
44
54
82
85
87
87
88
89
89
90
95
96
97
103
106
107
143
149
152
152
153
154
156
156
156
157
159
159
159

160
160
161
162


5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ

Tên nội dung biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1

Nhận thức của giảng viên về đặc trƣng của BTNT

88

Biểu đồ 3.2

Tác dụng của BTNT trong dạy học theo TCNL

90

Biểu đồ 3.3

Căn cứ để xuất phát khi tiến hành thiết kế BTNT


91

Biểu đồ 3.4

Định hƣớng lựa chọn NDDH khi giảng viên thiết kế BTNT

92

Biểu đồ 3.5

Thời điểm khi tiến hành thiết kế BTNT của giảng viên

93

Biểu đồ 3.6

Mức độ tiến hành thiết kế BTNT của giảng viên

94

Biểu đồ 3.7

Vai trò, tầm quan trọng của BTNT trong dạy học

96

Biểu đồ 3.8

Mức độ sử dụng BTNT của giảng viên trong dạy học


97

Biểu đồ 3.9

Hình thức sử dụng BTNT của giảng viên

99

Biểu đồ 3.10 Nội dung sử dụng BTNT của giảng viên

100

Biểu đồ 3.11 Cách thức sử dụng BTNT của giảng viên

101

Biểu đồ 3.12 Mức độ sử dụng BTNT làm công cụ hỗ trợ cho PPDH khác

102

Biểu đồ 3.13 Mức độ quan tâm của giảng viên tới các yếu tố TK&SD BTNT

104

Biểu đồ 5.1

So sánh kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm giữa LTN1, LĐC1

153


Biểu đồ 5.2

So sánh kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm giữa LTN2, LĐC2

153

Biểu đồ 5.3

So sánh kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm giữa LTN3, LĐC3

153

Biểu đồ 5.4

So sánh kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm giữa LTN4, LĐC4

154

Biểu đồ 5.5

So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN1 và LĐC1

156

Biểu đồ 5.6

So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN2 và LĐC2

156


Biểu đồ 5.7

So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN3 và LĐC3

160

Biểu đồ 5.8

So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN4 và LĐC4

161

Biểu đồ 5.9

Mức độ hứng thú của học viên khi giảng viên sử dụng BTNT

165

Biểu đồ 5.10 Mức độ lĩnh hội bài học của học viên LTN

167

Biểu đồ 5.11 Mức độ về cách thức ghi chép bài của học viên LTN

168

Đồ thị

Tên nội dung đồ thị


Đồ thị 5.1

Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ về sự tiến bộ LTN1, LĐC1

159

Đồ thị 5.2

Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ về sự tiến bộ LTN2, LĐC2

159

Đồ thị 5.3

Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ về sự tiến bộ LTN3, LĐC3

163

Đồ thị 5.4

Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ về sự tiến bộ LTN4, LĐC4

163


6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ


Tên nội dung sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1

Cấu trúc của bài tập thông thƣờng

47

Sơ đồ 2.2

Cấu trúc của BTNT trong dạy học

47

Sơ đồ 2.3

Những năng lực cần phát triển cho học viên ở TSQQĐ

55

Sơ đồ 2.4

Các bƣớc tổ chức dạy học bằng BTNT

67

Sơ đồ 3.1


Mơ hình các yếu tố tác động đến thiết kế, sử dụng BTNT
trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL

105

Sơ đồ 4.1

Quy trình thiết kế BTNT các mơn KHXH&NV theo TCNL

125

Sơ đồ 4.2

Quy trình sử dụng BTNT các mơn KHXH&NV theo TCNL

138

Sơ đồ 5.1

Quy trình tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

152

Hình ảnh
Hình 4.1

Tên nội dung hình ảnh
Nguyên tắc xác định nội dung một bài học


115


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trƣớc tác động về
mọi mặt của kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tƣ,
địi hỏi mỗi ngƣời phải thực sự năng động, sáng tạo và có những phẩm
chất, năng lực thích hợp. Giáo dục và đào tạo Việt Nam với nhiệm vụ
“nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài” đứng trƣớc
những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi phải “đổi mới căn bản và toàn
diện” cho phù hợp với xu hƣớng chung đó. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ XIII của Đảng, xác định rõ:… “phải chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất của ngƣời học” [13, tr. 232] nhằm đào tạo con ngƣời Việt
Nam tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực thực hiện, vận dụng và giải
quyết vấn đề. Để thực hiện mục tiêu đổi mới trên các nhà trƣờng cần
chuyển đổi định hƣớng dạy học từ trang bị kiến thức là chủ yếu, sang phát
triển toàn diện phẩm chất, năng lực của ngƣời học. Muốn vậy, đòi hỏi
QTDH phải đổi mới tồn diện và đồng bộ, trong đó đổi mới PPDH là một
trong những vấn đề cần đƣợc quan tâm.
Trƣờng sĩ quan quân đội - là nơi đào tạo ra những sĩ quan hoạt động trong
lĩnh vực quân sự. Do tính chất đặc biệt của hoạt động quân sự, địi hỏi phải có
những sĩ quan khơng chỉ giỏi về kiến thức và các kỹ năng hoạt động quân sự, mà
cịn có các phẩm chất chính trị, tƣ tƣởng và tinh thần chiến đấu cao; tuyệt đối
trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân; có tƣ duy linh hoạt, sáng tạo;
có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; có năng lực lãnh đạo, chỉ huy, có kỹ
năng giao tiếp và hợp tác, xây dựng mối đoàn kết tin tƣởng lẫn nhau; có tính tập

thể và biết phát huy sức mạnh tập thể; có trách nhiệm cá nhân và ý thức tổ chức
kỷ luật cao,... Các giá trị và năng lực trên đây của ngƣời sĩ quan cần đƣợc quan
tâm phát triển từ khi đang học tập trên ghế nhà trƣờng, bằng cách thức dạy học
có chức năng phát triển các giá trị và năng lực đó.


