Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội. Giai đoạn 2003 - 2007.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.93 KB, 69 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường lợi nhuận là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất
của các tổ chức tài chính, tín dụng, trong đó có các Ngân hàng thương mại
(NHTM). Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả đáp ứng đủ cung và cầu vốn
cho nền kinh tế đảm bảo yêu cầu lưu thông tiền tệ là nhân tố đặc biệt quan trọng
đối với các mục tiêu kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. Hệ thống NHTM Việt
nam đang ngày phải tự hoàn thiện, từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới
và khu vực. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu, tìm tịi các giải pháp nâng cao
thu nhập và lợi nhuận của các NHTM đang là trung tâm chú ý của các nhà khoa
học và quản lý kinh tế. Hoạt động đầu tư vẫn được coi là hoạt động cốt lõi, là
động lực của sự phát triển nói chung, của sự phát triển kinh tế đối với mọi quốc
gia trên thế giới và là sự phát triển của các tổ chức tín dụng (trong đó có các
NHTM) nói riêng. Với mục tiêu hàng đầu là phát triển và rút ngắn khoảng cách
với các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới, có thể nói chưa bao
giờ nhu cầu đầu tư lại lớn và khẩn trương như hiện nay, nhất là khi các mục tiêu
trên lại được hướng tới trong một bối cảnh là xuất phát điểm của ta còn thấp.
Bản thân vốn đầu tư luôn là một nguồn lực có hạn. Chính vì thế mà đầu tư vào
đâu, đầu tư như thế nào lại thực sự là một vấn đề khơng hề đơn giản.
Khơng chỉ có việc, hoạt động đầu tư ngày nay đang dần từng bước hướng
người dân tới những dịch vụ tiện ích hơn. Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam
chỉ quen với hình thức “gửi tiền tiết kiệm”. Trong vài năm trở lại đây mới biết
đến sản phẩm Thẻ ATM. Ngành ngân hàng phát triển ngày càng phong phú và
đa dạng các loại hình liên quan đến quá trình rút và gửi tiền hướng người tiêu
dùng tới việc sử dụng Thẻ cho quá trình thanh tốn thay vì sử dụng tiền mặt như
hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể thực hiện tốt cơng tác đầu tư có

Ngun TrÞnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B



hiệu quả cho các sản phẩm cũng như phát triển dịch vụ Thẻ. Để có thể thực hiện
tốt cơng tác này địi hỏi các ngân hàng phải có một nghiệp vụ phát triển vững
chắc và mạng lưới máy móc, trang thiết bị đi kèm được cung cấp và sử dụng một
cách đồng bộ và chính xác, đóng góp quan trọng trong hoạt động kinh doanh
cũng như sự an toàn của các NHTM.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội là Chi nhánh
Loại I của NHNoVN có trụ sở tại Phường Phương Liệt Quận Thanh Xuân Hà
Nội, được thành lập từ tháng 5/2001. Sau gần 6 năm đi vào hoạt động NHNo
Nam Hà Nội đã nhanh chóng vươn lên Top 10 chi nhánh mạnh nhất NHNoVN
về nguồn vốn, dư nợ. Tuy nhiên, hệ thống các chỉ tiêu phát triển, tăng trưởng
cịn thiếu tính ổn định và bền vững. Trong bối cảnh cạnh tranh của cơ chế thị
trường, để có thể tồn tại và phát triển NHNo Nam Hà Nội ngày càng phải quan
tâm hơn nữa tới các hoạt động đầu tư phát triển, các gói dịch vụ tiện ích có khả
năng thanh khoản cao và thời gian, chi phí bỏ ra thấp nhất. Đó cũng là xu hướng
hiện nay của các NHTM Việt Nam và đây cũng chính là cơ sở xuất phát để lựa
chọn đề tài "Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội. Giai đoạn 2003 - 2007”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được trình bày trong 62 trang
với 11 Bảng biểu và được kết cấu bởi 2 chương:
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội.
Chương 2: Định hướng và giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư phát triển
Thẻ tại Chi nhánh Nam Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nụng
thụn.

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B



CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
1.1.

Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo Chi nhánh Nam Hà
Nội
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam luôn phát triển
ổn định, bền vững tạo tiền đề cho việc mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới.
Khơng nằm ngồi xu hướng đó, các NHTM cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh thị
trường và khách hàng đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh để
khẳng định và tạo lập vị trí của mình. Đối với NHNo VN tổng nguồn vốn huy
động tại các thành phố lớn luôn chiếm trên 30% tổng nguồn vốn huy động của
toàn hệ thống, nhằm cung ứng vốn cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và
tập trung cho vay các dự án lớn của chính phủ. Trước bối cảnh về điều kiện kinh
tế chính trị - xã hội trên địa bàn cũng như các điều kiện về phát triển chung của
toàn ngành nên ngày 12/03/2001 NHNo Nam Hà Nội được thành lập theo Quyết
định số 48/NHNo/QĐHĐQT. Đây là một Chi nhánh trực thuộc NHNo Việt
Nam, có trụ sở tại tồ nhà C3 Phương Liệt, Quận thanh Xuân, Thành phố Hà
Nội. Ngày 05/08/2001 Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động. Với
mạng lưới ngồi trụ sở chính gồm 3 chi nhánh cấp 2 là: chi nhánh Giảng Võ, chi
nhánh Tây Đơ, chi nhánh Nam Đơ và các phịng giao dịch được bố trí rải rác
trên các địa bàn dân cư như: phòng giao dịch số 1- chi nhánh Giảng Võ tại số 84
Qn Thánh – Ba Đình, phịng giao dịch số 1 – chi nhánh Tây Đơ tại trường
PTTH Đồn Thị Điểm, phòng giao dịch số 2 – chi nhánh Nam ụ ti 113 Chựa

