Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo trong đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 22 trang )

PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN TRONG CƠNG
TÁC PHỊNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID - 19 TỪ
ĐẦU NĂM 2021 ĐẾN NAY.

1


PHỤ LỤC
1. Tên đề tài ..................................................................................................................... 3
2. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................3
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 5
4. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu .............................................. 9
4.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 9
4.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 9
4.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 9
5. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10
5.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................10
5.2 Khách thể nghiên cứu .........................................................................................10
5.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................10
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................10
7.1 Phương pháp luận ............................................................................................ 10
7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................................... 11
7.2.1 Phương pháp định tính ..............................................................................11
7.2.1.1 Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: ...................................................... 11
7.2.1.2 Xác định nội dung phỏng vấn: ........................................................ 11
7.2.1.3 Xây dựng kế hoạch phỏng vấn: ....................................................... 11
7.2.1.4 Lựa chọn hình thức phỏng vấn: ...................................................... 12
7.2.2 Phương pháp định lượng ...........................................................................12
7.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................12


7.2.2.2. Phương pháp thao tác hóa khái niệm: ........................................... 14
8. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................14
9. Tiến độ thực hiện ...................................................................................................... 14
10. Sản phẩm nghiên cứu .............................................................................................15
11. Dự trù kinh phí nghiên cứu ................................................................................... 16
12. Cấu trúc dự kiến ..................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 18
PHỤ LỤC BẢNG HỎI .................................................................................................19

2


1. Tên đề tài
Phong cách ứng xử của Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
trong cơng tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 từ đầu năm 2021 đến nay.
2. Lý do chọn đề tài
Văn hóa ứng xử trong giao tiếp chính là thước đo giá trị của mỗi con người.
Đồng thời, đó cũng là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công hay thất bại của
mỗi người trên đường công danh, sự nghiệp. Đúng như nhà diễn thuyết, tác gia
nổi tiếng người Mỹ - ông Les Brown từng nói: “Kỹ năng giao tiếp là một cơng
cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là với gia đình, đồng
nghiệp hay khách hàng của bạn”. Trong bất kì mối quan hệ nào thì phong cách
ứng xử đều là cầu nối để gắn kết các mối quan hệ thêm gắn bó, hữu nghị.
Đặc biệt khi nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không thể không nhắc tới
một vị lãnh tụ cực kỳ lịch sự, thanh tao và cao quý trong cách ứng xử với bạn
bè quốc tế, với cụ già, phụ nữ, thanh niên và nhi đồng. Bác chính là một tấm
gương sáng về phong cách ứng xử để toàn thể dân tộc học tập, noi theo đặc biệt
là các cán bộ lãnh đạo.
Đứng đầu các bộ máy nhà nước là Đảng viên, cán bộ lãnh đạo đều phải có
tác phong gương mẫu, chỉnh chu trong công việc và tiếp xúc với nhân dân. Bên

cạnh đó, họ cần phải thực hiện phong cách ứng xử một cách khiêm tốn, nhã
nhặn, đúng chuẩn mực. Trước tình hình đất nước có rất nhiều thay đổi, biến
động thì vấn đề về phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo ngày càng được quan
tâm nhiều hơn. Từ đầu năm 2021, Việt Nam phải đối mặt với đại dịch Covid-19
diễn biến hết sức phức tạp bởi tốc độ lây lan, sự biến đổi liên tục của các chủng
thể virut mới đã dẫn đến tỷ lệ tử vong diễn ra chưa từng thấy trong lịch sử. Đặc
biệt là thiệt hại nặng nề trên tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội do đại dịch
covid - 19 để lại thật đáng sợ đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới, trong đó
có Việt Nam.Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị
của Việt Nam đã đoàn kết, chung tay bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân
dân.
3


Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, các cấp, các ban ngành và
các doanh nghiệp đều góp phần sức lực về của cải, vật chất và tinh thần vào
cơng tác phịng chống dịch bệnh. Các cán bộ lãnh đạo đóng một vai trị hết sức
quan trọng trong cơng tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là cán bộ tại Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận. Các cán bộ lãnh đạo ra sức, tăng cường chi viện cho
các phòng tuyến diễn ra dịch bệnh phức tạp. Họ tiến hành hỗ trợ rà soát, kiểm
tra cùng với đội ngũ nhân viên y tế để nhanh chóng lấy mẫu test nhanh, trực tại
các chốt, khu phong tỏa, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và cung cấp hỗ trợ các
bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2. Qua quá trình làm việc cho thấy, đa số cán
bộ lãnh đạo đều có phong cách ứng xử đúng chuẩn mực, có văn hóa, hịa đồng,
gần gũi với nhân dân. Và họ sống rất có trách nhiệm, có lối sống lành mạnh,
nghiêm chỉnh chấp hành các điều lệnh của Đảng. Bên cạnh những tấm gương tốt
về phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo thì vẫn cịn một số bộ phận cán bộ có
những hành vi, thái độ, lời nói trong ứng xử với nhân dân chưa tốt làm ảnh
hưởng đến hình ảnh và uy tín của cán bộ lãnh đạo. Từ những thực trạng trên cho
thấy để khắc phục những hạn chế trong phong cách ứng xử, thực hiện có hiệu

quả lời nói phải đi đơi với việc làm, mỗi cán bộ cần không ngừng trau dồi khả
năng giao tiếp, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, gần gũi gắn bó mật thiệt với nhân
dân. Với ý nghĩa nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Phong cách ứng xử của cán bộ
lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch
bệnh Covid - 19 từ đầu năm 2021”, làm tiểu luận nghiên cứu.
❖ Ý nghĩa đóng góp của đề tài:
- Ý nghĩa lý luận : Góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về phong cách ứng xử của Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Thuận trong cơng tác phịng chống dịch bệnh. Đồng thời hồn thiện lý luận về
xây dựng đội ngũ cán bộ tiêu biểu, gương mẫu, có văn hóa trong phong cách
ứng xử với nhân dân.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo
đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng, nâng cao phong cách ứng xử đúng
chuẩn mực, lịch sự, có văn hóa.
4


3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, phong cách ứng xử được xem là thước đo giá
trị của mỗi con người. Không chỉ trong quá trình làm việc mà ngay trong cuộc
sống đời thường, hành vi ứng xử được đánh giá là phẩm chất, lối sống của mỗi
cá nhân. Vì vậy mà phong cách ứng xử của các cán bộ lãnh đạo trong công tác
phòng chống dịch bệnh Covid - 19 là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Chúng ta cũng bắt gặp những tấm gương điển hình về phong cách ứng xử trong
giao tiếp với đối tác, bạn bè hay nói rộng hơn là trong lĩnh vực ngoại giao quốc
tế. Văn hóa ứng xử chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công
hay thất bại của mỗi con người. Nói về giỏi giao tiếp, ứng xử thì chúng ta khơng
thể khơng nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Phong
cách ứng xử của Người mang một dấu ấn riêng, bởi nó là sự kết hợp hài hịa,
nhuần nhuyễn giữa văn hóa ứng xử của phương Tây và Phương Đơng. Để có

được phong cách ấy thì Bác đã khơng ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân
cách và đúc kết từ cuộc đời sự nghiệp cách mạng của chính mình. Chủ tịch Hồ
Chí Minh chính là tấm gương sáng để tồn bộ cán bộ lãnh đạo học hỏi và noi
theo.
Những vấn đề về phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo cả nước trong
cơng tác phịng chống dịch nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu và thành quả của cơng trình nghiên cứu ấy chính
là các luận văn, luận án tiến sĩ, các bài viết sách, báo được đăng trên các trang
tạp chí chun ngành. Để có thêm thơng tin cũng như nâng cao kết quả nghiên
cứu đề tài thì việc đọc, tìm hiểu thêm tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu trước là một điều tất yếu.
Đặng Khắc Ánh (2019),“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện
cán bộ vào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay” thuộc thể loại tạp chí, được
đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước. - 2019. - Số 280.- Tr. 58 - 63. Trình bày tư
tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ và quá trình vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về huấn luyện cán bộ vào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Dựa
trên phương thức nghiên cứu là phân tích và tổng hợp. Giả thuyết là dựa trên tư
5


tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác - Lênin. Kết quả đạt được là chỉ ra những
thành tựu, ưu điểm đạt được và khắc phục nhược điểm, hạn chế khi vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào huấn luyện đào tạo, cán bộ. Đồng thời đề ra các biện
pháp hữu ích nhằm nâng cao hơn nữa cơng tác huấn luyện cán bộ vào đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ hiện nay.
Văn Thi Thanh Mai (2018), Học tập và làm theo phong cách lãnh đạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh” được đăng trên Tạp chí Mặt trận số 176 (4/2018) và
được đăng trên Thư viện số - Thư viện Thành phố Cần Thơ, thuộc thể loại tạp
chí. Nội dung của tạp chí này là nêu lên quan điểm cũng như những vấn đề cần
thiết để học tập và làm phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nội