8

Thực tiễn dạy học ở TSQQĐ nói chung, dạy học các mơn KHXH&NV
theo TCNL nói riêng vẫn đƣợc tiến hành theo kiểu truyền thống với chức năng
truyền thụ kiến thức là chủ yếu; các kiểu dạy học tiên tiến, với chức năng phát
triển các giá trị và năng lực của con ngƣời hiện đại cịn ít đƣợc sử dụng; nếu có,
chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm nên chất lƣợng, hiệu quả chƣa cao. Điều này địi
hỏi PPDH các mơn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL phải tiếp tục đổi mới.
Việc đổi mới PPDH đƣợc thực hiện trên nhiều nội dung và các vấn đề có liên
quan, trong đó TK&SD BTNT là nội dung quan trọng, cần thiết, liên quan nhiều
đến đổi mới PPDH; đƣợc xem là kỹ thuật để thực hiện đổi mới PPDH.
Về lý luận, đổi mới PPDH theo hƣớng TK&SDBT đã và đang đƣợc
nghiên cứu, ứng dụng trong QTDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Đặc biệt,
cho học viên giải quyết BTNT về huấn luyện liên quan đến nội dung học tập, đến
chức trách, nhiệm vụ đảm nhiệm sau khi ra trƣờng sẽ tạo cơ hội cho họ áp dụng tri
thức, hiểu biết của mình vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn hoạt động quân
sự, từ đó hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp là rất cần thiết. Đây cũng
chính là mục tiêu hàng đầu của quá trình đào tạo ngƣời sĩ quan hiện nay. Tuy nhiên,
cho đến nay việc khái quát lý luận về TK&SD BTNT trong dạy học các môn
KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL cịn ít đƣợc đề cập đến. Vì vậy, đây là vấn đề
cần đƣợc quan tâm nghiên cứu ở các góc độ, phạm vi khác nhau.
Về thực tiễn, ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc TK&SD BTNT trong
dạy học, nhiều giảng viên đã nghiên cứu và thử nghiệm BTNT để tổ chức hoạt
động học tập cho học viên trong QTDH. Kết quả bƣớc đầu cho thấy, BTNT

đóng vai trị quan trọng trong quá trình tƣơng tác của các chủ thể khi dạy học, có
tác dụng tăng cƣờng động cơ, kích thích tính hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt
động nhận thức, phát triển trí tuệ và rèn luyện kỹ năng cho học viên; tạo đƣợc
khơng khí dân chủ, cởi mở, thoải mái và bình đẳng trong học tập; góp phần thực
thiện tốt nội dung cơ bản của nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý luận
gắn liền với thực tiễn”. Tuy nhiên, việc TK&SD BTNT vẫn chƣa đƣợc chú trọng
đúng mức trong dạy học các môn KHXH&NV, thành thử việc thiết lập đƣợc


9

quy trình, xác định đƣợc những điều kiện cần thiết để TK&SD BTNT nhằm
nâng cao hiệu quả QTDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay đang trở
thành một yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa rất lớn đối với cả giảng viên và học viên.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài“Thiết kế, sử dụng bài
tập nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ
quan quân đội theo tiếp cận năng lực” làm luận án nghiên cứu của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất quy trình thiết
kế, sử dụng BTNT trong dạy học các mơn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL
góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi và trong nƣớc có
liên quan đến đề tài luận án, khai quát giá trị của các cơng trình khoa học đã
tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tập trung nghiên cứu.
Xác định và làm rõ cơ sở lý luận của việc thiết kế, sử dụng BTNT trong
dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL.
Khảo sát và đánh giá thực trạng việc thiết kế, sử dụng BTNT trong dạy
học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL.

Đề xuất quy trình và xác định những điều kiện để thiết kế, sử dụng BTNT
trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL một cách hiệu quả.
Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm tra, khẳng định tính hiệu quả
các BTNT đƣợc thiết kế theo TCNL và tính khoa học, tính khả thi của quy
trình sử dụng BTNT đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ.
Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp thiết kế, sử dụng BTNT trong dạy học các môn KHXH&NV ở
TSQQĐ theo TCNL.


10

Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề thiết kế, sử
dụng BTNT các mơn KHXH&NV ở TSQQĐ theo mục đích dạy học với mơn
Giáo dục học qn sự trong Chƣơng trình 1650 của Cục Nhà trƣờng, thông
qua hoạt động dạy học của giảng viên ở hình thức bài giảng.
Quá trình thực nghiệm chỉ tiến hành với quy trình sử dụng BTNT,
khơng tiến hành với quy trình thiết kế BTNT. Cùng với đó, TSQQĐ ở đây
đƣợc xác định cụ thể là các trường đào tạo sĩ quan bậc đại học trong hệ
thống các Nhà trƣờng quân đội hiện nay.
Về không gian: Khảo sát, điều tra thực tiễn đƣợc tiến hành tại 5 TSQQĐ
là: Trƣờng Sĩ quan Lục quân 1, Trƣờng Sĩ quan Lục qn 2, Trƣờng sĩ quan
Chính trị, Trƣờng Sĩ quan Cơng binh; Trƣờng Sĩ quan Thông tin.
Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành tại Trƣờng Sĩ quan Lục quân 1,
Trƣờng Sĩ quan Lục quân 2.
Về đối tượng khảo sát: Giảng viên giảng dạy các môn KHXH&NV và học

viên năm thứ 2, 3 ở các cơ sở đào tạo nêu trên.
Về thời gian: Thời gian khảo sát tính từ 5/2020, thời gian tiến hành thực
nghiệm sƣ phạm từ 9/2020 đến 5/2021.
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu luận án đƣợc tính từ năm 2018 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Đổi mới PPDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL là một
xu thế tất yếu. Thiết kế, sử dụng BTNT trong dạy học các môn
KHXH&NV ở TSQQĐ là một kỹ thuật dạy học có giá trị lý luận và thực
tiễn. Tuy nhiên, vấn đề này cịn ít đƣợc giảng viên quan tâm. Nếu việc thiết
kế, sử dụng BTNT theo TCNL đƣơc thực hiện theo những quy trình khoa
học, tuân theo nguyên tắc dạy học từ xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung,
phƣơng pháp, phù hợp với logic nhận thức của học viên, đồng thời bảo
đảm đƣợc những điều kiện cần thiết cho quá trình thiết kế và sử dụng
BTNT diễn ra thuận lợi thì sẽ có đƣợc hệ thống BTNT phục vụ dạy học các