Nguyễn Trịnh Minh Hà


Kinh tế Đầu t 47B


Bộc, phòng giao dịch số 4 tại số 4 Triệu Quốc Đạt – Hồn Kiếm, phịng giao
dịch số 5 – Nam Hà Nội tại số 270 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân, phòng giao
dịch số 6 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Phòng giao dịch số 9 – Nam Hà
Nội tại trường Đại học Quản trị Kinh doanh.
Việc khai trương hoạt động Chi nhánh khơng chỉ góp phần phát triển kinh
tế của địa bàn Hà Nội mà còn khai thác khả năng nguồn vốn nội lực tại các đô
thị lớn phục vụ nhu cầu vốn cho sự nghiệp Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất
nước. Ngay từ khi mới ra đời Ban lãnh đạo Chi nhánh đã đề ra các nhiệm vụ
chính đó là: Nhanh chóng ổn định hoạt động của Chi nhánh, về con người cũng
như trang bị cơ sở vật chất. Triển khai các hoạt động kinh doanh với phương
châm hành động là "Vì sự thành đạt của khách hàng và ngân hàng"; Tăng cường
công tác Marketing thu hút khách hàng; Xây dựng các nội quy, quy chế điều
hành, cơ chế khoán. . .
1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Nam Hà Nội. Giai đoạn 2005 –
2007
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Cơn bão tài chính mới bắt đầu vào cuối năm 2008 và theo dự đoán 2009
sẽ là đáy của cuộc suy thoái kinh tế. Cơn bão này đã trực tiếp tác động vào các
doanh nghiệp, nhà máy, đặc biệt là các tổ chức tín dụng (NHTM). Đầu năm
2009, Chính phủ các nước liên tục mở các gói hỗ trợ nhằm kích thích thị trường
trong và ngồi nước. Các gói hỗ trợ kinh tế tập trung vào kích cầu các hoạt động
đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, các công ty TNHH. Ở Việt Nam gói kích
thích kinh tế đang được áp dụng với một số hình thức như: hỗ trợ 4% lãi suất
vay ngắn hạn trong thời gian 12 tháng, tăng lãi suất huy động từ 7,5%/năm lên

Ngun TrÞnh Minh Hà


Kinh tế Đầu t 47B


7,69%/năm (hiện nay) nhằm tăng lượng vốn lưu động của các NHTM và đáp
ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp, mở rộng kinh doanh. Tính đến
quý I năm 2009, dư nợ tín dụng tăng tuy chưa đạt được như mong muốn nhưng
đã phần nào cải thiện so với cuối năm 2008.
Trước khi cuộc suy thoái kinh tế xảy ra, năm 2005 và năm 2006 hoạt động
huy động vốn luôn ổn định và tăng đều trong các năm. Tuy nhiên, tính đến năm
2007, số vốn huy động được so với năm 2006 có xu hướng giảm ở một số chỉ
tiêu thể hiện ở bảng sau:
BẢNG 1.1: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
ChØ tiªu

Nă m 2005
Tỷ.VNĐ

Tû trg

Nă m 2006
Tỷ.VNĐ

Tû trg

Nă m 2007
Tỷ.VNĐ

2007/2006


Tû trg

Tỷ.VNĐ %T-G

Theo tiỊn tƯ

4,429

100.00

7,953

100.00

8,320

100.00

367

105

N gn vèn néi tƯ

3,592

81.10

7,373


92.71

7,748

93.13

375

105

837

18.90

580

7.29

572

6.88

(8)

99

Theo thành phần Kinh tế

4,429


100.00

7,953

100.00

8,319

100.00

366

105

Tiền gửi dân cư

1,393

31.45

4,226

53.14

4,182

50.27

(44)


99

Tiền gửi các TCKT

1,632

36.85

2,903

36.50

3,565

42.85

662

123

Tiền gửi, tiền vay các TCTD

551

12.44

818

10.29


569

6.84

(249)

70

N guồn vốn uỷ thác đầu t­

853

19.26

6

0.08

3

0.04

(3)

50

4,429

100.00


7,953

100.00

8,320

100.00

367

105

894

20.19

1,189

14.95

1,238

14.88

49

104

TiỊn gưi CKH < 12 th¸ng


1,057

23.87

1,489

18.72

1,591

19.12

102

107

TiỊn gưi CKH >= 12 tháng

1,625

36.69

5,269

66.25

5,488

65.96


219

104

853

19.26

6

0.08

3

0.04

(3)

N guồn vốn ngoại tệ

Phân theo thời gian
Tiền gửi không kỳ hạn

N guồn uỷ thác đầu tư

(Ngun: Bỏo cỏo kt quả kinh doanh năm 2005 – 2007)

Với số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh qua các nm ti Chi

Nguyễn Trịnh Minh Hà


Kinh tế Đầu t 47B


nhánh cho thấy năm 2005 tổng nguồn vốn huy động là 4.429 tỷ đồng trong đó
nguồn huy động bằng nội tệ là 3.592 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 81%; Nguồn huy động
bằng ngoại tệ chiếm 19%, nguồn ngoại tệ mà Chi nhánh huy động được chủ yếu
là tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn của dân cư và các dự án. Trong cơ cấu nguồn vốn
huy động thì tỷ trọng tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế chiếm một tỷ lệ tương
đối cao đạt 3.025 tỷ và đạt 68% trong tổng nguồn vốn cả về nguồn nội tệ và
nguồn ngoại tệ, đây là nguồn vốn ổn định qua các năm kể từ khi chi nhánh đi
vào hoạt động và đã tạo được niềm tin với khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn theo
kỳ huy động cho thấy tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tại Chi nhánh chiếm
tỷ trọng cao nhất 37% trong tổng nguồn vốn.
Trong năm 2006 tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh là 7.953 tỷ đồng
tăng 3.524 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2005, trong đó nguồn huy động bằng nội
tệ 7.373 tỷ đồng chiếm 92% trong tổng nguồn vốn tăng 3.781 tỷ đồng so với
năm 2005, nguồn huy động nội tệ tăng do tăng mạnh về tiền gửi của dân cư và
các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh về nguồn vốn trên thị
trường giữa các NHTM thì việc thu hút được nguồn vốn là rất quan trọng, việc
đa dạng hố các hình thức thu hút vốn với lãi suất cao nhằm tăng tổng nguồn
vốn huy động cũng là một chiến lược được ban lãnh đạo Chi nhánh đề ra và thực
hiện nhưng nguồn vốn huy động đó phải có lãi suất thấp hơn mức lãi suất điều
vốn của NHNo VN. Bên cạnh nguồn huy động bằng nội tệ thì nguồn huy động
bằng ngoại tệ tại Chi nhánh giảm về số lượng tuyệt đối là 257 tỷ đồng so với
năm 2005. Nguyên nhân giảm là do nguồn vốn uỷ thác bằng ngoại tệ đến hạn
thanh toán.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước năm 2007 có nhiu bin ng, t l