dung tạp chí được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, chủ
yếu là sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, vận dụng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh và phương pháp tổng kết thực tiễn,… Qua đó, tác giả đưa ra kết quả
về vấn đề mình nghiên cứu: Tấm gương đạo đức, phong cách lãnh đạo của Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln gần dân, vì dân thể hiện từ tư duy khoa học, ngôn ngữ
diễn đạt, nguyên tắc làm việc, nghệ thuật ứng xử đến sinh hoạt hàng ngày đã trở
thành biểu tượng để mỗi cán, đảng viên học tập và làm theo.
“Phương thức đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận
dụng của Đảng trong lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay”
thuộc thể loại tạp chí, do tác giả Vũ Thị Thu Hà viết, được xuất bản vào năm
2020 trên Tạp chí Giáo dục lý luận. - 2021. - Số 319 + 320.- Tr. 42 - 48. Câu hỏi
nghiên cứu là tìm hiểu về phương pháp đồn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh và sự vận dụng của Đảng trong bối cảnh mới hiện nay. Dựa trên phương
pháp nghiên cứu là phân tích và tổng hợp. Giả thuyết là dựa trên tư tưởng Hồ
Chí Minh và Chủ nghĩa Mác - Lênin. Kết quả đạt được là chỉ ra những thành tựu,
ưu điểm đạt được và khắc phục nhược điểm, hạn chế khi vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh vào việc lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời đề ra
các biện pháp hữu ích nhằm nâng cao hơn nữa phương thức đồn kết dân tộc
trong tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng của Đảng trong việc lãnh đạo xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay.
6


Đề tài thực nghiệm “Tác động của các nhân tố thuộc phong cách lãnh đạo
đến kết quả thực hiện công việc của cán bộ công chức các cơ quan chuyên mơn
tại tỉnh Sóc Trăng” thuộc sở hữu của nhóm tác giả Cao Minh Trí – Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và Cao Thị Út – Cơng an Thành
phố Sóc Trăng, Việt Nam. Đề tài xuất bản năm 2017 và được đăng trên Tạp chí
khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – số 12(2)2017. Bằng các
phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp

điều tra xã hội học, phương pháp thống kê so sánh và được tiến hành nghiên cứu
qua hai bước: Định tính và định lượng, đề tài đã làm rõ nội dung nghiên cứu về
tác động của các nhân tố thuộc phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công
việc của cán bộ công chức các cơ quan chun mơn tại tỉnh Sóc Trăng. Từ đó
đưa ra các giả thuyết như sự hấp dẫn bởi hành vi lãnh đạo có tác động đến kết
quả thực hiện công việc, sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo có tác
động cùng chiều đến kết quả thực hiện cơng việc, sự truyền cảm hứng có tác
động cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc. Và đưa ra kết luận về đề tài là
rất cần thiết nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố thuộc
phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc của cán bộ công chức các
cơ quan chun mơn tại tỉnh Sóc Trăng, từ đó giúp cho các cấp lãnh đạo đưa
ra các điều chỉnh phù hợp, góp phần cải thiện kết quả thực hiện công việc.
Luận án tiến sĩ của Đinh Bá Âu (2019) Xây dựng phong cách ứng xử của
công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh”- Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu chính là Xây dựng
phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay (2019) theo phong
cách Hồ Chí Minh. Phương pháp luận: Luận án được tiến hành nghiên cứu dựa
trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp lịch sử - logic;
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp tổng hợp, so sánh; Phương
pháp tổng kết thực tiễn. Luận án làm rõ nhận thức những vấn đề lý luận về xây
dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ
7