11

mơn KHXH&NV hiệu quả, góp phần phát triển năng lực cho học viên,
nâng cao chất lƣợng đào tạo ở TSQQĐ hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của Giáo dục học hiện đại về thiết kế, sử
dụng bài tập trong dạy và học theo TCNL, nhất là các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủy
Trung ƣơng về “đổi mới căn bản, toàn diện” GD&ĐT trong các nhà trƣờng hiện
nay. Đồng thời còn dựa vào các kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu nhằm định hƣớng cho việc tiếp cận đối
tƣợng, xác định phạm vi nghiên cứu, luận giải các nhiệm vụ của đề tài.
Phương pháp luận

Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Sự vật hiện tƣợng luôn là một chỉnh thể
thống nhất bao gồm các thành tố cấu thành có mối quan hệ tác động qua lại chặt
chẽ với nhau. Thiết kế BTNT trong dạy học các môn KHXH&NV là một hệ
thống bao gồm các thành tố có mối quan hệ mật thiết với nhau nhƣ: Mục tiêu
thiết kế, nội dung thiết kế, hình thức thiết kế, phƣơng pháp, phƣơng tiện và kết
quả thiết kế,... Các thành tố đó không tồn tại độc lập mà tác động qua lại để thực
hiện tốt hoạt động dạy học. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề TK&SD BTNT trong dạy
học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL là nghiên cứu một hệ thống
các thành tố để góp phần hình thành, phát triển năng lực cho học viên.
Tiếp cận lịch sử - lơgíc: Tiếp cận lịch sử - logic đòi hỏi việc thiết kế và sử
dụng BTNT phải chú ý đến quá trình phát triển nhân cách của học viên trong quá
trình đào tạo ở nhà trƣờng cũng nhƣ những kiến thức KHXH&NV, kinh nghiệm
xã hội học viên tích lũy đƣợc trong q trình học tập để dựa trên năng lực hiện
có của học viên qua đó thúc đẩy học viên tiến bộ. Những nội dung dạy học trang
bị cho học viên thông qua hệ thống BTNT phải đƣợc thiết lập trên điều kiện hiện
có của học viên, phát triển từ thấp đến cao phù hợp với logic nhận thức, hƣớng
đến năng lực đầu ra của quá trình đào tạo.


12

Tiếp cận đào tạo theo năng lực: Đào tạo theo năng lực thực chất là đào
tạo theo CĐR. Học viên khi ra trƣờng phải thực hiện đƣợc các nhiệm vụ trong
một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định mà họ đƣợc đào tạo. Thiết kế, sử
dụng BTNT các môn KHXH&NV theo TCNL là phải bảo đảm những nội dung
dạy học trong từng bài tập nhận thức đƣợc thiết kế, sử dụng phục vụ cho dạy
học phải nhằm hình thành, phát triển năng lực cho học viên, từng bƣớc góp
phần hoàn thành mục tiêu đào tạo theo CĐR đã xác định.
Tiếp cận hoạt động: Các năng lực nghề nghiệp của học viên ở TSQQĐ
đƣợc hình thành và bộc lộ trong thực tiễn quá trình hoạt động học tập, rèn

luyện. Trong đó, tính tích cực hoạt động của cá nhân quyết định trực tiếp sự
hình thành, phát triển năng lực ở họ. Thiết kế, sử dụng BTNT trong dạy học
các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL chỉ có giá trị khi phát huy đƣợc
tính tích cực, tự giác của học viên; học viên phải thông qua việc tham gia vào
các hoạt động của QTDH, tích cực hồn thành bài tập dƣới vai trị hƣớng dẫn
của giảng viên mới hình thành và phát triển năng lực cho bản thân. Nghĩa là,
khi tiến hành nghiên cứu luận án cần phải thông qua quan sát, đánh giá kết
quả học tập cũng nhƣ khả năng thực hiện các năng lực của học viên trong QTDH.
Do vậy, khi thiết kế, sử dụng BTNT trong dạy học các môn KHXH&NV theo
TCNL cần lựa chọn các hoạt động, tổ chức hoạt động theo một quy trình hợp lý,
gắn liền với PPDH nhằm tích cực hóa hoạt động của học viên.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học
chuyên ngành và liên ngành, bao gồm:
Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng việc sử dụng kết hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu của Khoa học Giáo dục, trong đó tập trung vào hai phƣơng pháp là
nghiên cứu văn bản (doccumentary reseach) và phƣơng pháp giả thuyết.
Nghiên cứu văn bản: Phƣơng pháp nghiên cứu các văn bản đƣợc sử
dụng để phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu lý luận,


13

chuyên khảo; các bài báo khoa học của các tác giả trong nƣớc, ngồi nƣớc về
BTNT trong dạy học nói chung và thiết kế, sử dụng BTNT trong dạy học các
mơn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL nói riêng; các nghị quyết, chỉ thị về
đổi mới công tác GD&ĐT của Đảng và Quân đội; các văn bản tổng kết về
GD&ĐT trong các TSQQĐ; về dạy học theo TCNL và các tài liệu liên quan
đến đề tài luận án trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