Nguyễn Trịnh Minh Hà


Kinh tế Đầu t 47B


lạm phát cao, thị trường chứng khoán bất ổn định, giá vàng trên thị trường liên
tục tăng… dẫn đến một lượng không nhỏ tiền gửi ngân hàng được các nhà đầu tư
chuyển sang các hình thức đầu tư khác dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn
vốn huy động của các NHTM nói chung và NHNo Nam Hà Nội nói riêng. Tuy
nhiên chi nhánh vẫn giữ được mức huy động tiền gửi ổn định cụ thể năm 2007
tổng nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được là 8.320 tỷ đồng tăng 367 tỷ
đồng, tăng 105% so với năm 2006 và 88% so với năm 2005, trong đó chủ yếu là
tăng nguồn vốn nội tệ. Nguồn vốn bằng ngoại tệ giảm 265 tỷ, tương đương 32%
so với năm 2005 do có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn uỷ thác
đầu tư giảm 850 tỷ đồng do đến hạn.
Nếu phân theo kỳ hạn thì năm 2005 nguồn tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng
chỉ chiếm tỷ lệ 37%, năm 2006 là 66% thì đến năm 2007 chi nhánh vẫn đảm bảo
đạt được tỷ lệ 66%, đây cũng là một tỷ lệ cho thấy có sự ổn định và đảm bảo khả
năng thanh khoản cũng như cho vay dài hạn.
Tổng nguồn vốn tại Chi nhánh đã từng bước được cải thiện và tăng với tốc
độ cao, đảm bảo được nguồn vốn cho vay, khả năng thanh tốn, góp phần huy
động được nguồn vốn cho Trụ Sở Chính tạo thêm được thu nhập. Bên cạnh đó
đã gây dựng được uy tín và niềm tin đối với khách hàng khi đem tiền đến gửi tại
Chi nhánh nâng cao và khẳng định được vị thế của Chi nhánh trong hệ thống
cũng như trên địa bàn.
1.1.2.2. Hoạt động cho vay
Trong bối cảnh hiện nay có nhiều biến động, ln tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do
vậy, để phát triển ổn định và vững chắc, ban lãnh đạo Chi nhánh luôn quan tâm
và đề cao các hoạt động cho vay và các biện pháp chỉ o iu hnh trong cụng

Nguyễn Trịnh Minh Hà


Kinh tế Đầu t 47B


tác tín dụng như: Tổ chức giao kế hoạch từng quý để các đơn vị chủ động tìm
khách hàng; Dùng cơ chế thi đua, khốn lương để khuyến khích tăng trưởng tín
dụng; Ln coi trọng chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thẩm
định, kiểm tra thanh tra, đi sâu đi sát đơn vị, quản lý chặt dư nợ, kiên quyết thu
hồi nợ có vấn đề. Từ đó tổng dư nợ tại Chi nhánh qua các năm đã từng bước
tăng ổn định và chất lượng tín dụng tại Chi nhánh luôn được quan tâm. Tổng dư
nợ tại Chi nhánh được thể hiện như sau:
BẢNG 1.2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Chỉ tiê u

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

2007/2006

Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ trọng

The o thời gian

1,119

100.0


1,601

100.0

1,945

100.0

344.0

121.49

Dư nợ ngắn hạn

806

72.0

952

59.46

863

44.37

(89.0)

90.65


Dư nợ trung dài hạn

313

28.0

649

40.54

1,082

55.63

433.0

166.72

1,119

100.0

1,601

100.0

1,945

100.0


344.0

121.49

DN Nhà nước

715

63.9

989

61.77

1,207

62.06

218.0

122.04

DN Ngồi Qdoanh

375

33.5

551


34.42

475

24.42

(76.0)

86.21

29

2.6

61

3.81

263

13.52

202.0

431.15

The o TP Kinh tế

Hơ gia đình, cá nhân


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 – 2007)
Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu dư nợ tại Chi nhánh ta thấy. Nếu phân
theo thời gian thì năm 2005 tổng dư nợ là 1.119 tỷ đồng trong đó dư nợ ngắn hạn
là 806 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 72% còn dư nợ trung và dài hạn 313 tỷ đồng
chiếm 28% trong tổng dư nợ. Đến năm 2006 tổng dư nợ là 1.601 tỷ đồng trong
đó dư nợ ngắn hạn là 952 tỷ đồng tăng 146 tỷ ng so vi nm 2005 v chim

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


59% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn 649 tỷ đồng tăng 437 tỷ đồng tương
đương 306% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 40% trong tổng dư nợ. Nguyên
nhân dư nợ trung và dài hạn tăng là do trong năm 2006 chi nhánh thực hiện tài
trợ và tiếp tục giải ngân cho các dự án lớn như Thủy điện Bắc Bình; Thủy điện
Cửa Đạt; Nhiệt điện Hải Phịng, Xi măng Cẩm Phả…. Bên cạnh đó, nguồn vốn
huy động của chi nhánh trong năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005 nên chi
nhánh có điều kiện mở rộng cho vay tín dụng. Đến năm 2007 thì tổng dư nợ của
Chi nhánh là 1.945 tỷ đồng tăng 344 tỷ đồng so với năm 2006 tương đương với
tốc độ tăng là 121% so với năm 2006, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 863 tỷ đồng
chiếm 44% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn tăng mạnh đạt 1.082 tỷ đồng
chiếm56% trong tổng dư nợ và tăng 433 tỷ đồng tương đương 167% so với năm
2006.
Nếu phân theo thành phần kinh tế thì tỷ trọng cho vay theo thành phần
kinh tế khơng có sự thay đổi đáng kể trong tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ tại Chi
nhánh phân bổ không đều và dư nợ hầu hết tập trung tại các doanh nghiệp Nhà
Nước. Sự thiếu cân đối giữa các thành phần kinh tế trong tổng dư nợ tại Chi
nhánh cũng dễ hiểu bởi các lý do hạn chế nêu trên, mặt khác cho vay đối với các