Chí Minh, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp
nhằm xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong
cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Đưa ra một số dự báo về những yếu
tố tác động đến xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong

cách Hồ Chí Minh thời gian tới và đề xuất một số giải pháp có tính khoa học
giúp cho lực lượng Cơng an nhân dân có cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng
phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh có hiệu
quả.
Tác giả Trần Nguyễn Khánh Vân đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá năng lực
lãnh đạo của cán bộ chủ chốt tại văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế” và được trình bày theo thể loại luận văn. Luận văn được xuất bản năm
2019 và thuộc nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế Huế. Tác giả đã đưa ra các
câu hỏi nghiên cứu liên quan đến đề tài: Các yếu tố nào cấu thành nên năng lực
lãnh đạo?; Những nhân tố nào ảnh hưởng tới năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ
chốt tại văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế?;… Và bằng các phương pháp
nghiên cứu như Phương pháp thu thập dữ liệu; Phương pháp nghiên cứu định
tính, phương pháp nghiên cứu định lượng; Phương pháp chọn mẫu; Phương
pháp xử lý và phân tích dữ liệu, tác giả đã đi đến kết luận: Hệ thống hóa các vấn
đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo; Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt của văn phòng UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế; Đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt văn
phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong
thời gian tới.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước cách mạng ở Việt Nam”
thuộc thể loại Tạp chí, do hai tác giả viết là Trương Quốc Chính và Trương Thị
Quỳnh Hoa. Bài viết được xuất bản vào năm 2019 trên Tạp chí Quản lý Nhà
nước -2019 Số 284 - trang 9-13. Câu hỏi nghiên cứu là trình bày tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng nhà nước cách mạng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Dựa trên phương pháp nghiên cứu là phân tích và tổng hợp. Giả thuyết là
8


dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác - Lênin. Kết quả đạt được là

chỉ ra những thành tựu, ưu điểm đạt được và khắc phục nhược điểm, hạn chế về
việc xây dựng nhà nước cách mạng ở Việt Nam. Đồng thời đề ra các biện pháp
hữu ích nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của xây dựng nhà nước cách mạng, phát
triển nhà nước ngày càng hồn thiện và vững mạnh.
Qua sự tìm đọc các đề tài khác nhau, chúng ta thấy được điểm chung nhất
của các đề tài đều liên quan đến vấn đề phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo
ở các ngành khác nhau, tại các địa phương khác nhau. Điều đó cho thấy được
tính cấp thiết hơn bao giờ hết của đề tài mà tôi đã đưa ra “Phong cách ứng xử
của cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh Covid – 19 từ đầu năm 2021 đến nay ”.
4. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phong cách ứng xử của Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân
dân Tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid – 19 từ đầu
năm 2021, từ đó đưa đề xuất một số phương pháp góp phần nâng cao vấn đề này
tại địa bàn Tỉnh Bình Thuận.
4.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả và hạn chế trong phong cách ứng xử của Cán bộ lãnh
đạo Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phòng
chống dịch bệnh Covid – 19 từ đầu năm 2021 đến nay.
- Phân tích nguyên nhân/ yếu tố tác động đến phong cách ứng xử của Cán
bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch
bệnh Covid – 19 từ đầu năm 2021 đến nay.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho phong cách ứng xử của
Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống
dịch bệnh Covid – 19 từ đầu năm 2021 đến nay.
4.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào tạo nên phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo?

9



- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới phong cách ứng xử, năng lực lãnh đạo
của cán bộ tại Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong dịch bệnh Covid -19 từ
đầu năm 2021 đến nay ?
- Trình bày kết quả đạt được qua việc tìm hiểu, nghiên cứu phong cách ứng
xử của cán bộ lãnh đạo trong đại dịch Covid -19?
5. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Phong cách ứng xử của Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình
Thuận trong cơng tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 từ đầu năm 2021 đến
nay.
5.2 Khách thể nghiên cứu
Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận
5.3 Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian: Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận
- Thời gian: từ đầu năm 2021 đến nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là, nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phong cách ứng xử
của cán bộ lãnh đạo trong cơng tác phịng chống dịch.
- Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng đề tài phong cách ứng xử của cán
bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch
từ đầu năm 2021, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
- Ba là, đề xuất phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả phong cách ứng xử
của cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng
chống dịch từ đầu năm 2021.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối

của Đảng về xây dựng văn hóa cơng vụ trong cán bộ và chính sách, pháp luật

10


của Nhà nước. Tiếp cận quan điểm của các chuyên gia và nhân dân về phong
cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo.
7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Phương pháp định tính
Phương pháp phỏng vấn sâu giúp tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán
bộ, nhân dân tại các địa phương của Tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phòng
chống dịch và một số chuyên gia nhiều hiểu biết về vấn đề này nhằm đánh giá
lại về bảng khảo hỏi, từ đó hồn thiện bảng hỏi để đưa vào khảo sát chính thức.
7.2.1.1 Lựa chọn đối tượng phỏng vấn:
- Số lượng chuyên gia: 10 đến 15 chuyên gia
- Đặc điểm: có nhiều kinh nghiệm, kiến thức, lý luận về nội dung đề tài. Là
người đã từng nghiên cứu về phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo.
7.2.1.2 Xác định nội dung phỏng vấn:
- Anh/chị hiểu như thế nào về phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo?
- Anh/chị có nhận định/ý kiến gì về phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid
– 19 từ đầu năm 2021 đến nay?
- Anh/chị nhận thấy phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid 19 từ đầu
năm 2021 đến nay như thế nào?
- Theo anh/chị, cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cần có
những cải thiện gì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ?
- Những yếu tố nào tạo nên một người cán bộ có phong cách ứng xử tốt,
đặc biệt là trong đại dịch Covid 19 hiện nay?
7.2.1.3 Xây dựng kế hoạch phỏng vấn:

- Thời gian: thời gian phỏng vấn tối đa một chuyên gia là 30 phút
- Địa điểm: Ở những cơ quan làm việc chính, hoặc tại các chốt phịng
chống dịch bệnh.
- Phân cơng nhiệm vụ:
+ Người thực hiện phỏng vấn: Nguyễn Thị Hồng Thương, cố vấn khoa học.
11


+ Nhập liệu thống kê: Nguyễn Thị Hồng Thương, cố vấn khoa học.
7.2.1.4 Lựa chọn hình thức phỏng vấn:
- Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia
7.2.2 Phương pháp định lượng
7.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
- Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ
và nghiên cứu chính thức. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, dựa trên mục tiêu nghiên
cứu, lý thuyết về phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bình Thuận và các thang đo lý thuyết tương ứng để hình thành mơ hình nghiên
cứu. Tiếp theo là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương
pháp định lượng thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn
gửi bằng các hình thức trực tuyến cho các cán bộ lãnh đạo, nhân dân đang bị ảnh
hưởng của đại dịch covid-19.
- Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương
pháp lấy mẫu thuận tiện tới các cán bộ lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình
Thuận đang chịu ảnh hưởng của đại dịch covid-19. Nguồn dữ liệu thu thập được
xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích
nhân tố khám phá, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để làm rõ hơn các
vấn đề liên quan đến giả thuyết nghiên cứu.
a. Căn cứ để xác định dung lượng mẫu cho đề tài:
- Độ tin cậy , mức độ chắc chắn của mẫu được chọn
- Sai số mà nghiên cứu có thể chấp nhận được

- Các loại kiểm định và phân tích sẽ phải thực hiện
- Kích thước của tổng thể
- Địi hỏi tính khoa học
- Điều kiện về tài chính
- Điều kiện về nhân lực , vật lực
*Trường hợp không biết quy mơ tổng thể

Trong đó :

n=�� .
12

�. �−�
��


• n: kích thước mẫu cần xác định
• Z: giá trị bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn .Thông thường ,
độ tin cậy được sử dụng là 95% tương ứng với Z=1,96
• p:tỷ lệ ước cỡ mẫu n thành công. Thường chúng ta chọn p=0,5 để tích số
p(1 - p) là lớn nhất điều này đảm bảo an tồn cho mẫu n ước lượng
• e: sai số cho phép . Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là ±01(1%)
±0.05(5%), ±0.1(10%) trong đó mức phổ biến nhất là ±0.05
Trường hợp biết quy mô tổng thể
�=



�+�.��


Trong đó :
• n: kích thước mẫu cần xác định
• N: quy mơ tổng thể
• e: sai số cho phép . Thường ba tỉ lệ sai số hay sử dụng là: ±01(1%),
±0.05(5%), ±0.1(10%) trong đó mức phổ biến nhất là ±0,05
b. Xây dựng phương án và cách thức chọn mẫu cho đề tài:
❖ Xây dựng phương án:
➢ Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu
➢ Bước 2: Xác định khung chọn mẫu
➢ Bước 3: Lựa chọn phương án lấy mẫu: xác xuất hay phi xác xuất hay
kết hợp cả hai phương pháp
➢ Bước 4: Quy mô của mẫu/ Dung lượng mẫu
➢ Bước 5: Viết hướng dẫn cho việc xác định và lựa chọn các phần tử
trong thực tế của mẫu
❖ Cách thức chọn mẫu cho đề tài:
- Phương pháp chọn mẫu: nhiều giai đoạn và kết hợp xác xuất và phi xác
xuất
- Nguyên tắc: Chọn mẫu liên tiếp.
- Các bước thực hiện:
13