Phương pháp giả thuyết: Phƣơng pháp giả thuyết đƣợc sử dụng nhằm lập
luận vấn đề nghiên cứu về TK&SD BTNT trong dạy học các mơn KHXH&NV ở
TSQQĐ theo một quy trình giả định, từ giả thuyết đó sinh ra các hệ quả giúp
nghiên cứu tìm thấy cái hợp lý, cái thích hợp cho lý luận và thực tiễn vấn đề mà
luận án đang nghiên cứu. Những hệ quả mà luận án rút ra có thể mâu thuẫn với
nhau. Nếu hệ quả vấn đề nghiên cứu mà luận án rút ra mang tính tích cực và đƣợc
kiểm chứng bằng thực nghiệm thì giả thuyết là chân thực, có thể triển khai sâu
rộng trong thực tiễn QTDH các môn KHXH&NV theo TCNL ở TSQQĐ hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát sư phạm: Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm đƣợc
sử dụng trong việc quan sát QTDH các môn KHXH&NV ở 05 TSQQĐ (theo
phạm vi khảo sát) nhằm thu thập những thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc xử
lý, đánh giá các kết quả điều tra; đảm bảo cho việc đánh giá đƣợc khách quan,
chính xác. Trong đó, tập trung quan sát các giờ học sử dụng BTNT theo
TCNL của đội ngũ giảng viên.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đội ngũ giảng viên, học
viên, cán bộ quản lý giáo dục, chuyên gia ở các nhà trƣờng về các vấn đề có
liên quan hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp điều tra xã hội học: Phƣơng pháp điều tra đƣợc sử dụng với
mục đích thu thập các thông tin về thực trạng của vấn đề nghiên cứu nhƣ: quan
niệm về BTNT; sự cần thiết của việc TK&SD BTNT trong dạy học các môn
KHXH&NV; yêu cầu, quy trình TK&SD BTNT; những khó khăn và yếu tố tác
động ảnh hƣởng trong quá trình thực hiện BTNT; kiểm chứng tính khả thi của việc
sử dụng BTNT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL.


14

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phƣơng pháp nghiên
cứu các sản phẩm hoạt động đƣợc sử dụng trong việc nghiên cứu, đánh giá

thực trạng và phân tích kết quả thực nghiệm. Sản phẩm hoạt động của học
viên đƣợc thể qua các bài kiểm tra, vở ghi, sản phẩm hoạt động sau các bài
giảng. Ngoài ra, nghiên cứu về hồ sơ, giáo án, kế hoạch dạy học của giảng
viên trên lớp, các tài liệu mà giảng viên cung cấp cho học viên trong học tập.
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia, các nhà
khoa học về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đƣợc sử dụng với mục đích kiểm
chứng tính khoa học, khả thi và hiệu quả của quy trình sử dụng BTNT các môn
KHXH&NV theo TCNL đã xây dựng. Phƣơng pháp này nhằm kiểm chứng giả
thuyết khoa học và đƣợc tiến hành với học viên ở TSQLQ1 và TSQLQ2.
Các phương pháp hỗ trợ khác: Ngoài các phƣơng pháp trên, nghiên cứu
sử dụng thêm các phƣơng pháp thống kê toán học và sử dụng các phần mềm tin
học. Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS để xử lý số liệu
cho phần thực trạng, thực nghiệm nhằm đánh giá chính xác kết quả thu đƣợc và
rút ra những kết luận cần thiết. Sử dụng các phần mềm tin học để vẽ các biểu đồ,
đồ thị minh họa cho thực nghiệm. Kết quả sử dụng các phƣơng pháp này nhằm
bổ sung cho kết quả nghiên cứu phần thực trạng và phần thực nghiệm.
6. Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp về lý luận
Kết quả xây dựng khái niệm, phân tích rõ cấu trúc, phân loại của BTNT
trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL; Xác định các
năng lực có thể hình thành, phát triển cho học viên thông qua sử dụng BTNT
trong dạy học các mơn KHXH&NV ở TSQQĐ; Xây dựng quy trình thiết kế,
sử dụng BTNT trong dạy học các môn KHXH&NV theo TCNL và xác định
hệ tiêu chí đánh giá BTNT theo từng loại năng lực trong dạy học các môn
KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.


15


Đóng góp về thực tiễn
Kết quả điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá đã phác họa bức tranh sinh
động về thực trạng thiết kế, sử dụng BTNT trong dạy học các mơn
KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL, từ đó đề xuất quy trình thiết kế, sử dụng
BTNT trong dạy học, góp phần đổi mới nâng cao chất lƣợng dạy học các môn
KHXH&NV theo TCNL phù hợp với điều kiện ở TSQQĐ hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về
BTNT; làm phong phú thêm lý luận dạy học nói chung, thiết kế và sử dụng
BTNT trong dạy học nói riêng ở TSQQĐ.
Ý nghĩa về thực tiễn
Đƣa ra hƣớng dẫn sƣ phạm cụ thể về cách thức và áp dụng quy trình
thiết kế, sử dụng BTNT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo
TCNL. Đồng thời, các hƣớng dẫn sƣ phạm này có thể làm tài liệu tham khảo
cho giảng viên và học viên trong dạy học. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu
của luận án vào thực tiễn hoạt động dạy học ở các TSQQĐ sẽ làm tăng tính
hoạt hóa của PPDH, giảm tính giáo điều, kinh viện của bài giảng lý thuyết và
làm tăng thêm ý nghĩa ứng dụng của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo
dục vào thực tiễn đời sống hoạt động quân sự trong các TSQQĐ hiện nay.
8. Kết cấu luận án
Luận án đƣợc kết cấu gồm: Phần mở đầu, 5 chƣơng (19 tiết), kết luận,
kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo.


16

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến thiết kế, sử dụng bài tập nhận

thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trƣờng sĩ
quan qn đội theo tiếp cận năng lực
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến thiết kế, sử dụng
bài tập nhận thức trong dạy học theo tiếp cận năng lực
Vấn đề thiết kế, sử dụng bài tập nói chung, BTNT nói riêng trong dạy
học theo tiếp cận năng lực là vấn đề đƣợc các nhà giáo dục quan tâm nghiên
cứu từ rất sớm trong dạy học các môn học. Cụ thể:
Ở một số nƣớc phƣơng Tây nhƣ Mỹ, Pháp, Anh, ... đã có nhiều học
giả với nhiều tài liệu về lý luận dạy học theo hƣớng khuyến khích tăng
cƣờng sử dụng bài tập để rèn luyện tính chủ động, tích cực, nâng cao năng
lực của học sinh các cấp. Tiêu biểu trong số này là John Dewey (1859 1952), nhà giáo dục ngƣời Mỹ, đã kêu gọi giáo viên“tâm lý hóa” chƣơng
trình học bằng cách tạo ra một “mơi trƣờng”, trong đó những hoạt động của
trẻ có thể chứa đựng cả những tình huống khó giải quyết. Đây thực chất là
một lời cảnh tỉnh cho những giáo viên chƣa để tâm và chƣa đầu tƣ cho việc
TK&SDBT trong dạy học. Theo ơng, ngƣời học cần phải có một mơi
trƣờng để thể hiện bản thân và môi trƣờng học tập không nên chỉ là những
chân lý đƣợc nêu sẵn. Ở đây, ngƣời học có thể phải tự tìm ra kiến thức
trong những tình huống khó giải quyết và ngƣời dạy khi xây dựng những
bài tập chứa đựng những tình huống khó này phải căn cứ vào những đặc
điểm tâm lý của ngƣời học, có tác dụng kích thích ngƣời học vƣợt qua đƣợc
những khó khăn trong hoạt động [86].
Ở Nga, khi nghiên cứu về việc TK&SDBT trong dạy học, tác giả Vƣgotxki
L.X (1896 - 1934) đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này. Đặc biệt, khi
nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ của học sinh, ông đã
xây dựng lý thuyết “Vùng cận phát triển”, Vƣgotxki L.X viết:


17

…. Dạy học không сhỉ đi sau sự phát triển, cũng không chỉ đi đồng

hành với sự phát triển mà nó cịn đi trƣớc sự phát triển, thúc đẩy nó
đi xa và tạo ra trong nó những hình thành mới và “tại mỗi thời điểm
trong sự phát triển của trẻ em đều có 2 trình độ: mức phát triển hiện
tại và vùng phát triển gần nhất”. Có thể nhận biết 2 trình độ này
thơng qua việc học sinh giải quyết các nhiệm vụ học tập với 2 mức
độ khác nhau. Mức thứ nhất là các bài tập mà trẻ tự thực hiện đƣợc,
và mức thứ hai là các bài tập khó cần có sự giúp đỡ của ngƣời lớn.
Vì vậy, ngƣời giáo viên cần phải biết thiết kế những bài tập học tập nhận thức hƣớng vào vùng phát triển gần nhất của học sinh. Nếu
hôm nay, những bài tập đó thuộc vùng phát triển gần nhất của học
sinh thì ngày mai nhờ có QTDH nó sẽ chuyển thành vùng phát triển
hiện tại của ngƣời học [dẫn theo 30, tr. 132].
Lý thuyết về “Vùng cận phát triển” của Vƣgotxki L.X đã ảnh hƣởng lớn
đến lý luận xây dựng bài tập lúc bấy giờ và đã thu hút đƣợc sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Dạy học dựa vào vùng cận phát triển chính là
biết cách và lúc đƣa tay ra dìu dắt và động viên ngƣời học suy nghĩ, hành động,
cùng với họ khuấy động vùng cận phát triển, mở rộng nó, kích hoạt nó, nắm tay
họ lơi ra ngồi dựa vào nỗ lực của chính họ, khi đó ngƣời học sẽ đạt đƣợc trình
độ phát triển mới cao hơn. Đây là một lý thuyết tiến bộ cho giảng viên trong dạy
học nói chung và trong việc TK&SDBT nói riêng. TK&SDBT dựa trên “Vùng
phát triển gần nhất” của ngƣời học sẽ đem lại cho ngƣời học một trình độ phát
triển mới khơng chỉ về kiến thức, kỹ năng mà cả về nhu cầu, động cơ học tập. Kết
quả của nghiên cứu trên là cơ sở để tác giả luận án xác định độ khó, đề xuất yêu
cầu trong TK&SD BTNT phù hợp với từng đối tƣợng ngƣời học.
Cùng với đó, ở một số nƣớc Đơng Âu cũng có nhiều tác giả đề cập đến
việc TK&SDBT trong dạy học theo TCNL. Tiêu biểu là Socolovskaia (1971),
Abramova (1975), Gophman P.B, Kadosnhicov, Laixeva, Karlinxki (1979),...
trong các bài viết/cơng trình của mình đều đã cập đến bản chất, ý nghĩa, nội dung,


18


phƣơng pháp thiết kế, sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học nhằm phát huy năng
lực ngƣời học. Tuy nhiên, ngƣời đầu tiên tiến hành hoạt động dạy học theo hƣớng
này là Socolovskaia (1971), tác giả đã dày công nghiên cứu các bài tập tình
huống trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của ngƣời học, đồng
thời giúp ngƣời học có thể giải quyết tốt những tình huống họ có thể gặp phải
trong thực tiễn cuộc sống. Nhìn chung, hệ thống các câu hỏi,bài tập mà các tác
giả thiết kế đã góp phần cải tiến PPDH và phát huy tính tích cực nhận thức, năng
lực hoạt động của học sinh trong các nhà trƣờng lúc bấy giờ.
Ở Châu Á, một trong những hƣớng nghiên cứu có liên quan đến việc
TK&SDBT trong dạy học phải kể đến hƣớng TK&SDBT nhƣ một yêu cầu,
phƣơng tiện, một phƣơng pháp nhằm phát triển năng lực ngƣời học. Tiêu biểu
cho hƣớng nghiên cứu này có Shama G.D - nhà giáo dục ngƣời Nhật, trong cuốn
Phương pháp dạy học ở đại học [62], tiếp cận dƣới góc độ tiến trình giải bài tập
đã cho rằng: “Bản chất hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động tự học, tự
nghiên cứu, giảng viên có thể hƣớng dẫn sinh viên phƣơng pháp học tập bằng
nhiều hình thức khác nhau, tùy theo tính chất, đặc thù môn học và nội dung của
mỗi bài học” [62, tr. 129]. Theo ơng, dù với hình thức dạy học nào thì cũng đều
phải thực hiện theo các giai đoạn: (1) Giảng viên thiết kế bài tập, cung cấp
nguồn tài liệu cần thiết và chỉ dẫn cụ thể những sinh viên phải làm để hoàn thành
bài tập; (2) Giảng viên tổ chức cho sinh viên tự nghiên cứu, tự làm bài tập với sự
hỗ trợ của những thông tin sẵn có; (3) Giảng viên làm việc với sinh viên trên lớp
theo hình thức cá nhân hay tập thể thơng qua những hình thức nhƣ thảo luận,
seminar, củng cố ơn tập, kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá. Có thể thấy,
đây là tài liệu rất quý là cơ sở để tác giả xây dựng quy trình sử dụng bài tập, xác
định hệ thống các dạng bài tập cho phép hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
về PPDH trong quá trình điều khiển hoạt động nhận thức ở ngƣời học.
Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề TK&SD BTNT trong
dạy học đƣợc đặt ra và đƣợc biết đến trong các nghiên cứu của các nhà khoa
học Liên bang Xô Viết và Ba Lan nhƣ: Lerner I.Ia [38], [39], Kharlamốp I.F