doanh nghiệp Nhà Nước bao giờ cũng có độ an tồn cao hơn so với các doanh
nghiệp ngoài Quốc doanh cũng bởi do chính cơ chế hiện tại quy định.
Đối với bất cứ một Chi nhánh nào thì nợ quá hạn cũng là một vấn đề làm
đau đầu các nhà quản trị ngân hàng. Tại NHNo Nam Hà Nội trong những năm
qua nợ quá hạn tuy có phát sinh nhưng tỷ lệ nợ quá hạn thấp và luôn ở dưới mức
cho phép. Năm 2005 nợ quá hạn 5 tỷ chiếm 0,5% tổng dư nợ, năm 2006 nợ quá
hạn 28 Tỷ chiếm 1,79% tổng dư nợ . Năm 2005 phát sinh nợ quỏ hn thp bi do

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


Chi nhánh mới thành lập dư nợ ít và hầu như tại thời điểm cuối năm thì đều là
các khoản nợ chưa đến hạn và trên thực tế thì các Chi nhánh có thời gian hoạt
động càng dài thì dư nợ quá hạn càng tăng. Đến năm 2007 nợ quá hạn của Chi
nhánh là 25 tỷ giảm 3 tỷ so với năm 2006 và chỉ chiếm có 1,3% tổng dư nợ, cho
thấy nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm điều đó cũng cho thấy chất
lượng tín dụng đã được quan tâm hơn để tránh phát sinh các khoản nợ quá hạn
và đặc biệt là các khoản nợ khó địi.
Trong những năm qua hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động dư nợ
của Chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ. Kể từ khi mới thành lập
với tổng nguồn vốn và mức dư nợ còn hạn chế thì đến cuối năm 2007 Chi nhánh
đã tự chủ tạo lập được nguồn vốn và tăng dư nợ. Sự phát triển rộng rãi của màng
lưới các Chi nhánh và các phịng giao dịch cấp dưới đã góp phần khơng nhỏ vào
việc tăng quy mô nguồn vốn và tăng tổng dư nợ của toàn Chi nhánh.
1.1.2.3. Hoạt động phát hành Thẻ
Ở các nước phát triển, dịch vụ Thẻ và thanh tốn qua Thẻ tín dụng khơng
cịn mới mẻ. Tuy nhiên, đối với Việt Nam cũng như các nước đang phát triển
khác thì hình thức thanh tốn qua Thẻ khơng sử dụng phổ biến. Trong bối cảnh

đó, các Ngân hàng đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới cũng như các loại thẻ
mới với nhiều tiện ích hơn. NHNo VN Nam Hà Nội khơng nằm ngồi xu thế đó.
1.1.2.3.1. Khái niệm, đặc điểm và tiện ích từng loại Thẻ:
Hiện nay, NHNo Nam Hà Nội đã đưa vào sử dụng 3 loại hình thẻ: Thẻ
ghi nợ nội địa (success – ATM), thẻ ghi nợ Quốc tế (Visa Debit) và thẻ tín
dụng nội địa. Thẻ tín dụng Quốc tế và thẻ ghi nợ Quốc t (MasterCard) ang
trong quỏ trỡnh th nghim.

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


Thẻ susses (ATM): là thẻ rút tiền do Agribank phát hành trên tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn của khách hàng, được sử dụng để rút tiền mặt hoặc thực hiện các
dịch vụ ngân hàng khác tại máy ATM, thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các đơn
vị chấp nhận thẻ của Agribank.
Các tiện ích, dịch vụ gia tăng khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa (Success)
• Rút tiền VNĐ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ hoặc ngoại tệ
tại bất cứ máy ATM nào của Agribank và ngân hàng thành viên
Banknetvn mọi lúc, mọi nơi.
• Chuyển khoản.
• Thanh tốn hóa đơn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ (điện, nước,
Internet, điện thoại…) tại máy ATM.


Thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ (POS) của
Agribank và ngân hàng thành viên Banknetvn.

• Thơng tin số dư tài khoản và in sao kê giao dịch (05 giao dịch gần nhất).

• Thay đổi mã số xác định chủ thẻ (PIN).
• Được chi nhánh Agribank cấp hạn mức thấu chi cho phép rút tiền mặt hay
thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ khi trong tìa khoản khách hàng khơng có
số.
• Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất khơng kỳ hạn.
• Bảo mật thơng tin khách hàng.
• Nhận tiền lương, nhận tiền chuyển đến từ trong và ngồi nước.
• Nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Thẻ ghi nợ Quốc tế Visa/MasterCard: Là thẻ do NHNo hoặc Tổ chức thẻ quốc
tế khác phát hành trong điều kiện cho phép của chủ th s dng trong phm vi s

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


dư tài khoản tiền gửi thanh toán và hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng
hoá, dịch vụ; rút, ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại ATM, đơn vị chấp nhận
thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt trên phạm vi tồn cầu.
Thẻ tín dụng nội địa: Là phương tiện thanh tốn hiện đại, an tồn, tiện lợi cho
phép chủ thẻ thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc rút
tiền mặt tại các máy ATM của AGRIBANK trên tồn quốc.
Có 3 hạng thẻ: Thẻ Vàng – hạn mức tối đa 100.000.000 VNĐ, Thẻ Bạc –
hạn mức tối đa 50.000.000 VNĐ, Thẻ Chuẩn – hạn mức tối đa 10.000.000
VNĐ.
Thẻ tín dụng mang tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau”: với các giao
dịch thanh tốn tiền hàng hố, dịch vụ khơng bị tính lãi từ 16 - 45 ngày nếu
thanh toán đúng hạn.
Chủ thẻ được quyền lựa chọn một trong bốn ngày thanh toán để thanh
toán số tiền thanh toán tối thiểu (20%). Dư nợ còn lại sẽ áp dụng mức lãi suất

hiện hành của AGRIBANK.
Các tiện ích, dịch vụ gia tăng khi sử dụng thẻ tín dụng nội địa
• Thanh tốn hàng hố, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ AGRIBANK
trên toàn quốc.
• Rút tiền mặt tại các điểm đặt máy ATM của AGRIBANK
• Được sử dụng tiền ứng trước theo hạn mức tín dụng nhất định.
• Chi tiêu trước - trả sau, các giao dịch thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ
khơng bị tính lãi từ 16 - 45 ngày nếu thanh tốn đúng hạn.
• Dịch vụ khách hàng và kỹ thuật hỗ trợ hoạt động thanh tốn thẻ 24/24.
• Mức độ an tồn cao với tên, hình và chữ ký của chủ thẻ được dập nổi và in
trực tiếp trên th.