Bước 1: Tổng thể nghiên cứu cán bộ lãnh đạo tại Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Thuận. Chia tỉnh Bình Thuận thành các cụm trung tâm, các tỉnh ven tỉnh
Bình Thuận.
Bước 2: Mỗi cụm lấy một quận, huyện, thị xã ở Ủy ban Nhân dân tỉnh
Bình Thuận để làm đại diện.
Bước 3: Chọn ra một phường, xã để làm đại diện phỏng vấn lấy ý kiến của
cán bộ lãnh đạo về phong cách ứng xử và thái độ của cán bộ khi thực thi nhiệm
vụ trong dịch Covid – 19.

Bước 4: Chọn ra một ấp, khu phố để tiếp tục khảo sát lấy ý kiến của cán bộ
lãnh đạo về phong cách ứng xử và thái độ của cán bộ khi thực thi nhiệm vụ
trong dịch Covid – 19.
Bước 5: Chọn ngẫu nhiên bằng cách quay số để tiếp tục khảo sát, thơng
qua các hộ gia đình có cán bộ làm lãnh đạo trong cơng tác phịng chống dịch
Covid – 19.
7.2.2.2. Phương pháp thao tác hóa khái niệm:
Tiến hành xây dựng bảng hỏi theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các khái niệm cần trừu tượng hóa
Bước 2: Xác định các biến, từ đó xác định các chỉ báo và thang đo phù hợp
Bước 3: Tiến hành xây dựng câu hỏi dựa trên các chỉ báo đã có
8. Giả thuyết khoa học
- Người cán bộ lãnh đạo cần rèn luyện tác phong làm việc nhiệt tình,
gương mẫu, trách nhiệm, khiêm tốn, tơn trọng, gắn bó và nắm bắt được tâm tư
nguyện vọng của nhân dân. Thực hiện có hiệu quả lời nói đi đơi với việc làm,
khắc phục thái độ tự kiêu, tự đại.
- Người cán bộ cần bồi dưỡng thêm trình độ chun mơn, lý luận chính trị,
khơng ngừng học tập để có những kĩ năng tốt nhất trong quá trình làm việc, Nêu
cao tinh thần phê bình và tự phê bình, có ý thức tổ chức kỷ luật cao trong công
việc.
9. Tiến độ thực hiện
Từ 05/2021 đến 11/2021
14


Thời gian

05/2021

06/2021


Nội dung công
việc

Người tham gia

Xây dựng đề

Nguyễn Thị

cương nghiên

Hồng Thương,

cứu

cố vấn khoa học

Xây dựng công
cụ nghiên cứu

Nguyễn Thị
Hồng Thương,
cố vấn khoa học

Kinh

Lượng giá kết

phí


quả
01 đề cương chi
tiết, sơ bộ
01 cơng cụ định
lượng
01 cơng cụ định
tính

Nguyễn Thị
07/2021

Khảo sát

Hồng Thương,

Bộ dữ liệu (thô)

cố vấn khoa học
08/2021

09/2021

11/2021

Tổng hợp và
Xử lý dữ liệu
Thực hiện viết
báo cáo
Trình bày báo

cáo

Nguyễn Thị
Hồng Thương,

Dữ liệu đã xử lí

cố vấn khoa học
Nguyễn Thị

Báo cáo tổng

Hồng Thương,

hợp + báo cáo

cố vấn khoa học

chi tiết

Nguyễn Thị
Hồng Thương,
cố vấn khoa học

10. Sản phẩm nghiên cứu
- 01 đề cương chi tiết, sơ bộ
- 01 công cụ định lượng
- 01 công cụ định tính
- Bộ dữ liệu (thơ)
- Báo cáo tổng hợp + báo cáo chi tiết


15

Công bố nghiên
cứu


11. Dự trù kinh phí nghiên cứu

Nội dung các khoản chi

Số tiền (đồng)