19

[36], Ơkơn V [53],... Trong đó, ngƣời đi sâu nghiên cứu vấn đề này là Lerner
I.Ia (nhà giáo dục ngƣời Nga). Ơng có hẳn một cơng trình nghiên cứu chun
sâu về vấn đề này, mang tên “Bài tập nhận thức”, cơng trình này đƣợc hai
dịch giả Nguyễn Cao Lũy và Văn Chung thuộc Viện Chƣơng trình và phƣơng
pháp - Bộ GD&ĐT dịch sang tiếng Việt.
Theo Lerner I.Ia (1977), trong cuốn Bài tập nhận thức [38], việc sử dụng
BTNT trong dạy học đƣợc ông khẳng định là điều kiện cần thiết để phát triển tƣ
duy cho sinh viên. Ông coi BTNT là khái niệm chủ yếu và mở đầu cho “dạy học
nêu vấn đề”. Các vấn đề và các BTNT đƣa ra là cái mà dạy học cần đòi hỏi. Sử
dụng BTNT trong QTDH có thể đƣợc tiến hành theo 3 dạng: trình bày vấn đề,
tìm tịi bộ phận và phƣơng pháp nghiên cứu. Mỗi dạng đƣợc đặc trƣng bởi
những hệ thống hành động của giảng viên và sinh viên riêng. Ông đƣa ra những
yêu cầu dạy học khi sử dụng BTNT địi hỏi giảng viên phải có cả về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm lẫn phẩm chất đạo đức để có thể sử dụng đƣợc
PPDH này. Tác phẩm“Bài tập nhận thức” cũng đã đánh giá rất cao vai trò của
BTNT trong hoạt động học tập của sinh viên. Theo tác giả, giải BTNT không chỉ
củng cố những tri thức mà còn là con đƣờng hƣớng sinh viên biết tìm ra những
tri thức mới trong những kiến thức đã học. Với ý tƣởng trên, Lerner I.Ia đã có
những đóng góp lớn trong đổi mới PPDH theo hƣớng phát huy năng lực ngƣời
học. Nhấn mạnh mối quan hệ giữa thực hành và sự hình thành kỹ năng học tập
cho ngƣời học. Tuy nhiên, trong tác phẩm này cách thức TK&SD BTNT lại
không đƣợc tác giả hƣớng dẫn cụ thể, là nguyên nhân khiến việc sử dụng
phƣơng pháp này còn rất hạn chế. Hiện nay, đây là cơng trình duy nhất mà tác
giả tìm thấy đã đề cập một cách có hệ thống về BTNT, là căn cứ để tác giả tham
khảo trong xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình.
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ở Mỹ và Canađa nổi lên một quan

điểm giáo dục mới là Competency basic training - Đào tạo theo năng lực thực
hiện, nó nhanh chóng trở lên phổ biến, lan rộng sang các nƣớc khác trên thế
giới nhƣ Anh, Úc, New Zealand, Nga và nhiều nƣớc Châu Á nhƣ Singapore,


20

Ấn Độ, Philippin,… Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XXI khi quan điểm“giáo
dục theo năng lực thực hiện” lan rộng ở các nƣớc có nền kinh tế và giáo dục
phát triển, cùng với những đổi mới mạnh mẽ về PPDH, vấn đề TK&SDBT
trong dạy học theo TCNL mới đƣợc đặt ra trên toàn thế giới.
Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, trên thế giới xuất hiện ngày càng
nhiều các cơng trình nghiên cứu về các bài tập sáng tạo nhằm trả lời các câu hỏi
nhƣ làm thế nào để phát triển và khai thác năng lực sáng tạo của sinh viên trong
dạy học. Tiêu biểu theo hƣớng này có các tác giả nhƣ Runco (2014), Napier và
Nilsson (2022),.. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã gợi mở cho tác giả
luận án kế thừa, vận dụng đƣợc lý thuyết của mơ hình dạy học theo TCNL nhƣ
triết lý, nguyên tắc, nội dung, yêu cầu của mô hình dạy học này khi vận dụng
vào trong QTDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo TCNL.
Ở Việt Nam, trƣớc yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển GD&ĐT
phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, vấn đề
TK&SDBT trong dạy học theo TCNL đã đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm
nghiên cứu ở các góc độ khác nhau.
Về lý luận, một số tác giả nhƣ Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Trọng Thuỷ,
Thái Duy Tuyên, Phạm Viết Vƣợng, Trần Thị Tuyết Oanh,... trong các nghiên
cứu của mình đã đƣa ra những cơ sở ban đầu của việc TK&SDBT trong dạy
học là các “tình huống trong dạy học”. Các tác giả đã bàn đến những cơ sở
ban đầu đó thơng qua việc nêu lên những u cầu, ngun tắc, quy trình
TK&SDBT. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở giúp tác giả luận án xây dựng
khung lý luận của đề tài và là cơ sở để điều chỉnh giờ dạy, hình thức và xác