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


1.1.2.3.2.. Điều kiện cấp thẻ.
Điều kiện cấp thẻ ghi nợ nội địa (Success)
Có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
Ngồi các điều kiện trên:
• Đối với tổ chức, công ty: Phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức,
cơng ty đó (thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền)
• Đối với cá nhân người nước ngồi: Phải có thời gian cư trú và làm việc
còn lại ở Việt Nam tối thiểu bằng thời gian hiệu lực của thẻ cơng (+) 45
ngày
• Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết
• Đối với tổ chức, cơng ty: Có tình hình tài chính lành mạnh, khơng có nợ
q hạn với NHNo

• Đối với cá nhân: Có thu nhập ổn định
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo.
Điều kiện cấp thẻ ghi nợ quốc tế (Visa/MasterCard)
• Chủ thẻ chính là người Việt Nam
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo
đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Có tài khoản tiền gửi thanh tốn mở tại NHNo.
Ký hợp đồng sử dụng thẻ với NHNo.
• Chủ thẻ chính là người nước ngồi
Có hành vi dân sự đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật

NguyÔn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


Có tài khoản tiền gửi thanh tốn mở tại NHNo
Ký hợp đồng sử dụng thẻ với NHNo
• Chủ thẻ phụ là người Việt Nam
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định hiện hành của pháp
luật; hoặc có năng lực hành vi dân sự và đủ mười lăm (15) tuổi đến chưa đủ
mười tám (18) tuổi, được người đại diện theo pháp luật của người đó chấp
thuận về việc sử dụng thẻ.
Được chủ thẻ chính cam kết thực hiện toàn bộ nghĩa vụ phát sinh liên
quan đến việc sử dụng thẻ.
• Chủ thẻ phụ là người nước ngồi.
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật
hoặc được thân nhân (bố/mẹ, vợ/chồng) chấp thuận về việc sử dụng thẻ.
Được chủ thẻ chính cam kết thực hiện tồn bộ các nghĩa vụ phát sinh

liên quan đến việc sử dụng thẻ.
Điều kiện cấp thẻ tín dụng nội địa
• Cơng dân Việt Nam (từ 18 tuổi trở lên) cư trú tại Việt Nam có thu nhập ổn
định.
• Cơng dân nước ngồi cư trú tại Việt Nam có thu nhập ổn định tại Việt
Nam: thời gian cư trú và làm việc còn lại ở Việt Nam tối thiểu bằng thời
hạn hiệu lực của thẻ cộng với 45 ngày
• Đối với các tổ chức, cơng ty: phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức,
công ty và tổ chức, cơng ty có tình hình tài chính lành mạnh, khơng có nợ
q đối với AGRIBANK.
• Điều kiện đảm bảo sử dụng thẻ: thế chấp hoặc không thế chấp (tín chấp).
1.1.2.3.3. Quy trình phát hành Thẻ

Ngun TrÞnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


Quy trình phát hành Thẻ ghi nợ nội địa
• Giấy đề nghị phát hành thẻ (Mẫu 01/TGN).
• Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu thấu chi, khách hàng phải được
cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền xác nhận mức lương, trợ cấp xã
hội hàng tháng; Nếu đầy đủ thủ tục trên và được NHNo chấp thuận, khách
hàng phải ký hợp đồng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa (Mẫu 03/TGN).
• Bản sao CMND hoặc hộ chiếu.
• Phí phát hành thẻ: 50,000 VND (với phát hành thường) và 100,000 VND
(phát hành nhanh).
Quy trình phát hành Thẻ Tín dụng nội địa
Tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ của khách hàng
Cá nhân:

• Đơn đề nghị phát hành thẻ cá nhân
• Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản sao) và chứng nhận cư trú của
chủ thẻ
• Xác nhận lương của cơ quan quản lý lao động (trường hợp tín chấp)
• Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng
• Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định
Cơng ty:
• Đơn đề nghị phát hành thẻ công ty uỷ quyền cho cá nhân sử dụng
• Báo cáo tài chính của tổ chức, cơng ty (kỳ gần nhất)
• Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng
• Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định
• Thẩm định phê duyệt hồ sơ phát hành thẻ

Ngun TrÞnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


Cán bộ làm nghiệp vụ thẻ in mã PIN, đóng bì niêm phong và giao cho
khách hàng. Yêu cầu khách hàng ký chữ ký mẫu vào mặt sau của thẻ và ghi rõ
ngày giờ, ký xác nhận trên “Giấy hẹn” đồng thời vào chương trình thực hiện
đăng ký hiệu lực thẻ của khách hàng.
1.1.2.4. Hoạt động khác
Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cho vay thì các hoạt động khác của
Chi nhánh như mua bán, thanh toán ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ ngân hàng …
cũng tăng trưởng mạnh cả về tổng số món thực hiện cũng như tổng số tiền thanh
toán qua ngân hàng.
1.1.2.4.1. Hoạt động thanh toán Quốc tế
Là một Chi nhánh mới đi vào hoạt động nhưng hoạt động Thanh toán quốc tế
của Nam Hà Nội đã thể hiện được những ưu thế vượt bậc so với các Chi nhánh khác

trên cùng địa bàn. Thanh toán hàng nhập năm 2006 đạt 103 triệu USD tăng 36
triệu USD tương đương 149% so với năm 2005 đến năm 2007 đạt 148 triệu USD
tăng 45 triệu USD tương đương 143% so với năm 2006. Thanh toán hàng xuất
nếu như năm 2005 đạt 51 triệu USD đến năm 2006 đạt 59 triệu USD tăng 9 triệu
USD tương đương 118% so với năm 2005 thì năm 2007 thanh tốn hàng xuất
đạt 93 triệu USD tăng 34 triệu USD tương đương 157% so với năm 2006.
1.1.2.4.2. Hoạt động thanh toán trong nước
Trong những năm qua hoạt động thanh toán bằng nội tệ tại Chi nhánh đã
phát triển mạnh mẽ, việc cung cấp các dịch vụ thanh toán là một nghiệp vụ quan
trọng tạo góp phần tăng nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn và tạo ra thu nhập cho Chi
nhánh.
Năm 2006 tổng số tiền thơng qua hoạt động thanh tốn trong nước t 267