Công lao động trực tiếp tham gia thực
hiện đề tài

Ghi chú

2.500.000

Thuê chuyên gia phối hợp nghiên cứu

3.000.000

Mua sắm thiết bị

1.000.000

Điều tra, khảo sát thu nhập số liệu


1.500.000

Hội nghị Hội thảo

3.000.000

Quản lý chung của cơ quan chủ trì

1.000.000

Văn phịng phẩm in ấn dịch tài liệu

1.000.000

12. Cấu trúc dự kiến
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài/ tính cấp thiết/ bối cảnh nghiên cứu
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Giả thuyết khoa học
NỘI DUNG
 Chương 1: Cơ sở lý luận về Phong cách ứng xử của Cán bộ lãnh đạo Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid
– 19 từ đầu năm 2021.
1.1. Khái niệm về phong cách ứng xử, cán bộ lãnh đạo.
1.2. Vị trí của phong cách ứng xử
16



1.3. Vai trò của phong cách ứng xử
1.4. Tầm quan trọng của phong cách ứng xử
 Chương 2: Thực trạng về Phong cách ứng xử của Cán bộ lãnh đạo Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch bệnh
Covid – 19 từ đầu năm 2021.
Thực trạng phong cách ứng xử của các bộ lãnh đạo thành phố trong công tác
chống dịch từ đầu năm 2021 đến nay
2.1. Ưu điểm của phong cách ứng xử trong thời gian qua
2.2. Hạn chế của phong cách ứng xử
 Nguyên nhân
 Hậu quả
 Chương 3: Giải pháp về Phong cách ứng xử của Cán bộ lãnh đạo Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid –
19 từ đầu năm 2021.
3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu của phong cách ứng xử.
3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong phong cách ứng xử của
cán bộ lãnh đạo thành phố trong cơng tác phịng chống dịch.
KẾT LUẬN

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Khắc Ánh. (2019). Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán
bộ vào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Tạp chí Quản lý Nhà nước. Số 280.
Tr.58 - 63.
2. Văn Thị Thanh Mai. (2018). Học tập và làm theo phong cách lãnh đạo

của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tạp chí Mặt trận. Số 176 (4/2018). Tr.26 –
29.
3. Vũ Thị Thu Hà. (2020). Phương thức đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh và sự vận dụng của Đảng trong lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc hiện nay. Tạp chí Giáo dục lý luận. Số 319 + 320. Tr.42 - 48.
4. Cao Minh Trí – Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và
Cao Thị Út – Cơng an Thành phố Sóc Trăng, Việt Nam. (2017). Tác động của
các nhân tố thuộc phong cách lãnh đạo đến kết quả thực hiện công việc của cán
bộ cơng chức các cơ quan chun mơn tại tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Số 12(2)2017. Tr.79.
5. Đinh Bá Âu. (2019). Xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân Việt
Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh. Viện Lịch sử Đảng – Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
6. Trần Nguyễn Khánh Vân. (2019). Đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ
chủ chốt tại văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên –
Huế: Trường Đại học Kinh tế Huế.
7. Trương Quốc Chính, Trương Thị Quỳnh Hoa. (2019). Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng nhà nước cách mạng ở Việt Nam. Tạp chí Quản lý
Nhà nước. Số 284. Tr.9 – 13.

18


PHỤ LỤC BẢNG HỎI
I. Phần mở đầu:
Thân chào tất cả các anh/ chị đang tham gia khảo sát.
Chúng mình là nhóm sinh viên đến từ Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí
Minh. Hiện tại, chúng mình đang nghiên cứu về đề tài “Phong cách ứng xử của
Cán bộ lãnh đạo tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid –
19 từ đầu năm 2021”. Nhằm mục đích thu thập thêm các thông tin số liệu thực tế