định quy trình sử dụng BTNT trong dạy học.
Về thực tiễn, khi nghiên cứu về hoạt động TK&SDBT trong dạy học đã
có nhiều tác giả bàn luận với nhiều cơng trình, bài viết, tài liệu bồi dƣỡng về
rèn luyện kỹ năng thông qua các dạng bài tập cho học sinh, sinh viên thuộc
các ngành học trên những lĩnh vực khoa học khác nhau, cụ thể nhƣ:
Liên quan đến hoạt động thiết kế bài tập, trong lĩnh vực Tâm lý học, tác giả
Trần Trọng Thủy (1990), với cuốn Bài tập thực hành Tâm lý học [69], đã đề cập


21

đến hơn 300 bài tập đƣợc xây dựng nhằm giúp ngƣời học ôn tập, củng cố những
lý luận đã học và tập vận dụng những điều đã học trong giáo trình vào giải quyết
những vấn đề thƣờng nhật trong thực tiễn dạy học và giáo dục góp phần nâng
cao năng lực ngƣời học. Các bài tập đƣợc tác giả xây dựng bao gồm 3 loại: bài
tập nhằm ôn tập lý thuyết; bài tập nhằm vận dụng lý thuyết vào việc giải quyết
một số tình huống thực tế; bài tập rèn luyện kỹ năng thực nghiệm, xử lý kết quả
thực nghiệm. Trong lĩnh vực Giáo dục học, các tác giả Nguyễn Ngọc Bảo,
Nguyễn Đình Chỉnh (1993), với cuốn Thực hành giáo dục học [2], đã đƣa ra các
bài tập thực hành trong hoạt động giáo dục và đã đƣợc giáo viên sử dụng tƣơng
đối phổ biến ở các trƣờng đại học trong những năm 90. Nội dung tập trung xây
dựng loại bài tập thực hành có tính chất lý thuyết nhằm minh họa, khắc sâu, củng
cố những tri thức lý thuyết, rèn luyện những kỹ năng nghề cho sinh viên. Cuốn
sách là một tài liệu quan trọng khẳng định vai trò của bài tập giáo dục học trong
nâng cao năng lực, rèn kỹ năng nghề cho sinh viên sƣ phạm.
Trong lĩnh vực Tốn học, tác giả Tơn Thân (1995), với Xây dựng hệ thống
câu hỏi và bài bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố tư duy sáng tạo cho học
sinh khá và giỏi Toán ở trường THCS Việt Nam [64] và tác giả Trần Đình Châu
(1996), với Xây dựng hệ thống bài tập số học nhằm bồi dưỡng một số yếu tố
của tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi Toán ở trường THCS Việt Nam

[5],… đã bƣớc đầu xác định những căn cứ, đồng thời làm rõ đặc điểm môn học
để thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm bồi dƣỡng năng lực tƣ duy, đề cao
u cầu suy diễn lơgíc chặt chẽ nhƣng khơng coi nhẹ vai trị của suy đốn, thể
hiện đƣợc sự kết hợp giữa cụ thể và trừu tƣợng. Kết quả nghiên cứu trên là
những gợi mở quan trọng để tác giả xác định căn cứ phân tích, lựa chọn vấn đề,
nội dung thiết kế BTNT cho mơn học mà mình nghiên cứu.
Trong lĩnh vực Ngữ văn, tác giả Đỗ Thu Hà (2014), với luận án Xây dựng
hệ thống bài tập phát triển kỹ năng nói cho sinh viên sư phạm ở học phần tiếng
Việt thực hành [18], đã đề cập đến hệ thống bài tập ở từng phân môn, với các
bài tập dành riêng cho ngƣời học ở bậc học khác nhau rất đang dạng, phong phú.


22

Tƣơng ứng với mỗi phân mơn, mỗi trình độ, bậc học đều có các bài tập nhằm hỗ
trợ ngƣời dạy và ngƣời học. Trong đó, mỗi loại bài tập đƣợc trình bày cụ thể về
đặc điểm, mục đích, quy trình thực hiện và phạm vi có thể áp dụng. Tuy nhiên,
do chi phối bởi mục đích, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu nên việc nghiên cứu
vấn đề thiết kế hệ thống bài tập bổ sung chƣa đƣợc quan tâm nhiều, ở đây tác giả
mới dừng lại ở những hƣớng dẫn khái quát về hệ thống bài tập chứ chƣa có điều
kiện đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể nhƣ phân loại, chức năng, cấu trúc,... mặc
dù xác định rõ mục đích, vai trị của bài tập nhƣng làm thế nào, vận dụng ra sao
để có thể đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất lại chƣa đƣợc đề cập đến, đây cũng là vấn đề
mà tác giả cần rút ra cho nghiên cứu của mình đƣợc bổ sung đầy đủ.
Liên quan đến hoạt động sử dụng bài tập, trong lĩnh vực Sinh học, tác giả
Phan Đức Duy (1999), với Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho
sinh viên kỹ năng dạy học sinh học [34] và tác giả Lê Thanh Oai (2001), với Sử
dụng câu hỏi, bài tập để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy
- học sinh thái lớp 11 THPT [49], đã đƣa ra cơ sở lý luận về vấn đề XD&SDBT
trong dạy học sinh học nhằm năng cao chất lƣợng giảng dạy, kích thích tính tích

cực hoạt động nhận thức ở ngƣời học và xây dựng đƣợc hệ thống bài tập giúp học
sinh rèn luyện kỹ năng dạy học ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trƣờng.
Tuy nhiên, tiếp cận dƣới góc độ dạy học mơn học tác giả nhận thấy việc phân loại
bài tập còn chƣa hợp lý, chƣa phân loại theo từng dạng bài, cách thức tổ chức và
hình thức vận dụng mới chỉ dừng lại ở hình thức bài giảng cung cấp kiến thức
mới, chƣa đi sâu vào các hình thức khác nhƣ thực hành thực tập, thí nghiệm, tự
học, seminar,… Trong lĩnh vực Hóa học, tác giả Nguyễn Xuân Trƣờng (2006),
với Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học trường phổ thơng [78], trong nghiên
cứu của mình đã có những nghiên cứu chuyên sâu về các phƣơng pháp giải bài
tập. Tác giả đã khai thác triệt để các dạng bài tập khác nhau về lý thuyết và có
nhiều cách giải khác nhau làm phong phú thêm kiến thức cho học sinh. Đồng thời,
qua đó tác giả cũng khẳng định rằng trong QTDH hóa học thì bài tập là phƣơng
tiện cơ bản để rèn luyện các thao tác tƣ duy, giúp học sinh hiểu kiến thức một cách
sâu sắc, biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và có hiệu quả.