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


tỷ đồng tăng 125 tỷ đồng tương đương 187% so với năm 2005 và đạt 195.000
món đến năm 2007 tổng số tiền thanh toán là 309 tỷ đồng tăng 42 tỷ đồng tương
đương 116% so với năm 2006 và đạt 320.000 món. Để tạo điều kiện thu hút thêm
khách hàng chi nhánh đã áp dụng một số các hình thức khuyến mại trong thanh
tốn cho những khách hàng có uy tín như khơng thu phí chuyển tiền hoặc thu phí
chuyển tiền với mức thu thấp hơn tiêu biểu như một số các tổ chức kinh tế: Kho
bạc Thanh Xuân, . . . và thực hiện khơng thu phí kiểm đếm tiền mặt đối với những
khách hàng chuyển tiền bằng tiền mặt.
1.2.

Thực trạng đầu tư phát triển Thẻ tại Chi nhánh Nam Hà Nội giai
đoạn 2003 -2007:


1.2.1. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư:
Chi nhánh Nam Hà Nội hiện nay là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam. Tính đến nay, Chi nhánh đã
thành lập được gần 9 năm, giai đoạn 2005 – 2007 Chi nhánh phát triển bền vững,
ngày càng thu hút được lượng vốn lớn đầu tư và ngày càng tăng nhanh về quy
mô và số lượng. Tuy nhiên, đến năm 2008, tổng mức vốn đầu tư của Chi nhánh
giảm đáng kể. Tình hình tổng mức vốn đầutư của Chi nhánh qua các năm được
thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 1.3: TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ QUA CÁC NĂM

Ngun TrÞnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


Năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
2005
Tỷ
Tỷ
2006/2005
Tỷ
2007/2006
Tỷ
2008/2007
VNĐ VNĐ Tỷ

Tỷ VNĐ Tỷ
Tỷ VNĐ Tỷ
Tỷ
VNĐ trọng
VNĐ trọng
VNĐ trọng
Tổng 30.991 33.739 2.748
vốn
đầu


8,9%

36.425 2.686

8,0%

28.291 (8134) (22%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005 – 2008)
Năm 2005, Chi nhánh đã có tổng mức vốn đầu tư là 30.991 tỷ đồng.
Lượng vốn này tiếp tục tăng lên qua các năm. Đến năm 2006 tổng mức vốn đầu
tư đã là 33.739 tỷ đồng, tăng 2.748 tỷ đồng, tương đương 8,9 %. Đến năm 2007,
tổng mức vốn đầu tư tăng lên nhanh chóng. Đây được coi là một năm nhảy vọt
của Chi nhánh. Tổng mức vốn đầu tư lên đến 36.425 tỷ đồng, tăng 2.686 tỷ đồng
so với năm 2006, tương ứng 8,0% so với năm 2006 và tăng 17,53% so với năm
2005. Nhưng đến cuối năm 2008, lượng vốn đầu tư này giảm do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho tổng mức vốn đầu tư giảm chỉ còn
28.291 tỷ đồng, giảm 8134 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 22%. Đây
là một dấu hiệu không tốt đối với hoạt động đầu tư phát triển, tuy nhiên lại là

dấu hiệu tốt chứng minh rằng Chi nhánh đã thực sự hoạt động tuân theo quy luật
kinh tế thế giới.
Năm 2008, tổng mức vốn đầu tư phát triển của Chi nhánh giảm đáng kể
do các nguyên nhân sau:
• Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 2008
• Khi các dự án đầu tư phát triển đã kết thúc và chưa cú d ỏn thay th mi
b sung.

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


• Năm 2008, là năm biến động của lãi suất, có thời điểm lãi suất cho vay lên
đến 20%, chính vì vậy Chi nhánh khơng thể thực hiện các dự án vay vốn
từ các ngân hàng khác. Điều này cũng tác động đến tổng mức vốn đầu tư.
• Nguồn vốn vay từ ngân hàng Nhà nước dành cho hoạt động đầu tư giảm.
• Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới cho các hoạt động đầu tư phát
triển; đặc biệt là hoạt động đầu tư phát triển Thẻ giảm.
• Chịu ảnh hưởng của việc chứng khoán liên tục mất điểm, trái phiếu phát
hành không được nhân dân hưởng ứng đã làm giảm tổng mức vốn đầu tư.
• Vốn đầu tư vào chứng khốn lớn nhưng khơng rút ra, cũng khơng thể sử
dụng vào các hoạt động đầu tư phát triển khác.
Giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn phát triển thần kỳ của Chi nhánh; tổng
mức vốn đầu tư của Chi nhánh tăng lên nhanh chóng do các ngun nhân sau:
• Được sự chỉ đạo sát sao, sự giúp đỡ tận tình của NHNo VN; cũng như
việc chi nhánh luôn bám sát mục tiêu, đề ra các biện pháp chỉ đạo điều
hành hiệu quả, sát thực tế.
• Xác định được nhiệm vụ chủ yếu và xuyên suốt của Chi nhánh là tăng
trưởng nguồn vốn kinh doanh, tạo nguồn lực tài chính để tăng trưởng tín

dụng, tăng trưởng các hoạt động phát triển nhằm phát triển các sản phẩm
dịch vụ cho Ngân hàng.
• Chi nhánh ln động viên, khuyến khích tồn thể cán bộ, cơng nhân viên
đang ở bất kỳ vị trí cơng tác nào, chức vụ nào cũng đều phải có ý thức tiếp
cận các nguồn vốn huy động, phát huy tối đa các mối quan hệ với các cơ
quan Trung ương, các đơn vị kinh tế xã hội, các tổ chức có nguồn vốn lớn,
để tranh thủ nguồn vốn và mở rộng phạm vi thanh tốn.
• Chi nhánh ngày càng sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ Ngân