một cách khách quan để có thể hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu đề tài, chúng
mình đã thảo luận để đưa ra một bảng khảo sát.
Chúng mình xin cam đoan mọi thông tin của quý anh/chị sẽ được bảo mật,
chúng mình chỉ sử dụng câu trả lời của quý anh/chị để phục vụ cơng trình
nghiên cứu và khơng sử dụng vào mục đích khác.
Chúng mình xin chân thành cảm ơn quý anh/ chị đã bỏ chút thời gian quý
báu của mình để thực hiện khảo sát.
II. Phần nội dung câu hỏi:
1. Họ và tên:...................................................................................
2. Năm sinh:...................................................................................
3. Giới tính:....................................................................................
4. Cơng việc hiện tại:.....................................................................
5. Địa điểm công tác:.....................................................................
Dưới đây là một số câu hỏi của đề tài nghiên cứu của mình. Mời quý
anh/chị thực hiện bài khảo sát theo yêu cầu. Anh/ chị hãy đánh dấu  vào ô
trống theo lựa chọn của bản thân và viết ý kiến đề xuất vào chỗ chấm [.......].
1. Anh/Chị cảm thấy phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân
dân Tỉnh Bình Thuận với nhân dân trong đợt dịch Covid – 19 từ đầu năm 2021
như thế nào?
 Rất tốt
 Tốt
19


 Bình thường
 Kém
=> Thang đo thứ bậc
2. Anh/Chị cảm thấy ngôn ngữ khi tiếp xúc với nhân dân của cán bộ lãnh
đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận với nhân dân trong đợt dịch Covid – 19
từ đầu năm 2021 như thế nào?

 Chuyên nghiệp, tôn trọng
 Qua loa, thiếu tơn trọng
=> Thang đo định danh
3. Hình thức tham gia ứng xử của cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh
Bình Thuận trong đại dịch Covid-19 là gì?
 Tuyên truyền
 Vận động
Trực tiếp chống dịch
 Tất cả các phương án trên
=> Thang đo định danh
4. Anh/Chị cảm thấy thái độ khi tiếp xúc với nhân dân của cán bộ lãnh đạo
Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận với nhân dân trong đợt dịch Covid – 19 từ
đầu năm 2021như thế nào?
 Rất tôn trọng
 Tôn trọng
 Thiếu tôn trọng
 Không tôn trọng
=> Thang đo thứ bậc
5. Anh/Chị cảm thấy hành động, việc làm khi tiếp xúc với nhân dân của
cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận với nhân dân trong đợt dịch
Covid – 19 từ đầu năm 2021 như thế nào?
 Rất nhiệt tình
 Nhiệt tình
 Thiếu nhiệt tình
20


 Khơng nhiệt tình
=> Thang đo thứ bậc
6. Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận có lắng nghe nhân

dân khơng?
 Có
 Khơng
=> Thang đo định danh
7. Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận có thuyết trình trước
nhân dân khơng?
 Có
 Khơng
=> Thang đo định danh
8. Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận có chăm lo đời sống
nhân dân trong mùa dịch khơng?
 Có
 Khơng
=> Thang đo định danh
9 . Cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận chăm lo đời sống
nhân dân trong mùa dịch như thế nào?
1

2

3

4

5

=> Thang đo khoảng (1 => 5)
10. Các yếu tố nào tác động đến phong cách ứng xử của cán bộ lãnh đạo
Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận trong đại dịch Covid-19?
 Môi trường làm việc

 Tâm lý làm việc
 Trình độ học vấn
 Tất cả các ý trên
21


=> Thang đo định danh
11. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào tạo nên một người cán bộ lãnh
đạo có phong cách ứng xử tốt, đặc biệt là trong đại dịch Covid – 19 như hiện
nay?
 Phẩm chất đạo đức
 Trình độ học vấn
 Tinh thần trách nhiệm cao
 Hòa đồng, thân thiện, gần gũi với nhân dân
 Tất cả các ý kiến trên
=> Thang đo định danh
12. Ý kiến đóng góp của anh/ chị về phong cách ứng xử của cán bộ lãnh
đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận trong cơng tác phịng chống dịch Covid
– 19 từ đầu năm 2021 đến nay?
 Đóng góp về ngơn ngữ khi tiếp xúc với nhân dân là:...............................................
 Đóng góp về thái độ khi tiếp xúc với nhân dân là:...................................................
 Đóng góp về tác phong làm việc khi thực hiện nhiêm vụ là:...................................
13.Anh/ Chị có đề xuất phương án nào để nâng cao chất lượng của cán bộ lãnh
đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Thuận về phong cách ứng khơng? Nếu có thì
xin anh/ chị trình bày ý kiến ( Câu hỏi mở)
 Khơng.
 Có: ..........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
III. Phần cuối
Xin chân thành cảm ơn anh/ chị đã dành chút thời gian tham gia tham gia
khảo sát. Chúc anh/chị có một tuần làm việc tràn đầy năng lượng.

22



×