23

Đề cập đến cả hai vấn đề thiết kế và sử dụng bài tập, trong lĩnh vực Hóa
học, tác giả Cao Tự Giác (2009), trong Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm
trong dạy và học hóa học [16], đã bƣớc đầu đã xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề
này. Điểm nổi bật của cơng trình trên là xây dựng đƣợc hệ thống bài tập phong
phú về số lƣợng, có phân loại theo từng dạng bài, coi việc TK&SDBT hóa học
nhƣ là phƣơng tiện cơ bản để rèn luyện các thao tác tƣ duy, đồng thời giúp học
sinh hiểu kiến thức một cách sâu sắc, biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt
và có hiệu quả đã trở nên rất phổ biến và đƣợc rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên,
số bài tập nhiều nhƣng lại chƣa đƣợc sắp xếp hợp lý theo trình độ học sinh nên
gây nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh khi lựa chọn cũng nhƣ sử dụng
trong QTDH. Mặt khác, việc nghiên cứu có tính hệ thống từ những cơ sở lý luận
đến việc đề xuất các nguyên tắc và xác lập một quy trình hợp lý trong

TK&SDBT (trong đó thể hiện rõ những kỹ thuật TK&SD), để từ đó giúp giáo
viên có những định hƣớng về phƣơng pháp và kỹ năng thiết kế câu hỏi, bài tập
nhằm tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh còn chƣa đƣợc quan tâm nghiên
cứu đầy đủ. Những gợi mở trên là những lƣu ý giúp tác giả tập trung hơn vào
việc nghiên cứu để xác định các yêu cầu, xây dựng quy trình TK&SD BTNT
nhƣ một phƣơng tiện, kỹ thuật để tổ chức hƣớng dẫn học viên tự lực phát hiện
kiến thức mới nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
Trong lĩnh vực Giáo dục học, tác giả Thái Duy Tuyên (2001), trong
Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại [82] và Phương pháp dạy học
truyền thống và đổi mới [83] và tác giả Phạm Viết Vƣợng (2007), trong cuốn
Bài tập giáo dục học [89], đã xây dựng đƣợc hệ thống bài tập môn học nhằm
hỗ trợ giáo viên, sinh viên trong dạy và học môn học. Cùng với đó đã đƣa ra
những cơ sở ban đầu của việc TK&SDBT qua việc nêu nên những yêu cầu,
nguyên tắc, quy trình để TK&SDBT. Giải bài tập giúp học sinh đƣợc thỏa mãn
về tri thức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, bồi dƣỡng sự u thích mơn học,
phát triển tính chủ động, sáng tạo trong học tập, kết quả học tập của học sinh là
cơ sở giúp giáo viên điều chỉnh giờ dạy. Tác giả còn nêu ra thực trạng về hệ


24

thống bài tập đối với các mơn KHXH&NV, đó là “một hệ thống bài tập nghèo
nàn, ít có tính chất vận dụng, thực hành làm giảm tính thực tiễn của bài học”
[82, tr. 234]. Tuy nhiên, vấn đề này còn ít đƣợc nghiên cứu về lý luận, do vậy
các giáo viên thƣờng gặp khó khăn khi muốn biên soạn một hệ thống bài tập
cho một giờ lên lớp. Kết quả của các cơng trình trên đã cung cấp cho tác giả
những vấn đề cơ bản của lý luận về bài tập nhƣ: khái niệm; vị trí, vai trị của
bài tập trong QTDH; phân loại hệ thống bài tập; các yêu cầu, quy trình
TK&SDBT. Những gợi mở khoa học trên giúp tác giả có thêm cơ sở khoa học
để tiến hành đi sâu vào những vấn đề mà luận án cân tập trung làm rõ.

Cùng với đó, trong lĩnh vực hoạt động quân sự ở nhà trường quân đội
cũng có một số cơng trình đề cập đến vai trị, tác dụng, khả năng TK&SD bài
tập trong dạy học các môn KHXH&NV. Tiêu biểu có cơng trình Bài tập thực
hành Giáo dục học quân sự (2007) [28], của tập thể Khoa Sƣ phạm Qn sự và
cơng trình Bài tập thực hành Tâm lý học quân sự (2008) [29], của tập thể Khoa
Tâm lý học Quân sự đã đề cập đến các dạng bài tập khác nhau của học phần
Giáo dục học quân sự nhƣ bài tập lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tình
huống,… qua đó giúp học viên ơn tập, củng cố những kiến thức đã học và vận
dụng vào trong thực tiễn huấn luyện ở các TSQQĐ hiện nay. Nhìn chung, các
bài tập cịn giúp học viên rèn luyện những kỹ năng nghiên cứu, phân tích tình
huống và thực nghiệm tâm lý học, bƣớc đầu hình thành kỹ năng thiết kế, tổ chức
và thực thi các dạng bài có liên quan đến vấn đề tâm lý và giáo dục.
Bên cạnh việc TK&SDBT nói chung, việc TK&SD BTNT trong dạy học
theo TCNL cũng đƣợc các học giả bàn đến xong số lƣợng còn khá khiêm tốn.
Do vậy, những bài viết, những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này là vơ cùng ít
ỏi. Đây là một khó khăn khơng nhỏ khi nghiên cứu đề tài này.
Tác giả Lê Đình Trung (1994), trong luận án Xây dựng và sử dụng bài toán
nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền
trong chương trình Sinh học bậc trung học phổ thơng [77], đã đi vào phân tích cơ
sở, bản chất lý luận dạy học của BTNT; chỉ ra đặc trƣng cơ bản của BTNT là cơ


×