Ngun Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


hàng Nhà nước và nguồn vốn ODA từ WB, ADB tạo niềm tin cho các
Ngân hàng này tiếp tục đầu tư vào Chi nhánh Nam Hà Nội.
• Bên cạnh đó, trong công tác thẩm định các dự án đầu tư phát triển, đặc
biệt là các dự án đầu tư phát triển mới như phát triển Thẻ, Chi nhánh luôn
chú trọng và quan tâm sát sao, giúp cho dự án thực hiện đúng tiến độ, giải
ngân kịp thời và làm cơ sở cho các đơn vị, các tổ chức có niềm tin để đầu
tư.
• Đây là giai đoạn phát triển thần kỳ và bền vững, tốc độ tăng trưởng và
phát triển của chi nhánh không ngừng tăng lên, tạo niềm tin cho các ngân
hàng khác tăng vốn đầu tư.
• Hơn nữa, hoạt động vay vốn đầu tư của Chi nhánh đối với các ngân hàng
khác ngày càng hoàn thiện, và càng nhiều dự án vay vốn của Chi nhánh
được chấp nhận và cấp vốn đầu tư.
Trong bối cảnh tổng mức vốn đầu tư phát triển và tăng trưởng không
ngừng, Chi nhánh đã nhanh chóng tiếp cận và sử dụng vốn đầu tư để đầu tư phát
triển các hoạt động, các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới: trong đó nổi bật nhất

là hoạt động đầu tư phát triển Thẻ. Năm 2003, Thẻ là một hình thức đầu tư phát
triển được coi là mới nhất và có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh. Trong
năm đó, 4 ngân hàng lớn của cả nước: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân
hàng Công thương, NHNo VN, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) cho vay một lượng vốn đầu tư
lớn, với lãi suất ưu đãi để phát triển loại hình dịch vụ mới này. Nắm bắt được
thời cơ, NHNo VN Chi nhánh Nam Hà Nội đã nhanh chóng triển khai dự án này
và ngày càng gia tăng lượng vốn đầu tư cho hoạt động phát triển Thẻ. Tính đến
nay, lượng vốn này đã tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tng mc

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


vốn đầu tư phát triển của toàn Chi nhánh.
BIỂU 1.4: TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ
GIAI ĐOẠN 2003 - 2007
Năm

Năm 2005

Năm 2007

2003
Tỷ
Tổng mức vốn

Tỷ


Tỷ

Tỷ

Tỷ

VNĐ
800

VNĐ
1.200

trọng
50%

VNĐ
1.650

trọng
37,5%

Năm 2009
(Dự kiến)
Tỷ
Tỷ
VNĐ
3.980

trọng
141,2%


đầu tư phát
triển Thẻ
(Nguồn: Báo cáo hoạt động đầu tư phát triển Thẻ 2003- 2007)
Trong các năm qua, hoạt động đầu tư phát triển Thẻ của Chi nhánh ngày
càng được phát triển. Đặc biệt, hoạt động này đã giúp Chi nhánh cũng như
NHNo VN chiếm được thị phần lớn trên thị trường Việt Nam. Tính đến năm
2007, lượng thẻ do NHNo VN phát hành chiếm 17% tổng số thẻ tồn quốc. Bên
cạnh đó, các dự án đầu tư phát triển Thẻ nhanh chóng được triển khai và phát
huy tác dụng. Năm 2003, Chi nhánh đã sử dụng 800 tỷ đồng để đầu tư phát triển
Thẻ. Đến năm 2005, lượng vốn đầu tư tăng lên 400 tỷ đồng, tăng 50%. Đến năm
2007, số vốn đã là 1.650 tỷ đồng và năm 2009 dự kiến là 3.980 tỷ đồng. Số vốn
đầu tư phát triển Thẻ không tăng liên tục trong các năm mà ngắt quãng bởi lẽ
hoạt động đầu tư phát triển Thẻ dựa trên các dự án đầu tư phát triển Thẻ do WB
và Ngân hàng Nhà nước tài trợ. Lượng vốn này được cấp đều đặn 2 năm 1 lần và
với số vốn tuỳ thuộc vào khả năng triển khai dự án của các Ngân hàng nói chũng
cũng như các Chi nhánh nói riờng.
Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


Giai đoạn 2003- 2007, thực hiện từng bước dự án đầu tư phát triển Thẻ,
Chi nhánh đã nhanh chóng đưa vào sử dụng 2 máy ATM (năm 2003); thêm 4
máy vào năm 2005 và 4 máy vào năm 2007. Tiếp tục thực hiện dự án này, đến
năm 2009, Chi nhánh dự kiến đưa thêm 6 máy ATM vào hoạt động và thêm 30
điểm đặt máy EDC/POS. Có thể nói rằng, hoạt động đầu tư phát triển Thẻ là
hoạt động đầu tư mới nhưng đã nhanh chóng được áp dụng và ngày càng phát
triển. Năm 2007, năm đánh dấu bước phát triển vượt trội của dịch vụ thẻ, như:
NHNo VN là NHTM duy nhất triển khai nghiệp vụ thẻ, tại tất cả các tỉnh, thành

phố trong toàn quốc; Triển khai thành công hệ thống Switching mới và phần
mềm hệ thống quản lý thẻ hiện đại; Triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ
qua POS/EDC tại quầy giao dịch. Đặc biệt, NHNo VN triển khai thành cơng kết
nối thanh tốn thẻ với Tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard và Công ty Cổ phần
Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn). Theo đó, hệ thống ATM của NHNo
chấp nhận thanh tốn thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard và thẻ của
các thành viên Banknetvn, đồng thời thẻ ghi nợ nội địa (Success) được chấp
nhận thanh toán tại ATM của các ngân hàng thành viên Banknetvn. Tham gia
kết nối Banknetvn đã tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng thẻ của NHNo có
nhiều cơ hội để mở rộng mạng lưới sử dụng thẻ tại hệ thống ATM của các ngân
hàng thành viên (Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV; Ngân hàng
Công thương Việt Nam – Vietinbank; Ngân hàng Sài Gịn Thương tín –
Sacombank, .v.v...).
Trong bối cảnh đó, NHNo Nam Hà Nội cũng từng bước đưa các sản phẩm
thẻ vào sử dụng. Hiện nay, NHNo Nam Hà Nội đã cho phép phát hành 3 loại
thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa (Success), Thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế (visa
debit) và đang trong quá trình ứng dụng th ghi n quc t (MasterCard). Sn

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


phẩm thẻ ghi nợ nội địa (Success) tiếp tục khẳng định tính đa năng, thuận tiện
cho khách hàng với việc chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm Xã hội và đối
tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước. Đây là chủ trương của Nhà nước
nói chung và của NHNo VN nói riêng nhằm hướng đến mục tiêu thanh tốn
khơng dùng tiền mặt trong dân cư. Tính đến nay NHNo Nam Hà Nội đã phát
hành được trên 35.000 thẻ (chiếm 3% tổng số thẻ phát hành của NHNo VN).
Trong đó thẻ Visa Debit đạt 400 thẻ (chiếm 1,14%); thẻ tín dụng nội địa: 40 thẻ

(chiếm 0,14%); thẻ ATM đạt 34560 thẻ (chiếm 98,74%). Đặc biệt, trong năm
2008, NHNo Nam Hà Nội đã phát hành thêm 10.000 thẻ với số vốn lưu động lên
tới 90 tỷ đồng. Đây cũng là nguồn vốn đầu tư ngắn hạn quan trọng trong bối
cảnh nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay.
Bằng việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển, tổng mức vốn đầu tư phát
triển của Chi nhánh nhanh chóng được gia tăng và phản ánh được tốc độ tăng
trưởng của Chi nhánh. Không những thế, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển Thẻ ngày
càng gia tăng trong tổng mức vốn đầu tư của toàn chi nhánh và trở thành một
nguồn vốn đầu tư phát triển cơ bản và quan trọng của Chi nhánh.

BIỂU 1.5: TỶ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ SO VỚI TỔNG
MỨC VỐN ĐẦU TƯ TỒN CHI NHÁNH

Ngun Trịnh Minh Hà

Kinh tế Đầu t 47B


%
100%
80%
60%
40%
20%
Năm

0%

Năm 2005


Năm 2007

Tổng mức vốn đầu tư phát triển Thẻ
Tổng mức vốn đầu tư tồn Chi nhánh

Nhìn vào biểu đồ tỷ trọng vốn đầu tư phát triển Thẻ so với Tổng mức vốn
đầu tư tồn Chi nhánh ta có thể thấy rằng mặc dù tổng mức vốn đầu tư phát triển
Thẻ qua các năm đã tăng lên nhanh chóng (Năm 2005: 1.200 tỷ đồng; 2007 là
1.650 tỷ đồng) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không thay đổi: 3,87%. Bởi lẽ, các chi
nhánh thực hiện các dự án đầu tư phát triển Thẻ dựa trên nguồn vốn được cấp từ
NHNo VN và tỷ lệ này là 3,87%/1chi nhánh cấp 1 (trong ngắn hạn).
Tuy nhiên, điều đó cũng khẳng định rằng các dự án đầu tư phát triển Thẻ
đang phát huy được tác dụng của nó và ngày càng đóng góp vào tổng mức vốn
đầu tư của Chi nhánh. Tổng mức vốn đầu tư toàn Chi nhánh và tổng mức vốn
đầu tư phát triển Thẻ là hai đại lượng tỷ lệ thuận. Khi tng mc vn u t ton

Nguyễn Trịnh Minh Hà

Kinh tế §Çu t 47B


Chi nhánh tăng lên và hoạt động đầu tư phát triển Thẻ có hiệu quả thì khi đó
tổng mức vốn đầu tư phát triển Thẻ cũng tăng lên. Ngược lại, khi tổng mức vốn
đầu tư phát triển Thẻ tăng lên cũng làm cho tổng mức vốn đầu tư tăng lên.
Xét về dài hạn, khi tổng mức vốn đầu tư tăng lên và đạt được một giá trị
nhất định; lúc đó chi nhánh có thể chủ động về các hoạt động đầu tư phát triển
của mình, tức là có thể chủ động sử dụng và huy động lượng vốn đầu tư cho hoạt
động đầu tư phát triển Thẻ thì khi đó tổng mức vốn đầu tư phát triển Thẻ sẽ
không chỉ còn là tỷ lệ 3,87% như hiện nay nữa. Khi đó, tổng mức vốn đầu tư cho
hoạt động phát triển Thẻ sẽ tăng lên nhanh chóng và hứa hẹn là nguồn vốn chủ

lực của Chi nhánh.
1.2.2. Vốn đầu tư phát triển Thẻ ở Ngân hàng phân theo nguồn vốn
Chi nhánh NHNo VN Nam Hà Nội đã và đang trong quá trình trưởng
thành và ngày càng phát triển, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Lượng vốn
đầu tư không ngừng tăng lên. Ban đầu, chỉ là các nguồn vốn đi vay, các nguồn
vốn từ các dự án đầu tư phát triển, nguồn vốn từ NHNo VN. Hiện nay, tổng
nguồn vốn đầu tư của Chi nhánh ngày càng gia tăng và phát triển với tốc độ
nhanh. Trong đó, nguồn vốn đi vay ngày càng giảm và ngày càng gia tăng vốn tự
có. Cơ cấu nguồn vốn NHNo VN Nam Hà Nội giai đoạn 2005-2008 được thế
hiện qua như sau:

BẢNG 1.6: NGUỒN VỐN NHNo VN NAM HÀ NỘI 2005 – 2008
Năm

Ngun TrÞnh Minh Hà

Nm 2006

Nm 2007

Nm 2008

Kinh tế Đầu t 47B


×